Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đặc điểm thơ nguyễn trọng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------o0o----------

TRƯƠNG CẨM LINH

ĐẶC ĐIỂM THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ:602234
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ TIẾN DŨNG

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011


MỤC LỤC
DẪN NHẬP ................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ..................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài................................................................... 6
5. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 7
6. Cấu trúc luận văn........................................................................................ 7
CHƯƠNG MỘT
CUỘC ĐỜI VÀ VĂN NGHIỆP CỦA NGUYỄN TRỌNG TẠO ................... 10
1.1. Cuộc đời của Nguyễn Trọng Tạo ............................................................. 10
1.2. Sự nghiệp văn học nghệ thuật .................................................................. 15
1.2.1. Về sáng tác thơ ca ................................................................................. 15
1.2.2. Về sáng tác văn xuôi ............................................................................. 20


CHƯƠNG HAI
NHỮNG CHỦ ĐỀ CHÍNH TRONG THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO ............ 22
2.1. Chủ đề về tình yêu ................................................................................... 23
2.1.1. Tình yêu trong hạnh phúc lứa đơi ......................................................... 24
2.1.2. Tình u trong đơn lẻ ........................................................................... 28
2.2. Chủ đề về tình nghĩa vợ chồng ................................................................ 34
2.3. Chủ đề về quê hương ............................................................................... 39
2.4. Chủ đề về người lính ............................................................................... 46
CHƯƠNG BA
NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO ............................................ 57
3.1. Thể thơ .................................................................................................... 57
3.1.1. Thể thơ lục bát ...................................................................................... 59
3.1.2. Thể thơ tám tiếng .................................................................................. .63


3.1.3. Thể thơ tự do ........................................................................................ 65
3.2. Ngôn ngữ thơ........................................................................................... 69
3.2.1. Lời thơ .................................................................................................. 69
3.2.2. Câu thơ ................................................................................................. 80
3.3. Giọng điệu ............................................................................................... 86
3.3.1. Giọng thơ ưu tư, trăn trở ....................................................................... 87
3.3.2. Giọng thơ châm biếm, mỉa mai ............................................................. 92
3.3.3. Giọng thơ hài hước, dí dỏm .................................................................. 94
KẾT LUẬN .................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 102
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 110


Luận văn Thạc Sĩ


Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo
DẪN NHẬP.

1. Lí do chọn đề tài.
“Thơ là ký ức của một dân tộc, đúng như một nhà thơ đã nói, thơ Nghệ An
suốt thế kỷ XX là tấm gương soi một bộ phận của Tổ quốc mà nơi đó nhân dân
đã tạo nên những kỳ tích từ giơng bão và máu lửa” [11, tr 11]. Do đó mà sau
chiến thắng mùa xuân 1975, thơ xứ Nghệ lại có thêm nhiều cây bút mới như
Vương Đình Trâm, Nguyễn Khắc Thạch, Nguyễn Ngọc Ánh, Hồ Phi Phục, Sầm
Nga Di, Phùng Ngọc Hùng, Hoàng Trần Cương, Tuyết Nga,…Trong đó có nhà
thơ Nguyễn Trọng Tạo, một trong những cây bút tiêu biểu của thơ ca thời kỳ
đương đại, đã đem đến cho thơ ca Nghệ An những cách tân mới trong thơ.
Thơ Nguyễn Trọng Tạo đã thực sự làm chúng tôi xúc động, không chỉ vì yêu
mến nhà thơ, mà đọc thơ Nguyễn Trọng Tạo viết về quê hương, tôi như được
sống lại với những kỷ niệm của tuổi ấu thơ nơi chúng tôi đã được sinh ra (vì
chúng tơi và Nguyễn Trọng Tạo cùng quê là Nghệ An, không những vậy mà nhà
chúng tôi cách nhà thơ 9 cây số, nhà thơ ở huyện Diễn Châu cịn chúng tơi ở
huyện n Thành).
Mặt khác, thơ của Nguyễn Trọng Tạo còn là một mảnh đất “màu mỡ” chưa
được khám phá nhiều, nên chúng tôi cũng muốn lạc vào chốn “hoang vu” ấy một
lần xem sao. Hay nói chính xác hơn là chúng tơi muốn tị mị, tìm xem xem trên
mảnh đất ấy chứa đựng những năng lực gì? Và khám phá thế giới tiềm ẩn bên
trong của thơ.
Người ta biết đến tên Nguyễn Trọng Tạo chủ yếu qua các ca khúc như Làng
quan họ quê tôi, Khúc hát sơng q, Đơi mắt đị ngang …nhiều hơn là thơ văn
của anh. Song trong văn chương, Nguyễn Trọng Tạo cũng đã để lại dấu ấn khá
sâu đậm trong lòng bạn đọc qua các tác phẩm, chẳng hạn qua các tập thơ Thư
trên máy chữ và Tản mạn thời tôi sống, Đồng dao cho người lớn, Ký ức mắt
đen; Trường ca Con đường của những vì sao; một số truyện ngắn như Miền quê


Trương Cẩm Linh: Lớp Cao học văn học Việt Nam khóa 2008-2011.

Trang

1


Luận văn Thạc Sĩ

Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo

thơ ấu, Khoảnh khắc thời bình và tiểu luận Văn chương cảm và luận… Qua
đây, ta thấy những đóng góp thơ văn của anh cho sự nghiệp văn học nước nhà có
ý nghĩa rất lớn. Đó chính là lí do chúng tơi đã chọn Nguyễn Trọng Tạo làm đề tài
nghiên cứu khoa học cho chuyên luận của mình.
Luận văn chỉ tiếp nhận tác giả – nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo ở phương diện
Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo để thấy rõ những cách tân trong dòng văn học
đương đại đang chảy xiết. Đồng thời chúng tơi muốn khẳng định những đóng góp
của Nguyễn Trọng Tạo trong nền thơ Việt hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài.
Trong thời gian tìm hiểu một số bài viết về tác phẩm cũng như cuộc đời của
nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, chủ yếu là những bài viết của đồng nghiệp và những
người quen biết, chẳng hạn như: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đăng Điệp,
Hoàng Ngọc Hiến, Hoàng Cầm, Thụy Khê, Vũ Cao, Xuân Hoàng, Nguyễn Duy,
Thanh Thảo, Lê Trung Việt…về cảm nhận riêng ở mỗi người. Ngồi ra cịn có
các thơng tin liên quan đến hoạt động của anh như chương trình Tác giả tác
phẩm của Đài tiếng nói Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu nhạc sĩ
Nguyễn Trọng Tạo. Một số webside văn học cũng nói nhiều đến cuộc đời và thơ
anh. Nhà thơ có riêng một trang Blog dành cho bạn đọc gần xa ai có dịp thì ghé
vào chơi…Tất cả gợi lên cái khơng khí náo nhiệt, sinh động về cuộc đời cũng

như văn nghiệp của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.
Tuy nhiên, những bài viết này đều xuất phát từ tình cảm quý mến con người
nhà thơ cũng như thơ anh. Song các bài viết chủ yếu dưới dạng hình thức nhận
xét, lời tựa, lời bạt, có khi bàn luận đến một bài thơ, tập thơ nào đó của anh…
Như vậy, từ một số tài liệu đã tìm thấy và thu gom được, chúng tơi đã lựa
chọn những tài liệu có liên quan đến đề tài của luận văn. Đồng thời người viết cố
gắng có một cái nhìn bao qt hơn về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà

Trương Cẩm Linh: Lớp Cao học văn học Việt Nam khóa 2008-2011.

Trang

2


Luận văn Thạc Sĩ

Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo

thơ. Sau đây, chúng tơi sẽ trình bày một số nhận định đáng chú ý về Nguyễn
Trọng Tạo như sau:
Khi viết về đề tài chiến tranh, trước tiên cần phải tôn trọng lịch sử và tính
chân thật của nó, có như vậy đề tài mới đi đến thành công. Cho nên trên báo
Nhân Dân, ngày 7 – 6 – 1981, Đào Xuân Quý rất quan tâm đến hoàn cảnh sáng
tác của Nguyễn Trọng Tạo khi viết về chiến tranh và còn tâm đắc khi đọc cuốn
trường ca Con đường của những vì sao, ơng cho rằng: “tơi muốn nói nhiều về
một điểm này: quan niệm về sự Chân Thật khi viết về đề tài chiến tranh. Và tơi
nghĩ, có lẽ đó cũng là chỗ thành công đáng kể nhất của bản trường ca này, và
cũng là chỗ làm cho người đọc có cảm tình và tin cậy nhiều ở Nguyễn Trọng
Tạo…” [11, tr 802].

Tháng 2 – 1989, Xuân Hoàng nhận xét về sự sáng tạo đầy tài hoa qua các
tập thơ của Nguyễn Trọng Tạo như sau: “…Cùng với Nguyễn Duy, Thanh Thảo,
trong lớp nhà thơ đang được chú ý, người đọc hay nhắc đến Nguyễn Trọng Tạo
với những Tản mạn thời tôi sống của anh…
…Điều cốt yếu mà tác giả đã lấy ra được trước mn trùng sóng gió đó là sự
trung thực cần phải được nuôi dưỡng trong mỗi con người của chúng ta, sự trung
thực đôi khi phải trả giá đắt mới hịng có được, hoặc mới dành lại được…
…Chất trí tuệ của Nguyễn Trọng Tạo ở chỗ ln tự phanh phui để thấy mình ra
như vậy.
…Chất trí tuệ của Nguyễn Trọng Tạo cịn thể hiện ở sự thơng minh về bố cục ở
nhiều bài thơ trong cả hai tập Sóng thủy tinh và Gửi người khơng quen: Sự liên
tưởng của anh có tính khái qt cao…” [11, tr 801 – 802] .
Hồng Phủ Ngọc Tường cịn nhận thấy ở Nguyễn Trọng Tạo một sự trẻ
trung trong tính cách, ông viết: “Nhớ lại mười lăm năm trước, tôi gặp Nguyễn
Trọng Tạo trên báo Văn Nghệ, qua một bài thơ rất hay, với điệp khúc nhắc lại
nhiều lần về một điều:

Trương Cẩm Linh: Lớp Cao học văn học Việt Nam khóa 2008-2011.

Trang

3


Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo

Luận văn Thạc Sĩ

Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi
Câu trả lời thật khơng dễ dàng chi

Tơi rất thích giọng bơng đùa tưởng như dễ dàng của nhà thơ lính hơn chục
năm chiến trận này, để nói những điều nghiêm trọng thường khiến những người
khơng thích đùa phải cau mặt…Đọc lại Nguyễn Trọng Tạo qua những bài Đồng
dao đây, tôi nhận ra rằng quả thực mười lăm năm qua, nhà thơ vẫn không đổi
giọng, chỉ thêm là bây giờ tôi đã gọi đúng tên chàng: Người Ham Chơi” [11, tr
800].
Trong báo Lao động – 1995, Thanh Thảo lại cho rằng Nguyễn Trọng Tạo là
người có tâm hồn đa mang sầu cảm, mọi thứ như muốn lẫn lộn vào nhau: “…Thế
sự chen lẫn riêng tư, thật thà ngồi chung bày vẽ, cười và xót, nặng trĩu và lông
bông, hồn nhiên và cố ý, phải chăng đây là kiểu Đồng dao cho người lớn một
món quà gửi thẳng về địa chỉ Nửa Đêm, gửi riêng cho từng người lớn (không viết
hoa) trong lặng lẽ… ” [11, tr 801].
Cảm nhận về Đồng dao cho người lớn trong tờ báo Văn nghệ, 1995 – Lê
Trung Việt viết: “…Với Đồng dao cho người lớn, Nguyễn Trọng Tạo đã đi đến
cái đích của đời thơ mình. Bao nhiêu tâm lực, chiêu pháp vốn có, hình như tác
giả tung ra, và đã thành công…” [11, tr 801].
Trên diễn đàn Văn nghệ, số 6 – 1996, theo Vũ Cao thì Nguyễn Trọng Tạo là
người thích tự do, nhà thơ khơng muốn mình phải gị bó nên thơ anh khơng đi
theo một xu hướng nào nhất định mà tự do, thoải mái với ngịi bút của mình. Có
lẽ ơng đã hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhà thơ nên đã phát biểu: “…Nếu
người đọc muốn tìm thấy ở thơ Nguyễn Trọng Tạo chức năng của thơ là gì thì
khó mà có một lời giải đáp cụ thể. Ta thấy thơ anh không nhằm phục vụ một
nhiệm vụ hoặc cổ vũ một trào lưu gì. Anh như người lẽ loi đứng trên các nẻo
đường mặc cho các lớp người cứ trùng điệp ồn ào qua lại…Thật khó có thể xếp
Nguyễn Trọng Tạo vào một lớp nhà thơ nào. Ngòi bút anh thoải mái với những

Trương Cẩm Linh: Lớp Cao học văn học Việt Nam khóa 2008-2011.

Trang


4


Luận văn Thạc Sĩ

Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo

điều không phải dễ nói ra…” [13, tr 368]. Có phải cuộc sống đời tư của nhà thơ
gặp nhiều chuyện không vui nên có người cho rằng: “Nguyễn Trọng Tạo thuộc
loại nhà thơ giận đời”. Nhưng ông không nghĩ thế: “Anh vẫn u đấy chứ. u
cho nên có lúc giận mình, giận người. Mấy ai đã yêu Làng Quan họ bằng anh?
Mấy ai đã yêu cái lúm đồng tiền kia bằng anh? ” [11, tr 803].
Lời bạt Văn chương Cảm và Luận, 1998 – Hồng Ngọc Hiến viết:
“…Đọc văn có người cảm bằng trái tim, có người luận bằng trí tuệ. Nguyễn
Trọng Tạo cảm và luận bằng “trí tuệ của trái tim”. Luận của anh ở ngay trong sự
cảm của anh.
…Bằng trí tuệ cảm xúc, Nguyễn Trọng Tạo đưa ra những nhận xét tinh tế, hồn
hậu, thường là xác đáng, hàng chục năm sau đọc lại vẫn thấy đúng; anh không bị
luẩn quẩn với những “định nghĩa” và “luận điểm” chỉ có “giá trị” nhất thời.
…Cách thơ của Tạo là “những cái chớp mắt” Cách rượu của Tạo là “uống nhấm
nháp”. Và Cách tùy bút của anh là thong dong cảm và luận…[11, tr 803].
Trong cuốn Chân dung và bút tích tập 1, Nhà xuất bản giáo dục (2008), có
trích lời tựa của Hồng Cầm khi ơng có đơi lời nhận xét về thơ ca Nguyễn Trọng
Tạo như sau: “…Trọng Tạo làm thơ như bó buộc từ đáy tâm linh. Bao nhiêu nỗi
niềm buộc anh phải viết ra, nếu khơng thì sức dồn ép của nó sẽ khiến anh ngạt
thở hoặc ứa máu khắp các lỗ khiếu, mắt, tai, mồm, mũi. Cũng chính vì sự chân
thật ấy mà cả trong tập Đồng dao cho người lớn không một bài nào giả tạo, vay
mượn hoặc điệu bộ, làm duyên, làm dáng. Mỗi câu, mỗi bài đều có sức đi sâu vào
chiều sâu của ý thức và tâm thức, đôi khi bật ra từ vô thức, như một khám phá bất
ngờ” [13, tr 368].

Riêng Mai Hương thì nghĩ rằng: “Thơ khơi vào nỗi niềm, vào chiều sâu
nhân bản, do vậy có sức lay động thấm thía. Nét riêng của thơ ơng trước hết là sự
đan xen hòa quyện nhuần nhị giữa thế sự và tâm tình riêng” [67, tr 537].

Trương Cẩm Linh: Lớp Cao học văn học Việt Nam khóa 2008-2011.

Trang

5


Luận văn Thạc Sĩ

Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo

Thơ của Nguyễn Trọng Tạo lại được bạn đọc hồ hởi đón nhận, bởi thơ anh
không “cổ” và không quá “hiện đại”, đặc biệt có những câu thơ đã được sinh viên
khoa văn chép vào sổ tay “ điều CĨ THỂ hóa thành KHƠNG THỂ / biển bạc đầu
nơng nổi tuổi hai mươi” hay “sơng Hương hóa rượu ta đến uống / ta tỉnh đền đài
ngả nghiêng say”.
Tất cả, những nhận định trên đây đã mang đến cho chúng tôi một số thơng
tin bổ ích trong q trình thực hiện đề tài Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo. Như
vậy, chúng tôi đến với đề tài này là đến với những điều mới lạ do chính nhà thơ
mang tới.
Tóm lại, như tên đề tài đã xác định, tác giả luận văn chủ yếu tập trung đi vào
tìm hiểu thơ ca của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, để từ đó có cái nhìn tồn diện và
sâu sắc hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
Đề tài của luận văn có tên là Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo nên đối
tượng mà luận văn hướng tới nghiên cứu, tìm hiểu là các bài thơ của Nguyễn

Trọng Tạo sáng tác từ năm 14 tuổi cho đến ngày nay. Trong đó, đối tượng khảo
sát của luận văn chủ yếu ở các tập thơ như Con đường của những vì sao, Nhà
xuất bản Lao Động Trung tâm Văn hóa ngơn ngữ Đơng Tây, 1981; Đồng dao
cho người lớn, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 1994; Nương thân, Nhà xuất bản
Văn Hóa Thơng Tin, Hà Nội, 1999; Thế giới khơng cịn trăng, Nhà xuất bản Hội
nhà văn, Hà Nội, 2006; Em đàn bà, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2008.
Luận văn chủ yếu nghiên cứu về cuộc đời, văn nghiệp và những chủ đề
chính như về tình yêu, tình nghĩa vợ chồng, quê hương, người lính. Bên cạnh đó,
cịn có thể thơ, giọng điệu và ngôn ngữ… trong thơ ca Nguyễn Trọng Tạo.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Do đề tài là Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo nên luận văn của chúng tôi đã
sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây:

Trương Cẩm Linh: Lớp Cao học văn học Việt Nam khóa 2008-2011.

Trang

6


Luận văn Thạc Sĩ

Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo

Phương pháp thống kê, phân loại: Là những phương pháp đắc dụng nhất khi
sử dụng vào việc thống kê, phân loại thể thơ, loại hình câu thơ trong thơ Nguyễn
Trọng Tạo.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đây là phương pháp được vận dụng rộng
rãi trong nghiên cứu khoa học. Với đề tài Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo,
chúng tôi cũng sử dụng phương pháp này là để liên hệ, so sánh, đối chiếu với tác

phẩm và một số tác giả có liên quan đến vấn đề cần được trình bày, đồng thời
giúp chúng tơi có cái nhìn tồn diện và hệ thống hơn trong thơ anh.
Phương pháp phân tích – tổng hợp, chúng tơi phần lớn sử dụng phương pháp
phân tích (từng vấn đề dựa vào văn bản) là chính. Bên cạnh đó cịn có phương
pháp phân tích – tổng hợp để từ đó khái quát thành cái chung, nhằm làm nổi bật
Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo.
5. Đóng góp của luận văn.
Luận văn muốn giới thiệu với bạn đọc về một nhà văn có nhiều đóng góp
cho văn học nghệ thuật đầu thế kỷ XX, nhưng chưa nhận được sự quan tâm đúng
mức của giới nghiên cứu. Nguyễn Trọng Tạo là người thành công trên nhiều lĩnh
vực, cuộc đời và sự nghiệp văn học nghệ thuật của nhà thơ cần được nghiên cứu
và công bố, không nên để đi vào quên lãng.
Chúng tôi hy vọng rằng, sau luận văn này sẽ có nhiều bài nghiên cứu khoa
học về Nguyễn Trọng Tạo từ nhiều góc độ, vấn đề và khía cạnh khác nhau, để
cho văn nghiệp của anh ngày càng tỏa sáng.
Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu về Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo,
nên khó tránh khỏi một số lỗi cũng như những thiếu sót thường bắt gặp trong
luận văn, rất mong được sự bổ sung, góp ý của các thầy cơ giáo và các bạn, để
luận văn được hồn thiện hơn.
6. Cấu trúc luận văn.

Trương Cẩm Linh: Lớp Cao học văn học Việt Nam khóa 2008-2011.

Trang

7


Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo


Luận văn Thạc Sĩ

Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn của
chúng tơi gồm có ba chương như sau:
Chương 1.
Cuộc đời và Văn nghiệp của Nguyễn Trọng Tạo.
1.1. Cuộc đời của Nguyễn Trọng Tạo.
1.2. Sự nghiệp văn học nghệ thuật.
1.2.1. Về sáng tác thơ ca.
1.2.2. Về sáng tác văn xi.
Chương 2.
Những chủ đề chính trong thơ Nguyễn Trọng Tạo.
2.1. Chủ đề về tình yêu.
2.1.1. Tình yêu trong hạnh phúc lứa đơi.
2.1.2. Tình u trong đơn lẻ.
2.2. Chủ đề về tình nghĩa vợ chồng.
2.3. Chủ đề về quê hương.
2.4. Chủ đề về người lính.
Chương 3.
Nghệ thuật thơ Nguyễn Trọng Tạo.
3.1. Thể thơ.
3.1.1. Thể thơ lục bát.
3.1.2. Thể thơ tám tiếng.
3.1.3. Thể thơ tự do.
3.2. Ngôn ngữ thơ.
3.2.1. Lời thơ.
3.2.2. Câu thơ.
3.3. Giọng điệu.
3.3.1. Giọng thơ ưu tư, trăn trở.


Trương Cẩm Linh: Lớp Cao học văn học Việt Nam khóa 2008-2011.

Trang

8


Luận văn Thạc Sĩ

Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo

3.3.2. Giọng thơ châm biếm, mỉa mai.
3.3.3. Giọng thơ hài hước, dí dỏm.
Như vậy, với cấu trúc luận văn đã nêu trên, tác giả luận văn mong muốn
đem lại cho người đọc khi tìm hiểu về thơ ca và cuộc đời của nhà thơ Nguyễn
Trọng Tạo được dễ dàng. Và giúp người đọc đi từ cái chung đến từng vấn đề cụ
thể một cách rõ ràng hơn cũng như tìm hiểu một số thi pháp mà anh đã vận dụng
vào thơ.

Trương Cẩm Linh: Lớp Cao học văn học Việt Nam khóa 2008-2011.

Trang

9


Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo

Luận văn Thạc Sĩ


Chương 1.
Cuộc đời và Văn nghiệp của Nguyễn Trọng Tạo.
1.1. Cuộc đời của Nguyễn Trọng Tạo.
Nguyễn Trọng Tạo sinh ngày 25 tháng 8 năm 1947, ở làng Tràng Khê, xã
Diễn Hoa, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Nhà thơ hiện sống và viết ở Hà Nội.
Ngoài tên khai sinh ra, nhà thơ cịn có các bút danh khác ký ở những bài báo và
một số tranh minh họa như : Cẩm Ly, Nguyễn Vũ Trọng Thi, Nguyễn Vũ Bảo
Chi, Vũ Kim Thanh, Nguyễn Trọng, Tào Ngu Tử…
Nhà thơ sinh ra trong một gia đình nho học. Cha của Nguyễn Trọng Tạo
thường được người làng gọi với cái tên thân mật là ông đồ Vận, ông không chỉ
thông thạo chữ Nho mà cả chữ Pháp nữa. Ơng là người thơng minh, tháo vát,
nhanh nhẹn, lại chịu thương chịu khó nên làm được nhiều việc như cày ruộng,
thợ mộc, thợ xây và hoạt động cách mạng thì làm chủ tịch, bí thư Nơng hội, bí
thư Đảng… Cịn mẹ của nhà thơ là một người nơng dân đảm đang, phúc hậu, hết
lịng vì chồng con. Nguyễn Trọng Tạo rất tự hào về cha mẹ mình, anh viết:
cha tôi chẳng đỗ trạng nguyên
ông đồ hay chữ lại quên việc nhà
mẹ tôi chẳng tiếng kêu ca
hai tay đồng áng lợn gà nồi niêu
chồng con duyên phận phải chiều
ca dao ru lúa câu Kiều ru con
(Mẹ tơi)
Lúc cịn nhỏ Nguyễn Trọng Tạo học giỏi mơn tốn, năm lên lớp 8 nhà thơ
thi vào chuyên toán của tỉnh và đạt điểm cao nhất, nhưng địa phương làm chậm
thủ tục nên anh khơng được học ở đó. Anh khơng học lệch các môn mà điểm văn
hàng năm cũng 5/5. Do đó mà trong suốt thời gian học ở trường phổ thông

Trương Cẩm Linh: Lớp Cao học văn học Việt Nam khóa 2008-2011.

Trang 10



Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo

Luận văn Thạc Sĩ

Nguyễn Trọng Tạo lúc nào cũng đứng đầu lớp, nhưng năm học cuối cùng của cấp
2 và cấp 3 anh đạt điểm tối đa.
Nguyễn Trọng Tạo sáng tác bài hát đầu tiên vào năm anh tròn 20 tuổi, còn
đến với thơ ca là bằng sự học hỏi và làm theo người khác, lúc mới 14 tuổi sáng
tác bài thơ đầu tiên, chẳng hạn có một số câu thơ như sau:
Bây giờ tơi dịu tôi hiền
Biết đâu tôi dại tôi điên bao giờ
Mai kia tôi chết trong thơ
Hay thơ chết bên bờ hồn tôi

Trăng trên ngọc liễu trăng ngồi
Tôi trên ngọn liễu tôi rơi bây giờ!
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nguyễn Trọng Tạo tham gia quân
đội, nhập ngũ vào năm 1969, thuộc Đoàn 22, Quân khu 4, rồi anh được mọi
người trong đơn vị tín nhiệm và bầu làm Đội trưởng Đội tun truyền văn hóa
Đồn 22B, Trưởng đồn văn cơng xung kích Sư đồn 341B.
Nguyễn Trọng Tạo có năng khiếu làm thơ khá hay nên năm 1976, nhà thơ
được Tổng cục Chính trị điều về Hà Nội tham gia Trại viết văn của quân đội rồi
vào học Đại học viết văn Nguyễn Du khóa I, cịn mấy tháng sẽ học xong thì quân
đội gọi đi nhận nhiệm vụ mới. Anh phải dở dang việc học để lên đường làm
nghĩa vụ mà cấp trên giao phó. Nguyễn Trọng Tạo chỉ biết hy vọng vào những
sáng tác của mình. “Và quả thật, lịng u mến, sự cổ vũ của cơng chúng đối với
những tác phẩm của tơi chính là niềm an ủi lớn lao nhất trong suốt cuộc đời tôi”
[11, tr 797].

Ngày 11 tháng 11 năm 1981, nhà thơ đã có ý định tự tử bằng hai khẩu súng
ngắn bắn vào đầu mình. Là vì, đất nước vào những năm 1980, 1981 gặp bao
nhiêu khó khăn, bức bối đều ảnh hưởng mạnh đến tâm lý nhà văn lúc bấy giờ. Và

Trương Cẩm Linh: Lớp Cao học văn học Việt Nam khóa 2008-2011.

Trang 11


Luận văn Thạc Sĩ

Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo

những lời đồn khơng hay về anh như: vượt biên, có quan hệ với người đàn bà
khác, rồi bị bệnh lậu – giang mai… Cũng từ đó mà Nguyễn Trọng Tạo cảm thấy
buồn, chán đến mức không muốn sống nữa. Nhưng trong lúc nằm để tự tử thì
nhìn lên trần nhà rất lâu, rồi lại nghĩ: sao lại vô lý thế này. Ngay lập tức nhà thơ
bỏ ý định tự tử và ngồi dậy viết một mạch những ý thơ vừa xuất hiện trong đầu,
gồm 10 bài, viết xong nhà thơ cất hai khẩu súng luôn, thế là thơ đã cứu nhà thơ.
Nhà thơ đặt tên tập thơ 10 bài thơ này là: Mười bài thơ và một lời ước muốn.
Phải chăng, đây là kiểu “Di chúc nghệ thuật”, mà chỉ có Nguyễn Trọng Tạo mới
viết dạng di chúc này trong lúc chấp chới giữa hai dịng sinh – tử mà thơi.
Năm 1982, Nguyễn Trọng Tạo được bầu làm trưởng ban biên tập Nhà Văn
hóa Quân khu Bốn. Một thời gian sau lại chuyển về làm công tác biên tập xuất
bản tại Hội Văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên và là ủy viên Ban chấp hành Hội
Văn nghệ Thừa Thiên – Huế, từ năm 1989 – 1994. Thời gian anh làm việc ở đây
là 5 năm, 5 năm qua đã để lại trong trái tim nhà thơ nhiều kỷ niệm đẹp về con
người và cảnh vật nơi đây. Nên ta bắt gặp rất nhiều bài thơ viết về Huế trong
sáng tác của anh, ví dụ bài thơ Vọng Huế, Trở lại Huế, Bạn bè ở Huế, Huế 1,
Huế 2...

Năm 1990, nhà thơ và hai người bạn là nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và
nhà văn Nguyễn Quang Lập cùng cộng tác với nhau để sáng lập ra tạp chí Cửa
Việt, anh còn làm cả phần biên tập và phụ trách mỹ thuật tạp chí Cửa Việt với bộ
đầu tiên gồm có tất cả là 17 số.
Trong một năm, anh đã phát hành hai cuốn album Tình khúc bốn mùa (Nhà
xuất bản Âm nhạc và Hội nhạc sĩ Việt Nam, 1996) và album Ca khúc Nguyễn
Trọng Tạo. Ở hai album này đã để lại trong lòng người hâm mộ những giai điệu
sâu lắng, mượt mà, tha thiết.
Đến năm 1997, Nguyễn Trọng Tạo làm Thư ký cho Tịa soạn tạp chí Âm
nhạc của Hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Trương Cẩm Linh: Lớp Cao học văn học Việt Nam khóa 2008-2011.

Trang 12


Luận văn Thạc Sĩ

Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo

Nhắc đến Nguyễn Trọng Tạo có lẽ ai cũng biết nhà thơ là người tài năng, sự
thông minh, đa tài của anh được chứng minh bằng các giải thưởng mà nhà thơ đã
có, bằng sự tự nỗ lực và cố gắng từ bản thân mình. Nguyễn Trọng Tạo khơng chỉ
sáng tác văn chương, mà còn sáng tác một số bài hát rất hay như bài Hoa cúc
biển, Đồng Lộc thơng ru …
Ngồi ra, Nguyễn Trọng Tạo là một nhạc sĩ với nhiều bài hát đi vào lòng
người như Làng Quan Họ quê tôi (được giải thưởng đặc biệt của Ủy ban nhân
dân tỉnh Hà Bắc năm 1981 – lời thơ của Nguyễn Phan Hách); Mặt trời trong
thành phố (giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1983); Đường về Thạch
Nham (giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1984); Đơi mắt đị ngang (giải

thưởng Văn học Nghệ thuật năm 1997 của Ủy Ban Toàn quốc các Hội Văn học
nghệ thuật Việt Nam – phỏng thơ Lê Huy Mậu), Con dế buồn (giải thưởng Hội
Nhạc sĩ Việt Nam năm 1997); Đồng Lộc Thông ru (giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt
Nam năm 1998); Cánh đồng ở giữa hai làng ( giải thưởng của Hội Nông dân
Việt Nam năm 2001); Khúc hát sông quê (giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam
năm 2005 – lời thơ của Lê Huy Mậu) …
Mặt khác, thơ Nguyễn Trọng Tạo cũng đã được phổ nhạc như bài thơ Chia
nhạc sĩ Phú Quang phổ nhạc thành tác phẩm Một dại khờ, một tôi, bài Trăng
cũng được Quỳnh Hợp phổ nhạc thành tác phẩm Trăng … Bài hát Làng quan họ
quê tôi đã được chọn vào băng hình của Nhật Bản và dàn nhạc Lép Xích trình
diễn rất thành cơng.
Bên cạnh đó, Nguyễn Trọng Tạo còn là họa sĩ minh họa trên báo, tạp chí,
tạp chí Âm Nhạc, bộ đầu tiên (1990 – 1992 ), báo thơ, tác giả măng – sét tạp chí
Sơng Hồng, Sơng Lam, Hồng Lĩnh,… Nhà thơ tài hoa này đã vẽ hơn 400 bìa
sách, trong đó có bìa: Những con chim kêu đêm và Khát, được Bộ Văn hóa và
Thơng tin trao giải thưởng cho bìa sách đẹp.

Trương Cẩm Linh: Lớp Cao học văn học Việt Nam khóa 2008-2011.

Trang 13


Luận văn Thạc Sĩ

Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo

Dù ở lĩnh vực nào anh cũng có những thành cơng đáng kể nhưng thành
công nhất vẫn là thơ. Bởi anh cho rằng: “Tôi làm thơ là tôi chống lại những thấp
hèn, phi nhân tính. Tơi làm thơ là tơi chia sẻ nỗi buồn với người khác, để con
người cảm thông, yêu thương, trân trọng nhau hơn ở một cấp độ cao hơn” [11, tr

797]. Có lẽ Nguyễn Trọng Tạo đi nhiều, viết nhiều nên từ đời sống cá nhân đến
tác phẩm của nhà thơ đều thể hiện rất rõ một cá tính, một phong cách riêng.
Nhà thơ từng tham gia Hội đồng giám khảo thơ của Hội nhà văn Việt Nam 5
năm (2000 – 2005). Sau đó, anh khơng tham gia nữa vì anh nghĩ rằng mình “là
người khơng dễ thỏa hiệp thì khơng nên ngồi lâu ở đó” [11, tr 797]. Nguyễn
Trọng Tạo đã từng công tác ở nhiều báo Văn Nghệ khác nhau. Năm 2003 – 2004,
nhà thơ đảm nhiệm Trưởng ban biên tập báo Thơ thuộc báo Văn Nghệ (Hội Nhà
Văn Việt Nam), anh là người đầu tiên phụ trách phụ san Thơ của Tạp chí Văn
Nghệ thuộc Hội nhà văn Việt Nam.
Anh còn từng là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt
Nam, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.
Nguyễn Trọng Tạo đã từng lấy hai lần vợ, người vợ đầu tiên là người trong
một làng, hai ơng bố khơng chỉ có mối quan hệ thơng gia mà cịn là bạn tâm giao
với nhau. Thế nhưng cuộc hôn nhân này cuối cùng cũng bị đổ vỡ. Thời gian anh
công tác ở Huế, trái tim anh một lần nữa lại bị tình yêu sét đánh. Thế là anh lại
lấy vợ lần hai, thời gian hai người quen và tìm hiểu nhau cũng rất ngắn chỉ trong
vịng mười tám ngày.
Nguyễn Trọng Tạo có cơ hội đi được nhiều nơi trong nước cũng như nước
ngoài, điều này làm cho vốn sống của nhà thơ thêm phong phú ắt sẻ ảnh hưởng
đến quá trình sử dụng và phát huy về mặt ngôn ngữ được nhuần nhuyễn hơn
trong các sáng tác của anh.
Nguyễn Trọng Tạo là một nhạc sĩ, hiện cơng tác tại tạp chí Âm Nhạc và
Thời Đại của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Trương Cẩm Linh: Lớp Cao học văn học Việt Nam khóa 2008-2011.

Trang 14


Luận văn Thạc Sĩ


Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo

1.2. Sự nghiệp văn học nghệ thuật.
1.2.1. Về sáng tác thơ ca.
Nguyễn Trọng Tạo xem văn chương là sự nghiệp chính của đời mình như lời
tâm sự của anh: “Bây giờ ít lĩnh vực húy kỵ hơn trước nhà văn có thể múa bút
vào nhiều đề tài, nhiều vấn đề. Nhiều đề tài trước dấu đi bây giờ văn chương có
thể khai thác” (Trích Việt Nam. net). Cho nên nhiều vấn đề đang xảy ra xung
quanh cuộc sống, ảnh hưởng đến con người và dân tộc Việt Nam cũng đều gợi
lên trong anh những cảm xúc lạ thường. Điều này đã khiến cho Nguyễn Trọng
Tạo sáng tác không biết mệt mỏi trên mọi lĩnh vực.
Nguyễn Trọng Tạo sáng tác được thơ là vì lúc cịn nhỏ đã đọc được nhiều
cuốn sách khác nhau từ tủ sách của cha mình. Nhưng phải đọc đến tập thơ của
Hàn Mặc Tử thì những sợi – dây – thơ mới thực sự lay động và cuốn hút tâm
hồn anh. “Có lẽ vì thế giới thơ Hàn Mặc Tử không phải là thế giới thực của người
đang sống, mà nó là thế giới của chiêm bao, thế giới của người điên” [11, tr 797].
Mới làm chấn động và ám ảnh nhà thơ đến vậy. Vì vậy mà Nguyễn Trọng Tạo
lúc nào cũng xem Hàn Mặc Tử là người thầy đầu tiên của thơ anh. Và Nguyễn
Trọng Tạo cho rằng: Nếu trước anh chưa có ai làm thơ thì anh cũng khó mà sáng
tác được thơ ca. Chính vì vậy mà nhà thơ mới thấm nhuần quan niệm của
Voznexenxki: “thơ sinh ra vì thơ”.
Đến khi lớn lên anh rất thích “Walt Whitman với những câu thơ đồ sộ như
sóng biển đổ xơ vào bờ bãi, hay những câu thơ cuộn trào cảm xúc triết học kiểu
Tagor, những câu thơ trong như sóng thủy tinh của Lorca, hay những câu thơ đẹp
như nỗi buồn của Esenin” [102]. Sau này, trải qua nhiều sóng gió của cuộc đời thì
anh lại thích đọc “thơ Đường, rồi lắng lại đọc thơ Nguyễn Trãi” [102].
Từ nhỏ nhà thơ đã có duyên nợ với thơ ca, nhưng cho đến năm 1969, anh
được giải thưởng thơ Nghệ An, đây là bước ngoặc lớn đánh dấu sự thành công
đầu tiên của anh trên lĩnh vực thơ. Tiếp đó, năm 1978, có thể nói là một năm đầy


Trương Cẩm Linh: Lớp Cao học văn học Việt Nam khóa 2008-2011.

Trang 15


Luận văn Thạc Sĩ

Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo

ưu ái đối với anh. Vì ba bài thơ của anh lại được ba tờ báo Văn nghệ, Văn nghệ
Quân đội, Nhân dân trao giải thưởng. Đó là những bài thơ: Thơ gửi một người
khơng quen (do báo Văn nghệ bình chọn bài thơ hay nhất trong năm) , Những gì
tơi có thật (tạp chí Văn nghệ Quân đội tặng thưởng) và Làng có một ngày như
thế (báo Nhân dân tuyển chọn). Đây là sự cổ vũ lớn đối với anh trên con đường
sáng tác thơ ca. Điều này nó chứng minh thơ của anh thành công trên nhiều ý
nghĩa và là sợi dây nối kết giữa anh và thơ cho đến hết cuộc đời.
Anh xuất bản tập thơ đầu tiên ( Tình yêu sáng sớm, in chung cùng Nguyễn
Quốc Anh) năm 1974. Ở tập thơ này tuy không để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng
độc giả như tập thơ Đồng dao cho người lớn, Thư trên máy chữ và tản mạn
thời tôi sống…nhưng cũng thể hiện một sức sống bên trong của thơ.
Con đường của những vì sao (Trường ca Đồng Lộc) được khởi bút từ
tháng 1. 1978, Trường ca này tác giả viết về cuộc chiến tranh – một cuộc chiến
thật tàn khốc và cam go, đồng thời tác giả ca ngợi những người anh hùng áo vải
dám xả thân quên mình vì Tổ quốc. Cho dù kẻ thù có thâm hiểm, tàn bạo đến
mấy thì các chiến sĩ vẫn quyết tâm, không hề nao núng mà chống trả quyết liệt.
Sau khi Trường ca Đồng Lộc (Nhà xuất bản Lao Động Trung tâm Văn hóa ngơn
ngữ Đơng Tây, 1981) được phát hành thì các bạn yêu thơ, “đặc biệt là những
người lính trên biên cương những ngày “chiến tranh biên giới” [101] hồ hởi đón
nhận sự ra đời của cuốn Trường ca này. Đến năm 2008 “trong cuộc họp báo công

bố Lễ hội 40 năm Đồng Lộc” [101], anh lại nhận được sự đề nghị tái bản cuốn
sách Trường ca Đồng Lộc từ phía bạn bè. Đối với anh đây là niềm vui khơn tả,
là phần thưởng cao q khi thấy thơ mình cịn có nhiều ý nghĩa trong cuộc sống.
Đến năm 1981, bài thơ Tản mạn thời tôi sống nhà thơ đưa ra đọc trong dịp
gặp gỡ tại báo Văn Nghệ, có một số nhà báo nước ngồi cũng đến tham dự. Khi
anh đọc bài thơ này xong thì mọi người tỏ ra thích thú, nên được cơng bố trên
báo Văn Nghệ số 38, ngày 19 / 9 / 1981 thì lại “trở thành một sự kiện gây xôn

Trương Cẩm Linh: Lớp Cao học văn học Việt Nam khóa 2008-2011.

Trang 16


Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo

Luận văn Thạc Sĩ

xao dư luận” [102]. Có nhiều người thuộc lịng bài thơ nhưng cũng khơng ít
người gây cơng kích vì “Bài thơ đó làm nhiều người khác khó chịu, bởi nó đã
đụng đến nhiều thứ ngụy tín dầm dề của một thời” [96]. Thế nhưng Nguyễn
Trọng Tạo không hề nao núng vẫn trung thành với quan niệm của mình đã đặt ra
là “dấn thân vào sự thật”. Bài thơ này anh thổ lộ tâm trạng của mình trước sự thật
nghèo khó mà con người Việt Nam đang phải đối mặt hàng ngày với cuộc sống
cơ cực, bần hàn:
xe đến công trường bay mù mịt cát
màu hoa thường lấm bụi suốt mùa khô
lúa ngậm đồng lụt bão đến xô bồ
nhà đang dựng thiếu xi măng thiếu gạch
bao đám cưới chưa có phịng hạnh phúc
mây ngổn ngang lam lũ những dáng người

(Tản mạn thời tôi sống)
Nhà thơ đang miêu tả một không gian nghệ thuật rất thực về những tháng
ngày đất nước mình đang trong thời kỳ gặp bao khó khăn. Từ “cơng trường” đến
“đồng ruộng”, “mái nhà” đến “căn phịng”…tất cả như chưa hồn thiện cịn dang
dỡ, thiếu thốn, khó khăn như chồng chéo lên nhau. Nhưng con người vẫn sống
vui tươi, lạc quan với một niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng và khát
vọng vượt lên chính mình.
Đến thời kỳ đổi mới bài thơ Tản mạn thời tôi sống lại được đơng đảo độc
giả đón nhận hào hứng, nồng nhiệt hơn trước nên được tái bản nhiều lần và đánh
giá cao, “thậm chí có người cịn cho đây là khởi đầu của văn học đổi mới, nhưng
lại đi trước đổi mới 5 năm” [102]. Điều này đã khiến Nguyễn Trọng Tạo vô cùng
sung sướng và hạnh phúc. Dù anh viết rất nhiều song bài thơ này đã thực sự gieo
vào lòng người những cảm xúc khó phai. Chính vì vậy, Nguyễn Trọng Tạo mới
trở nên thân thuộc, gần gũi với bạn đọc hơn.

Trương Cẩm Linh: Lớp Cao học văn học Việt Nam khóa 2008-2011.

Trang 17


Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo

Luận văn Thạc Sĩ

Bài thơ Chia là một trong những bài thơ viết về tình u hay nhất của anh.
Con người ln sống hết mình vì tình yêu, hiến dâng tất cả cho tình yêu nên
khơng đắn đo gì cả, có gì thì đem “chia” hết cho người yêu, nào là “một đời tôi”,
“một đời say” và “một đời Thơ”, nên khi nhìn lại mình chỉ cịn “cái xác khơng
hồn” mới thấy chếch chống, đơn độc:
chỉ cịn cỏ mọc bên trời

một bơng hoa nhỏ lặng rơi mưa dầm…
(Chia)
Năm 1995 – 2000, anh được nhận giải thưởng Văn học Nghệ thuật Cố đô
(1995 – 2000) cho tập thơ Đồng dao cho người lớn. Ở tập thơ này anh đã để lại
ấn tượng khá sâu đậm trong lịng bạn đọc cũng như đồng nghiệp. Nhà thơ Hồng
Cầm sau khi đọc tập thơ Đồng dao cho người lớn của Nguyễn Trọng Tạo đã có
lời nhận xét như sau: “Rõ ràng thơ Nguyễn Trọng Tạo đi thẳng ngay vào cái thực
đang có để rồi phiêu diêu, tản mạn trong hư vơ để lại cho tơi cái cảm giác gió
lạnh đầu mùa mơn man da thịt, hòa vào một nỗi tiếc nhớ xót xa ảo diệu về một
điều gì q đẹp đã trôi qua, đã đi xa và xa xa mãi, khơng tài nào cầm lại được mà
có lẽ thay, nó vẫn cứ đơi khi hiện rõ trước mắt mình” [9]. Cịn lời tựa của Hồng
Phủ Ngọc Tường trong cuốn Đồng dao cho người lớn có viết: “ĐỒNG DAO
CHO NGƯỜI LỚN, theo cảm nhận của tôi, là tiếng hát ngu ngơ của Người Ham
Chơi. Đồng dao lũ giang hồ đàn đúm đông hơn họp, đồng dao đêm cộng cảm
nhảy múa với ma, đồng dao tượng mồ khoe Âm khoe Dương, cánh cửa phịng
mở ra khép lại, cuộc tình bên miệng núi lửa, hoặc tiếng mèo rên lạnh buốt linh
hồn. Đồng dao lang thang. Đồng dao rượu. Đồng dao em. Và đồng dao chợt
nhiên cánh hoa đào rơi lặng im trong giấc ngủ…” [96]. Theo chúng tôi đây là lời
nhận xét chính xác của những người yêu thơ Nguyễn Trọng Tạo.
Thơ anh từng được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Ba Lan …
nhưng chỉ là dịch từng bài, hoặc từng chùm, chẳng hạn như trên Tạp chí Văn học

Trương Cẩm Linh: Lớp Cao học văn học Việt Nam khóa 2008-2011.

Trang 18


Luận văn Thạc Sĩ

Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo


của UNESCO in tiếng Ba Lan đã giới thiệu chùm thơ bảy bài của anh, do nhà thơ
Lâm Quang Mỹ cùng với nhà thơ người Ba Lan kết hợp với nhau để chuyển ngữ,
chứ chưa có dịch cả một tập thơ như Ký ức mắt đen. Có thể nói, tập thơ song ngữ
Ký ức mắt đen (Memory of black eyes) lần đầu tiên thơ anh được dịch cả tập thơ.
Tập thơ này do nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai và chuyên gia ngôn ngữ của Mỹ
Hilary Watts cùng thống nhất với nhau để chuyển ngữ, đây được xem là một
trong những công trình tốt đẹp nhất từ trước đến nay của anh. Chúng tơi hy vọng
rằng bạn đọc sẽ nhanh chóng đến với tập thơ này một cách hào hứng, sôi nổi.
Nguyễn Trọng Tạo đã xuất bản khoảng 13 tập thơ, đó là: * Tình yêu sáng
sớm ( in chung với Nguyễn Quốc Anh), 1974; * Gương mặt tôi yêu ( in chung
với Trần Nhương, Khuất Quang Thụy), 1980; * Sóng nhà đêm biếc tôi yêu ( in
chung với Nguyễn Hoa, Nguyễn Thụy Kha), 1984; * Sóng thủy tinh, 1988; *
Gửi người không quen, 1989; * Đồng dao cho người lớn, 1994, 1999, Nhà xuất
bản Văn học, Hà Nội; * Thư trên máy chữ và Tản mạn thời tôi sống, 1995; *
Nương thân, 1999, Nhà xuất bản Văn Hóa Thơng Tin, Hà Nội; * Thơ trữ tình,
2001, Nhà xuất bản Đồng Nai, Hà Nội; * Thơ với tuổi thơ, 2003, Nhà xuất bản
Kim Đồng, Hà Nội; * Thế giới khơng cịn trăng, 2006, Nhà xuất bản Hội Nhà
Văn, Hà Nội; * Em đàn bà, 2008, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội; * Ký ức mắt
đen, ( Song ngữ Việt – Anh ) 2010, Nhà xuất bản Thế giới ấn hành, Hà Nội…
Các tập thơ của anh sáng tác gần đây đều để lại ấn tượng khó quên trong nền
văn học đương đại như Đồng dao cho người lớn, Thế giới không còn trăng,
trong lời tựa tập thơ Nương Thân tác giả viết: “Người ta nói: đời là Cõi Tạm. Tơi
thấy mình chỉ là kẻ nương thân…Trên con đường vô định, tôi đã đi tìm thơ gần
trọn cuộc đời, để quay lại với ngôn ngữ thơ ca nhịp chẵn của Việt Nam mình.
Thơ lục bát, thơ bốn tiếng, thơ tám tiếng…bao giờ cũng tạo nên những cặp đôi
thủy chung bền vững như một đặc tính vĩnh cửu của tâm hồn người Việt. Những
vần lưng vần nối vần của lục bát, đồng dao…cứ đi mãi không ngừng từ thế giới

Trương Cẩm Linh: Lớp Cao học văn học Việt Nam khóa 2008-2011.


Trang 19


Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo

Luận văn Thạc Sĩ

hồn nhiên tới triết lý cao siêu”. Cịn tập thơ tình Em đàn bà, nhà thơ đã cố gắng
đổi mới trong thi pháp và tư duy nghệ thuật.
Đối với sự nghiệp thơ ca, Nguyễn Trọng Tạo luôn cố gắng, nỗ lực để hồn
thiện mình trên từng chặng đường sáng tác nghệ thuật và khơng hài lịng với
những gì mình đã gặt hái được. Vì vậy thơ anh ln được đổi mới và ngày càng
tỏa sáng trên con đường sáng tác nghệ thuật.
Cả một q trình sáng tác, anh chỉ mong ước có thật nhiều câu thơ có giá trị
đích thực, để lại cho hậu thế sau này:
Về thăm làng em lái chiếc xe hơi
Người đi đón vẫn quần nâu, áo vá
Anh là cọng rơm vàng dưới bánh xe em đó
Cọng rơm vàng dập nát vẫn vàng rơm
(Bản sắc)
Hay:
cầm tình trót để tình rơi
mị kim đáy bể người ơi, xin đừng…
(Tình rơi)
Anh thật sung sướng và hạnh phúc biết bao khi thấy thơ mình được bạn đọc
nước ngồi mến mộ và nhất là bọn trẻ ở quê anh giờ đây cũng đã khoe thuộc hết
bài thơ anh trong sách giáo khoa rồi.
Như vậy, khi đất nước thống nhất, hịa bình lập lại Nguyễn Trọng Tạo đã thể
hiện sự lao động tinh thần, hăng say, bền bỉ và đầy nhiệt huyết. Tuy thơ anh rất

mới, song anh đã biết vận dụng thơ ca phương Tây mà không bao giờ đoạn tuyệt
với thơ truyền thống nước nhà. Vì vậy, anh đã có được những câu thơ trong trẻo,
đẹp và hay, khơi sâu vào lòng người.
1.2.2. Về sáng tác văn xuôi.

Trương Cẩm Linh: Lớp Cao học văn học Việt Nam khóa 2008-2011.

Trang 20


Luận văn Thạc Sĩ

Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo

Có những điều trong thơ khơng thể giải bày, nói cho trọn ý thì Nguyễn
Trọng Tạo tìm đến với văn xi để nói được nhiều và đầy đủ hơn. Từ những ấp ủ
đó, truyện Miền quê thơ ấu ra đời vào năm 1988 đã đánh dấu cho sự thành công
của tác giả về sáng tác văn xuôi. Ở tác phẩm này, anh đã để lại ấn tượng về
những kỷ niệm của tuổi thơ và cảnh vật, con người nơi đây khá sâu đậm trong
lòng người đọc, cũng như phong cách của nhà thơ. Truyện Miền quê thơ ấu được
tái bản nhiều lần vào năm 1997, 2002, 2005 và tái bản với tên mới là Mảnh hồn
làng, chính truyện này đã đem đến cho Nguyễn Trọng Tạo giải thưởng Văn học
nghệ thuật Cố đô (1989 – 1994). Không dừng lại ở đấy, anh cũng rất thành cơng
với truyện Khoảnh khắc thời bình được dịch ra năm thứ tiếng. Ngoài ra, truyện
Ca sĩ mùa hè cũng được tái bản hai lần vào năm 1998, 2003.
Nhìn chung, ở thể loại này Nguyễn Trọng Tạo sáng tác khơng nhiều nhưng
anh cũng có những tác phẩm có giá trị văn học. Đây là thành quả mà anh miệt
mài lao động trên con đường sáng tạo nghệ thuật, bằng cả sự đam mê và tình yêu
văn học.


Trương Cẩm Linh: Lớp Cao học văn học Việt Nam khóa 2008-2011.

Trang 21


Đặc điểm thơ Nguyễn Trọng Tạo

Luận văn Thạc Sĩ

Chương 2.
Những chủ đề chính trong thơ Nguyễn Trọng Tạo.
Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có những đứa con tinh thần của riêng mình được
thể hiện qua những chủ đề khác nhau trong tác phẩm. Mà đứa con tinh thần đó có
để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả hay không, là do sự sáng tạo tinh tế, tài
hoa của tác giả. Vì “Chủ đề tác phẩm nói lên chiều sâu tư tưởng, khả năng nắm
bắt nhạy bén của nhà văn đối với những vấn đề của cuộc sống. Vì vậy, từ những
đề tài cụ thể, rất bình thường, tác giả có thể nêu lên những chủ đề mang ý nghĩa
khái quát to lớn, sâu sắc. Cùng với tư tưởng, chủ đề tạo ra tầm vóc của tác phẩm”
[33, tr 62]. Do đó, chủ đề cũng góp phần quan trọng trong sự thành cơng của nhà
thơ.
Cịn trong nghiên cứu văn học hiện đại thì cho rằng: “chủ đề cịn được xem
là phạm vi quan tâm chủ quan của nhà văn đối với thế giới, là hằng số tâm lí của
nhà văn, gắn với quan niệm thế giới của tác giả” [33, tr 62].
Như vậy, chủ đề là vấn đề cơ bản, được người nghệ sĩ quán triệt trong nội
dung cụ thể của tác phẩm văn học, theo một khuynh hướng tư tưởng nhất định
nào đó. Cho nên, hiện thực từ cuộc sống đã đi vào văn học nhờ sự phản ánh trung
thực của người nghệ sĩ. Từ đó, chủ đề trong thơ Nguyễn Trọng Tạo có khi là một
chủ đề rộng, nhưng có khi lại là chủ đề hẹp. Nếu đất nước đang chiến tranh, thì
chúng ta dễ nhận ra đó là chủ đề về những người lính đang qn mình vì Tổ quốc.
Và chủ đề về quê hương trong nỗi nhớ q da diết, khơn ngi. Bên cạnh đó, chủ

đề về tình nghĩa vợ chồng và tình yêu cũng được nhà thơ thể hiện với một tình
cảm chân thành, đằm thắm và cao thượng.
2.1. Chủ đề về tình yêu.
Tình yêu là đề tài không bao giờ cũ, vĩnh hằng của cuộc sống vì vậy mà từ
cổ chí kim người nghệ sĩ đều nói rất hay và rất say sưa về tình u. Chỉ có điều ở
mỗi nhà văn, mỗi thời đại có quan niệm về tình u khác nhau “Cái ái tình của

Trương Cẩm Linh: Lớp Cao học văn học Việt Nam khóa 2008-2011.

Trang 22


×