Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP PHÁT TRIỂN DU LỊCH tâm LINH của TỈNH NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.93 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHÁCH SẠN VÀ DU LỊCH
….    ….

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH CỦA TỈNH NAM ĐỊNH

Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp
Giảng viên hướng dẫn

:
:
:
:

Hà Nội - 2020


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH
NAM ĐỊNH............................................................................................................... 3
1.1. Giới thiệu chung..............................................................................................3
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Nam Định............................................................................................................... 3


1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh
Nam Định............................................................................................................... 4
1.4. Mơ hình, cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam
Định....................................................................................................................... 5
1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định 5
1.4.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận..........................6
1.5. Nguồn nhân lực của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định.........14
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ DU LỊCH TÂM LINH TỈNH NAM ĐỊNH.......15
2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Nam Định...........................................................15
2.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................15
2.1.2. Đặc điểm tín ngưỡng, tôn giáo của người Nam Định.............................17
2.2. Tài nguyên du lịch tâm linh tỉnh Nam Định..................................................23
2.2.1. Các di sản văn hóa tâm linh vật thể........................................................24
2.2.2. Các di sản văn hóa tâm linh phi vật thể..................................................28
2.3. Sản phẩm du lịch tâm linh tỉnh Nam Định....................................................32
2.3.1. Du lịch tham quan các di tích tơn giáo, tín ngưỡng................................32
2.3.2. Du lịch tham gia vào các lễ nghi tơn giáo, tín ngưỡng...........................33
2.3.3. Du lịch lễ hội tơn giáo, tín ngưỡng.........................................................33
2.4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch tâm linh tỉnh Nam Định.................33
2.4.1. Hệ thống cơ sở lưu trú............................................................................33
2.4.2.Hệ thống cơ sở kinh doanh ăn uống.........................................................35
2.4.3.Phương tiện vận chuyển khách du lịch....................................................35


2.5. Đội ngũ nhân lực phục vụ du lịch tâm linh tỉnh Nam Định...........................36
2.5.1.Thực trạng chung nguồn nhân lực du lịch Nam Định..............................36
2.5.2. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch tại các điểm du lịch tâm linh...........37
2.6. Thị trường và khách du lịch tâm linh tỉnh Nam Định....................................37
2.6.1. Số lượng khách du lịch chung của tỉnh Nam Định..................................37
2.6.2. Thị trường khách....................................................................................38

2.6.3. Đặc điểm khách du lịch tâm linh tỉnh Nam Định...................................40
2.7. Doanh thu du lịch tâm linh tỉnh Nam Định...................................................43
2.7.1. Thu nhập du lịch chung của tỉnh Nam Định...........................................43
2.7.2. Chi tiêu của khách tại các điểm du lịch tâm linh Nam Định...................43
2.8. Quản lý hoạt động du lịch tâm linh tỉnh Nam Định.......................................44
2.9. Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch tâm linh của tỉnh Nam Định...............45
2.10. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch tâm linh tỉnh Nam Định......47
2.10.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân.........................................................47
2.10.2. Những hạn chế và nguyên nhân............................................................49
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH Ở TỈNH
NAM ĐỊNH HIỆN NAY.........................................................................................51
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp...............................................................................51
3.1.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với phát triển du
lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định................................................................51
3.1.2. Quan điểm phát triển du lịch tỉnh Nam Định..........................................55
3.1.3. Các định hướng phát triển......................................................................57
3.2. Các giải pháp.................................................................................................59
3.2.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý.................................................................59
3.2.2. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật..........................................62
3.2.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực, và xúc tiến, liên kết phát triển du
lịch.................................................................................................................... 64
3.2.4. Giải pháp hoàn thiện sản phẩm du lịch..................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................70


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nguồn nhân lực Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định năm
2017 - 2019.............................................................................................................. 14
Bảng 2.1: Bảng thống kê các di tích thờ Mẫu tại Nam Định...................................19
Bảng 2.2 : Số liệu hiện trạng về cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Nam Định.............34

Bảng 2.3: Hiện trạng chất lượng lao động du lịch Nam Định.................................36
Bảng 2.4: Hiện trạng khách du lịch đến Nam Định 2000 – 2012............................37
Bảng 2.5. Hiện trạng khác du lịch thời kỳ 2015 – 2019...........................................38
Bảng 2.6: Cơ cấu khách du lịch đến các điểm du lịch ở Nam Định........................39
Bảng 2.7: Số lượng khách du lịch đến đền Trần – chùa Tháp 2017 - 2019.............40
Bảng 2.8: Thu nhập của ngành du lịch Nam Định giai đoạn 2015 – 2019..............43

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ Tổ chức Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định.............5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang bước những bước dài trong sự nghiệp đổi mới, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sau gần 35 năm thực hiện đường lối đổi
mới với sự thơng thống của chính sách, cùng với vị trí địa lí thuận lợi khi nằm
ở cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á, du lịch Việt Nam hội nhập với trào lưu
chung trên thế giới và có những bước phát triển mạnh mẽ. Theo các chuyên gia
trên thế giới, xu hướng du lịch chung cho những năm tới chính là sự thống trị của
du lịch văn hóa, trong đó có du lịch tâm linh. Đây cũng là thế mạnh và cũng là yếu
tố cạnh tranh của du lịch Việt Nam với nền văn hóa phương Đơng giàu bản sắc.
Nhưng nó cũng đặt ra yêu cầu là cần phải phát hiện và có biện pháp khai thác tối
đa các điểm, khu di tích có giá trị văn hóa tâm linh đặc sắc, độc đáo để biến
chúng thành các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
Nam Định là một tỉnh phía Nam đồng bằng sơng Hồng , là mảnh đất “địa linh
nhân kiệt”, nơi sinh ra nhiều danh nhân của đất nước, nơi phát tích vương triều
Trần – một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến. Trên địa
bàn tỉnh hiện có gần 2000 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có gần 300 di tích đã
được Nhà nước xếp hạng. Tài nguyên du lịch Nam Định rất đa dạng, phong phú,
nhiều các quần thể di tích có giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc gắn liền với các lễ
hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc có sức hấp dẫn, thu hút khách

du lịch trong nước và quốc tế như: Khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần, Phủ Dầy,
chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện…. Tuy nhiên, hiện nay du lịch tâm linh
Nam Định vẫn chưa được phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có bởi các sản
phẩm du lịch tâm linh còn đơn điệu, chưa gắn kết giữa các điểm, xây dựng các
tuyến du lịch tâm linh trọng điểm. Hoạt động du lịch tâm linh cịn mang tính bột
phát, thiếu quy củ, chưa thể tạo ra sự thu hút đối với du khách quốc tế...
Trong q trình thực tập tại Phịng Quản lý du lịch – Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Nam Định, em nhận thấy rằng Nam Định là tỉnh có có một tiềm năng vơ cùng
to lớn để phát triển du lịch tâm linh. Tuy nhiên trong tình hình hiện nay cần có những
định hướng phát triển then chốt để loại hình du lịch này thực sự là một đặc sản trên
mảnh đất quê hương địa linh nhân kiệt. Do đó, em chọn hướng nghiên cứu “Phát triển
du lịch tâm linh của tỉnh Nam Định” là đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình.
1


2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của loại hình du lịch tâm linh của tỉnh
Nam Định.
Đề xuất những giải pháp nhằm phát huy thế mạnh, khai thác tốt các nguồn
lực tạo động lực phát triển mạnh mẽ và bền vững du lịch tâm linh ở tỉnh Nam Định
trong thời gian tới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Phân tích thực trạng phát triển du lịch tâm linh ở Nam Định
- Đề xuất một số giải pháp khả thi để khai thác có hiệu quả các nguồn lực và
thúc đẩy sự phát triển các hoạt động du lịch tâm linh tại Nam Định.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
- Phát triển du lịch tâm linh tỉnh Nam Định
* Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu tiềm năng du lịch tâm linh tỉnh Nam Định.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn tỉnh Nam Định
dưới sự chỉ đạo, định hướng của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Phạm vi thời gian: Số liệu, tài liệu được thu thập từ năm 2015 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ của đề tài đặt ra, và giải quyết các luận
điểm của mình, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Sử dụng tài liệu, các bản báo cáo
của các tác giả đã nghiên cứu, đã đánh giá, chọn đối tượng, thu thập những
thơng tin cần thiết đến việc phân tích thơng tin và dữ liệu thu thập được. Đề tài
có sử dụng một số tài liệu như sách, báo, tài liệu tuyên truyền, các báo cáo của cơ
quan chức năng, tạp chí, các trang web có liên quan đến lĩnh vực du lịch tâm linh.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Nhằm nắm bắt được thực trạng hoạt
động hoạt động du lịch tâm linh tại các điểm đến.

2


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH
NAM ĐỊNH
1.1. Giới thiệu chung
Tên đơn vị thực tập: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định.
Địa chỉ : Số 161, Nguyễn Du, Tp Nam Định, tỉnh Nam Định.
Điện thoại: 0228 3644279; Fax: 0228 3867059. Hotline: 091 244 3423
Email:
Website: svhttdl.namdinh.gov.vn
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Nam Định.
Tháng 3/2008, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nam Định được thành lập
trên cơ sở sáp nhập sở Văn hóa thể thao và sở Du lịch.

Từ khi thành lập đến nay, nghành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ln bám sát
nhiệm vụ chính trị, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm gắn với nhiệm vụ của
ngành. Trong đó
Trong lĩn vực văn hóa: Tổ chức thực hiện tốt Quy định về phân cấp quản lý,
bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Nam
Định. Thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, giám sát, kịp thời chấn chỉnh công tác tu
bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa của địa phương trong Chương trình mục
tiêu phát triển văn hố giai đoạn 2016-2020
Lĩnh vực thể thao của địa phương có nhiều khởi sắc. Các đội tuyển thể thao
thành tích cao thi đấu đạt kết quả 06 HCV, 04HCB, 11HCĐ Đội tuyển bóng đá
U13, U15, U17, Đội bóng đá Hạng nhì Nam Định tích cực công tác tập luyện và
tham gia thi đấu tại các giải: Giải bóng đá Thiếu niên và Nhi đồng tồn quốc năm
2020 (tại Phú Thọ); Giải bóng đá U15 Quốc gia 2020 (tại Hưng Yên), Giải bóng
đá U17 Quốc gia 2020 (tại Hà Nội); Giải bóng đá Hạng nhì Quốc gia 2020
Hoạt động du lịch luôn được Sở quan tâm chỉ đạo điều hành, trong đó nổi là
cơng tác quản lý, hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn
tỉnh chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn
thực phẩm đảm bảo an toàn cho cho du khách trong dịp Tết và các lễ hội, kỳ nghỉ lễ.
1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh
Nam Định.
3


Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở VHTTDL tỉnh Nam Định được
quy định tại Quyết định số 27/2008/QĐ-2008 ban hành quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Ủy ban
nhân dân tỉnh Nam Định.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định là cơ quan chuyên môn
thuộc UBND tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà
nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo (trừ quảng cáo

trên báo chí, trên mơi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên
các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thơng, công nghệ thông tin) ở địa phương
theo quy định của pháp luật; các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực
hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh,
Chủ tịch UBND tỉnh.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND
tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chun mơn,
nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Sở VHTTDL tỉnh quảng Nam có nhiệm vụ và quyền hạn
Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Dự thảo Quyết định, Chỉ thị; Quy hoạch, Kế
hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; đề án, dự án, chương trình phát triển văn hố,
gia đình, thể dục, thể thao và du lịch; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước; phân cấp quản lý và xã hội hoá trong lĩnh
vực văn hoá, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch ở địa phương;
Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình sau khi được phê
duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn về các mặt:
Về di sản văn hoá
Về nghệ thuật biểu diễn
Về điện ảnh
Về mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm
Về quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật
Về thư viện
Về quảng cáo
Về văn hoá quần chúng, văn hoá dân tộc và tuyên truyền cổ động
Về gia đình
4



Về thể dục, thể thao cho mọi người
Về thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp
Về du lịch
1.4. Mơ hình, cơ cấu tổ chức của Sở Văn hố, Thể thao và Du lịch tỉnh
Nam Định.
1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định
Cơ cấu tổ chức của Sở VHTTDL tỉnh Nam Định được tổ chức dựa trên Quyết định
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ Tổ chức Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định

1.4.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận
1.4.2.1. Ban Giám đốc
Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ
tịch UBND tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh
và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; báo cáo trước Hội đồng nhân dân
5


tỉnh, trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo
yêu cầu
Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở
và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân cơng. Khi Giám đốc vắng mặt, một Phó
Giám đốc được Giám đốc ủy quyền điều hành các hoạt động của Sở. Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định có 03 Phó giám đốc.
1.4.2.2. Văn phịng
a)Chức năng
Tham mưu cho Giám đốc Sở tổng hợp mọi lĩnh vực hoạt động của Sở;
đảm bảo các điều kiện làm việc của cơ quan để thực hiện tốt chương trình cơng

tác của tồn ngành.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn
Tham mưu cho Giám đốc Sở xây dựng chương trình, kế hoạch cơng tác
của Sở và theo dõi, đơn đốc, các phịng ban Sở, các đơn vị thực hiện nhiệm vụ
được giao.
Theo dõi, thu thập và xử lý thông tin, tổng hợp tình hình thực hiện chương
trình, kế hoạch cơng tác của Sở và các thơng tin có liên quan, chuẩn bị các báo cáo
phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Sở và thực hiện chế độ báo
cáo và thông tin theo quy định.
Quản lý thống nhất ban hành văn bản, công tác văn thư, lưu trữ và tài liệu
lưu trữ của cơ quan theo Quy chế công tác Văn thư lưu trữ; hướng dẫn áp dụng
công nghệ thơng tin trong cơng tác quản lý hành chính của Sở và hướng dẫn các
đơn vị trực thuộc thực hiện công tác nghiệp vụ Văn thư lưu trữ, ứng dụng công
nghệ thông tin theo quy định của pháp luật; theo dõi, phụ trách quản lý mạng LAN
của Sở.
Tổ chức, phục vụ các cuộc họp, các buổi làm việc, đón tiếp khách của lãnh
đạo Sở. Đảm bảo các điều kiện phục vụ cho hoạt động của cơ quan và của lãnh đạo
Sở; giúp lãnh đạo Sở thực hiện tốt công tác đối nội, đối ngoại.
Thường trực về công tác quân sự, dân quân tự vệ của Sở theo kế hoạch chỉ đạo
của tỉnh và của cơ quan văn phòng Sở; cơng tác an ninh trật tự, phịng cháy, chữa
cháy trong cơ quan; đảm bảo vệ sinh, môi trường trong khu vực cơ quan Sở.
Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chế độ làm việc, nội quy, quy chế , quy
định của cơ quan, thực hiện quy chế văn hóa cơng sở.
Thường trực cơng tác cải cách hành chính của Sở.
6


Quản lý tài chính, tài sản được giao, thực hiện chi tiêu ngân sách theo chế độ
quy định hiện hành.
Quản lý điều hành bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
c) Tổ chức
Chánh Văn phòng là người đứng đầu chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và
pháp luật về các hoạt động của Văn phịng.
Phó Chánh Văn phòng là người giúp việc cho Chánh Văn phịng phụ trách
một hoặc một số mặt cơng tác và chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và pháp
luật về lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền giải quyết.
Biên chế của Văn phòng Sở do Giám đốc Sở quyết định trong tổng biên chế
của Sở được giao hàng năm.
1.4.2.3. Thanh tra
a) Chức năng
Tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra
hành chính và thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực Văn hoá, Thể thao, Du lịch
và gia đình.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn
Thanh tra thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị
thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở;
Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành đối với các tổ chức, cá
nhân hoạt động trong lĩnh vực Văn hố, Thể thao, Du lịch và gia đình.
Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm
hành chính.
Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật
về khiếu nại, tố cáo.
Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy
định của pháp luật về chống tham nhũng.
Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở thực hiện các quy định của pháp
luật về công tác thanh tra.
Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Sở.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao và theo quy định của

pháp luật.
c) Tổ chức
Chánh Thanh tra Sở là người đứng đầu cơ quan, chịu trách nhiệm trước
Giám đốc Sở và pháp luật về mọi hoạt động của Thanh tra Sở.

7


Phó Chánh Thanh tra Sở là người giúp việc cho Chánh Thanh tra Sở, phụ
trách một hoặc một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra
Sở và pháp luật về lĩnh vực được phân công.
Biên chế của Thanh tra Sở do Giám đốc Sở quyết định trong tổng biên chế
của Sở được giao hàng năm.
1.4.2.4. Phịng Kế hoạch tài chính
a) Chức năng
Phịng Kế hoạch - Tài chính có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở thực
hiện về xây dựng kế hoạch, quản lý tài chính, tổng hợp thuộc lĩnh vực văn hóa, gia
đình, thể dục, thể thao và du lịch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn quản lý Nhà
nước của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn:
Tổng hợp tình hình về yêu cầu phát triển của ngành, xây dựng quy hoạch, kế
hoạch tổng thể, dài hạn, ngắn hạn các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển sự nghiệp Văn
hố, Thể thao, Du lịch và gia đình hàng năm, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc thực hiện
khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Quản lý các dự án thuộc lĩnh vực Văn hoá, Thể thao, Du lịch và gia đình,
tham mưu về cơng tác đấu thầu và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản đối với dự án
ngành làm chủ đầu tư khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kiểm tra việc thực hiện.
Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng dự toán ngân sách hàng năm và
tổng hợp tham mưu cho Giám đốc Sở về dự tốn ngân sách tồn ngành trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt và kiểm tra việc thực hiện.

Hướng dẫn, giám sát việc chấp hành nguyên tắc, chế độ chính sách trong mọi
hoạt động kinh tế, tài chính của các đơn vị trực thuộc Sở theo Luật Ngân sách và
Pháp lệnh Kế tốn thống kê.
Trình Giám đốc Sở phê duyệt quyết định mua sắm, điều chỉnh, thanh lý, tài
sản cho đơn vị trực thuộc và giám sát việc thực hiện của các đơn vị.
Tổng hợp và phân tích số liệu thống kê các hoạt động của ngành giúp cho sự
chỉ đạo và báo cáo theo yêu cầu của cấp trên.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao
c) Tổ chức
Trưởng phịng: phụ trách chung, trực tiếp phụ trách cơng tác, quy hoạch,
chương trình mục tiêu phát triển ngành, các đề án , dự án, đầu tư xây dựng cơ bản.
Phó trưởng phịng là người giúp việc cho Trưởng phịng phụ trách một hoặc
một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và pháp luật về
lĩnh vực được phân công.
8


Biên chế phòng Kế hoạch – Tổng hợp do Giám đốc Sở quyết định trong tổng
biên chế của Sở được giao hàng năm.
1.4.2.5. Phịng Quản lý Văn hố
a) Chức năng
Tham mưu, giúp Giám đốc Sở quản lý nhà nước các hoạt động về nghệ thuật
biểu diễn, điện ảnh, Mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, thư viện, quảng cáo, Văn hoá quần
chúng, văn hoá dân tộc, tuyên truyền cổ động và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản
lý.
b)Nhiệm vụ và quyền hạn
Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, đề án, dự án, chương trình phát triển về nghệ
thuật biểu diễn, điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, thư viện, quảng cáo, văn
hóa quần chúng, văn hố dân tộc, tun truyền cổ động trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn thực hiện quy chế tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn về nghệ

thuật biểu diễn do địa phương tổ chức, quy chế quản lý việc sản xuất, phát hành
băng đĩa ca nhạc và vở diễn trên địa bàn tỉnh.
Thẩm định, cấp phép cơng diễn chương trình, tiết mục, vở diễn; chương trình
biểu diễn thời trang ở trong nước và có yếu tố nước ngoài.
Cho phép các đoàn nghệ thuật, diễn viên thuộc địa phương quản lý ra nước
ngoài biểu diễn, các đoàn nghệ thuật, diễn viên nước ngoài đến biểu diễn nghệ thuật
tại tỉnh Thanh Hoá; cấp phép tổ chức các cuộc thi hoa hậu, lễ hội tại đại phương sau
khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cấp thẻ hành nghề cho nghệ sĩ và diễn viên biểu diễn chuyên nghiệp theo
phân cấp của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Cấp, thu hồi giấy phép phổ biến phim truyện, phim phóng sự, phim tài liệu,
phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc
nhập khẩu.
Giám sát việc phổ biến phim ở rạp, phim chiếu di động, phim phát trên các
phương tiện khác tại các điểm hoạt động văn hố, vui chơi, giải trí cơng cộng.
Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện các quy định về kinh doanh băng đãi
phim và các hoạt động điện ảnh khác tại địa phương.
Tham mưu thẩm định cấp phép thể hiện phần mỹ thuật đối với các dự án xây
dựng hoặc tu bổ, tôn tạo tượng đài, tranh hồnh tráng, cơng trình liên quan đến tơn
giáo trên địa bàn tỉnh theo uỷ quyền của Chủ tịch UBND tỉnh và phân cấp của Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
9


Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà nước, tổ
chức và cá nhân trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm văn
học nghệ thuật trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện trên địa bàn tỉnh
các quy định về cung cấp, hợp tác, đặt hàng, sử dụng và đảm bảo quyền tác giả đối
với tác phẩm, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương

trình phát sóng và chế độ nhuận bút, thù lao cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả,
quyền liên quan.
Thẩm định quyền tác giả, quyền liên quan khi có tranh chấp theo yêu cầu của
tổ chức, cá nhân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông chuyển giao các xuất bản phẩm
lưu chiểu tại địa phương cho thư viện cấp tỉnh theo quy định.
Thẩm định hồ sơ cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập Văn
phòng đại diện của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo đặt
tại địa bàn tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép quảng cáo trên bảng, biển, ca nơ,
băng rơn, màn hình đặt nơi cơng cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới
nước, phương tiện giao thơng, vật thể di động khác và các hình thức tương tự treo,
đặt, dàn, dựng ở ngoài trời hoặc tại nơi công cộng trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch hoạt động tuyên truyền cổ động phục vụ
các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội và quy hoạch hệ thống cổ động trực
quan trên địa bàn tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hướng dẫn và chỉ đạo việc tổ chức hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng
thi sáng tác tranh cổ động, cụm cổ động; cung cấp tài liệu tuyên truyền, tranh cổ
động phục vụ nhiệm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn và giám sát việc thực hiện Quy chế quản lý Karaoke, vũ trường,
Quy chế tổ chức liên hoan, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng và các hoạt
động văn hoá khác tại địa phương.
Quản lý hoạt động sáng tác và phổ biến tác phẩm văn học theo quy định của
pháp luật.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
c) Tổ chức
Trưởng phòng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và
pháp luật về mọi hoạt động của phòng.

10



Phó trưởng phịng là người giúp việc cho Trưởng phịng phụ trách một số
mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Trưởng phịng và pháp luật về lĩnh vực được
phân cơng hoặc ủy quyền giải quyết.
Biên chế phòng Nghiệp vụ văn hóa do Giám đốc Sở quyết định trong tổng
biên chế của Sở được giao hàng năm.
1.4.2.6. Phòng Xây dựng nếp sống văn hố và gia đình
a)Chức năng
Tham mưu cho Giám đốc Sở quản lý nhà nước về xây dựng nếp sống văn
hố và gia đình trên địa bàn tỉnh.
b)Nhiệm vụ và quyền hạn
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình phát triển về nếp
sống văn hố và gia đình trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định của
pháp luật liên quan đến gia đình.
Hướng dẫn, tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch thiết chế văn hoá cơ sở
sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Hướng dẫn việc xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của các thiết chế văn hoá
cơ sở trên địa bàn tỉnh trên cơ sở quy chế mẫu của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Xây dựng các văn bản quản lý nhà nước về việc thực hiện nếp sống văn
minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, xây dựng gia đình, làng, cơ quan, đơn vị văn
hóa , phịng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể chỉ đạo và hướng dẫn phong trào
"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá".
Xây dựng chỉ tiêu, mục tiêu xây dựng đời sống văn hoá cơ sở và cơ chế chính
sách văn hố dân tộc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và giám sát việc thực hiện.
Tuyên truyền, giáo dục giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình
Việt Nam.
Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền hướng dẫn việc

thực hiện các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn các hoạt động vi phạm pháp luật
về gia đình; phịng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội..
Thực hiện hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực gia đình. Ứng dụng các tiến bộ
khoa học, công nghệ xây hệ thống thông tin, lưu trữ thơng tin về gia đình.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
c) Tổ chức
Trưởng phòng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và
pháp luật về mọi hoạt động của phòng.

11


Phó trưởng phịng là người giúp việc cho Trưởng phịng phụ trách một số
mặt công tác, chịu trách nhiệm trước Trưởng phịng và pháp luật về lĩnh vực được
phân cơng hoặc ủy quyền giải quyết.
Biên chế phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình do Giám đốc Sở
quyết định trong tổng biên chế của Sở được giao hàng năm.
1.4.2.7. Phòng Quản lý thể dục thể thao
a) Chức năng
Tham mưu cho Giám đốc Sở quản lý nhà nước các hoạt động về hoạt động
thể dục thể thao quần chúng trên địa bàn toàn tỉnh.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn
Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án, chương trình phát triển về thể dục
thể thao quần chúng trên phạm vi toàn tỉnh; hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy hoạch,
kế hoạch phát triển thể dục thể thao quần chúng ở địa phương sau khi được phê duyệt.
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên,
cộng tác viên, trọng tài thể dục, thể thao sau khi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
tỉnh phê duyệt.
Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức đại hội TDTT các cấp tiến tới đại hội
TDTT toàn tỉnh; ban hành điều lệ chung và điều lệ thi đấu các mơn thể thao cụ thể

trong chương trình đại hội TDTT tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp về
thể thao, vận động mọi người tham gia phát triển phong trào thể dục, thể thao;
phổ biến, hướng dẫn tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với sở thích, lứa tuổi,
giới tính, nghề nghiệp.
Xây dựng hệ thống giải thi đấu, kế hoạch thi đấu và chỉ đạo hướng dẫn tổ
chức các cuộc thi đấu thể thao quần chúng cấp tỉnh.
Quản lý nhà nước đối với các hoạt động thể thao, giải trí trong các điểm vui
chơi, khu du lịch, điểm du lịch, khu văn hoá thể thao trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các tổ chức cơ quan liên quan tạo điều kiện, hướng dẫn
người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, thanh thiếu niên và các đối tượng quần
chúng khác tham gia hoạt động thể dục, thể thao.
Tổ chức hướng dẫn tập luyện, biểu diễn và thi đấu các môn thể thao, các
phương pháp rèn luyện sức khỏe truyền thống.
Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học vào thực hiện xã hội hoá các hoạt
động TDTT trong cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

12


Hướng dẫn, kiểm tra việc cơng nhận gia đình thể thao, CLB thể thao trên địa
bàn tỉnh.
Tham mưu cho Giám đốc Sở về công tác phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo,
Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng tổ chức thực hiện giáo dục
thể chất trong nhà trường và thể dục thể thao trong lực lượng vũ trang tại địa phương.
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ về TDTT và cấp giấy chứng nhận về chuyên
môn các hoạt động thể thao cấp tỉnh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.
c) Tổ chức
Trưởng phòng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở và

pháp luật về mọi hoạt động của phịng.
Phó trưởng phịng là người giúp việc cho Trưởng phịng phụ trách một số
mặt cơng tác, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và pháp luật về lĩnh vực được
phân cơng hoặc ủy quyền giải quyết.
Biên chế phịng Nghiệp vụ thể dục thể thao do Giám đốc Sở quyết định trong
tổng biên chế của Sở được giao hàng năm.
1.5. Nguồn nhân lực của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định.
Bảng 1.1. Nguồn nhân lực Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định
năm 2017 - 2019
Năm

2017

2018

2019

Số lượng cơng chức

540

585

600

(Nguồn: Báo cáo nhân sự phịng Hành chính Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh
Nam Định)
Hiện nay, số lượng công chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam
Định là 600 người (tính cả các đơn vị sự nghiệp). Có thể thấy, nguồn nhân lực của
cơ quan tăng dần theo các năm. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp

động Sở ln hồn thành tốt nhiệm vụ, có trình độ và chun mơn cao, đáp ứng u
cầu thực tiễn và nhiệm vụ được giao.
13


CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG VỀ DU LỊCH TÂM LINH TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Nam Định
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý:
0
Nam Định là một tỉnh ở phía Nam châu thổ sơng Hồng, ở tọa độ 19 53‟ đến
0
0
0
20 vĩ độ Bắc và từ 105 55‟ đến 106 37‟ kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh
Hà Nam, Thái Bình, Ninh Bình và biển Đơng. Diện tích tự nhiên tồn tỉnh là
165.145,72 ha, bằng 0,52% diện tích cả nước, đứng hàng thứ 57 so với các tỉnh
trong cả nước.
* Địa hình:
Tỉnh Nam Định có chiều dài tính theo đường chim bay theo hướng Bắc –
Nam là 68 km, theo hướng Đông – Tây là 72 km. Tỉnh Nam Định gần giống một tứ
giác: cạnh sông Hồng dài 78 km, cạnh sông Đáy dài 88 km, bờ biển dài 72 km,
phần giáp tỉnh Hà Nam dài 56 km. Địa hình tương đối bằng phẳng, có hai vùng
chính là vùng đồng bằng thấp trũng và vùng đồng bằng ven biển, phía Tây Bắc tỉnh
có một số ít đồi núi thấp. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chỗ cao
nhất từ đỉnh núi Gôi cao 122 m, chỗ thấp nhất -3m (so với mặt biển) ở vùng đồng
bằng chiêm trũng huyện Ý Yên.
* Khí hậu:
Nam Định mang đầy đủ những đặc điểm khí hậu của khu vực nhiệt đới, gió

mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ khơng khí trung bình năm
0
0
khoảng 23 C - 24 C. Độ ẩm khơng khí tương đối cao, trung bình năm 80 –
85%, hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng; lượng mưa trung bình năm từ
1750 – 1800mm phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh; Nam Định
nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp
thấp nhiệt đới. Nhìn chung, khí hậu của Nam Định thuận lợi cho môi trường
sống củacon người, sự phát triển của hệ sinh thái động thực vật, mùa đơng có thể
phát triển nhiều loại rau màu có giá trị kinh tế cao.
* Nguồn nước:
Nguồn tài nguyên nước tại Nam Định khá phong phú cả về nguồn nước mặt
và nguồn nước ngầm. Hệ thống sơng ngịi khá dày đặc với ba sông lớn là sông
Hồng, sông Đáy, sơng Ninh Cơ. Ngồi ra, Nam Định cịn có rất nhiều ao, hồ đầm
14


được phân bố rộng khắp địa bàn. Sơng ngịi ở Nam Định có vai trị cung cấp nước
và tiêu ứng cho sản xuất nơng nghiệp cịn là tuyến giao thơng đường thủy quan
trọng của địa phương và các tỉnh lân cận. Khơng những thế đó còn là nguồn tài
ngun du lịch có giá trị trong việc hình thành và khai thác các sản phẩm du lịch
hấp dẫn du khách trong và ngoài nước như các sản phẩm du lịch làng quê, du lịch
sông nước.
* Sinh vật:
Rừng: Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai tính đến năm 2019 tồn tỉnh có
4.240,46 ha rừng các loại. Rừng ở Nam Định chủ yếu là rừng phịng hộ, cây trồng
chính là sú, vẹt, phi lao, bần. Rừng góp phần làm trong lành khơng khí cho khu vực.
Hệ sinh thái: Nam Định thuộc hệ sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới khá đa
dạng và phong phú. Hệ thực vật chiếm khoảng 50%, hệ động vật chiếm khoảng
40% loài động thực vật của cả nước. Đặc biệt là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập

nước Cồn Lu, Cồn Ngạn (nay được công nhận là Vườn Quốc gia Xuân Thủy) có hệ
động thực vật khá đa dạng và phong phú. Nam Định có nguồn lợi thủy sản dồi dào
(gồm thủy sản nước ngọt, nước mặn và nước lợ). Vùng ven biển Nam Định có
nhiều bãi cá lớn với nhiều lồi lồi cá, hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm rảo,
tôm vàng, cua... tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển đồng thời hấp
dẫn du khách.
Như vậy, Nam Định có vị trí tương đối thuận tiện cho phát triển du lịch,
nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng
- Quảng Ninh. Nam Định được ví như điểm chốt của chiếc quạt khổng lồ của
vùng châu thổ sơng Hồng: với bán kính 200 km là các tỉnh Quảng Ninh, Thái
Nguyên, Nghệ An...; với bán kính 100 km là các tỉnh, thành phố Hải Phịng, Hà
Nội, Thanh Hóa; với bán kính 30 km là các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình.
Với vị trí như vậy Nam Định có nhiều thuận lợi cho giao lưu giữa các vùng miền
trong cả nước.
2.1.2. Đặc điểm tín ngưỡng, tơn giáo của người Nam Định
* Tín ngưỡng
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hay còn gọi là
đạo thờ cúng tổ tiên trở thành nếp sống trong mỗi gia đình người Việt Nam và
được thể hiện trong rất nhiều cách thức, từ những biểu hiện bên ngoài như: bàn thờ
gia tiên, giỗ chạp…đến những tâm thức thường trực tiềm tàng trong cách nghĩ,

15


cách cảm, lối sống của cư dân. Không chỉ trong phạm vi gia đình, tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên cịn được biểu hiện ở phạm vi dòng họ. Nhà thờ họ (từ đường) là
một hiện tượng ngày càng phổ biến, phát triển của cư dân Việt nói chung và của
vùng Nam Định nói riêng. Theo số liệu điều tra của Bảo tàng Nam Định, tồn
tỉnh có đến 3.368 từ đường chính phái, hoặc chi, nhánh của các dịng họ. Có
những làng có bao nhiêu dịng họ, chi phái thì có bấy nhiêu từ đường.

- Tín ngưỡng thờ thần – thành hồng: Tín ngưỡng thờ thần, thành
hồnglà tín ngưỡng dân gian của người Việt rất phổ biến ở Nam Định. Theo thống
kê tại 807 làng, xã trên địa bàn Nam Định thờ 2.140 vị thần. Nếu quy chiếu theo
thánh tích, cơng huân của các vị thần, thánh ở Nam Định được phân loại như sau:
+ Những vị thần có cơng với đất nước, có cơng với các triều đình phong kiến
(đánh giặc, dẹp loạn, phị tá triều chính, hoặc “âm phù” nhà vua…) như Đinh Bộ
Lĩnh, Trần Minh Công, Hưng Đạo Vương, Trần Quang Khải, Lương Nguyệt,
ĐặngDung…
+ Những vị thần là tiền hiền khai khẩn, mở đất, lập làng: Trần Vu, Vũ Chi,
Hồng Gia, Phạm Cập, Vũ Duy Hịa (Hải Anh - Hải Hậu), Ngô Miễn (An Cư, Xuân
Trường), Phạm Văn Nghị, Nguyễn Điển, Phạm Thanh (Hải Lạng, Nghĩa Hưng)…
+ Những vị là khoa bảng tài danh (trạng nguyên, tiến sĩ) mở đầu cho truyền
thống khoa bảng của làng: Phạm Bảo, Phạm Đạo Phú (Dương Phạm, Nghĩa Hưng).
+ Có thần là các vị tổ nghề, như Tô Trung Tự (nghề trồng hoa ở Vị Khê,
Nam Trực), Lê Công Hành (Hàng Thêu, TP. Nam Định), Lục vị tổ sư (Vân Chàng,
Nam Trực).
- Tín ngưỡng thờ Mẫu: Tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh ra đời từ thế kỷ
XVI và trở thành tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ, gắn với quần thể kiến trúc Phủ Dầy
thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản. Đây là tín ngưỡng bản địa đặc biệt của người
Việt Nam, là hình thức nâng cao từ tín ngưỡng thờ nữ thần tự xa xưa và nằm trong
mối liên hệ mật thiết với các tơn giáo, tín ngưỡng khác của Việt Nam đặc biệt là tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tín ngưỡng Tứ Bất Tử.
Ngoài ra, Đạo Mẫu cũng sản sinh những sinh hoạt tín ngưỡng đặc sắc,
trong đó đặc sắc nhất phải kể đến nghi lễ hầu đồng, nghi lễ chầu văn, nghi lễ
giáng bút. “Hầu đồng” hay còn gọi là “hầu bóng” là một sinh hoạt văn hóa tâm
linh thuộc về văn hóa dân gian có từ lâu đời, có ý nghĩa tơn vinh các nhân vật
lịch sử cùng với cơng trạng của họ dưới hình thức nhập hồn và hát văn. Về nghệ

16



thuật diễn xướng dân gian, đây là tổng hợp của nhiều hình thức diễn xướng
khác, có tồn bộ dàn nhạc dân tộc, có nghệ thuật hát chèo, hát văn, có kịch múa,
nhảy, hóa trang và nghi lễ. Mỗi người hầu bóng mỗi buổi lễ phải diễn 36 giá
đồng, hóa thân thành 36 nhân vật với những tâm trạng diễn xuất khác nhau. Lễ
tục thờ Mẫu cũng tạo ra các khúc nhạc chầu văn (hay cịn gọi là „hát bóng”) rộn
rã. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng thờ
Mẫu và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần. Bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính
tâm linh với các lời văn trau chuốt, nghiêm trang, với cây đàn cáy độc đáo, với
nhiều đảo phách gây sức mê hoặc. Nội dung những bài hát chầu văn đều là
những lời lẽ tốt đẹp, những ý nghĩ, việc làm tốt đẹp giúp con người hướng về
tính thiện, giúp con người hiểu thêm về Mẫu, về phụ nữ Việt Nam để thông cảm,
trân trọng phụ nữ hơn. Hầu đồng gắn liền với chầu văn là di sản văn hóa nghệ
thuật đặc sắc của Việt Nam. Hầu đồng cịn thì chầu văn cịn, hầu đồng mất thì
chầu văn cũng mất.
Theo kết quả kiểm kê của Bảo tàng tỉnh Nam Định, hiện nay số lượng
các di tích có diễn ra nghi lễ chầu văn được phân bố ở khắp 10 huyện, thành phố
trên địa bàn tỉnh Nam Định với 287 di tích (trong đó có 118 phủ, 64 đền, 29
điện, 51 chùa và 25 di tích khác. Thơng thường các phủ, miếu thường gắn với
tín ngưỡng thờ Mẫu, cịn đền, điện thường gắn với tín ngưỡng thờ Đức Thánh
Trần. Tuy nhiên, ranh giới trên chỉ là tương đối, hiện nay nhiều chùa trên địa bàn
tỉnh Nam Định thường sắp xếp bài trí thờ tự theo kiểu “tiền Phật, hậu Mẫu”,
phần lớn các chùa thường có phủ thờ Mẫu trong khn viên. Tại một số phủ này
cũng diễn ra nghi lễ chầu văn, hầu đồng.
Với vị trí đặc biệt quan trọng của Mẫu Liễu Hạnh cùng các giá trị văn hóa đặc
sắc của đạo Mẫu đã tạo nên sức hấp dẫn cho sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh Nam
Định. Trong số 352 di tích thờ Mẫu tại Nam Định thì Phủ Dầy là cụm di tích quan
trọng nhất, hàng năm thu hút hàng ngàn du khách đến tham quan, chiêm bái. Mảnh đất
này vừa là quê hương, đất phát tích và là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu đồng thời
là nơi khởi nguồn của nghi lễ chầu văn hầu đồng. Lễ hội Phủ Dầy hàng năm được tổ

chức vào ngày mất của Mẫu Liễu và đó cũng chính là ngày “giỗ Mẹ” trong tâm thức
nhân dân. Vào dịp lễ hội, du khách có dịp tham gia một số hoạt động như tế lễ, lễ
rước, trò chơi kéo chữ, cờ người…nhưng hầu như mối quan tâm lớn nhất của họ vẫn
17


là cúng lễ cầu công danh, sức khỏe, tài lộc và tham dự các buổihầu đồng.
Bảng 2.1: Bảng thống kê các di tích thờ Mẫu tại Nam Định
STT

Địa điểm

Phủ
thờ

1

Giao Thủy

12

2

Hải Hậu

10

3

Mỹ Lộc


20

4

Nam Trực

50

5

TP. Nam Định

6

Nghĩa Hưng

20

7

Trực Ninh

28

8

Vụ Bản

20


9

Xuân Trường

10

Miếu Đền, đình
thờ
thờ
9

Phối thờ
chùa

Tổng
cộng

3

5

29

5

8

23


3

5

30

58

2

5

2

59

9

16

25

2

23

1

28
1


5

3

29

12

6

3

21

Ý n

48

6

3

57

Tổng

220

44


72

352

16

Nguồn: Bảo tàng Nam Định
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình văn hóa bản địa có sức sống lâu bền
trong tâm thức quảng đại quần chúng nhân dân. Ở các di tích thờ Mẫu, khơng chỉ
vào hội Phủ Dầy, nhân dân mới đến lễ Mẫu mà hàng ngày, hàng tháng, nhất là
mùng 1, 15 âm lịch, nhân dân đều đến lễ Mẫu, cầu xin an khang, thịnh vượng,
phong đăng hịa cốc…cầu xin vượt qua nhiều khó khăn, rủi ro trong cuộc đời. Đó là
lời cầu xin người Mẹ - một trong hệ thống nữ thần gắn chặt với phong tục, lễ nghi
của cư dân nông ghiệp trồng lúa nước ở khu vực tỉnh Nam Định.
- Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần:
Tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần là một hiện tượng đặc biệt của đời sống
văn hóa dân gian người Việt, là minh chứng tiêu biểu về mối liên hệ giữa yếu tố
lịch sử và dân gian trong các hiện tượng văn hóa dân gian. Bên cạnh khuynh hướng
lịch sử hóa huyền thoại về giới tự nhiên (Mẫu Liễu), cịn có một khuynh hướng
khác đó là huyền thoại hóa cuộc đời và những chiến cơng của các nhân vật lịch
sử, đậm màu sắc dân gian được dân chúng bảo tồn, tiềm ẩn trong cõi sâu thẳm của
tâm linh, và được truyền tụng từ đời này sang đời khác với một vòng hào quang
thần thánh. Trong dòng tâm thức sùng kính đến mức thần thánh hóa những người
có cơng với nước với làng, người Việt đã tôn Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc
18


Tuấn – vị anh hùng dân tộc gắn liền với chiến công lừng lẫy của quân dân nhà
Trần thế kỷ XIII, ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông là: Đức Thánh Trần. Đặc

biệt hơn, vị Thánh cao cả này đã có được một dịng tín ngưỡng – phụng thờ: tín
ngưỡng Đức Thánh Trần hay Đức Thánh Cha.
Trong hệ thống thần linh của người Việt, Đức Thánh Trần là một nhân
thần, một vị thần – người có thật trong lịch sử được thánh hóa, tuy khơng phải là
duy nhất nhưng hẳn khơng có một vị thánh nào trong số đó, suốt dặm dài lịch sử
văn hóa dân tộc lại được nhiều nơi thờ đến như vậy. Việc tôn vinh thờ Hưng Đạo
Đại Vương Trần Quốc Tuấn đã trở thành đạo lý và tín ngưỡng dân gian của nhân
dân ta. Hiện cả nước có khoảng gần 1000 di tích thờ Đức Thánh Trần trong đó
tập trung nhiều nhất ở Nam Định, Hà Nội (mỗi nơi trên 100 di tích), Hà Nam
(hơn 50 di tích), Thái Bình (trên 30 di tích), Hưng n (khoảng 20 di tích) và
Hải Dương (trên 20 di tích). Nhưng nổi tiếng nhất là 3 di tích: đền Bảo Lộc ở
Nam Định, đền Kiếp Bạc ở Hải Dương và đền Trần Thương ở Hà Nam – những
vùng đất có gắn bó chặt chẽ với cuộc đời, sự nghiệp của ông (sinh Kiếp Bạc,
thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc).
Với vị thế là quê hương của Hưng Đạo Vương, tại Nam Định có tới 166 địa
điểm (gồm đền, điện, phủ, miếu, đình, chùa) thờ Đức Thánh Trần. Ngồi 2 địa điểm
thờ chính là đền Bảo Lộc (xã Mỹ Phúc, Mỹ Lộc) – Hưng Đạo Vương được thờ
cùng thân phụ là An Sinh Vương Trần Liễu và đền Cố Trạch (phường Lộc Vượng,
Nam Định) thì các địa điểm khác là “thờ vọng” hoặc “rước chân nhang”.
Đền Bảo Lộc được xây dựng trên phần đất vốn là ấp An Lạc – trang ấp của
An Sinh Vương Trần Liễu và hiện là nơi thờ tự Trần Hưng Đạo cùng gia đình và
các tướng lĩnh của ông. Là quê hương của Hưng Đạo Vương nên đền Bảo Lộc đã
trở thành trọng điểm xây dựng sản phẩm du lịch gắn với tín ngưỡng thờ Đức Thánh
Trần. Vào ngày mất của ông (ngày 20 tháng 8 âm lịch) nhân dân bốn phương về lễ
rất đông, thường gọi là ngày “Hội Bảo Lộc” hay là ngày “Giỗ Cha”. Trong lễ hội
giỗ Cha cũng có hình thức hầu đồng, hát văn giống lễ hội giỗ Mẹ. Tuy nhiên có sự
khác nhau giữa hai tín ngưỡng này. Về tâm linh, nếu như Mẫu Liễu Hạnh giáng trần
ban phát tài lộc hoặc trừng phạt những kẻ không tin vào oai linh của Mẫu thì Đức
Thánh Trần lại chuyên chữa bệnh, giúp người đau yếu, đàn bà hiếm muộn hoặc trừ
tà ma. Bên cạnh hầu đồng cịn có nhiều hình thức xin lộc Thánh khác như bùa trấn

19


trạch, bùa hộ mệnh…sau khi lễ Thánh Trần, người ta đem về dán ở nhà hoặc đeo
bên người để trừ tà ma. Ngồi ra tại đền Bảo Lộc cịn phổ biến hình thức bán khốn
cho trẻ em đến năm 13 tuổi… Như vậy, chính niềm tin thiêng liêng trong tâm thức
dân gian về tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần đã đưa đẩy du khách đến với đền Trần
Nam Định.
* Tôn giáo
- Phật giáo
Theo điều tra của Bảo tàng Nam Định, cả tỉnh có 811 ngơi chùa, trong đó
có 228 ngơi chùa cịn một chiếc bia trở lên (trùng tu, cơng đức, hậu Phật…) và 27
ngôi chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia (trong tổng số
74 di tích quốc gia). Con số đó cũng cho phép hình dung phần nào về tín
ngưỡng Phật giáo ở Nam Định. Hầu hết các ngôi chùa đều được lựa chọn xây
dựng ở vị trí vơ cùng “đắc địa” của thơn xóm, rất thanh tịnh và đậm chất thiên
nhiên. Ở những nơi đó, ta thấy được một phức hợp kiến trúc nghệ thuật gắn bó
hữu cơ và tác động tương hỗ với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, thôn dã mà
chùa chính là cầu nối trung gian. Nhìn từ góc độ mỹ thuật, nhiều ngơi chùa Nam
Định xứng đáng được tôn vinh với tư cách là những bảo tàng nghệ thuật, như chùa
Phổ Minh (TP. Nam Định), chùa Đại Bi (Nam Trực), chùa Lương (Hải Hậu), chùa
Cổ Lễ (Trực Ninh), chùa Keo Hành Thiện (Xuân Trường)... Trong mỗi ngôi chùa,
ngoài vẻ đẹp, sự tinh tế của các họa tiết kiến trúc, điêu khắc cịn thấy được nghệ
thuật bày trí theo thuyết lý Phật giáo. Những pho tượng Phật, Bồ Tát vừa là một
tác phẩm điêu khắc khá hoàn chỉnh vừa được sắp xếp theo một trật tự nhằm
truyền tải vấn đề lịch sử tư tưởng Phật giáo sao cho mọi tín đồ có thể vừa chiêm
bái, vừa được tiếp nhận nhiều tri thức về đạo Phật. Đây là yếu tố hấp dẫn mang lại
giá trị thụ hưởng, giá trị trải nghiệm cho du khách mỗi khi chiêm bái cảnh chùa.
Giáo lý Phật giáo cũng sản sinh ra những sinh hoạt văn hóa đặc sắc, các
nghi thức tơn giáo như: Lễ Vu Lan, Đại lễ Phật Đản, Đàn Tràng giải Oan, tụng

kinh niệm Phật tuần rằm... Tỉnh Nam Định có hơn 100 lễ hội truyền thống, trong
đó phần nhiều là lễ hội Phật giáo. Ngoài phần nghi lễ Phật giáo, lễ hội cịn nhiều
hoạt động văn hóa nghệ thuật độc đáo như: diễn chèo, hát văn gắn với các tích
Phật, múa Phật giáo (Lục cúng hoa đăng), âm nhạc Phật giáo, các phẩm phục;
phần hội với nhiều trò chơi độc đáo như bơi chải, giảng kinh (chùa Cổ Lễ), bơi

20


thuyền, múa ếch (chùa Keo Hành Thiện)… làm cho lễ hội trở nên vô cùng hấp dẫn
về giá trị văn hóa, nghệ thuật, tâm linh.
Như vậy, các di sản văn hóa Phật giáo đã có những đóng góp xứng đáng vào
kho tàng di sản văn hóa phong phú và độc đáo của Nam Định và ngày càng chiếm
giữ vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Không những
thế, nhiều ngôi chùa của tỉnh đã và đang trở thành những giá trị hấp dẫn thu hút
khách du lịch trong tỉnh và khu vực.
- Thiên chúa giáo
Nam Định là nơi có giáo sĩ Cơng giáo đến truyền đạo đầu tiên ở miền Bắc
Việt Nam. Hiện tỉnh có khoảng 30% số dân theo đạo, tập trung đơng ở các
huyện Nghĩa Hưng (48,8%), Hải Hậu (40,3%), Xuân Trường (29,3%), Giao
Thủy (26,3%) .Có thể nói di sản văn hóa Thiên Chúa giáo có sức thu hút lớn
trên 2 phương diện: nghi lễ tôn giáo và kiến trúc nhà thờ, đây là tiềm năng góp
phần tạo nên sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh của Nam Định. Có lẽ, ít nơi nào
trên đất nước Việt Nam mà các thánh đường công giáo lại tập trung với mật độ
dày đặc như ở Nam Định. Ở các huyện ven biển, chỉ cần đi vài cây số là sẽ thấy
một ngôi nhà thờ lớn, có mái vịm rộng và tháp cao nằm giữa xóm làng. Nhà thờ
Thiên Chúa giáo thường được xây dựng ở ven đường quốc lộ, rất thuận lợi về
mặt giao thông. Đến đây, khách du lịch không chỉ đang ghé thăm một xứ đạo lâu
đời mà còn được chiêm ngưỡng vô vàn nhà thờ với kiến trúc đẹp và ấn tượng:
nhà thờ Phú Nhai, một trong những thánh đường đẹp nhất Đơng Dương, được

xây dựng trên một diện tích khá lớn; hay như nhà thờ Bùi Chu – nhà thờ nổi
tiếng và lâu năm nhất Nam Định, nơi đang trưng bày chiếc khèn đồng lớn nhất
Việt Nam…
Với Thiên Chúa giáo, những hình thức nghi lễ tơn giáo mang tính toàn
cầu và được thực hiện nghiêm túc, thống nhất. Khi hành lễ, Linh mục là người
thay mặt Chúa rao giảng kinh Phúc âm và làm các phép bí tích như rửa tội, giải
tội… Lấy việc kính trọng và thờ phụng Đức Chúa trời trên hết mọi sự, do vậy
những nghi lễ tơn giáo đều có liên quan đến Đức Chúa và các tín đồ của ngài.
Những lễ trọng khơng theo mùa như lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh, lễ Chúa thăng
thiên, lễ Chúa hiển linh, lễ Chúa nhật... Những lễ hội được diễn ra tại các nhà
thờ, có quy mơ tương đối lớn và thu hút đơng đảo tín đồ và nhân dân ngoại

21


×