Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

THU NHẬP VÀ ĐỊNH GIÁ CÁC YÊU TỐ SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.85 KB, 2 trang )

Nhóm 1: Tạ Đức Anh, Mai Ngoc Dung, Nguyễn Lê Quốc Dũng, Nguyễn Hồng Hảo, Phan Đình Hải, Nguyễn Xuân Hạnh
BÀI TẬP 2: THU NHẬP VÀ ĐỊNH GIÁ CÁC YÊU TỐ SẢN XUẤT
1. Thu nhập:
Thu nhập là tổng số tiền thu được hay tiền mặt mà một người hay một hộ gia đình kiếm được
trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). Tổng tất cả mọi khoản thu nhập là thu nhập
quốc dân.
2. Phân phối thu nhập:
Phân phối thu nhập trong xã hội dựa vào lý thuyết phân phối thu nhập – lý thuyết phân tích cách
thức phân phối thu nhập và tài sản trong xã hội.
Phân phối thu nhập trong xả hội bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau:
Thu nhập từ lao động: bao gồm tiền công và tiền lương, phúc lợi và các dạng từ thu nhập từ lao
động khác.
Thu nhập từ tài sản: bao gồm từ thu nhập của người sở hữu cá thể, tiền thuê ròng (cho thuê nhà),
lợi nhuận công ty, lãi ròng (gửi tiết kiệm).
Mỗi người tùy vào việc sở hữu một hay nhiều yếu tố kể trên, tỷ lệ của các yếu tố mà có thu nhập
khác nhau. Thu nhập cá nhân phụ thuộc phần lớn vào những yếu tố mà cá nhân đó sở hữu (bao gồm
các yếu tố sản xuất và những tài sản tài chính).
3. Cầu về các yếu tố sản xuất:
Cầu của các yếu tố sản xuất cũng giống như cầu về hàng hóa tiêu
dùng đều được quyết định bởi sự tác động qua lại bởi cung và cầu về
yếu tố hay hàng hóa đó. Cầu của các yếu tố đó đều dựa vào đường
cầu dốc. Qui luật cầu của các yếu tố sản xuất cũng là qui luật đường
cầu dốc xuống tức khi tiền thuê các yếu tố đó tăng lên thì doanh
nghiệp sẽ có xu hướng thuê yếu tố đó it đi.
Tuy nhiên cầu về các yếu tố sản xuất khác với cầu về hàng hóa
tiêu dùng ở hai điểm cơ bản sau: thứ nhất, cầu về các yêu tố là cầu hệ
quả; thứ hai, cầu về yếu tố là cầu phụ thuộc lẫn nhau.
• Cầu về yếu tố sản xuất là cầu hệ quả:
Cầu của người tiêu dùng về hàng hóa họ muốn mua là xuất phát từ sự hưởng thụ trực tiếp hay lợi
ích trực tiếp mà hàng hóa cung cấp cho họ.
Cầu về yếu tố sản xuất không nhằm vào sự thỏa mãn trực tiếp mà dùng yếu tố sản xuất đầu vào để


thu được doanh thu từ việc sử dụng những yếu tố đó.
Cầu của người tiêu dùng quyết định số lượng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp. Từ đó doanh
nghiệp quyết định nhu cầu về yếu tố sản xuất đầu vào cho phù hợp. Như vậy cầu của người tiêu dùng
thực sự quyết định cầu của doanh nghiệp về các yếu tố sản xuất đầu vào. Hay nói cách khác là cầu của
doanh nghiệp về các yếu tố sản xuất là hệ quả trực tiếp của người tiêu dùng về hàng hóa cuối cùng mà
doanh nghiệp sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất ra nó.
• Cầu về các yếu tố sản xuất phụ thuộc lẫn nhau:
Sản xuất là một nổ lực tập thể. Bản thân các yếu tố không thể tự nó sản xuất ra được sản phẩm mà
phải có sự kết hợp của các yếu tố lại với nhau. Nếu một doanh nghiệp chỉ có vốn mà không có đất
hoặc không có vốn thì cũng không thể sản xuất. Tương tự nếu chỉ có đất không thì cũng sẽ không làm
Nhóm 1: Tạ Đức Anh, Mai Ngoc Dung, Nguyễn Lê Quốc Dũng, Nguyễn Hồng Hảo, Phan Đình Hải, Nguyễn Xuân Hạnh
được gì…. Các yếu tố sản xuất phụ thuộc lẫn nhau giữa năng suất của đất đai, năng suất của lao động
và của hàng hóa vốn. Các yếu tố đầu vào tác động qua lại với nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Không thể tách rời các yếu tố đầu vào trong quá trình tạo ra sản phẩm.
4. Những yếu tố quyết định cầu về các yếu tố đầu vào của sản xuất:
• Tối đa hóa lợi nhuận.
Để tối đa hóa lợi nhuận, đầu vào sẽ được bổ sung cho tới khi nào giá cả cuối cùng (doanh thu
biên) của sản phẩm vượt quá chi phí đầu vào (chi phí biên) của nó. Doanh nghiệp sẽ tiếp tục có nhu
cầu về yếu tố đầu vào chừng nào doanh thu tăng thêm của đầu vào đó còn vượt quá chi phí tăng thêm
cho yếu tố ấy.
• Chi phí tối thiểu:
Chi phí sẽ được giảm thiểu khi sản phẩm biên trên một đôla đầu vào bằng nhau đối với mọi đầu
vào.
• Doanh thu biên
Doanh thu biên quyết định lượng cầu về đầu vào. Một doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận sẽ chọn
các lượng đầu vào sao cho giá của mỗi đầu vào bằng doanh thu biên của đầu vào đó.
5. Cung về các yếu tố đầu vào của sản xuất
Cung về các yếu tố đầu vào được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau.
• Với cung nhân công lao động:
Các yếu tố quyết định như dân số (tuổi tác, giới tính, giáo dục và cơ cấu gia đình).

• Với đất đai:
Cung được quyết định bởi các yếu tố tự nhiên như cấu tạo địa chất…. Cung về vốn thường là
cố định. Tuy nhiên giá trị của nó có thể thay đổi tùy vào việc đánh thuế của nhà nước.
• Với vốn:
Cung về vốn phụ thuộc những đầu tư trong quá khứ của các doanh nghiệp, các hộ gia đình và
chính phủ. Trong ngắn hạn, trữ lượng vốn là cố định nhưng về dài hạn, cung về vốn rất nhạy
cảm với các yếu tố kinh tế như thu nhập hay lãi suất.

×