Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Luận văn Thạc sĩ: Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y tế tại Trung tâm Thông tin thư viện Trường Đại học Y tế công cộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.22 KB, 13 trang )

Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y tế tại
Trung tâm Thông tin thư viện Trường Đại học
Y tế công cộng
Phạm Quỳnh Trang
Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học Thư viện; Mã số: 60 32 20
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thu Thảo
Năm bảo vệ: 2013
Abtract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác tổ chức và khai thác nguồn
lực thơng tin nói chung và nguồn lực thơng tin y tế nói riêng tại Trung tâm thông tin - thư
viện trường Đại học Y tế cơng cộng. Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác tổ chức và
khai thác nguồn lực thông tin y tế tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Y
tế công cộng. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và khai
thác nguồn lực thông tin y tế tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Y tế
công cộng
Keywords: Nguồn lực thông tin, Thông tin y tế, Thư viện
Content


MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU...................................................................................................6
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................6
2. Tình hình nghiên cứu ..............................................................................8
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................8
4. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................9
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 10
6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 10
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................. 10
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu ................................................................. 11
9. Cấu trúc của luận văn .......................................................................... 11
NỘI DUNG ..................................................................................................... 12


CHƢƠNG 1: TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC NGUỒN LỰC THÔNGTIN Y TẾ
TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƢ VIỆN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG ................................................ 12
1.1. Các vấn đề chung về tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y tế . 12
1.1.1. Nguồn lực thông tin ....................................................................... 12
1.1.2. Nguồn lực thông tin y tế ................................................................ 13
1.1.3. Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin ..................................... 15
1.2. Khái quát về Trƣờng Đại học Y tế công cộng ..................................... 16
1.2.1. Lịch sử hình thành và tương lai phát triển..................................... 16
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ ...................................................................... 19
1.2.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................... 23
1.3. Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Trƣờng Đại học Y tế Công cộng ... 25
1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ ..................................................................... 26
1.3.2. Cơ cấu tổ chức ............................................................................... 28
1.3.3. Nguồn lực thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Y
tế công cộng ..................................................................................................... 28
3


1.4. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại Trung tâm ..................... 32
1.4.1. Người dùng tin tại Trung tâm ....................................................... 36
1.4.2. Nhu cầu tin tại Trung tâm .............................................................. 37
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ KHAI THÁC ................... 42
NGUỒN LỰC THÔNG TIN Y TẾ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƢ
VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG ..................................... 42
2.1. Thực trạng tổ chức nguồn lực thông tin y tế ....................................... 42
2.1.1. Tổ chức các kho tài liệu ................................................................. 42
2.1.2. Tổ chức các công cụ tra cứu .......................................................... 51
2.1.3. Tổ chức website thư viện ............................................................... 62
2.2. Khai thác nguồn lực thông tin y tế........................................................ 66

2.2.1. Khai thác các kho tài liệu ................................................................ 71
2.2.2. Khai thác các công cụ tra cứu ........................................................ 69
2.2.3. Khai thác website........................................................................... 76
2.3. Đánh giá công tác tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y tế tại Trung
tâm................................................................................................................... 77
2.3.1. Ưu điểm ......................................................................................... 77
2.3.2. Hạn chế .......................................................................................... 77
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC VÀ KHAI
THÁC NGUỒN LỰC THÔNG TIN Y TẾ TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG ........................... 79
3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức nguồn lực thông tin y tế........................... 79
3.1.1. Chuyển đổi kho tài liệu luận văn sang hình thức kho mở ............. 79
3.1.2. Triển khai hoạt động xử lý nội dung cho báo, tạp chí ................... 79
3.1.3. Nâng cao chất lượng website ......................................................... 80
3.1.4. Nâng cao chất lượng hệ thống tra cứu hiện có .............................. 80
3.1.5. Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu tồn văn .................................. 80
3.2. Nhóm giải pháp về khai thác nguồn lực thông tin y tế ....................... 81
3.2.1. Tạo lập trang Facebook/Fanpage................................................... 82
4


3.2.2. Tăng cường máy móc trang thiết bị ............................................... 82
3.2.3. Tăng cường đường truyền Internet, hệ thống mạng không dây .... 83
KẾT LUẬN .................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5


LỜI NĨI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về Cơng
tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã chỉ ra
rằng sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của tồn xã hội. Bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn
nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách
ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển,
thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ.
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia
đình và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trị
nịng cốt về chun mơn và kỹ thuật. Cùng với các ban ngành đoàn thể trong ngành y
tế, công tác giáo dục đào tạo để tạo ra đội ngũ y bác sĩ, những cán bộ y tế có trình độ
cao, có đạo đức nghề nghiệp đã góp phần to lớn hoàn thành các nhiệm vụ chiến lược
mà Đảng và Nhà nước đã giao cho ngành y tế.
Để thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, nâng cao sức khoẻ,
tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nịi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ
Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng u cầu
cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có đóng góp không nhỏ
của hệ thống thông tin y tế với các nguồn lực thông tin rộng khắp. Hệ thống thông tin
y tế cần phải củng cố hệ thống báo cáo thống kê, thông tin quản lý và cung cấp các
thông tin kịp thời với độ tin cậy cao cho công tác quản lý ở các cấp.
Nguồn lực thông tin y tế có tầm quan trọng và ảnh hưởng rất lớn trong cơng tác
chăm sóc sức khoẻ và phịng chống bệnh tật cho con người. Hiện nay trên thế giới
nguồn tin này đang được thu thập và phổ biến rộng rãi cho các nhà khoa học, các nhà
nghiên cứu, những người làm cơng tác y tế nói riêng và mọi cá nhân trong xã hội nói
6



chung. Tuy nhiên ở Việt Nam những nguồn tin có giá trị này chưa được nhiều người
biết đến và sử dụng.
Trường Đại học Y tế công cộng là đơn vị độc lập duy nhất đào tạo lĩnh vực y tế
công cộng hiện nay trên đất nước ta. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, Y tế
công cộng là ngành tổ chức các nỗ lực của xã hội đến phát triển các chính sách sức
khỏe cơng cộng, để tăng cường sức khỏe, để phòng bệnh và để nâng cao công bằng
trong xã hội, trong khuôn khổ sự phát triển bền vững. Đây là một ngành khoa học
mới mẻ, tập trung tuyên truyền phổ biến những kiến thức về y học và sức khoẻ cho
nhân dân để phòng chống bệnh trong cộng đồng.
Chính vì vậy mà những nguồn tin về y học càng có ý nghĩa quan trọng đối với
giảng viên và sinh viên nhà trường. Nhận thức được vấn đề đó, Trung tâm Thơng tin Thư viện trường Đại học Y tế công cộng (sau gọi tắt là Trung tâm) đã khơng ngừng
đổi mới, tìm kiếm những nguồn thơng tin y học có giá trị làm phong phú hơn nguồn
lực thơng tin hiện có của nhà trường.
Vốn tài liệu là tài sản quý giá nhất của mỗi thư viện và tại TT TT-TV trường
ĐHYTCC, nguồn lực thông tin y tế là nguồn tin quý giá nhất. Các thông tin y tế rất
đa dạng và phong phú được trình bày cả ở dạng truyền thống và dạng điện tử. Tuy
nhiên, để đưa những thông tin này đến được với người dùng tin là vơ cùng khó nhưng
các thư viện phải làm cho được để đáp ứng nhu cầu của người dùng tin. Trong những
năm qua, TT TT-TV trường ĐHYTCC đã xây dựng và bước đầu đưa vào phục vụ
những nguồn tin y tế đáp ứng nhu cầu giảng dạy và nghiên cứu của nhà trường.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Trung tâm và khai thác có hiệu quả
các nguồn thơng tin y tế hiện có, tôi đã lựa chọn đề tài “Tổ chức và khai thác nguồn
lực thông tin y tế tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Y tế công
cộng” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Với đề tài này, tơi hy vọng sẽ nghiên cứu để
hồn thiện cơng tác tổ chức và khai thác các nguồn lực thông tin y tế hiện có và đề
xuất một số giải pháp để tổ chức và khai thác có hiệu quả hơn nữa nguồn lực thông
tin y tế tại Trung tâm.
7



2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về tổ chức và khai thác nguồn lực thơng tin đã có một số đề tài
nghiên cứu của các tác giả thực hiện.
Trong luận văn “Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin - thư viện Đại học
Thái Nguyên”, tác giả Hà Thị Thu Hiếu đã chỉ ra các kênh chuyển giao thông tin là
kênh văn bản và kênh điện tử để từ đó tổ chức khai thác nguồn lực thơng tin của Đại
học Thái Nguyên về các lĩnh vực như nông lâm, kỹ thuật công nghiệp…
Nghiên cứu “Tổ chức và khai thác nguồn tư liệu chiến tranh hoá học tại Ban 10
- 80, trường Đại học Y Hà Nội”, tác giả Trần Thị Hảo đã khái quát về nguồn tư liệu
chiến tranh hoá học và phạm vi ứng dụng của nguồn tài liệu này để tổ chức và khai
thác sử dụng.
Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Nhung có luận văn nghiên cứu đề tài “Tổ chức và khai
thác nguồn lực thông tin ở Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Y Hà Nội” đã chỉ
ra các biện pháp để tăng cường tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin là phải đẩy
mạnh hệ thống các sản phẩm và dịch vụ thông tin.
Nghiên cứu về Trung tâm Thông tin - thư viện trường Đại học Y tế công cộng,
luận văn “Tăng cường hoạt động thông tin – thư viện ở Trường Đại học Y tế công
cộng trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Bùi Thị Ngọc Oanh bảo vệ năm 2012 đề
cập đến tồn bộ hoạt động thơng tin thư viện của Trung tâm, không tập trung đi sâu
và khâu tổ chức, khai thác nguồn lực thông tin y tế.
Đề tài “Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y tế tại Trung tâm Thông tin
- Thư viện trường Đại học Y tế công cộng” tập trung vào đối tượng chính là nguồn
lực thơng tin y tế với hướng tiếp cận đi sâu vào công tác tổ chức và khai thác các kho
tài liệu, các CSDL và website thư viện chưa có tác giả nào nghiên cứu. Đây là hướng
tiếp cận hồn tồn mới, khơng trùng lặp với bất kỳ đề tài nào đã nghiên cứu trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
8


 Mục đích nghiên cứu

Thơng qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thực trạng cơng tác tổ chức và
khai thác nguồn lực thông tin y tế tại TT TT-TV trường ĐHYTCC, tác giả muốn đưa
ra các giải pháp nhằm hồn thiện và nâng cao hiệu quả của cơng tác tổ chức và khai
thác nguồn lực thông tin y tế tại Trung tâm, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
giảng dạy và học tập của nhà trường.
 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu nguồn lực thông tin y tế trong hoạt động của TT TT-TV trường
ĐHYTCC.
Tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y tế bao
gồm công tác tổ chức và khai thác các kho tài liệu, các CSDL và website của TT TTTV trường ĐHYTCC.
Trên cơ sở những nghiên cứu đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng
cao chất lượng công tác tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y tế tại TT TT-TV
trường ĐHYTCC.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Để đáp ứng nhu cầu tin của NDT và hiệu quả hoạt động của một cơ quan thông
tin thì nguồn lực thơng tin cần phải quan tâm phát triển. Đối với TT TT-TV trường
ĐHYTCC, nguồn lực thông tin y tế phải được chú trọng.
Trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường ĐHYTCC, TT
TT-TV của trường là trung tâm học liệu nơi cung cấp những nguồn tài liệu phục vụ
giảng viên và sinh viên nhà trường. Nếu tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y tế
tốt và có hiệu quả thì cơng tác đào tạo và nghiên cứu khoa học sẽ được nâng cao.
Nguồn lực thông tin y tế phong phú sẽ được khai thác có hiệu quả và tuyên truyền
rộng rãi trong các cán bộ trong ngành y tế. Với điều kiện con người và cơ sở vật chất
sẵn có, TT TT-TV trường ĐHYTCC sẽ tổ chức và khai thác được nguồn lực thông tin
9


y tế để phục vụ cho cán bộ giảng viên và sinh viên trường ĐHYTCC, đóng góp
chung vào sự phát triển của nhà trường.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu
Tại TT TT-TV trường ĐHYTCC, toàn bộ nguồn lực thông tin tập trung vào lĩnh
vực y tế, khơng có tài liệu thuộc các lĩnh vực khác.
Luận văn đi sâu nghiên cứu thực trạng công tổ chức và khai thác nguồn lực
thông tin y tế tại TT TT-TV trường ĐHYTCC
 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin
y tế tại TT TT-TV trường ĐHYTCC trong phạm vi thời gian từ năm 2003 đến nay
khi TT TT-TV đã được trang bị phần mềm và từng bước tin học hố, hiện đại hố
trong hoạt động của mình.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác
thông tin - thư viện, Luận văn được nghiên cứu, thực hiện dựa trên sự tổng hợp các
phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp quan sát trực tiếp.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp thống kê số liệu.
- Phương pháp điều tra bảng hỏi
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
10


Ý nghĩa khoa học: Đóng góp cho ngành TT-TV những thông tin chung và các
nguồn thông tin trong lĩnh vực y tế.
Ý nghĩa thực tiễn: rút ra những kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức và khai thác
các nguồn lực thông tin y tế, đưa ra những giải pháp để hồn thiện cơng tác tổ chức
và khai thác nguồn lực thông tin y tế tại TT TT-TV trường ĐHYTCC . Luận văn
cũng góp phần giới thiệu một nguồn thơng tin đặc thù trong hoạt động thông tin là

thông tin y tế đến với đông đảo NDT.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu nghiêm túc với kết quả dự kiến là 80 trang
A4. Trong đó, đề tài nghiên cứu được nguồn lực thông tin y tế trong hoạt động của
TT TT-TV trường ĐHYTCC, nhận định được thực trạng công tác tổ chức và khai
thác nguồn lực thông tin y tế cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện, nâng
cao chất lượng cơng tác tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y tế tại TT TT-TV
trường ĐHYTCC.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo, luận
văn được xây dựng gồm 3 chương:
Chương 1: Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y tế trong hoạt động của
Trung tâm Thông tin - thư viện trường Đại học Y tế công cộng
Chương 2: Thực trạng tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y tế tại Trung
tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Y tế công cộng.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin y
tế tại Trung tâm Thông tin - Thư viện trường Đại học Y tế công cộng.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm
2005 của Bộ Chính trị về Cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe
nhân dân trong tình hình mới.
2. Bộ Y tế (2001), Quyết định số 2175/2001/QĐ-BYT: Quyết định của Bộ
trưởng Bộ Y tế Ban hành Quy chế tạm thời về Tổ chức và hoạt động của
Trường Đại học Y tế công cộng

3. Bộ Y tế (2006), Thông tin phổ biến giáo dục pháp luật về y tế, Y học,
Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2006), Tổ chức, quản lý y tế và chính sách y tế, Y học, Hà Nội.
5. Chính phủ (2001), Quyết đinh số 65/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập Trường Đại học Y tế cơng cộng
6. Chính phủ (2001), Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân giai đoạn 2001-2010
7. Nguyễn Duy Dũng (2000), Đổi mới hệ thống thông tin thư viện y học
Bộ Y tế, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội, 69 tr.
8. Nguyễn Thị Đào (2008), Về vấn đề tổ chức kho mở trong các thư viện
hiện nay, Tạp chí Thơng tin - Tư liệu, số 3. tr. 23 - 27.
9. Nguyễn Tiến Đức (2010), Phát triển nguồn lực thơng tin phục vụ cơng
tác đào tạo tín chỉ tại Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Lao


động – xã hội, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thư viện, Trường Đại học
Khoa học xã hội và nhân văn, 84 tr.
10. Nguyễn Thị Hai (2007), Chia sẻ nguồn lực thơng tin - thư viện, Tạp
chí Thư viện Việt Nam, số 3, tr. 45 - 47.
11. Trần Thị Hảo (2008), Tổ chức và khai thác nguồn tư liệu chiến tranh
hóa học tại Ban 10-80 trường Đại học Y Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Khoa
học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 86 tr.
12. Nguyễn Tiến Hiển, Kiều Văn Hốt (2005), Tổ chức và bảo quản tài liệu,
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 207 tr.
13. Nguyễn Tiến Hiển, Nguyễn Thị Lan Thanh (2002), Quản lý thư viện và
trung tâm thơng tin, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 237 tr.
14. Hà Thị Thu Hiếu (2002), Tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin tại
Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ

Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 87 tr.
15. Trần Thị Bích Hồng, Cao Minh Kiểm (2008), Tra cứu thông tin trong
hoạt động thư viện – thông tin , NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 292 tr.
16. Nguyễn Tuấn Khoa (2005), Hệ thống thông tin thư viện y học Việt
Nam: Hiện trạng, kinh nghiệm và định hướng phát triển, Kỷ yếu Hội nghị
ngành Thông tin Khoa học và Công nghệ - Lần thứ V
17. Nguyễn Tuấn Khoa (2006), Một số ý kiến về thư viện điện tử và hiện
đại hóa thư viện y học ở nước ta, Tạp chí Thơng tin - Tư liệu, số 1.
18. Nguyễn Tuấn Khoa (2006), Tiêu chuẩn hóa trong họat động thông tin y
học, Kỷ yếu hội thảo Tăng cường cơng tác tiêu chuẩn hóa trong hoạt động
Thơng tin - tư liệu.


19.Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2003), Nghiên cứu việc tổ chức và khai thác
nguồn lực thông tin ở Trung tâm Thông tin – thư viện trường Đại học Y
Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Thư viện, Trường Đại học Văn hóa
Hà Nội, 77 tr.
20. Trần Việt Thế Phương (2000), Truy cập thông tin y khoa trên Internet
bằng PUBMED, Thông tin Y dược, số 8, tr. 336-338.
21. Đoàn Phan Tân (2006), Thông tin học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà
Nội, 388 tr.
22.Trường Đại học Y tế cộng cộng (2011), Trường Đại học Y tế công cộng
2008-2010 .- 72 tr.

2. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
23.Martha J. Garrett (2009), Finding Online Health Information, Vietnam
National Training Programme "Developing capacity for health information
access and use", Hanoi.
24.HINARI: />25.National Center for Biotechnology Information(NCBI):
/>24. World Health Organization: />



×