Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Giáo trình Lắp đặt và bảo dưỡng động cơ điện xoay chiều không đồng bộ (Nghề: Điện dân dụng) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 138 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: LẮP ĐẶT VÀ BẢO DƯỠNG
ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU
KHƠNG ĐỒNG BỘ
NGHỀ: ĐIỆN DÂN DỤNG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-….ngày….tháng….năm……..
…………của……………………………………

Ninh Bình, năm 2019


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
TÀI LIỆU NÀY THUỘC LOẠI
SÁCH GIÁO TRÌNH NÊN CÁC
NGUỒN THƠNG TIN CĨ THỂ ĐƯỢC
PHÉP DÙNG NGUN BẢN HOẶC
TRÍCH DÙNG CHO CÁC MỤC ĐÍCH
VỀ ĐÀO TẠO VÀ THAM KHẢO .
MỌI MỤC ĐÍCH KHÁC MANG
TÍNH LỆCH LẠC HOẶC SỬ DỤNG
VỚI MỤC ĐÍCH KINH DOANH THIẾU
LÀNH MẠNH SẼ BỊ NGHIÊM CẤM.

MÃ TÀI LIỆU: ......................

2




LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình: Lắp đặt và bảo dưỡng động cơ điện xoay chiều không đồng
bộ (KĐB) bao gồm 18 bài như sau:
Bài 1. Đại cương về động cơ điện xoay chiều KĐB một pha
Bài 2. Bảo dưỡng, kiểm tra đánh giá chất lượng động cơ điện xoay chiều KĐB
một pha có khâu từ cực (vịng ngắn mạch)
Bài 3. Bảo dưỡng, kiểm tra đánh giá chất lượng động cơ điện xoay chiều KĐB
một pha có cuộn phụ và tụ thường trực, tụ khởi động
Bài 4. Đảo chiều quay động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có cuộn phụ bằng
cầu dao 2 ngả
Bài 5. Đảo chiều quay động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có cuộn phụ bằng
khởi động từ kép
Bài 6.Thay công tắc ly tâm động cơ điện xoay chiều KĐB một pha có cuộn phụ
Bài 7. Thay ổ bi, bạc đỡ động cơ điện xoay chiều KĐB một pha
Bài 8. Tháo, lắp và bảo dưỡng động cơ điện xoay chiều KĐB ba pha
Bài 9. Xác định cực tính của bộ dây stato động cơ điện xoay chiều KĐB ba pha
Bài 10. Lắp mạch điện điều khiển động cơ điện xoay chiều KĐB ba pha bằng
cầu dao
Bài 11. Lắp mạch điện điều khiểnđộng cơ điện xoay chiều KĐB ba pha bằng
khởi động từ đơn
Bài 12. Lắp mạch điện khởi động Y/ động cơ xoay chiều KĐB ba pha bằng cầu
dao 2 ngả
Bài 13. Lắp mạch điện khởi động Y/ động cơ xoay chiều KĐB ba pha bằng
khởi động từ kép
Bài 14. Lắp mạch đảo chiều quay động cơ điện xoay chiều KĐB ba pha bằng
cầu dao 2 ngả
Bài 15. Lắp mạch đảo chiều quay động cơ điện xoay chiều KĐB ba pha bằng
khởi động từ kép

Bài 16. Lắp mạch đảo chiều quay động cơ điện xoay chiều KĐB ba pha bằng
cơng tắc hành trình
Bài 17. Lắp mạch đảo chiều quay động cơ điện xoay chiều KĐB ba pha theo
thời gian chỉnh định
Bài 18. Bảo dưỡng ổ bi, bạc đỡ động cơ điện xoay chiều KĐB ba pha
Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã tham khảo các tài liệu và giáo
trình khác như ở phần cuối giáo trình đã thống kê.
3


Lần đầu được biên soạn và ban hành, giáo trình chắc chắn sẽ cịn khiếm
khuyết; rất mong các thày cơ giáo và những cá nhân, tập thể của các trường đào
tạo nghề và các cơ sở doanh nghiệp quan tâm đóng góp để giáo trình ngày càng
hồn thiện hơn, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của Mơ đun nói riêng và ngành
điện dân dụng cũng như các chuyên ngành kỹ thuật nói chung.
Xin chân thành cảm ơn!
Ninh Bình, ngày tháng năm 2019
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên: ………………….
2. ………………………… ..

4


MỤC LỤC
TRANG
BÀI 1 ........................................................................................................... 12
ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU ................................... 12
KHÔNG ĐỒNG BỘ MỘT PHA .................................................................. 12
1. Khái niệm. ................................................................................................ 12

2. Từ trường đập mạch. ............................................................................ 12
BÀI 2 ........................................................................................................... 17
BẢO DƯỠNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN
XOAY CHIỀU KĐB MỘT PHA CÓ KHÂU TỪ CỰC ............................... 17
(VÒNG NGẮN MẠCH) .............................................................................. 17
1. Cấu tạo. ..................................................................................................... 17
2. Nguyên lý làm việc. ................................................................................ 18
3. Xác định các đầu dây của động cơ xoay chiều KĐB có khâu từ
cực (vòng chập) .......................................................................................... 19
4. Tháo lắp động cơ xoay chiều khơng đồng bộ 1 pha có vịng chập.
......................................................................................................................... 21
5. Kiểm tra đánh giá chất lượng động cơ ............................................. 22
BÀI 3 ........................................................................................................... 26
BẢO DƯỠNG, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỘNG CƠ ĐIÊN
XOAY CHIỀU KĐB MỘT PHA CÓ CUỘN PHỤ VÀ TỤ THƯỜNG
TRƯỢC,TỤ KHỞI ĐỘNG........................................................................... 26
1. Cấu tạo. ..................................................................................................... 26
2. Nguyên lý làm việc. ................................................................................ 26
3. Xác định cuộn dây chính, cuộn phụ. .................................................. 27
BÀI 4 ........................................................................................................... 29
ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB MỘT PHA CÓ
CUỘN PHỤ BẰNG CẦU DAO 2 NGẢ ...................................................... 29
1. Sơ đồ mạch điện đảo chiều quay động cơ điện xoay chiều không
đồng bộ một pha có cuộn phụ bằng cầu dao 2 ngả . .......................... 29
2. Đấu dây đảo chiều quay động cơ bằng cầu dao 3 pha 2 ngả....... 31
3. Thực hiện đấu dây và vận hành khai thác động cơ. ...................... 32
BÀI 5 ........................................................................................................... 34
ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB MỘT PHA CÓ
CUỘN PHỤ BẰNG KHỞI ĐỘNG TỪ KÉP ................................................ 34
1.Sơ đồ mạch đảo chiều động cơ bằng khởi động từ kép ................ 34

2. Đấu dây đảo chiều quay động cơ bằng khởi động từ kép. .......... 36
3. Thực hiện đấu dây và vận hành khai thác động cơ. ...................... 37
BÀI 6 ........................................................................................................... 39
THAY CÔNG TẮC LY TÂM ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB MỘT
PHA CÓ CUỘN PHỤ .................................................................................. 39
5


1.Cấu tạo và nguyên lý làm việc của công tắc ly tâm ......................... 39
2.Thay thế, hiệu chỉnh, sửa chữa công tắc ly tâm .............................. 39
BÀI 7 ........................................................................................................... 42
THAY Ổ BI, BẠC ĐỠ ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB MỘT PHA42
1.Phương pháp thay thế ổ bi, bạc đỡ động cơ .................................... 42
2.Thay thế ổ bi, bạc đỡ .............................................................................. 42
BÀI 8 ........................................................................................................... 46
THÁO, LẮP VÀ BẢO DƯỠNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU ............ 46
KĐB BA PHA.............................................................................................. 46
1. Cấu tạo của động cơ điện xoay chiều KĐB ba pha ........................ 46
2. Các thông số định mức......................................................................... 49
3. Nguyên lý làm việc của động cơ điện xoay chiều KĐB ba pha .. 50
4. Từ trường quay ba pha ........................................................................ 51
5. Hiện tượng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục những hư
hỏng ............................................................................................................... 54
6. Tháo lắp động cơ điện xoay chiều KĐB ba pha .............................. 54
BÀI 9 ........................................................................................................... 56
XÁC ĐỊNH CỰC TÍNH CỦA BỘ DÂY STATO ........................................ 56
ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB 3 PHA ........................................... 56
1. Ý nghĩa của việc xác định cực tính và các phương pháp xác định
cự tính ........................................................................................................... 57
2. Phương pháp xác định cực tính bộ dây stato động cơ điện xoay

chiều KĐB ba pha. ...................................................................................... 57
3. Xác định cực tính , đấu dây vào hộp đấu nối .................................. 59
4 . Đấu dây vận hành thử đo các thông số ........................................... 60
BÀI 10 ......................................................................................................... 62
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ XOAY CHIỀU .................... 62
KĐB 3PHA BẰNG CẦU DAO.................................................................... 62
1. Sơ đồ mạch điện điều khiển động cơ điện xoay chiều 3 pha rơ to
lồng sóc bằng cầu dao................................................................................ 63
2 . Qui trình đấu dây vận hành. .............................................................. 65
3. Đấu dây, kiểm tra, sửa chữa và vận hành........................................ 65
BÀI 11 ......................................................................................................... 68
LẮP MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂNĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB BA
PHA BẰNG KHỞI ĐỘNG TỪ ĐƠN........................................................... 68

6


1. Sơ đồ mạch điện điều khiển động cơ điện xoay chiều kđb 3 pha
rơ to lồng sóc bằng khởi động từ đơn................................................... 68
2. Đấu dây mạch điện . .............................................................................. 71
3. Kiểm tra và vận hành ............................................................................ 72
4 .Sai hỏng thường gặp ,nguyên nhân và cách khắc phục ............... 74
BÀI 12 ......................................................................................................... 78
LẮP MẠCH ĐIỆN KHỞI ĐỘNG Y/ ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU
KĐB 3 PHA BẰNG CẦU DAO 2 NGẢ ...................................................... 78
1. Sơ đồ mạch điện khởi động Y/ động cơ điện xoay chiều kđb 3
pha rơ to lồng sóc bằng cầu dao hai ngả............................................... 78
2. Đấu dây mạch điện . .............................................................................. 81
3. Kiểm tra và vận hành ............................................................................ 83
4 .Sai hỏng thường gặp ,nguyên nhân và cách khắc phục ............... 83

BÀI 13 ......................................................................................................... 86
LẮP MẠCH ĐIỆN KHỞI ĐỘNG Y/ ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU
KĐB 3 PHA BẰNG KHỞI ĐỘNG TỪ KÉP................................................ 86
1. Sơ đồ mạch khởi động Y/ động cơ điện xoay chiều kđb 3 pha
rơ to lồng sóc bằng khởi động từ kép ................................................... 86
2. Đấu dây mạch điện . .............................................................................. 90
3. Kiểm tra và vận hành ............................................................................ 92
BÀI 14 ......................................................................................................... 98
LẮP MẠCH ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU KĐB 3
PHA BẰNG CẦU DAO 2 NGẢ .................................................................. 98
1. Sơ đồ mạch điện đảo chiều quay động cơ điện xoay chiều kđb 3
pha rơ to lồng sóc bằng cầu dao hai ngả............................................... 98
2. Đấu dây mạch điện . ........................................................................... 100
3. Kiểm tra và vận hành ......................................................................... 102
4 .Sai hỏng thường gặp ,nguyên nhân và cách khắc phục ............ 102
BÀI 15 ....................................................................................................... 105
LẮP MẠCH ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU ....... 105
KĐB 3 PHA BẰNG KHỞI ĐỘNG TỪ KÉP.............................................. 105
1. Sơ đồ mạch điện đảo chiều quay động cơ điện xoay chiều kđb 3
pha rô to lồng sóc bằng khởi động từ kép ........................................ 105
2. Đấu dây mạch điện . ........................................................................... 108
3. Kiểm tra và vận hành ......................................................................... 110
4 .Sai hỏng thường gặp ,nguyên nhân và cách khắc phục ............ 111
BÀI 16 ....................................................................................................... 116
LẮP MẠCH ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU ....... 116
KĐB 3 PHA BẰNG CƠNG TẮC HÀNH TRÌNH ..................................... 116
7


1. Sơ đồ mạch điện đảo chiều quay động cơ điện xoay chiều kđb 3

pha rơ to lồng sóc bằng cơng tắc hành trình .................................... 116
2. Đấu dây mạch điện ............................................................................. 119
3. Kiểm tra và vận hành ......................................................................... 120
4 . Sai hỏng thường gặp ,nguyên nhân và cách khắc phục ........... 121
BÀI 17 ....................................................................................................... 124
LẮP MẠCH ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU ....... 124
KĐB 3 PHA THEO THỜI GIAN CHỈ ĐỊNH ............................................ 124
1. Sơ đồ mạch điện đảo chiều quay động cơ điện xoay chiều kđb 3
pha rô to lồng sóc theo thời gian chỉ định . ...................................... 124
2. Đấu dây mạch điện ............................................................................. 127
3. Kiểm tra và vận hành ......................................................................... 128
4 . Sai hỏng thường gặp ,nguyên nhân và cách khắc phục ........... 129
BÀI 18 ....................................................................................................... 132
BẢO DƯỠNG Ổ BI, BẠC ĐỠ ĐỘNG CƠ ĐIỆN...................................... 132
XOAY CHIỀU KĐB 3 PHA ...................................................................... 132
1. Quy trình bảo dưỡng ổ bi ................................................................. 132
2. Bảo dưỡng ổ bi, bạc đỡ động cơ điện xoay chiều KĐB ba pha 134

8


CHƯƠNG TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Lắp đặt và bảo dưỡng động cơ điện xoay chiều không đồng bộ (KĐB)
Mã mô đun: MĐ 22
Thời gian thực hiện mô đun: 80 giờ (Lý thuyết: 25 giờ; Thực hành, thí nghiệm,
thảo luận, bài tập: 47 giờ; Kiểm tra: 08 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mơ đun
- Vị trí: Mơ đun này được bố trí sau khi học xong các mơn học chung, các
mơn học/ mơ đun: An tồn lao động & VSCN; Điện kỹ thuật; Vẽ kỹ thuật; Khí
cụ điện; Đo lường điện; Nguội cơ bản.

- Tính chất: Là mơ đun chuyên môn nghề.
II. Mục tiêu mô đun
- Về kiến thức: Trình bày được nguyên lý cấu tạo, nguyên lý làm việc,
cách đấu dây, cách mở máy, cách đảo chiều quay, điều chỉnh tốc độ của các loại
động cơ điện xoay chiều KĐB một pha và ba pha;
- Về kỹ năng:
+ Đấu nối, vận hành động cơ theo đúng qui trình kỹ thuật;
+ Lắp đặt, bảo dưỡng các động cơ điện xoay chiều KĐB theo đúng qui
trình kỹ thuật;
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Bảo đảm an toàn, tiết kiệm nguyên vật liệu khi bảo dưỡng động cơ;
+ Tuân thủ các quy tắc an toàn lao động và an tồn điện;
+ Có đầy đủ năng lực, tinh thần trách nhiệm và tác phong công
nghiệp.
III. Nội dung mô đun
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Thời gian
Thực hành, thí
Tổng Lý
Kiểm
nghiệm, thảo
số thuyết
tra
luận, bài tập

Số
TT

Tên các bài trong mô đun


1

Đại cương về động cơ điện xoay chiều
KĐB một pha
9

2

1

1


Số
TT

Thời gian
Thực hành, thí
Tổng Lý
Kiểm
nghiệm, thảo
số thuyết
tra
luận, bài tập

Tên các bài trong mô đun

Bảo dưỡng, kiểm tra đánh giá chất
lượng động cơ điện xoay chiều KĐB
2

một pha có khâu từ cực (vòng ngắn
mạch)
Bảo dưỡng, kiểm tra đánh giá chất
lượng động cơ điện xoay chiều KĐB
3
một pha có cuộn phụ và tụ thường
trực, tụ khởi động
Đảo chiều quay động cơ điện xoay
4 chiều KĐB một pha có cuộn phụ bằng
cầu dao 2 ngả
Đảo chiều quay động cơ điện xoay
5 chiều KĐB một pha có cuộn phụ bằng
khởi động từ kép
Thay cơng tắc ly tâm động cơ điện
6
xoay chiều KĐB một pha có cuộn phụ
Thay ổ bi, bạc đỡ động cơ điện xoay
7
chiều KĐB một pha
Tháo, lắp và bảo dưỡng động cơ điện
8
xoay chiều KĐB ba pha
Xác định cực tính của bộ dây stato
9
động cơ điện xoay chiều KĐB ba pha
Lắp mạch điện điều khiển động cơ
10 điện xoay chiều KĐB ba pha bằng cầu
dao
Lắp mạch điện điều khiểnđộng cơ
11 điện xoay chiều KĐB ba pha bằng

khởi động từ đơn
Lắp mạch điện khởi động Y/ động
12 cơ xoay chiều KĐB ba pha bằng cầu
dao 2 ngả
Lắp mạch điện khởi động Y/ động
13 cơ xoay chiều KĐB ba pha bằng khởi
động từ kép
14 Lắp mạch đảo chiều quay động cơ
điện xoay chiều KĐB ba pha bằng cầu
10

4

2

2

6

2

2

2

1

1

4


1

3

2

1

1

4

1

3

4

1

3

2

1

1

4


1,5

2,5

4

1,5

2,5

8

2

4

6

2

4

6

2

4

2


2


Số
TT

15

16

17
18

Thời gian
Thực hành, thí
Tổng Lý
Kiểm
nghiệm, thảo
số thuyết
tra
luận, bài tập

Tên các bài trong mô đun
dao 2 ngả
Lắp mạch đảo chiều quay động cơ
điện xoay chiều KĐB ba pha bằng
khởi động từ kép
Lắp mạch đảo chiều quay động cơ
điện xoay chiều KĐB ba pha bằng

cơng tắc hành trình
Lắp mạch đảo chiều quay động cơ
điện xoay chiều KĐB ba pha theo thời
gian chỉnh định
Bảo dưỡng ổ bi, bạc đỡ động cơ điện
xoay chiều KĐB ba pha
Cộng:

11

10

2

4

4

1

3

4

1

3

4


1

3

80

25

47

4

8


BÀI 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN XOAY CHIỀU
KHÔNG ĐỒNG BỘ MỘT PHA
Mục tiêu :
- Trình bày được đặc điểm của từ trường đập mạch, từ trường quay hai
pha.
- Trình bày được đặc điểm, và phạm vi sử dụng của các loại động cơ điện
xoay chiều không đồng bộ một pha.
- Nhận biết được các loại động cơ điện một pha.
- Tích cực và sáng tạo trong học tập.
- Có đầy đủ năng lực, tinh thần trách nhiệm và tác phong cơng nghiệp.
Nội dung:
1. Khái niệm.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một

pha.
- Có đầy đủ năng lực, tính kỷ luật và tác phong công nghiệp.
Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ (KĐB) một pha là loại máy điện
quay, làm việc dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ và nguồn cấp bởi nguồn điện
xoay chiều một pha.
Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha dùng để biến đổi điện
năng thành cơ năng (Pđ = Pcơ), làm quay máy công tác.
Động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha hay còn gọi là động cơ
dị bộ một pha vì tốc độ quay của rơ to khác với tốc độ từ trường quay trong
động cơ. Đơi khi cịn được gọi là động cơ cảm ứng (vì sức điện động và dịng
điện có được trong rơ to là do cảm ứng).
2. Từ trường đập mạch.
Mục tiêu: Trình bày được từ trường đập mạch của động cơ một pha có một cuộn
dây pha.
L
Đóng cầu dao CD, cuộn dây
pha AX có từ trường. Từ trường do
N
dây quấn một pha sinh ra gọi là từ
trường đập mạch (Hình 1.1). Từ
CD
trường đập mạch là từ trường có trị
số và chiều thay đổi nhưng giữ
phương cố định trong khơng gian
A
(Hình 1.2), nên khi động cơ được
đóng điện, rơ to khơng tự quay.
Tuy nhiên, nếu chúng ta dùng
X
tay tác động quay rô to theo một

ROTO
chiều tùy ý, động cơ sẽ quay liên tục
12


theo chiều vừa được tác động. Hiện
tượng này được giải thích như sau:

Hình 1.1: Sơ đồ ngun lý động cơ 1pha,
có cuộn dây AX

Hình 1.2: Từ trường đập mạch của động cơ KĐB 1 pha.
Nếu phân tích từ trường đập mạch, thành hai từ trường quay ngược chiều
có cùng tốc độ và biên độ bằng ½ từ trường đập mạch (Hình 1.2) thì mơ men do
chúng sinh ra MA và MB (Hình 1.3). Nghĩa là ΦA = ΦB = Φ/2
MA

MB
Hình 1.3: Đặc tính cơ của động cơ KĐB một pha.
Theo hình 1.3 ta thấy rằng, tại thời điểm S = 1 (khi rô to đứng yên mô
men tổng tác động lên rô to M = MA + MB = 0 nên rô to không thể quay được.
Chúng ta tác động vào rô to quay theo một chiều là chiều ΦA chẳng hạn, thì mơ
men tổng sẽ khác khơng, nên rơ to quay theo chiều của ΦA, cho đến khi làm
việc ổn định tại điểm A, ở đó M = MC. Nếu tác động vào rô to quay theo chiều
của ΦB thì cùng xảy ra như vậy.
3. Từ trường quay hai pha.
Mục tiêu: Trình bày được từ trường hai pha của động cơ không đồng bộ một
pha hai dây quấn.
Giả sử ta có hai cuộn dây AX và BY quấn trên một lõi thép, trục hai cuộn
dây vng góc với nhau, tức lệch nhau 900 trong khơng gian (Hình 1.3b). Hai

dịng điện xoay chiều iA và iB đi vào hai cuộn dây đó, iA vào cuộn AX, iB vào
cuộn dây BY. Hai dòng điện này lệch pha nhau về thời gian 900, cụ thể là iA vượt
13


trước iB một góc 900. Ở thời điểm a, iA = 0, iB = - Im, tức iB âm, dòng điện đi
ngược chiều dương, từ điểm cuối y tới điểm đầu B.

Hình 1.3: Từ trường quay của dịng điện 2 pha.
Do đó, ở thanh dẫn y, dịng điện đi vào, còn ở thanh dẫn B dòng điện đi
ra. Áp dụng qui tắc vặn nút chai, ta xác định chiều đường sức, từ đó tìm được
véc tơ từ cảm tổng hợp B trùng với trục cuộn dây AX (Hình 3.1b, hình đầu tiên).
Ở thời điểm b, sau thời điểm a một phần tư chu kỳ iB = 0, iA = + Im, chiều
iA dương, tức iA đi từ đầu A tới cuối x. Cũng xác định véc tơ B như trên, ta thấy
véc tơ này trùng với trục cuộn Ax, tức là đã quay đi một phần tư vòng tròn so
với thời điểm a.
Cũng xét tương tự, ở thời điểm c, sau thời điểm a nửa chu kỳ, ta thấy véc
tơ B đã quay đi nửa vòng tròn. Còn ở thời điểm d, sau a ba phần tư chu kỳ, thì
véc tơ B quay được ba phần tư vòng tròn.
Như vậy, ta có nhận xét sau:
- Nếu có hai cuộn dây đặt lệch nhau 900 trong không gian, đưa vào chúng
hai dòng điện lệch pha nhau 900 về thời gian, từ trường tổng hợp của hai cuộn
dây là từ trường tròn, trục quay nằm ở giao điểm hai trục cuộn dây.
- Trị số từ trường không đổi và bằng biên độ Bm của từ trường mỗi cuộn
dây.
Fq = Fm
Khi dòng điện biến thiên hết một chu kỳ, từ trường cũng được một vòng.
Nếu xét chi tiết hơn, gọi tần số dòng điện là f, số cực của từ trường là 2p (p gọi
là số đôi cực, mỗi đôi cực gồm một cực bắc và một cực nam), tốc độ quay n1 của
từ trường quay là :

n1 

60 f
p

4. Đặc điểm động cơ điện xoay chiều không đồng bộ một pha.
Mục tiêu: Trình bày các đặc điểm của động cơ mơt pha.
Động cơ điện xoay chiều KĐB một pha được cấp nguồn bởi hệ thống
dòng điện xoay chiều một pha.
Dây quấn động cơ xoay chiều KĐB một pha gồm có 2 cuộn dây. Một
cuộn công tác và một cuộn khởi động đặt trong lõi thép lệch nhau 900 điện trong
14


không gian. Cuộn dây khởi động được mắc nối tiếp với tụ điện hay cuộn cảm.
Vì vậy động cơ điện còn được gọi là động cơ xoay chiều KĐB hai pha.
Động cơ được gọi là KĐB bởi vì cấp cho cuộn dây của động cơ điện áp
định mức tạo ra từ trường được gọi là từ trường quay (n1). Rô to quay với tốc độ
n, do n < n1 nên động cơ được gọi là KĐB. Độ sai khác giữa tốc độ rô to và tốc
độ từ trường quay gọi là độ trượt S:
S

n1  n
.100%
n1

(1.1)

Đối với động cơ có độ trượt vào khoảng 2 ÷ 10%.
Đặc tính làm việc của động cơ KĐB như sau:

- Dịng điện rơ to cũng như dòng điện stato (dòng điện đặt vào động cơ)
tăng theo độ trượt. Độ trượt càng lớn thì dịng điện stato càng lớn. Đó là vì độ
trượt S lớn, tức là tốc độ tương đối giữa từ trường quay và rô to lớn, sức điện
động cảm ứng trong rô to càng lớn, dịng điện rơ to cũng lớn, kéo theo dịng điện
stato cũng lớn. Khi mới đóng điện, n = 0 (rô to đứng yên), lúc này S = 1 nên
dịng điện đạt giá trí lớn nhất. Ta gọi là dòng điện mở máy. Dòng điện mở máy
của động cơ KĐB một pha vào khoảng 2 ÷ 6 lần dòng điện định mức (dòng điện
này còn gọi là dòng điện khởi động)
- Mômen quay của động cơ tỉ lệ với bình phương điện áp đặt vào stato.
Bởi vì U giảm thì từ trường quay cũng giảm, dịng điện trong rô to giảm theo,
làm giảm lực điện từ Fdt và mơmen quay giảm đi bình phương lần. Do đó, nếu
điện áp giảm dẫn đến mômen quay giảm nhiều làm tốc độ giảm đi, độ trượt S
tăng lên và dòng điện tăng theo để tăng mơmen quay. Vì lý do đó, động cơ làm
việc với điện áp thấp sẽ dẫn đến tăng dịng điện stato, làm động cơ phát nóng
(q dịng điện).
- Khi mômen cản đặt vào rô to (tức mômen cản hữu ích do các máy cơng
tác nối vào động cơ, tác động lên trục động cơ) tăng lên, làm tăng dịng điện đặt
vào động cơ. Vì một lý do nào đó mơmen cản tăng q mức, động cơ sẽ bị q
tải.
- Mơmen quay của động cơ chỉ có thể đạt tới một giá trị giới hạn gọi là
mômen cực đại (Mmax). Tỉ số giữa mômen cực đại và mômen định mức gọi là hệ
số quá tải kqt:
kqt 

M max
M dm

(1.2)

Hệ số kdt khoảng 1,6 ÷ 2,5.

Nếu mơmen cản trên trục động cơ lớn hơn mơmen cực đại, thì động cơ
không kéo được tải, rô to đứng lại, lúc này S = 1, dòng điện tăng tới giá trị mở
máy, rất dễ làm cháy động cơ. Ta gọi đó là chế độ ngắn mạch của động cơ.
5. Phân loại động cơ điện xoay chiều KĐB một pha.
Mục tiêu: Trình bày được cách phân loại động cơ điện xoay chiều KĐB một
pha.
Căn cứ vào cách tạo ra từ trường quay, chúng ta chia động cơ xoay chiều
KĐB một pha làm hai loại:Động cơ một pha có cuộn dây khởi động, là động cơ
có hai cuộn dây: cuộn cơng tác (làm việc) và cuộn khởi động được đặt trong lõi
15


thép stato và lệch nhau 900 điện trong không gian. Cuộn dây khởi động được
mắc nối tiếp với cuộn cảm hay tụ điện để tạo ra sự lệch pha giữa 2 dòng điện
đặt vào 2 cuộn dây khi khởi động. Vì vậy, động cơ một pha có cuộn dây khởi
động được chia làm 2 loại:
- Động cơ xoay chiều KĐB một pha khởi động bằng cuộn cảm, dùng cuộn
cảm để tạo ra góc lệch giữa 2 dịng điện của cuộn dây công tác và khởi động.
Loại động cơ này tổn hao lớn, hiệu suất thấp nên chỉ dành cho động cơ công
suất nhỏ.
- Động cơ xoay chiều KĐB một pha khởi động bằng tụ điện, dùng tụ điện
để tạo lệch pha giữa 2 dịng điện của cuộn dây cơng tác và cuộn dây khởi động
của động cơ. Loại này dùng tụ, do góc lệch pha giữa 2 dịng điện đạt 900 điện
trong không gian, hiệu suất lớn hay được sử dụng.
- Động cơ xoay chiều KĐB một pha có vịng ngắn mạch (hay còn gọi là
động cơ một pha vòng chập), dùng hiệu ứng của dòng điện cảm ứng trong vòng
ngắn mạch để tạo ra sự lệch pha 2 từ thông trong mạch từ).

16



BÀI 2
BẢO DƯỠNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỘNG CƠ ĐIỆN
XOAY CHIỀU KĐB MỘT PHA CĨ KHÂU TỪ CỰC
(VỊNG NGẮN MẠCH)
- Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ điện xoay chiều
KĐB một pha có khâu từ cực (vòng ngắn mạch).
- Tháo lắp động cơ điện xoay chiều một pha có khâu từ cực (vịng ngắn
mạch) theo đúng qui trình kỹ thuật.
- Tuân thủ các quy tắc an toàn lao động khi xác định cực tính và tháo lắp
động cơ.
- Có tính tư duy, sáng tạo, chủ động trong học tập.
- Có đầy đủ năng lực, tinh thần trách nhiệm và tác phong công nghiệp.
Nội dung:
1. Cấu tạo.
Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo của động cơ xoay chiều KĐB một pha có khâu
cực từ (vịng ngắn mạch).
Động cơ xoay chiều KĐB một pha có khâu từ cực (Vịng chập) có cấu tạo
đơn giản, giá thành rẻ, dễ sử dụng, nên được sử dụng nhiều trong các thiết bị
điện sinh hoạt. Chẳng hạn, làm động cơ quạt.
Cấu tạo gồm 2 phần: stato (phần tĩnh) và rơ to (phần động).

Hình 2.2: Rơ to lồng sóc.

Hình 2.1: Cấu tạo động cơ
xoay chiều KĐB có vịng chập

1.1. Phần tĩnh (stato): Gồm 2 phần chính là lõi thép và dây quấn.
* Lõi thép (mạch từ): Được chế tạo bởi các lá thép kỹ thuật điện, dày từ
0,35 ÷ 0,5 mm. Gồm các cực từ kiểu lồi (số lượng cực từ do tốc độ của động cơ

quy định), mặt cực từ có sẻ rãnh lệch về 1 phía và lồng vào đó vịng ngắn mạch
bằng đồng, ơm 1/3 cực từ. Các lá thép ghép lại với nhau, giữa các lá thép có 1
lớp sơn cách điện để chống dịng điện xoáy.
17


* Dây quấn: Thường được chế tạo bằng đồng, có tiết diện trịn và phía
ngồi bọc 1 lớp ê may cách điện. Cuộn dây quấn nhiều vòng, quấn thành cuộn
dây tập trung. Cuộn dây được lồng vào thân cực. Các cuộn dây được đấu nối
tiếp hay song song, tùy thuộc vào điện áp nguồn cấp cho động cơ có nhiều cấp
điện áp.
1.2. Phần quay (Rô to).
Được chế tạo bởi các lá thép cách điện như ở stato. Phía trong có lỗ trục
xun qua, ngồi có rãnh để đặt các thanh dẫn bằng đồng hay nhôm và được đúc
ngắn mạch 2 đầu rơ to gọi là rơ to lồng sóc. (Hình 2.2).
2. Nguyên lý làm việc.
Mục tiêu: Trình bày được nguyên lý làm việc của động cơ xoay chiều KĐB một
pha có khâu từ cực.
Khi đặt điện áp xoay chiều vào cuộn dây để khởi động động cơ, dòng
xoay chiều
chạy trong dây quấn sẽ sinh ra từ thông Φ trên các cực từ. Từ thông Φ chia
thành hai
phần: Phần từ thông Φ1 xun qua cực từ ngồi vịng ngắn mạch, có giá trị lớn
và phần
từ thông Φ2 xuyên qua phần cực từ có vịng ngắn mạch. Φ2 = Φ - Φ1.

Hình 2.3: Động cơ xoay chiều KĐB một pha có khâu từ cực
Từ thơng Φ2 biến thiên nên trong vịng ngắn mạch sẽ cảm ứng một sức
điện động ev chậm sau Φ2 một góc π/2. Sức điện động ev sinh ra dịng iv chậm
sau ev một góc φv. Dịng iv lại sinh ra từ thông Φ’2 cùng pha chạy trong phần

mạch từ có vịng ngắn mạch, có khuynh hướng làm giảm từ thơng Φ2. Từ thơng
  
tổng trong vịng ngắn mạch là v  2  '2 . Có thể gọi Φ1 là từ thơng chính, Φv
là từ thơng phụ, cả hai từ thông này đều khép mạch qua rôto và các cực từ. Hai
từ thông Φ1 và Φv lệch nhau một góc về φ thời gian và lệch nhau một góc α về
khơng gian nên tạo ra từ trường quay và động cơ có mơmen khởi động làm cho
rơto quay.
Động cơ xoay chiều KĐB 1 pha có khâu cực từ cũng là loại dây quấn hai
pha, pha làm việc là cuộn dây từ cực, còn pha khởi động là vòng chập.
Ưu điểm của động cơ này là dây quấn đơn giản, khơng cần tụ, giá rẻ. Tuy
nhiên đặc tính làm việc của động cơ không được tốt: Mômen khởi động chỉ
18


khoảng 0,6 mơmen định mức, hệ số tải 1,1 ÷ 1,3 hệ số cơng suất khoảng 0,4 ÷
0,6. Động cơ chỉ quay theo chiều cực ngoài đến cực từ trong vịng chập, khơng
thể đảo chiều quay được.
3. Xác định các đầu dây của động cơ xoay chiều KĐB có khâu từ cực (vịng
chập)
Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp xác định các đầu dây của động cơ.
- Thực hiện đúng quy định, thao tác cách xác định các đầu dây của động
cơ.
- Có đầy đủ năng lực, tính kỷ luật và tác phong công nghiệp.
3.1. Phương pháp xác định các đầu dây của động cơ không đồng bộ 1 pha có
khâu từ cực (vịng chập).
Trước khi xác định đầu dây động cơ xoay chiều vòng chập một pha,
chúng ta cần biết quy cách đấu dây của các bối dây, cấu tạo của bối dây. Các bối
dây được quấn tập trung và đấu nối tiếp hay song song còn tùy thuộc vào từng
động cơ như sau:


Hình 2.4: a) Đấu nối tiếp cùng phía
b) Đấu nối tiếp khác phía
Động cơ xoay chiều KĐB một pha vịng chập có số cực bằng số tổ bối
dây có cách đấu là: Đấu nối tiếp cùng phía (đấu với đầu, cuối với cuối). Hai đầu
cịn lại của bối dây được đưa ra ngoài để cấp nguồn (Hình 2.4a).
Cịn cách đấu nối tiếp khác phía và song song cùng phía khơng thực hiện,
bởi vì các cạnh của 2 bối dây cực được nồng sát vào nhau và nếu bối dây cho
19


điện áp 220VAC có số vịng gấp đơi điện áp 110 VAC, nhưng tiết diện dây bằng
½ của tiết diện dây 110 VAC
Động cơ điện xoay chiều KĐB một pha vịng chập có số cực gấp đối số tổ
bối có cách đấu là: đấu nối tiếp khác phía. Tức là cuối bối trước đấu với đầu bối
sau hay đầu bối trước với cuối bối sau, 2 đầu còn lại đưa ra ngồi để cấp nguồn.
(Hình 2.4b).
Chúng ta đã biết động cơ xoay chiều KĐB 1 pha có vịng chập chỉ có 2
đầu dây đưa ra ngồi kết nối với nguồn điện. Để xác định đầu dây chỉ cần làm
việc sau:
- Dùng đồng hồ vạn năng, để ở nấc đo R x10 hay R x100 đo thông mạch
cuộn dây hoặc sử dụng đồng hồ MΩ mét 500V.
- Kiểm tra cách đấu các bối dây, đánh dấu, ghi chép lại và kết luận xem là
loại động cơ có số cực bằng số bối dây hay số cực gấp đôi số bối dây. Xác định
cực tính các bối dây bằng nguồn điện 1 chiều có U = 2 ÷ 4 VDC hay nguồn
xoay chiều có U = 2/3Udm của động cơ như ở (MĐ 20.04 – Máy biến áp).
3.2. Thực hiện xác định các đầu dây của động cơ không đồng bộ 1 pha có vịng
chập.
Khi gặp động cơ xoay chiều KĐB 1 pha có vịng chập do bị cháy bối dây
mà cần quấn lại một phần của toàn bộ cuộn dây (một bối dây chẳng hạn). Chúng

ta cần xác định các đầu dây theo quy trình sau: Ví dụ (hình 2.5)

Bước 1: Xác định loại động cơ xoay chiều KĐB 1 pha, có tổ bối dây so
với số cực như thế nào? Cách đấu dây của các bối dây.
- Dựa vào cấu tạo của động cơ (Hình 2.5), thấy rằng hai cạnh liên tiếp của
hai bối dâykhông cùng chung rãnh. Vậy động cơ vịng chập có số cực gấp đơi số
bối dây.
- Nhìn vào cách đấu dây của các bối dây, ta thấy đây là cách đấu nối tiếp
khác phía (cuối cuộn này đấu với đầu cuộn nối tiếp)
Qua đó, chúng ta kết luận là động cơ xoay chiều KĐB một pha có vịng
chập, có số cực gấp đơi số bối dây và đấu nối tiếp các bối dây khác phía.
20


Bước 2: Kiểm tra điện trở của dây quấn Rd hay thông mạch.
- Sử dụng đồng hồ vạn năng, đặt nấc đo R x10. Cho 2 đầu que đo tiếp xúc
với 2 đầu dây của một bối dây. Nhìn vào mặt chỉ thị là thang đo Ω của đồng hồ
có chỉ giá trị, đó là điện trở dây quấn của bối dây. Kiểm tra như vậy hết tất cả
các bối dây, Rd của các bối bằng nhau hoặc có sai lệch rất ít thì các bối dây cịn
tốt. Nếu Rd của bối nào đó giảm nhiều so với các bối dây khác thì thường bối
dây đó bị hơn vịng. Rd = 0 thì bối dây đó bị cháy. Rd = , chúng ta tăng dần các
nấc đo R x10 ÷ R x1K vẫn có giá trị đó thì bối dây bị đứt.
Bước 3: Sau khi kiểm tra điện trở dây quấn hoặc thơng mạch, chúng ta
xác định cực tính các đầu dây của các bối dây theo phương pháp nguồn điện 1
chiều hay xoay chiều (MĐ 20.04). Đánh dấu cực tính các đầu dây của các bối
dây.
Bước 4: Đấu dây theo điện áp định mức.
Giả sử điện áp định mức quy định là 220 VAC, đấu theo sơ đồ (Hình
2.5a). Nếu muốn giảm điện áp cấp cho động cơ là 110 VAC, đấu theo sơ đồ
(Hình 2.5b).

4. Tháo lắp động cơ xoay chiều khơng đồng bộ 1 pha có vịng chập.
Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp tháo lắp động cơ.
- Thực hiện đúng quy trình thao tác tháo lắp động cơ.
- Có đầy đủ năng lực, tính kỷ luật và tác phong cơng nghiệp.
4.1. Quy trình tháo – lắp động cơ
a. Quy trình tháo động cơ.
- Chúng ta tiến hành khảo sát sơ bộ, ghi chép đầy đủ các thông số, đo điện
trở cách điện bối dây với bối dây và bối dây với động cơ. Đánh dấu vị trí ban
đầu, vị trí đầu dây, vị trí lắp máy và một số vị trí cần thiết khác.
- Tháo tải của động cơ như cánh quạt, cánh bơm…
- Tháo lắp mở máy, tháo lắp 2 đầu hay giá đỡ 2 đầu rô to. Chú ý làm vỡ
hay cong vênh các chi tiết được tháo.
- Tháo rô to ra khỏi stato. Chú ý tránh không để rô to cọ sát dây quấn
stato.
- Tháo vòng bi bằng thiết bị chuyên dụng là a – ráp hay tháo bạc đỡ. Kiểm
tra vị trí trục của vòng bi hay bạc. Kiểm tra vòng bi rơ dọc rơ ngang và tiếng
kêu. Nếu là bạc kiểm tra lỗ trong có kích thước phù hợp với trục và lỗ khơng bị
mài mịn hình ơvan.
b. Quy trình lắp động cơ.
Quy trình lắp động cơ ngược với quy trình tháo, nghĩa là thiết bị phần tử
được tháo sau thì lắp trước, đúng thứ tự, tránh bỏ thừa các chi tiết.
- Lắp vòng bi hay bạc đỡ: Vệ sinh sạch vị trí động cơ tiếp xúc với vịng bi
hay bạc đỡ. Nếu trục bị cong, đường kính bị ơvan hay lỗi lõm phải đưa gia công
trên máy điện để đảm bảo kích thước tiêu chuẩn cho phép ứng với vịng bi hay
bạc. Dùng dầu nhớt bơi lên trục, lắp vịng bi hay bạc.
- Lắp ráp nắp động cơ ở 1 đầu của rơ to, đưa rơ to vào lịng stato và lắp
ráp nắp còn lại. Chỉnh các lắp đúng vị trí dấu ban đầu, xiết các bu lơng đều và
21



cân (chú ý long đen vênh, phẳng). Khi xiết lần cuối chặt các bu lông, quay trục
để kiểm tra.
- Lắp lại các đầu dây đúng vị trí trên cầu đấu dây của động cơ.
- Kiểm tra lại toàn bộ lần cuối cùng, khẳng định tình trạng kỹ thuật về cơ
khí và phần điện trước khi vận hành thử.
4.2. Thực hiện tháo – lắp động cơ xoay chiều không đồng bộ 1 pha có vịng
chập.
Đưa rơ to và đầu nắp vào stato đúng đầu đã đánh dấu. Đưa một tay vào
trong lịng rơ to đỡ lấy đầu trục và 2 tay nâng đều cho rơ to tịnh tiến vào trong
lịng stato. Khi nắp đã vào sát với thân vỏ động cơ, quay nắp đùng về vị trí đã
đánh dấu và lắp bu lơng vào vị trí. Dùng tay nâng đầu nắp cho gờ ca của vỏ
khớp với nhau và tác động như lắp ráp nắp vào vòng bi. Theo dõi khe hở của gờ
ca trên – dưới, ngang trái – phải cho đều, tác động khi gờ ca đã khép kín thì vặn
chặt bu lơng theo thứ tự và đối nhau.
Cũng thao tác như vậy để lắp ráp nắp còn lại. Chú ý khi lắp ráp nắp phía
trước ở phần nắp mở, đẩy nắp mở phía trong sát vào vịng bi, dùng dây đồng bẻ
mỏ để định hướng của các lỗ bu lông nắp mở. Cho các dây xuyên qua lỗ bu lông
nắp mở trên nắp của động cơ và lắp ráp nhẹ nhàng và chỉnh ngay dấu của nắp
đúng vị trí (vì khi đã đưa nắp vào vịng bi trong mà quay thì lắp nắp mở ngồi
rất khó khăn). Đưa lắp mở ngoài vào, cho các dây đồng dẫn hướng xuyên qua lỗ
bu lông và chỉnh các lỗ bu lông của nắp trong và ngoài tương đối thẳng theo
cảm giác nhờ dây dẫn hướng. Dùng một bu lông nắp mở thay thế cho dây dẫn
hướng, nhẹ nhàng vặn bu lông tiếp xúc ren của nắp mở trong và lần lượt làm
như vậy với các bu lơng cịn lại. Vặn nhẹ, đều các các bu lơng từ từ, có cảm giác
gờ ca của nắp đã vào đúng vị trí mới vặn chặt. Tiếp tục cho gờ ca của nắp vào và
bắt giữ bằng bu lông. Trong khi vặn bu lông của nắp thì vừa quay trục động cơ
thấy nhẹ và quay trịn đều khơng bị kẹt là được.
Kiểm tra tồn bộ lần cuối cùng xem cịn thiếu chi tiết nào khơng. Quay
trục động cơ xem có tiếng kêu do va chạm khơng, nếu khơng có vấn đề gì thì đạt

tiêu chuẩn.
5. Kiểm tra đánh giá chất lượng động cơ
Mục tiêu:
- Trình bày được phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng động cơ.
- Thực hiện đúng phương pháp kiểm tra.
- Có đầy đủ năng lực, tính kỷ luật và tác phong công nghiệp.
5.1. Kiểm tra về điện.
* Phương pháp kiểm tra đánh giá:
Để đánh giá chính xác động cơ tốt hay không tốt, phải dực vào các tiêu
chuẩn như:
- Kiểm tra Rd của động cơ và Rd của từng bối dây. Qua đó xác định được
bối dây có bị chạm chập, đoản mạch hay không. Sử dụng đồng hồ vạn năng, đặt
nấc đo R x10 hay R x100 để đo điện trở của từng bối dây, nếu giá trị đo được Rd
= thì bối dây có thể bị đứt, nếu Rd1 nhỏ hơn điện trở các bối dây khác thì bối
dây có 1 số vịng dây bị chạm chập do hỏng cách điện.
22


- Sử dụng đồng hồ mêgômét kiểm tra cách điện của các bối dây và bối
dây với lõi thép động cơ. Khi kiểm tra giá trị điện trở cách điện càng cao càng
tốt, ít nhất phải đạt định mức tối thiểu cho phép RCD < 0,5 MΩ.
- Các chi tiết liên quan như dây dẫn điện cho động cơ, thiết bị đóng cắt,
bảo vệ phải thơng mạch và hoạt động đúng chức năng.
- Cấp nguồn cho động cơ làm việc, theo dõi nhiệt độ cho phép của động
cơ. Chúng ta thấy nhiệt độ của động cơ tăng từ từ đến nhiệt độ cho phép và dưng
lại ở đó là tốt (Theo thông số được ghi trên tem mác của động cơ). Theo kinh
nghiệm thì khi cho mặt sau của ngón tay hay bàn tay chạm vào cuộn dây, lõi
thép mà phải rút tay ra ngay, động cơ đã bị quá nhiệt độ cho phép. Phải ngừng
vận hành để kiểm tra.
* Thực hiện kiểm tra đánh giá về điện.

Bước 1: Thực hiện cơng tác an tồn lao động, chuẩn bị dụng cụ đo điện
cầm tay và dụng cụ nghề điện.
Bước 2: Kiểm tra Rd của động cơ, dùng đồng hồ vạn năng đặt nấc đo
Rx10, Rx100. Đưa 2 đầu que đo tiếp xúc 2 đầu dây động cơ, nhìn vào mặt đồng
hồ và kim đang chỉ giá trị Rd =AΩ. So sánh giá trị A với Rd của động cơ tốt
cùng loại để đưa ra kết luận. Để chuẩn xác, chúng ta kiểm tra Rd của từng bối
dây và so sánh giá trị đo được với nhau, nếu bối dây có Rd nhỏ hơn các bối dây
khác thì bối dây có thể bị hơn vịng (chạm chập 1 số vịng dây). Các bối dấy có
Rd bằng nhau là tốt.
Dùng đồng hồ MΩ kiểm tra cách điện các bối dây với nhau bằng cách, đặt
1 đầu que đo vào đầu của bối dây và đầu que đo còn lại tiếp xúc với 1 đầu của
bối dây kế tiếp. Nhìn vào mặt chỉ thị đồng hồ có giá trị càng cao càng tốt, vài
chục đến vài trăm MΩ. Thao tác như vậy với từng bối dây để kiểm tra cách điện
với lõi thép, 1 đầu que đo cho tiếp xúc với lõi thép (chỗ tiếp xúc phải sạch). Giá
trị đo được cũng như cách điện của các bối dây với nhau và giá trị này không
được nhỏ hơn cho phép là RCD > 0,5 MΩ.
Dùng đồng hồ vạn năng đặt ở nấc đo R x 10 hay R x 100 cho tiếp xúc với
2 đầu dây động cơ, giá trị đo được có Rd bằng giá trị đo được trực tiếp ở cuộn
dây là tốt. Nếu báo giá trị đo là (khi đã đặt hết các nấc đo R) thì dây dẫn điện
vào động cơ bị đứt (đoản mạch)
Bước 3: Sau khi kiểm tra điện trở dây quấn và cách điện của cuộn dây đạt
tiêu chuẩn thì chuẩn bị cho động cơ vận hành thử.
Dùng đồng hồ vạn năng, để nấc đo ACV có giá trị lớn hơn điện áp cần đo
và gần nhất với điện áp đó. Kiểm tra nguồn cấp cho động cơ bằng với điện áp
định mức của động cơ. Cấp nguồn cho động cơ chạy êm và đúng tốc độ định
mức. Nhiệt độ cuộn dây và lõi thép tăng dần đến giới hạn cho phép và dừng lại
là tốt. Thường động cơ có cấp cách điện A thì nhiệt độ cho phép sai lệch với môi
trường là 600C, cấp cách điện B là 900C. Thực tế sờ tay vào khơng bị nóng làm
rụt tay lại là đạt (chú ý nhiệt độ cho phép của động cơ được ghi ở tem của động
cơ).

5.2. Kiểm tra phần cơ khí của động cơ.
* Phương pháp đánh giá kiểm tra động cơ.
23


Kiểm tra đánh giá tiêu chuẩn cơ khí của động cơ rất phức tạp, cần đòi hỏi
kỹ năng đo cơ khí và thơng số cho phép. Sau đây chúng ta kiểm tra đánh gia
theo kinh nghiệm thực tế.
- Kiểm tra gờ ca của nắp với thân vỏ động cơ.
- Kiểm tra ca bi (nơi vịng bi nằm tại đó).
- Kiểm tra vòng bi hay bạc đỡ.
- Kiểm tra độ cong trục và kích thước của trục tại vị trí vịng bi hay bạc đỡ
tiếp xúc quay.
- Kiểm tra sát cốt giữa rô to và stato.
- Kiểm tra tốc độ quay của động cơ.
* Thực hiện phương pháp kiểm tra đánh giá động cơ.
Chúng ta thực hiện kiểm tra đánh giá theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra gờ ca của nắp và thân vỏ động cơ không được sứt mẻ,
không bị rỉ sét xâm thực làm thay đổi kích thước (gờ ca có tác dụng làm cho rơ
to quay đồng tâm với trục và stato). Ca bi phải bám chặt với vịng bi, nếu tháo ra
dễ dàng là khơng đạt (bằng tay).
Bước 2: Kiểm tra vòng bi hay bạc đỡ và phần trục của động cơ tại vị trí
vịng bi hay bạc đỡ tiếp xúc. Để nguyên vòng bi hay bạc đỡ tại trục, lắc nhẹ
ngang và dọc, quay nhẹ vịng bi hay bạc đỡ. Nếu khơng bị rơ ngang, rơ dọc,
quay trịn đều khơng có điểm gợn là tốt. dùng tay tác động lấy vịng ra khơng
được là tốt. Nếu tháo được ra là không đạt tiêu chuẩn lắp ghép, phải kiểm tra
kích thước lỗ trong vịng bi hay kiểm tra trục tại vị trí vịng bi tiếp xúc.

Hình 2.6: Vị trí đo kiểm tra trục động cơ


Hình 2.7: Điểm sát cốt giữa rơ to và
stato
Đo đường kính trục tại các điểm đối nhau, nếu có d bằng nhau và bằng
với d lỗ của vòng bi + 0,02 mm là đạt. Nếu đường kính của trục tại các điểm đo
khác nhau là trục bi mài mịn ơ van phải gia cơng lại (vịng bi lắp ghép chặt –
bạc đỡ lắo ghép lỏng). Đưa trục rô to lên máy tiện kiểm tra độ đồng tâm của
trục, nếu cong phải gia cơng lại (Hình 2.6).
Bước 3: Kiểm tra sát cốt giữa rơ to và stato (Hình 2.7). Động cơ bị sát cốt
tại vị trí nào đó sẽ sinh nhiệt làm giảm cách điện của dây quấn với lõi thép và
gây cháy dây quấn tại điểm đó và đưa điện ra vỏ máy gây nguy hiểm. Vì vậy,
chúng ta kiểm tra như sau: Dùng tay quay nhẹ đều đầu trục động cơ, chú ý nghe
nếu thấy có tiếng chạm vỏ tại vị trí nào đó thì động cơ bị sát cốt và khi quay
thấy tại 1 điểm nào đó có lực cản tay quay đầu trục lại. Nguyên nhân gây sát cốt
24


do gờ ca bị hỏng, ca bi kích thước bị lớn và đặc biệt vòng bi bị hỏng hoặc trục
động cơ bị thay đổi kích thước.
Bước 4: Kiểm tra tốc độ quay của rơ to động cơ, theo vịng quay định
mức được ghi trên nhãn mác. Dùng máy đo tốc độ để kiểm tra, nếu tốc độ động
cơ giảm có thể do tải hay ma sát cơ khí. Nếu quay khơng trịn tua bị giật cục
thường là do điện trở của các bối dây bị thay đổi. Ngược lại với các giả thiết nêu
ra thì đánh giá động cơ đạt tiêu chuẩn.

25


×