Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 114 trang )

BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN : CƠNG TÁC XàHỘI VỚI NGƯỜI NGHÈO
NGHỀ: CƠNG TÁC XàHỘI
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

Ban hành kèm theo Quyết định số:    /QĐ­TCDCGNB ngày…….tháng….năm 2018
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình

Ninh Bình, năm 2018


TUN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể  được phép dùng  
ngun bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành 
mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính tồn cầu. Những năm gần đây, nhờ  những  
chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế  nước ta đã có những bước chuyển  
mình rất quan trọng. Đặc biệt là vào năm 2006 nước ta đã chính thức là thành viên thứ 150 của 
tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO, nền kinh tế nước ta đã tăng trưởng nhanh chóng,  
đại bộ phận đời sống nhân dân được nâng lên một cách rõ rệt. Song, một số bộ phận khơng 
nhỏ dân cư, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa đang chịu nghèo đói. Chính vì vậy, sự phân hố giàu  
nghèo diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn. Nó là mối quan tâm hàng đầu của nước ta. 
Cơng tác xã hội với người nghèo hiện nay đã được giảng dạy ở một số trường Đại học 
và Cao đẳng. Tuy nhiên, việc giảng dạy này cịn gặp khơng ít những khó khăn do thiếu giáo  


trình và tài liệu tham khảo. Vì vậy, để  đáp ứng nhu cầu thực tiễn về đào tạo và nghiên cứu  
cơng tác xã hội  ở nước ta, Trường Cao đẳng Cơ  giới Ninh Bình tổ  chức biên soạn giáo trình  
“Cơng tác xã hội với người nghèo”. Giáo trình này cung cấp cho nhân viên xã hội tương lai  
những kiến thức cơ bản để tiếp cận và làm việc, trợ giúp cho những đối tượng người nghèo.  
Giáo trình này bao gồm:
Bài 1: Những vấn đề cơ bản về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo
Bài 2: Hệ thống dịch vụ xã hội hỗ trợ người nghèo
Bài 3: Cơng tác xã hội với người nghèo, hộ nghèo
Bài 4: Kỹ năng cơ bản trong cơng tác xã hội với người nghèo
Giáo trình được biên soạn trên cơ  sở  tham khảo và sử  dụng một số  tài liệu của các  
giảng viên đã giảng dạy, các nhà nghiên cứu về cơng tác xã hội ở Việt Nam và trên thế giới,  
các văn bản của nhà nước đã ban hành dành cho người nghèo. Giáo trình này lần đầu tiên  
được biên soạn tại Trường Cao đẳng Cơ  giới Ninh Bình nên khơng tránh khỏi những thiếu 
sót, chúng tơi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và các bạn đọc để cho  
giáo trình ngày càng hồn thiện và mang tính thực tiễn hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
                                        Ninh Bình, ngày…....tháng…...năm 2018
                                                                    Tham gia biên soạn:
                                                                  1. Phạm Thanh Bằng
                                                          2. Phạm Thu Phương
MỤC LỤC


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Cơng tác xã hội với người nghèo
Mã mơ đun: MĐ 26
Vị trí, tính chất, vai trị và ý nghĩa của mơ đun:
­ Vị  trí mơ đun: Cơng tác xã hội với người nghèo là mơ đun chun ngành quan trọng của 
chương trình đạo tạo nghề cơng tác xã hội, liên quan tới các hoạt động cung cấp dịch vụ cho 
đối tượng.

­ Tính chất của mơ đun: Là mơ đun chun mơn nghề bắt buộc.
Mục tiêu của mơ đun:
­ Về kiến thức
+ Trình bày được kiến thức cơ bản về đói nghèo, xố đói giảm nghèo, mục tiêu phương  
hướng xố đói giảm nghèo;
+ Vai trị nhiệm vụ của cán bộ xố đói giảm nghèo;
+ Phân tích được vai trị của cán bộ  xã hội trong việc hỗ  trợ  gia đình tiếp cận đến các 
dịch vụ xã hội để được giúp đỡ;
+ Trình bày được kỹ năng cơ bản trong cơng tác xã hội với người nghèo; tiến trình cơng  
tác xã hội với người nghèo và hộ nghèo;
­ Về kỹ năng:
+ Lập được kế hoạch sản xuất kinh doanh của hộ nghèo;
+ Sử dụng được các phương pháp xố đói giảm nghèo có sự tham gia của người dân; Hỗ trợ 
được các thành viên sử dụng các kỹ năng và phương pháp;
+ Kết nối được các đối tượng với các dịch vụ xã hội.
+ Vận dụng được các kỹ  năng cơ  bản của cơng tác xã hội cá nhân trong việc trợ  giúp  
người nghèo và hộ nghèo.
­ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: 
+   Rèn  luyện   được  tính   tích   cực,  tự   giác   trong  học   trong  học   tập,  phẩm  chất  nghề 
nghiệp;


+ Nỗ lực với cộng đồng, chung tay xố đói giảm nghèo.
Nội dung của mơ đun:

BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐĨI NGHÈO 
VÀ XĨA ĐĨI GIẢM NGHÈO
Mã bài: MĐ 26_B01

Giới thiệu:

Bài này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, khái qt về  đói 
nghèo và xố đói giảm nghèo. Từ đó, người học xác định được đối tượng nghèo  
đói theo tiêu chuẩn.
Mục tiêu:
­ Kiến thức:
+ Nêu  được chuẩn nghèo, phương pháp xác định và ý nghĩa chuẩn nghèo;
+ Trình bày được tổng quan cơng cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam và thế giới;
+Trình bày được các hoạt động của chương trình xóa đói giảm nghèo.
­ Kỹ năng: 
+ Vận dụng được phương pháp xác định chuẩn nghèo, quy đổi giá trị  của rổ  hàng hóa  
trong xác định chuẩn nghèo;
+ Áp dụng được chuẩn nghèo để điều tra, xác định hộ nghèo.
­ Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện được tính tích cực học tập; 
+Nỗ lực tham gia tiến trình xóa đói giảm nghèo.

Nội dung chính:
1. Quan niệm và nhận dạng về nghèo đói
1.1. Quan niệm về nghèo đói
Từ  điển Bách khoa tồn thư  mở  Wikipedia mơ tả  nghèo là “sự  thiếu cơ  hội để  có thể  
sống một cuộc sống tương  ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu  
chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời  
gian”. 


Theo tổ  chức Y tế  Thế  giới (WHO), nghèo được xác định là “nghèo theo thu nhập.  
Người nghèo là người có thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình qn trên đầu  
người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia”.
Các quốc gia tham gia hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ  ban Kinh tế  xã hội khu vực  
Châu Á ­ Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm 1993, đã  

thống nhất cao và cho rằng: "Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư khơng có khả  năng  
thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ  
phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập qn của từng vùng và những phong tục ấy được xã  
hội thừa nhận."
Khái niệm này đó đề cập đến sự phụ thuộc của nhu cầu con người ở mỗi giai đoạn phát 
triển và sự khác biệt giữa các phong tục tập qn được thừa nhận ở các vùng khác nhau. Điều 
này muốn nhấn mạnh rằng nhu cầu cơ bản của con người  ở mỗi một nền văn hố, một giai  
đoạn phát triển kinh tế là khác nhau 
Định nghĩa mới của Ngân hàng Thế giới đề cập đến nghèo ở khía cạnh rộng hơn khơng  
chỉ là thiếu thốn điều kiện về vật chất mà cịn là những vấn đề khác như giáo dục, sức khỏe  
hay khả năng dễ bị tổn thương. Theo tổ chức này “Nghèo là khái niệm vượt khỏi phạm vi túng  
thiếu về vật chất; nghèo khơng chỉ  gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà cịn gồm các vấn đề  
liên quan đến năng lực như  dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, khả  năng dễ  bị  tổn thương,  
khơng có quyền phát ngơn và khơng có quyền lực”.
Quan niệm của Việt Nam về  nghèo là tình trạng một bộ  phận dân cư  chỉ  có khả  năng 
thỏa mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng với mức  
sống tối thiểu của cộng đồng xét trên m6ọi phương diện. 
Cịn khái niệm đói được hiểu là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới 
mức tối thiểu khơng đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống.
Quan niệm về  nghèo đói của từng quốc gia hay từng vùng, từng nhóm dân cư, nhìn 
chung khơng có sự khác biệt đáng kể. Tiêu chí chung nhất để  xác định nghèo đói vẫn là mức  
thu thập hay chi tiêu để  thỏa mãn những nhu cầu cơ  bản của con người về ăn, ở  mặc, y tế,  
giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau chỉ là thỏa mãn ở mức cao hay thấp  
mà thơi. Điều này phục thuộc vào trình độ phát triển kinh tế ­ xã hội cũng như phong tục tập  
qn của từng vùng, từng quốc gia.
Người ta phân ra hai loại nghèo, nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
Roberd Mc Namara đã định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau:  "Nghèo ở mức độ  
tuyệt đối... là sống ở ranh giới ngồi cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những  
người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất  



phẩm cách vượt q sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức  
chúng ta.".
Ngân hàng Thế  giới xem thu nhập 1 đơ la mỹ/ngày theo sức mua tương  ứng mức mua  
tương đương để thoả mãn nhu cầu sống tối thiểu là chuẩn nghèo tuyệt đối. 
Theo từ  điển Bách khoa tồn thư  Wikipedia, nghèo tương đối là “việc cung cấp khơng  
đầy đủ  các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã  
hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó” . Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là  
sự  hiện hữu khơng phụ  thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là 
nghèo tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo khơng phụ thuộc vào 
sự  xác định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự  cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu 
thốn tài ngun phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn”.
Quan niệm đơn giản cho rằng
+ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư khơng có khả  năng đáp ứng nhu  
cầu tối thiểu của con người như cơm ăn, áo mặc, chữa bệnh, học hành.
+ Nghèo tương đối: Là sự so sánh tình trạng kinh tế  của người/nhóm cá nhân này với 
người/nhóm cá nhân khác.
1.2. Chuẩn nghèo và phương pháp xác định
Chuẩn nghèo là một thước đo để  xác định ai nghèo, ai khơng  nghèo, điều đó cũng có 
nghĩa quan trọng cho việc:
+ Xác định đối tượng cần trợ giúp phù hợp
+ Hoạch định chính sách và các giải pháp trợ giúp
+ Tổ chức thực hiện giúp đối tượng tiếp cận với các chính sách trợ giúp
Có hai phương pháp xác định chuẩn nghèo: 
­ Phương pháp dựa vào nhu cầu chi tiêu ; 
­ Phương pháp  so sánh với thu nhập bình qn đầu người của các hộ gia đình;
1.2.1. Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào nhu cầu chi tiêu: 
 Đây là phương pháp do các chun gia Ngân hàng thế gới (WB) khởi xướng và  cũng là 
phương pháp được nhiều quốc gia cũng như các tổ chức Quốc tế  cơng nhận và sử dụng trong  
việc xác định chuẩn  nghèo  ở  cấp quốc gia hoặc sử  dụng trong các dự  án lớn. Nội dung cơ 

bản của phương pháp này là dựa vào nhu cầu chi tiêu để bảo đảm các nhu cầu cơ bản của con 
người về ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hoá, đi lại và giao tiếp xã hội.
Tổng chi tiêu = chi tiêu cho LTTP + chi tiêu cho phi LTTP


Ưu điểm của phương pháp này: Có cơ sở khoa học tin cậy ; độ chính xác cao; phản sát 
thực trạng cuộc sống, nhiều quốc gia cơng nhận và sử dụng, có cơ sở để so sánh với các quốc 
gia khác. khi điều chỉnh chuẩn nghèo cho từng năm chỉ cần điều chỉnh giá cả rổ hàng hố.
Cơng thức tính:  CNj = (CLTTPj­1 * CSG + CLTTPj –1 ) : 70 * 100
 Trong đó:   CNj :   chuẩn nghèo năm thứ j
                    CTLTTP:  chi tiêu cho lương thực thực phẩm
                     CSG :   tốc độ giá gia tăng của rổ hàng hố
     Chia 70 và nhân 100 là chi tiêu cho LTTP chiếm 70% tổng chi tiêu
Nhược điểm của phương pháp này: Tính tốn phức tạp, nhất là tính tốn giá cả rổ hàng  
hố, vì giá các mặt hàng ở các vùng, miền, khu vực thành thị và nơng thơn khác nhau, phải tính 
tốn để có giá trị trung vị hoặc trung bình hợp lý, chính điều này tạo nên sự khơng hợp lý của  
chuẩn nghèo cho một địa phương cụ  thể, song nó lại có ý nghĩa chung  ở  cấp quốc gia hoặc  
cho vùng. Mặt khác việc thu thập thơng tin các mặt hàng và chi tiêu thực tế của dân cư cũng  
phức tạp, chỉ có số ít người làm được; chi phí điều tra  tốn kém ; rổ hàng hố phải ln thay 
đổi và dễ bị ý muốn chủ quan chi phối; giá cả LTTP và phi LTTP ln thay đổi và có sự khác  
nhau giữa thành thị và nơng thơn, giữa các vùng, do vậy việc tính tốn cũng dễ có sai số và bị 
chi phối bởi ý kiến chủ quan.
1.2.2.Phương pháp xác định chuẩn nghèo dựa vào so sánh với thu nhập bình qn đầu người  
của các hộ gia đình
 Phương pháp này cũng rất khoa học và tương đối đơn giản, một số nước phát triển ở 
Châu Âu và Mỹ đã sử dụng, họ cho rằng người nghèo là những người có  thu nhập khơng đủ 
để chi phí cho lương thực thực phẩm và các dịch vụ xã hội. Do vậy người ta  xác định chuẩn  
nghèo bằng khoảng 1/2  thu nhập bình qn đầu người của các hộ gia đình trong cả nước 
Cơng thức tính cụ thể cho nước ta như sau: 
Cơng thức tính:      CNj = ( TNj /2 + TNj/3) : 2

Trong đó: CNj  là chuẩn nghèo năm thứ j
                 TNj là thu nhập bình qn đầu người của các hộ gia đình năm thứ j
Trong trường hợp này chuẩn nghèo được lấy  ở  khoảng giữa của 1/2 và 1/3 thu nhập  
bình qn đầu người của hộ gia đình  
Phương pháp này có  ưu điểm là đơn giản, dễ tính tốn và nó gắn rất chặt với tốc độ 
tăng thu nhập của dân cư, ít tốn kém kinh phí vì có thể sử dụng số liệu có sẵn, các địa phương  
cũng tự tính được chuẩn nghèo của mình.  Nhưng nhược điểm là sự  điều chỉnh chuẩn nghèo 
có khoảng dao động lớn ( từ mức 1/2 đến 1/3 do đó dễ bị chi phối bởi ý muốn chủ quan của  
người tính và việc so sánh giũa các quốc gia  giữa các vùng cũng khơng trên một mặt bằng).


1.2.3. Phương pháp điều chỉnh chuẩn nghèo
Phương pháp này phải điều chỉnh giá cả của rổ hàng hố, giá cả các mặt hàng phi lương 
thực thực phẩm cho phù hợp với  thực tế, thơng thường 2 đến 3 năm người ta điều tra một lần 
và căn cứ vào kết quả điều  tra để điều chỉnh giá cả rổ hàng hố  và giá cả mặt hàng phi LTTP  
cho phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên  nếu thời gian q dài thì cũng phải xem xét điều 
chỉnh cơ cấu rổ hàng hố; quy trình thực hiện như sau:
Bước một là  điều chỉnh số lượng, khối  rổ hàng hố ( nếu cần thiết)
Bước hai là tính  giá cả rổ hàng hố mới điều chỉnh
Bước ba là người ta điều chỉnh tỷ lệ nhu cầu chi tiêu cho lương thực, thực phẩm và phi  
lương thực thực phẩm. thơng thường kinh tế  càng phát triển thì tỷ  lệ  chi tiêu cho nhu cầu 
LTTP có xu hướng giảm, và tỷ lệ chi cho nhu cầu phi LTTP tăng. 
Bước bốn là tính giá cả  chi tiêu cho phi LTTP 
Bước năm là tính tổng nhu cầu chi tiêu mới (chuẩn nghèo mới)
Rổ  hàng hố được áp dụng tính chuẩn nghèo có khoảng 42 mặt hàng nhằm đảm bảo  
cung cấp 2100 K.calo cho một người trong một ngày.
Từ năm 2004 đến nay, nước ta đã 6 lần điều chỉnh chuẩn nghèo, cụ thể như sau:
­ Năm 2004 là 170 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nơng thơn và 220 nghìn  
đồng 1 người 1 tháng đối vớikhu vực thành thị.
­ Năm 2006 là 200 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nơng thơn và 260 nghìn  

đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực thành thị.
­ Năm 2008 là 290 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nơng thơn và 370 nghìn 
đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực thành thị.
­ Năm 2010 là 350 nghìn đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực nơng thơn và 440 nghìn  
đồng 1 người 1 tháng đối với khu vực thành thị.
Giai đoạn 2011­2015: (Quyết định số 09/2011/ QĐ­TTg )
Chuẩn hiện hành: 500.000VND đối với khu vực thành thị  và 400.000VND đối với khu 
vực nơng thơn.
1.3. Thực trạng nghèo đói
1.3.1. Vấn đề nghèo trên thế giới 
Theo số  liệu thống kê của Ngân hàng Thế  giới (WB), năm 1981, trên thế  giới có 1,5 tỉ 
người nghèo tương ứng với 40% dân số thế giới, năm 1993, số người nghèo là 1,314 tỉ người 
tương ứng với 29% dân số thế giới, đến 2001 có 1,1 tỷ người  (tương ứng với 21% dân số thế 
giới) có thu nhập ít hơn 1 đơ la Mỹ  tính theo sức mua địa phương và vì thế  được xem là rất 
nghèo. Phần lớn những người nghèo này sống tại Châu Phi, Châu á. Trong khi nhờ  vào tăng  


trưởng kinh tế  tại nhiều vùng của châu á, tỷ  lệ  người nghèo giảm xuống rõ rệt (từ  58% 
xuống cịn 16% tại Đơng á) thì con số  những người nghèo nhất lại tăng lên  ở  châu Phi (gần  
gấp đơi từ  1981 đến 2001 phía Nam sa mạc Sahara). Tại Đơng Âu và Trung á con số  những  
người nghèo nhất đã tăng lên đến 6% dân số năm 2004. Nếu như đặt ranh giới nghèo là 2 đơ la  
Mỹ mỗi ngày thì có tổng cộng là 2,7 tỉ người nghèo, gần một nửa dân số thế giới.
Nhưng trong năm 2008, năm đầu tiên của cuộc khủng hoảng tài chính và lương thực trên  
thế giới thì cả số lượng và tỷ lệ người có mức sống dưới 1,25 USD/ngày (mức được xếp loại 
nghèo đói theo chuẩn giá cả năm 2005) đã giảm trên mọi khu vực của thế giới. Theo WB  ước  
tính năm 2010, tình trạng nghèo đói tồn cầu chỉ bằng 1/2 mức năm 1990. Như vậy, thế giới đã  
đạt “mục tiêu phát triển thiên niên kỷ  "của LHQ là giảm tình trạng đói nghèo trên thế  giới 
xuống cịn một nửa từ năm 1990 đến 2015­ sớm hơn 5 năm. Điều này cho thấy, mặc dù cuộc 
khủng hoảng kép, tốc độ giảm nghèo dài hạn vẫn được duy trì ở mức trên 1% trong giai đoạn 
2008­2010.

1.3.2. Vấn đề nghèo ở Việt Nam
Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, năm 2004  chỉ số nghèo tổng  
hợp (Human Poverty Index­HPI) của Việt Nam xếp hạng 41 trên 95 nước. Cũng theo số  liệu 
của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, vào năm 2002 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia 
của Việt Nam là 12.9%, theo chuẩn thế giới là 29% và tỷ lệ nghèo lương thực (%số hộ nghèo 
ước lượng năm 2002) là 10.87%. Chuẩn nghèo ở Việt Nam cũng đã nhiều lần thay đổi. Bảng  
sau cho thấy tỷ lệ nghèo chia theo khu vực theo các năm 2004, 2006, 2008 và 2010.
Tỷ lệ hộ nghèo chia theo khu vực
Đơn vị tính: %
2004
CẢ NƯỚC
Thành thị
Nơng thơn
Đồng bằng sơng Hồng 
Đơng Bắc 
Tây Bắc 
Bắc Trung Bộ 
Dun hải Nam Trung Bộ 
Tây Ngun
Đơng Nam Bộ 
Đồng bằng sơng Cửu Long 

2006
18.1
8.6
21.2
12.9
23.2
46.1
29.4

21.3
29.2
6.1
15.3

15.5
7.7
18.0
8 vùng
10.1
22.2
39.4
26.6
17.2
24.0
4.6
13.0

2008
13.4
    6.7
16.1

2010
10.7
      5.1
13.2

2010 (*)
14.2

6.9
17.4

     8.7  
20.1
35.9
23.1
14.7
21.0
     3.7
11.4

     6.5
17.7
32.7
19.3
12.7
17.1
    2.2
     8.9

8.4
24.2
39.4
24.0
16.9
22.2
3.4
12.6



Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (dựa vào Khảo sát mức sống gia đình 
2010_Tổng cục Thống Kê)
Bảng sau thể  hiện kết quả  điều tra mới nhất vào năm 2010 về  số  hộ  nghèo và cận  
nghèo cho thấy số lượng hộ nghèo và hộ cận nghèo vẫn cịn ở mức cao. Tổng số hộ nghèo cả 
nước là 3.055.560 hộ  chiếm tỷ  lệ  14,2% và 1.612.381 hộ  cận nghèo chiếm tỷ  lệ  7,53%. Chi  
tiết phân theo các vùng miền trong bản sau.
Số hộ nghèo và cận nghèo trong cả nước năm 2010
 

Hộ 

Tỉnh/Thàn

STT 
 

nghèo
Tổng số

h phố 
 Cả nước 

Hộ cận nghèo
Tỷ lệ

Tổng số

Tỷ lệ


3.055.566

14,20

1.612.381

7,53

I

Miền núi Đơng Bắc

581.560

24,62

227.496

9,68

II

Miền núi Tây Bắc

236.365

39,16

80.118


13,27

III

Đồng bằng Sơng Hồng

409.823

8,30

261.586

5,30

IV

Khu IV cũ

578.007

22,68

343.370

13,47

V

Dun hải miền Trung


333.250

17,27

208.833

10,82

VI

Tây ngun

262.879

22,48

87.860

7,51

VII

Đơng Nam Bộ

77.802

2,11

81.213


2,20

575.880

13,48

321.905

7,53

VIII

ĐB sơng Cửu Long

Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 2011
1.4. Ngun nhân
1.4.1. Đặc điểm của người nghèo
Sau gần 30 năm đổi mới, thu nhập và mức sống của đại đa số  người dân đã được cải 
thiện. Trước đây do nguồn lực hạn chế nên các chương trình giảm nghèo chủ  yếu tập trung 
cho đối tượng nghèo về lương thực thực phẩm (nhu cầu về cơm ăn, áo mặc). Ngày nay, trong  
giai đoạn đất nước đổi mới, mức sống người dân được nâng lên, nhu cầu về phi lương thực  
thực phẩm cũng được nâng cao (nhu cầu về nhà ở, y tế, giáo dục, giao tiếp xã hội…). Cơ hội 
phát triển và thụ  hưởng các thành quả  của sự  phát triển cũng có sự  khác biệt đáng kể  giữa  
nhóm giàu và nhóm nghèo, do sự phân hóa giàu­nghèo có xu hướng gia tăng. 
Một số vùng miền (đặc biệt vùng dân tộc khó khăn) cái nghèo của người dân vẫn rất đa 
dạng. Thể  hiện tình trạng thiếu ăn 1 vài tháng/năm; vẫn sống trong các ngơi nhà  ọp  ẹp tạm 
bợ; có tỷ lệ trẻ em bỏ học cao; Người dân nhập cư đo thị  việc làm bấp bênh, thu nhập thấp,  
chưa được bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục…
1.4.2. Ngun nhân nghèo đói



*Nguyên nhân khách quan
­ Xuất phát điểm của nền kinh tế  nước ta trước khi “đổi mới” thấp, do phải trải qua  
hơn 30 năm chiến tranh, nguồn lực của Nhà nước chưa đáp ứng ngay được nhu cầu phát triển  
kinh tế  ­ xã hội của các địa phương và điều kiện tự  nhiên không thuận lợi  ở  một số  vùng, 
miền.
­ Phong tuc, tâp quan lac hâu tôn tai hang thê ky nay ch
̣
̣
́ ̣
̣
̀ ̣ ̀
́ ̉
ưa dỡ bo đ
̉ ược.
­  Thời gian dài nền kinh tế chậm phát triển (Cơ chế bao cấp)
­ Khi chuyên đôi c
̉
̉ ơ chê kinh tê l
́
́ ại lam nay sinh nhiêu vân đê xa hôi khac, trong đo co vân
̀
̉
̀ ́ ̀ ̃ ̣
́
́ ́ ́ 
đê ngheo đoi ( M
̀
̀ ́
ặt trái của nền kinh tế thị trường­Hội nhập)

­  Khung hoang kinh tê thê gi
̉
̉
́ ́ ới ảnh hưởng đến các Quốc gia 
­ Nạn tham nhũng, lãng phí đâu đó cịn tồn tại 
  ­ Người nghèo vẫn khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản 
­ Do tác động của cơ chế chính sách:
Cơ  chế  chính sách chưa thực sự phù hợp và kịp thời đáp  ứng với điều kiện kinh tế  xã  
hội của đất nước trong giai đoạn mới, chi tiêu cho y tế, giáo dục và chính sách đầu tư  phát 
triển kinh tế  ­ xã hội của Nhà nước chưa cân đối giữa các cấp hành chính, giữa các vùng  
miền, giữa các ngành kinh tế (giữa nơng nghiệp với cơng nghiệp, giữa khu vực nơng thơn với  
khu vực thành thị).
­ Kinh tế  phát triển khơng bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ  yếu là do nguồn  
vốn đầu tư  trực tiếp và đầu tư  vào con người  ở  mức cao nhưng hiệu quả  cịn hạn chế, số 
lượng lao động được đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường cịn thấp, nơng dân khó tiếp cận tín  
dụng ngân hàng nhà nước.
* Nhom ngun nhân chu quan
́
̉
­ Thiêu vơn san xt – kinh doanh                             
́ ́ ̉
́
­ Thiêu kiên th
́
́ ưc san xt – kinh doanh                   
́ ̉
́
­ Thiêu thơng tin vê thi tr
́
̀ ̣ ường                                   

­ Thiêu đât va khơng co đât san xt                          
́ ́ ̀
́ ́ ̉
́
­ Ơm đau, bênh tât                                                       
́
̣
̣
­ Đơng con, thiêu lao đơng                                          
́
̣
­ Khơng tim đ
̀ ược viêc lam                                          
̣ ̀
­ Rui ro                                                                         
̉
­ Gia đinh co ng
̀
́ ười măc tê nan xa hơi 
́ ̣ ̣
̃ ̣
­ Cá biệt có người lười lao động  


Trong xã hội, người nghèo ln chịu thua thiệt, trong bối cảnh hiện nay, tăng trưởng 
kinh tế lại làm cho khoảng cách giàu nghèo giãn hơn, người nghèo khó có cơ hội tiếp cận các 
dịch vụ  xã hội cơ  bản, khó có cơ  hội trong việc tham gia vào thị  trường lao động. ta có thể 
biểu diễn vịng luẩn quẩn của nghèo đói như sau  
VỊNG LUẨN QUẨN CỦA NGHÈO ĐĨI


Gia tăng dân số
Bệnh tật 

Mơi trường sống
 Suy dinh dưỡng
Tệ nạn xã hội                   

 Thất học

Nghèo đói

2. Chủ trương và các hoạt động xố đói giảm nghèo
2.1. Nhận thức về chủ trương xóa đói giảm nghèo
Cơng tác xã hội có lịch sử  lâu dài trong q trình hỗ  trợ giải quyết nghèo đói ở các cấp  
độ khác nhau từ việc hỗ trợ cá nhân người nghèo đến phát triển thay đổi cộng đồng nghèo và  
các chính sách, chương trình xã hội xố đói giảm nghèo của quốc gia. Cơng tác xã hội tham gia 
vào lĩnh vực này với ý nghĩa hết sức quan trọng và mang tính nhân văn sâu sắc được dựa trên  
nghiên tác đạo đức nghề nghiệp­ Đó là phấn đấu cho sự cơng bằng xã hội. Và nghèo đói được 
xem là vấn đề chính gây cản trở cơng bằng xã hội.
Vấn đề giảm nghèo là vấn đề tồn cầu, khơng chỉ có ở Việt Nam và các nước đang phát  
triển, các nước nghèo mà là vấn đề của cả nước phát triển.


Giảm nghèo là địi hỏi cấp bách của tồn nhân loại. Ở nước ta, giảm nghèo là một chủ 
trương, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước, giảm nghèo là một cuộc cách mạng xã  
hội sâu sắc, là phong trào của quần chúng, nhất là ở  địa phương. Để  thực hiện giảm nghèo, 
bên cạnh hệ thống các chính sách, vấn đề xây dựng nguồn lực, trong đó có nguồn nhân lực từ 
Trung ương đến địa phương, từ các nhà hoạch định chính sách đến những người tổ chức thực 
hiện các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, là một việc làm hết sức quan trọng.
Xét tình hình thực tế, khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới thì sự  phân hồ giàu nghèo 

diễn ra rất nhanh nếu khơng tích cực xố đói giảm nghèo và giải quyết tốt các vấn đề xã hội  
khác thì khó có thể đạt được mục tiêu xây dựng một cuộc sống ấm no về vật chất, tốt đẹp về 
tinh thần, vừa phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu được yếu tố lành  
mạnh và tiến bộ của thời đại. Do đó trong chính sách phát triển kinh tế ­xã hội thời kỳ 1996­
2000 nhà nước đã xây dựng được các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chương 
trình xố đói giảm nghèo quốc gia. Xố đói giảm nghèo khơng chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần,  
mà nó cịn là vấn đề  kinh tế  ­xã hội quan trọng, do đó phải có sự  chỉ  đạo thống nhất giữa  
chính sách kinh tế với chính sách xã hội. Xuất phát từ điều kiện thực tế nước ta hiện nay, xố  
đói giảm nghèo về  kinh tế  là điều kiện tiên quyết để  xố đói giảm nghèo về  văn hố, xã 
hội .Vì vậy, phải tiến hành thực hiện xố đói giảm nghèo cho các hộ  nơng dân sinh sống  ở 
vùng cao, vùng sâu, hải đảo và những vùng căn cứ  kháng chiến cách mạng cũ, nhằm phá vỡ 
thế sản xuất tự cung, tự cấp, độc canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nơng  
nghiệp trên tồn quốc theo hướng sản xuất hàng hố, phát triển cơng nghiệp nơng thơn, mở 
rộng thị trường nơng thơn, tạo việc làm tại chỗ, thu hút lao đơng ở nơng thơn vào sản xt tiểu 
thủ  cơng nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ  là con đường cơ  bản để  xố đói giảm nghèo  ở 
nơng thơn. Chuyển dịch cơ  cấu kinh tế   ở  nơng thơn phải được xem như  là 1 giải pháp hữu 
hiệu, tạo bước ngoạt cho phát triển ở nơng thơn, nhằm xố đói giảm nghèo ở nơng thơn nước 
ta hiện nay. Tiếp tục đổi mới nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hố trên cơ  sở nền kinh 
tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Đó là con đường để  cho mọi người vượt qua đói  
nghèo, để nhà nước có thêm tiềm lực về kinh tế để  chủ  động xố đói giảm nghèo. Đây là sự 
thể  hiện tư  tưởng kinh tế của Hồ Chủ Tịch:" Giúp đỡ  người vươn lên khá, ai khá vươn lên 
giàu, ai giàu thì vươn lên giàu thêm".Thực hiện thành cơng chương trình xố đói giảm nghèo 
khơng chỉ đem lại ý nghĩa về mặt kinh tế là tạo thêm thu nhập chính đáng cho người nơng dân  
ổn định cuộc sống lâu dài, mà xố đói giảm nghèo, phát triển kinh tế  nơng thơn cịn là nền  
tảng, là cơ sở để cho sự tăng trưởng và phát triển 1 nền kinh tế bền vững, góp phần vào sự 
nghiệp đổi mới đất nước. Hơn thế nữa nó cịn có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị xã hội.


Xố đói giảm nghèo nhằm nâng cao trình độ dân trí, chăn sóc tốt sức khoẻ nhân dân, giúp 
họ  có thể  tự  mình vươn lên trong cuộc sống, sớm hồ nhập vào cuộc sống cộng đồng, xây 

dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, giảm được khoảng trống ngăn cách giữa người 
giàu với người nghèo, ổn định tinh thần, có niềm tin vào bản thân, từ đó có lịng tin vào đường  
lối và chủ  trương của đảng và Nhà nước. Đồng thời hạn chế  và xố bỏ  được các tệ  nạn xã  
hội khác, bảo vệ  mơi trường sinh thái. Ngồi ra, cịn có thể  nói rằng động khơng giải quyết  
thành cơng các nhiệm vụ và u cầu xố đói giảm nghèo thì sẽ khơng chủ giải quyết được xu 
hướng gia tăng phân hố giàu nghèo, có nguy cơ đẩy tới phân hố giai cấp với hậu quả là sự 
bần cùng hố và do vậy sẽ  đe doạ  tình hình  ổn định chính trị  và xã hội làm chệch hướng  
XHCN của sự phát triển kinh tế ­ xã hội. Khơng giải quyết thành cơng các chương trình xố 
đói giảm nghèo sẽ  khơng thể  thực hiện được cơng bằng xã hội và sự  lành mạnh xã hội nói  
chung. Như  thế  mục tiêu phát triển và phát triển bền vững sẽ  khơng thể  thực hiện được. 
Khơng tập trung nỗ lực, khả năng và điều kiện để xố đói giảm nghèo sẽ khơng thể tạo được  
tiền đề  để  khai thác và phát triển nguồn lực con người phục vụ  cho sự nghiệp CNH­ HĐH  
đất nước nhằm đưa nước ta đạt tới ttrình độ phát triển tương đương với quốc tế và khu vực,  
tháo khỏi nguy cơ lạc hậu và tụt hậu.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành cơng tác xóa đói giảm nghèo, đã đạt 
được những kết quả  nhất định, đặc biệt là giai đoạn 2006­2010 cho thấy những thành cơng  
đáng kể  trong việc xây dựng được hệ  thống cơ  chế, chính sách, giải pháp tăng cường năng 
lực, đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa, kết quả  là tốc độ  giảm nghèo nhanh. Theo tổng kết của 
Bộ  Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 4 năm 2006­2010 đã có khoảng 5 triệu lượt hộ 
nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi với mức vay bình qn từ 6 ­7 triệu đồng/lượt/hộ. Triển 
khai được 30.000 lướp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, xây dựng 8500 mơ hình trình diễn và  
hội nghị đầu bờ với 3 triệu lượt người nghèo. Đã có 100.000 lao động nghèo được dạy nghề 
miễn phí, trong đó có khoảng 60% lao động đã tìm được việc làm, tự tạo việc làm. Triển khai 
va nhân rộng hơ hình giảm nghèo tại 218 xã thuộc 35 tỉnh với 27.566 hộ (70% là hộ nghèo đã  
tham gia mơ hình. Có khoảng 2.000 cơng trình hạ tầng phục vụ sản xuất được đầu tư cho 273 
xã đặc biệt khó khăn, bãi ven biển, hải đảo. Có 52 triệu lượt người nghèo được cấp thẻ  bảo  
hiểm y tế, 8 triệu lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí, 2,8 triệu lượt học sinh nghèo 
được hỗ trợ sách vở. 140 ngàn lượt cán bộ giảm nghèo ở cơ sở được tập huấn nâng cao năng  
lực. Về hỗ trợ nhà ở, có khoảng 350 ngàn hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở. 
  Kết quả thực hiện Chương trình 134,135 giai đoạn II cho thấy đã có 14.024,7 tỷ đồng 

được Chính phủ phân bổ cho thực hiện các chương trình 135 và 4.482 tỷ đồng cho hỗ trợ các  
địa phương thực hiện chương trình 134 từ năm 2004 đến 2009. Đã có 8.237 cơng trình hạ tầng  


cơ  sở  đã được xây dựng, trong đó có 5.465 cơng trình đã hồn thành và đưa vào sử  dụng.  
Chương trình 134 đã hỗ trợ được 373.400 nhà ở cho hộ nghèo dân tộc thiểu số, giao 1.552 ha  
đất cho 71.713 hộ.
(Số liệu đánh giá sau 4 năm 2005­2009 chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai  
đoạn 2005­2010­Bộ Lao động Thương binh và Xã hội)
Mặc dù được quốc tế  và nhân dân trong nước đánh giá tích cực về  các thành quả  của  
cơng tác xóa đói, giảm nghèo, tuy nhiên cơng tác giảm nghèo của nước ta hiện nay cịn một số 
khó khăn. 
Thứ  nhất là tốc độ  giảm nghèo khơng đồng đều giữa các khu vực. Tỷ  lệ  nghèo  ở  khu 
vực nơng thơn vẫn cao hơn trên dưới hai lần so với khu vực thành thị; tỷ lệ nghèo ở miền núi  
tương tự cũng cao từ 1,7 đến 2 lần so với tỷ lệ nghèo chung của cả nước, tốc độ giảm nghèo 
của các nhóm dân tộc thiểu số cịn chậm. 
Thứ  hai là kết quả giảm nghèo được đánh giá là chưa bền vững với tỷ lệ hộ tái nghèo 
cịn  ở  mức từ  7 đến 10%. Một khó khăn thách thức nữa trong cơng tác xóa đói giảm nghèo  
nằm ở sự hạn chế trong các chương trình và chính sách giảm nghèo. 
Thứ ba, theo Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, chương trình giảm nghèo chưa tồn diện, nhiều  
chính sách và chương trình mang tính ngắn hạn, chồng chéo và chưa tạo được sự gắn kết chặt  
chẽ và lồng ghép tập trung vào mục tiêu giảm nghèo. Và những hạn chế trong cơng tác tun 
truyền, nâng cao nhận thức cũng là cản trở trong cơng tác giảm nghèo.
2.2. Các hoạt động của chương trình xóa đói giảm nghèo
Bao gồm các chính sách và dự án sau: 
2.2.1. Chính sách ưu đãi tín dụng cho người nghèo:
Mục tiêu: cung cấp tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo(3,5­4 triệu hộ) có nhu cầu vay vốn  
sản xuất kinh doanh với lãi st thấp, khơng phải thế chấp cho ngân hàng.
 Nội dung: đưa tổng vốn vay của ngân hàng phục vụ người nghèo lên 10000 tỷ đồng vào 
năm 2005 (chủ yếu là huy động cộng đồng và vay các tổ chức tín dụng ngân hàng, Nhà nước 

cấp bù lãi suất chênh lệch huy động và cho vay 750 tỷ  đồng trong 5 năm) và cho khoảng 5 
triệu lượt hộ  vay với mức bình qn từ  2­3 triệu/hộ. Đảm bảo vốn vay đúng đối tượng, sử 
dụng đúng mục đích, hiệu quả và tài chính lành mạnh. 
2.2.2. Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế.
Mục tiêu: trợ giúp người nghèo trong khám chữa bệnh bàng các hình thức nhu mua thẻ 
BHYT, cấp thẻ và giấy chứng nhận khám chữa bệnh miễn phí, khám chữa bệnh từ thiện nhân  
đạo... Chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người nghèo. 
Nội dung: 


­ Cung cấp trang thiết bị, cung  ứng thuốc cho tuyến y   tế  cơ  sở   ở  các huyện nghèo, 
khuyến khích và tăng cường cán bộ y tế cơ sở để nâng cao chất lượng phục vụ. 
­ Bảo đảm tài chính để hỗ  trợ  khám chữa bệnh cho người nghèo thơng qua điều chỉnh,  
phân bố ngân sách y tế giữa các tỉnh, điều tiết và điều chỉnh các mức thu viện phí giữa người  
giàu, người có khả năng kinh tế, người nghèo... 
­ Huy động cộng đồng trong việc xây dựng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo, quỹ 
bảo trợ người nghèo, bữa ăn nhân đạo, khám chữa bệnh nhân đạo, khuyến khích các đội ytế 
lưu động phục vụ  vùng cao, vùng sâu, biên giới hải đảo, xác định trách nhiệm của người  
nghèo trong phịng bệnh, tự bảo vệ chăm lo sức khoẻ và chia sẻ một phần kinh phí trong khám  
chữa bệnh.
2.2.3. Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục:
Mục tiêu: Bảo đảm cho con em tất cả các hộ nghèo có các điều kiện cần thiết trong học 
tập. Giảm sự  chênh lệch về  mơi trường trong học tập và sinh hoạt trong các nhà trường  ở 
thành thị và nơng thơn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa vùng khó khăn với vùng có điều kiện  
phát triển.
  Nội dung:
  ­ Miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường, lớp, hỗ trợ vở viết sách  
giáo khoa, cấp học bổng cho học sinh tiểu học loại q nghèo, khuyến khích học sinh nghèo  
học khá, học giỏi băng các giải thưởng, học bổng và các chế độ ưu đãi khác. 
­ Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục ở  các trường dân tộc nội trú  

để đào tạo các cán bộ cho các xã đặc biệt khó khăn. 
­ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tình nguyện tham gia giúp người nghèo nâng cao trình 
độ  học vấn, tổ chức các hình thức giáo dục phù hợp để  xố mù chữ  và ngăn chặn tình trạng  
tái mù như các lớp bổ túc văn hố, lớp học tình thương, lớp học chun biệt. 
2.2.4. Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn.
Mục tiêu: Hỗ  trợ  các gia đình đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn nhằm  ổn định cuộc  
sống, hỗ  trợ  phát triển sản xuất, thay đổi phương thức sản xuất lạc hậu, từng bước hướng  
dẫn đồng bào dân tộc tiếp cận phương thức sản xuất mới, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát 
huy bản sắc dân tộc, thực hiện xố đói giảm nghèo bền vững. 
Nội dung: 
­ Hỗ trợ các đồngbào dân tộc đặc biệt khó khăn ổn định cuộc sống, lương thực cứu đói, 
quần áo chống rét, chăn màn, dụng cụ gia đình, hỗ trợ làm giếng nước hoặc nước tự chảy cho  
1 nhóm hộ gia đình.


­ Hỗ trợ các gia đình dân tộc đặc biệt khó khăn phát triển sản xuất để tự đảm bảo cuộc 
sống. Về  nơng nghiệp: Chọn và đưa giống cây mới có năng suất cao cho đồng bào, khuyến 
khích thâm canh tăng vụ lúa nước, lúa nương. Tăng cưịng và khuyến khích phát triển đàn gia 
súc, gia cầm, vật ni phù hợp với trình độ của các hộ gia đình. Hưóng dẫn kỹ thuật, khuyến 
khích khai hoang ruộng đồng, mở rộng diện tích canh tác. Về lâm nghiệp: Hỗ trợ khoanh ni,  
bảo vệ rừng, hỗ trợ cơng cụ sản xuất, thuốc bảo vệ thực vật, mở rộng diện tích trồng rừng,  
trồng cây cơng nghiệp, vườn đồi tập làm kinh tế VAC. 
2.2.5. Chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo.
Mục tiêu: Tạo điều kiện cho người nghèo nắm được những kiến thức phổ  thơng về 
pháp luật để phát huy được vai trị của mình trong đời sống kinh tế ­xã hội. Nhận thức được  
đầy đủ trách nhiệm và quyền lợi của mình trong gia đình và xã hội. 
Nội dung: 
­ Ban hành pháp lệnh về trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thực thi pháp luật. 
­ Phát hành sổ tay trợ giúp pháp lý cho các chun viên và cộng tác viên, phát hành tờ gấp  
pháp lý để hỗ trợ cho các tỉnh để tun truyền, phổ biến và giải đáp pháp luật. 

­ Tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ trợ giúp pháp lý cấp TW, tỉnh, huyện, xã. 
­ Trợ giúp pháp lý ở 61 tỉnh thành, trợ giúp các vụ việc tư vấn pháp lý
2.2.6. Chính sách an sinh xã hội, trợ giúp các đối tượng yếu thế.
Mục tiêu: Hỗ  trợ  trực tiếp cho những người bị  rủi ro do thiên tai, bão lụt, để   ổn định 
cuộc sống. Hỗ  trợ  nhóm người yếu thế (người già cơ đơn khơng nơi nương tựa, trẻ  em có 
hồn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật...) ổn định cuộc sống, từng bước hồ nhập xã hội . 
Nội dung: 
­ Trợ giúp các đối tượng yếu thế (có khả năng làm việc) về học nghề, tạo việc làm, tự 
đảm bảo cuộc sống. 
­ Hỗ  trợ  các vùng thiên tai phải di chuyển nhà, hỗ  trợ  điều kiện sản xuất để  sớm  ổn 
định cuộc sống. 
­ Trợ  giúp di dân kịp thời, hỗ  trợ  cứu đói, hỗ  trợ  sửa chữa nhà đổ, sập, trơi, hư  hỏng  
nặng, hỗ trợ gia đình có người chết, bị thương. 
­ Trợ cáp xã hội thường xun cho các đối tượng thuộc diện trợ cấp xã hội có hồn cảnh 
khó khăn, ni dưỡng các đối tượng đặc biệt khó khăn. 
2.2.7. Dự án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng:
Mục tiêu: phát triển hạ tầng cơ sở cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, hải đảo,  
ven biển. Phấn đấu đến năm 2005 cơ bản hồn thành các cơng trình cơ  sở hạ  tầng thiết yếu 
như: thuỷ  lợi nhỏ, trường học, trạm ytế, nước sinh hoạt, điện, đường giao thông, chợ; xây  


dựng các trung tâm cụm xã thành các thị  tứ  và trở  thành nơi giao lưu văn hố của nhân dân 
trong vùng tạo điều kiện cho người nghèo trong vùng tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản 
trong vùng. Mỗi năm bình qn các xã đặc biệt khó khăn có thêm 1 cơng trình. 
2.2.8. Hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nơng ­lâm­ngư, chuyển giao cơng nghệ, hỗ  trợ  phát  
triển ngành nghề nơng thơn. 
Mục tiêu: 
­ Trong 5 năm đào tạo 5000 cán bộ khuyến nơng tỉnh, tập huấn khoảng 2,5 triệu lượt hộ 
nghèo cách làm ăn. 
­  Xây dựng và chuyển giao các mơ hình hỗ  trợ  sản xuất, phát triển ngành nghề, định  

canh, định cư,di dân và kinh tế mới, phịng ngừa và giảm nhẹ rủi ro, thiên tai cho người nghèo 
trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phù hợp với từng vùng.
­ Hỗ  trợ  phát triển, xây dựng mơ hình chế  biến, bảo quản nơng­ lâm sản và nghề  phi 
nơng nghiệp. 
2.2.9. Dự án định canh, định cư, di dân, kinh tế mới:
 Mục tiêu: Tiếp tục thực hiện phân bố dân cư, giải quyết việc làm, di dân xây dựng kinh 
tế  mới nhằm thực hiện phát triển kinh tế  xã hội và xây dựng nơng thơn mới, chấm rứt tình 
trạng du canh, du cư, hồn thành cơ bản định canh, định cư. Sắp xếp  ổn định di dân tự  do và 
tiến tới kiểm sốt và chấm rứt tình trạng di dân tự do. 
2.2.10. Dự án hỗ trợ người nghèo về văn hố thơng tin:
Mục tiêu: Hỗ trợ người nghèo cải thiện đời sống tinh thần, giúp người nghèo có được 
thơng tin về kinh tế ­xã hội liên quan trực tiếp đến đời sống của họ và từng bước tiếp cận với  
đời sống văn hố mới và duy trì văn hố truyền thống. 
2.2.11. Dự án đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm cơng tác xố đói giảm nghèo :
Mục tiêu: Trang bị kiến thức và chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nội dung  
chương trình xố đói giảm nghèo , những kỹ năng cơ bản trong tổ chức thực hiện và quản lý  
chương trình, những kiến thức cơ bản đối với đội ngũ cán bộ xố đói giảm nghèo ở cấp xã về 
xây dựng kế hoạch, dự án và tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn nhằm nâng cao năng lực  
cho đội ngũ cán bộ này. 
3. Cơng tác xã hội đối với người nghèo đói
3.1. Các phương pháp tiếp cận hỗ trợ người nghèo
Hiện nay, có bốn phương pháp tiếp cận phổ biến trong việc giúp đỡ người nghèo:
­ Thứ  nhất là cách tiếp cận đảm bảo quyền con người. Phương pháp này nhấn mạnh 
đến quyền được tồn tại, quyền được an tồn về  vật chất, sức khỏe và được phát triển tồn 
diện và bình đẳng.


­ Thứ  hai là cách tiếp cận đáp  ứng các nhu cầu cơ bản. Cách tiếp cận này là cách giúp  
người nghèo đảm bảo quyền con người để  họ có điều kiện để  phát triển mọi mặt thể chất,  
tinh thần, tình cảm.

­ Thứ ba là cách tiếp cận chia sẻ trách nhiệm xã hội. Cách tiếp cận này nhần mạnh đến  
ngun lý mỗi cá nhân đề  có yếu tố  cá thể  và tập thể. Bên cạnh đó phương pháp này cũng  
nhấn mạnh đến sự tương hỗ, chia sẻ để người nghèo có thể vươn lên trong cuộc sống.
­ Thứ  tư  là cách tiếp cận đảm bảo sự  cơng bằng trong xã hội. Cách tiếp cận này trú  
trọng vào việc đảm bảo tạo ra mơi trường thuận lợi tiếp cận các cơ hội vật chất, giáo dục, y 
tế, văn hóa và xã hội cho mọi người phát triển và quan tâm đến nhóm các đối tượng yếu thế.
3.2. Định hướng của nghề cơng tác xã hội với người nghèo
Theo Michael Sherraden có bốn chủ  đề  cơ  bản định hướng của nghề  cơng tác xã hội  
thúc đẩy sự tham gia ngày càng mạnh mẽ hơn của nghề nghiệp vào lĩnh vực cơng tác xã hội. 
Thứ  nhất là cơng tác xã hội đưa ra các dịch vụ  đáp ứng như  cầu cơ  bản và giải quyết  
vấn đề. Với người nghèo, họ phải gánh chịu nhiều thiếu thốn đặc biệt là những thiếu thốn và 
khơng được đáp ứng những nhu cầu cơ bản, đơi khi là những nhu cầu tối thiểu sinh tồn như 
có đủ thức ăn, có đủ áo ấm để mặc, có chỗ ở an tồn... Và do nhiều nhu cầu khơng được đáp  
ứng cộng thêm với những khó khăn cản trở khác do sự nghèo khó mang lại, họ gặp rất nhiều  
vấn đề và cần có sự hỗ trợ giải quyết.
Thứ hai là cơng tác xã hội phấn đấu cho sự cơng bằng xã hội. Cơng tác xã hội từ lâu đã 
ln sát cánh cùng với những người nghèo biện hộ, vận động chính sách để  người nghèo có 
các cơ hội được cung cấp và chia sẻ các nguồn lực xã hội. 
Thứ ba là cơng tác xã hội hướng đến các quyền con người. Định hướng này có nghĩa là  
cơng tác xã hội tham gia vào hỗ  trợ  người nghèo có được cơ  hội thực hiện các quyền con 
người của mình. Ví dụ các quyền được tiếp cận một cách cơng bằng tới các dịch vụ giáo dục  
như con cái người nghèo được đến trường học có cơ hội bồi dưỡng và phát triển tri thức hay 
quyền được bình đẳng tham gia các hoạt động cơng cộng giống như  những thành viên khác  
trong cộng đồng và trong xã hội. 
Thứ  tư  là cơng tác xã hội hướng tới sự phát triển xã hội. Cơng tác xã hội có vai trị hỗ 
trợ người nghèo, cộng đồng và xã hội một cách tích cực để  có thể  đạt được sự phát triển tối 
đa tiềm năng bản thân và từ đó cũng là đóng góp cho sự phát triển xã hội.

3.3. Các dịch vụ cơng tác xã hội với giảm nghèo
Trên thế  giới, các dịch vụ  cơng tác xã hội đối với vấn đề  giảm nghèo được tổng hợp  

theo hai hình thức tiếp cận. Thứ nhất là theo hình thức cung cấp các dịch vụ trực tiếp hỗ trợ 


cá nhân, gia đình và cộng đồng. Thứ hai là hình thức tập trung vào mảnh đưa ra các chính sách,  
chương trình giải quyết vấn đề nghèo.
­ Các dịch vụ cơng tác xã hội trực tiếp
Các dịch vụ cơng tác xã hội trực tiếp nhằm mục đích hỗ  trợ  đáp  ứng các nhu cầu trực  
tiếp của người nghèo.
Đối với cá nhân người nghèo, cơng tác xã hội cung cấp các dịch vụ cung cấp thức ăn, áo 
ấm, tìm kiếm chỗ ở an tồn, kết nối tới chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần, học tập, học  
nghề, tìm kiếm việc làm và khuyến khích tham gia các hoạt động xã hội... Đơn cử  như  tại  
Canađa, nhiều ngân hàng thức ăn (food bank) được lập ra để  cung cấp thức ăn miễn phí cho  
những người nghèo, người hưởng trợ cấp. Hay việc tìm kiếm chỗ ở an tồn cho người nghèo  
khơng nơi nương tựa trong các trung tâm, cơ sở xã hội. Bên cạnh đó, người nghèo được nhân  
viên xã hội kết nối tới các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ  khi bị  ốm đau. Nhân viên xã hội cũng  
cung cấp các dịch vụ  tham vấn cho những người nghèo có vấn đề  về  tâm lý xã hội. Quan  
trọng hơn nữa, nhân viên xã hội là người biện hộ, khích lệ đề người nghèo được tham gia các 
hoạt động xã hội bình đẳng như các thành viên khác trong xã hội.
Đối với gia đình nghèo, nhân viên xã hội cung cấp các dịch vụ tham vấn, kết nối gia đình  
nghèo tới các dịch vụ chương trình tài chính, chăm sóc sức khoẻ... Ví dụ như các chương trình  
hướng dẫn hộ gia đình vay vốn, tạo việc làm, để từ đó gia đình có thể cải thiện tình hình kinh  
tế gia đình.
Đối với cộng đồng, cơng tác xã hội đưa ra các dịch vụ phát triển cộng đồng, nâng cao  
nhận thức của người dân về  vấn đề  nghèo và khuyến khích sự  tương trợ, hỗ  trợ  của cộng 
đồng với người nghèo và gia đình họ.
­ Các dịch vụ cơng tác xã hội liên quan đến chính sách, chương trình xã hội hỗ trợ người 
nghèo.
Cơng tác xã hội đã và đang tham gia rất tích cực vào việc xây dựng các chính sách, các 
chương trình xã hội hỗ trợ người nghèo ở nhiều nước trên thế giới. Nhân viên xã hội là người  
hỗ trợ chính phủ tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của người nghèo từ  đó đề  xuất với 

cơ quan cấp trên để nghiên cứu đưa ra các chính sách, chương trình xã hội hỗ trợ người nghèo. 
Ví dụ như nếu việc đưa ra nhu cầu được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ  miễn phí. 
Hay các chương trình hỗ trợ giảm nghèo thơng qua phát triển cộng đồng...

4. Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết vấn đề đói nghèo
4.1. Giải quyết đói nghèo ở Thái Lan
Đối với Thái Lan tỉ lệ nghèo là 30% dân số trong thập kỷ 80 đến năm 1996 giam xuống  
cịn 3% (13 triệu người) bởi chính phủ Thái Lan thực hiện một số biện pháp sau:


­ Đối với người nghèo Chính phủ cho vay bằng hiện vật để sản xuất, cho vay vật tư giá 
rẻ, chất lượng tốt.
­ Thu mua các sản phẩm ngũ cốc rẻ, Ngân hàng cho nơng dân vay vốn với lãi suất thấp 
(3% năm) và cho nơng dân dùng thóc để  thế  chấp. Khi thóc được giá người dân bán thóc và  
hồn vốn cho Ngân hàng.
­ Chính phủ Thái Lan áp dụng mơ hình gắn liền chính sách phát triển quốc gia với phát 
triển nơng thơn. Thơng qua việc phát triển nơng thân xây dựng những xí nghiệp  ở  làng q 
nghèo, phát triển mơ hình kinh doanh vừa và nhỏ, mở  rộng các trung tâm dạy nghề   ở  nơng  
thơn để giảm tỉ lệ thất nghiệp.
­ Chính phủ Thái Lan cịn ban hành chính sách cải cách ruộng đất, qua đó người dân có  
quyền làm chủ  ruộng đất. Nhà nước tạo điều kiện cho nơng dân mở  rộng quy mơ, hướng 
nơng dân đi theo con dường sản xuất hàng hóa.
4.2. Giải quyết đói nghèo ở Trung Quốc
Trung Quốc là một nước đơng dân nhất thế  giới và có khoảng 250 triệu người nghèo. 
Theo thống kê của Trung Quốc thì tỉ  lệ  đói nghèo chiếm khoảng 8,8% dân số  (Số  liệu của 
FAO, 1990). Ngay từ những năm 1980 Chính phủ đã đưa ra chương trình xóa đói giảm nghèo 
với những bước đi phù hợp, đến những năm 1990 số  nghèo cịn 125 triệu, đến 1995 cịn 65 
triệu.
Trong khi tập trung phát triển kinh tế  thì Trung Quốc đã dành lượng lớn nhân lực, 
ngun liệu và nguồn tài chính cho người nghèo để  giải quyết vấn đề  nghèo đói. Chính phủ 

Trung Quốc chủ trương phát triển ngành cơng nghiệp địa phương như: phát triển cơng nghiệp 
nơng thơn góp phần chuyển dịch từ  lao động nơng nghiệp sang lao động cơng nghiệp. Riêng  
vùng sâu vùng xa Chính phủ Trung Quốc chủ trương kết hợp khai thức tổng hợp nơng nghiệp,  
đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển ngành nghề của địa phương, phịng chống dịch bệnh, phổ cập 
giáo dục, nâng cao trình độ  văn hóa, trình độ  kỹ  thuật cho người lao động, khống chế  mắc  
tăng dân số, khai thức hợp lý nguồn tài ngun thiên nhiên và bảo vệ mơi trường sinh thái.
Ngồi ra cịn có chính sách tín dụng cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất thấp, thực hiện ưu  
đãi về thuế, tín dụng, tăng đầu tư, khuyến khích các tổ  chức xã hội giúp đỡ  các vùng nghèo, 
phổ biến kinh nghiệm từng vùng rồi nhân rộng với phương châm “Bà con giúp đỡ lần nhau”.
Trung Quốc đã tiến hành nhiều biện pháp để đảm bảo tất cả những người lao động đề 
có việc làm với một hệ thống giúp người lao động đề  có việc làm. Trung Quốc  đã áp dụng  
chính sách kết hợp với những văn phịng giới thiệu việc làm với một hệ thống giúp người lao 
động có được việc làm. Cung cấp những dịch vụ tư vấn về cơng việc, vấn đề phát triển nơng  
nghiệp và nơng thong được chính phủ  Trung Quốc  ưu tiên thực hiện. Trung Quốc đã đặt ra  


những chương trình thí điểm nhằm chuyển giao cơng nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ 
thuật vào các vùng nơng thơn và Trung Quốc đã thu được kết quả to lớn, sản xuất ngày càng  
phát triển.
4.3. Giải quyết vấn đề nghèo đói ở Ấn Độ
Ấn Độ  là một nước có số  người nghèo nhiều nhất thế  giới và có khoảng 420 triệu  
người  ở  tình trạng đói nghèo, chiếm 55% dân số  cả  nước.  Ấn Độ  đưa ra vấn đề  phát triển 
tồn diện nhằm khơi dậy tiềm năng  ở  nơng thơn, áp dụng những tiến bộ  khoa học kỹ thuật  
vào sản xuất tăng nhanh năng suất vật ni cây trồng đi liền với nó là phát triển cơng nghiệp 
nơng thơn. Với các chương trình phát triên nơng nghiệp đạt được kết quả cao đã đưa Ấn Độ từ 
một nước phải nhật khẩu lương thực trở thành một nước có thể tự  cung cấp lương thực cho 
nhân dân cả nước. Các vấn đề này đã được thể hiện ngay trong các kế hoạch ngắn hạn và dài  
hạn với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống về mặt kinh tế văn hóa và xã hội.
4.4. Giải quyết vấn đề đói nghèo ở Nhật Bản
Nhật Bản đã vươn lên là một nước cường quốc kinh tế, đời sống nhân dân được nâng  

cao nhờ áp dụng một số biện pháp xóa đói giảm nghèo sau:
­ Thực hiện q trình dân chủ  hóa sau chiến tranh nhằm tạo lập một nền kinh tế  thị 
trường bao gồm nhiều chủ  thể, có sự  bình đẳng tương đối trong sản xuất kinh doanh, thực  
hiện dân chủ hóa lao động.
­ Xóa bỏ cơ sở gây ra sự phân hóa giàu nghèo, tạo lập mặt bằng bình đẳng hơn cho xã  
hội. Đối với tài sản và đất đai thực hiện mục tiêu “ruộng đất cho dân cày”.
­ Can thiệp mạnh mẽ của nhà nước vào nền kinh tế thị trường, đảm bảo sự  phát triển 
mục tiêu ưu tiên.
­ Tập trung cao cho phát triển kinh tế, làm cơ sở để cải tổ, hỗ trợ cuộc sống cho người  
nghèo, giảm phân hóa giàu nghèo và tạo nên sự cân bằng trong xã hội.
­ Thực hiện chính sách cùng hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế.
­ Thực hiện đánh thuế thu thập nhằm giảm bớt chênh lệch trong thu nhập.
­ Thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội như: thong qua hệ thổng bảo hiểm rộng lớn  
trên các lĩnh vực, tương trợ cơng cụ, dịch vụ, phúc lợi bảo hiểm xã hội…


BÀI 2
HỆ THỐNG DỊCH VỤ XàHỘI HỖ TRỢ NGƯỜI NGHÈO
Mã bài: MĐ 26_B02
Giới thiệu:  Cung cấp một số  kiến thức cơ  bản về  hệ  thống dịch vụ  xã hội hỗ  trợ  người  
nghèo. Từ đó, người họcvận dụng được vào trong q trình trợ giúp đối tượng.
Mục tiêu:
­ Kiến thức: Trình bày được khái niệm và hệ  thống các dịch vụ  xã hội hỗ  trợ  người  
nghèo.
­ Kỹ  năng: Trợ giúp và tham vấn cho các đối tượng trong việc kết nối với các dịch vụ 
để giải quyết các vấn đề của bản thân, gia đình họ;
­ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện được tính tích cực, sáng tạo trong học tập  
và phẩm chất nghề nghiệp.
Nội dung chính:


1.  Hỗ trợ người nghèo về nhà ở và đất sản xuất
Đối với người nghèo việc ln cố gắng để đảm bảo được các nhu cầu cơ bản tối thiểu  
của bản thân và gia đình đã là một sự nỗ lực và phấn đấu vơ cùng lớn. Họ tham gia vào tất cả 
các hoạt động kinh tế  trong mọi điều kiện có thể, tích cực làm việc, bươn chải, có thể  làm 
bất cứ  một việc gì miễn là có cái để  mưu sinh, khơng để  bị  đói, bị  rét hay bị  mắc bệnh tật, 
kiếm ra tiền để chi trả cho cuộc sống hằng ngày.
Trên thực tế, với người nghèo việc có cơ  hội để  mua nhà, xây nhà hay sở hữu một căn 
nhà bình thường dường như là một điều xa sỉ đối với họ hiện nay chưa nói tới những căn nhà 
sang trọng đầy đủ tiện nghi, nhất là những người nghèo ở vùng miền núi, nơng thơn, hải đảo,.  
Chính vì vậy, việc tích cực vận động thực hiện các chính sách xã hội dành riêng cho người  
nghèo, tác động tới các DVXH để hỗ trợ cho người nghèo về nhà ở tại các khu vực nơng thơn,  
miền núi, hải đảo và cả  cải thiện nhà  ở, ưu tiên hộ  nghèo có người cao tuổi, người khuyết  
tật, phụ  nữ đơn thân, gia đình cách mạng, người có cơng là một nỗ  lực nhằm mang tới cơng 
bằng cho người dân đúng theo chính sách của Đảng, Nhà nước để  cho người nghèo có được 
một nơi để ở, để  họ n tâm cho cơng việc sản xuất kiếm thu nhập ni sống gia đình. Đây  
chính là nhiệm vụ cơ bản nhất đối với đội ngũ làm CTXH, bởi hơn ai hết, những NVXH cần  
nhìn rõ thấu đáo đây vừa là trách nhiệm cũng vừa là quyền lợi lớn lao nhất.
NVXH cũng tham gia vào q trình xây dựng hoặc tác động vào các cơ  chế, chính sách; 
tìm kiếm các  dịch vụ  xã hội  ở  trong và ngồi cộng đồng để  hỗ  trợ  nhà  ở  cho đối tượng là 
người nghèo tại các đơ thị  trên cơ  sở  huy động những nguồn lực của cộng đồng, gia đình,  
dịng họ, các tổ chức chính trị xã hội,.


Các chương trình 134 (Quyết định 134/2004) về hỗ trợ nhà ở  và đất sản xuất cho đồng  
bào dân tộc và Quyết định 167 về  hỗ  trợ nhà ở  cho hộ  nghèo nhằm giải quyết được cơ  bản  
nhu cầu về  nhà  ở  và đất sản xuất cho hộ  nghèo nhất; ngoài ra đối với người nghèo  ở  vùng  
thành thị  cũng nhận được nhiều sự  hỗ  trợ  từ  các chính sách của Nhà nước, các dịch vụ  như 
bán nhà cho người có thu nhập thấp; xây dựng các khu chung cư cho người có thu nhập thấp;.
Thực hiện có hiệu quả chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp  
5với các nội dung sau:

Mục đích: Nhằm mục đích hỗ trợ các hộ nghèo để có nhà ở ổn định, an tồn, từng bước  
nâng cao mức sống, góp phần xố đói, giảm nghèo bền vững.

1.1. Đối tượng, phạm vi áp dụng và ngun tắc áp dụng:
1.1.1. Đối tượng:
Là hộ nghèo, đang cư trú tại địa phương, có trong danh sách hộ nghèo do UBND cấp xã  
quản lý.

QĐ 167/2008/QĐ­TTg, 12/12/2008, của Thủ tướng Chính phủ, về chính 
sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và QĐ 67/2010/QĐ­TTg, 29/10/2010, của Thủ 
tướng   Chính   phủ,   về   việc   sửa   đổi,   bổ   sung   một   số   điều   của   QĐ 
167/2008/QĐ­TTg.
Hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở q tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy  
cơ sập đổ và khơng có khả năng tự cải thiện nhà ở;
Hộ   khơng   thuộc   diện   đối   tượng   được   hỗ   trợ   nhà   ở   theo   quy   định   tại   QĐ   số 
134/2004/QĐ­TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất 
sản xuất, đất  ở, nhà ở  và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số  nghèo, đời sống  
khó khăn và theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác.
Xếp loại thứ tự  ưu tiên hỗ  trợ: Thực hiện  ưu tiên hỗ  trợ  trước cho các đối tượng theo  
thứ tự sau đây:
+ Hộ gia đình có cơng với cách mạng;
+ Hộ gia đình là đồng bào dân tộc thiểu số;
+ Hộ gia đình trong vùng thường xun xảy ra thiên tai;
+ Hộ gia đình có hồn cảnh khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật.);
+ Hộ gia đình đang sinh sống trong vùng đặc biệt khó khăn;
+ Các hộ gia đình cịn lại.
1.1.2. Phạm vi áp dụng:
Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở được áp dụng đối với các hộ có đủ 3 điều kiện 
sau: 



×