Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt sao nhi đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (685.23 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
Tên mục

Trang

I. Phần mở đầu................................................................................................... ..2
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ chọn đề tài........................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................3
4. Giới hạn của đề tài............................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3-4
II. Phần nội dung..................................................................................................4
.1. Cơ sở lý luận................................................................................................4-5
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.......................................................................5-7
3. Nội dung và hình thức của giải pháp................................................................7
a. Mục tiêu của giải
pháp ....................................................................................7
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp................. ...............................7-14
c. Mối quan hệ giữa giải pháp, biện pháp .........................................................14
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và
hiệu quả ứng dụng.........................................................................................14-16
III. Phần kết luận, kiến nghị...............................................................................17
.1. Kết luận.........................................................................................................17
III.2. Kiến nghị..............................................................................................17-18

1


I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Để đáp ứng mục tiêu giáo dục của huyện Krơng Ana nói chung và trường


Tiểu học Ea Bông là đào tạo những con người phát triển toàn diện và đây là bậc
tiểu học quan trọng đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển ấy. Do vậy tri thức
và nhân cách của mỗi con người được vững chắc hay không là nhờ vào sự kiên
cố của nền móng đó.
Đặc biệt hơn, năm học 2016 - 2017 vẫn tiếp tục triển khai việc phát động
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được
triển khai trong tồn ngành; việc tổ chức nhiều hoạt động mang tính chất “vui
để học” lại càng cần thiết hơn nữa. Chính lúc này, vai trị của tổ chức Đội TNTP
Hồ Chí Minh và Sao Nhi đồng cần được phát huy mạnh mẽ nhất.
Nhi đồng là lớp các em từ 6- 8 tuổi. Ở độ tuổi này, các em chưa có ý thức
về một tổ chức, khả năng tự quản cịn thấp. Vì vậy mơ hình để tập hợp, tiến
hành hoạt động thường xun của các em là “Sao nhi đồng”.
Mỗi Sao nhi đồng do một chi đội Thiếu niên tiền phong đỡ đầu và có
nhiệm vụ cử đội viên của mình phụ trách các Sao, tổ chức hoạt động cho các
em theo chương trình dự bị Đội viên của Đội.
Để trang bị nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của phong trào Sao nhi
trong giai đoạn mới, xứng đáng là lực lượng dự bị tin cậy bổ sung thường
xuyên cho Đội. Đặc biệt là nâng cao chất lượng thực hiện chương trình sinh
hoạt Sao trong trường tiểu học. Đồng thời thực hiện được mục tiêu giáo dục các
em trở thành con người toàn diện, phù hợp với yêu cầu của nền giáo dục hiện
nay. Như Bác Hồ đã căn dặn chúng ta “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Thật vậy, điều quan tâm ở đây là lực lượng làm công tác giáo dục Sao nhi
đồng ở các trường tiểu học, hầu hết giáo viên Tổng phụ trách Đội đều làm kiêm
nhiệm nên việc điều hành các hoạt động của Sao nhi đồng còn lúng túng, hiệu
2


quả chưa cao. Vì lẽ đó chúng ta phải ln ln tích lũy, học tập những kinh
nghiệm. Đặc biệt là nghiên cứu ra những sáng kiến bổ ích để phục vụ cho đơn

vị mình nói riêng và tập thể nói chung.
Với tất cả các lí do trên, tơi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao Nhi đồng” với hy vọng một phần nhỏ tháo
gỡ được sự phân vân của một số đồng nghiệp và đem lại niềm vui, nguồn kiến
thức cơ bản mà các em cần được trang bị, đồng thời để góp phần nâng cao năng
lực của bản thân.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ chọn đề tài
* Mục tiêu.
- Nghiên cứu thực trạng sinh hoạt Sao nhi đồng ở trường tiểu học.
- Tìm nguyên nhân vì sao hiệu quả sinh hoạt Sao nhi đồng chưa cao.
* Nhiệm vụ.
- Đưa phương hướng mới vào quá trình sinh hoạt Sao để đạt hiệu quả tối
ưu.
- Công tác bồi dưỡng phụ trách Sao giúp cho tổng phụ trách và đội ngũ
giáo viên, lãnh đạo nhà trường hiểu được vai trò quan trọng trong việc sinh hoạt
sao nhi đồng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng phụ trách
Sao thực sự là một cơng việc mang tính chất giáo dục tinh thần trong nhà
trường.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt Sao Nhi đồng.
4. Giới hạn của đề tài
- Công tác tổ chức sinh hoạt Sao từ khối 1 đến khối 3 ở trường Tiểu học
Ea Bông.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2016 đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu
a) Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích tổng hợp kinh nghiệm.
3



- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
b) Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp trải nghiệm thực tế
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp tọa đàm trao đổi
c) Phương pháp thống kê toán học
- Phương pháp toán học thống kê và xử lí số liệu.
II. Phần nội dung
1. Cơ sở lí luận.
Bác Hồ là người ln quan tâm, chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng.
Những lời dạy và bài viết của Người dành cho lứa tuổi thiếu nhi được xem như
là một trong những di sản vô giá của dân tộc và của thế hệ trẻ nước ta. Đó cũng
chính là những quan điểm, phương hướng mà Đảng, Nhà nước và các cấp có
thẩm quyền đã, đang và sẽ lấy đó làm phương châm để giáo dục và rèn luyện
thế hệ măng non của đất nước
Về mặt tâm lí học: Đối với lứa tuổi trẻ nhỏ, sự phát triển cá thể các q
trình tâm lí và các phẩm chất tâm lí được nghiên cứu các dạng hoạt động khác
nhau đang được phát triển. Ví dụ vui chơi, học tập, lao động… Mỗi dạng hoạt
động có vai trị, tác dụng khác nhau đối với sự phát triển nhân cách của các em.
Những quan sát hằng ngày cho thấy, trẻ em rung cảm và suy nghĩ không giống
người lớn, trẻ nhỏ không làm được rất nhiều điều. Nhưng vấn đề không phải là
ở chỗ trẻ không làm được hay, chưa nắm được những gì… mà vấn đề cơ bản là
ở chỗ phải hiểu được trẻ hiện có những gì, có thể làm được gì, nó khơng thay
đổi như thế nào và sẽ có được điều gì trong q trình sống và hoạt động theo
lứa tuổi…
Về mặt giáo dục học: Trong quá trình học tập, hoạt động trong nhà
trường, các em nhỏ được thể hiện thơng qua tính giáo dục đạo đức trong các
4



mơn học cũng như các hoạt động ngoại khố. Chẳng hạn, một học sinh tiểu học
vừa là đội viên TNTP Hồ Chí Minh vừa là thành viên của đội ngũ phụ trách
Sao, vừa là cây văn nghệ của nhà trường… Khi học sinh tham gia các buổi sinh
hoạt lớp, sinh hoạt nhi đồng… Các em quen dần với việc tôn trọng tập thể, cơng
việc mình làm, những ý kiến, việc làm đó được tập thể kiểm tra và đánh giá.
Muốn vậy, trước hết địi hỏi người thầy giáo phải có khả năng xây dựng được
một tập thể học sinh tốt, có yêu cầu chặt chẽ đối với học sinh cũng như cơng
việc, phải có sự lãnh đạo thống nhất, mỗi học sinh phải được bình đẳng trước
tập thể.
Về mặt xây dựng đội: Hoạt động Đội TNTP là con đường giáo dục khơng
thể thiếu trong q trình giáo dục trẻ em. Bởi vì mỗi trẻ em trong quá trình giáo
dục để phát triển trí tuệ, phẩm chất, năng lực đều phải bằng nhiều con đường
khác nhau. Đối với Đội TNTP Hồ Chí Minh phương pháp giáo dục là thơng qua
hoạt động thực tiễn của đội và tự rèn luyện đội viên. Chính vì vậy cơng tác nhi
đồng được Đảng ta và Bác Hồ coi đó là sự nghiệp đào tạo một lớp người mới
cho xã hội.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Phụ trách Sao được nâng cao về kỹ năng lãnh đạo, tự điều khiển sinh
hoạt tập thể..., ngoài ra phụ trách Sao còn được trau dồi về kiến thức cuộc sống
xung quanh thông qua các câu hỏi vấn đáp tìm hiểu, tranh ảnh minh họa, dụng
cụ trực quan, khi tham gia các buổi tập huấn của anh Tổng phụ trách về các chủ
điểm. Từ đó các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi tổ chức cho các em Sao nhi
sinh hoạt vui chơi... Chất lượng của các Sao nhi được xếp loại tốt tăng cao,
giảm số lượng xếp loại khá. Phong trào sinh hoạt Sao nhi giữa các lớp có sự thi
đua rõ rệt, các phụ trách sao đã chủ động tìm tịi thêm kiến thức trên sách vở và
thông tin đại chúng và áp dụng vào các buổi sinh hoạt, sao nhi chủ động hơn
trong các hoạt động tìm hiểu, vui chơi. Nhưng do trường có 2 điểm trường nên
đội ngũ phụ trách Sao có sự chênh lệch, chưa đồng đều về kỹ năng tổ chức sinh

hoạt tập thể, một số phụ trách Sao còn bị động khi tổ chức sinh hoạt. Điều kiện
5


kinh phí cho hoạt động Đội cịn gặp nhiều khó khăn nên cũng hạn chế phần nào
đến việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho việc nghiên cứu. Một số em còn e
dè trong việc thể hiện bản thân, hơn nữa do địa bàn dân cư trải rộng, có những
em ở khá xa trường. Một số anh chị phụ trách chưa nhiệt tình hỗ trợ lực lượng
phụ trách Sao, cịn thờ ơ đối với những khó khăn vướng mắc khi phụ trách sao
tổ chức sinh hoạt. Phạm vi áp dụng của đề tài chỉ phù hợp với những điểm
trường có điều kiện thn lợi như phân hiệu Thơn 10/3, khó áp dụng với phân
hiệu Bn Knul.
- Ngun nhân đa số Sao nhi ở tại địa bàn khó khăn, người dân tộc Ê đê
nên khả năng tiếp thu và ít có điều kiện tham gia các phong trào một cách tích
cực. Điều kiện cơ sở vật chất cịn thiếu thốn chưa đáp ứng cho hoạt động Sao
nhi. Một số phụ trách lớn tuổi còn hạn chế về nắm bắt thông tin kịp thời dẫn
đến hiệu quả hoạt động Sao nhi đồng chưa cao.
- Giải pháp khắc phục
+ Thứ nhất, các anh, chị phụ trách phải thực sự quan tâm đối với học sinh
lớp mình trong việc sinh hoạt Sao. Đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến việc
sinh hoạt Sao cũng như việc tiếp thu các kỹ năng sinh hoạt của các em học sinh.
Nếu một lớp chọn (lớp tăng cường giáo án) thì anh, chị phụ trách luôn quan tâm
và tạo điều kiện cho các em phát huy toàn diện về tri thức lẫn kỹ năng sinh
hoạt, nhân cách của mình.
+ Thứ hai, chị Tổng phụ trách Đội khơng khơng ngừng nâng cao cơng tác
đồn, đội. Học từ đồng nghiệp, từ sách báo để thường xuyên nâng cao, đổi mới
các hoạt động sinh hoạt sao nhi tránh để các em nhàm chán khơng thích tham
gia sinh hoạt sao.
+ Thứ ba, cấn nhiều hơn nữa các dụng cụ, cơ sở vật chất phục vụ cho
sinh hoạt Sao để phần náo đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt thực tế ( ví dụ muốn

giới thiệu về chủ điểm 22/12 về chú bộ đội thì khơng có tranh ảnh cho sao nhi
quan sát trang phục của chú bộ đội như thế nào) và ứng dụng công nghệ thông
tin trong sinh hoạt Sao cịn hạn chế (ví dụ muốn tổ chức sinh hoạt chủ điểm cho
6


tồn trường có sử dụng máy chiếu thì rất khó khăn vì Nhà trường chưa có hội
trường riêng, cịn tổ chức ngồi trời thì khơng nhìn thấy các hình ảnh trên máy
chiếu. Chính vì vậy, khi tổ chức sinh hoạt chị Tổng phụ trách Đội vừa biên
soạn, tập huấn cho các em vừa phải giải quyết những trục trặc về phương tiện…
tốn khá nhiều thời gian của cả thầy và trị.
+ Cuối cùng, chun mơn Nhà trường cần sắp xếp cho toàn trường nghỉ
vào buổi chiều thứ 6 để tập huấn cho đội ngũ phụ trách Sao và phụ trách sao
được sinh hoạt
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp
- Tìm ra phương pháp, cách thức tổ chức buổi sinh hoạt Sao nhằm nâng
cao hiệu quả và chất lượng giáo dục cho nhi đồng.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
b.1. Công tác tham mưu:
Đầu năm học căn cứ theo quy định của Điều lệ Đội thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh mỗi tuần Sao nhi đồng sinh hoạt 1 lần (theo sách Điều lệ và
hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của nhà
xuất bản Thanh niên), TPT Đội tham mưu với ban giám hiệu để xây dựng kế
hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động của liên đội nói chung và của Sao nhi
đồng nói riêng.
Để thực hiện được quy định trên, Tổng phụ trách phải lên kế hoạch cụ
thể: thời khóa biểu lớp nào, tiết nào, thứ mấy phải phù hợp với tiết sinh hoạt
Đội của lớp chịu trách nhiệm phụ trách.
Sinh hoạt phải được sự kiểm tra, đánh giá, xếp loại thi đua hàng tháng

của Ban chỉ huy liên đội; nhằm tránh trường hợp biến tiết sinh hoạt thành tiết
học các môn khác hoặc thành tiết giải lao vô nghĩa.
Đặc biệt Tổng phụ trách phải lên nội dung, chương trình sinh hoạt của
từng tuần, tháng theo chủ điểm dựa vào chương trình “Rèn luyện dự bị đội
viên” trong (Sổ tay Phụ trách Đội của nhà xuất bản Thanh niên) với ý nghĩa
7


giáo dục rõ ràng. Để trình và xin tham mưu với chi bộ Đảng và Ban giám hiệu
nhà trường tạo điều kiện sắp xếp Thời khóa biểu thuận lợi để liên đội hoạt động.
Đây là nhiệm vụ then chốt nhất để dẫn đến việc hình thành các buổi sinh hoạt
Sao có khoa học.
b.2. Xây dựng lực lượng Phụ trách Sao:
Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lựa chọn Phụ trách Sao theo tiêu
chuẩn: là các em đội viên đang học lớp 4 và 5 có học lực xếp loại từ khá trở lên,
đạo đức tốt. Có khả năng diễn đạt, năng khiếu văn nghệ, thể thao, kể chuyện,
chơi trò chơi … ln nhiệt tình, nắm vững kỹ năng về Đội, có hồn cảnh thuận
lợi.
Nếu lựa chọn phụ trách sao khơng đáp ứng được các tiêu chí trên thì khơng
thể là cộng tác viên với chương trình này được. Ngược lại vơ tình chúng ta làm
ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình học tập của các em.
b.3. Tập huấn nâng cao kỹ năng cho đội ngũ giáo viên phụ trách và Phụ
trách Sao:
- Bồi dưỡng Phụ trách Sao:
+ Tổng phụ trách cùng cộng tác với giáo viên dạy âm nhạc, thể dục, mĩ
thuật… để tập huấn cho các em những hiểu biết cơ bản về lứa tuổi nhi đồng
(đặc điểm tâm sinh lí). Tập huấn phụ trách Sao một tuần 1 lần như kể chuyện,
cách hướng dẫn trò chơi, múa hát, làm thủ công...tài liệu từ các sách (Từ Làng
Sen đến Bến Nhà Rồng của Nhà xuất bản Văn học; Trò chơi ngoài giờ của Nhà
xuất bản Trẻ; Ca khúc thiếu nhi của Nhà xuất bản Âm nhạc…). Đồng thời nắm

vững các bước của một buổi sinh hoạt Sao.
+ Điểm cần chú ý ở đây là bồi dưỡng phụ trách Sao phải thường xuyên
và được kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ mơn.
Ví dụ: 20/11 để chuẩn bị cho đội ngũ phụ trách Sao sinh hoạt chủ điểm
“Con ngoan, trò giỏi, kính thầy, yêu bạn” giáo viên TPT Đội cần tập huấn cho
phụ trách Sao về truyền thống của người Việt Nam như giới thiệu về truyền
thống ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, giới thiệu những người thầy vĩ đại trong
8


lịch sử như: Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh…và những thầy cơ lớn tuổi ở
trường, nhân dịp 20/11 ca ngợi lịng biết ơn sự hy sinh, cống hiến của thầy cô
giáo các em hãy sưu tầm các bài thơ, bài hát về thầy cô cho các em thi hát về
thầy cô…
- Bồi dưỡng giáo viên phụ trách:
+ Chúng ta biết Giáo viên phụ trách thường không được tiếp xúc nhiều
với nghiệp vụ Đội, đặc biệt là những vấn đề đổi mới. Vì vậy vào đầu năm học,
Tổng phụ trách đã đăng ký chuyên đề về Đội- Sao. Tài liệu dựa vào các sách
(Lí luận và nghiệp vụ cơng tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của Hội
đồng Đội tỉnh Đắc Lắc; Cẩm nang người phụ trách…)
+ Ưu điểm ở đây, giáo viên phụ trách là người gần gũi với các em cả 2
buổi ở lớp, khi nắm vững về nghiệp vụ thì việc truyền đạt kết quả sẽ rất cao.
b.4. Sự phối hợp các đoàn thể trong và ngoài nhà trường:
Giáo dục thế hệ trẻ là nhiệm vụ chung của nhiều đoàn thể và giáo dục ở
mọi nơi mọi lúc. Vì vậy phải biết kết hợp tham mưu với chi bộ Đảng, lãnh đạo
nhà trường chỉ đạo, cơng đồn, đoàn thanh niên và lực lượng quan trọng khác là
các bậc cha mẹ học sinh cộng tác thường xuyên để hỗ trợ nhân lực, kinh
nghiệm và tinh thần.
Cần chú ý tham mưu, báo cáo kịp thời các phong trào với đoàn thể; liên
lạc với phụ huynh qua phiếu sinh hoạt nhi đồng.

b.5. Bám sát chương trình hành động của Hội đồng Đội huyện:
Đọc và nghiên cứu kỹ chương trình năm học của Hội đồng Đội huyện
Krông Ana, để lên kế hoạch cho từng tuần, tháng. Việc nào cần thực hiện trước,
việc nào cần chuẩn bị chúng ta sắp xếp hợp lí và khoa học để tránh sự dồn dập.
- Biên soạn chương trình theo “Hướng dẫn sinh hoạt kỹ năng chương
trình Rèn luyện đội viên” của Hội đồng Đội huyện...
Đây là một chương trình với số lượng kiến thức bao qt, sắp xếp nội
dung theo từng khối lớp có tính chất định hướng giáo dục cao.

9


Khi biên soạn chương trình cần phù hợp với độ tuổi, đặc điểm của
trường, lớp và triển khai đúng thời gian.
b.6. Phương pháp tổ chức sinh hoạt Sao:
Dùng “phương pháp trẻ với trẻ” phù hợp với nhiệm vụ giáo dục hiện nay
là: khả năng tự quản, tự lập kế hoạch, theo dõi quản lí, là thầy giáo tí hon, thầy
thuốc tí hon, nhà tuyên truyền măng non. Người lớn định hướng, giúp trẻ những
kiến thức, hướng dẫn và khuyến khích trẻ hoạt động.
Chúng ta thường nghe:“ Học thầy không tày học bạn”. Thật vậy! Phương
pháp này giúp nhi đồng phát huy tính sáng tạo, dễ trao đổi học hỏi lẫn nhau và
rất thoải mái sau mỗi buổi sinh hoạt.
b.7. Phương tiện hoạt động Sao:
- Sách, báo nhi đồng.
- Chương trình rèn luyện dự bị đội viên
- Băng nhạc để tập múa, hát
- Chương trình trong sách giáo khoa
- Đài phát thanh măng non
- Đội tuyên truyền măng non
- Kinh phí cho quá trình hoạt động để kịp thời khen thưởng.

Nhi đồng là tuổi ham học, hiếu động nhưng chóng quên và thích khen
thưởng. Vì vậy ta phải kết hợp nhiều phương tiện để nhắc nhở cũng như động
viên.
b.8. Hình thức, nội dung và cách tiến hành sinh hoạt Sao:
* Nội dung:
Gồm 7 nội dung cơ bản:
- Kính yêu Bác hồ.
- Con ngoan.
- Chăm học.
- Vệ sinh sạch sẽ.
- Yêu sao nhi đồng và yêu đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
10


- Những điều cần biết khi ra đường.
- Noi gương người tốt việc tốt.
* Hình thức:
- Tổ chức hội thi mỗi chủ điểm giữa các Sao.
- Sinh hoạt 2 tiết/ tháng ở sân trường hoặc tại lớp học.
- Em làm theo phiếu nhi đồng.
- Câu lạc bộ “ Búp măng xinh” v.v..
* Các bước sinh hoạt Sao:
- Phụ trách Sao làm quen với Sao.
- Tập hợp Sao điểm danh.
- Diễn biến:
+ Kiểm tra vệ sinh.
+ Hát bài truyền thống.
+ Đọc lời ghi nhớ của nhi đồng.
+ Nhi đồng kể những việc làm tốt của mình trong tuần.
+ Giới thiệu chủ điểm mới.

+ Vui chơi theo chủ điểm: Dạy múa hát, kể chuyện, trò chơi, đọc thơ…
- Nhận xét buổi sinh hoạt (khen, nhắc nhở nhi đồng)
- Dặn dò buổi sinh hoạt sau
* Lưu ý: Nhi đồng sẽ rất ham thích vui chơi, được vui vẻ với các anh chị
như ở nhà. Đây là điều kiện tốt nhất để phụ trách Sao dễ dàng truyền đạt những
nội dung của chủ điểm.
Ví dụ: Như sinh hoạt chủ điểm tháng 12 với chủ điểm “Chú bộ đội của
em” thì thiết kế các nội dung hoạt động theo từng khối lớp và trong các tháng
cần có một hoạt động chung của các Sao gắn liền với kỉ niệm ngày thành lập
Quân đội nhân dân Việt Nam. Bên cạnh đó khi hoạt động theo chủ điểm phụ
trách Sao phải đưa ra các yêu cầu cho các em cần đạt được như:
- Lớp 1 – Biết ngày 22-12 là ngày gì? – Biết trong gia đình có ai là Đảng
viên, Đồn viên – Biết cơng lao của các chú bộ đội – Thi đua học tốt. Tổ chức
11


sinh hoạt tập các bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ…giới thiệu tranh ảnh , bài hát,
thơ về chú bộ đội qua các thời kỳ để các em từng bước hiểu về truyền thống
Quân đội anh hùng…
- Lớp 2 - Đạt yêu cầu như lớp 1- Biết trong gia đình có ai Đảng viên,
Đồn viên- Biết cơng lao của các chú bộ đội- Thi đua học tốt. Tổ chức sinh hoạt
tập các bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ…giới thiệu tranh ảnh, bài hát có chủ đề
về bộ đội để giới thiệu trong các buổi sinh hoạt…
- Lớp 3 – Đạt yêu cầu như lớp 2 – Giáo dục lòng biết ơn các chú bộ đội,
đặc biệt là các chú thương binh, anh hùng liệt sĩ gắn liền với việc tạo cho các
em có hoạt động đến thăm hỏi các cô chú thương binh, các “Mẹ Việt Nam anh
hùng” ở địa phương. Tổ chức sưu tầm về tranh ảnh, bài hát thơ ca về truyền
thống Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức cuộc thi vẽ tranh có chủ đề về các
chú bộ đội…
Một số hình ảnh về hoạt động sinh hoạt Sao ở trường Tiểu học Ea Bơng

Hình ảnh Sinh hoạt Sao phân hiệu Thôn 10/3

12


13


Hội thi “ Phụ trách sao giỏi, nhi đồng chăm ngoan”

14


Hình ảnh Hoạt động vui Tết trung thu

c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
- Các giải pháp, biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau tạo
nên một thể thống nhất về chương trình tập huấn phụ trách sao, tổ chức sinh
hoạt sao, phát huy được sự phối hợp giáo dục giữa “ Gia đình – nhà trường – xã
hội”.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi
và hiệu quả ứng dụng
* Kết quả khảo nghiệm:
- Ngay từ đầu năm học Tổng phụ trách đã thăm dò ý kiến học sinh khi
tham gia sinh hoạt sao vào thứ hai đầu tuần.
* Kết quả điều tra đầu năm học trước khi thực hiện đề tài
TT

KHỐI


TỔNG
SỐ HS

Sao nhi thích tham
gia sinh hoạt Sao
SL
Tỉ lệ %
15

Sao nhi khơng thích
tham gia sinh hoạt Sao
SL
Tỉ lệ %


01

1

63

33

52%

30

48%

02


2

67

37

55%

30

45%

03

3

50

30

60%

20

40%

* Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
- Công tác bồi dưỡng phụ trách Sao giúp cho tổng phụ trách và đội ngũ
giáo viên, lãnh đạo nhà trường hiểu được vai trò quan trọng trong việc sinh hoạt

sao nhi đồng, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bồi dưỡng phụ trách
Sao thực sự là một cơng việc mang tính chất giáo dục tinh thần trong nhà
trường.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ phụ trách Sao nhi đồng cả về mặt kiến
thức lẫn kĩ năng tổ chức hoạt động sinh hoạt Sao nhi đồng và một số kiến thức
và kĩ năng tổ chức hoạt động tập thể của lớp mình.
- Nâng cao chất lượng buổi sinh hoạt Sao nhi đồng với nhiều hình thức tổ
chức phong phú thu hút hầu hết các em nhi đồng tham gia góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục trong nhà trường tiểu học.
Để nâng cao chất lượng hoạt động Đội nói chung và Sao nhi đồng trong
trường tiểu học là một việc làm cần thiết, đề tài góp phần giải quyết những khó
khăn trong cơng tác sao nhi ở trường tiểu học.
* Phạm vi
Từ điều kiện và tình hình thực tế của nhà trường, tôi đã áp dụng được
một số hình thức trên vào hoạt động Sao nhi đồng. Kết quả cho thấy hầu hết các
em tham gia hoạt động Sao sôi nổi, sự mạnh dạn của các em đã tăng dần, sự
chuẩn bị của các em cao hơn, có thể thay phụ trách sao điều khiển các hoạt
động. Các em đã tự ý thức được mình trong việc vui chơi, tính tự quản cao. Mọi
hoạt động của Sao nhi đồng nói riêng và hoạt động Đội nói chung đều thực hiện
theo một "Êkíp", một thể thống nhất và đi lên một cách rõ rệt. Tinh thần đoàn
kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau học tập, vui chơi và rèn luyện đạo
đức ngày càng tiến bộ.
16


* Hiệu quả ứng dụng sau khi thực hiện đề tài
TỔNG

Sao nhi thích tham


Sao nhi khơng thích

TT

KHỐI

01

1

63

60

95%

3

5%

02

2

67

65

97%


2

3%

03

3

50

48

96%

1

4%

SỐ HS

gia sinh hoạt Sao
SL
Tỉ lệ %

tham gia sinh hoạt Sao
SL
Tỉ lệ %

- Tổ chức thành cơng Đại hội Liên đội.
- Văn nghệ, trị chơi dân gian chào mừng ngày khai giảng năm học mới

và vui tết trung thu.
- Tổ chức thành công hội thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt
Nam 20/11.
- Tổ chức thành công hội thi “Ai là học sinh giỏi Lịch sử Việt Nam”
- Tổ chức hội thi Nghi thức đội – Múa hát sân trường
Qua những hoạt động đó, nhi đồng phần nào hiểu và gắn bó với các anh
chị Phụ trách sao, mong muốn được sinh hoạt Sao nhiều hơn và cũng thật vui
có những giờ sinh hoạt Sao, bố mẹ các em cũng rất hài lòng phấn khởi khi thấy
con mình mạnh dạn hướng dẫn cho các em. Nhiều khi còn làm khán giả, lúc
hướng dẫn trò chơi, hoặc cùng hát với tập thể, làm cho phong trào hoạt động
Sao ngày càng sôi nổi hơn.
+ 91% nhi đồng có đạo đức tốt.
+ 95% nhi đồng hiểu và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
+ 100% nhi đồng ham thích sinh hoạt Sao.
+ Q trình Rèn luyện dự bị đội viên toàn liên đội đạt 100%
Đối với phụ trách sao, các em cũng được học hỏi lẫn nhau, tự rèn luyện
bản thân trong chương trình rèn luyện đội viên để phấn đấu trở thành đoàn viên
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
III. Phần kết luận, kiến nghị:
17


1. Kết luận:
- Bồi dưỡng phụ trách Sao là một công tác khoa học, vấn đề sư phạm cần
phải được nghiên cứu nghiêm túc, có chương trình, có chỉ đạo, đầu tư theo hệ
thống của các cấp, phải luôn đổi mới để phù hợp với sự phát triển của các em
nhi đồng và của xã hội. Phải xác định phụ trách Sao thực chất là một đội ngũ
cán bộ giáo dục tí hon, một tiểu giáo viên của Đội.
- Cơng tác Sao nhi đồng và công tác bồi dưỡng phụ trách Sao là phương
thức giáo dục tự giáo dục đối với các em, giúp cho các em học tập tốt hơn, biết

cách tổ chức quản lí một hoạt động tập thể, biết tơn trọng cơng việc mình làm.
- Muốn Sao nhi đồng hoạt động tốt phải có một đội ngũ phụ trách sao
giỏi, được lựa chọn, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ thường xun. Chính vì
vậy cơng tác bồi dưỡng phụ trách Sao muốn có hiệu quả rất cần có sự lựa chọn
theo tiêu chuẩn đối với những đội viên tham gia công tác này.
- Để nâng cao chất lượng hoạt động Đội nói chung và Sao nhi đồng trong
trường tiểu học là một việc làm cần thiết, đề tài góp phần giải quyết những khó
khăn trong cơng tác sao nhi ở trường tiểu học giúp cho tổng phụ trách, đội ngũ
giáo viên chủ nhiệm, lãnh đạo nhà trường, chi đồn giáo viên nhận thức tốt về
vai trị của phụ trách Sao, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhi đồng sinh hoạt,
đến với các em bằng tình thương và trách nhiệm, luôn động viên uốn nắn kịp
thời bằng nghệ thuật sư phạm thích hợp, chắc chắn hiệu quả của cơng tác sẽ tốt
hơn, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng học tập và củng cố nề nếp nhà
trường.
2. Kiến nghị
* Đối với Hội đồng đội huyện: Khi mở các lớp tập huấn về công tác đội
nên đi sâu về công tác bồi dưỡng phụ trách Sao nhi đồng cho đội ngũ tổng phụ
trách Đội nhằm làm cho hoạt động này có định hướng và phương pháp thực
hiện đúng đắn hơn, trọng tâm và hiệu quả hơn.
* Đối với các cấp lãnh đạo:

18


- Các cấp đề ra kế hoạch và nội dung sinh hoạt kịp thời, thường xuyên bổ
sung những nội dung và hình thức sinh hoạt mới để đề ra đường lối cho đội
thực hiện.
* Đối với anh, chị phụ trách:
- Anh, chị phụ trách quan tâm động viên, khích lệ kịp thời đội ngũ phụ
trách sao, hiểu và nắm được các tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em,

lắng nghe và giải thích cụ thể những vướng mắc trong công tác phụ trách Sao
của các em nhằm giúp các em thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn.
- Anh, chị phụ trácg các lớp phải luôn quan tâm đến công tác đội nói
chung, cơng tác nhi đồng nói riêng, nhằm chỉnh sửa nội dung cũng như hình
thức sinh hoạt sao làm cho cơng tác này có chất lượng hơn.
Ea Bơng, ngày 16 tháng 03 năm 2017
Người viết

Trương Thị Thái Thịnh
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
Tên tài liệu
Tác giả
1
– Phương pháp, nghiệp vụ công tác đội, kỹ - Phan Nguyên Thái
năng công tác thiếu nhi – NXB Hà Nội (Năm - Bùi Sỹ Tụng
2


2009)
- Phụ trách Sao nhi đồng cần biết tập 1 – NXB - Huỳnh Toàn

3

trẻ (Năm 2007)
- Sổ tay đội viên và sổ tay nhi đồng (Năm - Ban thanh thiếu nhi
2006)

4

trường học Tỉnh đoàn

Đăk lăk
- Người phụ trách thiếu nhi cần biết – NXB - Đội thiếu niên tiền
thanh niên (Năm 1997)

5

phong Hồ Chí Minh Hội

đồng trung ương
- Nghiên cứu các công văn hướng dẫn của Hội - Hội đồng đội huyện
đồng đội huyện Krông Ana về thực hiện nhiệm Krông Ana
vụ năm học 2016 - 2017

20




×