Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

sang kien kinh nghiem

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.82 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>A-PHẦN MỞ ĐẦU</b>


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của đảng cộng sản Việt Nam khẳng
định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, kim
<i>chỉ nam cho mọi hành động”. Vì vậy, việc nghiên cứu và học tập tư tưởng Hồ Chí</i>
Minh nói chung, tư tưởng và cơng lao của Người về thể dục thể thao nói riêng, có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, góp phần thiết thực xây dựng nền thể dục thể thao
cách mạng phát triển và tiến bộ của nước ta.


Nghị quyết Trung ương II khóa VIII của Đảng khẳng định mục tiêu của giáo
dục và đào tạo là nhằm tạo ra một lớp người: “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng
<i>về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Để đáp ứng yêu cầu</i>
ngày càng cao về sức khỏe và thể chất cho đội ngũ những người lao động mới phục
vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước.


Ngày nay, trong điều kiện kinh tế - xã hội đang chuyển mình một cách mạnh
mẽ nhất về phát triển cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế địi hỏi phải
có một thế hệ trẻ đầy năng động sáng tạo, có phẩm chất tri thức đồng thời có năng
lực vận động cao và dồi dào sức khỏe. Từ thực tiễn đó chiến lược phát triển con
người mới trong thời kỳ hội nhập đã được sự quan tâm và đầu tư đúng mức của Đảng
– Nhà nước, của toàn dân là đầu tư cho giáo dục đào tạo, phát triển khoa học công
nghệ nói chung và phát triển thể dục thể thao nói riêng là nền tảng vững chắc cho
một xã hội phát triển mạnh khỏe.


- Dựa trên cơ sở mục tiêu giảng dạy môn Thể dục Tiểu học, căn cứ vào mục
tiêu chung của giáo dục học sinh trong trường Tiểu học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:</b>
<b>* Khách quan:</b>



- Căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, đặc điểm cơ bản của môn học và phương pháp
giảng dạy môn học thể dục của các lớp ở bậc Tiểu học nói chung và mơn học Thể
dục lớp 4 Tiểu học nói riêng.


- Việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Thể dục ở bậc tiểu học là một vấn
đề rất quan trọng. Vì đây là cầu nối sự phát triển các tố chất thể lực giữa các lớp
trong bậc Tiểu học.


- Việc luyện tập ở đây với mục tiêu chính nhằm giúp học sinh củng cố các kĩ
năng đã có ở đầu cấp Tiểu học, có kỹ năng, kiến thức nhấn định làm cơ sở cho học
tập bộ môn, phát triển các tố chất thể lực phục vụ cho học tập môn học ở cấp Tiểu
học, cuộc sống lao động.


- Mặt khác việc học tập tốt phần “Đội hình, đội ngũ” Thể dục lớp 4 sẽ là cơ sở
cho việc học tập tốt bộ môn Thể dục ở cuối cấp học và vận dụng thực tiễn vào các
hoạt động tập thể trong và ngoài nhà trường một cách nhanh nhẹn, có nền nếp và đạt
hiệu quả cao.


<b>* Chủ quan:</b>


- Căn cứ và thực tế giảng dạy của bản thân và việc luyện tập của học sinh.
Trong giảng dạy thực tiễn lớp 4 Tiểu học tôi nhận thấy: Việc nắm bắt kĩ thuật, hình
thành kĩ năng động tác của học sinh còn rất yếu kém nhất là các kĩ năng đội hình đội
ngũ. Mà đây là một nội dung rất quan trọng và thiết thực. Nội dung này các em đã
được học tập và vận dụng từ các lớp Mầm non, và các lớp ở đầu cấp Tiểu học. Điều
này có nhiều nguyên nhân. Trong đó vấn đề giảng dạy của giáo viên là chủ yếu. Bên
cạnh đó lý do nhận thức của học sinh và thời gian dành cho việc tự lập, tự rèn của
học sinh cịn ít.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Thực tế học sinh: Còn rất nhiều em chưa hiểu biết về nghĩa, tác dụng của


luyện tập đối với sự phát triển cơ thể người tập. Do đó việc luyện tập mới chỉ dừng
lại ở mức độ qua loa để lấy điểm. Kĩ năng động tác còn yếu, chưa hình thành kĩ sảo,
thiếu sự luyện tập thường xuyên, liên tục mà đây là một nguyên tắc quan trọng của
luyện tập thể dục thể thao.


- Trong thực tiễn hoạt động, phần “đội hình, đội ngũ” được vận dụng rất nhiều
trong các hoạt động mang tính tập thể trong và ngồi nhà trường.


Vì vậy, việc tìm tịi các quy luật vận động của cơ thể, các phương tiện, đổi mới
phương pháp giảng dạy, huấn luyện ngày nay trở nên có ý nghĩa quan trọng trong
q trình hồn thiện các kỹ thuật động tác để người học thể hiện khả năng của mình
trong tập luyện và thi đấu. Với mục đích đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và
nhiệm vụ giảng dạy của mình.


<b>II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI:</b>
<b>1. Cơ sở lí luận:</b>


- Cần nhấn mạnh rằng, tất cả các phần của giờ học có liên quan hữu cơ với
nhau, các khâu lên lớp được thực hiện một cách có hệ thống và cụ thể trong mối quan
hệ chặt chẽ với các nhiệm vụ đặc trưng của giáo dục thể chất. Vậy, để thực hiện được
điều đó cần tận dụng mọi khả năng của nội dung chương trình, các hình thức tổ chức
lớp, các mối quan hệ, yếu tố thể lực học sinh, các tình huống cụ thể của giờ học mà
tiến hành hướng dẫn học sinh học tốt.


- Thời gian và nội dung các phần của giờ học ln thay đổi, bởi vì chúng phụ
thuộc vào đặc điểm trạng thái của người học, vào nhiệm vụ đặc trưng của các bài tập,
vào thời gian chung của buổi tập, vào điều kiện chủ quan và khách quan khác. Do đó,
hướng dẫn học sinh học tốt khơng nên hình thức và cứng ngắt.


<b>2. Cơ sở thực tiễn:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

từng nội dung của bài tập, từ đó học sinh tự lĩnh hội kiến thức, nắm bắt được các yếu
tố liên kết đến mức độ phát triển hồn thiện từng động tác, từ đó học sinh nhớ lâu,
hồn thiện hơn và hình thành kĩ năng, kĩ xảo động tác chắc chắn.


<b>III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:</b>


- Thơng qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân.


- Nghiên cứu một số thực tiễn việc dạy và học ở một số cơ sở.


- Qua quá trình nghiên cứu và đã đưa vào thực tế giảng dạy phần học: “Đội
<i>hình, đội ngũ” trong chương trình Thể dục lớp 4. Với mong muốn thu được kết quả</i>
cao trong công tác giảng dạy bộ mơn.


Góp phần giáo dục cho học sinh có được một số kỹ năng cơ bản và biết vận
dụng vào thực tiễn luyện tập, rèn luyện nâng cao sức khỏe phục vụ tốt cho học tập và
các hoạt động khác. Tạo cho học sinh có thói quen luyện tập thường xuyên.


<b>IV. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI:</b>


Đối với ngành giáo dục thể chất phải tạo ra nền tảng vững chắc phát triển con
người mới một cách tồn diện về đức, trí, thể, mỹ đây là nhiệm vụ chiến lược thể dục
thể thao ở nước ta hiện nay là phải tập trung thực hiện công tác giáo dục thể chất
trong trường học các cấp có chất lượng ngày càng cao, từng bước hồn thiện chương
trình giảng dạy và đổi mới phương pháp cho phù hợp với tình hình phát triển mới
hiện nay, tăng cường tổ chức các hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa. Các tố chất
thể lực nói chung, sức mạnh nói riêng là phương tiện không thể thiếu của công tác
giáo dục thể chất nhằm nâng cao sức khỏe thể thao học đường.



Phát triển sức mạnh cho học sinh trung học cơ sở là tạo nền tảng ban đầu cũng
là cơ sở để phát triển và hoàn thiện thể chất bởi ở lứa tuổi này đang trong quá trình
diễn biến phát triển mạnh mẽ về thể hình, dần hồn thiện các chức năng, phát triển
các tố chất thể lực nhằm nâng cao năng lực học tập và làm việc. Cũng trong giai đoạn
này các em bước đầu tiếp xúc với các môn thi đấu thể thao trong các kỳ hội khỏe phù
đổng các cấp.


<b>V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:</b>


- Thông qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Việc nắm bắt các kĩ thuật động tác còn yếu nên gặp nhiều khó khăn trong
việc hình thành kĩ năng vận động.


Chính vì lý do đó mà tơi ln tìm tịi, nghiên cứu làm thế nào để học sinh dễ
nắm bắt kĩ thuật, hình thành được một số kĩ năng động tác một cách nhanh chóng.
Tạo cho các em có thói quen luyện tập thường xuyên, liên tục, nâng cao dần một
cách có hệ thống khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng trong các hoạt
động tập thể khác.


- Thông qua việc khảo sát chất lượng đầu năm, kiểm tra thường xuyên và định kỳ.
- Nắm được ý thức, thái độ và quá trình luyện tập của từng đối tượng học sinh.
- Nắm được khả năng nhận thức, hình thành kĩ năng và vận dụng của từng em.
Từ đó có phương hướng, biện pháp dạy cho từng bài, từng tiết dạy, giờ tập phù
hợp với trình độ nhận thức của học sinh.


- Trong giảng dạy phải ln khích lệ, khơi dậy lòng ham mê luyện tập, gây
hứng thú luyện tập. Qua đó giúp các em nắm được kiến thức, nhanh chóng hình
thành kĩ năng động tác, nâng cao được hiệu quả luyện tập, rèn luyện được các tư thế
cơ bản đúng và nâng cao được thể lực.



- Ngoài kinh nghiệm qua giảng dạy. Tơi cịn tham khảo qua một số tài liệu
tham khảo, sách hướng dẫn giảng dạy môn thể dục từ các lớp cấp Tiểu học, Tài liệu
hướng dẫn rèn luyện Đội viên…


<b>VI. PHẠM VI ĐỀ TÀI:</b>


Nghiên cứu đưa vào giảng dạy nâng cao chất lượng chương “Đội hình, đội
<i>ngũ” Mơn Thể dục lớp 4 Tiểu học.</i>


<b>VII. TÊN ĐỀ TÀI:</b>


<b>“GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHẦN “ĐỘI HÌNH, ĐỘI NGŨ” Ở LỚP 4”.</b>
<b>B- NỘI DUNG ĐỀ TÀI:</b>


<b>I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:</b>
<b>1. Đối tượng nghiên cứu:</b>


Đối tượng của tôi là học sinh lớp 4 Trường Tiểu học Thị trấn Tầm Vu A. Đây
là đối tượng tôi trực tiếp giảng dạy môn Thể dục qua nhiều năm.


<b>2. Thời gian nghiên cứu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>3. Tài liệu tham khảo:</b>


- Sách giáo viên hướng dẫn giảng dạy môn Thể dục lớp 4 Tiểu học.
- Tài liệu: Hướng dẫn rèn luyện Đội viên Nhà xuất bản Thanh niên.
<b>II.NỘI DUNG CÔNG VIỆC:</b>


<b>1. Thực trạng đối tượng:</b>



Kiểm tra khảo sát chất lượng chương đội hình đội ngũ vào 2 tuần (tháng
8/2010).


Chất lượng cụ thể: Tổng số học sinh 130 em.
Đạt loại: - Giỏi: 28 em = 21,5%


- Khá: 41 em = 31,5%


- Trung bình: 41 em = 31,5%
- Yếu: 20 em = 15,3%


Đạt trung bình trở lên: 84,5%


Thực hiện và giảng dạy từ tuần 3, tháng 9/2011.
<b>2. Nội dung cần giải quyết:</b>


<i><b>2.1 Về phía giáo viên:</b></i>


- Nắm vững mục tiêu, yêu cầu nội dung của chương:


- Qua nghiên cứu và đã giảng dạy ở những năm học vừa qua tơi nhận thấy
phần “Đội hình, đội ngũ” ở chương trình lớp 4 có hai phần được thể hiện như sau:


+ Phần ôn tập gồm: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số. Đứng nghiêm,
đứng nghỉ. Quay phải, quay trái. Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Dàn
hàng, dồn hàng. Đi đều.


+ Phần học mới gồm: Quay sau. Đi đều vòng phải. Đổi chân đi đều sai nhịp.
- Trong giảng dạy cho học sinh tôi đã và đang sử dụng dạy học như sau:



+ Để chuẩn bị cho việc học tập một loại đội hình nào đó ở giờ tới thì phần
dặn dị của bài trước là một số hướng dẫn cho học sinh tự tìm tịi, nghiên cứu về
loại đội hình đó, cách chỉ huy (khẩu lệnh, hiệu lệnh, kĩ thuật triển khai...). Yêu cầu
các em xác định được tư tưởng luyện tập, tư thế tác phong, phương hướng triển
khai đội hình...


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Giới thiệu và tổ chức luyện tập tôi thường tiến hành: Cử một nhóm học tập,
một em chỉ huy thực hiện tập hợp, dóng hàng, dàn hàng... gọi một số học sinh nhận
xét:


+ Loại đội hình vừa tập hợp?
+ Cách triển khai đội hình?


+ Cách điều khiển của người chỉ huy?


 Giáo viên đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá chung các vấn đề trên sau đó:


Tiến hành giới thiếu và kết hợp cho một nhóm học sinh thực hiện theo khẩu lệnh
-hiệu lệnh của giáo viên cả về tư thế và tác phong, cách lựa chọn địa hình của người
chỉ huy và động tác của người thực hiện.


<b>* Vị trí của người chỉ huy đội hình:</b>


- Vị trí: Phải chọn địa hình thích hợp sao cho khi tập hợp, triển khai đội hình
có đủ chỗ cho tồn đội hình hướng tập hợp không bị ánh nắng soi thẳng vào mặt
hoặc thẳng sau gáy.


- Tác phong của chỉ huy: Nhanh nhẹn, khẩu lệnh to, rỏ ràng, dứt khốt, hiệu
lệnh chính xác, tư thế nghiêm trang..



<i><b>Ví dụ:</b></i>


Tập hợp triển khai đội hình hàng dọc.


+ Sau khi quan sát sân bãi, người chỉ huy chọn vị trí đứng thích hợp. Hơ:
<i>“Chú ý bạn... làm chuẩn lớp thành 4 hàng dọc tập hợp”. Đồng thời với khẩu hiệu là</i>
tư thế đứng nghiêm trang của người chỉ huy và một tay chỉ thẳng ra trước về hướng
tập hợp (năm ngón tay khép kín), mắt nhìn thẳng trước.


+ Đội hình đã tập hợp, người chỉ huy tiến vào khoảng giữa trước đội hình,
đứng nghiêm quan sát điều khiển đội hình dóng hàng - điểm số, dàn hàng, dồn hàng.


+ Giáo viên quan sát, giúp đỡ (chỉ đạo) em làm chỉ huy thực hiện điều khiển
đội hình.


+ Nhận xét, rút kinh nghiệm cho cả lớp cùng biết về nhiệm vụ của người chỉ
huy đội hình và tầm quan trọng của vị trí đó.


Nội dung này tơi thường thu được kết quả cao với phương pháp tổ chức học
sinh tìm hiểu - vào giờ học giáo viên hỏi học sinh nêu ý kiến hiểu  học sinh thực


hiện  nhận xét, đánh giá - làm mẫu (nếu cần). Lưu ý cho học sinh về tư thế, tác


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

tác phong nhanh nhẹn (1 nhóm học sinh) thực hiện (làm mẫu) theo hướng dẫn của
giáo viên.


Các nhóm học sinh còn lại quan sát  đưa ra ý kiến nhận xét về tư thế, tác


phong, khẩu lệnh, hiệu lệnh, cách chọn phương hướng, địa hình tập hợp của người


chỉ huy. Qua đó giúp học sinh nắm được và hình thành được kĩ năng, động tác của
người chỉ huy.


<b>* Vị trí của đội hình tập hợp:</b>


- Khi có lệnh tập hợp, các thành viên chỉ quan sát, lắng nghe hiệu lệnh của
người chỉ huy và khẩu lệnh tập hợp. Người đứng đầu hàng 1 nhanh chóng chạy đến
đứng đối diện người chỉ huy, cách người chỉ huy khoảng 0,8 đến 1 mét. Bên trái hàng
số 1, 2, 3 và 4 (tồn đội hình triển khai từ phải sang trái).


- Dóng hàng: Người đứng sau cách người đứng trước 50 đến 60 cm; hàng nọ
cách hàng kia 20 đến 30 cm (khơng đưa tay lên để dóng hàng mà áng chừng).Người
đứng sau nhìn thẳng gáy người đứng trước mình để dóng hàng: Ln đứng nghiêm,
đánh mặt sang bên phải để dóng hàng ngang (hàng số 1).


Vận dụng phương pháp sau:


+ Cử một nhóm học sinh thực hiện cho cả lớp quan sát các động tác dóng
hàng, điểm số theo chỉ đạo của giáo viên. Hoặc học sinh quan sát đưa ra ý kiến nhận
xét.


Giáo viên: đánh giá những điểm được, chưa được để học sinh cùng rút kinh
nghiệm và sửa sai.


Tôi chỉ ra cho học sinh thấy được những động tác thường mắc sai sót, những
thói quen đi theo các em từ các lớp Tiểu học  cách khắc phục nhằm hình thành cho


các em kĩ năng vận động mới hoàn thiện hơn, ở mức độ cao hơn  Tiến hành cho


học sinh luyện tập đồng loạt ở mức độ chậm rồi nhanh dần nhằm rèn luyện cho học


sinh có tác phong nhanh nhẹn trong hoạt động. Luyện tập ổn định, củng cố ở một loại
hình sau đó thay đổi vị trí tập hợp.


Sử dụng phương pháp chia nhóm luyện tập nhằm phát huy tính tự giác, tích
cực của học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Trong giảng dạy chương “Đội hình, đội ngũ” tôi đã sử dụng phương pháp
trên để giới thiệu và luyện tập cho học sinh. Riêng đội hình vịng trịn trong chương
trình khơng đề cập đến song tơi đã kết hợp với các loại đội hình khác để giới thiệu và
hướng dẫn cho học sinh hiệu lệnh tập hợp, hướng dẫn, cách giãn cách cự ly... nhằm
phục vụ tốt cho các hoạt động. Lưu ý cho các em riêng đội hình vịng trịn, người chỉ
huy ln làm tâm. Khi tập hợp chạy ngược chiều kim đồng hồ, lần lượt từ tổ 1 cho
đến hết.


- Trong giảng dạy, động tác làm mẫu là khâu quan trọng. Nên tôi thường sử
dụng phương pháp soi gương, lấy một nhóm học sinh có khả năng nhanh nhẹn để
làm chuẩn cho lớp quan sát. Kết hợp với đó là giới thiệu về kĩ thuật và học sinh luyện
tập theo rồi chia nhóm học sinh luyện tập. Qua phương pháp này tôi nhận thấy học
sinh nắm vững được kiến thức, dễ hình thành kĩ năng động tác của người chỉ huy
cũng như ở từng vị trí thực hiện triển khai đội hình.


Sau khi giới thiệu, luyện tập một loại đội hình nào đó, tơi sử dụng cho học sinh
tập theo nhóm (tổ). Từng nhóm thay phiên nhau trình diển bài tập, các nhóm cịn lại
quan sát, theo dõi và đưa ra ý kiến nhận xét, rút kinh nghiệm (như phương pháp thi
đấu).


Qua việc sử dụng phương pháp này, tôi thu được kết quả cao, đa số học sinh
nắm vững được kiến thức, có kĩ năng độc tác chính xác.


- Giảng dạy nội dung này yêu cầu người thầy phải nắm vững kĩ thuật động tác,


các kiến thức có liên quan đến nội dung đội hình đội ngũ, cách tập hợp, triển khai các
loại đội hình để phục vụ tốt giảng dạy.


Phương pháp giảng dạy phải phù hợp với từng đối tượng học sinh. Cần nắm
được trong thực tế hàng ngày hay vận dụng loại đội hình nào. Học sinh đã có được
những kĩ năng gì? Để tăng cường luyện tập, củng cố cho học sinh nhằm nâng cao kĩ
năng vận dụng trong các hoạt động tập thể khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i><b>2.2 Về phía học sinh:</b></i>


- Tích cực, tự giác, năng động trong việc tìm tòi, học hỏi về các nội dung
kiến thức chuẩn bị cho bài mới. Qua đó ít nhiều đã nắm được một số vấn đề nội
dung của bài.


- Chú ý nghe giảng, quan sát động tác mẫu khi giáo viên giảng giải, làm mẫu
hoặc nhóm bạn thực hiện.


- Quan sát, theo dõi động tác của bạn, mạnh dạn đưa ra ý kiến nhận xét theo ý
hiểu. Qua đó rút kinh nghiệm những những điểm sai sót để sửa chữa.


- Tự giác luyện tập thường xun, xây dựng cho mính có thói quen luyện tập,
từ mình nâng cao khả năng vận động, kĩ năng và thể lực.


- Qua luyện tập nắm vững được kỉ năng động tác “ Đội hình, đội ngũ”. Cách
tập hợp, triển khai các loại đội hình, các động tác tại chỗ và di động.


- Biết vận dụng có hiệu quả các động tác đã học vào thực tế luyện tập cũng
như các hoạt động tập thể khác trong và ngoài nhà trường.


- Qua học tập chương “ Đội hình, đội ngũ” rèn cho mình có ý thức tốt, tư


tưởng đúng đắn về việc học tập bộ môn, đoàn kết, giúp đỡ bạn, phát triển các tố chất
vận động, tăng cường thể lực, góp phần giáo dục học sinh phát triển cân đối toàn
diện.


Để giảng dạy đạt hiệu quả cao trong phần học này. Người thầy cần phải
nghiêm túc nghiên cứu, phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tránh
nhàm chán, gây được hứng thú luyện tập cho học sinh. Luôn chú ý đến các đối
tượng học sinh trong lớp để vận dụng phương pháp cho phù hợp, linh hoạt, sáng tạo
trong từng bài giảng.


<b>3. Kết quả thực hiện:</b>


Sau quá trình nghiên cứu và đã đưa vào giảng dạy ở lớp tôi đã thu được kết
quả cụ thể sau phần kiểm tra kết thúc chương như sau:


- Tổng số học sinh: 130 em


Đạt điểm: + Giỏi: 42 học sinh = 32,3%
+ Khá: 65 học sinh = 50%
+ T.Bình: 23 học sinh = 17,6%
+ Yếu: 0 học sinh = 0%


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Qua kết quả trên so với kết quả khảo sát đầu năm đã có bước tiến bộ vượt bậc.
Điều đáng nói ở đây là qua phần học, 100% số học sinh đã vận dụng tương đối
tốt các loại đội hình vào các hoạt động của nhà trường.


<b>4. Bài học kinh nghiệm và giải pháp thực hiện:</b>


- Quá trình nghiên cứu và đưa vào giảng dạy thực tế đối với học sinh khối lớp
4 ở trường thực tế giảng dạy. Đây là một đơn vị trường học có đối tượng học sinh


đồng đều cả về khả năng nhận thức, việc tự tìm tịi học hỏi để có hiểu biết trước khi
vào luyện tập. Vì vậy gặp rất nhiều thuận lợi trong quá trình hình thành kĩ năng động
tác. Nhưng trong giảng dạy cũng còn một số học sinh phải uốn nắng, sửa chữa rất
nhiều lần các em mới có thể hình thành được các kĩ năng một cách tương đối chính
xác.


Nhưng với phương pháp mà tơi đã nghiên cứu và vận dụng, đã giúp tôi rất
nhiều trong công tác giảng dạy. Tôi đã giảng cho các em hiểu biết về ý nghĩa, tác
dụng và việc luyện tập thể dục thể thao đối với cơ thể người tập. Làm cho cơ thể
người tập phát triển cân đối, khỏe mạnh, tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển.


Qua đó giúp các em có ý thức tốt trong luyện tập, nhanh chóng có được những
kiến thức cơ bản, hình thành các kĩ năng vận động và vận dụng vào thực tế luyện tập
và các hoạt động khác.


- Với phương pháp này tôi nhận thấy đây là một phương pháp dạy học phù hợp
với phương pháp dạy học mới. Tạo cho học sinh phát huy được tính tích cực, tự giác
trong luyện tập. Qua đó giáo viên dễ dàng phát hiện được những học sinh có khả
năng vận động tốt, từ đó có hướng tổ chức phát triển các tố chất vận động cho học
sinh.


- Phương pháp này giúp học sinh đỡ căng thẳng, đơn điệu tạo ra khơng khí hào
hứng trong luyện tập.


- Với nghiên cứu này tơi có tham vọng đưa vào vận dụng cho các trường trên
địa bàn.


Riêng cá nhân tôi sẽ tiếp tục vận dụng vào giảng dạy và tiếp tục nghiên cứu,
tìm tịi, học hỏi nhằm nâng cao dần chất lượng phần học “Đội hình, đội ngũ” cho học
sinh khối lớp 4 với mục đích phục vụ tốt cho các hoạt động mang tính tập thể.



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Việc nâng cao chất lượng dạy và học là một yêu cầu thường xuyên. Là một
đòi hỏi của nhau cầu phát triển xã hội.


- Việc nghiên cứu đưa vào giảng dạy môn thể dục nhằm nâng cao sức khỏe,
phát triển các tố chất vận động là vơ cùng cần thiết. Giảng dạy phần “ Đội hình. đội
<i>ngũ” cho học sinh lại là một vấn đề cần làm ngay trong các trường, nhất là học sinh</i>
ở các lớp đầu cấp học.


- Từ thực tiễn đó tơi đã nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm một số phương
pháp được rút ra từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và một số tài liệu hướng
dẫn, sách tham khảo. Tôi thấy đây là một phương pháp phù hợp với yêu cầu, mục
tiêu chung của sự nghiệp giáo dục và yêu cầu đặc trưng của bộ môn.


Với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục. Một số yếu tố vô cùng
quan trọng đối với bộ môn hoạt động ngồi trời đó là sân bãi, dụng cụ, mơi trường
cho luyện tập.


Muốn nâng cao thể lực cho học sinh không những chỉ có sự nỗ lực của các em,
sự nhiệt tình, sáng tạo của thầy mà cịn phải cịn có sự quan tâm chỉ đạo của nhà
trường, tổ chuyên môn, phụ huynh học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.


<b>2. Kiến nghị - đề xuất:</b>


Với hoạt động giảng dạy của bộ môn Thể dục một số đơn vị chỉ có 1/1 thành
viên đơi khi là kiện nhiệm. Vì vậy tơi ln mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến
của Ban Giám hiệu, tổ chun mơn, hội đồng giáo dục... giúp đỡ giáo viên Thể dục
chúng tôi hoàn thành tốt và ngày càng nâng cao chất lượng bộ mơn nhất là chương
“Đội hình, đội ngũ” và ứng dụng của nó mà tơi nghiên cứu.



Chân thành cảm ơn quý đồng nghiệp đã hỗ trợ.


<i>Tầm Vu, ngày 15 tháng 5 năm 2011</i>
<b>Người thực hiện</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×