Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Tìm hiểu vai trò chức năng nhiệm vụ của cán bộ phụ trách khuyến nông xã tức tranh huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
---------------------------------------

GIÀNG A VẢNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU CHỨC NĂNG, VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA
CÁN BỘ PHỤ TRÁCH KHUYẾN NÔNG TẠI XÃ TỨC TRANH,
HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN”
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài

: Hướng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Khoa

: Kinh Tế & PTNT

Khóa học

: 2013 - 2017


Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Đỗ Trung Hiếu

Cán bộ cơ sở hướng dẫn

: Vũ Thị Hải Yến

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN

Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn và thầy giáo hướng dẫn ThS.
Đỗ Trung Hiếu, em đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Tìm hiểu
vai trị, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách Khuyến Nông xã Tức
Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Ngun”.
Để hồn thành được khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy
cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình nghiên cứu và
rèn luyện tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Xin chân thành cảm ơn
thầy giáo hướng dẫn ThS. Đỗ Trung Hiếu đã tận tình, chu đáo, hướng dẫn em
thực hiện khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy – HĐND – UBND và
các đoàn thể trong xã Tức Tranh đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để em có
thể hồn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp trong thời gian tôi thực tập tại cơ quan.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất, nhưng do lần đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp

cận với thực tế sản xuất cũng như những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhận
thấy được.
Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cơ giáo và các bạn để khóa
luận được hồn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày

tháng

năm 2017

Sinh viên

Giàng A Vảng


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1:

Tình hình sử dụng đất xã Tức Tranh qua 3 năm (2014 2016) ..................................................................................... 21

Bảng 3.2:

Tình hình dân số và lao động xã Tức Tranh năm (2014 2016) ..................................................................................... 25

Bảng 3.3:


Cơ cấu kinh tế của xã Tức Tranh qua 3 năm (2014 - 2016) .... 27

Bảng 3.4:

Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của
xã Tức Tranh qua 3 năm (2014 - 2016) .................................. 30

Bảng 3.5:

Tình hình chăn ni của xã Tức Tranh qua 3 năm (2014 2016) ..................................................................................... 32

Bảng 3.6:

Thực trạng đội ngũ cán bộ xã Tức Tranh năm 2016 ............... 35

Bảng 3.7:

Những công việc cụ thể được giao tại cơ sở thực tập ............. 37

Bảng 3.8:

Một số hoạt động nông nghiệp tại xã Tức Tranh qua 3 năm
(2014 - 2016) ......................................................................... 46

Bảng 3.9:

Một số hoạt động cụ thể của cán bộ Khuyến nơng Tức
Tranh ..................................................................................... 48

Bảng 3.10:


Phân tích SWOT .................................................................... 50


iii

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Phịng làm việc của CBKN ........................................................... 38
Hình 3.2: Cánh đồng lúa xã Tức Tranh......................................................... 39
Hình 3.3: Chuẩn bị cho hội thảo đầu bờ ....................................................... 40
Hình 3.4: Hội thảo đầu bờ cánh đồng một giống .......................................... 40
Hình 3.5: Tham gia diễu hành tuyên truyền luật an toàn giao thơng ............. 41
Hình 3.6: Đại hội thể dục thể thao nhân ngày kỷ niệm 26/03........................ 42


iv

DANH SÁCH DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Nguyên nghĩa

1

CBKN

Cán bộ khuyến nơng


2

CBKNV

Cán bộ khuyến nơng viên

3

CP

Chính phủ

4

CT

Chỉ thị

5

KN

Khuyến nơng

6

KNV

Khuyến nông viên


7

KHKT

Khoa học kỹ thuật

8

SX

Sản xuất

9

ND

Nông dân

10

NN

Nông nghiệp

11

PTNT

Phát triển nông thôn


12

TP

Thành phố

13

TS

Thủy sản

14

TW

Trung ương

15

UBND

Ủy ban nhân dân

16

XD

Xây dựng



v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................... iii
DANH SÁCH DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................ iv
MỤC LỤC………. ......................................................................................... v
Phần 1: MỞ ĐẦU........................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu, yêu cầu .................................................................. 1
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 1
1.2.3. Yêu cầu ................................................................................................ 2
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ........................................................ 3
1.3.1. Nội dung thực tập ................................................................................. 3
1.3.2 Phương pháp thực hiện .......................................................................... 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập ................................................................ 4
Phần 2: TỔNG QUAN ................................................................................... 5
2.1. Cơ sở lý luận đề tài .................................................................................. 5
2.1.1. Khái niệm về khuyến nông ................................................................... 5
2.1.2. Tầm quan trọng của khuyến nông ......................................................... 6
2.1.3. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ......................... 11
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 11
2.2.1. Sự hình thành và phát triển của Khuyến nông ..................................... 11
2.2.2. Những tấm gương điển hình sản xuất nơng nghiệp thành cơng khi có
khuyến nơng ................................................................................................. 14
2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương .............................................. 16



vi

Phần 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................... 19
3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ......................................... 19
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 19
3.1.2. Kinh tế - xã hội ................................................................................... 24
3.1.3. Những thành tựu đã đạt được của địa phương qua các năm ................ 33
3.1.4. Thực trạng nguồn nhân lực tại xã Tức Tranh ...................................... 35
3.1.5. Những thuận lợi và khó khăn .............................................................. 36
3.2. Kết quả thực tập, tóm tắt kết quả thực tập tại cơ sở................................ 37
3.2.1. Nội dung và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập ....................... 37
3.2.2. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông viên tại xã Tức
Tranh............................................................................................................ 43
3.2.3. Kết quả phân tích SWOT .................................................................... 50
3.2.4. Các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động của khuyến nông trên địa bàn
xã ................................................................................................................. 52
3.2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế .................................................. 54
Phần 4: KẾT LUẬN ..................................................................................... 57
4.1. Kết luận……. ........................................................................................ 57
4.2. Tồn tại……… ....................................................................................... 57
4.3. Kiến nghị ............................................................................................... 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 59


1

Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu của KN thứ nhất là nâng cao hiệu quả sản xuất (SX) kinh
doanh của người SX để tăng thu nhập, thốt đói nghèo, làm giàu thơng qua
hoạt động đào tạo nông dân (ND) về kiến thức, kỹ năng và các hoạt động
cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân SX kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích
ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và mơi trường. Thứ hai, là góp phần
dịch chuyển cơ cấu kinh tế nơng nghiệp (NN) phát triển theo hướng SX hàng
hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn về sinh thực phẩm đáp ứng nhu
cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa NN, nơng thơn, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường. Thứ ba, là huy dộng các
nguồn lực từ các cá nhân, tổ chứ trong nước và nước ngoài tham gia KN.
Ở cấp xã (phường, thị trấn) trạm KN là đơn vị cơng lập. Trong đó điều
kiện quan trọng và không thể thiếu được trong bất cứ hoạt động KN nào chính
là nguồn nhân lực. Chính vì vậy, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu
vai trị, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ phụ trách khuyến nông tại xã Tức
Tranh, huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu, yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ, chức năng của cán bộ khuyến nơng
(CBKN). Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả
hoạt động của CBKN trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ, vai trò của CBKN xã.
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn của CBKN.


2

- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt

động của cán bộ khuyến nông viên (CBKNV).
- Tham gia thực hiện các công việc cùng với cán bộ.
- Rút ra bài học kinh nghiệm từ những công việc được làm tại cơ sở
thực tập.
1.2.3. Yêu cầu
Yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ:
- Biết xác định những thơng tin cần cho bài khóa luận, từ đó giới hạn
được phạm vi tìm kiếm, giúp cho việc tìm kiếm thơng tin đúng hướng và
chính xác.
- Các kỹ năng nghiên cứu và đánh giá thông tin, biết xử lý, đánh giá,
tổng hợp và phân tích kết quả thơng tin tìm kiếm được.
- Biết kỹ năng diễn đạt và trình bày thơng tin tìm được phục vụ cho cơng
tác học tập và nghiên cứu.
- Khả năng xử lý số liệu, tổng quan, tổng hợp các nguồn lực thơng tin
tìm kiếm được. Sử dụng thơng tin có hiệu quả, biết cách vận dụng những
thơng tin tìm được vào giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra.
Yêu cầu về thái độ và ý thức trách nhiệm:
- Hồn thành tốt cơng việc được giao.
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của UBND xã.
Yêu cầu về kỷ luật:
- Chấp hành phân công của khoa, quy chế thực tập của trường và các quy
định của nơi thực tập.
- Đảm bảo kỷ luật lao động, có trách nhiệm trong cơng việc.
- Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người hướng dẫn tại nơi thực tập.
- Ln trung thực trong lời nói và hành động.
u cầu về tác phong, ứng xử:


3


- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tập ngồi trường khơng
chỉ là để học tập chun mơn mà còn là một dịp tốt để làm việc trong tập thể,
đặc biệt trong cách thức giao tiếp và ứng xử.
- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng không
can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập.
- Hòa nhã với các cán bộ tại nơi thực tập.
- Phong cách, trang phục luôn chỉnh tề, phù hợp, lịch sự.
Yêu cầu về kết quả đạt được:
- Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập.
- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp phần
giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường.
- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ được kinh nghiệm.
- Khơng được tự tiện sử dụng các trang thiết bị ở nơi thực tập.
- Tiết kiệm (không sử dụng điện thoại ở nơi thực tập cho việc riêng, tắt
điện khi không cần thiết).
- Không tự ý sao chép dữ liệu hoặc các phần mềm của cơ quan thực tập.
Yêu cầu khác:
Ghi nhật ký thực tập đầy đủ để có tư liệu viết báo cáo.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Điều tra sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tức
Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Đánh giá các hoạt động của cán bộ khuyến nông xã.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hoạt động khuyến nông (KN) của xã
trong thời gian tới.
- Tìm hiểu vai trị, chức năng, nhiệm vụ của CBKN xã.
- Mô tả những công việc cụ thể của CBKN xã.
- Giải pháp nâng cao năng chất lượng thực tập của sinh viên.



4

1.3.2 Phương pháp thực hiện
- Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp: Các thông tin thứ cấp
được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như sách, Internet, báo cáo tổng kết của
xã, các nghị định, thông tư, quết định của Nhà nước có liên quan đến vai trị,
nhiệm vụ, chức năng của cán bộ Khuyến Nông xã.
- Phương pháp quan sát: Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và
xử lí cơng việc của các cán bộ, cơng chức.
- Tổng hợp và phân tích thơng tin: Những thông tin, số liệu thu thập
được chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thơng tin cần thiết
cho đề tài.
- Sử dụng SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức của xã Tức Tranh.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ 13/02/2017 đến 23/04/2017.
- Địa điểm: Xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.


5

Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở lý luận đề tài
2.1.1. Khái niệm về khuyến nơng
Khuyến Nơng là một thuật ngữ khó định nghĩa chính xác, vì KN được
tổ chức bằng nhiều cách khác nhau, để phục vụ mục đích rộng rãi. Sau đây là
một số khái niệm, quan niệm về KN:
Theo Swanson và Clear: KN là phương pháp động, nhận thông tin có
lợi từ người dân và giúp họ thu được những kiến thức, kỹ năng và những quan

điểm cần thiết nhằm sử dụng một cách có hiệu quả thơng tin hay kỹ thuật này.
Theo Van Den Ban và Hawkins: Khuyến nông khuyến lâm là một sự
giao tiếp thông tin tỉnh táo nhằm giúp ND hình thành cái ý kiến hợp lý và tạo
ra các quyết định đúng đắn.
Theo tổ chức FAO: Khuyến nơng khuyến lâm được xem như một tiến
trình của việc hòa nhập các kiến thức khoa học kỹ thuật hiện đại. Các quan
điểm, kỹ năng để quyết định cái gì cần làm, cách thức làm trên cơ sở cộng
đồng địa phương sử dụng các nguồn tài nguyên tại chỗ dưới sự trợ giúp từ
bên ngồi để có khả năng vượt qua những trở ngại gặp phải.
Theo Thomas: KN là một từ tổng quát để chỉ tất cả các cơng việc liên
quan đến sự nghiệp PTNT, đó là một hệ thống giáo dục ngồi nhà trường,
trong đó có người già và người trẻ học bằng cách thực hiện.
Qua rất nhiều định nghĩa chúng ta có thể tóm tắt lại và có thể hiểu KN
theo 2 nghĩa:
KN hiểu theo nghĩa rộng : Là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạt
động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và PTNT.
KN hiểu theo nghĩa hẹp: Là một tiến trình giáo dục khơng chính thức
mà đối tượng của nó là ND. Tiến trình này đem đến cho ND những thơng tin


6

và những lời khuyên nhằng giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc những khó
khăn gặp phải trong cuộc sống. KN hỗ trợ sự PT của các hoạt động SX, nâng
cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của ND
và gia đình họ.
2.1.2. Tầm quan trọng của khuyến nông
Trong những năm gần gây dân số thế giới không ngừng tăng lên theo
cấp số nhân. Theo số liệu thống kê năm 1990 là 5 tỷ người, năm 1999 là 6 tỷ
người, năm 2011 là 7 tỷ người và đến 1/1/2016 dân số thế giới cán mốc 7,29

tỷ người. Như vậy, việc tất yếu sẽ diễn ra là nhu cầu về lương thực, thực
phẩm, gỗ xây dựng, củi đun,... Sẽ tiếp tục gia tăng nhanh chóng. Kinh tế Việt
Nam chuyển từ kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Việc PT
nông lâm nghiệp cũng như đẩy mạnh hoạt động của KN khuyến lâm Việt
Nam ngày càng trở nên quan trọng vì:
- Áp lực của việc gia tăng dân số, đặc biệt là gia tăng dân số ở các vùng
thành thị.
- Suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng) và môi trường.
- Gia tăng khoảng cách giữa người dân thành thị và nông thôn về mức
thu nhập, giáo dục, đời sống và xã hội.
- Tiếp cận kiến thức và các kỹ thuật mới là rất khó khăn
2.1.3. Cán bộ khuyến nơng
Cán bộ KN là viên chức thuộc biên chế của trạm KN huyện, được phân
công công tác tại UBND xã và chịu sự chỉ đạo và quản lý của trạm trưởng
trạm KN huyện, UBND xã.
KNV được phân công phụ trách mảng NN và nơng thơn mới tại xã
Tức Tranh.
Vai trị của KNV
KNV chịu trách nhiệm cung cấp thông tin giúp nông dân hiểu được và
ra quyết định về một vấn đề cụ thể (ví dụ: áp dụng một cách làm ăn mới, gieo
trồng một loại giống mới). Khi nông dân đã quyết định làm theo, KNV


7

chuyển giao kiến thức, kỹ năng cần thiết để họ áp dụng thành cơng cách làm
mới đó. Như vậy vai trò của KNV là đem kiến thức đến cho ND và giúp họ sử
dụng kiến thức đó một cách có hiệu quả.
KNV phải biết giúp người dân phát triển SX trên những điều kiện,
nguồn lực sẵn có của họ. Muốn vậy, KNV phải thường xuyên hỗ trợ, động

viên nông dân phát huy những tiềm năng và sáng kiến của họ để chủ động
giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.
Một KNV thực sự sẽ thực hiện những vai trò quan trọng đối với ND ở
12 mặt sau:
- Người đào tạo

- Người cố vấn

- Người cung cấp

- Người tổ chức

- Người bạn

- Người thông tin

- Người lãnh đạo

- Người tạo điều kiện

- Người hành động

- Người quản lý

- Người môi giới

- Người trọng tài

Cụ thể KNV phải đóng vai trị:
+ Tư vấn, truyền bá kỹ thuật.

+ Người thầy của loại hình đào tạo phi chính quy.
+ Người xúc tác – cầu nối giữa SX và nghiên cứu.
+ Người bạn, người hỗ trợ, cổ vũ của nông dân và cộng đồng.
+ Thay mặt Nhà nước, xã hội thực hiện sự giúp đỡ với nông dân.
+ Người nghe, người tổ chức, người trọng tài, người quản lý, người
lãnh đạo.
Nhiệm vụ của KNV:
- Trực tiếp triển khai nhiệm vụ chương trình khuyến nơng theo sự chỉ
đạo của Phòng NN & PTNT huyện Phú Lương.
- Tham gia xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích
phát triển cây trồng NN, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ.


8

- Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách và chuyên môn nghiệp vụ
về trồng trọt, bảo vệ thực vật.
- Tổng hợp, hướng dẫn kế hoạch phát triển cây trồng hàng năm; hướng
dẫn ND về quy trình sản xuất, thực hiện các biện pháp kỹ thuật về trồng trọt,
bảo vệ thực vật và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong SX NN theo quy hoạch,
kế hoạch được phê duyệt.
- Tổng hợp, báo cáo kịp thời tình hình trồng trọt và dịch hại cây trồng;
đề xuất, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng, trừ dịch bệnh cây trồng theo kế
hoạch, hướng dẫn của Trạm KN huyện.
- Xây dựng kế hoạch, biện pháp huy động lực lượng và thực hiện hoặc
phối hợp thực hiện nội dung được duyệt hướng dẫn của Trạm KN huyện.
- Giúp Chủ tịch UBND xã hướng dẫn hoạt động đối với hệ thống cung
cấp dịch vụ công về trồng trọt, bảo vệ thực vật và cá nhân kinh doanh thuốc
bảo vệ thực vật. Thực hiện công tác KN về bảo vệ thực vật theo kế hoạch
được duyệt và các dịch vụ về bảo vệ thực vật trên địa bàn xã theo quy định.

- Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình sản xuất trồng trọt, dịch bệnh
cây trồng và cơng tác phịng, chống dịch bệnh cây trồng trên địa bàn.
- Hướng dẫn, cung cấp thông tin đến người SX, tuyên truyền chủ
trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học và
công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến điển hình trong SX NN.
- Bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo truyền nghề cho người sản xuất để nâng
cao kiến thức, kỹ năng SX, quản lý kinh tế; tổ chức tham quan, khảo sát, học
tập cho người SX.
- Xây dựng các mơ hình trình diễn về tiến bộ khoa học cơng nghệ phù
hợp với địa phương, nhu cầu của người sản xuất và chuyển giao kết qủa từ mơ
hình trình diễn ra diện rộng.


9

- Tiếp thu và phản ánh lên cấp có thẩm quyền nguyện vọng của nông
dân về khoa học công nghệ, cơ chế chính sách trong lĩnh vực nơng nghiệp và
phát triển nông thôn.
- Tư vấn và dịch vụ trong các lĩnh vực:
+ Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về thị trường, khoa học công
nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong SX, kinh doanh, phát triển NN, lâm
nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát trỉên nông thôn.
+ Tư vấn phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông
lâm sản, thuỷ sản.
+ Tư vấn quản lý, sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường
nông thôn.
+ Tư vấn, hỗ trợ cải tiến, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
của tổ chức kinh tế tập thể và tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn cấp xã.
+ Dịch vụ trong các lĩnh vực pháp luật, tập huấn, cung cấp thông tin,

chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường giá cả, xây dựng dự
án, cung cấp vật tư kỹ thuật, thiết bị và các hoạt động khác có liên quan đến
nơng nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Trạm KN huyện, ban kinh tế xã hội và
UBND cấp xã giao.
- Trong công tác xây dựng nông thôn mới:
+ Nhận tiền đối ứng từ ngân sách nhà nước và thu tiền của người dân
để làm đường.
+ Tham mưu cho chủ tịch xã về các thủ tục, hồ sơ cần thiết cho chương
trình xây dựng nơng thôn mới.
Chức năng của KNV
- Thử nghiệm các loại cây trồng vật ni mới.
- Tìm điều kiện hỗ trợ cho sản xuất cho nông dân.


10

- Trợ giúp bảo quản chế biến nông sản.
- Hỗ trợ kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ - trang trại.
- Tìm và cung cấp thơng tin thị trường.
Kiến thức, kỹ năng mà KNV cần có
Vì CBKN làm việc trực tiếp với bà con nông dân - là những người lớn
tuổi, trong môi trường xã hội nông thôn. Người CBKN có nhiệm vụ tun
truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tập huấn và chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực NN.
Người CBKN phải nắm vững chủ trương, đường lối, phải có kiến thức khoa
học kỹ thuật và kinh nghiệm làm việc với ND, trong mơi trường xã hội nơng
thơn thì mới có thể hồn thành tốt nhiệm vụ.
Do đó, để làm tốt công tác KN cán bộ KN cần trang bị kiến thức tổng
hợp. Đó là:

- Cán bộ KN cần hiểu sâu một kỹ thuật chuyên ngành đồng thời có kiến
thức và hiểu biết các chuyên ngành khác (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, thị trường ....)
- Kiến thức xã hội và cuộc sống nông thôn, địa phương nơi mình làm việc.
- Kiến thức về đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nước
và của địa phương
- Kiến thức, kỹ năng về tập huấn, đào tạo và hướng dẫn cho người SX,
kinh doanh trong lĩnh vực NN. Nhiệm vụ của người làm công tác KN là vận
động, giúp người dân xây dựng kế hoạch, tổ chức SX, đối mặt hàng ngày với
những tình huống thực tế và cần đưa ra những khuyến cáo hợp lý để người
SX, kinh doanh trong lĩnh vực NN nghe và làm theo. Những kỹ năng trên
giúp CBKN có thể đảm nhiệm tốt cơng việc của mình tại địa phương. Nên
ngồi kiến thức, người làm cơng tác KN cần có những kỹ năng cơ bản sau:
+ Kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch hoạt động tại cộng đồng và giúp người
sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đạt được hiệu quả cao.


11

+ Kỹ năng truyền đạt thơng tin: Khả năng nói, kỹ năng viết (viết báo
cáo, viết tin bài ...) và giao tiếp, ứng xử tốt.
+ Kỹ năng phân tích, đánh giá các tình huống trong thực tế sản xuất và
đời sống, đề xuất giải pháp kịp thời, đưa ra lời khuyên đúng đắn.
+ Kỹ năng lãnh đạo: Tự tin, gương mẫu và có khả năng thuyết phục
quần chúng, tiếp cận được với các đối tác, với lãnh đạo địa phương.
+ Kỹ năng sáng tạo trong điều kiện làm việc độc lập tại địa phương.
2.1.3. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Nghị định số 13/NĐ-CP ra đời 02/03/1993 ban hành bản quy định về
công tác khuyến nông.
- Nghị định số 56/NĐ-CP ra đời ngày 26/4/2005 của Chính phủ về

khuyến nơng, khuyến ngư.
- Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
- Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ban hành ngày 08/01/2010 của chính
phủ về khuyến nơng.
- Quyết định số 515/QĐ-UBND ban hành ngày 21/02/2013 của UBND
huyện Phú Lương về việc Tuyển dụng và phân công công tác.
- Quyết định số 1645/QĐ-UBND banh hành ngày 12/05/2014 của
UBND huyện Phú Lương về việc ban hành Quy chế quy định công tác
Khuyến nông xã trên địa bàn huyện.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Sự hình thành và phát triển của Khuyến nông
2.2.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới, KN ra đời từ rất sớm, nó bắt nguồn từ những hoạt động
trong lĩnh vực NN. Tới năm 1775, giáo sư Heinr Badaozzi đã dạy bộ môn NN
và đề cập nhiều vấn đề về NN.


12

Ở Mỹ, năm 1845 N.S Townshned chủ nhiệm khoa Nông Học đề xuất
việc tổ chức những câu lạc bộ ND tại các quận huyện và sinh hoạt định kỳ.
Năm 1907, 42 trường đại học trong 39 bang đã thực hiện cơng tác KN. Năm
1914 tổ chức KN được hình thành chính thức tại Mỹ.
Ở Châu Á, ngay sau khi hội nghị đầu tiên về KN khu vực Châu Á được
tổ chức tại Malila (Philippin) năm 1955, phong trào KN đã có bước phát triển
mạnh mẽ, tổ chức KN trong khu vực đã được hình thành.
Tại Trung Quốc, đã có khoa KN ở trường đại học Kim Lăng từ năm
1933. Trung Quốc rất coi trọng mơ hình trình diễn, đưa cán bộ đi thực tế tại

cơ sở.
Tại Thái Lan, tuy mãi đến 20/10/1967 chính phủ Thái Lan mới quyết
định thành lập tổ chức KN, nhưng tổ chức KN phát triển rất mạnh, có mạng
lưới cán bộ KN đến tận làng xã.
Tại Ấn Độ, công tác KN được đặc biệt coi trọng ở các vùng ND nghèo,
vùng khó khăn cịn ít phát triển. Người ta gắn KN vào các chương trình quốc
gia về giống lúa, ngơ, đậu có những trung tâm vùng như trung tâm
Anandniketan Ashsam ở bang Gugiasat suốt hơn 30 năm qua đã tập trung hơn
3 triệu nông dân nghèo cúa các bộ tộc định canh định cư.
Qua việc tìm hiểu về một số nét KN của các quốc gia trên thế giới. Cho
thấy hầu hết các quốc gia đều rất coi trọng cơng tác KN, tổ chức KN có quy
củ, chặt chẽ.
2.2.1.2. Lịch sử khuyến nông Việt Nam
Cùng với sự PT của KN thế giới, KN Việt Nam cũng được hình thành
và phát triển từ rất sớm.
Cách đây hơn 2000 năm, các vua Hùng đã trực tiếp dạy dân làm NN:
gieo hạt, cấy lúa, mở cuộc thi để các hồng tử, cơng chúa có cơ hội trổ tài, chế


13

biến các món ăn độc đáo bằng nơng sản tại chỗ. Công chúa Thiều Hoa là
người đầu tiên dạy dân chăm tằm dệt lụa.
Vua Lê Đại Hành, là ông vua đầu tiên đích thân đi cày ruộng tịnh điền
ở Duy Tiên, Hà Nam ngày nay.
Ở thời nhà Lê, đã có những chính sánh PT NN để động viên ND tích
cực tham gia SX. Triều vua Lê Thái Tông 1492, mỗi xã có 1 xã trưởng phụ
trách NN và đê điều. Triều đình ban bố chiếu KN, chiếu lập đồn điền và đầu
tiên sử dụng cụm từ “ KHUYẾN NÔNG” trong bộ luật Hồng Đức.
Dưới chế độ Sài Gòn cũ (1960), thành lập nha KN chuyên lo PTNN, PTNT.

Từ sau cách mạng tháng 8/1945 - 1958. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đặc biệt
quan tâm tới NN, người kêu gọi quốc dân “tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất
ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Đó là những việc cấp bách của chúng ta lúc này”.
Từ năm 1958 - 1975 NN miền Bắc Việt Nam phát triển trong sự tác
động tực tiếp của mơ hình hợp tác xã NN. Từ tổ đổi công (1956), đến hợp tác
xa bậc thấp ( 1960), đến hợp tác xã bậc cao (1968), đến hợp tác xã toàn xã
(1974).
Từ 1976 - 1988, NN Việt Nam thống nhất thành một mối, tiềm năng và
thế mạnh của 2 miền Bắc - Nam được bổ sung cho nhau và cùng nhau phát
triển theo một đường lối chung là hợp tác hóa NN. Ngày 13/1/1981, chỉ thị
100 CT/TW của ban bí thư TW đảng về “cải tiến cơng tác khốn, mở rộng
khốn sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã NN” (gọi tắt là
khoán 100). Tháng 12/1986, đại hội VI, đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra
đường lối mới trong lãnh đạo và quản lý kinh tế. Và nghị quyết 10 của bộ
chính trị TW Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa VI (5/4/1988) về quản lý đổi
mới trong NN nhằm giải phóng SX trong NT đến từng hộ ND, khẳng định hộ
xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ ở NT.


14

Năm 1993, cục khuyến lâm được thành lập vừa quản lý nhà nước vừa
làm KN.
Ngày 2/3/1993, chính phủ ra nghị định 13/CP về công tác KN.
Năm 2001 trung tâm KN TW ra đời, trực thuộc cục KN.
Năm 2003 trung tâm KN quốc gia được thành lập.
Ngày 26/4/2005 nghị định số 56/2005NĐ-CP được ban hành về khuyến
nông - khuyến ngư.
Ngày 8/1/2010 chính phủ ban hành nghị định 02/2010/NĐ-CP thay thế
cho nghị định 56 nhằm đỏi mới công tác KN phù hợp với thực tiễn SX.

2.2.2. Những tấm gương điển hình sản xuất nơng nghiệp thành cơng khi có
khuyến nơng
2.2.2.1. Điện Biên sản xuất nông nghiệp thành công nhờ ứng dụng khoa học
kỹ thuật
Trong vòng 10 năm (1996 – 2005), tỉnh Điện Biên đã tập trung triển
khai có hiệu quả cơng nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống, góp phần tích
cực làm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra các giống cây trồng, vật ni có
năng suất, chất lượng. Các ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa
học và Công nghệ, Công ty giống nông nghiệp Điện Biên, Trung tâm Khuyến
nông – Khuyến lâm... đã triển khai nhiều danh mục, đề tài, dự án hỗ trợ sản
xuất giống ngô lai F1 – LVN10; dự án hỗ trợ giống lúa cấp I tại một số hợp
tác xã trọng điểm của tỉnh.
Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, huyện Điện Biên đã phối hợp với
Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng dự án thâm canh tăng vụ đạt
cánh đồng 40 triệu đồng/ha. Năm 2004, huyện Điện Biên đưa cây vụ đông vào
gieo trồng trên ruộng 1 vụ, cho năng suất cao. Các xã đã tích cực hướng dẫn
nơng dân mở rộng diện tích thâm canh cây trồng vụ đông, chú trọng vào 2 giống
ngô và đậu tương. Theo tính tốn, 1ha đất trồng ngơ vụ đơng cho năng suất 35


15

tạ, giá bán 2.000 đồng/kg, tổng thu 7 triệu đồng/vụ; đậu tương, năng suất 1,5
tấn/ha, giá bán 6.000 đồng/kg, thu nhập 9 triệu đồng/vụ. Hai vụ lúa + 1 vụ màu
cho thu nhập 40 triệu đồng/ha. Trồng hoàn chỉnh 1.000 ha cây vụ đông, huyện
Điện Biên đã giải quyết công ăn việc làm thời gian nông nhàn (từ tháng 9 – 12)
cho gần 10.000 lao động của 10 xã. Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất
đã giúp đồng bào các dân tộc địa phương xóa đói giảm nghèo. Sản xuất nơng
nghiệp thành cơng cần có sự phối hợp chặt chẽ của "4 nhà". Sản xuất theo hợp
đồng là hình thức bảo đảm tính ổn định, chủ động tiêu thụ sản phẩm cho nông

dân, chấp hành nghiêm các điều kiện hợp đồng đã ký kết. Có như vậy cơng tác
xố đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu của nhân dân các dân tộc tỉnh Điện
Biên mới phát triển bền vững.
2.2.2.2. Lào Cai thí điểm thành cơng liên kết 4 nhà trong sản xuất ngô
Để giúp nông dân gỡ khó và sản xuất ngơ bền vững, vụ ngơ 2014-2015,
Sở NN&PTNT Lào Cai, Trung tâm khuyến nông Lào Cai, Công ty Dekalb
Việt Nam, Công ty CP giống Cây trồng miền Nam (SSC) và Công ty TNHH
MTV An Nghiệp (doanh nghiệp thu mua) đã cùng vào cuộc, hỗ trợ hơn 100
hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai triển khai thí điểm.
Trong khn khổ của chương trình, tỉnh Lào Cai đã trồng thí điểm
trồng 110 ha ngơ lai trên địa bàn 5 huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Mường
Khương, Bảo Hà và SiMaCai. Đây là lần đầu tiên, nông dân trên địa bàn tỉnh
và doanh nghiệp cùng “bắt tay” trồng giống ngô lai DK8868 của Dekalb Việt
Nam do SSC phân phối trên một diện tích rộng. Sau thu hoạch, Cty An
Nghiệp thu mua tồn bộ sản lượng ngơ cho bà con với giá hợp lý. Giống được
bán chịu, sản xuất ra sản phẩm có đơn vị thu mua, bà con góp đất, cơng chăm
bón. Do được tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi như trên nên khơng có lý do gì
mà người nông dân không tham gia.


16

Sự vào cuộc của doanh nghiệp từ đầu vào đến tiêu thụ giúp nông dân
yên tâm sản xuất, không chịu sự bấp bênh của thị trường. Trong khi năng suất
bình quân trước đó của tỉnh Lào Cai chỉ đạt 3,65 tấn/ha thì năng suất vụ ngơ
2014-2015 trên 110ha trồng giống của Dekalb đã cho năng suất vượt trội,
trung bình 12-13 tấn ngơ tươi/ha, tương đương 6-6,5 tấn ngơ khơ/ha.
2.2.2.3. Hịa Bình gắn phát triển sản xuất nơng nghiệp với cơng tác khuyến
nông
Bám sát đặc điểm của một tỉnh vùng cao, thời gian qua, trên cơ sở phát

huy tốt vai trò của đội ngũ khuyến nông viên cơ sở, công tác khuyến nơng ở Hịa
Bình đã đóng vai trị quan trọng trong hỗ trợ nông dân tiếp cận tiến bộ khoa học
kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, hiệu quả.
Tham gia thực hiện mơ hình “Ni gà thả vườn an tồn” do Trạm
Khuyến nơng - Khuyến ngư (KN - KN) huyện Mai Châu tổ chức, từ năm
2013 đến nay, anh Bùi Văn Dũng ở xã Tòng Đậu đã thu lãi lớn từ việc nuôi
gà trong vườn cây ăn quả của gia đình. Vừa kiểm tra đàn gà chuẩn bị xuất bán
cho thương lái, anh Dũng vừa phấn khởi chia sẻ: “Tham gia mơ hình, tơi đã
được hỗ trợ một phần chi phí giống gà và vắcxin phịng bệnh. Đặc biệt, tơi
cịn được tham gia lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và được cán bộ khuyến
nông xã tận tình hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phịng và chữa các bệnh
thường gặp ở gà. Do đó, đến nay, tuy dự án đã kết thúc song những kiến thức
được chuyển giao vẫn rất bổ ích, giúp tơi mở rộng quy mô chăn nuôi”. Được
biết, với trên 1.000 con gà xuất bán mỗi năm, anh Dũng đã có thu nhập trên
200triệu đồng mỗi năm.
2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương
Từ việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn kinh nghiệm sản xuất nông
nghiệp của các địa phương nêu trên, xã cần rút ra một số bài học kinh nghiệm
như sau:


17

- Cần phải có định hướng và kế hoạch ngắn hạn dài hạn cho sản xuất
nông nghiệp, đảm bảo ngành nông nghiệp tăng trưởng tốt, chuyển từ tăng
trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu nhằm nâng cao chất
lượng tăng trưởng, phát triển bền vững.
- Tăng cường thu hút đầu tư vào ngành nông nghiệp cũng như nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn. Đây là nhân tố then chốt giúp ngành tăng trưởng
nhanh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

- Chú trọng phát triển nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường, trước
hết là thị trường trong huyện, thị trường các huyện, tỉnh lân cận.
- Khuyến khích mở rộng nghiên cứu ứng dụng, triển khai và đổi mới
công nghệ. Tăng đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ. Đổi mới chính
sách khuyến khích, tạo mơi trường thuận lợi cho các hoạt động khoa học công nghệ.
- Xây dựng và vận dụng hiệu quả mơ hình "4 nhà": nhà nơng, nhà
nước, nhà khoa học và doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp tham
gia cung ứng đầu vào, bao tiêu sản phẩm nhằm góp phần ổn định đầu ra cho
người nơng dân.
- Nhân rộng mơ hình các lớp tập huấn cho người nông dân về kỹ thuật
canh tác, sản xuất nơng nghiệp. Áp dụng nhiều hơn các chính sách hỗ trợ
người nơng dân về giống, phân bón, thuốc trừ sâu...
- Phát triển ngành dịch vụ nông nghiệp như: Dịch vụ cung ứng giống
cây trồng, vật nuôi, dịch vụ cung ứng phân bón, thức ăn chăn ni và thuốc
bảo vệ thực vật, dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc nơng nghiệp, dịch vụ cho
vay hỗ trợ sản xuất.


18

- Tăng cường đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ khuyến nông, năng lực
chuyên môn cao. Xây dựng các chế độ, chính sách và các ưu đãi khác để thu
hút nhân tài. Bên cạnh đào tạo nguồn nhân lực, thì việc sử dụng và khai thác
có hiệu quả nguồn nhân lực cũng là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp.


×