Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Thiet ke ban do tu duy trong day va hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.24 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tony Buzan: Truyền cảm hứng bằng "sơ đồ tư duy"</b>


<b>Sơ đồ tư duy - con đường đến với “Học cách học” ( Tự thuật của một giảng viên )</b>


Năm 2003, khi còn là một sinh viên năm thứ nhất, tơi cùng
các bạn trong nhóm Tư duy mới (New Thinking Group)
ln băn khoăn trong mình một câu hỏi: <i>“Từ bé đến lớn</i>
<i>chúng ta được dạy để tích lũy kiến thức, nhưng đã bao giờ</i>
<i>chúng ta được dạy cách để lĩnh hội những kiến thức đó một</i>
<i>cách hiệu quả chưa?”</i>


Câu trả lời <i>“chưa ở đâu học sinh Việt Nam được dạy và</i>
<i>được học "cách học" </i>đã khiến cho chúng tơi háo hức và
say mê tìm hiểu một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ với những
khám phá bất ngờ về các nguyên tắc hoạt động của bộ
não, các công cụ học tập và làm việc hoạt động theo cách
làm việc của bộ não, cách nâng cao khả năng ghi nhớ,
tưởng tượng và sáng tạo…


Qua các lớp học về <i>Nâng cao năng lực tư duy</i> mà chúng tôi
là các giảng viên, chúng tôi đã nhận được sự chia sẻ của
hơn một ngàn học viên từ 6 đến 66 tuổi (nói khơng ngoa).
Điều đó thơi thúc chúng tơi phát triển và chia sẻ những
cơng cụ tư duy mình đã tìm hiểu được tới nhiều người hơn
nữa.


Một trong những thành công lớn nhất mà chúng tơi đã làm
được chính là thành cơng với sơ đồ tư duy mà cha đẻ của
nó là Tony Buzan, người có chỉ số sáng tạo cao nhất thế
giới và nếu bạn tìm hiểu về ơng, bạn sẽ cịn thấy vô vàn
những điều đáng kinh ngạc khác nữa.



<b>Sơ đồ tư duy - Nguyên lý và hoạt động</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Trong chuyến thăm Việt Nam của Tony Buzan năm 2007 và cuộc trò chuyện cùng nhà báo Tạ Bích Loan trên
chương trình <i>Người đương thời</i>, có lẽ hình ảnh của Tony Buzan nay đã khơng cịn q xa lạ với nhiều người Việt
Nam.


Sơ đồ tư duy không khó. Bất cứ ai cũng có thể tạo một sơ đồ tư duy ở dạng đơn giản theo nguyên tắc phát triển ý: từ
một chủ đề tạo ra nhiều nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn lại tỏa ra nhiều nhánh nhỏ và cứ thế mở rộng ra vơ tận.


Ví dụ như bạn muốn lập sơ đồ tư duy cho một tuần làm việc, hãy vẽ chủ đề trung tâm tuần sau vào giữa trang giấy
trắng. Từ chủ đề bạn vẽ 7 nhánh lớn là thứ 2, thứ 3…cho đến chủ nhật, mỗi nhánh một màu. Rồi từ mỗi thứ, bạn lại
vẽ các nhánh nhỏ là các công việc bạn định làm trong thứ đó, mỗi cơng việc lại triển khai ra các ý chi tiết hơn như
bạn định làm việc đó với ai (Who), ở đâu (Where), bao giờ (When), bằng cách nào (How)...


Cứ như vậy bạn sẽ có được trên cùng một trang giấy các công việc bạn định làm trong một tuần và <b>cái hay của sơ </b>
<b>đồ tư duy là ở chỗ nó giúp bạn có cái nhìn tổng thể, khơng bỏ sót các ý tưởng</b>; từ đó bạn có thể dễ dàng đánh
số thứ tự ưu tiên các công việc trong tuần để sắp xếp và quản lý thời gian một cách hiệu quả và hợp lý hơn so với
một quyển sổ liệt kê các cơng việc thơng thường.


<b>Nhưng vẫn ít người sử dụng sơ đồ tư duy lắm - Tại sao?</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Khái niệm của sơ đồ tư duy thì thực sự đơn giản. Nguyên lý hoạt động thì đúng theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gọi
ý kia” của bộ não. Cách vẽ cũng rất giản đơn và còn rất nhiều tiện ích khác khiến cho sơ đồ tư duy ngày càng trở nên
phổ biến toàn cầu.


Nhưng tại Việt Nam, có thể thấy số người biết đến sơ đồ tư duy thì nhiều mà số người sử dụng nó thì chỉ đếm trên
đầu ngón tay. Vậy nguyên nhân là tại sao?


Với kinh nghiệm 6 năm giảng dạy về sơ đồ tư duy cho rất nhiều các đối tượng học viên khác nhau, tơi đã tìm hiểu và


đúc kết được 5 ngun nhân chính, đó là:


<i>1 – Sơ đồ tư duy sử dụng nhiều màu sắc quá, trông như tranh vẽ của trẻ con vậy. Lại mất công tơ màu.</i>
<i>2 – Sơ đồ tư duy thì phải vẽ, mà mình thì vẽ xấu lắm, bạn biết đấy. Mình làm gì có năng khiếu đâu.</i>


<i>3 – Dùng sơ đồ tư duy thì cũng viết như ghi chép thơng thường thơi mà, thậm chí cịn mất nhiều thời gian hơn.</i>
<i>4 – Tốn giấy lắm!</i>


<i>5 – Mình dùng hồi rồi mà chẳng thấy giúp tăng trí nhớ lên gì cả. Chắc tác giả nói q lên thơi.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Các em học sinh tập vẽ sơ đồ tư duy


Trước hết, tôi muốn chia sẻ với các bạn: sử dụng sơ đồ tư duy lần đầu tiên cũng giống như mới tập đi xe máy.
Những ai đã đi quen rồi thì thấy nó thực sự đơn giản và so với xe đạp thì quả là vượt trội. Nhưng với những người
mới tập đi thì việc ghi nhớ các nguyên tắc vận hành và thực hành cho đúng khơng phải là dễ.


Vì vậy nên sẽ có bạn vẫn để số 0 mà tăng ga rồi bảo xe này chẳng có ích gì; lại cũng sẽ có người vừa tăng ga vừa
đạp phanh, rồi tự nhủ mọi người bảo sao chẳng biết chứ mình thấy xe này đi chậm rì, lại cịn nặng hơn cả xe đạp
nữa.


Kết quả là họ đi đến kết luận chung: Xe này thấy quảng cáo thì hay, chứ đi thử thì cũng khơng thấy có gì ưu việt lắm,
thơi mình cứ quay về đi xe đạp cho khỏe, vừa quen thuộc lại vừa đỡ phải thử cái gì mới làm chi cho mệt người.
Sơ đồ tư duy cũng vậy thôi. Bạn nào nghe qua cũng thấy đơn giản, nhưng thực chất khi bạn đưa ra một trong những
lý do trên chính là bởi bạn đã vi phạm một hay nhiều những ngun tắc “đơn giản” đó.


Tơi thường chỉ cho các học viên thấy các vi phạm đó của họ, và khi khắc phục được nhược điểm này thì sơ đồ tư duy
tỏ ra hiệu quả hơn rõ rệt. Những lời khuyên mà tôi hay đưa ra thường là:


Bạn không cần phải sử dụng nhiều màu sắc. Bạn có thể chỉ cần dùng một màu nếu chưa quen và muốn tiết kiệm thời
gian.



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Nếu trên mỗi nhánh bạn viết đầy đủ cả câu thì như vậy bạn sẽ dập tắt khả năng gợi mở và liên tưởng của bộ não.
Não của bạn sẽ mất hết hứng thú khi tiếp nhận một thơng tin hồn chỉnh.


Vì vậy, hãy nhớ trên mỗi nhánh bạn chỉ viết một, hai từ khóa mà thơi. Khi đó, bạn sẽ viết rất nhanh và khi đọc lại, não
của bạn sẽ được kích thích làm việc để hồn thiện nốt thông tin và nhờ vậy, thúc đẩy năng lực gợi nhớ và dần dần
nâng cao khả năng ghi nhớ của bạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Sơ đồ tư duy môn lịch sử và sinh học do các em học sinh vẽ


Trong một năm qua, tôi đã dành nhiều thời gian và tâm sức để giảng dạy sơ đồ tư duy cho các giáo viên và học sinh
tại trường tiểu học và THCS Dream House - Trí Việt.


Tơi thấy các em học sinh nhỏ từ lớp 1 cũng đã có thể vẽ được những sơ đồ tư duy đơn giản, rất logic và đáng yêu,
đặc biệt là với các chủ đề thân quen như <i>Mẹ, Gia đình của em</i>, hay <i>Mùa hè của e</i>m.


Những em học sinh lớn hơn thì thường xuyên sử dụng sơ đồ tư duy khi làm việc nhóm và hệ thống kiến thức đã học
trong các môn học ở trường, đặc biệt là khi ôn tập cho các kỳ thi.


Sơ đồ tư duy cũng giúp các em và các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian làm việc ở nhà và trên lớp rất nhiều với các
phần mềm sơ đồ tư duy trên máy mà các em có thể làm tại nhà và gửi email cho các thầy cơ chấm chữa trước khi
lên lớp.


Với kinh nghiệm đó, tơi có thể thấy được làn sóng cách mạng học tập tại Việt Nam hồn tồn có thể lan tỏa trong
những thế hệ học trị mới, chỉ cần có sự hướng dẫn tỉ mỉ của các thầy cô giáo và các điều kiện hỗ trợ ở những môi
trường giáo dục tốt.


Khi đó, nền giáo dục của chúng ta sẽ chẳng cịn cách quá xa ngày mà Việt Nam có thể “sánh vai cùng các cường
quốc năm châu trên thế giới” như mong ước của Bác Hồ kính yêu và các nhà giáo dục tâm huyết ngày hôm nay.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Quy trở lại với người mà tôi "hàm ơn" - cha đẻ của
sơ đồ tư duy. Có lẽ cần có những lần Tony Buzan
đến Việt Nam nhiều hơn nữa để nhiều học sinh,
sinh viên hơn được gặp gỡ ông và được ông
truyền cảm hứng, như tơi đã có trong buổi
workshop năm 2007.


Tơi vẫn cịn nhớ cái cảm giác xúc động khi ơng
ngạc nhiên nhìn bức vẽ sơ đồ tư duy của tôi, khen
ngợi một cách thật lịng và ký tặng một điểm A+
hào phóng.


Tơi nhớ thi hào William A.Ward đã từng nói:
“<i>Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi</i>
<i>biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh</i>
<i>họa, còn người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng.</i>”


Đối với tôi, Tony Buzan đã truyền cho tôi cảm hứng để tiếp tục niềm say mê giảng dạy sơ đồ tư duy cho các bạn giáo
viên và học sinh trong suốt những năm qua.


Vì thế, nếu bạn chỉ mới đọc sách của ơng thơi thì chưa đủ. Hãy thực hành sơ đồ tư duy ngày hôm nay và trải nghiệm
nó để một ngày khơng xa khi bạn gặp Tony Buzan, bạn sẽ tự mình cảm nhận niềm hạnh phúc được chia sẻ và được
khích lệ bởi "thiên tài sáng tạo" này.


<b>Tony Buzan</b> là tác giả và đồng tác giả của hơn 92 đầu sách được dịch ra trên 30 thứ tiếng với ba triệu bản đang được bán ở
100 quốc gia, Tony Buzan được cả thế giới biết đến bởi những cơng trình nghiên cứu về não bộ và phương pháp tư duy.
Sinh năm 1942 tại London, ông là người đã sáng tạo ra phương pháp Mind Map. Tony Buzan chính thức giới thiệu phần mềm
iMindMap vào tháng 12/2006 và được biết đến nhiều nhất thơng qua cuốn Use your head, trong đó ông trình bày cách thức
ghi nhớ tự nhiên của não bộ cùng với các phương pháp Mind Map.



Là nhà tư vấn thương mại cho các tập đoàn đa quốc gia như British Petroleum, Barclays International, General Motors, IBM,
Walt Disney, ơng cịn là cố vấn cao cấp cho các chính phủ và nhiều tổ chức phi chính phủ.


Ơng đã nhận bằng danh dự về Tâm lý học, Văn chương Anh, Tốn học và các mơn khoa học tự nhiên của Trường Đại học
British Columbia năm 1964<b>.</b>


<b>THIẾT KẾ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY VÀ HỌC</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>I . VAI TRÒ CỦA BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY - HỌC</b>


Bản đồ tư duy còn gọi là sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tịi, đào sâu, mở
rộng một ý tưởng, hế thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức... bằng cách kết hợp việc sử
dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tuy duy tích cực.


Tony Buzan là người đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu tìm ra hoạt động của bộ não.Tony
<b>Buzan Sinh năm 1942 tại London, ông là người đã sáng tạo ra phương pháp Mind Map. Tony</b>
Buzan chính thức giới thiệu phần mềm iMindMap vào tháng 12/2006 và được biết đến nhiều nhất
thơng qua cuốn Use your head, trong đó ơng trình bày cách thức ghi nhớ tự nhiên của não bộ
cùng với các phương pháp Mind Map


Theo Tony Buzan thì một hình ảnh có giá trị hơn cả ngàn từ và màu sắc cũng có tác dụng
<b>kích thích não như hình ảnh. Màu sắc mang đến cho bản đồ tư duy những rung động cộng</b>
hưởng, mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo.


<b>II. Vị trí các nội dung trên bản đồ tư duy</b>


- Ở vị trí trung tâm trong bản đồ tư duy là một hình ảnh hay một từ khóa, thể hiện một ý
<b>tưởng hay khái niệm chủ đạo.</b>


- Từ ý trung tâm hay hình ảnh trung tâm tỏa ra các nhánh chính, ta gọi là nhánh cấp 1; từ


<b>các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các nhánh nhỏ hơn gọi là nhánh cấp 2 để nghiên</b>
<b>cứu sâu hơn, Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niên hay hình ảnh ln được kết nối</b>
với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một bức tranh tổng thể mô tả về ý trung tâm một cách
đầy đủ và rõ ràng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>III. Ưu điểm của cách ghi chép bằng bản đồ tư duy</b>


- Bản đồ tư duy là cơng cụ hữu ích trong học tập và giảng dạy ở trường phổ thông cũng như
ở các bậc học cao hơn vì chúng giúp học sinh và giáo viên trong việc trình bày các ý tưởng một
cách rõ ràng, suy nghĩ sáng tạo , học thập thông qua biểu đồ, tóm tắt thơng tin của một bài học,
hệ thống lại kiến thức đã học, tăng cường khả năng ghi nhớ, đưa ra ý tưởng mới...


- Cách ghi chép bản đồ tư duy :
+ Mạch lạc, lôgic;


+ Trực quan, dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ do nó được thể hiện bởi màu sắc, liên kết, liên hệ
giữa cá ý của một vấn đề;


+ Nhìn thấy bức tranh tổng thể mà lại chi tiết;


+ Dễ dạy, dễ học, dễ nhớ, kích thích hứng thú học tập của học sinh;


+ Kích thích sáng tạo của học sinh, giúp mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức.
+ Giúp hệ thống hóa kiến thức, giúp ơn tập kiến thức,


+ Giúp ghi nhớ nhanh, nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Điểm mạnh nhất của bản đồ tư duy là giúp phát triển ý tưởng và khơng bỏ sót ý tưởng.


- Việc xây dựng một hình ảnh thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích


đáng quan tâm về các mặt : ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng
sáng tạo..


Như vậy : bản đồ tư duy vừa như búc tranh tổng thể mà lại chi tiết, vừa giúp nhìn được
khái qt tồn bộ vấn đề, vừa nhìn được cái cụ thể trong cái tổng thể đó.


<b>IV. KỸ THUẬT THIẾT KẾ BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC</b>


Bản đồ tư duy sẽ giúp học sinh trong việc phát triển ý tưởng, ghi nhớ kiến thức, từ đó sẽ
nhớ nhanh, nhớ lâuu, hiểu sâu kiến thức bằng cách tự ghi lại một bài học, một chủ đề nào đó theo
chách hiểu của mình.


Để vận dụng bản đồ tư duy vào dạy - học, trước hết cần phải học về bản đồ tư duy nhằm
hiểu vai trò, sự cần thiết của bản đồ tư duy trong dạy - học và sau đó biết tự thiết kế và sử dụng
nó sao cho có hiệu quả nhất.


<b>1. Làm quen với bản đồ tư duy</b>


Cho học sinh làm quen, đọc hiểu bản đồ tư duy bằng cách giới thiệu cho học sinh một số
bản đồ tư duy , cùng với dẫn dắt của giáo viên để các em nhận biết. Cho học sinh nghiên cứu,
quan sát, tìm hiểu một vài bản đồ tư duy.


Tập đọc, hiểu bản đồ tư duy nghĩa là tập cho học sinh thuyết trình, diễn giải mạch nội
dung kiến thức hàm chứa trong bản đồ tư duy đó. Khi các em đã thành thảo thì chỉ cần nhìn vào
bản đồ tư duy, bất kỳ một học sinh nào cũng thuyết minh được một cách lôgic.


<b>2. Tập vẽ bản đồ tư duy</b>


Giáo viên có thể giao việc cho học sinh dưới dạng phiếu học tập một số bản đồ tư duy
chưa đầy đủ để học sinh vẽ tiếp, viết tiếp lên đó hoặc cũng có thể vẽ lên tấm bìa lớn hay bảng cho


các nhóm hồn thiện.


<b>3. Thực hành vẽ bản đồ tư duy trên giấy, vở, bìa, bảng phụ</b>


Trước khi tập vẽ bản đồ tư duy cần lưu ý cách ghi nội dung ở các nhánh của bản đồ tư
duy bằng cách vận dụng phương pháp ghi chép hiệu quả như sau :


1. Dùng từ khóa và ý chính;


2. Viết cụm từ, khơng viết thành câu.
3. Dùng các từ viết tắt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

6. Liên kết ý nên dùng bằng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc,...
7. Ghi chép nguồn gốc thơng tin để có thể tra cứu lại dễ dàng,
8. Sử dụng màu sắc để ghi.


Học sinh có thể tự lập một bản đồ tư duy về bất kì chủ đề ghì mà mình thích nhất bằng
cách chọn một bản đồ tư duy có ở trong sách giáo khoa để chọn một bài hoặc một chương mà
các em vừa học xong theo các bước sau :


Bước 1. Chọn từ trung tâm ( còn gọi là từ khóa, keyword) là tên của một bài hay một chủ đề
hay một nội dung kiến thức cần khai thác. Hãy bắt đầu với một cụm từ hay một hình ảnh, hình vẽ
đã chọn để ở trung tâm cho to, rõ rồi bắt đầu vẽ các nhánh đi.


Bước 2. Vẽ nhánh cấp 1 chính là các nội dung chính của bài học hay chủ đề đó.


Bước 3. Vẽ nhánh cấp 2, 3... và hoàn thiện bản đồ tư duy, các nhánh con cấp 2, 3... chính là
các nhánh con của nhánh con trước đó hay nói rõ hơn nhánh con cấp 2, 3,.. là các ý triển khai của
nhánh trước đó.



<b>Một số lưu ý khi vẽ bản đồ tư duy</b>


1. Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh hay một cụm từ tên chủ đề. Tên chủ đề có thể là tên bài học,
tên chương,... Dùng hình ảnh, hình vẽ ở trung tâm sẽ giúp ta tập trung được vào chủ đề và làm
cho ta hưng phấn hơn.


2. Sử dụng màu sắc, vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh.


3. Vẽ các nhánh chính ( cấp 1) từ hình ảnh trung tâm, vẽ các nhánh cấp 2 từ các nhánh cấp 1,..
bằng các đường kẻ, đường cong với màu sắc khác nhau. Nhánh màu nào thì nên viết chữ cùng
màu với nhánh đó để dễ phân biệt.


4. Mỗi cụm từ hay hình ảnh, hình vẽ... liên quan đến nhánh nào nên đứng độc lập và được nằm
gần với đường cong của nhánh đó,


5. Tạo ra một kiểu bản đồ tư duy riêng cho mình, theo sở thích của mình ( kiểu đường kẻ, màu
sắc, chữ viết...)


6. Nên dùng các đường cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong sẽ thu hút được sự chú ý
của mắt hơn và mắt cảm thấy dễ chịu hơn nhiều so với nhìn vào các đường thẳng.


7. Bố trí thơng tin đều quanh hình ảnh trung tâm.


8. Chỉnh sửa, thêm bớt thông tin, thêm bớt nhánh, điều chỉnh sao cho hình thức đẹp, chữ viết rõ.
Nếu vẽ trên giấy, bìa chì nên vẽ phác bằng bút chì trước để có thể tẩy, xóa, điều chỉnh được.
Những điều cần tránh khi ghi chép :


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

2. Ghi chép quá nhiều ý không cần thiết.
3. Dành quá nhiều thời gian để ghi chép.



- Chỉ nên vẽ những hình ảnh có liên quan đến chủ đề kiến thức, tránh vẽ hoặc đưa vào những
hình ảnh, không liên quan đến bài học làm mất nhiều thời gian vẽ viết và khi sử dụng lại phân
tán sự tập trung.


- Khi thiết kế bản đồ tư duy cần chọn lọc những ý cơ bản, kiến thức cần thiết,ví dụ minh họa để
có nhiều thơng tin cho bài học.


- Thiết kế bản đồ tư duy của một bài học phải thể hiện được kiến thức trọng tâm, cơ bản cần chốt
lại của bài học đó. Tránh khuynh hướng vẽ quá cầu kỳ những hình ảnh khơng cần thiết hoặc q
sơ sài khơng có thơng tin.


<b>V. Thiết kế bản đồ tư duy trên máy vi tính</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>1. Một số hoạt động dạy học chủ yếu trong một tiết học</b>
a. Hoạt động 1 : lập bản đồ tư duy


Mở đầu bài học, giáo viên có thể cho học sinh lập bản đồ tư duy theo nhóm với các gợi ý liên
quan đến chủ đề kiến thức của bài học.


b. Hoạt động 2 : báo cáo, thuyết minh về bản đồ tư duy


Cho một vài học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về bản đồ tư
duy mà nhóm mình đã thiết lập. Hoạt động này vừa giúp giáo viên biết rõ việc hiểu biết kiến thức
của các em, vừa là một cách rèn cho các em khả năng trình bày ý tưởng trước đơng người, giúp
các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn, đây cũng là một trong những điểm cần rèn luyện cho học sinh.
c. Hoạt động 3 : thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện bản đồ tư duy


Tổ chức cho học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện bản đồ tư duy về một kiến thức
tư duy nào đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hồn chỉnh bản đồ tư duy,
1 và từ đó dẫn dắt đến kiến thức trọng tâm của bài học.



d. Hoạt động 4 : củng cố kiến thức bằng một bản đồ tư duy


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>2. Dạy học hợp tác nhóm với bản đồ tư duy</b>


Ưu điểm của học tập hợp tác nhóm là : nâng cao năng lực hợp tác giữa các học sinh với nhau
-đây là phẩm chất quan trọng cần thiết cho những công dân tương lai xu thế cạnh tranh và hội
nhập toàn cầu. Nâng cao khả năng giao tiếp giữa học sinh trong cùng một nhóm và cả lớp. Tạo ra
tâm lý lành mạnh, tạo ra những thành cơng trong học tập.


Quy trình tổ chức


a. Xác định mục tiêu bài học ( về kiến thức, kỹ năng và thái độ ).


b. Lập các nhóm học tập theo một tiêu chí nào đó, có thể là nhóm nhỏ từ 2 - 5 học sinh có cùng
trình độ nhận thức hoặc đa dạng trình độ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

d. Học sinh thực hiện hoạt động nhóm : học sinh tham gia trao đổi, thảo luận trong nhóm của
mình, ghi nội dung kiến thức vào bản đồ tư duy vào nhóm mình, giáo viên theo dõi, điều khiển,
điều chỉnh hoạt động nhóm.


e. Đại diện các nhóm thuyết minh về bản đồ tư duy của nhóm mình.
f. Giáo viên nhận xét đánh giá các nhóm.


<b>3. Thiết kế sử dụng bản đồ tư duy giúp ôn tập, củng cố kiến thức một bài học, một chủ đề</b>
- Lập bản đồ tư duy vào cuối các tiết học sau khi học xong một bài học hay một chủ đề để tiểu
kết lại các kiến thức cơ bản, trọng tâm giúp củng cố phần kiến thức đó.


- Cuối tiết học, học sinh có thể sử dụng giấy, bảng phụ hay dùng phấn màu vẽ lên bảng trên lớp,
tự tóm lược toàn bộ kiến thức cơ bản trọng tâm của bài học hoặc chủ đề vừa học dưới dạng bản


đồ tư duy rồi thuyết trình lại cho một nhóm hay cả lớp nghe cùng đóng góp bổ sung ý kiến. Sau
khi học sinh trình bày, thuyết minh trước lớp, cả lớp thảo luận, đóng góp ý kiến bổ sung, giáo
viên kết luận, cuối cùng giáo viên có thể giới thiệu bản đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn.
Các bản đồ tư duy thiết kế trên lớp học vào cuối giờ học, thời gian ít nên khơng cần quá chi tiết
về nội dung và cầu kì về hình thức, bố cục, chỉ cần nêu được dàn ý, trọng tâm của bài học bằng
các công thức, dạng tổng quát hay hình vẽ.


<b>4. Thiết kế, sử dụng bản đồ tư duy giúp ơn tập, hệ thống hóa kiến thức một chương, học kì</b>
- Có thể gợi ý cho học sinh lập bản đồ tư duy vào các tiết ôn tập một chương, một học kỳ... việc
lập bản đồ tư duy lúc này do chính các em lập thì mới khắc sâu vào trí não và ghi nhớ nhanh, ghi
nhớ sâu.


- Các em có thể sử dụng các bản đồ tư duy đã lập khi học hết mỗi chủ đề, mỗi chương để các em
bổ sung thêm, bớt nhát, hoàn thiện kiến thức hoặc cũng có thể lập bản đồ tư duy khác theo cách
hiểu của riêng mình để nêu được tổng thể kiến thức theo những chủ đề.


- Nếu học sinh đã được chuẩn bị ở nhà thì tiết ôn tập chương có thể cho một em báo cáo, thuyết
trình bản đồ tư duy của mình để cả lớp thảo luận, góp ý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16></div>

<!--links-->

×