Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

HÓA DƯỢC LÝ THUYẾT ÔN TẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.76 KB, 11 trang )

I.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1.Khung cấu trúc chung của họ beta – lactam: tên gọi và hình ảnh

Câu 2. Tên gọi các penicillin thường có tận cùng là gì? Ví dụ?



Các penicillin thường có tận cùng là cillin.
Ví dụ: oxacillin natri, meticillin natri, ampicillin, amoxicillin, …

Câu 3. Các penicillin có cấu trúc chung là 6 – APA, vậy 6 – APA là gì?


Acid 6 – amino penicillanic

Câu 4. Cấu trúc penam là sự ngưng kết giữa β-lactam và dị vòng nào?


Dị vịng 5 cạnh thiazolidin

Câu 5. Phương pháp hóa học định lượng các penicillin là gì?
− Định lượng bẳng:
 Phương pháp oxy hóa khử (phương pháp iod).
 Phương pháp chuẩn độ điện thế (dung dịch chuẩn độ: Hg (II) nitrat).

Câu 6. Kể tên các Cephalosporin thuộc thế hệ thứ 3?
− Cefsulodin được sử dụng dưới dạng muối natri
− Cefoperazon


− Cefotiam (tác dụng phụ trên sự đơng máu và có tác động antabuse), dạng ester cefotiam

hexetyl uống được; ceftibuten sử dụng được bằng đường uống.
− Cefotaxim, cefmenoxim, ceftriaxon, ceftizoxim, ceftazidim, cefixim (uống được),

cefpodoxim proxetil (uống được), cefetamet pivoxyl (uống được), cefdinir (uống được).
− Cefotetan dạng muối natri.
− Moxolactam: kháng khuẩn và ức chế không thuận nghịch beta lactamase.

Câu 7. So với các penicillin, nhìn chung cephalosporin có ưu và khuyết điểm gì?
Ưu điểm:
− Phổ kháng khuẩn rộng hơn.
− Bền hơn đối với sự thủy giải của acid và
penicillinase.
− Ít gây dị ứng.

Khuyết điểm:
− Nhiều tác dụng phụ hơn.


Câu 8. Đặc điểm của Sulbactam: cấu trúc, tác dùng?
− Là dẫn chất penam, được bán tổng hợp từ 6-APA, tương tự PNC nhưng khơng có

nhóm thế ở C6, S4 được oxy hóa thành SO2.

− Cách dùng: lọ bột pha tiêm.
− Thuốc có tác dụng ức chế β-lactamase.

Câu 9. Độc tính chủ yếu của kháng sinh nhóm β-lactam?
− Các kháng sinh penicillin rất ít độc, tai biến chủ yếu do dị ứng, dị ứng nhẹ gây ngứa,


nổi mề đay; dị ứng nặng gây shock phản vệ, có thể xảy ra cho người dùng thuốc lần
đầu, ít xảy ra ở trẻ em.

Câu 10. Đặc điểm của cephalosporin thế hệ thứ 3? So với thế hệ 1, 2 có gì khác?
cephalosporin thế hệ thứ 1

cephalosporin thế hệ thứ 2

cephalosporin thế hệ thứ 3

− Dự phòng phẫu thuật

− Dự phòng phẫu thuật

− Dự phịng phẫu thuật

trường hợp nhiễm trùng
ngồi bệnh viện.
− Phổ kháng khuẩn:
 Gram (+) mạnh
 Gram (-) yếu

trường hợp nhiễm trùng
ngoài bệnh viện.
− Phổ kháng khuẩn:
 Gram (+) yếu hơn 1
 Gram (-) mạnh hơn 1

trường hợp nhiễm trùng tại

bệnh viện.
− Phổ kháng khuẩn:
 Chủ yếu trên VK Gram
(-) Enterobacteriaaceae
đa đề kháng.

Câu 11. Kể tên kháng sinh β-lactamase có tác động antabuse tránh sử dụng chung
với rượu
− Cefamadol, cefoperazon, cefotetan, moxalactam, …

Câu 12. Phản ứng định tính chung cho vịng β – lactam là phản ứng nào?
− Phản ứng của penicillin với hydroxylamin (NH2OH) tạo thành dẫn chất của acid

hydroxamic, chất này tạo phức với Fe2+ (màu đỏ) hoặc Cu2+ (xanh ngọc). (thể hiện tính
khơng bền vững của β – lactam).

Câu 13. Khung cấu trúc cephem là phối hợp của vòng azetidine-2-on với dị vòng
nào?
− Phối hợp với dị vòng dihydrothiazin.

Câu 14. Độc tính của Cephalosporin
− Độc tính với thận
− Rối loạn về máu dẫn đến xuất huyết.
− Có tác động antabuse: Khi dùng với rượu sẽ gây tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt.

Câu 15. Cephalosporin C: tác dụng, công dụng, cấu trúc?


− Cấu trúc: gồm 2 thành phần là nhánh bên 7 – aminoadipic và acid 7 – aminoce –


phalosporinic (7ACA)

− Công dụng: Bán tổng hợp Cephalosporin.

Câu 16. Kể tên 10 Kháng sinh thuộc nhóm aminosid, kháng sinh nào có nguồn
gốc tự nhiên, kháng sinh nào có nguồn gốc bán tổng hợp?
Kháng sinh có nguồn gốc
tự nhiên

Kháng sinh có nguồn gốc
bán tổng hợp

1. Streptomycin
2. Neomycin
3. Gentamicin
4. Fortamicin
5. Kanamycin
6. Paramomycin
1. Amikacin
2. Dibekacin
3. Netilmicin
4. Arbekacin

Câu 17. Vì sao kháng sinh nhóm aminosid khơng hấp thu ở đường uống?
− Vì trong cấu trúc aminosid có nhóm NH2 và nhóm OH nên phân tử rất phân cực

khơng thấm qua màng tế bào do đó khó hấp thu bằng đường uống.

Câu 18. Genin trong streptomycin là gì?
− Genin trong streptomycin là streptidin.


Câu 19. Mơ tả đặc điểm cấu trúc chung của aminosid?
− Aminosid (aminoglycosid) là những heterosid thiên nhiên có cấu tạo bởi sự liên kết

giữa một genin có cấu trúc aminocyclitol với nhiều đường (oses) mà ít nhất một oses
là ose amin.

Câu 20. Cho biết liên quan cấu trúc và tác dụng của họ kháng sinh aminosid




− Chức amin cần thiết cho sự tương tác với thụ thể ở tiểu đơn vị 30S ribosom của vi

khuẩn.
− Các nhóm OH có vai trị trong phổ kháng khuẩn do điều chỉnh sự hấp thu kháng sinh.

Câu 21. Định lượng các aminosid bằng phương pháp nào?
− Phương pháp sinh học

Câu 22. Cấu trúc chloramphenicol, mô tả cụ thể cấu trúc gồm những phần nào?
− Cấu trúc chloramphenicol gồm ba thành phần chính: nhân benzen nitro hóa ở vị trí

para, chuỗi amino – 2 – propandiol – 1,3 và nhóm dicloroacetyl. Trong cấu trúc có 2
C* nên có 4 đồng phân quang học, nhưng chỉ có đồng phân D(-) threo là có hoạt tính
sinh học. Sự tồn vẹn về cấu trúc phải được đảm bảo thì chloramphenicol mới có hoạt
tính.

Câu 23. Các kháng sinh được sản xuất từ Micromonospora thường có tận cùng là
gì trong tên gọi?

− Thường có tận cùng là micin.

Câu 24. Kanamycin được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy của micromonospora
hay streptomyces?
− Streptomyces.

Câu 25. Amkacin được bán tổng hợp từ kháng sinh nào?
− Được bán tổng hợp từ Kanamycin

Câu 26. Cơ chế tác động của nhóm aminosid?
− Ức chế sinh tổng hợp protein của vi khuẩn (cơ chế diệt khuẩn). Aminosid gắn vào tiểu

đơn vị 30S gây việc đọc nhầm tín hiệu dẫn đến sản xuất protein lạ khiến vi khuẩn
không thể sử dụng được. Quá trình vận chuyển thuốc qua màng đến mục tiêu tác động
phụ thuộc vào oxy nên aminosid không tác động trên vi khuẩn yếm khí.

Câu 27. Phổ kháng khuẩn của aminosid?
− Phổ kháng khuẩn của kháng sinh aminosid là phổ rộng, tập trung chủ yếu là Gram âm,

ái khí nhất là Enterobacterie và trực khuẩn Gram dương (Corynebacterium, Listeria).
− Tác động trên Staphylococcus aureus kể cả chủng tiết ra penicillinase, trên Neisseria
miningitidis và Gonorrhoea.
− Tác động trung bình trên liên cầu nhóm D.
− Khơng tác động trên H. influenzae, cịn những chủng yếm khí thì khơng nhạy cảm với
aminosid.

Câu 28. Enzym do vi khuẩn tiết ra có thể làm bất hoạt các kháng sinh aminosid


− Vi khuẩn tiết ra các enzym làm giới hạn sự cố định của kháng sinh trên các thụ thể của


ribosome: acetyl transferase (acetyl hóa chức amin), adenylyl transferase và
phosphotrasferase (acyl hóa nhóm OH).

Câu 29. Phản ứng chuyển thành maltol tạo phức màu tím với FeCl3 dùng để nhận
biết phần cấu trúc nào trong kháng sinh Streptomycin?
− Nhận biết phần đường 5 cạnh mà cụ thể ở đây là nhóm streptose.

Câu 30. Phần streptidin trong Streptomycin nhận biết được bằng phản ứng nào?
− Nhận biết bằng phản ứng Sakaguchi: tạo màu đỏ với NaCl và α naphtol.

Câu 31. Chỉ định điều trị của spectinomycin
− Liều dùng người lớn có chức năng thận bình thường: tiêm bắp 0,5 – 1,5g/24h.

Câu 32. Độc tính chủ yếu của aminosid
− Độc tính trên tai có thể dẫn đến điếc (độc tính khơng hồi phục).
− Độc tính trên thận gây suy thận (độc tính có hồi phục).

Câu 33. Những aminosid nào chỉ được dùng ngoài hoặc uống?
− Neomycin
− Paramomycin

− Lividomycin
− Ribostamycin

Câu 34. Khung cấu trúc chung của quinolon có tên là gì?

Câu 35. Kể tên các quinolon thế hệ sau
− Perfloxacin
− Norfloxacin

− Amifloxacin
− Ofloxacin

− Ciprofloxacin
− Lomefloxacin
− Enoxacin

Câu 36. Phổ kháng khuẩn của quinolon?
− Phổ kháng khuẩn của qinolon thế hệ 1: Phổ kháng khuẩn hẹp, chỉ có tác dụng trên một

số vi khuẩn
− đường ruột và đường tiết niệu E. coli, Proteus, Salmonella,
− Enterobacter, Gonorrhea.Phổ kháng khuẩn của quinolon thế hệ 2: Fluoroquinolon có
phổ kháng khuẩn rộng, đặc biệt có hiệu quả cao chống vi khuẩn Gram (-) hiếu khí.


Câu 37. Các flouroqinolon thường có tận cùng là gì?
− Các flouroqinolon thường có tận cùng là floxacin.

Câu 38. Quinolon chuyển tiếp giữa thế hệ 1 và thế hệ 2 là gì?
Flumequin

Câu 39. Cơ chế tác động của nhóm quinolon
− AND gồm hai chuỗi. Những chuỗi này phải tách ra trước khi sao chép. Trong quá trình

tách, sự
− duỗi AND xảy ra. AND gyrase chịu trách nhiệm điều khiển quá trình này. Tế bào

người ko có AND gyrase nhưng chứa topoisomerase enzym có chức năng tương tự.
Fluoroquinolon chỉ ức chế AND gyrase ở liều điều trị; nồng độ cao hơn gấp 100 –

1000 lần sẽ ức chế topoisomerase.

Câu 40. Thuốc thử Natri nitroprussid tác dụng lên vị trí nào của quinolon?
− Nhóm C=O cho phản ứng với natri nitroprussiat cho màu.

Câu 41. Ofloxacin có thể được định lượng bằng phương pháp nào?
− Phương pháp môi trường khan: HClO4 0,1Ntrong acid acetic băng.

Câu 42. Chỉ định của kháng sinh quinolon thế hệ 1
− Chỉ định: trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu bởi vi khuẩn Gram (-).

Câu 43. Tác dụng phụ của nhóm quinolon
− Những biến chứng về sụn đã thấy ở động vật chưa trưởng thành khi dung liều lớn hơn

liều cho người, do đó khuyến cáo khơng dùng thuốc cho trẻ em < 16 tuổi.
− Có những biến chứng trên gân ngay cả khi dùng liều ngắn.

Câu 44. Độc tính chủ yếu của Cloramphenicol
− Độc tính máu: Suy tủy bất sản, thiếu máu bất sản.
− Hội chứng xám: đối với trẻ sơ sinh gây nôn mửa, thân nhiệt hạ, da xám, choáng và

trụy tim mạch.
− Tai biến loại Herxheimer: khi trị bệnh thương hàn, hoặc bệnh brucella hay bệnh ho gà,
dùng chloramphenicol với liều tấn công mạnh, vi khuẩn chết hàng loạt phóng thích nội
độc tố gây viêm
− phúc mạc, xuất huyết ruột, hạ thân nhiệt bất thình lình, suy tim mạch trầm trọng.

Câu 45. Cơ chế tác động của nhóm phenicol
− Chloramphenicol ức chế sự sinh tổng hợp protein ở vi khuẩn do gắn vào thụ thể


chuyên biệt trên tiểu đơn vị 50S của ribosome khiến ARN vận chuyển không giải mã
được.


Câu 46. Cấu trúc chung của nhóm macrolid





Là những heterosid thân dầu:
Aglycon là một vịng lacton lớn được hydroxy hóa.
Phần ose gồm các đường amino.
Số nguyên tử trong vòng lacton 14-16.

Câu 47. Điểm khác nhau trong cấu trúc của Erythromycin, Spiramycin,
Azithromycin, Flurithromycin.
Erythromycin

Vịng Lacton có 14
ngun tử.

Spiramycin

Vịng Lacton có 16
ngun tử.
Vị trí C10 gắn thêm
đường amino.

Azithromycin


Flurithromycin

Vịng Lacton 15
Vịng Lacton có 14
ngun tử có N.
ngun tử.
Khơng cịn nhóm ceton
C9 có gắn thêm F.
C10.

Câu 48. Phản ứng Fujiwara đặc trưng cho nhóm nào trong phân tử
chloramphenicol
− Đặc trưng cho nhóm gem – diclo (dicloacetyl).

Câu 49. Các phương pháp định lượng chloramphenicol?
− Phương pháp vơ cơ hóa, xác định hàm lượng Cl-, từ đó suyra hàm lượng

chloramphenicol.
− Phương pháp quang phổ tử ngoại ở 278 nm.
− Phương pháp sắc ký lớp mỏng.
− Phương pháp vi sinh.

Câu 50. Cách sử dụng kháng sinh hợp lý









Chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.
Chọn đúng kháng sinh.
Chọn dạng dùng thích hợp.
Sử dụng kháng sinh đúng liều.
Sử dụng kháng sinh đúng thời gian quy định.
Sử dụng kháng sinh dự phòng hợp lý.
Phối hợp kháng sinh khi cần thiết.

Câu 51. Thế kỷ VII - XII, hóa chất nào được sử dụng làm thuốc
− Các muối vô cơ của thủy ngân: HgS (đan sa).


Câu 52. Phân biệt tên IUPAC, tên thông dụng và tên biệt dược của Paracetamol,
cho ví dụ
− Tên khoa học (IUPAC) : N – (4 – hydroxyphenyl)acetamide.
− Tên thông dụng
: Acetaminophen, Paracetamol.
− Tên biệt dược
: Tylenol, Panadol.

Câu 53. Nguồn nguyên liệu động vật để tổng hợp heparin?
− Heparin là một glucosaminoglycan sulfat hóa, dưới dạng anion, có trong các dưỡng

bào, có trọng lượng phân tử khoảng 12 000, được điều chế từ niêm mạc ruột lợn hoặc
mơ phơi bị.

Câu 54. Morphin là hoạt chất được lấy cây nào?
− Được chiết xuất từ các hạt trong vỏ mầm cây anh túc ( cây thuốc phiện)

− Tên khoa học: Papaver somniferum L.

Câu 55. Các dung môi hữu cơ như methanol, aceton … chủ yếu thu được từ kĩ
nghệ nào?
− Chưng cất gỗ

Câu 56. Kháng sinh thuộc họ tetracycline có thể dùng uống trong bữa ăn, và trong
cơng thức có nhiều hơn một nhóm thế N,N-dimethylamin so với các tetracycline
khác?
− Kháng sinh MINOCYCLIN

Câu 57. Kháng sinh đầu tiên trong họ cyclin dùng trong lâm sàng có gắn nhóm
glycylcyclin
Glycylcycline = tigecyclin

Câu 58. Giả thích tại sao các cyclin gây đổi màu men răng ở trẻ em?
− Vì cyclin tích lũy ở ngà răng, men răng nên đối với trẻ em đang trong quá trình Calci

hóa thì cyclin sẽ tạo phức chelat với Ca2+ thành cyclin-calcium-orthophosphat dẫn đến
hư hại men răng, vàng răng vĩnh viễn.

Câu 59. Mục đích của việc gắn nhóm glycyl vào trong phần tử của kháng sinh họ
cyclin
− Mục đích:
 Mở rộng phổ của cyclin.
 Tăng nhạy cảm với các vi khuẩn kháng tetracyclin.

Câu 60. Cơ chế tác dụng của Rifapicin



− Cơ chế tác động: Rifampincin ức chế ADRP (DNA dependent RNA polymerase) dẫn

tới ức chế tổng hợp RNA vi khuẩn

Câu 61. Các nguyên liệu dùng để tổng hợp INH
− γ – picolin.
− acid citric.
− Pyridin.

Câu 62. Phương pháp định lượng INH, Ethambutol?
− Thủy phân INH bằng acid hay kiềm giải phóng hydrazin. Định lượng Hydrazin bằng

phương pháp iod.
− Ethambutol định lượng trong môi trường khan, chuẩn độ bằng HClO4 0.1N trong môi

trường acid acetic băng và thủy ngân acetat chỉ thị tím tinh thể.

Câu 63. Các thuốc thử có thể dùng định tính Isoniazid
− Các thuốc thử:

− Fehling
− PDAB
− Vanilin

− Na2CO3 khan
− Br2
− Dragendorff

Câu 64. Cơ chế tác động đề xuất của Pyrazinamid
− Pyrazinamide khuếch tán vào u hạt của VK lao, nơi mà pyrazinamidase của VK lao sẽ


chuyển đổi pyrazinamid thành dạng pyrazinoic acid hoạt tính  làm giảm pH môi
trường làm VK lao không phát triển (do VK lao không phát triển trong môi trường
acid).
− Axit Pyrazinoic được cho là ức chế enzym tổng hợp axit béo (FAS), sự tích tụ axit
pyrazinoic làm phá vỡ màng tế bào và cản trở việc sản xuất năng lượng

Câu 65. Trong môi trường kiềm tetracyclin bị phân hủy thành chất nào?
Isotetracycline

Câu 66. Trong mơi trường acid lỗng tetracyclin bị chuyển thành chất nào?
4 - epitetracyclin


II.

CÂU HỎI MỞ RỘNG (4đ)

Tại sao nhóm kháng sinh kháng khuẩn Sulfamid hiện nay không thực sự phát triển
tiềm năng? Giải thích và phân tích các thuận lợi và khó khắn khi phát triển nghiên cứu
nhóm sulfamid?
Trả lời
− Thuận lợi:
• Thuốc nhóm sulfamid có nhiều loại nên có thể linh hoạt trong việc sử dụng loại thuốc
phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.
• Rất nhiều bệnh cần đến sự có mặt của các các sulfamid như: nhiễm khuẩn đường hô
hấp (viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng), nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục, đường
ruột (lỵ trực khuẩn, viêm ruột), viêm màng não, đau mắt hột, bệnh ngồi da...
• Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và khuếch tán tốt tới các tổ chức trong cơ thể (kể cả
hàng rào máu não).

• Là kháng sinh phổ rộng, tác dụng trên hầu hết cầu khuẩn và trực khuẩn Gram (+) và
Gram (-).
− Khó khăn:
• Có nhiều độc tính, tác dụng phụ:
 Thuốc thải trừ chủ yếu qua thận, tạo tinh thể ở dạng acetyl hóa khơng tan nên

có thể gây đái máu hoặc vơ niệu.
Thuốc có thể gây viêm thận kẽ, thiếu máu tan máu do thiếu G6PD, giảm tiểu
cầu, bạch cầu hạt, gây suy tủy.
 Gây hội chứng Steven-Johnson, hội chứng Lyell (Hội chứng Lyell là tập hợp
những triệu chứng về da và nội tạng rất nặng, tỉ lệ tử vong 25-100%), gây
vàng da.
Tình trạng vi khuẩn kháng thuốc và kháng chéo giữa các sulfamid cao nên phải hạn
chế sử dụng. Vi khuẩn đề kháng bằng các cơ chế như tăng tổng hợp PABA hay tăng
tính thấm đồi với sulfamid.
Sulfamid chỉ có tác dụng kiềm khuẩn chứ khơng có tác dụng kiềm khuẩn nên ngay từ
lần đầu tiên phải sử dụng liều cao để tránh tình trạng kháng thuốc xảy ra nhưng đồng
thời cũng tăng khả năng xuất hiện những tác dụng phụ.
Đã tìm được kháng sinh thay thế.
Sulfamid gắn vào các protein huyết tương tạo phức hợp bền dẫn đến các thuốc khác
tồn tại ở trạng thái tự do (vì khơng thể gắn vào protein huyết tương)  tăng độc tính.
Lượng dư Sulfamid trong nước mơi trường, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi là mối
quan tâm lớn đối với cả hệ sinh thái thủy sinh và sức khỏe cộng đồng, vì chúng có
thể dẫn đến nguy cơ kháng thuốc.
Do đó: nhóm kháng sinh kháng khuẩn Sulfamid hiện nay khơng thực sự phát triển
tiềm năng.














− Thuận lợi khi phát triển nghiên cứu nhóm thuốc sulfamid:
• Giá thành rẻ
• Cấu trúc hóa học của các sulfamid tương đối đơn giản và giống nhau (gồm 1 vịng



thơm, nhóm SO2NH2, nhóm NH2 gắn với nhau ở vị trí para) nên dễ tổng hợp từ các
chất có cấu trúc vòng thơm như anilin, chlorobenzen, … chỉ cần thay đổi nhóm thế.
Các cấu trúc thành phần có nhiều phản ứng như vịng thơm cho phản ứng diazo hóa,
NH2 cho phản ứng với acid, SO2 cho phản ứng với kim loại,… dễ dàng định tính
và định lượng

− Khó khăn khi phát triển nghiên cứu nhóm thuốc sulfamid:
• Các ngun liệu tổng hợp lên sulfamid khơng có sẵn trong tự nhiên nên cần phải


điều chế trước khi tổng hợp sulfamid.
Trong anilin nhóm NH2 là phần quyết định hoạt tính của sulfamid nhưng lại rất dễ
bị thủy phân nên cần có bước bảo vệ nhóm NH2 đồng thời sau khi tổng hợp xong thì
phải thủy phân giải phóng chất bảo vệ để cho ra thành phẩm.




×