Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tài liệu MỘT SỐ MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.46 KB, 15 trang )

MỘT SỐ MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA
TS.ĐINH SƠN HÙNG
I. MỘT SỐ MÔ HÌNH KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Sản xuất hàng hóa và sau đó tiền tệ ra đời, đánh dấu sự phát triển về chất của kinh tế
nhân loại. Đồng thời, dưới tác động của tiến bộ khoa học, kỹ thuật, của lực lượng sản
xuất; sản xuất, lưu thông trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển và kéo theo sau đó là sự
xuất hiện ngày càng đa dạng các loại thị trường; cơ chế thị trường hoạt động ngày càng
linh hoạt, rộng khắp. Khi nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường thì gọi là nền kinh
tế thị trường hoặc mô hình kinh tế thị trường, hay kinh tế thị trường. Đến thời điểm ngày
nay, dù kinh tế thị trường có những khuyết tật bản chất của nó, nhưng đây vẫn là mô hình
kinh tế ưu việt nhất.
Lịch sử phát triển kinh tế thị trường nhân loại, tới hôm nay, ở góc độ tổng quát có thể
phân thành hai mô hình: mô hình kinh tế thị trường ”cổ điển“ và mô hình kinh tế thị
trường “hiện đại”.
Đặc trưng cơ bản của mô hình kinh tế thị trường “cổ điển“ là duy trì, và khuyến khích
rộng rãi tự do cạnh, tự do trao đổi, tự do tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trên
cơ sở tín hiệu và sự điều tiết của thị trường. Do vậy, hoạt động của mọi chủ thể kinh tế,
sự vận động của giá cả đều chịu tác động trực tiếp của hệ thống quy luật kinh tế thị
trường, mà A.Smit gọi là “Bàn tay vô hình“. Trong giai đoạn vận động, phát triển của
kinh tế thị trường “cổ điển“, Nhà nước chỉ đóng vai trò “giữ nhà“, nghĩa là Nhà nước can
thiệp rất hạn chế và mang tính gián tiếp vào các hoạt động kinh tế. Tiêu biểu của mô hình
này là nền kinh tế Tây Âu từ thế kỷ XVI đến gần cuối thế kỷ XIX.
Ưu điểm nổi bật của mô hình kinh tế thị trường “cổ điển“ là nền kinh tế phát triển năng
động, linh hoạt. Nhưng sự tồn tại và vận động của nền kinh tế theo mô hình này đến một
giai đoạn nhất định, khi trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất cao, thì những khuyết
tật của thị trường bộc lộ một cách mạnh mẽ, mâu thuẫn nội tại trong phát triển ngày càng
gay gắt, khủng hoảng kinh tế bột phát với sức tàn phá nặng nề. Mà cuộc khủng hoảng
1929-1933 là một minh chứng.
Khuyết tật và mâu thuẫn trong phát triển kinh tế thị trường “cổ điển“ đã đặt ra yêu cầu
khách quan về sự can thiệp, điều tiết sâu, rộng hơn của Nhà nước vào nền kinh tế. Và mô


hình kinh tế mới xuất hiện – mô hình kinh tế thị trường hiện đại, hay còn gọi là nền kinh
tế “hỗn hợp“. Đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường hiện đại là có “hai người“ tham gia
điều tiết nền kinh tế, đó là thị trường điều tiết ở tầm vi mô, Nhà nước điều tiết ở tầm vĩ
mô; có “hai người” thực hiện các hoạt động đầu tư là Nhà nước và tư nhân. Khó khăn lớn
nhất trong kinh tế thị trường hiện đại là xác định giới hạn sự can thiệp, điều tiết giữa thị
trường và Nhà nước với tính khoa học, khả thi trong những công cụ mà Nhà nước sử
dụng để điều tiết kinh tế. Vì giới hạn sự can thiệp và điều tiết của Nhà nước cũng như của
thị trường ở những giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế không phải là bất biến.
Trong khi đó, nếu Nhà nước can thiệp quá sâu, chính sách của Nhà nước không khoa học
và thiếu khả thi thì sẽ làm triệt tiêu những ưu thế, những động lực của thị trường. Ngược
lại, nếu Nhà nước can thiệp không đủ liều lượng thì sẽ tạo điều kiện cho những khuyết tật
của thị trường phát sinh tác động tiêu cực mạnh mẽ. Tương tự, trong lĩnh vực đầu tư, nếu
kinh tế Nhà nước và phạm vi độc quyền của kinh tế Nhà nước quá rộng, sẽ hạn chế tính
năng động, sáng tạo và khả năng thu hút nguồn lực của kinh tế tư nhân. Ngược lại, nếu
tiềm lực kinh tế của Nhà nước quá yếu, cũng sẽ hạn chế hiệu quả can thiệp, điều tiết của
Nhà nước khi cần thiết và sự thiếu hụt hàng hóa công cộng sẽ trầm trọng.
Quá trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường trong lịch sử kinh tế thị trường nhân
loại rất đa dạng, phong phú. Dưới đây xin điểm qua một số mô hình với những nét cơ bản
nhất của nó.
1. Mô hình kinh tế thị trường Bắc Âu:
Mô hình kinh tế thị trường Bắc Âu có thể phân thành hai “nhánh”. Một nhánh là kinh tế
thị trường “Xã hội phúc lợi“ ở Thụy Điển từ những năm 30 của thế kỷ XX. Mô hình này
được xây dựng dựa trên lý thuyết “Ngôi nhà chung cho mọi người“ của phái Xã hội-Dân
chủ, mà đại diện là cựu Thủ tướng Thụy Điển P.A.Hanson; xuất phát từ mục tiêu của
“Chủ nghĩa xã hội chức năng“, với khẩu hiệu: ”bình đẳng, đảm bảo xã hội, hợp tác và sẵn
sàng giúp đỡ“. Trong mô hình này, sự phát triển được thực hiện kết hợp hài hòa giữa mở
rộng phúc lợi xã hội với kinh tế thị trường tư nhân. Thực hiện mô hình này, Thụy Điển đã
đạt được những thành công nhất định, đưa Thụy Điển từ một trong những nước nghèo
nhất Châu Aâu trở thành một trong những quốc gia giàu nhất Châu lục này. Trong nền
kinh tế, kinh doanh lớn tuy nằm trong tay một nhóm nhỏ, nhưng sự phân hóa giàu –

nghèo đần dần được thu hẹp.
Tuy vậy, việc giữ mức phúc lợi xã hội cao cho mọi công dân dần dần trở thành gánh nặng
cho nền kinh tế; phúc lợi xã hội “nuốt“ mất 1/3 GNP; sự thiếu hụt ngân sách và cán cân
thanh toán luôn trầm trọng; năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
công nghiệp giảm; lạm phát cao. Do đó, từ giữa những năm 70 đến những năm 90 (thế kỷ
XX) nền kinh tế ngày càng trở nên trì trệ. Do vậy, sau gần 50 năm thực hiện mô hình
kinh tế thị trường “Xã hội phùc lợi“ với mức tiền lương cao và chế độ tiền lương mang
tính bình quân, đến những năm 90, Thụy Điển đã phải đặt mục tiêu giảm lạm phát lên
trên mục tiêu đảm bảo toàn dụng công nhân; giảm thuế thu nhập từ 72% xuống còn 50%;
tăng thuế gián thu; cắt giảm bớt các khoản trợ cấp phúc lợi; tư nhân hóa trong các lĩnh
vực dịch vụ. Nghĩa là một số đặc trưng của mô hình đã bị loại bỏ.
Một “nhánh“ khác của kinh tế thị trường Bắc Âu là nền “Kinh tế thương lượng“.
Lý thuyết về nền “Kinh tế thương lượng“ ra đời vào những năm 80 của thế kỷ XX. Khái
niệm nền “Kinh tế thương lượng“ biểu thị một cơ chế kinh tế – xã hội mà ở đó phần lớn
sự phân bổ các nguồn lực là dựa vào các cuộc thương lượng. Thương lượng, do vậy, là
công cụ để tìm kiếm các giải pháp trong phân bổ nguồn lực và trong phát triển; thương
lượng giúp tìm được tiếng nói chung và đồng thời là kỹ thuật thông qua các quyết định;
xây dựng các mối quan hệ và được thỏa hiệp trong phát triển.
Khác với các giải pháp cực quyền, các quyết định kinh tế dựa trên thương lượng không
thể là căn cứ và đối tượng để áp dụng các hình phạt mà được dựa vào trách nhiệm ràng
buộc về chính trị, đạo đức nhiều hơn là các quy chế pháp luật. Cũng khác với quan hệ thị
trường do các đại diện tư nhân thực hiện một cách độc lập trên cơ sở ưu thế và nguồn lực
riêng của mình; các giải pháp kinh tế dựa trên thương lượng được đưa ra trong quá trình
hình thành các ưu tiên một cách tự do.
Trong nền “Kinh tế thương lượng“, liên tục có các cuộc đấu tranh, các cuộc xung đột ở
nhiều góc độ khác nhau và chúng được giải quyết khi các bên liên quan tìm được tiếng
nói chung. Do đó, thương lượng là đấu tranh; thỏa hiệp và đấu tranh luôn đi liền với
nhau. Tất nhiên, trong nền “Kinh tế thương lượng“, thương lượng không phải là công cụ
duy nhất, mà chỉ là một trong các công cụ để thông qua quyết định; các công cụ truyền
thống đã và vẫn là những nguyên tắc của cơ chế thị trường. Nghĩa là nền kinh tế vận hành

với sự kết hợp giữa thương lượng và các công cụ của cơ chế thị truờng; các công cụ này
bổ xung cho nhau, có thể cạnh tranh, cản trở và thậm chí lấn át lẫn nhau.
Hiện tại, có hai quan điểm khác nhau đối với nền “Kinh tế thương lượng“. Những người
ủng hộ thì cho rằng, thương lượng là kiểu mẫu lành mạnh; có hiệu quả; bảo đảm sự chính
thống của các giải pháp và tính trung thực của các bên trong quá trình thực hiện. Ngược
lại phái “Tự do mới“ cho rằng, cần phải thay thế thương lượng bằng các nguyên tắc của
thị trường, vì kinh tế thương lượng không uyển chuyển và không hiệu quả. Những nhà
“Dân chủ“ thì phê bình rằng, kết quả thương lượng là không hợp pháp, không chính
thống, cần thay thế các cuộc thương lượng bằng Nghị trường, là hình thức đại diện hợp
pháp duy nhất của chính quyền.
Tuy vậy, dù ủng hộ hay phản đối nền “Kinh tế thương lượng“, thì một mặt cũng phải
thừa nhận rằng, quá trình hình thành nền “Kinh tế thương lượng” ít nhất, cũng là một
trong những nhân tố giúp kinh tế các nước Bắc Âu thích ứng một cách dễ dàng và tương
đối thành công với những thay đổi trên thị trương thế giới; nhưng mặt khác hiện nay, vẫn
chưa có một lý thuyết thỏa đáng, đầy đủ về nền “ Kinh tế thương lượng”.
2. Mô hình kinh tế thị trường Nhật Bản:
Kinh tế thị trường Nhật Bản đã tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau và trở thành một
trong những nền kinh tế thị trường hiện đại mà nhiều người coi là mẫu mực cho các nước
phát triển sau noi theo.
Đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ nhất của kinh tế Nhật Bản là thời Phục Minh Trị. Đây là
thời kỳ đã thực hiện những cải cách phi thường về chính trị, kinh tế và xã hội. Trước hết,
hệ thống chính trị phi tập trung hóa được bãi bỏ để tạo ra sự thống nhất về chính trị của
đất nước. Một Nhà nước tập trung được thành lập.
Về kinh tế và xã hội, sự phân chia xã hội thành các đẳng cấp cha truyền con nối bị thủ
tiêu, thay vào đó là một xã hội hướng vào thành tựu; những người có tài và có năng lực
đều có cơ hội tiến thân trong xã hội, bất chấp nguồn gốc xuất thân của họ. Song song với
việc thủ tiêu hệ thống đẳng cấp, các quy tắc và luật lệ phong kiến hạn chế quyền tự do
kinh tế cũng được bãi bỏ; các biện pháp tích cực thúc đẩy cơ sở hạ tầng được thực hiện,
đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải; đẩy mạnh việc cải cách hệ thông tài chính – tiền
tệ, trong đó đặc biệt là cải cách hệ thông thuế; thuế hiện vật được thay bằng thuế tiền, chế

độ tiền tệ Tokagaoa được thay thế bằng một đồng tiền hợp lý và chuẩn hóa cho cả nước,
việc phát hành tiền thuộc độc quyền của Chính phủ Trung ương; Nhà nước tập trung
mạnh cho đầu tư giáo dục; Chính phủ đồng thời khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển
các ngành công nghiệp hiện đại gắn liền với thực hiện tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà
nước; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để tiếp thu tư tưởng và kỹ thuật mới nhằm hiện
đại hóa đất nước.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản phục hồi và đạt được sự tăng trưởng
“thần kỳ“. Giai đoạn này gọi là nền kinh tế thị trường có hướng dẫn. Đặc trưng cơ bản
của nền kinh tế Nhật Bản thời kỳ này là: Thứ nhất, Chính phủ vừa thực hiện chính sách
tạo điều kiện cho tư nhân tư do kinh doanh thuận lợi; vừa loại bỏ những yếu tố không
hoàn thiện của thị trường. Thứ hai, Chính phủ đảm trách chi phí đầu tư cho những ngành
công nghiệp hkông có lãi nhưng rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế như: xây dựng cơ
sở hạ tầng, văn hóa, giáo dục… Thứ ba, sự hợp tác giữa Chính phủ và tư nhân trong phát
triển kinh tế được thực hiện một cách thường xuyên và chặt chẽ. Thứ tư, Chính phủ coi
trọng công cụ kế hoạch hóa gián tiếp trong điều tiết, quản lý nền kinh tế quốc dân.
Tóm lại, sự phát triển kinh tế thị trường Nhật Bản nổi lên mấy vấn đề cơ bản sau đây:
- Thực hiện dân chủ hóa kinh tế gắn liền với dân chủ hóa chính trị và xã hội.
- Kinh tế thị trường không có nghĩa là nền kinh tế vô Chính phủ. Vì vậy cần có sự can
thiệp, điều tiết của Nhà nước. Thời kỳ đầu tiên phát triển kinh tế thị trường, Chính phủ
Nhật Bản can thiệp trực tiếp rộng rãi và khá sâu vào nền kinh tế, nhưng sự can thiệp đó
của Nhà nước càng về sau càng giảm dần.
- Ngoài việc giải thoát về tư tưởng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh, phải không
ngừng chú trọng phát triển giáo dục – đào tạo.
- Tăng cường và chủ động mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Tuy vậy, thời gian gần đây người ta bắt đầu đặt vấn đề về sự can dự quá nhiều của Chính
phủ vào những lĩnh vực cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng vì tính hiệu quả giảm sút của
sự can dự này.
3. Kinh tế thị trường ở các quốc gia và vùng lãnh thổ NICS Châu Á:
Tuy có những nét riêng biệt, nhưng sự phát triển kinh tế thị trường các nước và vùng lãnh
thổ NICS Châu Á có những đặc điểm chung cơ bản giống nhau, đó là:

Thứ nhất, vai trò của doanh nhân dưới sự điều tiết của “bàn tay thị trường“ được đề cao
trong phát triển kinh tế. Vì vậy Nhà nước tập trung vào việc thực thi hệ thống chính sách
nhất quán để tạo môi trường cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển, coi khu vực kinh tế
tư nhân là hạt nhân của kinh tế thị trường, là giường cột và động lực của nền kinh tế.
Thứ hai, xác định và thực thi vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường. Chính
phủ các quốc gia và vùng lãnh thổ NICS Châu Á hạn chế sự tham gia vào hoạt động kinh
doanh. Vì vậy tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước luôn rất nhỏ và sự tồn tại của khu
vực kinh tế Nhà nước không bao giờ dẫn đến lấn át, chèn ép kinh tế tư nhân, mà là để
giúp đỡ kinh tế tư nhân. Do đó Nhà nước chỉ đầu tư vào những ngành nhiều rủi ro hoặc
tư nhân chưa đủ tiềm lực về tài chính hoặc kỹ thuật. Vì vậy, Nhà nước với tư cách đại

×