Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu 12 tháng nữa sẽ thu phí đọc báo online docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.24 KB, 4 trang )

12 tháng nữa sẽ thu phí đọc báo online

Nguồn: abviet.com
Tại cuộc họp Media Standards Trust tại Học viện Anh, Tổng biên tập Financial
Time phát biểu: “Khó khăn sắp tới của các tổ chức tin tức sắp tới phải đối mặt là
phải lấy phí của độc giả cho những những bài báo của mình”.


Báo mạng miễn phí chỉ là do nền kinh tế chưa hoàn thiện

Lionel Barber, Tổng biên tập của Financial Times, dự đoán rằng chỉ trong
vòng một năm tới hầu như tất cả các tổ chức tin tức đều bắt độc giả phải trả
phí cho những bài báo trên mạng của mình. “Tôi tin rằng chỉ trong vòng 12
tháng tới hầu hết tất cả các tổ chức tin tức đều sẽ tiến hành lấy phí của độc
giả cho những bài báo của mình trên mạng”.

Ông này cho rằng việc xây dựng online platforms (những nền tảng online) sẽ
khiến độc giả phải trả phí cho từng bài báo một, hoặc phải trả trước phí
trước khi được đọc. Đây là một trong những thách thức mà các tổ chức tin
tức đang phải đương đầu.

Barber cũng là người tiên phong cho rằng nền công nghiệp báo chí phải thay
đổi tận gốc để có thể tồn tại được trong nền kinh tế thị trường.

Rupert Murdoch, Chủ tịch, Giám đốc điều hành của tập đoàn News
Corporation cũng phát biểu rằng ông hy vọng rằng trong năm tới những
trang web của tập đoàn ông có thể tiến hành lấy phí của độc giả. “Có những
trang báo mạng miễn phí chỉ là do nền kinh tế chưa hoàn thiện mà thôi”.

Đối thủ cạnh tranh của ông Robert Murdoch, tờ Thời báo New York sẽ tiến
hành lấy phí của độc giả cho những trang web tin tức trên mạng của mình


trong vòng hai đến ba tuần tới.
Ông Barber cũng phát biểu rằng Financial Times sẽ là tờ báo tiên phong thực
hiện theo “tiến trình phát triển tất yếu này”. Tờ báo sẽ yêu cầu độc giả trả phí
cho một lượng bài báo nhất định của mình trước khi đọc.

Ông này nói thêm rằng: “Chúng tôi hy vọng rằng doanh thu của tờ báo sẽ
tiếp tục giữ vững và tăng lên nhờ kết quả của chiến dịch đầu tư vào chất
lượng nội dung thông tin, áp dụng trên các phiên bản toàn thế giới - đây là
điểm mấu chốt giúp cho tờ báo tồn tại trong khi số lượng đăng quảng cáo
trên tờ báo ngày càng giảm.”

“Sẽ có rất nhiều tập đoàn tin tức tiến hành lấy phí theo sau tờ The New York
Times. Trước đây độc giả không phải trả bất cứ khoản phí nào cho tờ The
New York Times.”

Trang web của Financial Times, FT.com, hiện có hơn 1,3 triệu người đăng ký
miễn phí, và có 110,000 người đăng ký trả phí trước trên toàn thế giới.

Ông Barber cho rằng ông không muốn làm người tiên phong cho sự thay đổi
này mà đơn thuần ông chỉ muốn đưa ra một lời gợi ý giúp cho ngành báo chí
không chỉ tồn tại được trong kỷ nguyên số mà còn có thể phát triển nữa.

“Một thế giới số mới không chỉ có sự đe dọa mà đó cũng là một cơ hội lớn để
thành lập các tổ chức tin tức”. Và ông cũng đưa ra lời cảnh báo rằng các tổ
chức có quy mô nhỏ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong kỷ nguyên
này.

Sự phát triển của blog làm giảm tầm quan trọng của báo chí

Barber cũng đã nêu ra sự khác biệt giữa nghề làm báo truyền thống và các

blog là “phần lớn dựa trên các ý kiến cá nhân chứ không phải là nêu ra sự
thật và điều này sẽ có ảnh hưởng ngày càng lớn tới việc thực hiện chương
trình tin tức”.

“Các blogger đang làm giảm tầm quan trọng của những bài báo và và họ sẽ
vẫn tiếp tục làm như vậy”.

Nhưng ông cũng nói thêm rằng đừng nên áp dụng cùng một chuẩn mực cho
những blogger mong muốn và đang thực hành để trở thành một phóng viên
thực thụ.

Blogger thấy vui khi tung tin đồn ra, khiến độc giả và các trang web phải
kiểm chứng “sự thật” mà họ đã đưa ra cho đến khi nhận ra rằng "sự thật đó
hoàn toàn không có thật!”. Nhưng vấn đề mấu chốt mà chúng ta thường
không quan tâm đến chính là những tin tức đó chỉ đơn giản là những ý kiến
và lời bình luận của họ mà thôi.

"Tôi thật sự không muốn nói quá lên rằng báo chí Anh đang phải chi tiền ra
để thực hiện công việc đó. Khoảng cách giữa tin tức và những lời bình luận
đã không còn rõ ràng nữa".

Số lượng các blogger tăng lên nhanh chóng chỉ đơn thuần là dấu hiệu kết
thúc của kỷ nguyên của “sự chiều theo”, không chỉ là trong lĩnh vực chính trị
mà cả trong những tục lệ xã hội ở Anh, Mỹ và cả ở những quốc gia khác nữa.
Nếu chúng ta không đi theo xu thế đó thì ngành báo chí sẽ không thể tồn tại
được trong kỷ nguyên này.

Nhưng ngược lại đó cũng lại là cơ hội giúp cho ngành báo chí phát triển hơn.
Cụ thể là các tổ chức tin tức có kinh nghiệm và kiến thức sẽ có cơ hội tồn tại
và phát triển, còn những tổ chức tin tức có quy mô nhỏ sẽ gặp nhiều khó

khăn hơn trước.


×