Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.79 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………../…………..

BỘ NỘI VỤ
…./….

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGƠ THỊ DIỆP LAN

PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chun ngành: Quản lý cơng
Mã số: 9.34.04.03

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI – 2020


Cơng trình được hồn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. ĐẶNG KHẮC ÁNH
2. PGS.TS. TRƯƠNG QUỐC CHÍNH

Phản biện 1:……………………………………………………
………………………………………………………………….

Phản biện 2:……………………………………………………
…………………………………………………………………..


Phản biện 3:……………………………………………………
…………………………………………………………………..

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện
Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ, Phịng họp ………., Nhà

- Học viện

Hành chính Quốc gia, Số 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh- Quận Đống Đa – TP Hà Nội
Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2020

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc thư viện của Học
viện Hành chính Quốc gia


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Không chỉ Việt Nam mà hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới, giáo dục
được coi là “quốc sách hàng đầu” trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Trong các cấp học, GDPT bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở (giai
đoạn giáo dục cơ bản) và giáo dục trung học phổ thông (giai đoạn giáo dục định hướng
nghề nghiệp) là giai đoạn cực kỳ quan trọng góp phần cung cấp, định hướng năng lực và
nhân cách người học. Cùng với GDPT, QLNN đối với GDPT luôn luôn là vấn đề
được các nhà hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm bởi vì quản lý giáo dục từ bình
diện quốc gia đến các cấp quản lý giáo dục ở địa phương và các cơ sở giáo dục đều
có ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách GDPT và nâng cao chất lượng GDPT.
Giáo dục và đào tạo có vai trị rất quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao và cung cấp nhân tài cho đất nước. Tuy nhiên, do sự chuyển đổi từ cơ chế
quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN
nên các cơ chế, chính sách hiện hành về quản lý nhà nước về giáo dục nói chung,

quản lý nhà nước về GDPT nói riêng đang cịn nhiều hạn chế, bất cập; sự phân cấp
quản lý đối với GDPT chưa rõ ràng, chưa hợp lý; quyền hạn chưa đi đôi với trách
nhiệm. Để nâng cao hiệu quả QLNN về GDPT cần thực hiện nhiều giải pháp. Một
trong những giải pháp để phát triển GDPT ở nước ta là phải cải cách mạnh mẽ hệ
thống thể chế và phương thức quản lý nhà nước về GDPT theo hướng đẩy mạnh
phân cấp quản lý nhà Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, là trung
tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và cơng nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế
của cả nước. Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư, nhu cầu về đời sống tinh thần cao,
có điều kiện để tiếp thu nhanh chóng nền văn minh tiên tiến của nhân loại. Trong
những năm qua, giáo dục phổ thông của Thủ đô đã đạt được những kết quả quan
trọng, hệ thống các trường phổ thơng phát triển đa dạng với nhiều loại hình trường,
lớp; cơ sở vật chất của các trường được xây dựng khang trang hơn trước; nhiều
trường đạt chuẩn quốc gia.
Tuy đã đạt được những kết quả bước đầu, nhưng chất lượng GDPT ở nước ta nói
chung và trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng vẫn cịn thấp so với các nước trong
khu vực và trên thế giới. Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng
GDPT là do phân cấp quản lý nhà nước về GDPT còn có nhiều hạn chế. Mơ hình tổ
chức quản lý nhà nước theo ngành kết hợp theo lãnh thổ dẫn đến cùng một đối tượng
quản lý là các cơ sở giáo dục phổ thông nhưng chịu sự quản lý của rất nhiều cơ quan
quản lý nhà nước khác nhau như Bộ, Sở, Phòng Giáo dục đào tạo quản lý theo chiều
dọc về chuyên môn; Uỷ ban nhân dân các cấp quản lý theo chiều ngang về nhân sự,
1


hành chính.. Sự chồng chéo về chức năng, việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn chưa
phù hợp dẫn đến chưa phát huy hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục; từ đó ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục phổ thơng trên địa bàn.Q trình đổi mới phân
cấp quản lý nhà nước về GDPT vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi bức xúc của
thực tiễn và còn nhiều hạn chế, bất hợp lý; phân cấp nhưng chưa bảo đảm quản lý
thống nhất, còn biểu hiện phân tán, cục bộ, chưa chú trọng việc thanh tra, kiểm tra đối

với những chức năng, nhiệm vụ đã phân cấp cho địa phương. Phân cấp quản lý nhà
nước về GDPT chưa phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền của mỗi cấp
chính quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước; chưa xác định rõ trách
nhiệm của mỗi cấp, của tập thể và cá nhân đối với những nhiệm vụ đã được phân cấp;
phân cấp nhiệm vụ cho cấp dưới, nhưng chưa bảo đảm tương ứng các điều kiện cần
thiết để thực hiện, còn thiếu sự ăn khớp, đồng bộ giữa các ngành, các lĩnh vực có liên
quan, chưa tạo điều kiện cho địa phương chủ động cân đối các nguồn lực.
Đặc biệt với đặc thù là thủ đô của cả nước, bên cạnh các văn bản pháp luật
chuyên ngành về giáo dục, Hà Nội chịu sự điều chỉnh của Luật Thủ đô với những cơ
chế quản lý được áp dụng riêng trên địa bàn. Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước
về GDPT của các cơ quan quản lý phải có những điểm đặc thù để đáp ứng được các
thách thức và nhu cầu thay đổi nhanh chóng trong bối cảnh mở cửa hội nhập và tồn
cầu hóa địi hỏi hệ thống GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội; để thực hiện mục
tiêu giáo dục là tạo ra những công dân kiểu mới. Cải cách giáo dục phải đẩy mạnh
phân cấp quản lý, trao quyền nhiều hơn cho cấp dưới, huy động các nguồn lực của
địa phương và tạo ra cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân.
Mặt khác, dưới góc độ khoa học quản lý cơng cho đến nay, chưa có cơng trình
nghiên cứu nào nghiên cứu tồn diện và sâu sắc về phân cấp quản lý nhà nước về GDPT
trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Việc giải mã những vấn đề lý luận của phân cấp quản lý
về GDPT cũng như đánh giá thực tiễn phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn
thành phố Hà Nội từ đó xác định phương hướng và giải pháp phù hợp để tăng cường,
đảm bảo phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn hiệu quả.
Xuất phát từ những lý do trên việc lựa chọn đề tài: “Phân cấp quản lý nhà nước
về giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu Luận án
tiến sĩ chun ngành Quản lý cơng là hồn toàn cấp thiết về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Muc đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là luận giải, cung cấp những luận cứ khoa học
về lý luận và thực tiễn để tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa
bàn Thành phố hướng tới nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GDPT.

2


2.2. Nhiêm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận của phân cấp quản lý nhà nước về
GDPT, nội dung phân cấp quản lý nhà nước về GDPT, các yếu tố ảnh hưởng đến
phân cấp quản lý nhà nước về GDPT cũng như kinh nghiệm phân cấp QLNN về
GDPT một số nước trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về GDPT, tìm hiểu
những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế
trong phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp đổi mới và đẩy mạnh phân cấp
quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiêncứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hoạt động phân cấp quản lý nhà nước về GDPT.
3.2. Phạm vi nghiêncứu
- Về không gian: thành phố Hà Nội
- Về nội dung: Luận án chỉ nghiên cứu hoạt động phân cấp quản lý nhà nước về
GDPT công lập tại các cấp quản lý theo ngành (Bộ Giáo dục và Đào tạo - Sở Giáo dục
và Đào tạo - Phòng Giáo dục và Đào tạo) và phân cấp quản lý theo lãnh thổ trên địa bàn
Thành phố Hà Nội (UBND các cấp) ở 3 lĩnh vực chủ chốt: (i)bộ máy, nhân sự; (ii) cơ sở
vật chất và tài chính; (iii) chuyên môn (bao gồm lập kế hoạch phát triển giáo dục phổ
thơng, xây dựng nội dung, chương trình và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông)
- Về thời gian: từ năm 2010 đến nay .
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Đề tài này được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản

Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý nhà nước, phân cấp quản lý
nhà nướcvề giáo dục. Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử được kết hợp nhất quán để nghiên cứu và phân tích thực trạng quản lý nhà
nước về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích nghiên cứu trên, nghiên cứu sinh sử dụng các phương
pháp nghiên cứu sau: phương pháp nghiên cứu lý luận; phương pháp phân tích - tổng
hợp; phương pháp thống kê; phương pháp điều tra xã hội học.
5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu
5.1. Giả thuyết khoa học
3


(1) Phân cấp QLNN về GDPT có ảnh hưởng lớn đến hoạt động QLNN về GDPT
cũng như đời sống kinh tế - xã hội.
(2). Phân cấp QLNN về GDPT ở nước ta nói chung, trên địa bàn Thành phố Hà
Nội nói riêng tuy đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng vẫn còn nhiều hạn chế,
bất cập....
(3). Tăng cường phân cấp QLNN về GDPT tại địa bàn Hà Nội trên cơ sở phân định
cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp quản lý nhà nước về GDPT, khắc phục
chồng chéo và mẫu thuẫn giữa các cấp, các ngành góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu qủa
QLNN về GDPT từ đó đẩy mạnh chất lượng GDPT đáp ứng yêu cầu phát triển trong xu
thế hội nhập.
5.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Phân cấp quản lý nhà nước về GDPT là gì? Có tác động như thế nào?
- Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà
Nội hiện nay như thế nào? Những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong phân
cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố?
- Cần phải làm gì để đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT trên
địa bàn Thành phố Hà Nội trong những năm tới?

6. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
Về mặt lý luận
Qua tham khảo các tài liệu về phân cấp quản lý và GD trong và ngoài nước,
nghiên cứu các xu hướng, mơ hình phân cấp QLGD ở một số nước trên thế giới, luận
án góp phần xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về phân cấp quản lý nhà nước về giáo
dục nói chung và GDPT nói riêng ở nước ta.
Về mặt thực tiễn
Nghiên cứu, nhận xét thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về GDPTtrên địa
bàn Thành phố, đánh giá những ưu điểm và những mặt hạn chế, xác định những
nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu
quả phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong
những năm tới.
Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để chính quyền Thành phố Hà Nội đổi
mới quản lý đối với các trường phổ thông trên tinh thần đẩy mạnh phân cấp quản lý,
giáo quyền hợp lý cho các trường để xây dựng nền giáo dục của Thành phố Hà Nội
ngày càng phát triển.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án kết
cấu thành 4 chương.

4


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Võ Kim Sơn (2004): “Phân cấp quản lý nhà nước – lý luận và thực tiễn”, NXB
Chính trị Quốc gia. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước của Viện nghiên cứu
Khoa học tổ chức, Bộ Nội vụ: “Tình hình phân cấp giữa Trung ương và địa phương”,

năm 2004. Phạm Hồng Thái (2011): “Một số vấn đề nhận thức lý luận về tập quyền,
tản quyền, phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước”, bài trong cuốn “Phân cấp
quản lý nhà nước”, NXB Công an Nhân dân. Hoàng Mai: tham luận: “Thẩm quyền
của các cấp chính quyền địa phương trong phát triển bền vững - kết quả của quá
trình phân cấp quản lý ở Việt Nam” được trình bày tại Hội thảo quốc tế về quản trị
địa phương (tháng 3/2009 trong chương trình Đại hội khối Pháp ngữ năm 2009 tổ
chức tại Hà Nội. Hoàng Thị Ngân (2010): “Thực trạng và xu hướng phân cấp quản lý
giữa Trung ương và địa phương ở Việt Nam”, bài tham gia hội thảo của Khoa Luật,
Đại học Quốc gia. Bích Hiên: “Bàn về phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền
địa phương ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. Bộ Tư pháp, Số
9/2005; Hồng Thị Ngân: “Đẩy mạnh cơng tác phân cấp Trung ương và địa
phương”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội, Số 2+3/2009; Trần
Anh Tuấn: “Đẩy mạnh phân cấp quản lý hành chính nhà nước đáp ứng yêu cầu phát
triển và hội nhập toàn cầu”, Tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện Hành chính Quốc
gia, Số 10/2014; Nguyễn Minh Phương: “Để tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý
giữa các cấp chính quyền địa phương hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước. Học viện
Hành chính, Số 1/2007; Vũ Thư: “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về phân cấp quản
lý cho chính quyền địa phương ở nước ta”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà
nước và Pháp luật, Số 4/2009; Trần Thị Diệu Oanh: “Mối quan hệ giữa phân cấp
quản lý và địa vị pháp lý của chính quyền địa phương ở nước ta hiện nay”, Tạp chí
Quản lý nhà nước. Học viện Hành chính Quốc gia, Số 4/ 2010;
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi
- Ngân hàng thế giới (2005): “Phân cấp ở Đơng Á để chính quyền địa phương phát
huy tác dụng”, NXB Văn hóa - Thơng tin. Báo cáo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới:
“What is Desentralization”, năm 2002. Báo cáo phân tích khái niệm và đặc điểm của
phân cấp, phân quyền. Tài liệu nghiên cứu của Liên hiệp quốc (UNDP):
“Desentralization –Sampling of defination” (Phân cấp - Sự thử nghiệm về phạm trù),
năm 1999. Osborne và Gaebler (2000): “Sáng tạo lại chính phủ”, NXB Chính trị
5



Quốc gia, Hà Nội. J. M. Cohen, S. B. Peterson (2002): “Phân cấp quản lý hành chính Chiến lược cho các nước đang phát triển”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
1.2. Các cơng trình nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước đối với giáo dục
1.2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
Đề tài khoa học cấp Bộ B98-52-22 “Nghiên cứu tập trung và phân quyền trong
hệ thống quản lý ngành GDPT Việt nam” do TS. Nguyễn Tiến Hùng làm chủ nhiệm.
Đề tài khoa học tập trung nghiên cứu các kiểu tập trung và phân cấp trong quản lý
.Năm 2003, các tác giả Đậu Hồn Đơ, Nguyễn Cơng Giáp và Đào Vân Vy đã cho
cơng bố cơng trình nghiên cứu: “Phân cấp quản lý giáo dục Việt Nam: Thực trạng và
xu hướng”. Trần Hồng Hạnh (2011): “Một số nhìn nhận về phân cấp quản lý nhà
nước về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam”, bài trong cuốn “Phân cấp quản lý nhà
nước”, NXB Công an Nhân dân. Đinh Thị Minh Tuyết (2007): “Về phân cấp quản lý
giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 142 (11-2007).
Trần Hồng Thắm: “Một số giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước đối với giáo
dục phổ thơng”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số tháng
2/2012. Đinh Minh Dũng: “Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở cấp
huyện vùng đồng bằng sơng Cửu Long”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 195 (4-2012).
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu nước ngoài
- Rondineli D. và Nellis J. (1996): “Assessing decentralization policies in
Developing countries: the case for cautious optimism” (Chính sách phân cấp sự định
ở các nước đang phát triển: Trường hợp về chủ nghĩa lạc quan cẩn trọng),
Delelopment Policy Review 4. Lockheed, Marlaine (2004): “Decentralization of
education: Eight lessons for school effectiveness and improvement” (Phân cấp giáo
dục: Tám bài học của sự tiến triển và ấn tượng trường học), The word Bank,
Washington, D.C. Elizabeth M. King và Susana Corderio Guerra (2005): “Những
cuộc cải cách giáo dục ở Đơng Á: chính sách, q trình và tác động” trong cuốn
sách “Phân cấp ở Đơng Á để chính quyền địa phương phát huy tác dụng”, NXB Văn
hóa Thơng tin, Hà Nội. Winkler R, Donald R. and Gershberg (2003): Effects on
Quality of Schooling (Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học), Word Bank,
Washington D.C. Sách chuyên khảo của Alfred de Grazia: “Decentralization - The

element of Political Science” (Phân cấp - yếu tố của khoa học chính trị), New Jersey,
1999. Cơng trình nghiên cứu của FAO: “A history of Decentralization” (Lịch sử của
phân cấp), năm 2001.Meemnakshi Sundaram: “Decentralization in Developing
countries” (Phân cấp ở các nước đang phát triển), năm 1998.

6


1.3. Đánh giá chung về các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.3.1. Những nội dung đã được nghiên cứu
Những cơng trình nghiên cứu này đã nghiên cứu và đưa ra nhiều quan niệm
khác nhau về phân cấp quản lý dựa trên quan điểm của các học giả, so sánh, phân biệt
phân cấp với phân quyền, ủy quyền, tản quyền. Các nghiên cứu về lịch sử hình thành
và phát triển của phân cấp quản lý trên thế giới cũng cho thấy các đặc điểm của của
hoạt động phân cấp ở mỗi giai đoạn khác nhau của q trình phát triển của mỗi quốc
gia.Các cơng trình nghiên cứu cũng đã đề cấp đến các đặc điểm, nguyên tắc phân cấp
quản lý, từ đó đề xuất quy trình và mơ hình phân cấp quản lý phù hợp với đặc điểm
của các quốc gia trên thế giới.Các cơng trình nghiên cứu về phân cấp quản lý đối với
giáo dục đã phân tích vai trị của phân cấp quản lý từ nhiều góc nhìn; lợi thế và rủi ro
của phân cấp quản lý; các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện phân cấp, các kiểu tập
trung và phân cấp quản lý đối với giáo dục.
1.3.2. Những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung
Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động phân cấp, nhất là phân cấp phân
cấp quản lý nhà nước đối với GDPT: Đặc điểm, mục tiêu, các nguyên tắc phân cấp
quản lý; các yếu tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT; các
kiểu tập trung và phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT; những vấn đề đặt ra khi
thực hiện phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT ở nước ta hiện nay.
Hai là, nghiên cứu hệ thống hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động phân cấp
quản lý và phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT ở Việt Nam.
Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng, những kết quả đã đạt được, những hạn chế,

bất cập, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong phân cấp quản lý nhà nước
đối với GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Bốn là, nêu phương hướng và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu
quả phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong
những năm tới. Luận án cũng đề xuất các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước đối
với GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong bối cảnh phân cấp quản lý đối với
GDPT.

7


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ
ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
2.1. Quản lý và quản lý nhà nước giáo dục phổ thông
2.1.1. Quản lý và quản lý nhà nước
Quản lý là sự tác động có định hướng và có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý bằng các phương thức nhất định để đạt tới mục tiêu đề ra.
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà
nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức
trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực
hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.
2.1.2. Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông
Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông là một lĩnh vực của quản lý nhà nước
do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, thực hiện sự tác
động và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục phổ
thông nhằm thực hiện mục tiêu duy trì kỷ luật, kỷ cương, phát triển giáo dục phổ
thông đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.
2.2. Phân cấp quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông
2.2.1. Khái niệm phân cấp quản lý nhà nước

Phân cấp quản lý nhà nước là sự phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa các
cấp chính quyền trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp giữa khối lượng và tính chất thẩm
quyền với năng lực và điều kiện thực tế của từng cấp nhằm tăng cường chất lượng,
hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước.
2.2.2. Khái niệm phân cấp quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông
Phân cấp quản lý nhà nước về GDPT là quá trình thiết kế lại hệ thống quy trình
trách nhiệm, quyền hạn và tính chịu trách nhiệm (theo các chức năng hoặc thành
phần, của chức năng quản lý nhà nước về GDPT) theo hướng dịch chuyển từ cấp
trên xuống cấp dưới, cũng như quy trình quan hệ công việc giữa các bên liên quan
(trong và ngoài hệ thống quản lý đối với GDPT), nhằm sử dụng tối đa các nguồn lực
đạt tới mục tiêu đề ra.
Từ khái niệm trên, có thể xem xét các đặc điểm của phân cấp QLNN về GDPT
như sau:
Phân cấp quản lý nhà nước về GDPT liên quan chặt chẽ với quản lý nhà nước về
GDPT. Về bản chất thì phân cấp quản lý nhà nước về GDPT là một hình thức cải
cách trong quản lý nhà nước về GDPT theo hướng dịch chuyển quyền ra quyết định
8


cho các cấp thấp hơn để phù hợp với điều kiện thực tế và đảm bảo sử dụng các nguồn
lực hiệu quả hơn, đạt được mục tiêu đề ra. Trong đó, chủ yếu và chuyển giao một số
thẩm quyền từ Chính phủ, các bộ (trong đó phần lớn là nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ
Giáo dục và đào tạo), cho chính quyền địa phương hay cơ quan hành chính nhà nước
cấp dưới bằng các văn bản luật, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo...
của các cơ quan, đơn vị hành chính cấp dưới, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
Phân cấp quản lý nhà nước về GDPT ở Việt Nam dựa trên nguyên tắc kết hợp
quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Ở địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo vừa chịu
sự quản lý của chính quyền địa phương cấp tỉnh (Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh),
vừa chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Phòng Giáo dục và Đào
tạo vừa chịu sự quản lý của chính quyền địa phương cấp huyện vừa chịu sự chỉ đạo,

hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo. Phân cấp quản lý còn được thực hiện đối với
những chức năng quản lý GDPT khác nhau của ngành. Ví dụ, ngành giáo dục - đào
tạo thực hiện quản lý chuyên môn, nghiệp vụ, song tuỳ theo từng địa phương mà
ngành có thể chịu trách nhiệm các vấn đề khác như quản lý ngân sách, đội ngũ giáo
viên, nhân viên, tổ chức bộ máy, biên chế, xây dựng trường học. Đối với một số địa
phương, Sở Giáo đục và Đào tạo chỉ quản lý các hoạt động liên quan đến chuyên
môn, nghiệp vụ. Các vấn đề về ngân sách, tổ chức bộ máy, biên chế chịu sự quản lý
của các cơ quan quản lý ngành và lĩnh vực khác.
Các mối quan hệ trong phân cấp quản lý nhà nước về GDPT được chia thành
hai loại khác chính: 1) Mối quan hệ theo chiều dọc là mối quan hệ theo hệ thống thứ
bậc, cấp dưới phục tùng cấp trên, chịu sự kiểm tra, giám sát của cấp trên. Mối quan
hệ này bao gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo - Sở Giáo dục và Đào tạo - Phòng Giáo dục
và Đào tạo; 2) Mối quan hệ theo chiều ngang là mối quan hệ phối hợp của các cơ
quan trong cùng một cấp quản lý. Mối quan hệ này bao gồm: Ở cấp tỉnh: Sở Giáo dục
và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở KH-ĐT...; Ở cấp huyện: Phòng Giáo dục và
Đào tạo, Phịng Nội vụ, Phịng Tài chính…
Khi xét đến phân cấp quản lý nhà nước về GDPT người ta thường coi nó nhự một
yêu cầu để thực hiện chủ trương dân chủ hóa trong GDPT. Qua đó, phân cấp quản lý
nhà nước về GDPT tính đến phạm vi quản lý của các cấp quản lý khác nhau của GDPT,
bao hàm các nhiệm vụ quản lý, đối tượng quản lý, điều kiện quản lý. Khi xét thấy phạm
vi quản lý đó vượt quá khả năng của một tổ chức thì thực hiện phân cấp, thường là sự
phân cấp giữa cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới. Xu thế tổ chức và quản lý trong
GDPT ngày càng được coi trọng là phân cấp và phân quyền mạnh xuống cấp dưới, đặc
biệt là xuống cấp cơ sở, kết hợp với việc tăng cường trách nhiệm của cấp dưới.

9


Bên cạnh những đặc điểm trên khi nghiên cứu phân cấp QLNN về giáo dục phổ
thông cần phân định sự khác biệt giữa phân cấp QLNN về GDPT của chính quyền đơ thị

và chính quyền nơng thơn. Sự khác biệt này xuất phát từ sự khác biệt giữa đô thị và nông
thôn dẫn đến tổ chức và hoạt động cũng như phương thức quản lý của chính quyền đơ
thị và chính quyền nơng thơn khác nhau và cuối cùng là tác động trực tiếp đến việc phân
cấp cấp QLNN về GDPT của chính quyền đơ thị và chính quyền nơng thôn.
2.2.3. Tác động của phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông
Một là, phân cấp quản lý nhà nước về GDPT tạo ra cơ hội để có một chính phủ
có trách nhiệm hơn, cơng khai và minh bạch hơn. Hai là, phân cấp quản lý tạo điều
kiện cho chính quyền địa phương các cấp phát huy tính năng động, sáng tạo. Ba là,
phân cấp quản lý nhà nước về GDPT giúp việc cung ứng các dịch vụ GDPT có hiệu
quả hơn. Bốn là, phân cấp quản lý nhà nước về GDPT tạo điều kiện cho người dân
có tiếng nói nhiều hơn về dịch vụ GDPT do đó nâng cao phúc lợi cho họ. Năm là,
phân cấp quản lý nhà nước về GDPT giúp cấp dưới phân bổ ngân sách phù hợp với
các yếu tố đầu vào. Sáu là, phân cấp quản lý nhà nước về GDPT tăng cường tinh
thần trách nhiệm của các cấp, tăng tính chủ động, sáng tạo, vì vậy cải thiện chất
lượng GDPT.
Bên cạnh những tác động tích cực, phân cấp quản lý nhà nước về GDPT cũng
có những tiêu cực như sau:
Thứ nhất, phân cấp quản lý đối với GDPT có thể gây khó khăn trong cung ứng
dịch vụ GDPT vì cấp trung ương và cấp chính quyền địa phương khơng có chung một
mục đích.
Thứ hai, phân cấp quản lý đối với GDPT làm mất đi tính hiệu quả và làm giảm
hiệu quả kiểm sốt đối với nguồn lực tài chính của chính quyền trung ương.
Thứ ba, trong phân cấp quản lý, trách nhiệm hành chính được chuyển cho cấp địa
phương mà khơng kèm theo nguồn tài chính dễ làm cho chính quyền địa phương khó
cung ứng đầy đủ dịch vụ GDPT cho người dân.
Thứ tư, phân cấp quản lý đối với GDPT ảnh hưởng tiêu cực đến việc đảm bảo sự
công bằng trong giáo dục, gia tăng sự chênh lệch về kết kết quả học tập ở đô thị và
nông thôn.
Thứ năm, trong quá trình thực hiện phân cấp quản lý đối với GDPT, sự không
tin tưởng lẫn nhau giữa các trường cơng và các trường tư có thể làm xấu đi sự hợp tác ở

cấp địa phương.
2.2.4. Phân cấp quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông qua các thời kỳ
- Cải cách giáo dục lần thứ nhất (1950)
- Cải cách giáo dục sau giải phóng miền Nam
- Giai đoạn hiện nay
10


2.3. Nội dung, điều kiện và các yếu tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý nhà nước
đối với giáo dục phổ thông
2.3.1. Nội dung phân cấp quản lý đối với giáo dục phổ thông
Một là, phân cấp về tổ chức bộ máy, nhân sự
Về tổ chức bộ máy, phân cấp QLNN về GDPT cần phân định thẩm quyền của
từng cấp trong các nội dung như: ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập,
thu hồi quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách,
giải thể, đổi tên, chuyển đổi loại hình trường
Về quản lý nhân sự, phân cấp QLNN về GDPT cần phân định thẩm quyền của
từng cấp trong các nội dung như: xác định cấp có thẩm quyền quy định tiêu chuẩn
chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung
vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục, sử
dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với đội ngũ công chức,
viên chức và người lao động tại các cơ sở giáo dục…
Hai là, phân cấp về chuyên môn
Chuyên môn được hiểu là nhưng công việc liên quan đến lập kế hoạch phát
triển giáo dục phổ thông, xây dựng nội dung, chương trình và đánh giá chất lượng
giáo dục phổ thơng. Ví dụ như việc quy định việc tổ chức biên soạn, thẩm định, phê
duyệt được phép sử dụng và hướng dẫn lựa chọn tài liệu học tập, sách giáo khoa, tài
liệu giảng dạy trong các cơ sở giáo dục phổ thông; ban hành quy chế thi cử thuộc
thẩm quyền của cấp trung ương hay địa phương.Có hai xu hướng chính: một là thống
nhất về chun mơn trên phạm vi toàn quốc gia, hai là phân quyền mạnh về chun

mơn, có nghĩa là địa phương sẽ xây dựng chương trình, nội dung giáo dục theo điều
kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
Ba là, phân cấp trong chức năng quản lý cơ sở vật chất, tài chính
Quản lý cơ sở vật chất là một trong những nội dung quan trọng phải phân cấp rõ ràng
giữa Trung ương và địa phương cũng như giữa các cấp địa phương với nhau. Bởi lẽ, để
chính quyền địa phương thực hiện được các nhiệm vụ, quyền hạn trong QLNN về GDPT,
điều kiện tiên quyết là phải có tài chính. Vì thế nắm bắt được cơng cụ tài chính sẽ chi phối
hay kiểm soát được việc thực hiện các nhiệm vu, quyền hạn khác.
Ngân sách cho giáo dục thông thường bao gồm 2 thành tố chính: chi thường xuyên
và chi đầu tư cơ bản. Chi thường xuyên bao gồm chi lương và chi ngoài lương. Chi
ngoài lương bao gồm các khoản chi hành chính, mua tài liệu phục vụ giảng dạy và
học tập, chi cho các dịch vụ và bảo dưỡng. Chi đầu tư cơ bản bao gồm chi phí xây
dựng trường mới và nâng cấp trường hiện có.

11


Xem xét phân cấp trong việc quản lý cơ sở vật chất tài chinh về giáo dục ở bình
diện rộng cần phải xác định xem chính quyền trung ương quản lý ngân sách những
cấp học nào? Địa phương quản lý ngân sách cấp học nào? Ngoài ra, chi tiết hơn có thể
xem xét như mức độ, tính chất của dự án. Ở Việt Nam, chính quyền trung ương quản lý
ngân sách chi cho giáo dục đại học, một số giáo dục nghề và cao đẳng. Khoảng hai
phần ba ngân sách trung ương nằm dưới quyền điều hành của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, phần còn lại do các Bộ, ngành có trường quản lý. Ngân sách trung ương cũng bao
gồm kinh phí cho các chương trình mục tiêu. Tuy nhiên, kinh phí chi cho các chương
trình mục tiêu được cấp thơng qua ngân sách trung ương nhưng lại do chính quyền
địa phương thay mặt trung ương thực hiện.
Chính quyền địa phương quản lý ngân sách chi cho các bậc học mầm non, phổ thông,
dạy nghề và cao đẳng. Trong hệ thống chính quyền địa phương thì chính quyền cấp tỉnh
quản lý ngân sách chi cho các trường THPT, THCN, cao đẳng và dạy nghề. Chính quyền

cấp huyện quản lý ngân sách chi cho các trường THCS, tiểu học và mầm non.
2.3.2. Điều kiện phân cấp quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông
- Đối với cơ quan nhà nước cấp dưới phải hội tụ 2 điều kiện:
Thứ nhất, đủ năng lực thực thi các chức năng, nhiệm vụ mà cấp trên giao cho.
Đây là điều kiện để đảm bảo cân đối giữa nhiệm vụ được giao với năng lực thực hiện
nhiệm vụ đó. Cơ quan nhà nước cấp dưới khơng có được điều kiện này thì khơng thể
chuyển giao chức năng, nhiệm vụ cho cấp đó.
Thứ hai, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức của cấp dưới. Đội ngũ cán bộ,
công chức cấp dưới phải tuyệt đối tin tưởng, trung thành với quốc gia mà đại diện là
các cơ quan nhà nước trung ương; phải luôn ln đặt lợi ích, chủ quyền quốc gia lên
trên hết. Trên thực tế, điều kiện này khó xác định, định lượng, mà phải được trải
nghiệm qua thời gian, thực tiễn mới được sáng tỏ.
- Đối với cơ quan nhà nước cấp trên, phải hội đủ 3 điều kiện:
Thứ nhất, phải có được các hệ thống kiểm sốt hữu hiệu việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước;
kiểm sốt việc thực hiện những thẩm quyền đã trao cho cấp dưới. Các hệ thống kiểm
soát phải gắn với các cơ quan nhà nước giao quyền. Ngồi ra cần có các hệ thống
kiểm soát độc lập, kiểm soát của các cơ quan tư pháp, tòa án, viện kiểm sát.
Thứ hai, năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia thực
hiện hoạt động kiểm soát trong các hệ thống kiểm soát việc thực hiện thẩm quyền
được giao của các cơ quan nhà nước. Đội ngũ cán bộ, công chức kiểm sốt phải có đủ
trình độ, năng lực thực hiện nhiệm vụ được giao; phải tuyệt đối trung thành với nhà
nước, đặt lợi ích của nhà nước, của quốc gia lên trên lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ.
12


Thứ ba, cần có hệ thống các chế tài cụ thể, nghiêm minh để xử lý các vi phạm
của các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức nhà nước, nhất là các chế tài xử lý
người đứng đầu các cơ quan nhà nước.
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý đối với giáo dục phổ thơng

Yếu tố thứ nhất: Tài chính cơng của chính phủ
u tố thứ hai: Bối cảnh chính trị
Yếu tố thứ 3: Các cấu trúc hành chính và năng lực của chính phủ
Yếu tố thứ tư: Bối cảnh lịch sử và văn hoá
2.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong phân cấp quản lý nhà nước về giáo
dục phổ thông và giá trị tham khảo cho Việt Nam
2.4.1. Kinh nghiệm một số quốc gia trong phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục
phổ thông
Thứ nhất, phân cấp về tổ chức bộ máy nhân sự nhà trường
Tuyển dụng và thăng tiến giáo viên: các tiêu chuẩn kiểm định giáo viên chủ
yếu do chính phủ đặt ra (Hoa Kỳ do chính quyền bang), nhưng các tiêu chuẩn đặt ra
để kiểm định giáo viên thường là các tiêu chuẩn quá cao không phù hợp với thực tiễn,
vì vậv tại nhiều địa phương, chính quyền địa phương đề các tiêu chuẩn kiểm định
giáo viên riêng cho địa phương mình.
Thực tiễn về tuyển dụng và thăng tiến cho giáo viên phổ thông khác nhau rất lớn giữa
các nước. Ở quốc gia thực hiện cơ chế tập trung cao như Cameroon, Bộ Giáo dục không
tuyển dụng, phân bổ, bổ nhiệm, thăng tiến và thuyên chuyển giáo viên, mà những việc này
do Bộ Dịch vụ công thực hiện. Ở quốc gia thực hiện phân cấp mạnh như Brazil, cộng đồng
dân cư tự tuyển dụng giáo viên, còn thăng tiến là quyền của thị trưởng.
Thứ hai, phân cấp về chun mơn
Thi cử và giám sát có sự khác nhau giữa các quốc gia. Trong số các nước trước
đây là thuộc địa của Anh (các nước ở Tây Ấn và lân cận), các kỳ thi được tổ chức và
xếp hạng tại Anh. Phần lớn các nước Mỹ La tinh khơng có chuẩn hay các kỳ thi quốc
gia mà các tiêu chuẩn để xét lên lớp do cấp trường quy định nên đã thường có sự
khác nhau rất lớn giữa các trường ngay trong cùng một địa phương.
Về chương trình và phương pháp giảng dạy: cơ quan của Chính phủ thường quy
định về các chuẩn chương trình hoặc chương trình khung (phần cứng); còn việc phát
triển và thực hiện chương trình (phần mềm) thì phân cấp cho cấp dưới và nhà trường
thực hiện. Việc đào tạo ban đầu cho giáo viên THPT thường do Bộ giáo dục chịu
trách nhiệm; còn bồi dưỡng giáo viên chủ yếu do chính quyền địa phương thực hiện.


13


Thứ ba, phân cấp trong quản lý tài chính
Trong các nước có hệ thống tập trung cao, chính phủ trung ương cung cấp trực
tiếp tài chính và các đầu vào cho GDPT, khơng có đóng góp của chính quyền địa
phương. Ở các nước có hệ thống phân cấp mạnh, cộng đồng địa phương cấp tài chính
và cung cấp đầu vào cho GDPT, thông qua việc thu thuế ở địa phương (Mỹ, Brazil,
Chilê…) hoặc thơng qua đóng góp tự nguyện (Peru, Kenya…). Ở các nước có hệ
thống kết hợp, chính phủ trung ương cấp tài chính và cung cấp một số đầu vào cho
GDPT thơng qua các tài trợ (trọn gói hoặc qua dự án), cịn việc kiểm sốt sử dụng
nguồn tài chính này do cộng đồng địa phương thực hiện (Trung Quốc, Colombia, Ấn
Độ, Nigieria…).
2.4.2. Những giá trị tham khảo cho Việt Nam
Một là, kết hợp tập trung và phân cấp trong quản lý nhà nước đối với GDPT.
Hai là, phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT đi đôi với việc củng cố và xây
dựng hệ thống chịu trách nhiệm với kết quả đầu ra, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng
bng lỏng, vơ tổ chức và khơng thể kiểm soát được.
Ba là, để phân cấp quản lý nhà nước về GDPT thành công cần nâng cao năng
lực cho đội ngũ cán bộ, công chức các cấp quản lý GDPT
Bốn là, , kinh nghiệm phân cấp quản lý nhà nước về GDPT tại các nước trên
thế giới đã chứng minh rằng, yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công hay thất
bại của các cải cách trong phân cấp quản lý là các quan hệ về tính chịu trách nhiệm
phải được xây dựng và thực hiện trong các mơ hình phân cấp quản lý.

14


Chương 3

THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Khái quát về Thành phố Hà Nội và tình hình giáo dục phổ thơng trên địa bàn
Thành phố Hà Nội
3.1.1. Khái quát về Thành phố Hà Nội
Hà Nội là thủ đơ của Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh
đô của hầu hết các vương triều phong kiến Việt trước đây. Hà Nội là thành phố trực
thuộc trung ương có diện tích lớn nhất cả nước, đồng thời cũng là địa phương đứng
thứ nhì về dân số. Tổng dân số của thành phố Hà Nội tại thời điểm 0 giờ ngày
01/4/2019 là 8.053.663 người
3.1.2. Tình hình giáo dục phổ thơng trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Hà Nội hiện có 2.669 trường học và các cơ sở giáo dục, 52.839 nhóm lớp,
1.814.651 học sinh, 104.605 giáo viên các cấp học
3.2. Phân tích thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thơng trên
địa bàn Thành phố Hà Nội
3.2.1. Khái qt tình hình phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông trên
địa bàn thành phố Hà Nội
Một là, thực trạng phân cấp về bộ máy, nhân sự
Theo quy định, quản lý nhân sự trong GDPT hiện nay như sau: Sở Giáo dục và
Đào tạo quản lý nhân sự khối các trường THPT, UBND các quận, huyện quản lý
nhân sự khối các trường THCS, Tiểu học. Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch của Phòng
Giáo dục và Đào tạo và các trường trực thuộc, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế
hoạch biên chế cho tẩt cả các cấp học, chi tiết tới từng loại giáo viên và cùng với Sở
Nội vụ tham mưu cho UBND Thành phố phê duyệt. Trong thực tiễn, tại một số
trường do sự phối hợp không tốt giữa cơ quan Nội vụ và cơ quan quản lý giáo dục
trong xây dựng chỉ tiêu biên chế nên gây ra rất nhiều khó khăn cho GDPT trong xây
dựng kế hoạch phát triển GDPT. Ở các quận, huyện, thực tế quản lý nhân sự GDPT
rất khác nhau: có nơi UBND các quận, huyện quản lý trực tiếp, có nơi quản lý nhân
sự thơng qua tham mưu của Phịng Nội vụ, có nơi quản lý nhân sự thơng qua ủy
quyền cho Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Hai là, thực trạng phân cấp trong quản lý tài chính
Quy trình xây dựng và phê duyệt ngân sách giáo dục:Cơ quan quản lý giáo dục
phối hợp với cơ quan kế hoạch và tài chính xây dựng dự thảo kế hoạch ngân sách, sau
đó trình UBND các cấp phê duyệt. Quy trình này gây khó khăn cho ngành giáo dục vì
15


nó phụ thuộc vào mức độ phối hợp hay mối quan hệ của ngành giáo dục với các
ngành chức năng. Đơn vị nào có quan hệ tốt các ngành chức năng thì có lợi, cịn
khơng thì ngược lại. Việc phân bổ ngân sách giáo dục trên địa bàn Hà Nội do UBND
Thành phố quyết định.
Ba là, thực trạng phân cấp về chuyên môn
Việc lập kế hoạch phát triển GDPT được thực hiện theo từng bước từ cấp thấp
đến cấp cao (Trường - Phòng-Sở GD&ĐT). Bước đầu tiên, từng trường phổ thông xây
dựng kế hoạch dựa trên cơ sở đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển GDPT của
năm trước và mục tiêu, nhiệm vụ đề ra cho năm kế hoạch mới. Bước tiếp theo, Phòng
và Sở GD&ĐT là các đơn vị tổng hợp, xem xét điều chỉnh kế hoạch để hoàn thiện và
bước cuối cùng, các ngành chức năng (Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch-Đầu tư và Sở Tài
chính) xem xét, điều chỉnh kế hoạch và tham mưu trình UBND Thành phố phê duyệt.
3.2.2. Đánh giá chung về thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ
thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội
3.2.2.1. Những kết quả đạt được
Nhìn chung, các quy định về phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT đã kế thừa có
chọn lọc các quy định phân cấp quản lý của các bậc học khác trong hệ thống giáo dục
quốc dân, do đó phân cấp phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT về cơ abnr đã đáp
ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về giáo dục của địa phương.
Phân cấp phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT đã kết hợpcác nội dung về
phân cấp trong quản lý chuyên môn, quản lý nhân sự, quản lý tài chính. Các quy
trình cơng việc đã được thực hiện đúng nguyên tắc, đảm bảo hoạt động quản lý giáo
dục được diễn ra đúng kế hoạch, đáp ứng được nhu cầu quản lý.

Việc thực hiện các quy định về phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT đã đáp
ứng được yêu cầu, nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước, cải cách giáo dục, bảo
đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc kết hợp giữa quản lý theo ngành và
quản lý theo lãnh thổ.
Phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT bước đầu đã phát huy tính năng động, tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục và các trường phổ thong, góp
phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị giáo dục.
3.2.2.2. Những hạn chế
Một là, những bất cập trong phân cấp về tổ chức bộ máy, nhân sự quản lý nhà
nước đối với giáo dục phổ thông
Chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý giáo dục trên địa bàn thành phố
Hà Nội chưa đi đôi với quyền hạn. Các cơ quan quản lý giáo dục địa phương phải
gánh trọng trách nặng nề trong việc triển khai các chính sách, chương trình giáo dục
16


trên địa bàn. Để thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ này một cách hiệu quả các
cơ quan quản lý giáo dục địa phương phải phải có các quyền hạn nhất địnhtrong việc
huy động, bố trí sử dụng nhân sự, cũng như trong việc huy động, phân bổ các nguồn
tài chính kịp thời và phù hợp với mục đích công việc triển khai. Kết quả điều tra cho
thấy, các cơ quan quản lýgiáo dục địa phương chưa được trao quyền hạn phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ, nhất là các quyền hạn trong vấn đề nhân sự và tài chính.
Hai là, những hạn chế về phân cấp chun mơn
Thực tế GDPT trên địa bàn Thành phố cho thấy chương trình GDPT hiện nay
q nặng, khơng thiết thực. Học sinh phải học nhiều kiến thức hàn lâm, xa rời thực tế,
không thật cần thiết. Tuy vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như các trường phổ
thông trên địa bàn khơng thể thay đổi chương trình vì chương trình GDPT hiện nay
do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định. Cán bộ quản lý GDPT và giáo viên chưa được
tham gia nhiều vào quá trình xây dựng chương trình. Rõ ràng việc áp dụng chung một
chương trình GDPT cho đối tượng học sinh ở Thủ đô cũng giống như học sinh các

tỉnh miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa là khơng phù hợp. Bởi lẽ học sinh Thủ đơ
có điều kiện để tiếp cận nhiều tri thức mới, hội nhập quốc tế, về cơ bản trình độ ngoại
ngữ và tin học khá tốt, nhu cầu, mong muốn và định hướng học tập cũng khác học
sinh các tỉnh thành khác.
Ba là, những hạn chế trong phân cấp về quản lý cơ sở vật chất, tài chính
Trong cơng tác quản lý tài chính, quy trình xây dựng và phê duyệt ngân sách
GDPT cũng gây nhiều khó khăn cho ngành giáo dục. Phân bổ ngân sách, cấp phát tài
chính phụ thuộc nhiều vào mức độ phối hợp hay mối quan hệ của ngành giáo dục với
các ngành chức năng. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý giáo dục
trên địa bàn thành phố Hà Nội còn chồng chéo với các cơ quan chức năng khác.
Những chồng chéo trách nhiệm có thể thấy qua quản lý ngân sách và tài chính của
ngành giáo dục. Về quản lý tài chính, vai trò quyết định về phân bổ và quản lý tài chính
đối với GDPTchủ yếu thuộc về Sở Tài chính. Các cơ quan quản lý giáo dục tuy có tham
gia song chủ yếu với vai trị đề xuất, kiến nghị, ít có tác dụng. Chính vì thế nhiều quận,
huyện Phịng Tài chính khơng phối hợp chặt chẽ với Phịng Giáo dục và đào tạo dẫn đến
việc cấp phát kinh phí khơng kịp thời, gây khó khăn cho các cơ sở giáo dục.
3.2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, nhận thức, quan điểm về các chủ trương, giải pháp phân cấp quản lý
nhà nước đối với GDPT giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và chính quyền địa phương các
cấp chưa rõ ràng, rành mạch, thiếu sự nhất quán. Thứ hai, tư duy về quản lý GDPT của
ngành giáo dục và các Bộ, ngành, chính quyền địa phương chậm đổi mới trong điều
kiện đã được Nhà nước phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT. Thứ ba, những hạn
17


chế trong thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phân cấp quản lý nhà nước về
giáo dục phổ thông. Thứ tư, phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT đòi hỏi các cơ
quan quản lý GDPT và các trường phổ thơng phải có đội ngũ cán bộ, giảng viên có
năng lực để có thể chủ động, sáng tạo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đã được phân
cấp. Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong thực hiện các

chức năng, nhiệm vụ được phân cấp chưa kịp thời, một vài cơ sở GDPT lợi dụng
những chức năng, nhiệm vụ được phân cấp vi phạm các quy định của pháp luật.

18


Chương 4
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
4.1. Quan điểm và định hướng tăng cường phân cấp quản lý nhà nước đối với
giáo dục phổ thông
4.1.1. Quan điểm tăng cường phân cấp quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ
thông
Một là, phân cấp quản lý nhà nước về GDPT phải phù hợp với trình độ phát
triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội trong từng giai đoạn, đặc thù, điều kiện và
khả năng phát triển của từng địa phương; với từng loại hình đơ thị, nơng thơn, với xu
thế hội nhập khu vực và quốc tế. Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ thực hiện thí điểm
khơng tổ chức HĐND cấp phường trong nhiệm kỳ 2021-2026 với 177 phường thuộc
12 quận và thị xã Sơn Tây. Hai là, phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT phải
đảm bảo quan điểm hiệu quả. Hiệu quả quản lý nhà nước đối với GDPT là hiệu quả
tổng hợp, hiệu quả kinh tế gắn với hiệu quả xã hội. Quan điểm này nhấn mạnh, cấp
nào giải quyết kịp thời các chức năng, nhiệm vụ và cung cấp dịch vụ GDPT tốt hơn,
hiệu quả hơn, đáp ứng tốt các yêu cầu của nhân dân thì giao cho cấp đó thực hiện.
Phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT phải rõ việc, rõ địa chỉ, rõ trách nhiệm, phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền địa phương.Ba là, tuân thủ
quan điểm kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân
định rõ những nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với GDPT của các sở, ngành với nhiệm
vụ quản lý nhà nước của các cấp chính quyền địa phương đối với GDPT trên địa bàn.
Bốn là, phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT phải bảo đảm tương ứng giữa

nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm với các nguồn lực tài chính, tổ chức, nhân sự và
các điều kiện cần thiết khác để có thể thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ được
phân cấp. Phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT cũng phải đồng bộ, ăn khớp giữa
các ngành, lĩnh vực có liên quan.Năm là, phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT
phải đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương các
cấp trong việc quyết định, thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với GDPT;
chính quyền địa phương các cấp phải chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành
chính, đồng thời phát huy dân chủ rộng rãi để nhân dân tham gia vào sự nghiệp phát
triển GDPT.Sáu là, phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT phải đảm bảo sự đồng
bộ và thống nhất. Phải đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống thể chế, các
văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế quản lý; đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các trường phổ thông. Bảy là, đối với những nội dung đã được phân cấp,
chính quyền các cấp chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện; các Sở Giáo dục và
19


Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát và kiểm tra. Nếu phát hiện có vi phạm pháp
luật hoặc trái với quy hoạch, kế hoạch phát triển GDPT đã được phê duyệt thì xử lý theo
thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan nhà nước cấp trên xem xét giải quyết.
4.1.2. Định hướng tăng cường phân cấp quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ
thông
Một là, kết hợp tập trung và phân cấp, cũng như các kiểu phân cấp quản lý nhà
nước đối với GDPT, như phi tập trung hố, uỷ quyền, trao quyền và xã hội hóa, đảm
bảo quyền hạn đi đôi với trách nhiệm thực hiện và nâng cao quyền tự chủ cho các
trường phổ thông. Cụ thể nên áp dụng mơ hình phân cấp cho các cấp chính quyền địa
phương quản lý các trường phổ thơng, trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung vào
chức năng ban hành các văn bản quy phạm định hướng, hỗ trợ phát triển và kiểm soát
hệ thống GDPT; cấp sở Giáo dục và Đào tạo được trao quyền quản lý các trường
THPT, thực hiện các chức năng hỗ trợ phát triển, kiểm soát hệ thống và đảm bảo chất
lượng GDPT ở địa địa phương; cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý các trường

Tiểu học, THCS và cấp trường phổ thông được tự chủ trong xây dựng kế hoạch, quản
lý đội ngũ cán bộ, giáo viên và ngân sách của nhà trường phù hợp với nhu cầu và
điều kiện của mình.
Hai là, phân cấp quyền ra quyết định cho cấp thực hiện đi đôi với việc củng cố
và xây dựng hệ thống chịu trách nhiệm với kết quả đầu ra. Để xây dựng một hệ thống
chịu trách nhiệm cần tăng cường các mối quan hệ về tính chịu trách nhiệm giữa nhà
quản lý, nhà trường với gia đình và xã hội. Để tăng cường trách nhiệm cần công khai,
minh bạch thông tin, dùng các công cụ pháp lý và kinh tế để người dân có thể biểu
đạt ý kiến và nguyện vọng của mình vối các cấp quản lý GDPT, khuyến khích cha mẹ
học sinh và cộng đồng cùng chia sẻ công việc quản lý các trường phổ thơng thơng
qua mơ hình hội đồng trường phổ thơng. Hệ thống chịu trách nhiệm cũng đòi hỏi sự
phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của các bên có liên quan, thơng tin về
kết quả giáo dục và chi tiêu tài chính của từng cấp quản lý GDPT và trường phổ
thông phải công khai, minh bạch.
Ba là, phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT đi đôi với nâng cao năng lực
của cán bộ quản lý GDPT và các trường phổ thông. Để phân cấp quản lý nhà nước
đối với GDPT thành công, một mặt cần không ngừng nâng cao cơ sở vật chất cho các
trường phổ thông, mặt khác cần nâng cao năng lực cán bộ của cán bộ quản lý GDPT
các cấp, nhất là hiệu trưởng các trường phổ thông trong lập kế hoạch chiến lược, quản
lý nhân sự, tài chính phù hợp với bối cảnh phân cấp quản lý.
4.2. Giải pháp tăng cường phân cấp quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ
thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội
4.2.1. Đổi mới tư duy về phân cấp quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông
Đổi mới tư duy về phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT cần phải: 1) Phân
cấp phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, đặc điểm,
20


điều kiện và khả năng của từng địa phương; 2) Cấp nào giải quyết kịp thời các chức
năng, nhiệm vụ và cung cấp dịch vụ GDPT tốt hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng tốt các yêu

cầu của nhân dân thì giao cho cấp đó thực hiện; 3) Phân cấp quản lý phải bảo đảm
tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm với các nguồn lực tài chính, tổ
chức, nhân sự và các điều kiện cần thiết khác để có thể thực hiện được các chức năng,
nhiệm vụ được phân cấp; 4) Phân cấp quản lý phải đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền
và trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong việc quyết định, thực hiện
các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với GDPT; 5) Phân cấp quản lý phải đảm bảo sự
đồng bộ, thống nhất trong hệ thống thể chế, các văn bản quy phạm pháp luật và cơ
chế quản lý, đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường phổ thông.
4.2.2. Xây dựng và hồn thiện các cơ chế, chính sách về phân cấp quản lý nhà
nước đối với giáo dục phổ thông
Thứ nhất, tăng cường phân cấp về tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự
Trên cơ sở các quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chức năng,
nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước đối với GDPT,
Thành phố Hà Nội xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với GDPT
thống nhất trên địa bàn, có tính tới đặc thù của các quận, huyện.
UBND Thành phố ủy quyền cho Sở Nội vụ và Sở Giáo dục và Đào tạo xác định
biên chế cán bộ, giáo viên cho các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thơng
trên cơ sở có tính đến các đặc thù của các quận, huyện nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt
động của bộ máy quản lý nhà nước đối với GDPT và chất lượng GDPT của các
trường phổ thông trên địa bàn Thành phố.
Thứ hai, tăng cường phân cấp về tài chính và quản lý tài chính đối với cơ sở
giáo dục phố thông
Việc quản lý chuyên môn – nhân sự- cơ sở vật chất là ba mảng có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Với quan điểm coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, chú trọng đầu tư
cho giáo dục, để nâng cao chất lượng giáo dục , không chỉ trao thẩm quyền về chuyên
môn, cần phân cấp việc tham mưu, quản lý về nhân sự và tài chính. Cách thức cung
cấp tài chính GDPT có hiệu quả hiện nay là Sở GD&ĐT phải được quyền phân bổ chỉ
tiêu tài chính sau khi được UBND Thành phố phê duyệt cho GDPT và các trường phổ
thông có quyền quyết định sử dụng các chỉ tiêu trên theo nhu cầu thực tế của nhà
trường, các tài trợ và ngân sách cần được cấp trực tiếp từ kho bạc tới trường phổ thông.

Thứ ba, tăng cường phân cấp về chuyên môn
Như đã đánh giá ở trên, việc lập kế hoạch phát triển giáo dục phổ thông, xây
dựng nội dung, chương trình và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông do Thành
phố tiến hành trên cơ sở chuẩn chung về nội dung, chương trình và đánh giá chất
lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra. Chính vì “mặc chung một cái áo” nên việc
đào tạo, giáo dục học sinh phổ thơng khơng có sự khác biệt giữa các vùng,miền,
21


thành phố. Với đặc thù là trung tâm giáo dục của cả nước, trình độ dân trí cao, điều
kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho việc giáo dục, tập trung các trường chất lượng cao,
đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm, năng lực. Vì vậy, việc lập kế hoạch phát triển
giáo dục phổ thông, xây dựng nội dung, chương trình và đánh giá chất lượng giáo dục
phổ thơng cần bám sát điều kiện kinh tế- văn hoá – xã hội và tình hình giáo dục phổ
thơng của thủ đô. Đã đến lúc Bộ Giáo dục và đào tạo cần mạnh mẽ trao quyền tự chủ
cho các địa phương trong việc xây dựng nội dung, chương trình giáo dục phổ thơng
cũng như các tiêu chí kiểm định đánh giá chất lượng phổ thông. Bộ với tư cách
“người gác cửa” sẽ kiểm tra, giám sát việc đảm bảo chất lượng GDPT của địa
phương.Đơn cử việc học ngoại ngữ Hà Nội có thể khơng chỉ tiếng Anh mà cịn đẩy
mạnh các ngoại ngữ khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... theo nhu cầu của
xã hội trong từng thời kỳ. Còn các địa phương miền núi khác bên cạnh học Tiếng
Anh có thể giảng dạy thêm tiếng dân tộc trong các trường phổ thơng. Có như thế mới
tạo sự đa dạng và thích ứng của mỗi địa phương.
4.2.3. Nâng cao năng lực của đội ngũ công chức, viên chức quản lý giáo dục phổ
thông
Nâng cao năng lực về mọi mặt của cán bộ quản lý GDPT trên địa bàn Thành phố
và các trường phổ thông giúp họ sẵn sàng đảm nhận và thực hiện có hiệu quả các
chức năng, nhiệm vụ được phân cấp. Cần đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực lãnh
đạo, quản lý của những người đứng đầu Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng
các trường phổ thông. Họ phải nắm bắt được các kiến thức quản lý giáo dục khoa

học, biết khuyến khích, động viên đội ngũ cán bộ, giáo viên phấn đấu không ngừng
nâng cao chất lượng giáo dục. Cán bộ quản lý GDPT khơng nâng cao năng lực của
mình thì khơng thể thực hiện phân cấp và cũng không thể tự chủ.
Để nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức quản lý GDPT, Bộ Giáo
dục và Đào tạo cần tổ chức các khóa bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt của các Sở Giáo
dục và đào tạo và nhất là cho cán bộ quản lý các trường phổ thông về lập kế hoạch, quản
lý nhân sự, tài chính, thanh tra và thông tin GDPT trong bối cảnh phân cấp quản lý.
Hầu hết công chức, viên chức quản lý GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội
hiện nay đều chưa được đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức quản lý, nhất là các kiến
thức về phân cấp quản lý nên tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của
đội ngũ cán bộ quản lý là một giải pháp quan trọng đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà
nước đổi với GDPT hiện nay. Cán bộ quản lý GDPT cần được bồi dưỡng các kiến
thức và kỹ năng chủ yếu sau đây:
- Kiến thức, kỹ năng lập kế hoạch phát triển GDPT, trong đó cần chú trọng lập
kế hoạch phát triển nhà trường, kế hoạch học tập cho học sinh, hợp tác giữa nhà
trường với cha mẹ học sinh và cộng đồng, xây dựng các mục tiêu phát triển và các
22


giải pháp để đạt được mục tiêu, xây dựng khung năng lực và chế độ trách nhiệm của
cán bộ quản lý GDPT.
- Kiến thức, kỹ năng xây dựng chương trình và tài liệu dạy học phát triển phần
mềm của chương trình đáp ứng nhu cầu phát triển của Thành phố.
- Năng lực quản lý khoa học, linh hoạt, đáp ứng được yêu cầu và chịu trách
nhiệm với cấp trên và người hưởng dịch vụ GDPT.
- Năng lực tư duy sáng tạo, trung thực, khách quan, đề cao tinh thần trách
nhiệm; làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả.
- Năng lực tự học, liên tục cập nhật kiến thức và các kinh nghiệm quản lý, phấn
đấu học tập suốt đời bằng các hình thức khác nhau.
4.2.4. Hồn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra đảm bảo hiệu quả phân cấp quản lý

nhà nước đối với giáo dục phổ thông
Thanh tra, kiểm tra đối với GDPT phải bao quát tất cả các nội dung quản lý, từ
xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển GDPT đến thực hiện chương trình giáo
dục; cấp phát, chi tiêu tài chính; huy động và sử dụng các nguồn lực xã hội; tuyển
chọn, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, luân chuyển, đề bạt cán bộ, giáo viên; đánh giá
kết quả học tập; việc dạy thêm, học thêm; thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được
phân cấp. Việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ và
quyền hạn được giao của chính quyền địa phương, các trường phổ thông, hạn chế
được việc tùy tiện trong thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được phân cấp hoặc lợi
dụng các chức năng, nhiệm vụ được phân cấp để vi phạm.
4.2.5. Các giải pháp bổ trợ
Thứ nhất, Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục phổ thơng. Xã hội hóa giáo dục trong
GDPT cần thực hiện các nội dung hoạt động: 1) Huy động toàn xã hội tham gia phát
triển quy mô GDPT, thực hiện mục tiêu xây dựng một xã hội học tập; 2) Đa dạng hóa
các hình thức học tập và loại hình nhà trường phổ thơng; 3) Đa dạng hóa các loại
hình nhà trường tham gia vào quá trình GDPT; tham gia xây dựng các yếu tố, điều
kiện phát triển GDPT.
Thứ hai, trao quyền tự chủ cho các trường phổ thông. Cụ thể: tạo sự đồng thuận
về nhận thức đối với một số nội dung quan trọng của tự chủ; hoàn thiện các quy định
pháp lý về tự chủ trường phổ thông; thể chế hóa chủ trương tách quản lý nhà nước
với quản trị các trường phổ thông; nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý ở cả cấp hệ
thống và cấp trường phổ thông.

23


×