Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Doanh nghiệp quỵt tiền BHXH pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.56 KB, 3 trang )

Doanh nghiệp quỵt tiền BHXH: Ai bảo vệ người lao
động?
Nguồn: bhxhdongnai.gov.vn

Số tiền BHXH mà các doanh nghiệp (DN) trên cả nước chiếm dụng lên đến 1.800 tỉ
đồng. Trong khi đó, biện pháp kiện ra tòa xem ra cũng không hiệu quả.

Tòa kêu khó
Trong buổi làm việc với Ban Pháp chế HĐND TP.HCM, Phó chánh án TAND
TP.HCM Trần Văn Sự cho biết các tranh chấp đòi BHXH giữa người lao động với
người sử dụng lao động là loại tranh chấp mới xuất hiện những năm gần đây. Các
tranh chấp này rất phức tạp do thời gian nợ BHXH kéo dài trong nhiều năm, tiền
lương cũng như số lượng người lao động có nhiều biến động. Thêm vào đó, phần
lớn các DN này ngưng hoạt động, đại diện theo pháp luật của DN bỏ trốn ra nước
ngoài... nên cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập chứng
cứ, giải quyết thỏa đáng.
Theo ông Sự, khi công nhân yêu cầu tòa mở thủ tục phá sản đối với DN thì gặp
khó khăn trong việc cử người đại diện DN tham gia vào tổ quản lý, thanh lý tài sản
theo như luật quy định. Ngoài ra, quyết định mở thủ tục phá sản, thanh lý tài sản,
tuyên bố DN phá sản đều phải đăng trên báo địa phương nơi DN lâm vào tình
trạng phá sản có trụ sở chính và báo trung ương trong ba số liên tiếp. Trong khi
đó, nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người lao động thì không
phải nộp tiền tạm ứng án phí; mà tòa thì không có nguồn kinh phí để thực hiện
việc đăng báo theo quy định.



Một thẩm phán của TAND TP.HCM cũng cho
rằng: “Tranh chấp trong lĩnh vực BHXH gia
tăng mạnh thời gian qua thực sự là loại án khó
và khá mới mẻ đối với TAND cấp quận,


huyện. Bởi thực tế, khi số nợ BHXH quá lớn,
chủ sử dụng lao động thường bỏ trốn để quỵt
luôn tiền lương, tiền BHXH, nên án tuyên rồi
hiệu quả thu hồi lại toàn bộ số tiền bị chiếm
dụng là không thể”. Vị này phân tích: “Có
chăng, chỉ thu hồi một phần rất nhỏ và phải
tốn kém rất nhiều nhân lực, thời gian xử lý
đống tài sản cũ kỹ, giá trị không bao nhiêu còn
sót lại”.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Trong việc DN chiếm dụng hàng ngàn tỉ đồng
tiền BHXH, thiệt thòi xem như đổ hết lên vai hàng triệu lao động trong cả nước.
Kèm theo việc không nộp BHXH là người lao động không được hưởng bất kỳ một
chế độ nào về BHYT, hưu trí, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động... DN nợ BHXH
khiến người lao động khi chuyển nơi làm việc hoặc cần chốt lại thời gian để được
hưởng chế độ chính sách cũng gặp phải vô vàn khó khăn.

Theo luật sư Trương Lê Minh Trí,
Đoàn luật sư Đồng Nai, quy định
xử phạt hành chính đối với những
DN nợ BHXH quá hạn, trốn
BHXH với mức phạt tối đa 20
triệu đồng như hiện nay là quá
nhẹ, không đủ sức răn đe. “Số
tiền nợ BHXH nếu đem gửi ngân
hàng, lãi thu được cao hơn nhiều
số tiền phải nộp phạt”, luật sư Trí
phân tích.

Một lãnh đạo TAND TP.HCM thẳng thắn: nguyên do là BHXH chưa làm hết trách

nhiệm, để một số DN nợ BHXH kéo dài trong nhiều năm. Chứ nếu quyết liệt làm
thì sẽ không có chuyện DN nợ đọng hàng tỉ đồng, rồi chủ bỏ trốn một cách dễ
dàng như thế. Lấy vụ Công ty Kwang Nam nợ BHXH kéo dài từ năm 2003, đến
năm 2007 mới thấy DN này bị xử phạt, vị này bức xúc: “DN này có cả ngàn lao
động, số tiền 6% trích từ lương mỗi tháng không phải số tiền nhỏ, đó là chưa nói
đơn vị này đã có những hành vi gian dối khai báo số lượng lao động không đúng
với thực tế để né việc phải nộp BHXH. Luật BHXH quy định, người sử dụng lao
động phải đóng BHXH hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao
động để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH và thực hiện quyết toán hằng quý với
tổ chức BHXH. Luật này cũng quy định, tổ chức BHXH có quyền kiểm tra việc
đóng BHXH và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm
pháp luật về BHXH. Nhưng ngành BHXH không kiên quyết ngay khi DN mới nợ
BHXH. Khi nợ đọng kéo dài nhiều năm, số tiền lên đến hàng tỉ đồng mới xử phạt
thì quá trễ, DN không thể khắc phục”.
Ông Cao Văn Sang, Giám đốc BHXH TP.HCM, cũng thừa nhận việc DN nợ đọng
nhiều BHXH có phần trách nhiệm của hệ thống BHXH. “Một số... “ông” BHXH
quận huyện chưa mặn lắm trong việc xử lý các hành vi vi phạm của DN chiếm
dụng BHXH. BHXH TP.HCM đã có văn bản chỉ đạo BHXH các quận, huyện phải
kiên quyết khởi kiện các DN trên địa bàn chây ì, cố tình chiếm dụng tiền BHXH.
Quận, huyện nào không tích cực trong việc này BHXH TP.HCM sẽ có biện pháp
kỷ luật”

×