Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý phục vụ cho công tác quản lý hồ sơ địa giới hành chính cấp xã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 106 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

ĐINH THỊ THANH BÌNH

XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỆ THÔNG TIN
ĐỊA LÝ PHỤC VỤ CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
HỒ SƠ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Hà Nội – 2010


bộ giáo dục và đào tạo
TRNG I HC M - ĐỊA CHẤT

Mẫu Báo cáo (bìa mềm)ĐINH THỊ THANH BÌNH

X¢Y DùNG CƠ Sở Dữ LIệU Hệ THÔNG TIN ĐịA Lý
PHụC Vụ CHO CÔNG TáC QUảN Lý Hồ SƠ ĐịA GiớI
HàNH CHíNH CÊP X·
Chuyên ngành
Mã số

: Bản đồ, viễn thám và hệ thống thơng tin địa lý
: 60.44.76

LN V¡N TH¹C SÜ Kü THUËT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. VŨ VĂN CHẤT

Hµ néi - 2010






1
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2010
Tác giả luận văn

Đinh Thị Thanh Bình


2

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ………………………………………………………………………
Lời cam đoan………………………………………………………………………

1

Mục lục…………………….....................................................................................


2

Danh mục các từ viết tắt……………………………………………………...

4

Danh mục các bảng, biểu………………………………………………. ………..

5

Danh mục các hình vẽ, …….…………………………………………………….

6

Mở đầu……………………………………………………………………………..

7

Chương 1: Tổng quan về hồ sơ địa giới hành chính và cơng tác quản lý 10
hồ sơ địa giới hành chính ở nước ta………………………………………..
1.1.Khái niệm về hồ sơ địa giới hành chính…………………………………. 10
1.1.1. Một số khái niệm trong hồ sơ địa giới hành chính (ĐGHC) ………...

10

1.1.2. Những quy định về thành lập bộ hồ sơ ĐGHC các cấp……………… 12
1.1.3. Nội dung trong bộ hồ sơ ĐGHC……………………………………... 15
1.2. Tổng quan về công tác quản lý hồ sơ địa giới hành chính………………. 17
1.2.1. Hiện trạng cơng tác quản lý hồ sơ địa giới hành chính ở Việt Nam…. 17

1.2.2. Tình hình cập nhật những biến động về HSĐGHC thời kỳ 364/CT 17
đến nay………………………………………………………………………..
1.2.3. Công nghệ quản lý hồ sơ địa giới hành chính ở Việt Nam…………..

18

1.2.4. Đánh giá thực trạng và yêu cầu về việc quản lý hồ sơ ĐGHC hiện nay…...

21

Chương 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý hồ sơ địa giới hành chính.. 23
2.1. Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý…………………………………. 23
2.1.1. Định nghĩa hệ GIS …………………………………………………...

23

2.1.2. Sự hình thành và phát triển của hệ thống thông tin địa lý……………

24

2.1.3 . Những lợi ích thu được khi sử dụng GIS……………………………

28

2.1.4. Các thành phần cơ bản của GIS……………………………………… 29
2.1.5. Các chức năng cơ bản của GIS………………………………………. 33


3
2.2. Giới thiệu một số phần mềm của GIS…………………………………… 33

2.2.1. Phần mềm Mapinfo…………………………………………………... 33
2.2.2. Hệ thống phần mềm ESRI…………………………………………… 39
2.3. Cơ sở dữ liệu trong GIS............................................................................. 43
2.3.1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu................................................................... 43
2.3.2. Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý trên thế giới............................ 55
2.3.3. Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý ở Việt Nam............................ 57
2.3.4. Cơ sở lý thuyết về cơ sở dữ liệu...........................................................

59

2.3.5. Đặc thù của cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý.......................................

60

2.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu trong công tác quản lý hồ sơ ĐGHC................... 61
2.4.1. Mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu..........................................................

61

2.4.2. Lý thuyết xây dựng cơ sở dữ liệu…………………………………….

63

2.5. Xây dựng, cập nhật, bảo trì và quản trị cơ sở dữ liệu................................ 65
2.6. Các lớp nội dung trong CSDL cho hệ thống quản lý hồ sơ địa giới hành chính

66

2.7. Ứng dụng của cơng nghệ GIS trong công tác quản lý hồ sơ địa giới 68
hành chính.........................................................................................................

Chương 3: Thực nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa 73
lý phục vụ quản lý hồ sơ địa giới hành chính phường Ninh Khánh –
thành phố Ninh Bình – tỉnh Ninh Bình.........................................................
3.1. Mơ tả tình hình chung về địa giới hành chính khu vực thực nghiệm ....... 73
3.2. Các tư liệu thu thập được………………………………………………..

75

3.3. Xây dựng CSDL hồ sơ địa giới hành chính phường Ninh Khánh............

75

3.3.1. Hệ thống văn bản và bản đồ.................................................................

75

3.3.2. Xây dựng bảng thuộc tính cho các đơn vị địa giới hành chính............

77

3.3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu cho tuyến địa giới hành chính………………

77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………….................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….………………….. 85
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 86


4


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐGHC

Địa giới hành chính

CSDL

Cơ sở dữ liệu

GIS

Hệ thơng tin địa lý

VN2000

Hệ toạn độ chính thức được sử dụng ở Việt Nam

HN72

Hệ tọa độ Hà Nội – 72

MapInfo

Phần mềm xử lý bản đồ của hãng MapInfo

TAB

File định dạng của MapInfo


BMP

Một loại định dạng văn bản quét

DGN

File định dạng của Microstation

UBND

Ủy ban nhân dân

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ẢNH MINH HỌA
Trang
Hình 1.1: Kho lưu trữ bản đồ và hồ sơ địa giới hành chính truyền thống

19

Hình 2.1: Các thành phần của GIS


30

Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống phần cứng của GIS

31

Hình 2.3: Hệ thống phần cứng GIS chuyên dụng

31

Hình 2.4: Thể hiện số liệu vector và raster

47

Hình 2.5: Các lớp thơng tin trong GIS

48

Hình 2.6: Các loại đối tượng chính khi số hóa thơng tin bản đồ

53

Hình 2.7: Mục tiêu của hệ thống

62

Hình 3.1: Vị trí địa lý phường Ninh Khánh

74


Hình 3.2: Thêm trường dữ liệu địa lý

77

Hình 3.3: CSDL tuyến ĐGHC

80

Hình 3.4: CSDL mốc ĐGHC

80

Hình 3.5: CSDL điểm đặc trưng

80

Hình 3.6: Dữ liệu một đoạn 1 địa giới Ninh Khánh- Ninh Mỹ

81

Hình 3.7: Dữ liệu một mốc địa giới hành chính phường Ninh Khánh

81

Hình 3.8: Dữ liệu điểm đặc trưng số 1 thuộc địa giới tuyến Ninh Khánh –

82

Ninh Mỹ



6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Sơ đồ tổ chức trong CSDL

67

Bảng 3.1: Cấu trúc trường thông tin

76

Bảng 3.2: Thuộc tính các lớp thơng tin

76

Bảng 3.3: Thơng tin thuộc tính mốc ĐGHC

78

Bảng 3.4: Thơng tin thuộc tính tuyến ĐGHC

79

Bảng 3.5: Thơng tin thuộc tính điểm đặc trưng ĐGHC

79



7

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hồ sơ địa giới hành chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với địa
giới hành chính. Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm: văn bản của cấp có thẩm
quyền về việc thành lập (hoặc sát nhập, điều chỉnh); các văn bản xác nhận
việc phân giới, cắm mốc, bản đồ địa giới…
Ngày 06 tháng 11 năm 1991 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ
tướng Chính phủ) đã ban hành Chỉ thị 364-CT với hai nội dung cơ bản là giải
quyết tranh chấp đất đai có liên quan đến đường địa giới các cấp và lập bộ hồ
sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp trên cả nước. Sau 5 năm triển khai thực
hiện chỉ thị số 364-CT, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lần đầu tiên
trong lịch sử Việt Nam đã hoàn thành cơ bản đường ĐGHC các cấp và được
ghi nhận trên bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp để lưu trữ và sử dụng trong
phạm vi cả nước. Đã lập được bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cho 53
đơn vị hành chính cấp tỉnh, 570 đơn vị hành chính cấp huyện, 10.182 đơn vị
hành chính cấp xã. Hiện nay trên cả nước đã có 63 đơn vị hành chính cấp
tỉnh, thành phố, 696 đơn vị hành chính cấp huyện và 11.113 đơn vị hành
chính cấp xã (số liệu tính đến 15/9/2009). Đơn vị hành chính các cấp xã,
huyện, tỉnh tăng lên 1067 đơn vị hành chính, trong đó:
- Cấp tỉnh tăng 10 đơn vị hành chính
- Cấp huyện tăng 126 đơn vị hành chính
- Cấp xã tăng 931 đơn vị hành chính
Ở nước ta, cơng tác quản lý hồ sơ địa giới hành chính từ lâu nay vẫn sử
dụng phương pháp truyền thống thủ công cho nên việc cập nhật, truy cập,
khai thác và quản lý hồ sơ địa giới hành chính rất phức tạp, tốn nhiều cơng
sức mà độ chính xác lại khơng cao. Do vậy, việc nghiên cứu xây dựng cơ sở
dữ liệu hệ thống thông tin địa lý phục vụ cho công tác quản lý hồ sơ địa giới
hành chính các cấp là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn cao.



8
Chính vì vậy, đề tài luận văn được chọn là: “Xây dựng cơ sở dữ liệu
hệ thông tin địa lý phục vụ cho công tác quản lý hồ sơ địa giới hành
chính cấp xã”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích của đề tài là xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý
phục vụ cho công tác quản lý hồ sơ địa giới hành chính cấp xã.
- Xác định rõ hiện trạng sử dụng hồ sơ địa giới hành chính và nhu cầu
lưu trữ theo cơng nghệ mới tại các cơ quan quản lý về hồ sơ địa giới hành chính.
- Xác định rõ nhu cầu sử dụng những thơng tin từ hồ sơ địa giới hành
chính phục vụ cho cơng tác quản lý hành chính tại các cơ quan quản lý.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi giới thiệu cơ sở lý thuyết và phương
pháp xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý để quản lý hồ sơ địa giới hành
chính cấp xã của tỉnh Ninh Bình. Thơng qua việc thực nghiệm này để đánh
giá kết quả đạt được cũng như tính khả thi của đề tài.
4. Nội dung nghiên cứu
- Đề tài đề cập đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý
trong công tác quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp, cũng như việc ứng
dụng của chúng trong công tác quản lý hồ sơ địa giới hành chính.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu địa giới hành chính cho một đơn vị hành chính
cấp xã/phường.
- Thử nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống quản lý hồ sơ địa giới
hành chính ứng dụng cơng nghệ GIS.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích, tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn
- Ứng dụng công nghệ tin học
- Phương pháp GIS



9
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đưa ra quy trình sản xuất xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý
- Hệ thống cơ sở dữ liệu thơng tin địa giới hành chính các cấp
hồn tồn có khả năng ứng dụng vào thực tế. Thay vì phải tìm kiếm các
tư liệu về hồ sơ, bản đồ địa giới trong các kho lưu trữ mà chỉ cần tra cứu
trong hệ thống CSDL địa giới hành chính các cấp nhằm nâng cao hiệu
quả khai thác và sử dụng.
- Sản phẩm thử nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý
phạm vi các xã khu vực Ninh Bình.
7. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục hình ảnh, danh mục
những từ viết tắt, kết luận và kiến nghị, cấu trúc luận văn gồm có 3 chương :
Chương 1: Tổng quan về hồ sơ địa giới hành chính và cơng tác quản lý
hồ sơ địa giới hành chính ở nước ta
Chương 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý hồ sơ địa giới hành
chính
Chương 3: Thực nghiệm xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thông tin địa lý phục
vụ cho công tác quản lý hồ sơ địa giới hành chính phường Ninh Khánh, thành
phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.


10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỒ SƠ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH VÀ
CƠNG TÁC QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH Ở
NƯỚC TA

1.1.Khái niệm về hồ sơ địa giới hành chính
Hồ sơ địa giới hành chính là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với địa
giới hành chính. Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm: văn bản của cấp có thẩm
quyền về việc thành lập (hoặc sát nhập, điều chỉnh); các văn bản xác nhận
việc phân giới, cắm mốc, bản đồ địa giới.
1.1.1. Một số khái niệm trong hồ sơ địa giới hành chính
Hồ sơ địa giới hành chính được thành lập nhằm giải quyết những tranh
chấp về đất liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã..
1. Đơn vị hành chính
Mỗi quốc gia đều có chủ quyền trên một phạm vi lãnh thổ riêng biệt. Để
quản lý đất nước, tất cả các Quốc gia trên thế giới đều phân chia lãnh thổ của
mình thành những đơn vị hành chính và cấp hành chính khác nhau. Theo bản
Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định tại chương thứ 9, Việt Nam có ba cấp
hành chính:
- Cấp tỉnh / thành phố trực thuộc Trung Ương
- Cấp quận / huyện / thị xã / thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố trực
thuộcTrung Ương
- Cấp xã / phường / thị trấn trực thuộc quận / huyện / thị xã / thành phố
trực thuộc tỉnh.
Đơn vị hành chính là địa phận lãnh thổ được giới hạn trong một phạm vi
đường địa giới do cấp có thẩm quyền quyết định. Đơn vị hành chính được xác
định bằng ba yếu tố cơ bản:
- Diện tích tự nhiên
- Dân số


11
- Có bộ máy quản lý hành chính
Như vậy, đơn vị hành chính cấp tỉnh là: tỉnh / thành phố trực thuộc
Trung Ương; đơn vị cấp huyện là: quận / huyện / thị xã / thành phố trực thuộc

tỉnh; Đơn vị hành chính cấp xã là: xã / phường / thị trấn.
2. Đường địa giới hành chính
Đường ĐGHC là đường phân chia các đơn vị hành chính. Đường phân
chia các nước với nhau trên thế giới gọi là Biên giới Quốc gia. Đường phân
chia giữa các đơn vị hành chính cấp tỉnh trong một nước gọi là đường địa giới
cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương). Đường phân chia giữa các
đơn vị hành chính cấp huyện trong một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
gọi là đường địa giới cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc
tỉnh). Đường phân chia giữa các đơn vị hành chính cấp xã trong một đon vị
hành chính cấp huyện gọi là đường địa giới hành chính cấp xã (xã, phường,
thị trấn).
Giữa đơn vị hành chính, cấp hành chính và đường ĐGHC có mối quan
hệ mật thiết với nhau. Độ dài và hình dáng đường ĐGHC phụ thuộc vào diện
tích và địa hình của đơn vị hành chính. Khi đơn vị hành chính có sự điều
chỉnh diện tích và dân số để thành lập một đơn vị hành chính mới thì đường
ĐGHC cũng thay đổi theo.
Vậy đường ĐGHC là đường bao quanh đơn vị hành chính, hay nói một
cách khác là đường quy định giới hạn quản lý nhà nước của đơn vị hành chính đó.
Trong các đường ĐGHC nêu trên thì đường ĐGHC xã là đường cơ bản.
Đường ĐGHC của các xã giáp ranh giữa các huyện tạo thành đường ĐGHC
huyện. Đường địa giới các xã giáp ranh giữa các tỉnh tạo thành đường ĐGHC
tỉnh. Đây là căn cứ và nguyên tắc chi phối việc giải quyết tranh chấp đất đai
liên quan đến ĐGHC tỉnh và huyện. Phải lấy xã làm gốc trong q trình hịa
giải, hiệp thương giải quyết những tranh chấp về ĐGHC.


12
3. Bộ hồ sơ, bản đồ ĐGHC
Bản đồ ĐGHC là bản đồ chuyên đề được lập trong quá trình lập bộ hồ
sơ ĐGHC cho từng đơn vị hành chính trên cơ sở nền bản đồ địa hình quốc gia

ở tỷ lệ quy định có thể hiện các đường ĐGHC, các mốc ĐGHC và các yếu tố
địa lý, địa danh khác có liên quan đến ĐGHC được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xác nhận.
Bộ hồ sơ ĐGHC là bộ tài liệu được lập cho từng đơn vị hành chính bao
gồm các văn bản, số liệu và bản đồ ĐGHC.
Bộ hồ sơ ĐGHC ở dạng giấy là các tài liệu, văn bản mơ tả bản đồ địa
giới hành chính của các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bộ hồ sơ ĐGHC ở dạng số là các tài liệu, văn bản mô tả bản đồ địa giới
hành chính của các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh từ dạng
giấy được số hóa bằng cơng nghệ tin học và lưu trữ trên các thiết bị như đĩa
từ, đĩa CD, đĩa quang, băng từ hoặc thiết bị lưu trữ khác.
4. Mốc địa giới hành chính và điểm đặc trưng
Mốc được chơn ở ngồi thực địa tại nơi giao nhau của các đường địa
giới hành chính hoặc trên đường địa giới hành chính nơi cần thiết. Trong
trường hợp khơng thể chơn đúng vị trí được thì có thể chơn ở một nơi thuận
tiện ngoài đường địa giới và được xác định bằng các yếu tố kỹ thuật riêng.
Đường địa giới hành chính và mốc địa giới hành chính là dấu hiệu để
xác định giới hạn chủ quyền quản lý hành chính của các cấp chính quyền
được Nhà nước giao trên một vùng lãnh thổ.
Điểm đặc trưng: là điểm được lựa chọn để phục vụ việc mô tả đường
ĐGHC trong hồ sơ ĐGHC.
1.1.2.Những quy định về thành lập bộ hồ sơ địa giới hành chính các cấp
Để thành lập bộ hồ sơ ĐGHC các cấp phải đảm bảo được 4 tính chất:
đầy đủ, pháp lý, chính xác và thống nhất.


13
1. Tính chất đầy đủ
Tính chất đầy đủ hiểu một cách tổng quát trong một tập hồ sơ phải có

đầy đủ 9 loại tài liệu (đối với cấp xã) và 6 loại tài liệu (đối với cấp huyện,
tỉnh) nêu trên. Chẳng hạn nếu trên đường địa giới của xã đó chơn 6 mốc địa
giới (có loại mốc 3 mặt, có loại 2 mặt) thì đều phải vẽ đủ 6 sơ đồ mốc địa
giới, trong tập hồ sơ phải có đủ 6 bản xác nhận sơ đồ vị trí của 6 mốc địa giới.
Tương tự đối với tập hồ sơ ĐGHC cấp huyện và tỉnh cũng phải lập đủ
các tài liệu theo nguyên tắc như cấp xã.
Đối với tập hồ sơ ĐGHC cấp xã, tính đầy đủ cịn phải được xem xét
thêm trường hợp khi bản đồ ĐGHC và mô tả tuyến ĐGHC chưa lột tả được
hết các chi tiết của đường ĐGHC thì phải lập sơ đồ thuyết minh minh họa
thêm. Điểm đầu va điểm cuối của sơ đồ thuyết minh phải nhận biết chính xác
trên bản đồ và trên thực địa.
2. Tính pháp lý
Pháp lý được hiểu là: đường ĐGHC, mốc địa giới do các bên liên quan
cùng nhau thống nhất xác định trên thực địa nay được thể hiện trong tập hồ
sơ, bản đồ ĐGHC các cấp phải được ký tên đóng dấu, xác nhận đầy đủ của
chủ tịch (hoặc phó chủ tịch) UBND của 2 xã liên quan và được cấp trên một
cấp chứng thực. Việc ký kết trong tập hồ sơ và bản đồ ĐGHC phải giữ đúng
nguyên tắc là cấp trưởng ký, nếu cấp phó ký thay phải có giấy ủy quyền của
cấp trưởng.
a. Đối với địa giới hành chính các cấp
- Chủ tịch UBND cấp xã, huyện, tỉnh ký tên, đóng dấu trong các mảnh
bản đồ địa giới hành chính thuộc phạm vi quản lý hành chính của mình; chủ
tịch UBND cấp xã, huyện, tỉnh liên quan ký tên, đóng dấu trong các mảnh bản
đồ địa giới hành chính thuộc phạm vi quản lý hành chính của mình.
b. Đối với bản xác nhận sơ đồ vị trí mốc địa giới hành chính các cấp:


14
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp quản lý mốc ký xác nhận sơ đồ vị
trí mốc địa giới hành chính cấp tỉnh; chủ tịch UBND cấp huyện trực tiếp quản

lý mốc ký xác nhận và Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký chứng thực sơ đồ vị trí
mốc địa giới hành chính cấp huyện;
- Chủ tịch UBND cấp xã trực tiếp quản lý mốc ký xác nhận và chủ tịch
UBND cấp huyện ký chứng thực sơ đồ vị trí mốc địa giới hành chính cấp xã;
c. Đối với bản xác nhận toạ độ các mốc địa giới hành chính: chủ tịch
UBND cấp xã, huyện, tỉnh quản lý trực tiếp mốc ký vào bản xác nhận toạ độ
các mốc địa giới hành chính của mình; người lập, người kiểm tra ký và ghi rõ
họ tên;
d. Người lập, người kiểm tra ký và ghi rõ họ tên; cơ quan thi công chủ
tịch UBND xã, huyện, tỉnh ký đóng dấu vào bảng toạ độ các điểm đặc trưng
trên đường địa giới hành chính các cấp, bảng toạ độ các mốc địa giới hành
chính và các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính của mình;
e. Người lập ký và ghi rõ họ tên, Cơ quan thi công Chủ tịch UBND xã,
huyện, tỉnh ký đóng dấu vào bản mơ tả tình hình chung về địa giới hành chính
các cấp;
f. Đối với biên bản xác nhận mơ tả đường địa giới hành chính cấp xã
được xác lập tính pháp lý như sau:
- Chủ tịch UBND cấp xã của hai xã liên quan ký Biên bản xác nhận mơ
tả tuyến địa giới hành chính cấp xã; đại diện cơ quan chuyên môn cấp huyện
gồm Phịng Nội vụ hoặc phịng Tài ngun và Mơi trường và đơn vị thi công
ký chứng kiến;
g. Đối với bản xác nhận mơ tả đường địa giới hành chính cấp huyện, cấp
tỉnh: chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh liên quan trực tiếp ký xác nhận bản
xác nhận mô tả tuyến địa giới hành chính các huyện, tỉnh tương ứng;
h. Đối với phiếu thống kê địa danh (dân cư, thuỷ hệ, sơn văn): Chủ tịch
UBND các cấp ký xác nhận; người lập phiếu, ký và ghi rõ họ tên.


15
i. Đối với biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính các cấp: Chủ tịch

UBND cấp tỉnh ký bên giao mốc, Chủ tịch UBND xã ký bên nhận mốc.
j. Đối với bản sao các văn bản pháp lý về chỉnh địa giới hành chính xã,
huyện, tỉnh được ký xác nhận sao y bản chính quy định tại Thơng tư liên tịch số
55/TTLT – BNV – VPCP ngày 26/05/2005 của Bộ Nội vụ và Văn phịng
Chính phủ.
3. Tính chính xác của hồ sơ ĐGHC
Tính chính xác của các tài liệu trong tập hồ sơ, bản đồ ĐGHC là một trong
những tính chất cực kỳ quan trọng: đường ĐGHC, mốc địa giới đã được các bên
liên quan thống nhất xác định trên thực địa (ví dụ: địa giới đi giữa đường giao
thông, đi giữa sông, suối, đi theo các khe núi, sống núi, đi giữa tường rào v.v. phải
thể hiện chính xác trên bản đồ bằng các ký hiệu quy định, những khu vực có tranh
chấp về đường địa giới phải thể hiện trên bản đồ bằng các ký hiệu địa giới
chưa xác định).
4. Tính chất thống nhất của hồ sơ ĐGHC
Tính chất thống nhất trong tập hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp được hiểu
là các tài liệu được lập trong tập hồ sơ, bản đồ ĐGHC trong 1 cấp phải đảm
bảo thống nhất với nhau về tên gọi, về các số liệu, về tọa độ, về khoảng cách,
về góc độ, về diện tích v.v..) sự thống nhất giữa tài liệu trong tập hồ sơ và bản
đồ ĐGHC của cấp xã, cấp huyện và tỉnh.
1.1.3. Nội dung trong bộ hồ sơ địa giới hành chính các cấp
Theo QCVN 12:2008/BTNMT ban hành theo Quyết định số
12/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về phân định địa giới hành chính và lập bộ hồ sơ địa
giới hành chính các cấp. Theo đó, trong văn bản quy định từng cấp đơn vị
hành chính có các loại tài liệu cụ thể như sau:
a. Hồ sơ địa giới hành chính cấp xã bao gồm các tài liệu sau:
- Bản đồ địa giới hành chính cấp xã;


16

- Các bản xác nhận tọa độ các mốc địa giới hành chính;
- Bản xác nhận tọa độ các mốc địa giới hành chính
- Bảng tọa độ các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính;
- Bản mơ tả tình hình chung về địa giới hành chính
- Các biên bản xác nhận mơ tả đường địa giới hành chính
- Các phiếu thống kê địa danh (dân cư, thủy văn, sơn văn);
- Biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính các cấp;
- Các văn bản pháp lý về điều chỉnh địa giới hành chính xã.
b. Hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện gồm các tài liệu sau:
- Bản đồ địa giới hành chính cấp huyện;
- Các bản xác nhận sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính cấp huyện,
tỉnh trên đường địa giới hành chính huyện;
- Bảng tọa độ các mốc địa giới và các điểm đặc trưng trên đường địa
giới hành chính cấp huyện;
- Bản mơ tả tình hình chung về địa giới hành chính cấp huyện;
- Các bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính cấp huyện;
- Các văn bản pháp lý về điều chỉnh địa giới hành chính huyện;
c. Hồ sơ địa giới hành chính cấp tỉnh gồm các tài liệu sau:
- Bản đồ địa giới hành chính cấp tỉnh;
- Các bản xác nhận sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính cấp tỉnh
trên đường địa giới hành chính của tỉnh;
- Bảng toạ độ các mốc địa giới và các điểm đặc trưng trên đường địa
giới hành chính cấp tỉnh;
- Bản mơ tả tình hình chung về địa giới hành chính cấp tỉnh;
- Các bản xác nhận mơ tả đường địa giới hành chính cấp tỉnh;
- Các văn bản pháp lý về điều chỉnh địa giới hành chính cấp tỉnh.


17
1.2. Tổng quan về công tác quản lý hồ sơ địa giới hành chính.

1.2.1. Hiện trạng cơng tác quản lý hồ sơ địa giới hành chính ở
Việt Nam
Hồ sơ địa giới hành chính các cấp quản lý và lưu trữ theo quy định theo
nghị định số 119/CP ngày 16/09/1994 của Chính phủ ban hành quy định về
việc quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành
chính các cấp, cụ thể như sau:
- Hồ sơ địa giới hành chính cấp xã 05 bộ:
+ 03 bộ lưu tại xã, huyện, tỉnh
+ 01 bộ lưu tại Bộ Nội Vụ
+ 01 bộ lưu tại Bộ Tài ngun và Mơi trường.
- Hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện 04 bộ:
+ 02 bộ lưu tại huyện, tỉnh
+ 01 bộ lưu tại Bộ Nội Vụ
+ 01 bộ lưu tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Hồ sơ địa giới hành chính cấp tỉnh 03 bộ:
+ 01 bộ lưu tại tỉnh
+ 01 bộ lưu tại Bộ Nội Vụ
+ 01 bộ lưu tại Bộ Tài ngun và Mơi trường.
1.2.2. Tình hình cập nhật những biến động về ĐGHC thời kỳ 364/CT
đến nay
Nhìn chung, các đơn vị hành chính ở nước ta biến động theo chiều
hướng ngày càng tăng lên. Nếu tính từ thời điểm kết thúc việc triển khai thực
hiện chỉ thị 364/CT (cuối năm 1996) đến ngày 30/08/2010 số đơn vị hành
chính đã biến động tăng lên như sau:
- Cấp xã tăng lên 901 đơn vị hành chính
- Cấp huyện tăng lên 127 đơn vị hành chính
- Cấp tỉnh tăng lên 10 đơn vị hành chính


18

Để giúp các địa phương thực hiện việc bổ sung chỉnh lý tập hồ sơ, bản
đồ ĐGHC các cấp đảm bảo chất lượng và thống nhất với những tài liệu đã lập
theo chỉ thị 364/CT. Ngày 24/02/1997 Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài
ngun và Mơi trường) đã ban hành văn bản số 205 CV/ĐC hướng dẫn lập
mới, bổ sung chỉnh lý hồ sơ, bản đồ ĐGHC các cấp sau khi tách nhập tỉnh,
huyên, xã.
Hiên tại các địa phương mới bổ sung chỉnh sửa được hơn ½ số quyết
định đã ban hành. Cịn rất nhiều đơn vị hành chính các cấp đã được thành lập
xong chưa có tài liệu (hồ sơ, bản đồ ĐGHC) để quản lý lãnh thổ.
1.2.3. Cơng nghệ quản lý hồ sơ địa giới hành chính ở Việt Nam:
Một trong những yếu tố quan trọng của cơng tác địa giới hành chính là
bảo quản và quản lý bộ hồ sơ địa giới đạt chất lượng cao nhằm phục vụ hiệu
quả cho công tác quản lý hành chính tại các địa phương. Việc lưu trữ thơng
tin địa giới chính xác và đầy đủ mang ý nghĩa rất quan trọng. Nhiệm vụ vẫn
đang được thực hiện với cách làm truyền thống là lưu trữ trên giấy. Sở dĩ hình
thức này được nhà nước ta áp dụng trong suốt thời gian dài cho đến nay là vì
nó có các ưu điểm sau:
Ưu điểm
Các thông tin được thể hiện trên bản đồ giấy và các bảng mô tả phán ánh
trung thực hiện trạng khách quan của các đối tượng địa giới hành chính giữa
các đơn vị hành chính. Mang giá trị nhân văn rất cao, thể hiện dấu ấn lịch sử
trong suốt quá trình hình thành và phát triển khu vực. Các căn cứ xác nhận và
chứng thực các loại biên bản bàn giao, nghiệm thu trong bộ hồ sơ địa giới
bằng hình thức các chữ ký, dấu mộc đỏ của các đơn vị cơ quan và cá nhân có
thẩm quyền đều được thể hiện trên các loại văn bản giấy tờ. Đấy là một mặt
mạnh của cách lưu trữ trên giấy, nó đảm bảo yếu tố giá trị pháp lý rất cao.


19


Hình 1.1: Kho lưu trữ bản đồ và hồ sơ địa giới hành chính truyền thống
Do đó, cơng tác lưu trữ và bảo quản các bộ hồ sơ địa giới hành chính rất
được coi trọng, thực hiện tỉ mỉ và triệt để. Các chế độ về lưu trữ, quản lý và
sử dụng Hồ sơ ĐGHC được quy định rõ ràng trong Thông tư số 109/1998 –
TT – TCCP ban hành ngày 17-03-1995 và Hướng dẫn số 3807/HD-TNMT
ngày 26-03-2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quản lý sử dụng
hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới, mốc địa giới.
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển kinh tế xã hội hiện nay của thành phố,
các cải tiến của công nghệ thông tin đang dần chiếm ưu thế trong hầu hết các
nghành nghề sản xuất và quản lý. Khối lượng thơng tin ngày càng đồ sộ và
liên tục có những biến động. Mặt khác, chúng cần được tra cứu và cập nhật
kịp thời nên hình thức lưu trữ bằng giấy truyền thống đang bị lạc hậu và đã
khơng cịn đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày một phức tạp cho các nhà quản lý
đồng thời khơng cịn phù hợp vì tồn tại các nhược điểm dưới đây:
Nhược điểm
- Các thông tin địa giới được khai thác theo cách tra cứu trên bản đồ
giấy, để có thể bao quát được đầy đủ các yếu tố nội dung của một khu vực địa
lý, phải cần đến nhiều mảnh bản đồ ghép lại, vừa cồng kềnh lại rất phức tạp,
chiếm nhiều diện tích không gian, thời gian lẫn nhân lực.


×