Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Du thao bao cao tong ket nam hoc 20112012 nhiem vutrong tam 20122013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.94 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

UBND HUYỆN HƯƠNG KHÊ


<b>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b> <b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT<sub>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</sub></b> <b> NAM</b>


Số: /BC-PGDĐT <i>Hương Khê, ngày 21 tháng 8 năm 2012</i>


<b>BÁO CÁO </b>


<b>TỔNG KẾT NĂM HỌC 2011 - 2012,</b>


<b>PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2012 - 2013</b>


Năm học 2011 - 2012 là năm đầu tiên toàn ngành Giáo dục và Đào tạo quán
triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết Đại
hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII và Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ
XXVIII; thực hiện Chỉ thị số 3398/CT-BGDĐT ngày 12/08/2011 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011-2012 với chủ
đề “<i><b>Tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục</b></i>”, toàn
ngành đã nỗ lực khắc phục khó khăn để hồn thành nhiệm vụ năm học với những
kết quả cụ thể như sau:


<b>Phần thứ nhất</b>


<b>KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2011-2012</b>
<b> </b> <b>I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH</b>


<b>1. Thuận lợi</b>


Được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn
thể; sự ủng hộ của phụ huynh, nhân dân; sự đồng thuận của toàn xã hội; Chủ


trương Xã hội hóa giáo dục phát huy hiệu quả.


Các cấp quản lý giáo dục quan tâm, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo.


Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, u nghề; có tinh
thần trách nhiệm; đáp ứng ngày càng tốt hơn với yêu cầu nhiệm vụ.


Chính sách ưu đãi với nghề giáo vùng đặc biệt khó khăn đã góp phần ổn định
đời sống vật chất, tinh thần của người làm giáo dục.


Cơ sở vật chất các cơ sở giáo dục ngày càng được củng cố nâng cấp, tạo điều
kiện tốt hơn cho hoạt động dạy và học.


<b>2. Khó khăn</b>


Hương Khê là huyện nghèo; kinh tế chậm phát triển; đời sống đại bộ phận
nhân dân còn thấp nên hạn chế trong việc đầu tư cho giáo dục. Địa hình phức tạp;
nhiều cơ sở giáo dục nằm ở vùng sâu, vùng xa, phân tán, nhỏ lẻ nên việc bố trí cán
bộ giáo viên cũng như đầu tư cơ sở vật chất gặp nhiều khó khăn.


Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đồng bộ; sách thư viện, tài liệu
tham khảo chưa đáp ứng yêu cầu chương trình sách giáo khoa mới.


Trong năm học thực hiện chuyển giao lãnh đạo phòng Giáo dục & Đào tạo
hạn chế trong việc chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát hoạt động các cơ sở giáo
dục.


Tuy đã được quan tâm nhưng do giá cả thị trường liên tục tăng nên đời sống
một bộ phận cán bộ giáo viên gặp khó khăn; đặc biệt với giáo viên và cán bộ hành
chính ngồi biên chế.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2011-2012 </b>


<b>1. Triển khai các cuộc vận động</b>


Các cuộc vận động và phong trào thi đua ngày càng đi vào chiều sâu, trở
thành hoạt động thường xun góp phần tích cực vào việc nâng cao phẩm chất,đạo
đức; tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên; nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện đối với học sinh.


Các cuộc vận động: “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và
sáng tạo” được duy trì với nội dung cụ thể hơn. Việc “Học tập làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh” ngày càng được thực hiện hiệu quả thiết thực


Phong trào thi đua <i>“</i>Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được
triển khai sâu rộng tạo ra sự thay đổi về môi trường giáo dục, cảnh quan trường
học. Hoạt động tìm hiểu văn hóa dân gian, sinh hoạt ngồi giờ, hoạt động thể dục,
thể thao đã tạo nên sức hút và góp phần hình thành kỹ năng hịa nhập, tạo sự tự tin
trong hoạt động học tập và giao tiếp của học sinh; là những yếu tố tích cực để các
em gắn bó hơn với trường, lớp. Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của đội ngũ
nhà giáo và cán bộ công chức ngày càng được củng cố, phát huy; tạo được niềm
tin của xã hội, phụ huynh và học sinh. Mỗi bậc học cấp học đều có những hoạt
động phù hợp với tâm lý, lứa tuổi để tìm hiểu lịch sử văn hóa địa phương. Ngành
học mầm non tổ chức xây dựng góc trưng bày các sản phẩm văn hóa đặc trưng
vùng miền; bậc học tiểu học tổ chức các cuộc thi tìm hiểu tự nhiên xã hội, lịch sử,
văn hóa địa phương; cấp THCS đăng ký chăm sóc các di tích lịch sử văn hóa cấp
Quốc gia.


Ngành Giáo dục và Đào tạo Hương Khê tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh
đạo, chỉ đạo của BTV Huyện ủy và UBND huyện và các cấp ủy, chính quyền địa


phương, đặc biệt là trong việc thực hiện Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 20/12/2011
của BCH Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND ngày 16/12/2011của
HĐND tỉnh về Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo đến năm 2015 và
những năm tiếp theo. Chiến dịch xây dựng CSVC trường học hàng năm được BTV
Huyện ủy và UBND huyện quan tâm chỉ đạo, ngày càng tạo sự đồng thuận về chủ
trương xã hóa giáo dục trên địa bàn tồn huyện.


<b>2. Quy hoạch hệ thống trường lớp </b>


Mạng lưới trường lớp đang tồn tại nhiều bất cập và đang từng bước được
điều chỉnh hợp lý hơn theo hướng mở rộng quy mơ, bố trí ở vùng trung tâm thuận
lợi cho đầu tư hiện đại hóa cơ sở giáo dục. Hiện tại tổng số trường: 82; tổng số lớp:
820; tổng số học sinh: 20601 trong đó:


- Mầm non: 26 trường, nhóm lớp: 226 (so với năm học trước giảm 3 nhóm
lớp), 5494 trẻ trong đó nhà trẻ: 59 nhóm, 1226/4358 tỷ lệ 28,7%; Mẫu giáo 167 lớp
4268 tỷ lệ 92,2%; trẻ 5 tuổi trên 5 tuổi 1473/1473 tỷ lệ 100%.


-Tiểu học: 36 trường, so với năm trước giảm 1 (Long Giang nhập vào Phúc
Đồng); số lớp 370 (giảm 1); số học sinh: 8154


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

8(40%); các trường dưới 10 lớp: 7(35%); quy mô lớp dưới 40 học sinh khá phổ
biến.


Để bố trí lại mạng lớp trường lớp hợp lý hơn, Phòng GD-ĐT đã tham mưu
với UBND Huyện điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường lớp trên tinh thần mỗi xã
1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, trường THCS liên xã quy mơ phù hợp; lộ
trình thực hiện hoàn thành trong năm học 2015-2016. Đến nay đã thực hiện sáp
nhập 19 trường, thực hiện đúng lộ trình, chủ trương theo NQ 05-NQ/TU của Tỉnh
ủy và NQ 20/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.



<b>3. Thực hiện chương trình giáo dục</b>


Chương trình giáo dục được thực hiện nghiêm túc là cơ sở để hoàn thành các
nhiệm vụ Giáo dục và Đào tạo.


- Mầm non:


+ Thực hiện có hiệu quả Cơng tác giáo dục dinh dưỡng; 26/26 trường tổ
chức ăn bán trú, ăn phụ; số trẻ ăn tại trường đạt 100%; ăn bán trú đạt 70%; thực
hiện khám định kỳ cho trẻ 100%.


+ Thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới 26/26 đơn vị đạt 100%.
+ Triển khai thực hiện Bộ chuẩn phát triển mầm non 5 tuổi.


+ Thực hiện phổ cập giáo dục MN cho trẻ 5 tuổi: Hoàn thành xây dựng đề
án hoàn thành phổ cập giáo dục MN cho trẻ 5 tuổi; tiến hành điều tra đăng ký hoàn
thành cho 26 trường; thực hiện đăng ký hoàn thành Phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi
trên tất cả các xã thị.


- Tiểu học:


+ Thực hiện điều chỉnh nội dung, chương trình, xây dựng kế hoạch dạy học
theo chuẩn kiến thức kỹ năng; triển khai giáo dục kỹ năng sống, an tồn giao thơng,
giáo dục mơi trường; triển khai nội dung dạy ngoại ngữ ở 17 đơn vị; tin học 6 đơn
vị.


+ 36/36 trường dạy tăng buổi; số học sinh học trên 8 buổi/tuần: 3034
(37,2%); 8 buổi/tuần: 4967 (60,9%); 7 buổi/tuần: 153 (1,8%); tiểu học Thị trấn tổ
chức bán trú với số học sinh: 368 (4,5%).



- Trung học cơ sở: Tổ chức thực hiện tốt chương trình giáo dục theo nội
dung Cơng văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của bộ GD&ĐT và Công văn
số 883/BC-SGDĐT-GDTrH ngày 12/9/2011. Triệt để thực hiện chương trình giảm
tải, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động chuyên môn. Mỗi đơn vị, mỗi giáo
viên, mỗi tổ, nhóm chun mơn đều xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình
theo khung thời gian 37 tuần thực học phù hợp với tình hình từng đơn vị.Việc thực
hiện khung chương trình chung và chương trình giảm tải đúng yêu cầu và thời gian
quy định.Qua thanh tra, kiểm tra không phát hiện hiện tượng vi phạm.


<b>4. Kết quả chất lượng giáo dục</b>


Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao; giáo dục truyền thống, kỹ
năng sống được quan tâm hơn nhưng so với yêu cầu vẫn cần nhiều cố gắng nhất là
chất lượng văn hóa. Kết quả cụ thể:


- Mầm non:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

(93,4%); số trẻ cân nặng bình thường 5149/5494 (94,0%); số trẻ thấp còi 354
(6,6%), trẻ suy dinh dưỡng 345(6,0%).


+ 26/26 trường tổ chức ăn bán trú và ăn phụ; số trẻ ăn bán trú 4167/5494
(75,8%) tăng 256 trẻ so với năm học 2010-2011; các trường đều tổ chức trồng rau
xanh, hoa quả bổ sung thực phẩm cho bếp ăn bán trú và bữa ăn phụ. 26/26 trường
có cơng trình nước sạch; 24/26 trường có cơng trình vệ sinh đảm bảo trong đó mẫu
giáo 2941/4268 (69%); nhà trẻ 1226/1226(100%).


+ Giáo dục vệ sinh cho trẻ: Các trường mầm non chú trọng giáo dục ý thức
giữ gìn vệ sinh cho trẻ; mỗi trường đều có thùng thu gom, điểm xử lý rác; 100% trẻ
có thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; 100% trường hình thành cho


trẻ thói quen đánh răng.


+ Kết quả Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi: 13/22 xã thị hoàn thành
phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.


- Tiểu học:


+ Xếp loại hạnh kiểm: Thực hiện đầy đủ 8091(99,2%); chưa đầy đủ 16
(0,8%).


+ Xếp loại văn hóa: Loại Giỏi 2763(34,6%); loại Khá: 2828(35,4%); loại
Trung bình 2363 (29,6%); Thi lại 128 (1,4%).


+ Kết quả hoàn thành chương trình Giáo dục Tiểu học: 1782/1782 (100%).
+ Học sinh giỏi: Thể dục thể thao đạt giỏi huyện 88, giỏi tỉnh 10, giỏi khu
vực 1; công nhận học sinh giỏi Tiếng Anh qua mạng cấp huyện 31, cấp tỉnh 2,
Quốc gia 1; Olympic toán Giỏi cấp huyện 107, giỏi cấp tỉnh 2.


+ 22/22 xã thị đạt chuẩn Quốc gia phổ cập giáo dục Tiểu học - đúng độ tuổi
vững chắc.


- Trung học cơ sở:


+ Kết quả xếp loại hạnh kiểm: Loại Tốt 5308(74,93%); loại Khá 1449
(20,45%); loại Trung bình 297(4,19%); loại Yếu 30 (0,42%).


+ Kết quả xếp loại văn hóa: Loại giỏi 453(6,39%); loại Khá 2623(37,03%);
loại Trung bình 3499(49,39%); loại Yếu 506(7,14%); loại Kém 3(0,04%).


+ Kết quả thi học sinh giỏi Tỉnh lớp 9: Ngữ văn 0, Tốn 7, Anh văn 6; có 13


em đạt giải, xếp thứ 12 của tỉnh.


+ Kết quả tốt nghiệp THCS: Tổng số dự xét tốt nghiệp 1929 em; Được cơng
nhận tốt nghiệp: 1856(96,3%) trong đó loại Giỏi 147(7,9%); loại Khá 700(37,6%);
loại Trung bình 1002(54,5%)


+ Hướng nghiệp dạy nghề: Tổ chức 57 lớp học và thi nghề cho học sinh lớp
8 với 1744 học sinh trong đó điện dân dụng 14 lớp 475 học sinh; làm vườn 34 lớp
1075 học sinh; tin học 5 lớp 168 học sinh; nấu ăn 2 lớp 56 học sinh. Tham gia thi
nghề phổ thông 1696; đậu 1679 (99,0%) trong đó loại Giỏi 733(43,6%), loại Khá
939(55,93%, loại Trung bình 17(1,1%).


+ Phổ cập Giáo dục:Hồn thành chỉ tiêu duy trì và cũng cố huyện đạt chuẩn
quốc gia Phổ cập giáo dục THCS; 9/22 xã thị đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục
trung học.


<b>5. Đổi mới cơng tác quản lý</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Phịng GD&ĐT hồn thành nhiệm vụ tham mưu với cơ quan quản lý cấp
trên, xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, chiến lược phát triển giáo dục đào tạo
trên địa bàn huyện; lãnh đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ
ở các cơ sở giáo dục do phòng trực tiếp quản lý. Trong năm học 2011-2012 đã
tham mưu UBND huyện điều chỉnh “Đề án quy hoạch mạng lưới trường lớp đến
năm 2020”; ban hành “Chương trình hành động đến năm 2015-2020”, “Quy chế
luân chuyển, thuyên chuyển giáo viên” là những văn bản quan trọng có ý nghĩa đối
với sự nghiệp phát triển giáo dục đào tạo trước mắt và lâu dài.


- Ban Giám hiệu các trường học đã thực hiện quản đầy đủ các nội dung hoạt
động của cơ sở giáo dục, chú trọng hơn vào quản lý chuyên môn. Công tác tham
mưu, xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển, điều hành hoạt động đã bám sát


hoạt động chuyên môn; việc quản lý hồ sơ nhà trường, hồ sơ học sinh chặt chẽ qua
kiểm tra thanh tra khơng có sai sót đáng kể.


- Việc sử dụng cơng nghệ có hiệu quả trong hoạt động quản lý; 100% cơ sở
giáo dục đều có máy tính quản lý dữ liệu, thơng tin hịa mạng Iternet;chế độ thơng
tin báo cáo qua mạng được thực hiện thường xuyên. Để nâng cao kỹ năng và hiệu
quả, Phòng đã tổ chức tập huấn tạo và sử dụng email cho cán bộ quản lý và kế tốn
tồn ngành; cập nhật cơng văn, thông báo, chuyển tải tài nguyên dạy học qua
trang www.huongkhe.violet.vn; triển khai có hiệu quả chương trình thống kê phổ
cập, quản lý nhân sự, hệ thống quản lý toàn diện các trường tiểu học THCS trên
mạng internet.


- Thực hiện tốt Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT của bộ Giáo dục&Đào tạo;
thực hiện chế độ ba công khai, các thông tin về quản lý cán bộ, tài chính, chất
lượng cơ sở giáo dục được cập nhật thường xuyên minh bạch.


- Hoạt động kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục: Tổ chức các đợt tập huấn
triển khai các văn bản quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định các cơ sở giáo
dục cho các trường mầm non, tiểu học, THCS. Nhưng việc thực hiện còn chậm, nội
dung kiểm định chưa thực sự thành công cụ hữu hiệu để tự đánh giá cơ sở giáo dục
phổ thông; chưa đủ dữ liệu để công khai chất lượng cơ sở giáo dục; việc xây dựng
hồ sơ vẫn khó khăn đối với tất cả các trường. Trong năm học chưa có đơn vị nào
được đánh giá.


- Kiện tồn bộ máy quản lý: Bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng; bổ nhiệm Phó
trưởng phịng phụ trách THCS; tổ chức lấy phiếu tín nhiệm cho 80 cán bộ quản lý
bổ nhiệm lại sau 5 năm Mầm non: 14, tiểu học: 42; THCS: 24.


Việc đổi mới công tác quản lý được chú trọng, đội ngũ quản lý đã bám sát
các nhiệm vụ giáo dục để xây dựng kế hoạch, điều hành, tham mưu, kỹ năng quản


lý ngày càng tốt.


<b>6. Xây dựng đội ngũ</b>


Đội ngũ đủ về số lượng, cơ bản đáp ứng cơ cấu; tư tưởng chính trị vững
vàng; đạo đức trong sáng; lối sống lành mạnh; có ý thức học tập nâng cao trình độ
chun mơn nghiệp vụ; chuẩn đào tạo cao; chất lượng không ngừng được nâng cao
đủ điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục. Cụ thể như sau:


- Mầm non:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

viên:21; số cán bộ giáo viên trong biên chế: 432, ngoài biên chế: 115; số tuyển
dụng, biên chế trong năm 6.


+ Hoạt động nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Triển khai nhiệm vụ
năm học cho 120 cán bộ quản lý và Chủ tịch Công đoàn, Tổ trưởng; thực hiện
chuyên đề đánh giá chuẩn Hiệu trưởng cho tất cả cán bộ quản lý và giáo viên, tổ
chức chuyên đề “Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi” cho CBQL và giáo viên dạy trẻ 5
tuổi 178 người, tổ chức giờ dạy tiết mẫu cho chương trình giáo dục Mầm non mới:
5 tiết


+ Triển khai ứng dụng cơng nghệ thơng tin: tồn ngành học có 82 máy tính,
26 máy chiếu, kết nối mạng 26 đơn vị. Các đơn vị đều sử dụng công nghệ thông tin
trong công tác quản lý, hoạt động chuyên môn, số giáo viên soạn bài trên máy tính:
158 người thực hiện dạy bằng giáo án điện tử: 104 người, 11/26 đơn vị sử dụng
phân mềm: KIDSMART.


+ Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học, đúc rút SKKN: Hội đồng khoa
học ngành đánh giá 103; Kết quả đánh giá: bậc 4: 18 (17,4%), bậc 3: 68 (66,0), bậc
2 16 (26,6%); Gửi hội động khao học ngành đánh giá: 10.



+ Giáo viên giỏi: 5 giáo viên đạt giờ dạy giỏi cấp tỉnh (2 giả 3, 3 khuyến
khích).


- Tiểu học:


+ Tổng số cán bộ giáo viên 715: Cán bộ quản lý 79 trong đó đại học 59
(74,6%), cao đẳng 16 (20,6), trung cấp 4 (4,8%); giáo viên 545 trong đó đạt chuẩn
144 (26,4%), trên chuẩn 397 (72,9%), chưa đạt chuẩn 4 (0,7%); cán bộ hành chính
91.


+ Phịng chỉ đạo hoạt động chun mơn liên trường về nội dung thực hiện
chuẩn kiến thức kỹ năng, tài liệu giảm tải của Bộ GD&ĐT, tổ chức thao giảng,
thực hành các chuyên đề trọng tâm, bài khó…


+ Tham gia thi thao giảng tỉnh 14, đạt 3 trong đó có 1 giải Nhì.


+ Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học, đúc rút SKKN: Tổng số được hội
đồng khoa học ngành đánh giá: 147; Xuất sắc: 2 (1,3%); bậc 4: 42(28,5%); bậc 3:
77 (52,4%), bậc,12:26 (17,6%); gửi Hội đồng khoa học tỉnh đánh giá: 9.


- Trung học cơ sở:


+ Phòng trực tiếp chỉ đạo các đơn vị tổ chức chuyên đề sử dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động dạy học và kiểm tra đánh giá.


+ Thực hiện đánh giá chất lượng cán bộ quản lý theo Thông tư
292009/TT-BGDĐT và xếp loại giáo viên theo Thông tư 30/2009/TT-292009/TT-BGDĐT kết quả đánh
giá: Cán bộ quản lý: Xuất sắc 40 (93,0 %); Khá 2 (4,7%), TB 1 (2,3%); Giáo viên:
Xuất sắc 319 (57,5%), Khá 221 (39,8%), trung bình 15(6,7%); cán bộ hành chính


Xuất sắc 45 (50%), Khá 36 (40%), TB 8 (8,8%), kém 1 (1,2%).


+ Tổ chức thi khảo sát chất lượng đội ngũ và chuẩn bị cho đội tuyển giáo
viên thao giảng Huyện và Tỉnh (trừ Toán, Anh, Ngữ văn) số lượng tham gia: 84,
đạt yêu cầu 100% trong đó điểm giỏi 26 (30,95%), Khá 45 (53,6%), Trung bình 13
(15,45%).


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

xuất sắc: 3, bậc 4: 64, bậc 3: 74, bậc2: 32, bậc 1:1, phạm quy 6; gửi Hội đồng khoa
học tỉnh đánh giá: 10.


<b>7. Xây dựng cơ sở vật chất</b>


Cơ sở vật chất trường học tiếp tục được củng cố, nâng cao theo hướng hiện
đại về cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học.


- Để chuẩn bị cho năm học mới, UBND huyện phát động “Tháng hành động
cơ sở vật chất trường học”, nguồn huy động chủ yếu từ nhân dân, phụ huynh, các tổ
chức xã hội và cá nhân kết quả: tu sửa 208 phòng học, 42 phòng chức năng, 44
phịng nội trú, tu sửa xây mới 90 cơng trình vệ sinh, mua mới 12 máy tính, 8 máy
chiếu, mua tài liệu và thiết bị 561 triệu đồng, đóng mới 786 bộ bàn ghế, nâng cấp
2131M2<sub> sân bê tông, trả nợ 356 triệu đồng. Tổng huy động được 6.620. 000.000đ.</sub>


- Cơ sở vật chất cơ bản hiện có và đầu tư năm qua:


+ Mầm non: Tổng số phòng học 226 phịng, trong đó: cao tầng 41, cấp 4
149, phịng tạm 36; phịng chức năng: 89 trong đó văn phịng 20, phòng ban giám
hiệu 20, phòng âm nhạc 19, phòng y tế 15, bếp 24. Trong năm học làm bìa đất cho
26 trường bảo đảm diện tích quy định, xây mới 3 phịng học. Tổng kinh phí đầu tư
2 tỷ đồng.



+ Tiểu học: Số phòng học cấp 4: 142, cao tầng 254, phòng tạm 4, văn phòng
37, phòng giám hiệu 75, thư viện 36, phòng giáo dục nghệ thuật 40, phòng đội 36,
phòng y tế 21, thiết bị 31, tin học 15, cơng trình vệ sinh 75, máy tính kết nối mạng
36, máy chiếu 15. Làm mới 3 phòng học, 6 phòng chức năng, 383 bộ bàn ghế, mua
13 máy chiếu, nhiều đồ dung dạy học. Tổng giá trị đầu tư: 2 tỷ 157 triệu đồng.


+ THCS: Số phòng học 267 trong đó cao tầng 224, cấp 443; phịng họp hội
đồng 20, phòng thiết bị: 32, phòng thực hành 22, phịng bộ mơn 75, phịng tin 16,
máy chiếu 34, máy phơ tơ 8, số máy tính kết nối mạng 153. Năm qua xây dựng
thêm 16 phòng học cao tầng,8 máy chiếu đa năng, 41 máy tính, 3493 đầu sách,
tổng kinh phí đầu tư 6 tỷ 365 triệu đồng.


Một số cơ sở giáo dục đã có cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng tốt cho hoạt
động giáo dục như Mầm non Bơng Sen,Tiểu học Thị Trấn, THCS Thị Trấn.


Nhìn chung CSVC trường học đã được đầu tư, nâng cấp ngày một đáp ứng
tốt hơn yêu cầu giáo dục, đáp ứng tốt nhất vẫn là diện tích đại đa số đạt
trên12m2<sub>/HS với MN; 10m</sub>2/<sub>học sinh đối với TH và THCS; phong quang, nhà vệ</sub>


sinh, hệ thống phòng học đảm bảo; riêng hệ thống phòng chức năng, phịng bộ
mơn; trang thiết bị dạy học cịn hạn chế; thư viện sách ít, chất lượng chưa cao.


<b>8. Công tác thanh tra , kiểm tra</b>


Hoạt động thanh tra kiểm tra đúng quy định, khép kín nội dung thanh kiểm
tra nhưng số lượng đơn vị, cá nhân được thanh kiểm tra cịn ít.


- MN: Phịng tiến hành thanh tra 12 đơn vị, kiểm tra chuyên đề 14 đơn vị.
Tổng số cán bộ giáo viên được thanh tra 51; số hồ sơ được kiểm tra 52 trong
đó tốt 19 (37%); khá 26 950%); trung bình 7 (13%); tổng số dự giờ 75 trong đó:


Tốt 25 (33%), Khá 41 (55%); Trung bình 0 (12%)


- Tiểu học:


+ Phịng thanh tra toàn diện 5 đơn vị, kết quả xếp loại: loại tốt 1, khá 3, trung
bình 1.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

+ Số tiết dự giờ: 64 xếp loại: gỏi 12 (13%), khá 32 (50%), TB 20 (31%);
+ Số hồ sơ được thanh tra: 32, tốt 6 (13%), khá 16 (50%), TB 10 (31%).
- THCS: Số đơn vị được thanh tra toàn diện: 3, một tốt, 1 khá, 1 trung bình.
+ Số giáo viên được thanh tra tồn diện: 37 trong đó 5tốt (13,5%), 21 khá
(56,7%), 11 trung bình (19,8%)


+ Số tiết được dự giờ: 74 trong đó 11 tốt (14,8%), 50 khá (67,6%), 10 trung
bình (13,5%), 3 yếu (4,1%);


+ Số Hồ sơ được kiểm tra: 37 trong đó 5 tốt (13,5%), 21 khá (56,7%), 11
trung bình (19,8%).


<b>9. Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia</b>


Hoạt động củng cố và xây dựng trường Đạt chuẩn quốc gia phát triển chững
lại; đại đa số các trường đã đạt chuẩn mức độ hoàn thành các tiêu chuẩn cịn hạn
chế.


- Mầm non: Số trường được cơng nhận đạt chuẩn quốc gia: 14, đơn vị đề
nghị kiểm tra công nhận lại sau 5 năm 2( Phúc đồng, Hương Long); đề nghị kiểm
tra công nhận mới 1(Hương Thủy).


- Tiểu học: 36 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I, 6 đơn vị đạt chuẩn quốc


gia mức độ; kiểm tra công nhận sau 5 năm mức độ 2: Thị Trấn, Đăng ký công
nhận mức độ 2 Gia Phố, Hương Trạch.Sở đã kiểm tra công nhận lại sau 5 năm
trường TH Thị Trấn


- Trung học cơ sở: Hiện có 13 đơn vị đạt chuẩn quốc gia (Hương Trạch,
Phúc Trạch, Hương Đô, Thị Trấn, Gia Phố, Hương Giang, Hương Thủy,Hương
Long, Hương Vĩnh, Hương bình, Hịa Hải, Phúc Đồng, Phương Điền), 2 trường
không được công nhận lại sau 5 năm (Phú Gia, Hà Linh).


Nhìn chung Hoạt động xây dựng, củng cố trường Đạt chuẩn quốc gia vẫn
được duy trì nhưng do thiên tai, điều kiện kinh tế xã hội nên một số đơn vị có
CSVC đạt ở mức thấp, cần bổ sung nâng cấp. số đơn vị chưa đạt chuẩn đăng ký
kiểm tra năm học 2011-2012 ít.


<b>10. Hoạt động văn nghệ, văn hóa, thể dục thể thao</b>


Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao sơi nỗi, đạt được nhiều thành tích, nhất
là việc tổ chức, tham gia Hội khỏe Phù Đổng các cấp.


- Cử đội tuyển tham gia cuộc thi giải bóng chuyền cầu lơng khối cán bộ quản
lý, giáo viên nhân viên do sở GD-ĐT Hà Tĩnh kết hợp với Cơng đồn Giáo dục Hà
Tĩnh tổ chức gồm 27 người đạt giả Nhì tồn đồn;


- Tham gia thi đâú chào mừng 50 năm kỷ niệm thành lập trường PTTH
Hương Khê đạt giải Nhất toàn đoàn;


- Tổ chức hội khỏe các cấp Trường, cụm trường, tổ chức Hội khỏe Phù Đổng
toàn huyện từ ngày 7-9/1/2012 với 600 vận động viên tham gia thi đấu; 160 cán bộ
giáo viên tham gia diễu hành, đồng diễn.



<b>III. ĐÁNH GIÁ CHUNG</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

mạng lưới trường lớp thực hiện; chất lượng giáo dục các mặt vẫn được duy trì,
củng cố và nâng lên một bước.


Tuy nhiên trong hoạt động giáo dục cịn có những tồn tại như: Chất lượng
giáo dục còn hạn chế; một bộ phận đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chưa đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ; cơ sở vật chất nhất là trang thiết bị dạy học chưa đồng bộ;
sự bất hợp lý về quy mơ, bố trí mạng lưới trường lớp chưa được giải quyết; việc bố
trí luân chuyển, thuyên chuyển cán bộ giáo viên cịn có những bất cập.


<b>Phần thứ hai</b>


<b>NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2012 - 2013</b>


Năm học 2012-2013, ngành Giáo dục và Đào tạo Hương Khê tiếp tục quán
triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết
Đại hội lần thứ XVII tỉnh Đảng và Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ
XXVIII; Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT ngày 27/7/2012 của Bộ GD-ĐT về nhiệm vụ
trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và
giáo dục chuyên nghhiệp năm học 2012 - 2013; Chương trình hành động số
394/CTr-UBND ngày 15/5/2012 của UBND huyện về việc thực hiện Nghị quyết
05-NQ-/TU ngày 20/12/2011 của ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển, nâng
cao chất lượng giáo dục và đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp theo; Nghị
Quyết số 43/NQ-HĐND ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Hội đồng nhân dân huyện
Hương Khê khóa 18, kì họp thứ 15 về việc quy hoạch hệ thống trường Mầm non,
Tiêu học, THCS giai đoạn 2010-2015, toàn ngành chú trọng phát triển quy mô,
nâng cao chất lượng giáo dục, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là chất
lượng mũi nhọn, công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, tiếp tục đẩy mạnh
phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”, thực hiện những giải pháp đột phá và những


giải pháp lâu dài nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trong đó cơng tác
quản lí, chỉ đạo điều hành, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước được tập
trung vào 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau đây:


<b>I. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý</b>


- Làm tốt cơng tác tham mưu cho cấp ủy và chính quyền các cấp để thực
hiện có hiệu quả các chủ trương chính sách, các cuộc vận động.


- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc quy định về công khai đối
với các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân; Tăng cường vai trò của phịng
Giáo dục và Đào tạo và chính quyền địa phương trong việc quản lý thu - chi tại các cơ
sở giáo dục. Động viên huy động các nguồn lực xã hội hóa để tăng cường đầu tư cho
giáo dục, đồng thời khắc phục triệt để tình trạng lạm thu trong các trường và cơ sở
giáo dục công lập.


- Tiếp tục thực hiện đổi mới công tác thanh tra. Đẩy mạnh thanh tra về thu
chi, về dạy thêm, học thêm; thực hiện việc xử lý các vi phạm về quản lý nhà nước
trong giáo dục.


- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan quản lý giáo dục, cơ
sở giáo dục. Thực hiện đổi mới công tác thông tin tuyên truyền; tổng hợp thông tin
từ các kênh khác nhau để giải quyết kịp thời các vấn đề của ngành.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

thưởng, phát hiện các nhân tố mới, nhân tố điển hình để khen thưởng kịp thời; Tổ
chức tốt ngày Nhà giáo Việt Nam lần thứ 30 ở các nhà trường và cơ sở giáo dục,
các cơ quan quản lý giáo dục, kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, giáo
viên, học sinh có thành tích cao trong năm học.


<b>II. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục</b>


<i><b>1.</b><b>Nhiệm vụ chung </b></i>


- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy
mạnh thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, tác phong Hồ
Chí Minh trong các hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên; triển
khai sáng tạo và hiệu quả Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực"; thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo”. Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg về chống tiêu cực và khắc
phục bệnh thành tích trong giáo dục gắn với cuộc vận động "Hai không" của ngành
sẽ tiếp tục là hoạt động thường xuyên trong mỗi nhà trường, mỗi cơ sở giáo dục;


- Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính
trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, triển khai thực hiện có hiệu quả kế
hoạch phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi do UBND tỉnh phê duyệt và kề hoạch của các xã,
thị trấn; củng cố duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, tăng
cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn, phấn
đáu trong năm học 2012 - 2013 có thêm 2 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học.


- Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, ngăn chặn có hiệu quả tình
trạng bạo lực trong học sinh; Chỉ đạo các cơ sở giáo dục cho học sinh kí cam kết khơng vi
phạm Luật An tồn giao thông và không tham gia tụ tập đông người, bất hợp pháp; Tiếp
tục triển khai các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao trong các nhà trường.


- Tăng cường các giải pháp để khắc phục hiện tượng học sinh ngồi sai lớp, giảm
tỷ lệ học sinh yếu kém và học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi.


- Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên trong các nhà trường; thực hiện có hiêu quả và tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.



<i><b>2.</b><b>Giáo dục mầm non</b></i>


Tập trung chỉ đạo thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Phấn đấu thực hiện đúng lộ trình đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em
năm tuổi phấn đấu đến cuối năm 2013 hoàn thành mục tiêu phổ cập Giáo dục mầm
non trẻ 5 tuổi.


Tăng tỷ lệ huy động trẻ đến trường, tập trung ưu tiên cho mẫu giáo 5 tuổi
(đảm bảo tất cả các địa phương đạt tỷ lệ huy động từ 98% trở lên, phấn đấu ít nhất
90% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày). Tăng tỷ lệ trẻ được ăn bán trú 3-5% trong các
cơ sở giáo dục mầm non ở mỗi địa phương. Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống
dưới 10% ở thể nhẹ cân và thấp cịi giảm ít nhất 1% số trẻ suy dinh dưỡng so với
cùng kì năm trước.


Tiếp tục tâp huấn về Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.


<i><b>3.</b><b>Giáo dục phổ thông</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

tượng học sinh và thực hiện giảm tải chương trình giáo dục phổ thơng; Tăng cường
dạy học 2 buổi/ngày;


Triển khai thực hiện dạy thí điểm Tiếng Anh 4 tiết/ tuần cho học sinh lớp 3;
phát động phong trào tham gia các cuộc thi qua mạng Internet.


Cải thiện chất lượng học sinh giỏi, chất lượng học sinh lớp 5 hồn thành
chương trình Tiểu học và chất lượng lượng tuyển sinh 10 THPT.


Thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy Tiếng Anh đạt
chuẩn theo khung tham chiếu chung Châu Âu của Đề án dạy và học ngoại ngữ giai
đoạn 2008-2020. Xây dựng mơ hình trường trọng điểm tại Tiểu học Thị Trấn và


THCS Chu Văn An.


<b>III. Chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục</b>
Tham mưu UBND huyện triển khai việc thực hiện quy hoạch đội ngũ cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên theo hướng tinh giản, chun mơn hóa.


Phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị,
chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý giáo dục; giáo viên các cơ sở giáo dục
mầm non, phổ thông, viên chức làm công tác thiết bị và thư viện. Đặc biệt chú
trọng nội dung bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.


Thực hiện nghiêm túc trong đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non,
tiểu học, trung học, chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, tiểu học, THCS.


<b>IV.</b> <b>Công tác kế hoạch, tài chính và tăng cường cơ sở vật chất</b>


Tiếp tục thực hiện, triển khai các nội dung của Nghị quyết 35/2009/QH12
của Quốc hội, trong đó tiếp tục hồn thiện về cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực tài
chính giáo dục và đào tạo.


Tiếp tục tham mưu thực hiện Chương trình hành động số 394/CTr-UBND
ngày 15/5/2012 của UBND huyện về việc thực hiện Nghị quyết 05-NQ-/TU ngày
20/12/2011 của ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển, nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp theo; Căn cứ Nghị Quyết số
43/NQ-HĐND ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Hội đồng nhân dân huyện Hương
Khê khóa 18, kì họp thứ 15 để thực hiện tốt việc quy hoạch hệ thống trường Mầm
non, Tiêu học, THCS giai đoạn 2010-2015;


Từng bước chuẩn hóa cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục, trong
đó, tập trung đầu tư xây dựng phịng học, phịng thí nghiệm, phịng học bộ môn, cơ


sở thực hành và thiết bị dạy học ở các cấp học và cơ sở đào tạo được ưu tiên.


Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục, tăng cường huy động các nguồn
lực phát triển giáo dục; tham mưu Huyện ủy, UBND tăng cường cơ sở vật chất,
trang thiết bị dạy học hàng năm thông qua “Tháng hành động xây dựng cơ sở vật
chất chuẩn bị cho năm học mới”.


<b>Phần thứ ba</b>


<b>KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT</b>


- Đề nghị UBND huyện và Sở GD&ĐT tham mưu UBND tỉnh chuyển đổi 4
trường mầm non bán công sang công lập và tạo nguồn, nâng mức sinh hoạt phí cho
giáo viên, nhân viên ngoài biên chế đạt mức lương tối thiểu;


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Hiện nay tình hình thực hiện NQ 05-NQ/TU của Tỉnh ủy đang được thực
hiện tốt, nhân dân đồng tình với chủ trương đẩy nhanh lộ trình sáp nhập các trường,
nhưng khó khăn nhất vẫn là việc sáp nhập các trường THCS. Đề nghị UBND
huyện và Sở GD&ĐT tích cực tham mưu để tăng cường đầu tư cơ sơ vật chất cho
các nhà trường để thực hiện quy hoạch.


Trên đây là báo cáo tổng kết năm học 2011 - 2012 và nhiệm vụ trọng tâm
năm học 2012 - 2013. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo Hà
Tĩnh, Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện Hương Khê; của cấp uỷ Đảng, chính
quyền; sự ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong huyện, toàn
ngành phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2012-2013./.


<i><b>Nơi nhận:</b></i>
- Sở GDĐT;



- Thường trực Huyện ủy;


- Chủ tịch, P.Chủ tịch UBND huyện (VX);
- VP HĐND&UBND huyện;


- VP Huyện ủy;


- Thàn phần dự Hội nghị;
- Lưu VT/PGDĐT.


<b>TRƯỞNG PHỊNG</b>


<b>Trần Đình Hùng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13></div>

<!--links-->

×