Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu tiềm năng địa chất du lịch khu vực đông bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.37 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ – ĐỊA CHẤT

NGÔ THỊ NGỌC TÚ

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG ĐỊA CHẤT DU LỊCH
KHU VỰC ĐÔNG BẮC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ – ĐỊA CHẤT

NGÔ THỊ NGỌC TÚ

NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG ĐỊA CHẤT DU LỊCH
KHU VỰC ĐÔNG BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Địa chất học
Mã số: 60.44.55

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. La Thế Phúc

HÀ NỘI - 2009





LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số
liệu trong luận văn hoàn toàn trung thực và kết quả của luận văn chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Hà Nội, ngày 2 tháng 8 năm 2009
Tác giả luận văn

Ngô Thị Ngọc Tú


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU
Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.2.1. Sơ lược nghiên cứu triển khai địa chất du lịch ở nước ngoài
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ĐCDL và hiện trạng DLĐC trong nước
Chương 2 - SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VÀ ĐỊA CHẤT VÙNG NGHIÊN

Trang
1
6

6
8
11
13

CỨU

2.1. Sơ lược đặc điểm địa lý tự nhiên
2.1.1. Địa hình
2.1.2. Khí hậu
2.1.3. Sơng suối
2.1.4. Mạng lưới giao thông
2.1.5. Kinh tế nhân văn
2.2. Sơ lược đặc điểm địa chất vùng nghiên cứu
2.2.1. Địa tầng
2.2.2. Magma
2.2.3. Cấu trúc-kiến tạo
2.2.4. Khoáng sản
Chương 3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂM TÀI NGUN ĐỊA CHẤT DU LỊCH VÀ ĐỀ XUẤT

13
13
14
14
15
15
16
16
34
36

38
44

MƠ HÌNH PHÁT TRIỂN

3.1. Xây dựng tiêu chí tài nguyên địa chất du lịch
3.1.1. Xây dựng tiêu chí tài nguyên địa chất du lịch
3.1.2. Xây dựng tiêu chí du lịch địa chất
3.2. Đánh giá tiềm năng
3.2.1. Thống kê, phân loại tài nguyên địa chất du lịch vùng Đông Bắc
3.2.2. Các giá trị nổi bật của tài nguyên địa chất du lịch vùng nghiên cứu.
3.2.3. Tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội
3.3. Đề xuất một số tuyến du lịch địa chất trong vùng nghiên cứu
3.3.1. Cơ sở để thiết kế tuyến DLĐC
3.3.2. Đề xuất một số tuyến du lịch tiêu biểu trong vùng nghiên cứu

44
44
45
46
46
53
56
57
57
58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


69
70


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Stt

Tên hình

Trang

1

Hình 0.1. Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu

1

2

Hình 1.1. Đảo núi lửa và ống núi lửa Jeju

9

3

Hình 1.2. Một số cảnh quan núi lửa và bazan dạng cột ở đảo Jeju

9

4


Hình 1.3. Hang núi lửa Yongcheondonggul

10

5

Hình 1.4: Thạch nhũ trong hang núi lửa Yongcheondonggul ở đảo Jeju

10

6

Hình 1.5: Quang cảnh vịnh Hạ Long

11

7

Hình 1.6: Cảnh hồ Ba Bể

11

8

Hình 2.1: Mơ hình số độ cao vùng Đơng Bắc

13

9


Hình 2.1: Mơ hình số độ cao vùng Đơng Bắc

15

10 Hình 2.3: Moong khai thác than lộ thiên Hà Tu

26

11 Hình 2.4: Khảo sát tại mỏ than Na Dương

32

12 Hình 2.5: Mơ tả mẫu hố thạch động vật thân mềm ở Rinh Chùa

32

13 Hình 2.6: Mỏ than Hà Tu - Hà Lầm, Quảng Ninh

41

14 Hình 2.7: Mỏ than Na Dương

42

15 Hình 3.1: Bản đồ tiềm năng địa chất du lịch khu vực ĐB Việt Nam

52

16 Hình 3.2 : Sơ đồ tuyến du lịch địa chất khu vực Đông Bắc


58

17 Hình 3.3.Hang đá bí ẩn tại cao ngun đá

59

18 Hình 3.4. Cảnh quan Mã Pí Lèng

59

19 Hình 3.5. Tồn cảnh Lũng Cú

61

20 Hình 3.6. Cảnh quan địa mạo Núi Đơi

63

21 Hình 3.7. Đường mở vỉa của mỏ Hà Tu-Hà Lầm

65

22 Hình 3.8. Khai thác than ở mỏ Hà Tu-Hà Lầm

66

23 Hình 3.9. Vịnh Hạ Long nhìn từ đền Cửa Ông

66


24 Hình 3.10. Moong khai thác than Na Dương và Nhà máy nhiệt điện Na Dương

67

25 Hình 3.11. Cảnh quan Mẫu Sơn-Lạng Sơn

68


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, địa chất học hiện
đại cũng phát triển không ngừng, đã được mở rộng phạm vi và vượt qua những
khuôn khổ truyền thống, đã và đang hình thành những chuyên ngành mới, trong đó
có địa chất du lịch (ĐCDL). Phát triển loại hình du lịch địa chất (DLĐC) khơng chỉ
mang lại hiệu quả kinh tế, mà cịn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về di sản
địa chất (DSĐC), về khoa học địa chất để từ đó bảo vệ bảo tồn DSĐC, di sản thiên
nhiên (DSTN).
Khu vực Đông Bắc là một phần lãnh thổ phía Đơng Bắc của Việt Nam (Hình
0.1), phía Bắc tiếp giáp với
Trung Quốc, phía Nam giáp
với đồng bằng Sơng Hồng,
phía Đơng giáp với vịnh
Bắc Bộ với 250 km bờ biển,
phía Tây giáp với khu vực
Tây Bắc. Lịch sử phát triển
địa chất và môi trường thiên

nhiên ở đây rất phức tạp và
phong phú, đã tạo nên nhiều
DSTN tuyệt tác như: Di sán
thiên nhiên Thế giới Vịnh
Hạ Long, Vườn Quốc Gia
Ba Bể, Vườn Quốc gia Tam
Đảo … Nhờ có những

Hình 0.1: Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu


2

DSTN kỳ vĩ này mà nơi đây rất có điều kiện để phát triển một ngành cơng nghiệp
“khơng khói” có hiệu quả kinh tế cao - đó là Du lịch.
Hiện nay, du lịch ở đây đang được chú ý phát triển, nhưng chủ yếu mới chỉ tập
trung vào công tác dịch vụ du lịch, chưa chú ý mở rộng phát triển và đa dạng hóa
các loại hình du lịch, trong đó có DLĐC. Thực tế nơi đây đã có nhiều tour du lịch
thưởng ngoạn những giá trị độc đáo của DSĐC nhưng lại khơng có “hồn” của địa
chất, cho nên du khách không thể cảm nhận hết vẻ đẹp kỳ bí của thiên nhiên. Tiềm
năng DSĐC, DSTN cũng như các giá trị độc đáo của nó chưa được khai thác, phát
huy và bảo vệ bảo tồn cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội. Vì vậy, điều tra
nghiên cứu tiềm năng ĐCDL để phát triển DLĐC là việc làm cấp thiết cho sự phát
triển bền vững kinh tế xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Xác lập, phân loại tài nguyên ĐCDL khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá tiềm năng tài nguyên ĐCDL khu vực nghiên cứu.
- Thiết kế các tuyến DLĐC đặc trưng cho khu vực nghiên cứu, góp phần tuyên
truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng để bảo tồn, quản lý và khai thác hợp
lý tài nguyên ĐCDL cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: các DSĐC có giá trị nổi trội xuất lộ trên
tầng mặt khu vực nghiên cứu. Các DSĐC nổi trội là các DSĐC có giá trị nổi bật về
khoa học giáo dục, thẩm mỹ hoặc kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn là lãnh thổ khu vực Đông Bắc
Việt Nam, đặc biệt là các khu phân bố các DSĐC, các khu DSTN, vườn quốc gia
thuộc các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Tuyên Quang,
Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang và Quảng Ninh.


3

4. Nội dung nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, nội dung nghiên cứu của đề tài là:
- Nghiên cứu tổng hợp tài liệu về DSĐC khu vực Đông Bắc Việt Nam
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chí xác lập tài nguyên ĐCDL
- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng tài nguyên ĐCDL.
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chí DLĐC.
- Nghiên cứu thiết kế các tuyến DLĐC
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được mục đích cũng như hồn thành được nội dung nghiên cứu của đề
tài, các phương pháp nghiên cứu sẽ được áp dụng là:
- Phương pháp kế thừa: thu thập các tài liệu điều tra về địa chất ở các tỷ lệ
khác nhau, các tài liệu nghiên cứu về DSĐC; các tài liệu về khai thác DSĐC dưới
góc độ du lịch, DLĐC trong và ngoài nước… Chúng sẽ được phân tích, tổng hợp,
kế thừa để tiến hành thực địa, khảo sát đánh giá tiềm năng ĐCDL cũng như thiết kế
các tuyến DLĐC.
- Phương pháp khảo sát thực địa: trên cơ sở tổng hợp tài liệu thu thập được,
lựa chọn những khu vực điển hình về DSĐC có giá trị nổi bật để tiến hành khảo sát
thực tế, thu thập tài liệu nguyên thủy, quay phim chụp ảnh... đánh giá các giá trị về

du lịch đối với các DSĐC, làm cơ sở cho việc thiết kế các tour DLĐC.
- Phương pháp thống kê phân loại và đánh giá tài nguyên ĐCDL: trên cơ sở
các tài liệu thu thập tổng hợp về tài nguyên DSĐC trong khu vực nghiên cứu, tài
nguyên ĐCDL sẽ được xác lập (theo những tiêu chí nhất định), thống kê, phân loại
và đánh giá tiềm năng tài nguyên ĐCDL.
- Phương pháp xây dựng điển hình: tài nguyên ĐCDL sau khi được xác lập sẽ
được nghiên cứu lựa chọn điển hình để đưa vào khai thác du lịch sao cho phù hợp


4

với tình hình thực tế làm cơ sở cho thiết kế các tour du lịch.
- Phương pháp thiết kế tour DLĐC: các tour du lịch được thiết kế trên cơ sở
các tiêu chí về DSĐC hay loại hình tài ngun ĐCDL, điều kiện địa lý tự nhiên kinh tế - nhân văn, cơ sở hạ tầng liên quan, các di sản khác kề liền và xu hướng
thưởng ngoạn (nhu cầu) của cộng đồng, xã hội.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: đây là đề tài đầu tiên về lĩnh vực mới trong
ngành khoa học địa chất ở Việt Nam nên rất có ý nghĩa trong khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học
- Xây dựng được các tiêu chí cho tài nguyên ĐCDL.
- Thống kê phân loại và đánh giá được tài nguyên địa chất du lịch khu vực
Đông bắc Việt Nam.
- Làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu ứng dụng tiếp theo như: thiết kế các
tuyến DLĐC, xây dựng các loại hình du lịch, quy hoạch phát triển bền vững kinh tế
xã hội vùng miền, địa phương...
* Ý nghĩa thực tiễn
- Phát triển DLĐC khu vực Đơng Bắc là phát triển loại hình du lịch mới thu
hút du khách, là phát triển du lịch, góp phần phát triển các ngành nghề khác liên
quan (như: xây dựng, làng nghề truyền thống, văn hóa…), tạo thêm việc làm cho
người dân sở tại.
- Tuyên truyền giới thiệu nội dung về địa chất, DSĐC trong các tour DLĐC

không chỉ có tác dụng thu hút du khách, mà cịn có tác dụng nâng cao nhận thức
cộng đồng về tài nguyên địa chất, đặc biệt là DSĐC, góp phần bảo vệ bảo tồn, quản
lý và khai thác hợp lý DSĐC cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội.
7. Cơ sở tài liệu
- Các văn liệu về ĐCDL và DLĐC ở trong nước và nước ngoài


5

- Các cơng trình điều tra cơ bản về địa chất ở các tỷ lệ khác nhau trên khu vực
Đông Bắc Việt Nam
- Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến DSĐC trong nước của các tác giả:
Trịnh Dánh, Nguyễn Đức Thạnh, Trần Văn Trị, Trần Tân Văn, La Thế Phúc…
- Các tài liệu do chính bản thân tác giả trực tiếp thu thập trong quá trình khảo
sát thực địa, tham gia thi công các đề tài đề án như: “Nghiên cứu các khu bảo tồn
địa chất Việt Nam”; đề tài khoa học cấp nhà nước “Điều tra nghiên cứu các DSĐC
và đề xuất xây dựng công viên địa chất ở miền Bắc” mã số KC08.20/06-10.
8. Bố cục của luận văn:
Nội dung của luận văn được trình bày trong 72 trang đánh máy vi tính, 1 bảng
biểu, 25 hình vẽ minh hoạ và bản ảnh các loại, bố cục thành 3 chương (không kể
mở đầu và kết luận)
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chương 2: Sơ lược đặc điểm địa lý tự nhiên và địa chất khu vực nghiên cứu
Chương 3: Đánh giá tiềm năng tài nguyên địa chất du lịch và đề xuất mơ hình phát
triển
Lời cảm ơn: luận văn được hồn thành tại Bộ mơn Địa chất, trường Đại học Mỏ –
Địa chất, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. La Thế Phúc. Qua đây, tơi xin bày tỏ
lịng biết ơn sâu sắc tới TS.La Thế Phúc, người đã kịp thời chỉ bảo tận tình trong
q trình thực hiện luận văn; bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo của
Khoa địa chất, Bộ môn Địa chất đã quan tâm giúp đỡ học viên trong q trình học

tập tại Trường. Tơi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, những góp ý quý
báu của TS. Nguyễn Mai Lương, KS. Trương Quang Quý cùng các nhà khoa học
Viện nghiên cứu Địa chất Khoáng sản, đặc biệt là Bảo tàng Địa chất đã tạo điều
kiện, động viên tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn.


6

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn:
Khái niệm địa chất du lịch (geotourism) lần đầu tiên được giới thiệu công khai
trong báo cáo năm 2002 của Hiệp hội Kỹ nghệ Du lịch Hoa Kỳ (Travel Industry
Association of America) và tạp chí National Geographic Traveler (Người du lịch
Địa lý Quốc gia). Hai vợ chồng nhà biên tập cao cấp địa lý quốc gia Hoa Kỳ là
Jonathan B.Tourtellot và Sally Bensusen đã đưa ra thuật ngữ này vào năm 1997 với
ý nghĩa bao hàm hơn du lịch sinh thái và du lịch bền vững.[29]
Tài nguyên du lịch là những cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa ,
giá trị nhân văn, cơng trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng
nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch,
khu du lịch, nhằm tạo sự hấp dẫn du lịch
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí
hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục
đích du lịch .
Tài nguyên địa chất (Geological Resources) hay Tài nguyên Trái đất (Earth
Resources): về cơ bản là tài nguyên thiên nhiên khơng tái tạo, bao gồm tài ngun
khống sản (quặng rắn, đá và đất, các hydrocarbon dạng lỏng hay khí) và tài nguyên
DSĐC [3]
Địa chất du lịch (Geotourism) là sự kết hợp giữa hai ngành khoa học địa chất
và du lịch nhằm khai thác - bảo tồn tài nguyên địa chất cho phát triển du lịch.

Tài nguyên địa chất du lịch là phần tài nguyên địa chất có giá trị nổi bật về
khoa học, giáo dục, thẩm mỹ và kinh tế được đưa ra giới thiệu cho công chúng
thưởng ngoạn du lịch và phục vụ công tác nghiên cứu, học tập.


7

Di sản địa chất (Geoheritage) là những phần tài nguyên địa chất có giá trị nổi
bật về khoa học, giáo dục, thẩm mỹ và kinh tế. Chúng bao gồm: các cảnh quan địa
mạo, các di chỉ cổ sinh, các miệng núi lửa đã tắt hoặc đang hoạt động, các hang
động, hẻm vực sông, hồ tự nhiên, thác nước, các diện lộ tự nhiên hay nhân tạo của
đá và quặng; các thành tạo, cảnh quan còn ghi lại những biến cố, bối cảnh địa chất
đặc biệt; các địa điểm mà tại đó có thể quan sát được các q trình địa chất đã và
đang diễn ra hàng ngày, thậm chí cả các khu mỏ đã ngừng khai thác v.v… [3]
Tài nguyên DSĐC (Geological Heritage Resources): được đặc trưng và phân
loại trên cơ sở giá trị khoa học cao cũng như các giá trị thẩm mỹ, giải trí và văn hố
của nó.
Cơng viên địa chất (Geopark) là một khu vực hay một khu vực có quy mơ,
ranh giới địa lý rõ ràng, thích hợp cho sự phát triển kinh tế địa phương; trong đó
bao gồm một số DSĐC quan trọng có giá trị khoa học đặc biệt, hiếm có hoặc đẹp và
hấp dẫn. Ngồi ra, nó khơng chỉ gồm những giá trị về mặt địa chất mà cịn có những
giá trị về mặt khảo cổ, sinh thái, lịch sử và văn hóa [3].
Du lịch địa chất là một loại hình du lịch cung cấp cho khách du lịch, khách
tham quan những thông tin, những kiến thức về cơ chế thành tạo các DSĐC; như cơ
chế hình thành, lịch sử phát triển của các thắng cảnh, các cảnh quan kỳ thú, những
sản phẩm của tự nhiên được hình thành bởi các quá trình nội sinh và ngoại sinh [4].
Mục đích của loại hình du lịch này nhằm giúp cho khách du lịch cảm thấy
hứng thú khi tham quan các thắng cảnh, mặt khác gúp họ thấy được mức độ kỳ vỹ
về quy mô và thời gian mà thiên nhiên đã tạo dựng nên những thắng cảnh đó. Qua
đó cảnh tỉnh cho cơng chúng phải chung sức bảo vệ giữ gìn những danh lam thắng

cảnh. Việc lồng ghép những thông tin, những kiến thức địa chất học của những
thắng cảnh sẽ có tác dụng kích thích tính hiếu kỳ của du khách, từ đó tác động đến


8

nhu cầu đi du lịch.
Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn
hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch với mục
đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn khách tới các khu vực và quốc gia
du lịch. Q trình quản lý này ln hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt
được lợi ích lâu dài do các hoạt động du lịch đưa lại.
Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo và thỏa mãn ba yếu tố sau:
- Mối quan hệ giữa bảo tồn tài ngun tự nhiên, mơi trường và lợi ích kinh tế xã hội - văn hóa.
- Q trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài.
- Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu các
thế hệ tiếp theo.
Như vậy, thực chất địa chất du lịch là sự kết hợp giữa hai ngành địa chất và du
lịch, tạo ra mơ hình du lịch mới mà ở đó khách du lịch, khách tham quan được cung
cấp những thông tin, những kiến thức về nguồn gốc, cơ chế hình thành, lịch sử phát
triển của các thắng cảnh, các cảnh quan kỳ thú, những sản phẩm của tự nhiên… (gọi
chung là DSĐC) được hình thành bởi các quá trình địa chất nội sinh và ngoại sinh.
Mục đích của loại hình du lịch này nhằm giúp cho khách du lịch cảm thấy hứng thú
khi tham quan các thắng cảnh, kích thích nhu cầu du lịch thưởng ngoạn thiên nhiên;
mặt khác giúp họ thấy được mức độ kỳ vĩ về quy mô và thời gian mà thiên nhiên đã
tạo dựng nên những thắng cảnh (DSĐC) đó. Qua đó cảnh tỉnh khách du lịch phải
chung sức bảo vệ giữ gìn những danh lam thắng cảnh cũng như DSĐC.
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.2.1. Sơ lược nghiên cứu triển khai địa chất du lịch ở nước ngoài



9

Ở các nước tiên tiến, nghiên cứu ĐCDL và phát triển DLĐC được triển khai
rất tốt và là nguồn thu không nhỏ cho nền kinh tế. Phát triển DLĐC gắn liền với các
DSĐC, khu công viên địa chất
(CVĐC). Dựa vào đặc điểm
của các loại DSĐC trong
CVĐC, người ta thiết kế các
tour cũng như các loại hình du
lịch phù hợp (VD: DSĐC là
cảnh quan địa mạo và hang
động kartơ sẽ thường được
thiết kế loại hình du lịch mạo

Hình 1.1: Đảo núi lửa và ống núi lửa Jeju, Hàn Quốc
(Nguồn: You Bong Kim 2007).

hiểm). Trong mỗi điểm đến là các DSĐC, người ta tuyên truyền giới thiệu cho du
khách về nguồn gốc của
DSĐC, cơ chế hình thành và
lịch sử phát triển địa chất
của chúng, những sản phẩm
thiên nhiên hay vẻ đẹp tự
nhiên của chúng. Từ đó du
khách cảm nhận được vẻ
Hình 1.2: Một số cảnh quan núi lửa và basalt dạng cột ở
đảo Jeju, Hàn Quốc. (Nguồn: You Bong Kim, 2007).


đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên,
hứng thú thưởng ngoạn, kích

thích tính hiếu kỳ và nhu cầu du lịch; cảnh tỉnh du khách ý thức bảo vệ bảo tồn
DSĐC.
Có thể lấy ví dụ sau:
Đảo Jeju ở Hàn Quốc được UNESCO công nhận là DSTN Thế giới vào năm


10

2007. Đây là một hịn đảo có rất nhiều miệng núi lửa tạo cảnh quan đẹp và rất nhiều
hang núi lửa (~120 hang ống núi lửa). Các DSĐC độc đáo liên quan đến hoạt động
núi lửa được các nhà địa chất Hàn Quốc nghiên cứu xác lập là những tài nguyên
ĐCDL rất giá trị, gồm: các miệng
núi lửa, ống núi lửa, cảnh quan núi
lửa, các hang động núi lửa, đá
basalt dạng cột… (Hình1.1; 1.2);
chúng được bảo vệ bảo tồn một
cách rất nghiêm ngặt. Tại đây người
ta đã thiết kế các tuyến DLĐC có Hình 1.3: Hang núi lửa Yongcheondonggul ở đảo
thời lượng từ 1 đến 3 ngày. Ở mỗi

Jeju, Hàn Quốc (Nguồn: You Bong Kim, 2007)

điểm đến, nội dung địa chất và vẻ đẹp kỳ bí của DSĐC được chú ý nhấn mạnh trên
các tờ rơi cũng như các thuyết trình của hướng dẫn viên du lịch. Bắt đầu là thưởng
ngoạn tồn cảnh (Hình 1.1; 1.2), ứng với mỗi cảnh quan là một thời kỳ thành tạo
tương ứng với mỗi loại đá đá basal.
Tiếp đến là tham quan hệ thống các

hang núi lửa; chúng được phân loại
theo hình dáng. Mỗi kiểu hang núi lửa
đều gắn liền với nguồn gốc, cơ chế và
thời kỳ thành tạo của basal. Ví dụ
Hình 1.4: Thạch nhũ trong hang núi lửa
Yongcheondonggul ở đảo Jeju, Hàn Quốc.
(Nguồn: You Bong Kim, 2007).

hang dạng ống, dạng vịm (Hình 1.3)
được thành tạo đồng sinh, theo

phương thức nguội lạnh dòng dung nham chảy xoắn; các khối thạch nhũ trong hang
(Hình 1,4) được thành tạo ngoại sinh theo phương thức thấm đọng nhỏ giọt từ trần
xuống đáy hang... Ngoài ra du khách còn được tham quan, sở hữu (sau khi mua)


11

những kỷ vật làm từ sản phẩm liên quan tới đá núi lửa với những giá cả không rẻ.
Như vậy, sau mỗi hành trình tham quan, du khách sẽ có thêm được kiến thức về địa
chất, nguồn gốc và phương thức thành tạo của DSĐC, hiểu biết và cảm nhận được
giá trị của DSĐC cũng như khả năng không tái tạo của chúng để từ đó nâng cao ý
thức bảo vệ bảo tồn DSĐC, kích
thích sự tìm tịi sáng tạo trước thiên
nhiên, yêu thiên nhiên và tăng nhu
cầu du lịch.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ĐCDL
và hiện trạng DLĐC trong nước
Ở nước ta, nghiên cứu DSĐC đã
được chú ý thực hiện trên dưới 10


Hình 1.5: Quang cảnh vịnh Hạ Long
(Nguồn: Ban Quản lý Di sản Thiên nhiên Thế
giới vịnh Hạ Long)

năm nay với cách tiếp cận, nhận diện,
mô tả và nghiên cứu đảm bảo tính hội nhập; nhưng được triển khai với tiến độ rất
chậm. Đó là lý do cho đến nay nước ta chưa có khu bảo tồn địa chất cũng như chưa
có cơng viên địa chất nào được
xây dựng; theo đó cũng chưa có
cơng trình nào nghiên cứu về
ĐCDL; điều đó đồng nghĩa với
DLĐC chưa được mở ra và phát
triển. Mặc dù trên thực tế, du
khách đang thưởng ngoạn những
Hình 1.6: Cảnh hồ Ba Bể

vể đẹp kỳ bí của thiên nhiên, của
DSĐC. Tại những khu DSĐC,

DSTN như vịnh Hạ Long (Hình 1.5), Ba Bể (Hình 1.6), Đồng Văn Mèo Vạc…; du


12

khách đến thưởng ngoạn vẻ đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên, giá trị độc đáo của DSĐC
nhưng không được biết nội dung về địa chất kể cả trên tờ rơi, các ấn phẩm đi kèm
cũng như thuyết minh từ hướng dẫn viên du lịch. Vì thế, du khách khơng thể biết
được danh thắng ngoạn mục đó được hình thành do đâu? Cơ chế hình thành của nó
như thế nào? Nó có khả năng tái tạo hay khơng ?... hay nói cách khác các tour du

lịch ở đây chưa có “hồn” địa chất.
Qua đó cho thấy, lĩnh vực nghiên cứu địa chất du lịch ở nước ta chưa được chú
ý phát triển vì thế chưa có một tour DLĐC nào theo đúng nghĩa. Đó là một thiếm
khuyết lớn trong việc phát triển du lịch, quản lý bảo tồn và khai thác DSĐC cũng như
khai thác tài nguyên ĐCDL cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội.


13

CHƯƠNG 2
SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
VÀ ĐỊA CHẤT KHU VựC NGHIÊN CỨU
2.1. Sơ lược đặc điểm địa lý tự nhiên [19]
2.1.1. Địa hình
Địa hình khu vực Đơng Bắc có xu hướng chung là giảm dần độ cao từ Tây
sang Đơng và từ Bắc xuống Nam (Hình 2.1). Phía Tây Bắc có nhiều dãy núi đá cao
như Tây Côn Lĩnh (2431m), Kiêu Lĩnh Ti (2403m), Putaca (2274m), cao ngun đá
Đồng Văn. Phía Đơng có nhiều dãy núi hình vịng cung quay lưng về hướng Đơng

Hình 2.1: Mơ hình số độ cao vùng Đơng Bắc

là vịng cung Sơng Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đơng Triều.
Tồn bộ Khu vực núi thấp nghiêng dần về phía đồng bằng Bắc Bộ, bắt đầu từ
Phú Thọ, Nam Tuyên Quang, Nam Yên Bái và Thái Nguyên với đặc trưng là các
dãy đồi thấp. Địa hình ở những khu vực này mang đặc trưng chuyển tiếp của địa


14

hình Khu vực núi và đồng bằng.

Địa hình núi cao của khu vực Đông Bắc đã tạo nên nhiều cảnh quan đẹp kỳ vĩ
như cao nguyên Đồng Văn, đỉnh Mẫu Sơn, Sa Pa, Tam Đảo … là những tài nguyên
ĐCDL rất giá trị.
2.1.2. Khí hậu
Khu vực Đơng Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu,
Đơng rõ rệt. Tuy nhiên, miền khí hậu này có đặc điểm là không ổn định (với thời
gian bắt đầu - kết thúc của các mùa và về nhiệt độ) cho tồn khu vực do yếu tố địa
hình địa mạo chi phối. Biên độ dao động nhiệt của từng mùa trong khu vực có sự
khác nhau ở từng khu vực.
Do tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ về phía Đơng, phía Tây được chắn bởi dãy
Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam (>3000m), nên khu vực nghiên cứu chịu ảnh
hưởng của khí hậu Đại dương nhiều hơn và ít chịu ảnh hưởng của gió Lào (gió
foehn) hơn so với Khu vực Tây Bắc Bắc Bộ. Lượng mưa hàng năm ở khu vực Đông
Bắc không lớn, theo số liệu đo đạc, mùa Đông chừng 150-200 mm với 30-50 ngày
mưa nhưng mùa hạ cũng chỉ có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa 1000-1300
mm.
2.1.3. Sơng suối
Khu vực Đơng Bắc có hai hệ thống sơng chính là: hệ thống sơng Hồng (bao
gồm sơng Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm) và hệ thống sông Thái Bình (bao
gồm sơng Cầu, sơng Thương, sơng Lục Nam). Ngồi ra cịn một số sơng khác như:
sơng Bằng, sơng Kỳ Cùng, sông Nho Quế v.v… Hệ thống sông suối ở đây cũng tạo
ra nhiều cảnh quan ngoạn mục, tô thắm thêm các danh thắng nổi tiếng như: các con
suối ở khu vực Lộc Bình - Mẫu Sơn (Lạng Sơn), hẻm vực sông Nho Quế (Đồng
Văn - Mèo Vạc), hẻm sông Năng (Ba Bể)…


15

2.1.4. Mạng lưới giao thơng
Khu vực Đơng Bắc có hệ thống giao thông khá phong phú, gồm đường bộ,

đường sắt, đường thủy. Hệ thống đường bộ có đường quốc lộ (quốc lộ 1, quốc lộ 2,
quốc lộ 3, quốc lộ 4) và các đường liên huyện, chạy qua trung tâm của các tỉnh huyện thuận tiện cho việc đi lại. (Hình 2.2)

Hình 2.2: Sơ đồ mạng lưới giao thơng vùng Đông Bắc
2.1.6. Kinh tế nhân văn
Dân số của Khu vực tính đến cuối năm 2007 là 10,1 triệu người, chiếm 13,1%
dân số cả nước; gồm 43 dân tộc anh em, trong đó người dân tộc có khoảng 5 triệu
người thuộc 42 dân tộc, chiếm gần 50% số người dân tộc của cả nước.
Độ tuổi lao động của người dân trong khu vực chiếm >60% dân số, trong đó
cơ cấu lao động nơng nghiệp chiếm >80%, năng suất lao động cịn thấp, chỉ bằng
khoảng 70% năng suất bình quân cả nước. Tình trạng du canh du cư ở khu vực cao


16

còn khá phổ biến. Mức sống của dân cư trong khu vực nghiên cứu khơng đều, có sự
phân hóa rõ rệt giữa các địa phương, nhưng trung bình vẫn thuộc diện thấp nhất
toàn quốc. Giá cả sinh hoạt thấp, thuận lợi cho phát triển du lịch. Ngoài ra, trong
khu vực có nhiều tiềm năng về nhân lực lao động phổ thông, nhiều làng nghề truyền
thống và đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc là những yếu tố tích cực để khai thác phát
triển du lịch nói chung và DLĐC nói riêng.
2.2. Sơ lược đặc điểm địa chất khu vực nghiên cứu
2.2.1. Địa tầng [3, 6, 7, 10, 11, 17, 18, 20, 21, 24, 25]
Theo Bản đồ địa chất nhóm tờ Đông Bắc Bộ tỷ lệ 1/200.000, khu vực Đông
Bắc có các thành tạo địa chất tuổi từ Proterozoi đến Đệ tứ, bao gồm:
2.2.1.1. Giới Proterozoi
* Hệ tầng Núi Con Voi (PP nv)
Các đá của hệ tầng Núi Con Voi phân bố dọc theo dãy núi Con Voi và một số
diện tích nhỏ hơn ở Lào Cai và Yên Bái. Thành phần thạch học đặc trưng:
plagiogneis, gneis với đá phiến biotit-granat-silimanit, đôi nơi chứa cordierit, các

lớp amphibolit, đá calciphyr, diopxit, đá hoa chứa volastonit… Tổng chiều dày
>3000m.
* Hệ tầng Ngòi Chi (PP-MP nc)
Các đá của hệ tầng Ngòi Chi phân bố rộng rãi trong địa luỹ Sông Hồng từ Lào
Cai đến Phú Thọ. Thành phần thạch học gồm: đá phiến biotit-grana- silimanit, đá
phiến biotit-grana, quartzit graphit,biotit-grana-silimanit ít amphibolit và đá hoa.
Trong các lớp đá phiến ln ln có graphit, đơi nơi đạt hàm lượng công nghiệp.
Chiều dày >1450m.
* Hệ tầng Thác Bà (NP tb)
Các đá của hệ tầng phân bố ở nhiều nơi như khu vực đập Thác Bà, đoạn


17

đường từ Tân Quang đi Hồng Su Phì, Tây Bắc Lục Yên. Thành phần thạch học
gồm: Đá phiến thạch anh-hai mica xen đá phiến mica, đá hoa, quartzit, đá phiến
thạch anh-epidot-canxit và thạch anh-mica. Bề dày >1400m.
* Hệ tầng An Phú (NP- ε1 ap)
Các đá của hệ tầng phân bố trong phức nếp lồi Lô Gâm, nếp lồi Lục Yên (tỉnh
Yên Bái) trong dải kẹp giữa đứt gãy sông Chảy và đứt gãy Sông Lô. Thành phần
thạch học gồm: đá hoa, xen ít thấu kính đá phiến thạch anh- biotit. Trong đá hoa đơi
nơi có graphit và phlogopit. Bề dày ~500m. Liên quan đến hệ tầng có khu mỏ đá
quý Lục Yên. Đá hoa ở đây khá giàu corindon, spinel, pargasit; liên quan với nó các
điểm quặng sa khống chứa đá quý, bán quý gồm: ruby, saphir, spinel các màu,
turmalin các màu.
2.2.1.2. Giới Paleozoi
* Hệ tầng Hà Giang
Các đá của hệ tầng Hà Giang phân bố ở khu vực Hà Giang, Lào Cai. Thành
phần thạch học: đá phiến biotit-thạch anh có granat, đá phiến sericit-clorit có vật
chất than, thấu kính đá vơi hoa hóa; đá vơi dăm kết xen lớp mỏng đá phiến sericit;

đá phiến sét - sericit có vật chất than (shungit), phylit, đá vôi; đá vôi trứng cá xen
những lớp phylit vơi có sericit; đá phiến sét-sericit xen lớp mỏng bột kết hoặc thấu
kính đá vơi; đá phiến bột kết xen đá vơi. Bề dày >2000m.
Hố thạch phát hiện được gồm: Algae, Annamitia sp., Paracoosia mansuyi,
Damesella

paronai,

Damesops

biloba,

Pseudagnostus(?)

sp.,

Inarticulata

(Brachiopoda).
* Hệ tầng Mỏ Đồng
Các đá của hệ tầng Mỏ Đồng phân bố ở khu vực Bắc Cạn và Thái Nguyên.
Thành phần thạch học gồm: cát kết thạch anh xen bột kết; cát bột kết xen với đá


18

phiến sét màu nâu đỏ, đôi khi lớp bột kết có cấu tạo sọc dải, trên mặt lớp có nhiều
dấu vết giun bị, chứa hố thạch Ptychagnotus; cát bột kết, cát kết chứa vơi màu tím
đỏ, xám xanh lục, cấu tạo sọc dải. Bề dày ~430m.
* Hệ tầng Chang Pung

Các đá của hệ tầng Chang Pung phân bố xung quanh vịm Sơng Chảy, thuộc
các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Tun Quang. Thành phần thạch học: đá phiến sét, bột
kết; đá vôi trứng cá, đá vôi sét, cát kết vôi; đá phiến sét chứa vôi; đá phiến sét xen
cát kết; đá vơi. Bề dày >1800m [].
Các hố thạch phát hiện được trong diện phân bố của hệ tầng khá phong phú
gồm: Cyclolorenzella tonkinensis, Damesella brevicaudata, Drepanura cf.
premesnili, Parablackwelderia spectabilis, Paracoosia deprati, Pseudagnostus
douvillei, Stephanocare richthofeni, Billingsella tonkinensis, Prochuangia mansuyi,
Billingsella sp., Irvingella sp., Pagodia sp., Caulaspira convexa, Calvinella
walcotti, Dictyella mansuyi, Prosaukia angulata, Haniwa sp., Saukia sp., Tellerina
(?) sp.
Liên quan đến hệ tầng có ranh giới Cambri muộn/Ordovic sớm là DSĐC, nằm
ở nơi chuyển tiếp của hai hệ tầng Chang Pung (ε2-3 cp) và Lutxia (O1 lx) tại mặt cắt
Lũng Cú - Mia Lé. Điểm lộ quan sát ranh giới này nằm bên đường đi Lũng Cú, cách
xã Lũng Cú 2km về phía Nam.
Ranh giới Cambri muộn/Ordovic sớm rất có ý nghĩa trong khoa học địa chất.
Mặt cắt địa chất Lũng Cú, nơi duy nhất ở Việt Nam có các bằng chứng về thạch
học, cổ sinh, thế nằm của đá minh chứng cho sự chuyển tiếp liên tục giữa hai hệ
này. Đây là một trong số ít mặt cắt ở trên thế giới thấy được sự chuyển tiếp cả về
mặt thạch địa tầng lẫn cổ sinh vật, đặc biệt là sự thay đổi của nhóm hố thạch Bọ ba
thùy.


19

* Hệ tầng Bến Khế
Các đá của hệ tầng Bến Khế phân bố ở Phú Thọ. Thành phần thạch học: sạn
kết thạch anh xen cát kết; đá phiến sét chứa vơi, đá phiến sét; đá vơi; quarzit xen ít
bột kết, đá phiến. Bề dày ~1140m [].
* Hệ tầng Thần Sa

Các đá của hệ tầng phân bố tại các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng.
Thành phần thạch học gồm: đá phiến sét trên mặt lớp có vết giun bị (Planolites),
phiến sét, cát bột kết, đá vôi sét, cát kết thạch anh; bề dày ~1800m.
Hoá thạch phát hiện được gồm: Lotagnostus sp., Agnostus sp., A. cf. hedini,
Olenidae, Damesella sp., Charchaqia sp., Hedinaspis sp., H. regalis, Paraolenus ?
bongsonensis, Haniwa sp.
* Hệ tầng Luxia
Các đá của hệ tầng phân bố ở tỉnh Hà Giang, Thành phần thạch học gồm: cát
bột kết xen đá phiến sét, đá vôi tái kết tinh yếu, đá phiến sét, đá vôi vi hạt phân lớp
dày; bề dày ~370m .
Hố thạch có: Crinoidea, Isotelus stenocephalus, Orthida, Euloma (?) sp.,
Kainella sp., Niobella sp., Isoteloides (Megalaspides) sp., Asaphidae.
Liên quan đến hệ tầng có bất chỉnh hợp giữa các trầm tích Devon và trầm tích
Ordovic sớm (giữa hệ tầng Lutxia và hệ tầng Si Ka) là DSĐC kiểu địa tầng I (kiến
tạo và lịch sử địa chất). Quan hệ bất chỉnh hợp này là mốc đánh dấu một giai đoạn
gián đoạn trầm tích từ cuối Ordovic sớm đến cuối kỷ Silur (Di sản kiểu I). Ranh
giới này được phát hiện (Tạ Hòa Phương và nnk., 1990) trên sườn đồi bên đường ô
tô Đồng Văn đi Lũng Cú, thuộc địa phận bản Xí Mần Kha, xã Lũng Cú, huyện
Đồng Văn.
Đây là bất chỉnh hợp lớn về địa tầng ở ĐB Bắc Bộ. Dưới ranh giới này là đá


×