Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu xây dựng bản đồ số không gian ba chiều phục vụ quản lý biên giới việt nam trên đất liền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 100 trang )

Bộ giáo dục v đo tạo

Trờng đại học mỏ địa chất

Nguyễn hồng hng

nghiên cứu xây dựng bản đồ số
không gian ba chiều phục vụ quản lý
biên giới việt nam trên đất liền

Chuyên ngành: Kỹ thuật trắc địa
MÃ số: 60.52.85

luận văn thạc sỹ kỹ thuật

ngời hớng dẫn khoa học:
PGS. TS. Trần §×nh TrÝ

hμ néi - 2010


2

Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Các dữ liệu chưa được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào.
Tácgiả

Nguyễn Hồng Hưng



3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BIÊN GIỚI LÃNH THỔ TRÊN ĐẤT LIỀN
1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý biên giới - lãnh thổ
1.2 Mục tiêu quản lý biên giới
1.3 Nội dung quản lý đường biên giới
1.3.1 Các tính chất đặc thù của công tác quản lý biên giới
1.3.2 Căn cư pháp lý và cơ sở cho việc quản lý biên giới
1.3.3 Nội dung quản lý biên giới - lãnh thổ
1.4 Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
1.4.1 Biên giới Việt Nam - Trung Quốc
1.4.2 Biên giới Việt Nam - Lào
1.4.3 Biên giới Việt Nam - CamPuChia
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BẢN ĐỒ SỐ KHÔNG GIAN 3
CHIỀU
2.1 Một số khái niệm cơ bản
2.2 Nội dung bản đồ 3D
2.2.1 Mơ hình số độ cao DEM
2.2.2 Các đối tượng địa hình 3D
2.2.3 Cấp độ chi tiết (LoD) của bản đồ 3D
2.2.4 Một số kỹ thuật hiển thị đồ họa
2.2.5 Các cách khảo sát Bản đồ 3D
2.3 Từ Bản đồ địa hình 2D đến Bản đồ 3D
2.4 Các ứng dụng của Bản đồ 3D
2.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
2.5.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ VÀ YÊU CẦU KỸ
THUẬT THÀNH LẬP BẢN ĐỒ SỐ KHÔNG GIAN BA CHIỀU
3.1 Khảo sát các phần mềm sử dụng để thành lập mơ hình 3D
3.1.1 Microstation – MGE
3.1.2 AutoCad - Nova Point Virtual Mapper
3.1.3 ArcScene - ArcGIS
3.1.4 Imagine Virtual GIS
3.1.5 3D Studio Max

Trang
7

11
14
15
15
16
17
19
19
20
22

24
24
25
27
28
30
31

32
33
36
36
39

42
44
44
45
46
46


4

3.1.6 Multigen Creator
3.1.7 TerraVista
3.1.8 Bryce
3.1.9 ImaGis
3.1.10 Tổng quan về công nghệ của hãng SKYLINE
3.2 Yêu cầu kỹ thuật - Nội dung của Bản đồ 3D
3.2.1 Cấu trúc cơ bản của bản đồ 3D
3.2.2 Cơ sở tốn học, độ chính xác của bản đồ 3D
3.2.3 Mơ hình số độ cao
3.2.4 Bản đồ trực ảnh
3.2.5 Nguyên tắc chung trong xây dựng và hiển thị nội dung bản đồ 3D
3.3 Các phương pháp thành lập bản đồ 3D từ các nguồn tư liệu khác nhau
3.3.1 Thành lập bản đồ 3D từ ảnh máy bay
3.3.2 Thành lập bản đồ 3D từ Bản dồ địa hình có sẵn

3.3.3 Thành lập bản đồ 3D từ các nguồn ảnh viễn thám khác
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ SỐ KHÔNG GIAN 3 CHIỀU BIÊN
GIỚI VIỆT NAM - LÀO; VIỆT NAM - CAMPUCHIA
4.1 Nhiệm vụ và yêu cầu
4.2 Tình hình khu đo
4.3 Thiết kế kỹ thuật
4.3.1 Các văn bản pháp lý để thiết kế
4.3.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm
4.3.3 Quy trình cơng nghệ
4.3.4 Mơ tả các khâu của quy trình cơng nghệ Vùng A và Vùng B
4.3.5 Mơ tả các khâu của quy trình cơng nghệ Vùng C và Vùng D
4.4 Chuyển đổi sang Hệ tọa độ WGS84
4.5 Thành lập cơ sở dữ liệu biên giới quốc gia đa tỷ lệ
4.6 Xây dựng bản đồ 3D
4.7 khai thác sử dụng và cập nhật cơ sở dữ liệu biên giới
4.8 thử nghiệm xây dựng bản đồ 3D tỷ lệ 1:2000
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

47
47
47
47
48
53
53
54

55
57
58
59
61
64
65

70
71
72
72
72
73
75
80
83
83
87
89
90
92
92
93
94
95


5


MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ
2D - Two Dimensions:
Hai chiều
3D - Three Dimensions: Ba chiều
3D City Mode: Mô hình thành phố 3D
DEM - Digital Elevation Model: Mơ hình số độ cao
DSM - Digital Surface Model:
Mơ hình số bề mặt
DTM - Digital Terrain Model:
Mơ hình số địa hình
GIS - Geographic Information System: Hệ thống thông tin địa lý
GPS - Global Positioning System:
Hệ thống định vị toàn cầu
GRID: Cấu trúc lưới đều của mơ hình số độ cao
TIN - Triangulated Irregular Networks: Cấu trúc dạng mạng tam giác không đều
của Mơ hình số độ cao DEM.
IFSAR-InterFerometric Synthetic Aperture Radar: Radar độ mở tổng hợp giao thoa
LIDAR - Light Detection And Ranging: Công nghệ đo Laser
LoD - Level of Detail:
Cấp độ chi tiết
MultiLoD - Multiple Level of Detail:
Đa cấp độ chi tiết
MicroRelief - Vi địa hình: Những biến đổi đột ngột của bề mặt địa hình tự nhiên
hoặc nhân tạo có kích thước nhỏ như sườn dốc hay đường đắp cao xẻ sâu...Trên Mơ
hình địa hình 2D chúng khơng thể hiện được bằng đường bình độ và các điểm độ
cao mà phải dùng các ký hiệu và ghi chú riêng
Photorealistic - Ảnh thực: Xu hướng dùng các ảnh chụp đối tượng hay các bề mặt
của đối tượng để hiển thị
Symbolisation - Ký hiệu hoá: Xu hướng dùng ký hiệu được thiết kế cho các nhóm
đối tượng để hiển thị

Độ cao riêng (h): Chiều cao của đối tượng so với mặt DEM
Độ cao gốc (Z):
Độ cao của mặt DEM tại vị trí của đối tượng
Độ cao thực (H): Độ cao thực của đối tượng trong không gian ba chiều (đối với
những đối tượng nằm ngay trên mặt DEM H=Z; đối với các đối tượng nằm nổi trên
mặt DEM H=Z+h)
True Ortho photo: Ảnh trực giao thực, ảnh nắn có sử dụng yếu tố độ cao của các địa
vật (nhà, khối nhà, các công trình kiến trúc khác)
CSDL (Database): Cơ sở dữ liệu
Dataset: Tệp dữ liệu địa lý một khu vực với nội dung, chủ đề, tỷ lệ cụ thể
UBBGQG/BNG: Ủy ban Biên giới quốc gia/Bộ Ngoại giao
BTTM: Bộ Tổng Tham mưu


6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 2.1: Cấu trúc của mơ hình địa hình 3D

24

Hình 2.2: DEM và cấu trúc mơ hình dạng TIN

27

Hình 2.3: Cấp độ chi tiết (LoD) đối với các đối tượng nhà, khối nhà

30


Hình 2.4: Sa bàn ảo được xây dựng trên nền bản đồ 3D

38

Hình 3.1: Sơ đồ cấu trúc hoạt động của Skyline Globe Pro

48

Hình 3.2: Giao diện chính của phần mềm TerraExplorer Pro

49

Hình 3.3: Giao diện phần mềm TerraBuilder

50

Hình 3.4: Sơ đồ hoạt động của TerraGate

50

Hình 3.5: Giao diện phần mềm Streaming Feature Server

51

Hình 3.6: Thành phần chính của bản đồ 3D

54

Hình 3.7: Qui trình cơng nghệ thành lập bản đồ 3D sử dụng ảnh máy bay


61

Hình 3.8: Qui trình cơng nghệ thành lập bản đồ 3D từ Bản đồ có sẵn

68

Hình 3.9: Qui trình thành lập bản đồ 3D từ các nguồn ảnh viễn thám khác

69

Hình 4.1: Qui trình cơng nghệ tổng thể thành lập bản đồ 3D

74

Hình 4.2: Thiết kế mơ hình dữ liệu

85

Hình 4.3: Giao diện xây dựng các địa vật 3D từ nền ảnh

89

Hình 4.4: Xây dựng các mơ hình từng đối tượng

89


7

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đường biên giới giữa Việt Nam với các nước được hình thành qua hàng ngàn
năm lịch sử mở mang bờ cõi và đấu tranh giữ nước của cha ông ta. Vấn đề biên giới
trên đất liền và trên biển của nước ta với các nước láng giềng xung quanh vô cùng
phức tạp, nhạy cảm, cho đến nay vẫn chưa được phân định một cách rõ ràng, có giá
trị pháp lý quốc tế tạo ra cơ sở vững chắc để quản lý và duy trì ổn định ở vùng biên
giới và xây dựng một đường biên giới hịa bình, hữu nghị, hợp tác lâu dài giữa các
dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác tài nguyên thiên nhiên và phát triển
đất nước.
Do lịch sử lâu đời như vậy, nước ta có một khối lượng lớn các thông tin dữ liệu
liên quan tới vấn đề biên giới như: các văn bản pháp lý, hiệp ước hoạch định biên giới
quốc gia được ký kết giữa Việt Nam với các nước láng giềng về phân định biên giới
trên đất liền, trên biển; các Bộ bản đồ về phân giới trên thực địa và cắm mốc kèm theo
các hiệp ước qua các giai đoạn lịch sử; các tài liệu về gốc lịch sử của các đường biên
giới trên đất liền, trên biển … và các tài liệu khác có liên quan.
Các loại dữ liệu trên được quản lý, lưu trữ ở các cơ quan làm nhiện vụ liên
quan tới biên giới như Ủy ban Biên giới quốc gia/Bộ Ngoại giao, Trung tâm Địa
danh địa giới quốc gia (Cục Đo đạc – Bản đồ/Bộ TN&MT) … Tuy nhiên dữ liệu
biên giới toàn quốc chưa được quản lý tập trung tại một nơi mà được tổ chức lưu trữ
phân tán ở từng cơ quan theo từng nhiệm vụ chuyên môn được giao, nơi nào làm
nhiệm vụ liên quan đến khu vực biên giới nào thì chỉ quản lý dữ liệu của đường
biên giới đó. Tồn bộ các dữ liệu này là bản đồ số 2D các loại tỷ lệ. Do vậy đã có
những bất cập trong cơng tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong quá trình đàm
phán, thương lượng, hoạch định chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải; xây dựng các chủ
trương, đường lối đối ngoại, xây dựng biên giới hịa bình, hữu nghị và giải quyết
các bất đồng nảy sinh bằng thương lượng, ngoại giao.
Ở các nước phát triển trên thế giới, thơng tin địa lý nói chung và thơng tin đo
đạc, bản đồ nói riêng được lưu trữ dưới dạng cơ sở dữ liệu, được quản lý bằng công



8

nghệ Hệ thông tin địa lý (GIS) và đã trở thành một ngành kinh tế thông tin với trị
giá rất lớn. Việc ứng dụng rộng rãi công nghệ mới trong thành lập bản đồ đã được
thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Trong điều kiện thuận lợi này, các sản phẩm
bản đồ cũng được đa dạng hoá rất nhiều. Ngành Bản đồ các nước đang hướng đến
hai loại bản đồ tiên tiến là bản đồ 3D và bản đồ động. Bản đồ 3D với các nhóm nội
dung, độ chi tiết khác nhau phục vụ cho các mục đích khác nhau cũng đã trở thành
sản phẩm thường gặp tại nhiều nước phát triển. Mơ hình dữ liệu, phương pháp
thành lập, khuôn dạng số liệu cũng rất đa dạng phụ thuộc vào các cơng nghệ sẵn có
trong từng trường hợp.
Trong vấn đề phân giới cắm mốc và quản lý biên giới hiện sử dụng rất nhiều
tư liệu bản đồ làm tài liệu chính tại các cuộc họp đàm phán, do vậy nếu sử dụng dữ
liệu thông tin địa lý hiện thị trên nền bản đồ số 3D sẽ đem lại hiệu quả rất cao, bởi
các lợi thế của chúng là tại một điểm, một tuyến có thể quan sát từ nhiều góc độ mở
khác nhau mà ngay cả khi ra ngồi thực địa cũng khơng thể có “cái nhìn” tổng qt
như trên mơ hình 3D.
Trong những năm qua, Cục Bản đồ/BTTM được Bộ Quốc phòng giao cho
nhiệm vụ tham mưu địa hình trong lĩnh vực quản lý biên giới, biển đảo, đồng thời
trực tiếp tham gia Đoàn đàm phán, hoạch định biên giới khu vực ngoài cửa Vịnh
Bắc Bộ. Ngoài ra, thực hiện đúng chức năng, theo sự phân công của Bộ Quốc
phịng về tham mưu và bảo đảm địa hình cho các đơn vị trong toàn quân, Cục Bản
đồ/BTTM đã phát triển công nghệ GIS để lưu trữ, xử lý và cấp phát thơng tin cho
các đầu mối trong tồn quân, đồng thời xây dựng CSDL địa lý quân sự theo chuẩn
quốc gia. Từ nguồn dữ liệu này kết hợp với công nghệ Bản đồ số 3D sẽ cho nhiều
sản phẩm ứng dụng hữu hiệu.
Như vậy, vấn đề xây dựng bản đồ số không gian ba chiều khu vực biên giới
Việt Nam trên đất liền phục vụ công tác quản lý biên giới là nhu cầu có tính cấp
thiết, quan trọng hiện nay. Đây cũng chính là những nội dung nghiên cứu đặt ra
trong luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu xây dựng Bản đồ số không gian ba chiều

phục vụ quản lý biên giới Việt Nam trên đất liền”.


9

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu xây dựng bản đồ số khơng gian ba chiều (3D), có độ chính xác
cao và hiện thị sinh động ở một số khu vực nhạy cảm trên tuyến biên giới Việt Nam
- Cămpuchia, Việt Nam - Lào phục vụ quản lý biên giới trên đất liền. Từ đó đề ra
quy trình kỹ thuật thành lập Bản đồ số không gian ba chiều từ các nguồn tư liệu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu chính là: tổ chức và xây dựng Bản đồ số không gian
ba chiều dọc tuyến biên giới trên đất liền (Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia)
từ các nguồn tư liệu liên quan đến biên giới trên bộ.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm các vấn đề liên quan đến lý
thuyết về Mơ hình số độ cao DEM, Mơ hình số địa hình DTM; khảo sát các giải
pháp công nghệ xây dựng bản đồ không gian ba chiều, lựa chọn giải pháp phù hợp
liên quan đến nhiệm vụ xây dựng xây dựng Bản đồ không gian ba chiều phục vụ
quản lý biên giới Việt Nam trên đất liền tại Cục Bản đồ/ BTTM.
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu về cơng tác quản lý nhà nước về biên giới - lãnh thổ trên đất liền
ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay.
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và giải pháp công nghệ xây dựng Bản đồ không
gian ba chiều hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới.
- Đề xuất phương án kỹ thuật xây dựng Bản đồ không gian ba chiều dọc
tuyến biên giới Việt Nam – Lào; Việt Nam - Campuchia phục vụ công tác quản lý
biên giới Việt Nam trên trên đất liền.
- Thực nghiệm xây dựng Bản đồ không gian ba chiều tỷ lệ 1/2000 khu vực
biên giới Việt Nam - Campuchia tại tỉnh Đăk Nông.
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu.

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê: Thu thập, tổng hợp và xử lý các thông tin, các tài
liệu liên quan.


10

- Phương pháp phân tích: Tổng hợp, xử lý logic các tài liệu, giải quyết các
vấn đề đặt ra.
- Phương pháp so sánh: đối chiếu với các các kết quả nghiên cứu để đưa ra
nhận định, chứng minh tính khả khi và hiệu quả của việc xây dựng Bản đồ không
gian 3 chiều phục vụ công tác quản lý biên giới trên đất liền.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Như vậy, cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài là ứng dụng công nghệ thông
tin và hệ thông tin địa lý xây dựng Bản đồ không gian ba chiều khu vực biên giới
Việt Nam - Cămpuchia, Việt Nam - Lào có nội dung đầy đủ, thống nhất với độ
chính xác cao, trực quan phục vụ quản lý biên giới Việt Nam trên đất liền.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn được xây dựng gồm có phần mở đầu, 4 chương và phần kết luận,
kiến nghị với tổng số 100 trang (cả phần phụ lục).

Lời cảm ơn
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của
PGS.TS. Trần Đình Trí (Khoa Trắc địa - Trường Đại học Mỏ - Địa Chất) và các
đồng nghiệp tại Cục Bản đồ/ Bộ Tổng tham mưu.
Mặc dù đã được hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, song do trình độ cịn hạn
chế nên luận văn khơng thể tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong tiếp tục
nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và đồng nghiệp để luận văn
được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!


11

CHƯƠNG 1
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ BIÊN GIỚI - LÃNH THỔ TRÊN ĐẤT LIỀN
Trên thế giới giữa các nước có khoảng 315 đường biên giới trên đất liền.
Chúng có những đặc điểm khác biệt rất lớn và như vậy cách tiếp cận để quản lý
biên giới - lãnh thổ cũng rất đa dạng. Khó có thể mơ tả một cách chi tiết các biện
pháp quản lý đó, nhưng có thể xác định được một vài nguyên tắc để quản lý biên
giới có hiệu quả. Một vài khía cạnh của việc quản lý như phân định và hoạch định
biên giới được coi như là một ngành khoa học. Hoạch định biên giới không chỉ
dừng lại ở việc xác lập xong đường biên giới giữa các quốc gia, mà tiếp sau đó việc
quản lý biên giới - lãnh thổ cịn có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các nước,
ảnh hưởng trước tiên đến lợi ích của dân cư sống trên các vùng biên giới.
Trong số các đường biên giới nói trên, Việt Nam nằm trên bán đảo Đơng
Dương, ở giữa khu vực Đơng Nam Á, có đường biên giới trên đất liền dài khoảng
4.510 km, tiếp giáp với ba nước Trung Quốc, Lào và Campuchia, đường biên giới
trên đất liền đi qua 25 tỉnh, bao gồm khoảng 90 huyện, 393 xã phường biên giới.
Nhìn chung đường biên giới trên đất liền giữa nước ta và các nước láng giềng đã
tồn tại và được tôn trọng từ lâu, nhưng về pháp lý đều hình thành trong thời pháp
thuộc. Có đường biên giới được hình thành từ các ranh giới hành chính (với Lào và
Campuchia), có đường biên giới đã là biên giới quốc tế (với Trung Quốc). Tuy
nhiên trên các hướng biên giới khác nhau, trải qua các quá trình biến động của lịch
sử, lúc biên giới hịa bình hữu nghị, lúc biên giới xảy ra chiến tranh, cùng với tác
động của thiên nhiên trong rất nhiều năm dẫn đến đường biên giới, mốc biên giới ở
nhiều khu vực không còn giữ nguyên được hiện trạng, đòi hỏi cần phải được xác lập
chính thức về pháp lý cũng như quản lý, bảo vệ và duy trì đường biên giới và các

mốc biên giới.
1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý biên giới - lãnh thổ
Thông thường, yêu cầu của công tác quản lý biên giới - lãnh thổ bị ảnh
hưởng của sáu yếu tố sau:


12

1. Lịch sử của đường biên giới
Tuổi của đường biên giới có ảnh hưởng sâu sắc đến chiến lược quản lý. Các
đường biên giới được hình thành rõ ràng qua hàng thế kỷ (như một số đường biên
giới ở châu Âu) là những thách thức và phức tạp khác nhau đối với cơng việc phân
định sau này. Vì biên giới - lãnh thổ là những yếu tố khẳng định sự tồn tại của các
dân tộc, nên nó là biểu hiện của lịng tự trọng và tình cảm của các đân tộc sống
trong đường biên giới đó. Tuổi của đường biên giới càng cao thì lịng tự trọng và
tình cảm của các dân tộc càng cao. Đường biên giới trên bộ giữa Việt Nam và các
nước láng giềng đã được hình thành và được khẳng định về mặt pháp lý đối với
đường biên giới truyền thống giữa các nước, nên mục tiêu của các hoạt động quản
lý đường biên giới là nhằm mục đích củng cố và bảo vệ đường biên giới đó và được
thể hiện mang tính ngun tắc trong quá trình giải quyết vấn đề biên giới giữa Việt
Nam và các nước láng giềng.
2. Tư cách pháp lý
Những yêu cầu về quản lý các đường biên giới đã được chính thức thoả
thuận và hoạch định khác biệt với các đường biên giới chưa bao giờ được đề cập tới
trong một văn bản pháp lý nào. Cho dù những đường biên giới như thế khơng có
tranh chấp, nhưng vẫn có thể gây khó khăn cho cơng tác quản lý. Chức năng của
các biên giới trong các khối Thương mại, Chính trị - Kinh tế khác nhau (EC,
NAFTA, ASEAN…) rõ ràng khác với những nước nằm ngồi những khối đó. Một
vài đường biên giới là khu vực phi quân sự, những đường biên giới khác là lãnh thổ
trung lập, có một số là đường biên giới với các lãnh thổ độc lập hay căn cứ quân sự

(lãnh thổ của Anh trên đảo Síp).
3. Các dạng đường biên giới
Một trong những mục tiêu của công tác quản lý biên giới là duy trì đường
biên giới đã được hoạch định rõ ràng trên thực địa. Nói rộng hơn, các đường biên
giới trên đất liền có thể đi theo các địa hình tự nhiên (đường biên giới “tự nhiên”)
như các con sông, đường phân thủy, hồ; Theo các đặc điểm do con người tạo ra
(đường biên giới “dân sinh”) như đường xe lửa, đường bộ trên sa mạc; Hoặc theo


13

đường thẳng (đường biên giới “hình học”) dựa trên các đường kinh vĩ tuyến, do đó
mỗi dạng đường biên giới biểu thị các nhiệm vụ quản lý khác nhau. Các đặc điểm tự
nhiên như các con sông bị dịch chuyển, các con đường được xây dựng mới có thể
gây nên tình trạng khơng rõ ràng cho đường biên giới, các đường biên giới dạng
hình học được thiết lập trước khi có cơng nghệ định vị GPS cũng có thể khơng đảm
bảo là đường thẳng. Nếu không đặt vấn đề về hình dạng của đường biên giới thì quy
mơ, chất lượng của cơng tác hoạch định có thể gây nên sự khác biệt lớn.
4. Địa lý tự nhiên
Các đường biên giới trên đất liền có thể đi ngang qua các địa hình tự nhiên
vơ cùng đa dạng như vùng núi, đồng bằng, sông suối, hồ, rừng, sa mạc, nên nhiệm
vụ quản lý đường biên giới cũng thay đổi theo những đặc điểm đó. Các phương
pháp hoạch định, các biện pháp để đi đến các đường biên giới và các yêu cầu về an
ninh quốc phòng cũng sẽ khác nhau.
5. Địa lý nhân văn
Địa lý nhân văn bao hàm các yếu tố con người (dân tộc, mật độ dân số, ngôn
ngữ, văn hóa…) và tự nhiên (việc sử dụng và khai thác tài nguyên, việc phát triển
kinh tế - xã hội) trong việc xác định đường biên giới. Từ những yếu tố đó, bất kỳ kế
hoạch về quản lý, hoạch định biên giới đều phải dựa trên cơ sở nhận thức đầy đủ về
địa lý nhân văn ở cả hai phía của đường biên giới.

6. Tiếp cận và qua lại đường biên giới
Tại một số khu vực, việc tiếp cận vùng biên giới với mục đích qua lại biên
giới hợp pháp cũng khó khăn. Việc tiếp cận và qua lại biên giới phụ thuộc vào các
yếu tố về giao thông (cơ sở hạ tầng về đường xá, phương tiện giao thông) phụ thuộc
vào chế đệ kiểm tra kiểm soát (trạm kiểm tra của các ban ngành khác nhau). Mục
đích quản lý biên giới cần phải cho phép người dân được tự do đi, đến và qua lại
biên giới trong một khuôn khổ pháp lý, đảm bảo về an ninh. Trong thực tế, việc
thực thi các chính sách giữa các quốc gia vơ cùng đa dạng, tuy nhiên còn nhiều hạn
chế về sơ sở hạ tầng giao thông, phương tiện đi lại, hoặc do chính sách kiểm sốt an
ninh của phía bên này hay bên kia biên giới.


14

1.2 Mục tiêu quản lý biên giới
Trong tiến trình quản lý nhà nước về biên giới - lãnh thổ, các họat động quản
lý được tiến hành nhằm đáp ứng nhiều mục đích, bao trùm nhiều nội dung và thơng
qua nhiều hình thức, phương pháp khác nhau tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ
thể trong từng thời kỳ phát triển của mỗi quốc gia.
Theo đó, các hoạt động quản lý biên giới - lãnh thổ gồm hai nội dung và có
mỗi quan hệ mật thiết gắn bó chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo ổn định khu vực
biên giới, bảo vệ chủ quyền và những lợi ích cơ bản của mỗi quốc gia, hỗ trợ cho
việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… trong nước nói chung và trên khu vực biên
giới nói riêng. Thứ nhất là việc quan hệ với các nước láng giềng để xác lập đường
biên giới và điều chỉnh các hoạt động qua lại biên giới (có thể gọi là quan hệ song
phương); thứ hai là nội dung quản lý trong nước đối với việc bảo vệ, duy trì đường
biên giới, mốc quốc giới và điều chỉnh các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội liên quan đến khu vực biên giới. Hai nội dung này có tác động qua lại lẫn nhau
và kết quả của việc điều hòa cả hai nội dung đó, theo cả hướng tích cực và tiêu cực
có ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ láng giềng giữa hai nước có liên quan. Vì mang

tính ý thức dân tộc, lợi ích quốc gia có tính nhạy cảm, nên nhiều sự kiện hay những
tranh chấp nhỏ xảy ra trên khu vực biên giới giữa các nước nếu không được điều
chỉnh kịp thời thường dẫn đến các xung đột ảnh hưởng đến các mối quan hệ đối
ngoại và đối nội.
Như vậy, các mục tiêu chiến lược quản lý biên giới - lãnh thổ của một nước
sẽ phải được xác định trước hết bằng những mục tiêu của chính sách đối ngoại.
Biên giới thậm chí có thể coi như một cơng cụ của chính sách đối ngọai, đặc biệt
nếu quan hệ giữa các nước láng giềng còn phức tạp. Mục tiêu cơ bản của việc quản
lý tốt biên giới được thiết lập nhằm đạt được:
- Duy trì tính ổn định và hịa bình giữa các nước;
- Bảo vệ chủ quyền, an ninh, quốc phòng của mỗi quốc gia và khu vực;
- Phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng biên giới;
- Phát huy tính hiệu quả trong cơng tác quản lý của chính quyền địa phương;


15

Đạt được những mục tiêu trên là thể hiện tính thiện chí trong việc hợp tác
giữa các nước. Trong phần lớn các trường hợp, mặc dù không phải là mục tiêu trực
tiếp của việc quản lý biên giới, nhưng mục đích lý tưởng là làm sao đạt được trên
mức cùng tồn tại hịa bình bằng việc tiến tới hình thành các vùng biên giới đồng
nhất. Trừ những khu vực biên giới khó khăn, xa xơi hẻo lánh, thì một số vùng biên
giới đều có thể trở thành các khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế xã hội.
1.3 Nội dung quản lý đường biên giới
1.3.1 Các tính chất đặc thù của cơng tác quản lý biên giới
1. Tính thời gian giải quyết
Vấn đề khoảng thời gian giải quyết biên giới giữa các nước nhanh hay chậm
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quan điểm, ý đồ giải quyết của mỗi bên, thời điểm
tiến hành đàm phán, mối quan hệ giữa hai nước, tình hình chính trị nội bộ và tiềm
lực kinh tế mỗi nước... Một khi tình hình chính trị nội bộ trong mỗi nước ổn định và

cả hai nước đều mong muốn giải quyết vấn đề biên giới thì thời gian có thể ngắn
(biên giới Việt Nam - Lào). Ngược lại đàm phán có thể kéo dài, chủ yếu trong giai
đoạn hoạch định và phân giới (biên giới Việt Nam - Campuchia). Hoặc khi quan
điểm, ý đồ giải quyết khác nhau thì khó có thể dự đốn được thời gian giải quyết
(biên giới Việt Nam - Trung Quốc).
Hiện nay, biên giới của nước ta với Lào trên đất liền là thuộc giai đoạn quản
lý; với Trung Quốc và Campuchia thuộc giai đoạn phân định. Vì vậy giữa nước ta
với các nước láng giềng cịn có nhiều đoạn biên giới chưa được giải quyết dứt điểm,
giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền là một việc khó khăn và lâu dài.
2. Tính thời sự của vấn đề biên giới - lãnh thổ
Trong lĩnh vực biên giới, một lĩnh vực mang tính ý thức dân tộc và có độ
nhảy cảm cao trong quan hệ giữa các nước, đặc biệt đối với các đoạn biên giới chưa
được giải quyết dứt điểm hoặc có tranh chấp, nên việc thường xuyên bám sát, theo
dõi những động thái, diễn biến hay các hoạt động xảy ra hoặc có thể xảy ra trong và
ngồi nước trên các lĩnh vực đối ngoại, an ninh quốc phòng và kinh tế liên quan đến
đường và vùng biên giới cần được nhanh chóng tổng hợp, phân tích để kịp thời đề


16

ra các phương án xử lý, nhằm hạn chế tối thiểu những hậu quả có thể xảy ra. Các
thơng tin về những lĩnh vực trên cần được cập nhật thường xuyên từ nhiều nguồn và
từ nhiều cơ quan ban ngành chuyên trách khác nhau, do đó cần có sự phối hợp chặt
chẽ giữa các ngành để chuyển về một đầu mối tổng hợp và phân tích.
3. Tư liệu về biên giới lãnh thổ
Thông tin - tư liệu pháp lý và lịch sử liên quan đến đường biên giới của bất
kỳ quốc gia nào đều thuộc loại tư liệu lưu trữ vĩnh viễn, cho dù chế độ nhà nước có
thể thay đổi và đối với nước ta chúng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý
biên giới - lãnh thổ. Mặc dù hệ thống tư liệu loại này được lưu trữ từ thời Phong
kiến, qua thời kỳ Thực dân đến nay, cùng với những biến động của lịch sử, các bản

gốc của tư liệu này phần lớn bị thất tán. Một số còn được lưu trữ tại Cục Lưu trữ
nhà nước, một số khác thuộc các kho lưu trữ nước ngoài (Pháp, Nhật, Đài Loan)
hoặc thuộc các cá nhân trong và ngồi nước quản lý.
4. Tính phối hợp liên ngành
Việc quản lý nhà nước về biên giới - lãnh thổ bao gồm nhiều lĩnh vực như
đàm phán xác định đường biên giới, bảo vệ và duy trì đường biên giới, quản lý các
hoạt động kinh tế, an ninh, văn hóa, xã hội. Các lĩnh vực đó bao trùm lên chức năng
và nhiệm vụ của nhiều cơ quan quản lý chun ngành và các địa phương có biên
giới. Vì vậy, nội dung quản lý nhà nước về biên giới - lãnh thổ là tổng thể của sự
phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các chức năng riêng biệt của nhiều bộ, ngành.
5. Tính chun trách đa ngành
Khi cơng tác quản lý nhà nước về biên giới - lãnh thổ mang tính liên ngành
và được thực hiện trong thời gian dài với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ thì việc đào tạo
cán bộ chun trách có đủ phẩm chất chính trị, năng lực, được đào tạo, xắp xếp
thành một hệ thống đồng bộ, vừa đảm bảo tính chun mơn khác nhau và phục vụ
công tác quản lý liên ngành, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
1.3.2 Căn cư pháp lý và cơ sở cho việc quản lý biên giới
1. Các văn bản hiệp ước và các tài liệu khác
Để quản lý tốt biên giới, cần phải có một khung pháp lý đầy đủ được quy


17

định rõ ràng, chi tiết, điều chỉnh được mọi đối tượng và hành vi liên quan đến
đường biên giới và khu vực biên giới tại mọi thời điểm và có thể dự báo các vấn đề
có thể nảy sinh trong tương lai. Ví dụ như việc phát hiện ra tài nguyên thiên nhiên
trên đường biên giới, sự thay đổi dòng chảy của các con sông, suối trên đường biên
giới và sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên khác.
2. Cơ sở hạ tầng của đường biên giới
Ở những nơi mà đường biên giới được hoạch định, cơ sở hạ tầng phải ln

được bảo dưỡng ví dụ như các cột mốc, cơng trình cửa khẩu...Các đặc điểm tự
nhiên đánh dấu đường biên giới như các con sông, suối phải được theo dõi về sự
thay đổi dòng chảy thường xuyên. Nơi các đường biên giới được hoạch định nhưng
chưa được phân định, đặc biệt là khu đông dân cư gây nhiều khó khăn cho việc
quản lý biên giới.
1.3.3 Nội dung quản lý biên giới - lãnh thổ
Quản lý nhà nước về biên giới - lãnh thổ là sự tác động có tổ chức và điều
chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các hoạt động Kinh tế - Văn hoá Xã hội và các hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan
hệ Kinh tế - Xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ
của nhà nước trong công cuộc bảo vệ và phát triển kinh tế ở khu vực biên giới, bảo
vệ và thực thi chủ quyền, bảo vệ lợi ích quốc gia trên các tuyến biên giới.
Tùy theo chế độ pháp lý về biên giới cũng như các điều ước quốc tế về biên
giới đã ký với các nước láng giềng của mỗi quốc gia, việc quản lý nhà nước về biên
giới - lãnh thổ có nhiều nội dung bao hàm các vấn đề như bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ,
sự ổn định về đường biên giới, mốc biên giới quốc gia; tổ chức thực hiện đầy đủ,
chặt chẽ các quy chế quản lý nhà nước về biên giới - lãnh thổ; hợp tác với các nước
láng giềng giải quyết tốt các mối quan hệ về biên giới - lãnh thổ, chủ quyền quốc
gia. Việc bảo đảm thực thi các vấn đề nói trên bao gồm các nội dung quản lý sau:
1. Quản lý việc đi, đến và qua lại biên giới
Quản lý việc đi, đến và qua lại biên giới có quan hệ mật thiết đến việc quản
lý an ninh biên giới. Những biên giới “mở” nhất lại là những biên giới cần phải


18

được quản lý an ninh chặt chẽ nhất. Việc qua lại biên giới một cách tốt nhất là ít bị
gây phiền hà, rắc rối tại trạm kiểm soát, việc làm thủ tục phải nhanh chóng, thuận
tiện. Tại hầu hết các quốc gia, có rất nhiều cơ quan tham gia vào quản lý biên giới
như Hải quan, Quân đội, Cảnh sát, Kiểm dịch, Vận tải ... Mức độ “mở” của biên
giới kéo theo sự phát triển về cơ sở hạ tầng, như xây dựng khu cửa khẩu, đường

giao thông qua biên giới, các cơng trình dịch vụ khác để tạo thuận tiện cho việc đi,
đến và qua lại biên giới.
2. Quản lý an ninh biên giới
Các hoạt động an ninh tại biên giới sẽ phụ thuộc vào các mối quan hệ ngoại
giao, điều kiện địa lý và tiềm năng phát triển Kinh tế - Văn hoá -Xã hội. Các vấn đề
an ninh tạo ra ở biên giới đều được xuất phát từ: những kẻ bị truy nã, người nhập cư
bất hợp pháp, buôn lậu, những phần tử phá hoại, khủng bố và các tội phạm khác.
Những mặt hàng quốc cấm, ma t, vũ khí, hàng lậu, văn hố phẩm đồi trụy. Thực
phẩm nhiễm bệnh, khách du lịch và động vật bị bệnh truyền nhiễm. Ngồi ra cịn có
nguy cơ bị tấn công quân sự.

3. Quản lý tài nguyên xuyên biên giới
Do dân số ngày càng tăng, nguồn tài nguyên thiên nhiên trở nên hiếm hoi,
nhu cầu về tài nguyên xuyên biên giới ngày càng lớn, các nguồn tài nguyên này bao
gồm: các bồn dầu và khí đốt ở lịng đất giữa các đường biên giới, các khoáng chất,
nước ngầm, các khu bảo tồn thiên nhiên, các cánh rừng, đồng cỏ...Các địa danh lịch
sử và văn hoá tại các khu vực biên giới cũng là một nguồn tài nguyên đặc biệt.

4. Quản lý môi trường biên giới
Trong thời đại ngày nay, không thể có được việc quản lý mơi trường biên
giới tốt nếu thiếu sự hợp tác qua biên giới, việc phối hợp nhằm mục đích: Bảo vệ
các lồi động thực vật bị đe dọa diệt chủng. Ngăn chặn các hoạt động săn bắn, đánh
bắt các động vật hoang dã. Kiểm soát hỏa hoạn và ơ nhiễm. Khuyến khích các hoạt
động du lịch sinh thái và bảo vệ các cơng trình nghiên cứu về môi trường.

5. Quản lý các sự kiện và tranh chấp biên giới
Điều này diễn ra ở các mức độ khác nhau, rõ ràng nhất là ở cấp quốc gia và ở


19


cấp địa phương.
Những sự kiện xảy ra dọc đường biên giới khơng được phép làm tác động
đến quan hệ chính trị giữa các quốc gia. Uỷ ban liên hiệp của các chính phủ về biên
giới có trách nhiệm giải quyết các vấn đề này một cách nhanh chóng.
Các vấn đề hàng ngày nảy sinh dọc đường biên giới như gia súc bị thất lạc,
nguồn nước bị ô nhiễm... đều phải được giải quyết nhanh chóng khơng để lan rộng.
Các cán bộ của chính quyền địa phương ở hai bên biên giới phải gặp gỡ nhau
thường xuyên, có kế hoạch phối hợp giải quyết các vấn đề nảy sinh của địa phương
hai bên biên giới.
1.4 Biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng
1.4.1 Biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Theo các số liệu lịch sử, đường biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc có
chiều dài khoảng 1400 km, nằm ở khu vực địa hình rừng núi hiểm trở có độ cao dần
từ đơng sang tây, chủ yếu chạy dọc theo các sống núi, đỉnh núi hoặc theo sơng suối.
Trong đó chạy theo sống núi, đỉnh núi khoảng 1.000km, chạy theo sông suối
khoảng 350km, lớn nhất là Sông Hồng chảy từ Trung Quốc qua biên giới vào Việt
Nam. Về phía Việt Nam có các tỉnh có chung biên giới là Điện Biên, Lai Châu, Lào
Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh, về phía Trung Quốc là Vân
Nam và khu tự trị Quảng Tây. Việt Nam có tới 33 huyện, thị xã, thành phố tiếp giáp
Trung Quốc, phía Trung Quốc có 14 huyện. Đường biên giới giữa Việt Nam với
Trung Quốc đã có lịch sử từ hàng ngàn năm, được hình thành và phát triển qua công
cuộc dựng nước và giữ nước của cha ơng ta.
Khi Pháp chiếm đóng nước ta thì chính phủ Pháp đã thay mặt Việt Nam ký
kết "Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và thương mại" tại Thiên Tân vào ngày 9/6/1885.
Hiệp ước Thiên Tân chỉ nêu các vấn đề tổng quát về phân định lãnh thổ nên về sau
Pháp và Trung Quốc đã ký hai Công ước để chi tiết hóa việc phân định biên giới là
Cơng ước 1887 và Công ước 1895.
Ngay từ những năm 50 của thế kỷ 20, Việt Nam và Trung Quốc đã nhận thức
rõ yêu cầu khách quan của việc chuẩn xác lại đường biên giới trên đất liền giữa hai



20

nước. Từ giữa những năm 70, hai Bên cũng đã tiến hành đàm phán về vấn đề biên
giới, lãnh thổ, song chưa đi tới thỏa thuận. Từ tháng 2 năm 1979 đến 1986 đã diễn
ra chiến tranh và xung đột quân sự trên vùng biên giới. Do vậy, mãi đến năm 1991,
sau khi bình thường hố quan hệ hai nước mới bắt tay vào đàm phán thực chất.
Sau một thời gian khá dài đàm phán, thương lượng, ngày 30/12/1999 Việt
Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp ước biên giới trên đất liền. Ngày 27/12/2001, hai
nước đã tiến hành cắm mốc quốc gia đầu tiên tại cửa khẩu Móng Cái - Đơng Hưng.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do có nhận thức khác nhau về cách thức triển khai và
phương pháp thực hiện nhưng đến ngày 31/12/2008, hai Bên đã kết thúc tồn bộ
cơng tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
theo đúng thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước.
Đến nay, thực địa toàn tuyến biên giới Việt - Trung dài khoảng 1.400 km đã
được phân giới xong với việc cắm gần 2.000 cột mốc, trong đó có trên 1.500 cột
mốc chính và trên 400 cột mốc phụ. Hệ thống mốc giới này đã được đánh dấu, ghi
nhận và mô tả phù hợp với địa hình thực tế một cách khách quan, khoa học, chi tiết.
Nếu so sánh với đường biên giới của các nước trên thế giới, đường biên giới trên
đất liền Việt Nam - Trung Quốc được đánh giá là có mức độ cột mốc dày đặc và rõ
ràng nhất, được xác định theo phương pháp hiện đại và quản lý bằng phương thức
tiên tiến, đảm bảo tính trung thực và bền vững, lâu dài.
Ngày 14/7/2010, Việt Nam và Trung Quốc đã chính thức tuyên bố Nghị định
thư phân giới cắm mốc tuyến biên giới trên đất liền và các hiệp định có liên quan.
Đây là tiền đề vững chắc để xây dựng biên giới Việt - Trung trở thành đường biên
giới hịa bình, hữu nghị và cùng phát triển.
1.4.2 Biên giới Việt Nam - Lào
Đường biên giới giữa cộng hòa xã chủ nghĩa Việt Nam với nước Cộng hoà
dân chủ nhân dân Lào với chiều dài khoảng 2070 km hồn tồn nằm ở khu vực địa

hình rừng núi hiểm trở, độ cao lớn, mức độ chia cắt địa hình mạnh, chủ yếu chạy
theo sống núi, đỉnh núi của vùng núi tây bắc và của dãy Trường Sơn. Các tỉnh của
Việt Nam có chung biên giới với Lào là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An,


21

Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Kon Tum. Các
tỉnh phía Lào là Phơng Xa Lỳ, Luông Pha Băng, Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly
Khăm Xay, Khăm Muộn, Xa Van Na Khet, Xa La Van, Sê Koông, Át Ta Pư.
Đường biên giới giữa nước ta với Lào đã được hình thành từ lâu đời qua quá trình
lịch sử và khá ổn định. Đường biên giới này chính thức do chính phủ Pháp hoạch định
trong thời kỳ Pháp đô hộ ở Đông Dương và được Pháp vẽ trên bản đồ Bonne tỷ lệ
1:100.000 do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản vào năm 1954 và gần năm 1954. Sau khi
giành được độc lập, ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia đã thống nhất giải quyết vấn
đề biên giới do lịch sử để lại theo nguyên tắc của luật quốc tế. Theo đó, các nước cơng
nhận đường ranh giới hành chính do thực dân để lại vào thời điểm giành được độc lập là
đường biên giới quốc tế. Các Hiệp ước về biên giới ký kết giữa ba nước đều lấy đường
ranh giới hành chính do Pháp vẽ trên bản đồ Bonne tỷ lệ 1:100.000 của Sở Địa dư Đông
Dương xuất bản vào năm 1954 và gần năm 1954 nhất làm căn cứ để giải quyết vấn đề
biên giới.
Tuy nhiên, đường biên giới giữa Việt Nam - Lào được xác định trên bản đồ
Bonne trải qua gần 100 năm tồn tại với sự tác động của thiên nhiên, con người và
tình hình quản lý thực tế, đường biên giới giữa hai nước trên thực địa đã có một số
thay đổi, địi hỏi phải được xác định lại một cách rõ ràng. Do vậy, tháng 02/1976,
lãnh đạo hai nước Việt Nam - Lào đã cho ý kiến về nguyên tắc giải quyết vấn đề
biên giới giữa hai nước Việt Nam và Lào là vẫn cơ bản dựa theo đường biên giới
trên bản đồ tỷ lệ 1:100.000 của Sở Địa dư Đông Dương năm 1954. Dựa trên nguyên
tắc này, qua 4 đợt đàm phán trong Uỷ ban liên hợp Việt - Lào về hoạch định biên
giới, ngày 18/7/1977 hai nước ký Hiệp ước Hoạch định biên giới. Việc phân giới

cắm mốc đường biên giới dài 2067 km bắt đầu tiến hành ngày 25/7/1978 và đến
24/8/1984 thì kết thúc. Ngày 24/01/1986 hai nước ký Hiệp ước bổ sung ghi nhận
những điểm điều chỉnh đường biên giới đã hoạch định năm 1977, ký nghị định thư
ghi nhận kết quả phân giới cắm mốc. Ngày 01/3/1990 hai nước ký Hiệp định quy
chế biên giới.


22

Năm 2003 hai bên đã hoàn thành và ký kết bộ bản đồ đường biên giới quốc
gia Việt Nam - Lào tỷ lệ 1:50.000 gồm 63 mảnh để thống nhất hệ thống mốc trên
các tuyến biên giới đất liền. Đồng thời Việt Nam và Lào đã thống nhất xây dựng Dự
án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam - Lào với số lượng mốc
cần tăng dày tôn tạo là 850 mốc được phân bố trên tồn tuyến với khoảng cách
trung bình từ 2-3 km/mốc suốt chiều dài 2067 km biên giới, giới hạn thời gian từ
2008 - 2014.
1.4.3 Biên giới Việt Nam - CamPuChia
Đường biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và nước Cộng hòa nhân dân Campuchia dài 1137 km được chia làm hai phần:
phần phía bắc nằm ở khu vực địa hình rừng núi và cao nguyên của nam dãy Trường
Sơn, nơi đây các sông suối phần lớn bắt nguồn từ đỉnh dãy Trường Sơn chảy theo
hướng tây về Campuchia; phần phía nam nằm ở khu vực thuộc đồng bằng Sơng
Cửu Long, độ cao địa hình thấp với hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đường biên giới
giữa Việt Nam và Campuchia được hình thành qua quá trình lịch sử, hiện tiếp giáp
với 10 tỉnh của Việt Nam (30 huyện và 101 xã, phường) và 9 tỉnh của Campuchia,
có 9 cửa khẩu quốc tế, 9 cửa khẩu quốc gia, 30 cửa khẩu phụ.
Trải qua các triều đại phong kiến, giữa Việt Nam và Campuchia đã hình
thành đường biên giới lịch sử nhưng chỉ là những ranh giới vùng - miền. Trong thời
kỳ thực dân, biên giới hai nước chủ yếu là đường ranh giới hành chính và được
chính quyền Pháp thể hiện trên 26 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1:100.000 do Sở Địa dư

Đông Dương xuất bản, thơng dụng trước năm 1954.
Sau khi hịa bình lập lại ở Đông Dương năm 1954, Việt Nam và Campuchia
cùng chấp nhận đường biên giới hiện tại giữa hai nước do chính quyền thực dân để
lại. Tuy nhiên, trải qua gần 100 năm tồn tại với sự tác động của thiên nhiên và tình
hình quản lý thực tế, đường biên giới giữa hai nước trên thực địa đã có một số thay
đổi, đòi hỏi phải được xác định rõ. Trong các năm 1964, 1966, 1975 và 1976, Chính
phủ Việt Nam và chính quyền của Campuchia đã xúc tiến một số cuộc đàm phán,
thương lượng về biên giới giữa hai Nước nhưng không đạt được thỏa thuận nào. Từ


23

1982 -1985, hai Bên đã tiến hành đàm phán và đã ký kết được 4 Hiệp ước, Hiệp
định về biên giới, trong đó có Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia Việt Nam Campuchia ký ngày 27/12/1985 và có hiệu lực từ ngày 22/02/1986. Sau khi Hiệp
ước hoạch định biên giới năm 1985 có hiệu lực, hai Nước đã tiến hành phân giới
được hơn 200/1.137 km đường biên và cắm được 72/322 mốc dự kiến. Tuy nhiên,
đến năm 1989, vì những lý do nội bộ, phía Campuchia đã đề nghị khơng làm tiếp và
từ đó đến nay cơng tác phân giới cắm mốc biên giới giữa hai Nước bị ngưng trệ.
Từ năm 1999 - 2005, đàm phán Việt Nam - Campuchia về biên giới đã được
nối lại trong khuôn khổ Ủy ban liên hợp. Hai Bên đã ký kết "Hiệp ước giữa nước
CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia bổ sung Hiệp ước hoạch định biên
giới quốc gia năm 1985" và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 06/12/2005 sau khi hai
Nước tiến hành trao đổi các văn kiện phê chuẩn.
Năm 2006, hai Bên đã thống nhất vị trí và số lượng mốc cần cắm trên toàn
tuyến là 374 cột mốc, tiến hành rà soát chuyển vẽ đường biên giới từ bản đồ Bonne
lên bản đồ UTM để phân giới cắm mốc, đồng thời cắm thí điểm một số mốc trên
các cửa khẩu quốc tế. Hiện nay, hai Bên đang tiếp tục rà soát chuyển vẽ đường biên
giới và tổ chức phân giới cắm mốc trên thực địa, nhằm hoàn thành việc phân giới
cắm mốc trên toàn tuyến biên giới trong năm 2012.



24

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ KHOA HỌC
CỦA BẢN ĐỒ SỐ KHÔNG GIAN 3 CHIỀU
2.1 Một số khái niệm cơ bản
Mơ hình số bề mặt (DSM) là một mơ hình số độ cao miêu tả bề mặt mặt đất
và bao gồm cả các đối tượng vật thể trên đó như nhà cửa, cây, đường giao thơng...
Mơ hình số độ cao (DEM) và mơ hình số địa hình (DTM) là các mơ hình số
miêu tả bề mặt mặt đất nhưng không bao gồm các đối tượng vật thể trên đó.
Mơ hình bản đồ 3D (3D cartographic model - 3DCM) là mơ hình mơ tả trừu
tượng (có khái qt hố) một hay nhiều khía cạnh của thế giới thực.
Mơ địa hình 3D (3D topo-cartographic model – 3DTCM) là mơ hình bề mặt
mặt đất bao gồm các đối tượng vật thể trên đó được khái quát hoá và ký hiệu hoá ở
một mức độ nhất định theo ngun tắc bản đồ.
Mơ hình địa hình 3D hay cịn gọi là Bản đồ khơng gian ba chiều là bản đồ số
trong đó bề mặt mặt đất và các đối tượng vật thể trên đó được khái qt hố, ký hiệu
hoá ở một mức độ nhất định theo nguyên tắc bản đồ, được gán thuộc tính và hiển thị
trong môi trường lập thể (sau đây gọi tắt là bản đồ 3D).
2.2 Nội dung bản đồ 3D
Cấu trúc cơ bản của bản đồ 3D được thể hiện ở hình 1 bao gồm hai thành
phần chính là mơ hình số độ cao DEM và các đối tượng địa hình trên đó.

Hình 2.1: Cấu trúc của mơ hình địa hình 3D


25

Mơ hình số độ cao DEM

Đây là một nội dung rất quan trọng của bản đồ 3D. Tất cả các yếu tố nội
dung khác của bản đồ đều được thể hiện trên nền DEM.
Các đối tượng địa hình 3D
Một cách sơ lược ta có thể phân bố các đối tượng này thành hai nhóm, khác
nhau về nguyên tắc thể hiện.
Các đối tượng nằm ngay trên bề mặt DEM: Nhóm đối tượng này bao gồm
các đối tượng dạng đường, vùng, điểm khơng có thể tích nằm ngay trên bề mặt
DEM như đường giao thông, bãi cỏ, điểm khống chế ...
Các đối tượng nằm nổi trên bề mặt DEM: Nhóm này bao gồm nhà, các cơng
trình xây dựng, tường rào, các loại dây dẫn, các đối tượng thực vật... có chiều cao
tương đối lớn so với mặt DEM.
Dữ liệu thuộc tính
Dữ liệu thuộc tính của các đối tượng này cần phải được thu thập và gắn kết
với dữ liệu đồ họa một cách thống nhất theo nguyên tắc của hệ thống thông tin địa
lý (GIS). Các thuộc tính của đối tượng có thể là cả định lượng lẫn định tính. Các
cơng cụ của GIS cho phép thực hiện các phép phân tích dựa trên các dữ liệu này
một cách hiệu quả hơn. Các dữ liệu thuộc tính này cũng có thể được sử dụng để
điều khiển cách hiển thị của đối tượng theo các nguyên tắc bản đồ.
Tóm lại, cấu trúc của bản đồ 3D bao gồm: nền DEM, dữ liệu đồ họa 2D hoặc
3D của các đối tượng địa hình, dữ liệu thuộc tính gắn với dữ liệu đồ họa này và tất
cả được hiển thị trong môi trường 3D theo ngun tắc bản đồ.
2.2.1 Mơ hình số độ cao DEM
DEM thường được thể hiện ở hai dạng TIN hoặc GRID.
Cấu trúc DEM dạng lưới đều (GRID)
Ở dạng này DEM còn được gọi là DEM dạng lưới ô vuông quy chuẩn hay
ma trận độ cao (altitude matrix). Các điểm độ cao trong DEM dạng này được bố trí
theo khoảng cách đều đặn trên hướng tọa độ X,Y để biểu diễn địa hình. Trong mơ
hình số độ cao dạng này tọa độ mặt phẳng của một điểm mặt đất bất kỳ có độ cao Z



×