Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá thực trạng điều kiện làm việc và đề xuất giải pháp an toàn vệ sinh lao động tại dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ chiến sĩ cục cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp – bộ công an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 92 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG ĐỒN

TRẦN ĐÀO LINH TRANG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN
LÀM VIỆC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI
DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU NHÀ Ở CÁN BỘ
CHIẾN SĨ CỤC CẢNH SÁT BẢO VỆ VÀ
HỖ TRỢ TƯ PHÁP – BỘ CÔNG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN
VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
MÃ SỐ: 834 04 17

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TẠ THỊ TUYẾT BÌNH

HÀ NỘI, NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Đánh giá thực trạng điều kiện
làm việc và đề xuất giải pháp an toàn vệ sinh lao động tại dự án xây dựng
khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ
Cơng an” là cơng trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Tạ Thị Tuyết Bình. Luận văn chưa được cơng bố
trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày
trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân
thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tồn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.


Tác giả

Trần Đào Linh Trang


LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn tới:
Ban giám hiệu cùng tồn thể các thầy, cơ giáo Trường Đại học Cơng
Đồn, đã tận tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo cùng các thầy cô giáo khoa Sau Đại học và
khoa Bảo hộ lao động đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt
q trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới
Cô giáo PGS. TS Tạ Thị Tuyết Bình đã ln tận tình định hướng, hướng dẫn
tơi làm luận văn và luôn dộng viên tôi trong suốt quá trình hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn tới
Lãnh đạo Cơng ty Cổ phần CDC Hà Nội
Ơng Nguyễn Thanh Bình – Giám đốc điều hành dự án Khu nhà ở cán bộ
chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Cơng an.
Cùng tồn thể cán bộ cơng nhân viên cơng ty nói chung, dự án nói riêng
đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình tìm hiểu và hồn thành luận
văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục bảng biểu, sơ đồ

Danh mục các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu của đề tài ....................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
4. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 3
5. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu ................................................... 3
6. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 4
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC Ở CÁC CƠNG
TRÌNH XÂY DỰNG............................................................................................5

1.1. Tổng quan các nghiên cứu của nước ngoài về điều kiện làm việc ở các
cơng trình xây dựng .......................................................................................... 7
1.1.1. Tại Mỹ .....................................................................................................10
1.1.2. Tại Ấn Độ ................................................................................................11
1.1.3. Tại Malaysia ............................................................................................11
1.1.4. Tại Hàn Quốc ..........................................................................................12
1.1.5. Tại các nước EU ......................................................................................14
1.2. Tổng quan các nghiên cứu của Việt Nam về điều kiện làm việc ở các
cơng trình xây dựng ........................................................................................ 16
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................19
Chương 2. THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TẠI DỰ ÁN KHU NHÀ
Ở CÁN BỘ CHIẾN SĨ CỤC CẢNH SÁT BẢO VỆ VÀ HỖ TRỢ TƯ PHÁP –
BỘ CÔNG AN ...................................................................................................20

2.1. Giới thiệu về dự án ................................................................................... 20
2.2. Đặc điểm lao động tại dự án .................................................................... 22



2.2.1. Lực lượng lao động .................................................................................22
2.2.2. Độ tuổi lao động ......................................................................................22
2.3. Thực trạng điều kiện làm việc tại dự án ................................................ 23
2.3.1. Thời gian làm việc...................................................................................24
2.3.2. Kết quả quan trắc môi trường lao động ..................................................25
2.3.3. Thực trạng tâm sinh lý của người lao động tại dự án .............................27
2.3.4. Thực trạng sức khỏe người lao động ......................................................27
2.3.5. Thực trạng máy thiết bị, vật tư tại dự án .................................................30
2.3.6. Thực trạng cấp phát và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân .................30
2.3.7. Tình hình tai nạn lao động ......................................................................31
2.4. Đánh giá điều kiện làm việc trong các hoạt động thi công chính ........ 36
2.4.1. Phương pháp nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro .............................36
2.4.2. Thực trạng điều kiện làm việc trong công tác thi công cốt thép .............40
2.4.3. Thực trạng điều kiện làm việc trong công tác thi công coppha ..............42
2.4.4. Thực trạng điều kiện làm việc trong công tác thi công đổ bê tông...............44
2.4.5. Thực trạng điều kiện làm việc trong công tác thi công xây trong và trát
mặt ngoài ...........................................................................................................46
2.4.6. Thực trạng điều kiện làm việc trong công tác thi công lắp đặt thiết bị
máy ....................................................................................................................47
2.5. Đánh giá ưu điểm và những tồn tại về điều kiện lao động tại dự án ........ 48
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................51
Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP AN TOÀN VỆ SINH LAO
ĐỘNG NHẰM CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC TẠI DỰ ÁN KHU NHÀ
Ở CÁN BỘ CHIẾN SĨ CỤC CẢNH SÁT BẢO VỆ VÀ HỖ TRỢ TƯ PHÁP –
BỘ CƠNG AN ...................................................................................................52

3.1. Tăng cường cơng tác tun truyền, huấn luyện an toàn lao động .............. 52
3.2. Nâng cao vai trị của mạng lưới an tồn vệ sinh viên ........................... 52
3.3. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát ................................................. 53
3.4. Cải thiện tình hình tổ chức lao động tại dự án ...................................... 54



3.5. Đề xuất quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro tại dự án ........ 54
3.6. Giải pháp về y tế, sức khỏe ...................................................................... 74
3.7. Cải thiện công tác cấp phát của phương tiện bảo vệ cá nhân.............. 74
KẾT LUẬN........................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................78
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AT

An toàn

ATVSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

ATVSV

An toàn vệ sinh viên

BNN

Bệnh nghề nghiệp

CBAT

Cán bộ an tồn


CN

Cơng nhân

ĐKLĐ

Điều kiện lao động

ĐKLV

Điều kiện làm việc

DM

Danh mục

NLĐ

Người lao động

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

PTBVCN

Phương tiện bảo vệ cá nhân

TNLĐ


Tai nạn lao động


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Độ tuổi người lao động làm việc tại dự án .......................................23
Bảng 2.2. Thống kê giờ làm việc trong ngày của người lao động ....................25
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường lao động năm 2020 ...........25
Bảng 2.4. Khảo sát về tình trạng cấp phát phương tiện bảo vệ cá nhân ...........31
Bảng 2.5: Thống kê sự cố tai nạn lao động tại dự án........................................32
Bảng 2.6. Nguyên nhân khiến điều kiện làm việc mất an toàn tại tự án ..........35
Bảng 2.7. Khả năng xảy ra rủi ro ......................................................................38
Bảng 2.8. Thang điểm đánh giá hậu quả ...........................................................38
Bảng 2.9: Bảng đánh giá mức độ rủi ro ............................................................39
Bảng 2.10: Thang điểm khả năng nhận biết mối nguy hại ...............................39
Bảng 2.11: Quy định mức độ rủi ro ..................................................................40
Bảng 2.12: Nhận diện mối nguy và ánh giá mức độ rủi ro của công tác thi
công cốt thép .....................................................................................41
Bảng 2.13: Nhận diện mối nguy và đánh giá mức độ rủi ro của công tác thi
công coppha .......................................................................................43
Bảng 2.14: Nhận diện mối nguy và đánh giá mức độ rủi ro của công tác thi
công đổ bê tông .................................................................................45
Bảng 2.15: Nhận diện mối nguy và đánh giá mức độ rủi ro của công tác thi
cơng xây trong và trát mặt ngồi .......................................................46
Bảng 3.1: Biện pháp kiểm soát và giảm thiểu rủi ro .........................................58


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ về độ tuổi người lao động tại dự án ...............................23
Biểu đồ 2.2: % người lao động báo cáo phơi nhiễm với yếu tố có hại .............29

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ về tình hình sức khỏe của người lao động tại dự án .......29
Hình 2.1: Vị trí dự án .......................................................................................20
Hình 2.2: Tổng quan dự án ...............................................................................21
Sơ đồ 2.1. Phương pháp nhận diện mối nguy ...................................................37
Sơ đồ 3.1: Các bước nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro............................55


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Điều kiện lao động (ĐKLĐ) nắm giữ một vai trị quan trọng, có tác
động không nhỏ đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường cũng như sự
phát triển bền vững của một quốc gia. ĐKLĐ bất lợi là nguyên nhân gây tổn
thương, suy giảm khả năng làm việc của rất nhiều người lao động ảnh hưởng
nghiêm trọng đến khả năng tái sản xuất sức lao động của con người, cũng là
một trong những nguyên nhân làm rất nhiều người phải nghỉ hưu trước tuổi
do thương tật, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Theo ước tính chung của Tổ
chức lao động quốc tế (ILO), ĐKLĐ khơng an tồn, kém vệ sinh làm cho 160
triệu người mắc bệnh nghề nghiệp, 270 triệu vụ tai nạn lao động trong đó có
khoảng gần 310.000 người chết do những tổn thương liên quan đến lao động
và 146.000 người chết vì bệnh ung thư liên quan đến lao động mỗi năm, làm
thiệt hại khoảng 4% GDP của tồn thế giới gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến
cộng đồng xã hội.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa có tốc độ phát triển nhanh và vững chắc, đồng
thời cũng làm tăng tính linh hoạt, đa dạng của nền sản xuất hàng hóa. Điều
này góp phần ảnh hưởng đến việc làm và điều kiện làm việc của người lao
động trong các doanh nghiệp, các khu công nghiệp.
Xây dựng dân dụng- một ngành kỹ thuật lâu đời của ngành xây dựng,

bao gồm xây dựng nhà ở (nhà chung cư, nhà riêng lẻ) và các cơng trình cơng
cộng (cơng trình văn hóa, cơng trình giáo dục, cơng trình y tế...) đã có những
thành tựu rất quan trọng, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế và ổn định
chính trị của đất nước. Lĩnh vực xây dựng hiện nay chiếm tỷ trọng lớn trong
thu nhập kinh tế quốc dân. Việc xây dựng các nhà máy, các doanh nghiệp
cũng như các cơng trình tổ hợp, các cơng trình dân dụng có xu hướng gia
tăng, đa dạng về số lượng và chủng loại đã ảnh hưởng thu hút hàng trăm ngàn
người lao động trong nước và quốc tế. Lực lượng lao động trong lĩnh vực này


2

có trình độ rất khác nhau, cơng nhân chủ yếu có trình độ thấp, làm việc với
các thiết bị thủ công, điều kiện lao động nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại gây
bất lợi cho người lao động.
Cũng giống như hầu hết các dự án xây dựng khác ở Việt Nam, mặc dù
điều kiện lao động tại dự án xây dựng Khu nhà ở cho cán bộ chiến sĩ Cục
Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an đã được quan tâm đầu tư
xong vẫn tồn tại nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại liên quan đến môi trường lao
động, điều kiện tâm sinh lý, điều kiện đời sống, sinh hoạt của người lao
động… Với mục tiêu đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động,
giảm thiểu các rủi ro cho người lao động trong q trình làm việc tại chính
đơn vị đang cơng tác, tôi xin thực hiện đề tài “Đánh giá thực trạng điều kiện
làm việc và đề xuất giải pháp an toàn vệ sinh lao động tại dự án xây dựng
khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ
Công an” làm luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng điều kiện làm việc của người lao động tại dự án.
- Đề xuất các giải pháp an toàn vệ sinh lao động nhằm cải thiện điều

kiện làm việc cho người lao động tại dự án.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Hồi cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung
của đề tài. Sử dụng số liệu thống kê điều tra về an toàn vệ sinh lao động
của công ty nhằm xem xét các yếu tố của điều kiện lao động ảnh hưởng
đến người lao động.
Điều tra, khảo sát: Lập 01 bảng khảo sát và điều tra các thơng tin về an
tồn, vệ sinh lao động tại dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh
sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an.
Số phiếu khảo sát: 100 phiếu


3

- Phỏng vấn: Phỏng vấn người sử dụng lao động và người lao động về
điều kiện lao động tại dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát
bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Cơng an.
- Phân tích, đánh giá: Thực hiện phân tích, đánh giá các yếu tố liên quan
đến điều kiện lao động của người lao động tại dự án xây dựng khu nhà ở cán
bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Điều kiện lao động và người lao động tại dự án.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ đề cập đến nội dung điều kiện lao
động trong thi công xây dựng nhà cao tầng tại dự án Đầu tư xây dựng khu nhà
ở cán bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an.
Địa chỉ: Lô N02, ô đất D12 khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch
Vong, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
4. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về điều kiện làm việc ở các công trình xây
dựng của Việt Nam và trên thế giới.

- Đánh giá thực trạng điều kiện làm việc tại dự án Khu nhà ở cán bộ
chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an.
- Đề xuất các giải pháp an toàn vệ sinh lao động nhằm cải thiện điều
kiện làm việc cho người lao động tại dự án.
5. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng điều kiện làm việc tại dự án Khu nhà ở cán
bộ chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Cơng an nhằm góp
phần làm rõ nét thêm bức tranh về điều kiện lao động tại các cơng trình xây
dựng nhà ở cao tầng của Việt Nam.
- Giúp các cơ quan quản lý Nhà nước tham khảo các giải pháp đảm bảo
an toàn vệ sinh lao động, phịng chống TNLĐ, BNN và đảm bảo an tồn cho
người lao động; Là tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác ATVSLĐ trong
lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam.


4

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm ba chương chính:
Chương 1: Tổng quan về điều kiện làm việc ở các cơng trình xây dựng.
Chương 2: Thực trạng điều kiện làm việc tại dự án Khu nhà ở cán bộ
chiến sĩ Cục Cảnh sát bảo vệ và Hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp an toàn vệ sinh lao động nhằm cải
thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại dự án.


5

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC
Ở CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Điều kiện làm việc là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh
tế, xã hội, tự nhiên, mơi trường và văn hố xung quanh con người nơi làm
việc. Điều kiện làm việc thể hiện qua q trình cơng nghệ, cơng cụ lao động,
đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa
các yếu tố trên tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao
động sản xuất.
Các yếu tố của điều kiện làm việc rất đa dạng, phong phú, có thể kể đến:
- Các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động: máy, thiết bị, công cụ, nhà
xưởng, năng lượng, nguyên nhiên vật liệu, đối tượng lao động, người sử dụng
lao động.
- Các yếu tố liên quan đến lao động: các yếu tố tự nhiên có liên quan đến
nơi làm việc, các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình
liên quan đến người lao động, quan hệ đồng nghiệp - đồng nghiệp, quan hệ
của cấp dưới với cấp trên, chế độ thưởng - phạt, sự hài lòng với cơng việc...
- Tính chất của q trình lao động: lao động thể lực hay trí óc, lao động
thủ cơng, cơ giới, tự động...
- Các yếu tố về tổ chức bố trí lao động: bố trí vị trí lao động, phương
pháp hoạt động, thao tác, chế độ lao động nghỉ ngơi, chế độ ca kíp, thời gian
lao động...
- Yếu tố tâm - sinh lý lao động: gánh nặng thể lực, căng thẳng thần kinh
- tâm lý, thần kinh - giác quan...
- Đặc điểm của lao động: cường độ lao động, chế độ lao động, tư thế lao
động không thuận lợi và đơn điệu trong lao động không phù hợp với hoạt
động tâm sinh lý bình thường và nhân trắc của cơ thể người lao động trong
lao động…


6


Do yêu cầu của công nghệ và tổ chức lao động mà người lao động có thể
phải lao động ở cường độ lao động quá mức theo ca, kíp, tư thế làm việc gị
bó trong thời gian dài, ngửa người, vẹo người, treo người trên cao, mang vác
nặng, động tác lao động đơn điệu buồn tẻ...hoặc với trách nhiệm cao gây căng
thẳng về thần kinh tâm lý. Điều kiện lao động trên gây nên những hạn chế cho
hoạt động bình thường, gây trì trệ phát triển, gây hiện tượng tâm lý mệt mỏi,
chán nản dẫn tới những biến đổi ức chế thần kinh. Cuối cùng gây bệnh tâm lý
mệt mỏi uể oải, suy nhược thần kinh, đau mỏi cơ xương, làm giảm năng suất
và chất lượng lao động, có khi dẫn đến tai nạn lao động.
- Các yếu tố môi trường lao động: vi khí hậu, tiếng ồn và rung động, bức
xạ và phóng xạ, chiếu sáng khơng hợp lý, bụi, các hoá chất độc, các yếu tố vi
sinh vật có hại… Các yếu tố vi khí hậu: bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm,
bức xạ nhiệt và tốc độ vận chuyển của khơng khí. Các yếu tố này phải đảm
bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý của con người. Nhiệt độ cao hơn
hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ thể, làm tê liệt sự vận
động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy móc thiết bị....
Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngồi da, say nóng,
say nắng, đục nhãn mắt nghề nghiệp. Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra các bệnh về
hô hấp, bệnh thấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh... Độ ẩm cao có thể dẫn đến
tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy cơ nổ do bụi khí, cơ thể khó bài
tiết qua mồ hơi. Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn
tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và
giảm khả năng lao động của con người. Tiếng ồn, rung động: Làm việc trong
điều kiện có tiếng ồn và rung sóc quá giới hạn cho phép dễ gây các bệnh nghề
nghiệp như: điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, rối loạn phát
dục, tổn thương về xương khớp và cơ; hoặc làm giảm khả năng tập trung
trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạy bén.... Người mệt mỏi, cáu gắt,
buồn ngủ... Tiếp xúc với tiếng ồn lâu sẽ bị giảm thính lực, điếc nghề nghiệp
hoặc bệnh thần kinh. Tình trạng trên dễ dẫn đến tai nạn lao động. Nguồn bức



7

xạ: Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại. Lò thép hồ quang, hàn cắt
kim loại, nắn đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại. Người ta có thể bị say nắng,
giảm thị lực (do bức xạ hồng ngoại), đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, bỏng
(do bức xạ tử ngoại) và dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Phóng xạ
là dạng đặc biệt của bức xạ. Tia phóng xạ phát ra do sự biến đổi bên trong hạt
nhân nguyên tử của một số nguyên tố và khả năng iơn hố vật chất. Những
ngun tố đó gọi là nguyên tố phóng xạ. Các tia phóng xạ gây tác hại đến cơ
thể người lao động dưới dạng: gây nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính; rối loạn
chức năng của thần kinh trung ương, nơi phóng xạ chiếu vào bị bỏng hoặc rộp
đỏ, cơ quan tạo máu bị tổn thương gây thiếu máu, vô sinh, ung thư, tử vong.
Chiếu sáng: Trong đời sống và lao động, con mắt người địi hỏi điều kiện ánh
sáng thích hợp. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh
tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động. Khi
cường độ và kỹ thuật chiếu sáng không đảm bảo tiêu chuẩn quy định, (thường
là quá thấp) ngoài tác hại làm tăng phế phẩm, giảm năng suất lao động... về
mặt kỹ thuật an tồn cịn thấy rõ: khả năng gây tai nạn lao động tăng lên do
khơng nhìn rõ hoặc chưa đủ thời gian để mắt nhận biết sự vật (thiếu ánh
sáng); do lóa mắt (ánh sáng chói quá) [15].
1.1. Tổng quan các nghiên cứu của nước ngồi về điều kiện làm
việc ở các cơng trình xây dựng
Các nghiên cứu về điều kiện lao động trên các công trường xây dựng ở
hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận điều kiện làm việc đặc thù, khó
khăn, phức tạp, nguy hiểm và độc hại, người lao động phải làm việc ngoài trời,
trên cao, dưới sâu, sản phẩm đa dạng, địa bàn lao động ln thay đổi có nhiều
yếu tố rủi ro gây chấn thương và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Người lao động làm việc trên công trường xây dựng thường phải đối mặt

với điều kiện làm việc khắc nghiệt như làm việc trên cao, trong các hố sâu,
khơng gian kín dẫn đến các nguy cơ rủi ro về ngã cao, vật rơi, đổ, sập, thiếu
khí hoặc làm việc ngồi trời với điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng


8

hoặc lạnh buốt; làm việc với các máy thiết bị lớn có nguy cơ bị cán, kẹp cuốn,
va chạm. Đồng thời, người lao động còn phải thường xuyên tiếp xúc với điện
gây rủi ro điện giật, điện phóng; các yếu tố tiếng ồn lớn, hàm lượng bụi, hơi
khí độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, ánh sáng không đảm bảo là
những yếu tố của điều kiện làm việc gây ra các rủi ro đối với người lao động
trên công trường xây dựng.
Theo kết quả điều tra của Bộ Lao động Mỹ (USDL), người lao động
trong ngành xây dựng thường xuyên phải làm việc ở điều kiện trên cao, trong
nhiều năm (từ 1995- 2015), ngã cao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
trong ngành xây dựng. Trung bình có 362 vụ ngã chết người xảy ra mỗi năm,
với xu hướng gia tăng. Những nguy cơ gây ra nhiều chấn thương liên quan
đến ngã cao nhất có thể kể đến: các mặt không được bảo vệ, khe hở trên
tường và lỗ trên sàn, xây dựng giàn che không đúng cách, các thanh thép nhô
ra không được bảo vệ, sử dụng sai thang di động [16].
Báo cáo của Khoa Môi trường và sức khỏe nghề nghiệp, đại học
Washington (Mỹ) cho thấy, người lao động làm việc trên các cơng trình xây
dựng thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ trung bình là 115dB,
trong khi đó, giới hạn cường độ tiếng ồn cho làm việc 8 tiếng là 85dB. Nghiên
cứu của Joseph A.Lamonica và cộng sự cũng cho kết quả tương tự về cường
độ tiếng ồn tại vị trí máy khoan bằng khí nén trong hầm: 112 – 121 dBA; Xe
vận chuyển chạy dầu Diesel: 88 – 100 dBA; Gầu xúc chạy dầu Diesel 91 –
107 dBA; Xe tải (trọng tải 15 tấn) 89 – 101 dBA.
Phơi nhiễm tiếng ồn đủ lớn và đủ lâu có thể làm tổn thương các dây thần

kinh ở tai trong, gây ra vĩnh viễn và khơng thể phục hồi mất thính lực. Thiệt
hại này có thể do tiếp xúc nhiều lần với các mức trên 85 dBA (chẳng hạn như
nhiều năm làm việc xung quanh tiếng ồn xây dựng khơng có thiết bị bảo vệ
thính giác), hoặc chỉ từ một lần tiếp xúc ở trên 140 dBA. Người lao động bị
khiếm thính thường trở nên xã hội bị cơ lập vì họ khơng thể giao tiếp dễ dàng
với người khác. Họ cũng có thể khơng nghe thấy tín hiệu cảnh báo, có thể dẫn


9

đến tai nạn và chấn thương. Các kết quả đo cho thấy rằng hầu hết các nhiệm
vụ xây dựng và các công cụ tạo ra mức độ tiếng ồn yêu cầu sử dụng thiết bị
bảo vệ thính giác. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống người lao động hiếm khi
hoặc khơng bao giờ sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác [17].
Tam et al. (2004), Haslam và cộng sự. (2005), Aksorn và Hadikusumo
(2008), Cheng và cộng sự. (2010), Ismail và cộng sự. (2012), và Leung et al.
(2012) đã phân nhóm và phân loại nguyên nhân dẫn đến các rủi ro tai nạn
trong lĩnh vực xây dựng bao gồm:
- Hành vi không an toàn của người lao động
- Điều kiện làm việc khơng an tồn
- Người lao động tiếp xúc với các nguồn thương tích nguy hiểm.
Theo Heinrich, tai nạn dẫn đến thương tích trên cơng trường xây dựng
khi người lao động thực hiện các hành vi khơng an tồn hoặc có các nguy cơ
trực tiếp về cơ học hoặc vật lý liên quan đến cơng việc. Ơng cho rằng các
hành vi và điều kiện khơng an tồn có thể được quản lý bởi các hỗ trợ của tổ
chức và xã hội như đào tạo về an toàn, và số vụ tai nạn có thể được giảm thiểu
bằng cách nhận thức và loại bỏ các hành vi khơng an tồn (ví dụ các yếu tố
liên quan đến con người) và các điều kiện khơng an tồn (ví dụ: mơi trường các yếu tố liên quan). Dựa trên sự công nhận này, đã có nhiều nghiên cứu
đáng kể khám phá các yếu tố con người, mơi trường và cơ học góp phần gây
ra tai nạn xây dựng. Hinze và cộng sự. (1998) nhấn mạnh rằng bước đầu tiên

để phòng ngừa tai nạn là sự hiểu biết về các yếu tố nguy cơ góp phần gây ra
tai nạn, phân tích sự phân bố của các trường hợp tử vong chính bao gồm ngã,
va chạm, điện giật và cán, kẹp, cuốn, đổ sập cơng trình, vùi lấp.
Choudhry và Fang (2008) điều tra lý do tại sao công nhân xây dựng
tham gia vào hành vi không an toàn trong ngành xây dựng và xác định các lý
do khác nhau dẫn đến hành vi khơng an tồn của người lao động thông qua
một loạt các cuộc phỏng vấn. Các yếu tố được xác định bao gồm sự thiếu hiểu
biết và thiếu kiến thức về an tồn, khơng tn thủ các quy trình an tồn và thái


10

độ đối với an tồn bao gồm khơng trang bị bảo hộ cá nhân (PPE), điều kiện
làm việc không an toàn, thiếu kỹ năng hoặc đào tạo an toàn và người lao động
khơng nhận biết được tình trạng mất an tồn trong q trình làm việc.
Garrett và Teizer (2009) đã nghiên cứu tương tự về các yếu tố tổ chức và
giám sát của con người cũng như tình trạng tinh thần và thể chất của người
lao động mà cuối cùng dẫn đến lỗi của con người trên công trường, đề xuất
một khuôn khổ đào tạo nhận thức lỗi của con người và thảo luận về tiềm năng
kiểm sốt an tồn tại công trường.
Suraji và cộng sự (2001) nhấn mạnh sự tương tác phức tạp của các yếu
tố trong nguyên nhân tai nạn và đề xuất một mơ hình nhân quả tai nạn thực
nghiệm. Họ đã xác định các nhóm yếu tố lân cận khác nhau và đặc điểm sự
kiện trong nguyên nhân tai nạn, bao gồm quy hoạch xây dựng khơng phù hợp,
vận hành hoặc kiểm sốt xây dựng khơng phù hợp, điều kiện địa điểm không
phù hợp, điều kiện mặt bằng không phù hợp, môi trường ồn ào hoặc đông đúc
không thể chấp nhận được và hành động vận hành không phù hợp. Tầm quan
trọng của PPE và các thiết bị an tồn, kiểm tra địa điểm thích hợp, mơi trường
làm việc an tồn, văn hóa an tồn, đào tạo an toàn và giám sát cũng đã được
chứng minh qua nhiều nghiên cứu.

Điều kiện làm việc của người lao động trên các cơng trình xây dựng ở
mỗi quốc gia có đặc điểm khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có
các yếu tố về quy định pháp luật, quản lý và sự tuân thủ.
1.1.1. Tại Mỹ
Mỹ thành lập Cục quản lý sức khỏe và an toàn lao động (OHSA) để
quản lý về An toàn vè sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động. OSHA liên
bang có 10 văn phòng khu vực và 85 văn phòng khu vực địa phương. Về quản
lý an tồn trên các cơng trình xây dựng, họ có khoảng 2.100 thanh tra viên
chịu trách nhiệm về sức khỏe và an toàn của 130 triệu công nhân, làm việc tại
hơn 8 triệu công trường trên tồn quốc - tức là cứ 59.000 cơng nhân thì có
khoảng một thanh tra viên. Điều kiện lao động khắc nghiệt trên các cơng trình


11

xây dựng là yếu tố cơ bản đưa lĩnh vực này là một trong những lĩnh vực có tỉ lệ
tai nạn lao động cao chiếm 21,1% tổng số vụ tai nạn lao động năm 2018. Các
yếu tố gây chấn thương cao nhất có thể kể đến là ngã cao (33,5%), điện giật
(8,5%), va đập (11,1%) và cuốn, cán hoặc thiết bị, vật liệu đổ sập (5,5%) [19].
1.1.2. Tại Ấn Độ
Nhiều lĩnh vực công nghiệp xây dựng ở Ấn Độ đang gặp phải các vấn
đề kinh niên như quản lý lực lượng lao động kém, điều kiện lao động, công cụ
và phương pháp làm việc không phù hợp. Nhiều nhà nghiên cứu đã xác định
những vấn đề này là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất xây dựng và hiệu suất
làm việc tổng thể của công nhân. Một nghiên cứu xác định mức độ ảnh hưởng
của 30 yếu tố đến hiệu suất công việc xây dựng ở Ấn Độ đã được triển khai
thực hiên và được phân loại theo ba cách phân loại chính sau: (a) các yếu tố
liên quan đến con người / lao động; (b) các yếu tố liên quan đến nhiệm vụ; và
(c) các yếu tố liên quan đến thiết bị / dụng cụ dựa trên các nhóm tuổi và nghề
nghiệp khác nhau của công nhân xây dựng từ đó phát triển các hệ thống nhằm

nâng cao và cải thiện sức khỏe, an tồn cho cơng nhân xây dựng nhằm quản
lý hiệu quả lực lượng lao động xây dựng và đạt được mức chất lượng cạnh
tranh và một dự án hiệu quả về chi phí [18].
1.1.3. Tại Malaysia
A Ayob và các công sự trong một nghiên cứu về Chấn thương nghề
nghiệp gây tử vong trong ngành xây dựng đã nhận định lĩnh vực xây dựng có
nhiều tai nạn và thương tích chết người. Những vụ tai nạn lao động này do
nhiều yếu tố gây ra, chẳng hạn như thiếu sự giám sát; thiếu tuân thủ kỹ thuật
làm việc an tồn; khơng trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; và khơng tn
thủ việc sử dụng an tồn các cơng cụ, phương tiện và máy móc. Các tác giả đã
sử dụng dữ liệu thứ cấp 2013–2016 từ Cục An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp
và Tổ chức An sinh Xã hội, nghiên cứu này đã thực hiện một cuộc khảo sát
thăm dị mơ tả để xác định các thương tích nghề nghiệp gây tử vong phổ biến
liên quan đến lĩnh vực xây dựng Malaysia, cũng như các nguyên nhân và tác


12

nhân ngẫu nhiên của chúng. Kết quả chỉ ra rằng xây dựng, tiếp theo là sản
xuất, nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác gỗ và ngư nghiệp, là những ngành
nghề rủi ro nhất ở Malaysia. Tỷ lệ thương vong nghề nghiệp cao nhất được
báo cáo ở Sarawak, Johor và Selangor. Các bang này chiếm khoảng 13,33%
đến 18,18% tổng số vụ tai nạn lao động chết người. Ở những bang này, việc
thiếu các quy định về an toàn và sức khỏe và việc thực hiện quản lý rủi ro
kém đã làm tăng nguy cơ tai nạn lao động. Ngã từ độ cao chiếm 46,28% số ca
chấn thương nghề nghiệp chết người. Hơn nữa, bị đè bởi các đồ vật, vật liệu
hoặc phương tiện giao thông chiếm từ 9,09% đến 17,36% các trường hợp
thương tích nghề nghiệp chết người.
Thực tiễn xây dựng hiện tại trong ngành xây dựng Malaysia đóng một
vai trị quan trọng trong thành công của các dự án. Các thách thức thường xảy

ra trong lĩnh vực năng suất, hiệu quả, chất lượng và việc phân phối công việc,
việc thiết lập quy hoạch tổng thể ngành xây dựng (CIMP) đã dẫn đến các sáng
kiến trong việc thực hiện cách tiếp cận sáng tạo thơng qua Hệ thống Tịa nhà
Cơng nghiệp hóa (IBS) hướng tới môi trường xây dựng bền vững. Theo Isnin
và cộng sự, (2012), môi trường xây dựng bền vững địi hỏi trình độ cao về kỹ
năng và kỹ thuật kỹ thuật. Vì vậy, IBS là một chiến lược chuyển đổi ngành
xây dựng thành một ngành cơng nghiệp hóa liên quan đến các cấu kiện đúc
sẵn với các kỹ năng và kỹ thuật cao. Điều này đòi hỏi cần phải cải thiện điều
kiện lao động và hiện đại hóa máy thiết bị cũng như nâng cao trình độ, sự
hiểu biết của người lao động.
1.1.4. Tại Hàn Quốc
Trong những thống kê mới đây, tỷ lệ tai nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp nói chung ở Hàn Quốc đang giảm, điều này có mối liên hệ đáng kể với
việc quốc gia này triển khai các hoạt động nghiên cứu cải thiện ĐKLV để
phòng chống các rủi ro nghề nghiệp.
Năm 2015, Seokho Chi và các cộng sự đã nói rằng Các hành vi khơng
an tồn của người lao động (ví dụ: đánh giá sai, vận hành không phù hợp) trở


13

thành nguyên nhân chính gây ra tai nạn xây dựng khi họ kết hợp với điều kiện
làm việc không an tồn (ví dụ có các mối nguy cháy, nổ, thời tiết,…) trên
công trường. Mục tiêu bao quát của nghiên cứu được trình bày trong bài báo
này là khám phá các cách để ngăn chặn các hành vi mất an toàn của người lao
động và giảm thiểu khả năng xảy ra tai nạn xây dựng. Nghiên cứu đặc biệt
nhằm mục đích tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố rủi ro liên quan đến
hành vi của con người và điều kiện lao động, xác định các yếu tố hành vi và
tình trạng đáng kể và tác động của chúng đối với các loại tai nạn lao động. các
tác giả đã phân tích tác động của các điều kiện lao động khác nhau và hành vi

của người lao động đối với loại tai nạn và mức độ thương tích. hầu hết các
yếu tố nguy cơ có liên quan đến loại tai nạn và mức độ thương tích. Các giá
trị này được sử dụng để lọc ra các yếu tố rủi ro ít quan trọng hơn không liên
quan đến loại tai nạn và mức độ nghiêm trọng của thương tích. Hành động
làm việc bắt buộc, các vật thể hoặc cấu trúc xung quanh, các công cụ hoặc
thiết bị cần thiết, PTBVCN hoặc thiết bị an tồn, hoạt động và kiểm tra có
liên quan chặt chẽ đến cả loại tai nạn và mức độ thương tích. Các yếu tố này
có các đặc điểm cụ thể về hoạt động (ví dụ: cơng việc lợp mái và cơng việc
điện có các hành động làm việc khác nhau, điều kiện làm việc, các công cụ và
thiết bị cần thiết và quy trình kiểm tra) và do đó có thể liên quan chặt chẽ đến
loại tai nạn và mức độ thương tích. Ví dụ, cơng việc lợp mái có thể liên quan
đến nhiều cú ngã do tai nạn độ cao và cơng việc điện có thể liên quan đến
nhiều cú sốc điện hơn. Cơng việc điện có thể có khả năng tử vong cao hơn so
với ngã do tai nạn trên cùng độ cao do điện áp cao dẫn đến tử vong. Thứ hai,
các điều kiện làm việc bên dưới môi trường làm việc, bao gồm tiếp xúc với
khí / lỏng / rắn, nhiệt độ / áp suất / mức độ tiếng ồn và thời tiết hoặc ánh sáng,
có mối liên hệ chặt chẽ với loại tai nạn vì những yếu tố này có thể liên quan
chặt chẽ hơn đến các tai nạn liên quan đến sức khỏe con người, chẳng hạn
như các vấn đề về đường hô hấp, nuốt hoặc hấp thụ; suy hô hấp; và đốt cháy.
Phán đoán hoặc nhận thức của con người cũng được xác định là một yếu tố


14

rủi ro chính góp phần vào các loại tai nạn khác nhau, có lẽ do đặc tính của nó
quyết định hành vi và quy trình làm việc. Tuy nhiên, phân tích thống kê
khơng cho thấy mối quan hệ của nó với mức độ nghiêm trọng của chấn
thương. Ngược lại, thông tin phân công nhiệm vụ là yếu tố duy nhất ảnh
hưởng đến mức độ thương tật chứ không phải loại tai nạn. Những nhân viên
làm những công việc được giao khơng thường xun có xu hướng bị thương

nặng hơn những công nhân làm những công việc thường xuyên (miễn là
những cơng nhân đó khơng đánh giá thấp những mối nguy hiểm trong môi
trường làm việc xung quanh).
1.1.5. Tại các nước EU
Khái niệm điều kiện làm việc đã được mở rộng khi một số khía cạnh
của cuộc sống lao động trở nên rõ ràng hơn, được loại bỏ khỏi “tính tự nhiên
của công việc” và được xem xét. Các nước Châu Âu có cam kết mạnh mẽ đối
với cải thiện ĐKLV đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng. Các hoạt động cải thiện
tập trung vào các ĐKLĐ có tác động tiêu cực đến sức khỏe, an tồn, sự hài
lịng trong cơng việc, các điều kiện hỗ trợ cho việc tạo lập một công việc tốt,
chất lượng cao cũng được quan tâm. ĐKLV và chất lượng công việc được đề
cao trong chương trình nghị sự chính sách của Châu Âu. Hiệp ước về chức
năng của Liên minh Châu Âu (TFEU) nhấn mạnh các mục tiêu “Thúc đẩy
việc làm, cải thiện điều kiện sống và làm việc”. Các chính sách về sức khỏe
và an toàn của các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu từ lâu đã tìm cách
loại bỏ hồn tồn hoặc thay thế những rủi ro, đặc biệt là những rủi ro về vật
lý, hóa học có khả năng gây hại đến sức khỏe NLĐ. Tuy nhiên những tiến bộ
về kĩ thuật và công nghệ mới đã không loại bỏ được những rủi ro này khỏi
môi trường làm việc.
Theo nghiên cứu của hiệp hội cải thiện điều kiện sống và làm việc
(EUROFOUND) năm 2016, trong 10 năm tỉ lệ người lao động mắc các chứng
rối loạn cơ xương khớp tăng cao, giờ đây chúng ảnh hưởng đến hàng triệu
NLĐ và tiêu tốn của NSDLĐ hàng tỷ euro. Trong nghiên cứu có thống kê


15

khoảng một nửa số nhà quản lý, chuyên gia và kỹ thuật viên (Phân loại nghề
nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế ISCO) nói rằng họ thực hiện các cơng tác lặp
đi lặp lại với bàn tay hoặc cánh tay trong ít nhất một phần tư thời gian làm

việc. ngoài ra hơn 25% trong số họ nói rằng phải chấp nhận những vị trí đau
đớn hoặc mệt mỏi trong ¼ thời gian làm việc. Trong khi đó, NLĐ trong lĩnh
vực dịch vụ có mức độ tương đương hoặc cao hơn trung bình ở châu Âu.
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự gia tăng khối lượng công việc và đặc biệt là
cường độ làm việc. Đặc biệt trong thời gian dài, những ràng buộc mới này có
những hậu quả bất lợi cho sức khỏe và tinh thần của người lao động. Theo
khảo sát của EWCS, 37% nhân viên làm việc 'đúng thời hạn' và 34% làm việc
'với tốc độ cao' trong hơn 3/4 thời gian làm việc của họ (con số không giảm kể
từ năm 2005). Ngoài ra, nhiều nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng những
người lao động phải làm việc với cường độ cao có nguy cơ mắc các vấn đề sức
khỏe (bệnh tim mạch, rối loạn cơ xương khớp, trầm cảm, v.v.), đặc biệt là khi họ
phải đáp ứng nhiều nhu cầu trong khi khả năng tự chủ hạn chế và ít được hỗ trợ.
Tại Anh, một điều tra chỉ ra mức độ nhận biết của NLĐ về mối nguy
hiện tại trên ba dự án xây dựng của Vương quốc Anh. Chỉ tối đa 6,7% các
tuyên bố phương pháp được phân tích trong các dự án này được quản lý để
xác định tất cả các mối nguy đáng lẽ đã được xác định, dựa trên kiến thức
hiện tại. Mức độ nhận dạng nguy hiểm tối đa được tìm thấy là 0,899 89,9%
đối với dự án xây dựng trong ngành công nghiệp hạt nhân, 0,728 72,8% đối
với dự án trong ngành đường sắt và 0,665 66,5% đối với dự án trong cả ngành
đường sắt và ngành xây dựng nói chung. Kết quả chỉ ra rằng mức độ nhận
biết mối nguy còn xa lý tưởng. Một cuộc thảo luận về lý do của mức độ nhận
dạng nguy cơ thấp chỉ ra các rào cản chính. Điều này dẫn đến việc trình bày
một cơng cụ CNTT Cơng nghệ thơng tin để quản lý an toàn dự án xây dựng
Total-Safety và đặc biệt, một mô-đun trong Total-Safety được thiết kế để giúp
nhân viên xây dựng phát triển các tuyên bố phương pháp với mức độ nhận
dạng mối nguy được cải thiện.


16


Tại Đức, nhiều nghiên cứu chỉ ra những tương tác phức tạp giữa điều
kiện lao động và việc làm và sức khỏe. Căng thẳng về thể chất và tâm lý tại nơi
làm việc có liên quan mật thiết với sự xuất hiện của bệnh tật, tai nạn tại nơi làm
việc, mất khả năng lao động nghỉ hưu sớm, và cũng có thể là ngun nhân gây
tử vong. Vì hậu quả sức khỏe của họ mà nghỉ tại nơi làm việc và các chi phí
kinh tế liên quan, việc cải thiện điều kiện lao động trong khn khổ an tồn và
vệ sinh lao động quản lý sức khỏe nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng.
Các số liệu thống kê tại Cộng đồng Châu Âu cho thấy trong số 115
triệu người lao động của Cộng đồng Châu Âu đã có hơn 10 triệu người bị tai
nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp hằng năm. Số người chết vì tai nạn lao
động là hơn 8000 người/năm. Thiệt hại kinh tế khoảng 26 tỉ euro/năm. Ở
Đức, ĐKLĐ xấu gây tổn thất trị giá 52 tỉ đê mác/năm. Ở Anh, chi phí cho
người bị tai nạn bằng 4-8% tổng lợi nhuận của các công ty thương mại và
công nghiệp Anh.
Như vậy, các nghiên cứu về điều kiện làm việc ở các cơng trình xây
dựng trên thế giới đã được triển khai thực hiện. Nhìn chung, hầu hết điều kiện
làm việc ở các cơng trình xây dựng có nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại có thể
gây rủi ro cho người lao động.
1.2. Tổng quan các nghiên cứu của Việt Nam về điều kiện làm việc
ở các cơng trình xây dựng
Năm 2012, nghiên cứu “Thực trạng điều kiện lao động, tình hình sức
khỏe và dịch vụ Y tế lao động trong ngành Xây dựng dân dụng 2012” được
tiến hành bởi Viện khoa học An toàn và vệ sinh lao động đã đưa ra nhiều kết
quả ý nghĩa phục vụ cho việc định hướng, lập kế hoạch, xây dựng chính sách
nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khỏe cho người lao động ngành
xây dựng dân dụng (XDDD). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Phần lớn người
lao động ngành XDDD có sức khỏe loại II và III, tuy nhiên vẫn còn 0,71,5% loại V. Trong đó các bệnh đường hơ hấp chiếm tỷ lệ cao nhất (viêm
mũi họng, thanh quản mãn 41,3-54,9%), bệnh mắt (30-48%), dạ dày (20-



×