Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Luận văn tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại kí túc xá trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI
KÍ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN VÀ
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ

Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Khoa học môi trường
: Môi trường
: 2015 - 2019

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI
KÍ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN VÀ
ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Chính quy
: Khoa học mơi trường
: K47-N01-KHMT
: Mơi trường
: 2015 - 2019
: ThS. Nguyễn Minh Cảnh

THÁI NGUYÊN - 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giúp sinh viên trau dồi, củng cố, bổ xung kiến
thức đã học tập được ở trường. Đồng thời cũng giúp sinh viên tiếp xúc với
thực tế đem những kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Qua đó
giúp sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm từ thực tế để khi ra trường trở
thành một cán bộ có năng lực tốt, trình độ lý luận cao, chun mơn giỏi đáp
ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội.

Với mục đích và tầm quan trọng trên, được sự phân công của khoa Môi
Trường, đồng thời được sự tiếp nhận của khoa Môi Trường. Em tiến hành đề tài:
"Đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt tại kí túc xá trường Đại Học nông
lâm Thái Nguyên và đề xuất phương án xử lý"
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này,em xin chân thành cảm ơn sự
giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường trường Đại học Nông Lâm Thái
Ngun. Kính chúc tồn thể các thầy cơ giáo có nhiều sức khỏe và gặt hái
được nhiều thành công.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo Ths. Nguyễn Minh
Cảnh người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp cho em hồn thành
khố luận tốt nghiệp này.
Do thời gian ngắn, trình độ chun mơn của bản thân còn hạn chế, bản
thân còn thiếu kinh nghiệm nên chun đề khơng thể tránh được những sai
sót. Em rất mong được sự đóng góp quý báu của thầy cô và bạn bè để bản
luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc Ánh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt ................................................. 5
Bảng 2.2. Thành phần chất thải sinh hoạt ......................................................... 6
Bảng 2.3. Thành phần của chất thải rắn ............................................................ 8
Bảng 2.4. Thành phần % các khí thải của rác thải tồn đọng qua thời gian ..... 11
Bảng 2.5. Lượng phát sinh chất thải rắn đô thị ở một số nước ....................... 16

Bảng 2.6. Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước ..... 19
Bảng 4.0. Tổng lượng rác của mỗi kí túc xá………………………………30
Bảng 4.1. Hiện trạng phát thải rác tại các kí túc xá của trường ...................... 30
Bảng 4.2. Kết quả điều tra về thành phần rác thải sinh hoạt tại kí túc xá đại
học Nông Lâm Thái Nguyên ........................................................... 30
Bảng 4.3. Tổng số cán bộ nhân viên tổ môi trường đại học Nơng Lâm Thái
Ngun ............................................................................................. 32
Bảng 4.4. Q trình thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại các kí túc xá
trọng điểm của trường...................................................................... 34
Bảng 4.5. Đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viên trường Đại học nông lâm
về rác thải sinh hoạt ......................................................................... 35
Bảng 4.6: Đánh giá mức độ tái chế, tái sử dụng rác thải của sinh viên trường
Đại học Nông Lâm........................................................................... 37
Bảng 4.7. Việc thu gom rác thải hiện nay đảm bảo vệ sinh môi trường......... 39
Bảng 4.8. Phản ứng của sinh viên khi nhìn thấy người khác xả rác bừa bãi ........ 40
Bảng 4.9. Nguyên nhân khiến mọi người không bỏ rác đúng theo quy định ....... 41
Bảng 4.10. Vận động tham gia phong trào phân loại rác thải tại nguồn ........ 42
Bảng 4.11. Tuyên truyền cho mọi người xung quanh về phân loại rác thải ... 43
Bảng 4.12. Hạn chế của việc thu gom, xử lý rác thải ..................................... 44


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn..................................................... 7
Hình 4.1. Biểu đồ thành phần rác tải sinh hoạt tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên ....................................................................................... 31
Hình 4.2: Đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viên trường Đại học nông lâm
về rác thải sinh hoạt ............................................................................ 36

Hình 4.3. Đánh giá mức độ tái chế, tái sử dụng rác thải của sinh viên trường
Đại học Nông Lâm ............................................................................. 37
Hình 4.4. Việc thu gom rác thải hiện nay đảm bảo vệ sinh mơi trường ......... 39
Hình 4.5. Phản ứng của sinh viên khi nhìn thấy người khác xả rác bừa bãi......... 40
Hình 4.6. Nguyên nhân khiến mọi người khơng bỏ rác đúng theo quy định ..... 41
Hình 4.7. Vận động tham gia phong trào phân loại rác thải tại nguồn ........... 42
Hình 4.8. Tuyên truyền cho mọi người xung quanh về phân loại rác thải ..... 43
Hình 4.9. Sơ đồ xử lý rác thải theo phương pháp vi sinh ............................... 49


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................... viii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ...................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học .......................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.1. Tổng quan về chất thải ............................................................................ 3
2.1.2. Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt ................................................... 4

2.1.3. Thành phần rác thải sinh hoạt ................................................................. 5
2.1.4. Phân loại rác thải sinh hoạt ..................................................................... 6
2.1.5. Thành phần chất thải rắn ......................................................................... 8
2.1.6. Tốc độ phát sinh chất thải sinh hoạt........................................................ 9
2.2. Ơ nhiễm mơi trường do rác thải sinh hoạt ............................................... 10
2.2.1. Ô nhiễm mơi trường khơng khí ............................................................. 10
2.2.2. Ơ nhiễm mơi trường đất ........................................................................ 11
2.2.3. Ơ nhiễm mơi trường nước ..................................................................... 12


v

2.3. Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 13
2.4. Hiện trạng quản lý rác thải trên thế giới và ở Việt Nam .......................... 15
2.4.1. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới ..................... 15
2.4.2. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam .................... 19
2.4.2.1. Tình hình phát sinh, thu gom và phân loại rác thải ở Việt Nam ........ 19
2.4.2.2. Tình hình xử lý rác ở Việt Nam ......................................................... 21
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 24
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 24
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 24
3.3.1. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp .............................. 24
3.3.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn .......................................................... 24
3.3.3. Phương pháp xác định khối lượng và thành phần rác thải.................... 25
3.3.4. Phương pháp ứng dụng phần mềm tin học ........................................... 26
3.3.5. Phương pháp so sánh............................................................................. 26
3.3.6. Phương pháp liệt kê............................................................................... 26
3.3.7. Phương pháp phân loại tỉ lệ rác............................................................. 26

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 27
4.1. Tổng quan về kí túc xá trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên ........... 27
4.1.1. Vị trí địa lí ............................................................................................. 27
4.1.2. Địa hình, địa mạo .................................................................................. 27
4.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 27
4.1.4. Tổng quan về kí túc xá trường Đại học Nơng Lâm Thái Nguyên ........ 28
4.2. Hiện trạng rác thải sinh hoạt tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên .... 29
4.2.1. Hiện trạng rác thải sinh hoạt ................................................................. 29


vi

4.2.1.1. Nguồn gốc, thành phần, khối lượng rác thải tại trường và hiện trạng
phát thải ........................................................................................................... 29
4.2.1.2. Đánh giá tiềm năng tái chế và tái sử dụng rác thải sinh hoạt ............ 31
4.3. Hiện trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên .................................................................................................... 32
4.3.1. Cơng tác quản lý hành chính ................................................................. 32
4.3.1.1. Đơn vị quản lý .................................................................................... 32
4.3.1.2. Tổ môi trường .................................................................................... 32
4.3.2. Quản lý kỹ thuật .................................................................................... 32
4.3.2.1. Tổ chức thu gom ................................................................................ 32
4.3.2.2. Phương tiện thu gom .......................................................................... 33
4.3.2.3. Phương thức thu gom ......................................................................... 33
4.3.2.4. Công tác vận chuyển .......................................................................... 35
4.4. Đánh giá thực trạng kiến thức, nhận thức của học sinh, sinh viên về cơng
tác bảo vệ mơi trường nói chung và quản lý rác thải nói riêng. (Sử dụng phiếu
điều tra-40 phiếu) ............................................................................................ 35
4.5. Đánh giá nhận xét chung về tình hình quản lý rác thải sinh hoạt của
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ....... Error! Bookmark not defined.

4.5.1. Các mặt đã đạt được .............................. Error! Bookmark not defined.
4.5.2. Hạn chế.................................................. Error! Bookmark not defined.
4.6. Các giải pháp đề xuất trong quản lý rác thải sinh hoạt tại trường Đại học
nơng lâm Thái Ngun .................................................................................... 45
4.6.1. Khuyến khích giảm thiểu và tái chế rác thải sinh hoạt ......................... 45
4.6.2. Giải pháp về quy hoạch về thu gom. ..................................................... 46
4.6.3. Tăng cường hiệu lực tổ chức giám sát, xử phạt .................................... 47
4.6.4. Nâng cao nhận thức về quản lý rác thải sinh hoạt ................................ 47
4.6.5. Giải pháp về kỹ thuật, công nghệ.......................................................... 48


vii

4.6.5.1. Tái chế và tái sử dụng ........................................................................ 48
4.6.5.2. Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp vi sinh ........................... 48
4.6.5.3. Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt ................................. 49
4.6.5.4. Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp ........................ 50
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 53
5.1. Kết luận .................................................................................................... 53
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 55
II. Tài liệu nước ngoài ..................................................................................... 56
III. Tài liệu internet ......................................................................................... 56


viii

DANH MỤC VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Nghĩa của từ viết tắt

BOD (Biochemical Oxygen

Lượng oxy cần cung cấp để oxy hóa

Demand)

chất hữu cơ trong nước bởi vi sinh
vật trong 5 ngày

BVMT

Bảo vệ mơi trường

COD (Chemical Oxygen Demand)

Nhu cầu oxy hóa học

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

RTSH


Rác thải sinh hoạt

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

WTO: (World Trade Organization)

Tổ chức thương mại thế giới


1


PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người, con
người khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ, thỏa
mãn các nhu cầu của mình. Vì vậy, vấn đề rác thải đã và đang trở thành một
vấn đề nóng bỏng của tất cả các quốc gia trên Thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng.
Hiện nay, chất thải rắn trong tồn tỉnh Thái Ngun có khối lượng 720
tấn/ngày, trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm nhiều nhất với 82% tập trung ở
TP Thái Nguyên (215 tấn/ngày). Tỷ lệ thu gom, xử lý tại các huyện, thành phố,
thị xã cũng chênh lệch khá nhiều, ở TP Thái Nguyên và Thị xã Sông Công đạt
70 - 80%, còn ở các thị trấn chỉ đạt 20 - 30%. Tồn tỉnh mới có 2 khu liên hợp
xử lý chất thải rắn là Sông Công (thị xã Sông Công) và Tân Cương (TP Thái
Nguyên).
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thường xuyên có khoảng
5000 sinh viên tham gia sinh hoạt trong ký túc xá của nhà trường, lượng rác
thải của sinh viên rất nhiều nên ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống
trong trường. Với số sinh viên nhiều như vậy lượng rác thải hàng ngày của
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên chiếm tỷ rất cao trong thành phố
Thái Nguyên và cần có những giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt phù hợp tại
các trường đảm bảo môi trường sống tại đây. Để đánh giá đúng thực trạng rác
thải tại ký túc xá của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng
dẫn của Ths.Nguyễn Minh Cảnh, em đã nghiên cứu và lựa chọn đề tài:
“Đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt tại kí túc xá Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên và đề xuất phương án xử lý”.


2


1.2. Mục tiêu
- Đánh giá tình hình phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải
sinh hoạt.
- Đánh giá hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt.
- Đánh giá thực trạng kiến thức, nhận thức của học sinh, sinh viên về
cơng tác bảo vệ mơi trường nói chung và quản lý rác thải nói riêng.
- Đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập, nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục
vụ cho công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học tập và nghiên cứu rèn
luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở áp dụng biện pháp quản lý rác thải sinh
hoạt được hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường tại trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
- Nâng cao nhận thức của sinh viên về công tác quản lý rác thải sinh
hoạt và bảo vệ môi trường.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Tổng quan về chất thải
Theo điều 3 Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/04/2007 về quản lý chất
thải rắn [12]:

+ Hoạt động quản lý chất thải rắn: bao gồm các hoạt động quy hoạch,
quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại,
thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm
ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với mơi trường và sức khoẻ
con người.
+ Chất thải rắn: là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
+ Chất thải rắn sinh hoạt: chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá
nhân, hộ gia đình, nơi cơng cộng.
+ Phế liệu: là sản phẩm, vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất hoặc
tiêu dùng được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình
sản xuất sản phẩm khác.
+ Thu gom chất thải rắn: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và
lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
+ Lưu giữ chất thải rắn: là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời
gian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến
cơ sở xử lý.
+ Vận chuyển chất thải rắn: là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi
phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng
hoặc chôn lấp cuối cùng.


4

+ Xử lý chất thải rắn: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu huỷ các thành phần có hại hoặc khơng có ích
trong chất thải rắn.
+ Chơn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh: là hoạt động chôn lấp phù hợp với
các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.

+ Phân loại rác tại nguồn: là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra
hay gọi là từ nguồn. Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho công tác xử lý
rác về sau.
+ Rác: là thuật ngữ dùng để chỉ chất thải rắn hình dạng tương đối cố
định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn
sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát
sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người (Trần Hiếu Nhuệ và
cs, 2001) [13].
+ Chất thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con
người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thơng, dịch vụ, thương mại,
sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngồi ra,
cịn phát sinh trong giao thơng vận tải như khí thải của các phương tiện giao
thông, chất thải là kim loại hoá chất và từ các vật liệu khác (Nguyễn Xuân
Nguyên, 2004) [15].
- Tái chế chất thải: thực chất là người ta lấy lại những phần vật chất của
sản phẩm hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra sản phẩm
mới. - Tái sử dụng chất thải: thực chất có những sản phẩm hoặc nguyên liệu
có quãng đời sử dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần mà
khơng bị thay đổi hình dạng vật lý, tính chất hóa học (Nguyễn Thế Chinh,
2003) [2].
2.1.2. Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt
Chất thải rắn là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt và


5

sản xuất của con người và cả động vật, trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm
tỷ lệ cao nhất, chất lượng và số lượng rác thải tại từng quốc gia và từng khu
vực trong mỗi quốc gia là rất khác nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh
tế và khoa học kỹ thuật. Bất kỳ một hoạt động sống nào của con người, tại

nhà, trường học hay nơi công sở đều sinh ra một lượng rác thải đáng kể.
Trong đó có cả hai loại vơ cơ lẫn hữu cơ. Vì vậy có thể định nghĩa rác thải
sinh hoạt là những thành phần tàn tích hữu cơ và vơ cơ phục vụ đời sống con
người, chúng không được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống.
Bảng 2.1. Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt
Nơi phát sinh

Nguồn
Dân cư
Thương mại

Nhà riêng, nhà tập thể, nhà

Rác thực phẩm, giấy thải, các

cao tầng, khu tập thể…

loại chất thải khác

Nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, Rác thực phẩm, giấy thải, các
các cơ sở bn bán, sửa chữa

Cơng nghiệp, Từ các nhà máy, xí nghiệp,
xây dựng

Loại chất thải

các cơng trình xây dựng…

loại chất thải khác

Rác thực phẩm, xỉ than, giấy
thải, vải, đồ nhựa, chất thải
độc hại

Khu trống

Công viên, đường phố, xa lộ, Các loại chất thải bình thường
sân chơi, bãi tắm, khu giải trí
(Nguồn: Cơng ty mơi trường tầm nhìn xanh - 2016) [3]

Nhờ việc đánh giá, tìm hiểu các nguồn phát sinh ra chất thải sinh hoạt, góp
phần cho việc ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật giảm thiểu ảnh
hưởng của chất thải sinh hoạt đến mơi trường khơng khí.
2.1.3. Thành phần rác thải sinh hoạt
Thành phần của rác thải mô tả các phần riêng biệt mà từ đó nó tạo nên
dòng chất thải và mối quan hệ giữa các thành phần này thường được biểu thị
bằng phần trăm theo khối lượng. Thành phần rác thải có vai trị rất quan trọng


6

trong việc lựa chọn các thiết bị xử lý, các quá trình xử lý, cũng như hoạch
định các chương trình và hệ thống quản lý rác thải.
- Rác thải đô thị là các vật phế thải trong sinh hoạt và sản xuất nên đó là
một hỗn hợp phức tạp của nhiều vật khác nhau. Thành phần của rác phụ thuộc
vào mức sống của người dân, trình độ sản xuất, tài nguyên của đất nước và
mùa vụ trong năm. Thành phần riêng biệt của rác thải thay đổi theo vị trí địa
lý, thời gian, mùa trong năm và điều kiện kinh tế.
Sau đây là bảng thống kê một số thành phần và tỉ trọng cơ bản trong
chất thải rắn sinh hoạt.

Bảng 2.2. Thành phần chất thải sinh hoạt
Thành phần chất thải

% Khối lượng

Rau, thực phẩm thừa, chất hữu cơ dễ phân hủy

41,98

Cây gỗ

6,6

Giấy, bao bì giấy

5,27

Cao su, đế giày dép

7,19

Vải sợi, vật liệu sợi

1,75

Đất đá

6,98

Thành phần khác, Tạp chất


27,04

Kim loại

0,59

Xương, vỏ hộp

1,27

Thủy tinh

1,42
(Nguồn URENCO 19/09/2009)

2.1.4. Phân loại rác thải sinh hoạt
Có rất nhiều cách phân loại rác thải khác nhau. Việc phân loại rác thải
hiện nay chưa có những quy định chung thống nhất, tuy nhiên bằng những
nhìn nhận thực tiễn của hoạt động kinh tế và ý nghĩa của nghiên cứu quản lý
đối với rác thải, có thể chia ra các cách phân loại sau đây:


7

+ Chất thải công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ các quá trình sản
xuất, các sản phẩm phế thải của các hoạt động công nghiệp trong các nhà
máy, xí nghiệp, các khu cơng nghiệp tập trung
+ Chất thải sinh hoạt: là chất thải rắn được sản sinh ra trong sinh hoạt
hàng ngày của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, cơ

quan, trường học, các Trung Tâm dịch vụ thương mại.
+ Chất thải có nguồn gốc khác: chất thải rắn nông nghiệp, chất thải rắn
làng nghề, chất thải rắn thương mại du lịch.
Nhà dân, khu
dân cư

Dịch vụ,
thương mại ga,
nhà xe

Giao thông,
xây dựng

Cơ quan, trường
học

Nơi vui chơi,
giải trí

Chất thải rắn

Bệnh viện,cơ
sở y tế

Nơng nghiệp,
hoạt động xử lý
rác thải

Khu cơng
nghiệp, nhà máy,

xí nghiệp

Hình 2.1: Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
+ Rác thải sinh hoạt chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các loại rác thải trên bởi
vì ta biết rằng lượng rác thải sinh hoạt thải ra phụ thuộc vào 2 yếu tố chính đó
là sự phát triển kinh tế và tỷ lệ tăng dân số.
- Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: chất thải rắn, chất thải lỏng,
chất thải khí.
- Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: theo cách này người ta chia
chất thải dạng hữu cơ, vô cơ hoặc theo đặc tính của vật chất như chất thải
dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy, bìa…


8

- Phân loại theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật: chất
thải độc hại, chất thải đặc biệt. Mỗi cách phân loại có một mục đích nhất định
nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, sử dụng hay kiểm sốt và quản lý chất
thải có hiệu quả.
2.1.5. Thành phần chất thải rắn
Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn rất khác nhau tùy thuộc vào
từng địa phương vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố
khác. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong các rác thải có khả năng tái
chế, tái sinh. Vì vậy mà việc nghiên cứu thành phần chất thải rắn là điều hết
sức cần thiết. Từ đó ta có cơ sở để tận dụng những thành phần có thể tái chế,
tái sinh để phát triển kinh tế.
Bảng 2.3. Thành phần của chất thải rắn
Loại

Nguồn gốc


Ví dụ

1. Các chất

- Các vật liệu làm từ giấy

- Các túi giấy, các mảnh bìa,

cháy được

- Có nguồn gốc từ các sợi

giấy vệ sinh…

- Các chất thải ra từ đồ ăn

- Vải len, tì tải, bao bì

thực phẩm

nilon…

- Các vật liệu và sản phẩm

- Các cọng rau, vỏ quả, thân

được chế tạo từ gỗ, rơm,

cây, lõi ngô…


tre…

- Đồ dùng bằng gỗ như bàn,

- Các vật liệu và sản phẩm

ghế, thang, giường, đồ chơi,

được chế tạo từ chất dẻo

vỏ dừa…

- Các vật liệu và sản phẩm

- Phim cuộn, túi chất dẻo,

được chế tạo từ da và cao su

chai, lọ dẻo, dây bện, bao bì
nilon…
- Bóng, giày, ví, cao su…


9

Loại

Nguồn gốc


Ví dụ

2. Các chất

- Các vật liệu, sản phẩm

- Các vật liệu, sản phẩm được

không cháy

được chế tạo từ sắt mà dễ bị

chế tạo từ sắt mà dễ bị nam

được

nam châm hút

châm hút

- Các vật liệu không bị nam

- Các vật liệu không bị nam

châm hút

châm hút

- Các vật liệu và sản phẩm


- Các vật liệu và sản phẩm

chế tạo từ thủy tinh

chế tạo từ thủy tinh

- Các loại vật liệu khơng

- Các loại vật liệu khơng

cháy ngồi kim loại và thủy

cháy ngoài kim loại và thủy

tinh

tinh

3. Các chất

Tất cả các loại vật liệu khác

Đá cuội, cát, đất, tóc…

hỗn hợp

không phân loại ở phần 1 và
2 đều thuộc loại này. Loại
này có thể được phân chia
thành 2 phần: kích thước lớn

hơn 5mm và nhỏ hơn 5mm

(Nguồn: Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, XBKHKT
1999). [10]
2.1.6. Tốc độ phát sinh chất thải sinh hoạt
- Việc tính tốn đươc tấc độ phát sinh chất thải sinh hoạt là một yếu tố
quan trọng trong quản lý rác thải vì từ đó người ta có thể xác định được lượng
rác phát sinh trong quá trình sản xuất, tiêu dùng, đồng thời dự báo được trong
tương lai để từ đó có kế hoạch và biện pháp quản lý chặt chẽ từ khâu thu gom,
trung chuyển, vận chuyển đến xử lý. Vì thế để quản lý tốt lượng rác phát sinh
ta cần biết đươc tấc độ phát sinh chất thải rắn. Phương pháp xác định tốc độ
phát thải rác cũng giống như phương pháp xác định tổng lương rác. Người ta


10

sử dụng một số loại phân tích sau để phân tích lương rác thải ra ở một số khu
vực đó là:
+ Đo khối lượng.
+ Dựa tên các đơn vị thu gom rác (ví dụ thùng chứa rác).
+ Phương pháp xác định tỷ lệ rác thải.
+ Tính chất cân bằng vật chất.
2.2. Ơ nhiễm mơi trường do rác thải sinh hoạt
2.2.1. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí
Các chất thải rắn một phần có thể bay hơi và mang theo mùi làm ơ
nhiễm khơng khí. Cũng có thể có những chất thải có khả năng phát tán vào
khơng khí gây ơ nhiễm khơng khí trực tiếp, cũng có loại rác dễ phân hủy
(thực phẩm, trái cây hư hỏng…) trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp
(nhiệt độ tốt nhất là 35⁰C và độ ẩm thích hợp là 70% - 80%) sẽ được các vi
sinh vật phân hủy tạo mùi hôi, nhiều loại khí ơ nhiễm có tác động xấu đến

mơi trường đô thị, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người.
- Khí thốt ra từ các hố hoặc các chất làm phân, chất thải chôn lấp rác
chứa CH4, H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ...
- Khí từ các lò thiêu chứa bụi, SO3, NOx, CO, CO2, HCI, HF, dioxin,
kim loại, oxit kim loại thăng hoa...
- Bụi sinh ra trong q trình thu gom, vận chuyển, chơn lấp rác chứa
các vi trùng, các chất độc hại lẫn trong rác. Bụi trong quá trình vận chuyển
lưu trữ rác gây ơ nhiễm khơng khí. Mặt khác rác hữu cơ sinh học trong mơi
trường hiếu khí, kỵ khí có độ ẩm cao rác phân hủy sinh ra SO2, CO, CO2,
H2S, NH3… ngay từ khâu thu gom đến chôn lấp. CH4 là chất thải thứ cấp
nguy hại, có khả năng gây nổ. Người ta đã đánh giá được ảnh hưởng của khí
thải độc hại, của rác thải tồn đọng tới mơi trường và sức khỏe con người.


11

Bảng 2.4. Thành phần % các khí thải của rác thải tồn đọng qua thời gian
STT

Rác tồn đọng
theo thời gian

Nitơ

Cabonic

Mêtan

Khí khác


1

0-3

5,2

88

0,5

1,8

2

3-6

3,8

76

15

5,2

3

6 -12

0,4


65

29

13,6

4

12 - 18

1,1

52

40

6,9

5

18 - 24

0,4

53

45

1,6


6

24 - 30

0,2

50

48

1,8

7

30 - 36

1,3

46

51

1,7

8

36 - 42

0,9


50

47

2,1

9

42 - 48

0,4

51

48

0,6

(Nguồn: URENCO - 2002)
2.2.2. Ơ nhiễm mơi trường đất
- Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải cơng nghiệp như xỉ than,
khai khống, hóa chất… Các chất ơ nhiễm khơng khí lắng đọng trên bề mặt sẽ
gây ô nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất.
+ Do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá
trình xử lý nước.
+ Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm
bệnh ký sinh trùng, vi khuẩn đường ruột… đã gây ra các bệnh truyền từ đất
cho cây sau đó sang người và động vật…
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông

nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng
độ chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh
dưỡng... làm cho đất bị chai cứng khơng cịn khả năng sản xuất.Tóm lại rác
thải sinh hoạt là nguyên nhân gây ô nhiễm đất.


12

- Các chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chơn lấp vào đất chứa các
chất hữu cơ khó phân hủy làm thay đổi thành phần và pH của đất.
- Các chất thải hữu cơ sẽ đươc vi sinh vật phân hủy trong môi trường
đất ở 2 điều kiện hiếu khí và kị khí, khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt
sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các chất khống đơn giản H2O,
CO2, CH4,…
- Với một lượng rác và nước rỉ rác vừa phải thì khả năng tự làm sạch
của mơi trường đất sẽ phân hủy các chất này tạo thành những chất ít ô nhiễm
hoặc không ô nhiễm. Nhưng với lượng rác quá lớn vượt quá khả năng tự làm
sạch của đất thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô
nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại cùng với vi trùng theo
nước trong đất chảy xuống nguồn nước ngầm làm ô nhiễm nguồn nước này.
- Đối với rác không phân hủy (nhựa, cao su...) nếu khơng có giải pháp
thích hợp sẽ là nguy cơ gây thối hóa và giảm tốc độ phì nhiêu của đất.
- Rác còn là nơi sinh sống của các lồi cơn trùng, gặm nhấm, các lồi
này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng.
2.2.3. Ơ nhiễm mơi trường nước
- Chất thải rắn đặc biệt là chất hữu cơ trong môi trường nước sẽ bị phân
hủy nhanh chóng. Tại các bãi rác, nước thải trong các bãi rác sẽ tách ra kết
hợp với các nguồn nước như: nước mưa, nước ngầm, nước mặt, hình thành
nước rò rỉ. Nước rò rỉ di chuyển trong bai rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy
sinh học trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm

ra môi trường xung quanh.
- Các chất gây ơ nhiễm trong rị rỉ gồm các chất được hình thành trong
q trình phân hủy sinh học, hóa học,… nhìn trung mức độ ơ nhiễm chất rị rỉ
rất cao (COD: từ 3000 - 45000mg/l; từ 10 - 800 mg/l; BOD5: từ 2000 -


13

30000mg/l; TOC (cacbon hữu cơ tổng hợp): 1500 - 20000mg/l; phospho tổng
cộng; 1 - 70mg/l;…và lượng lớn các vi sinh vật).
- Đối với bãi rác thông thường (lớp bãi rác không lớp chống thấm, sụt
lún hoặc lớp chống thấm bị thấm…) các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu vào nước
ngầm gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm và sẽ rất nguy hiểm cho con người
khi sử dụng tầng nước này phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt. Ngồi ra chúng
cịn rỏ rỉ ra bên ngồi bãi rác gây ơ nhiễm nguồn nước mặt.
- Nếu rác thải có chứa kim loại nặng, nồng độ kim loại nặng lên men
acid humic và acid fulvic có thể tạo phức với Feralit, Pb, Cu, Cd, Mn, Zn…
hoạt động của các vi khuẩn kị khí khử sắt có hóa trị 3 thành Feralit có hóa trị
2 sẽ kéo theo sự hòa tan các kim loại như: Ni, Cd, Pb, Zn. Vì vậy khi kiểm
sốt chất lượng nước ngầm trong khu vực bãi rác phải kiểm tra xác định nồng
độ kim loại nặng trong thành phần nước ngầm.
- Ngồi ra nước rị rỉ chứa các hợp chất hữu cơ độc hại: Chất hữu cơ bị
halogen hóa, các hyrocacbon đa vịng thơm chúng có thể gây đột biến gen,
gây ung thư. Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ
xâm nhập vào chuỗi thức ăn gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe
tính mạng của con người ở hiện tại và cả thế hệ con cháu mai sau.
- Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước làm
lạnh tro xỉ, nước làm sạch khí của các lị thiêu làm ơ nhiễm nước ngầm.
- Nước chảy tràn khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, nước làm lạnh
tro xỉ, nước làm lạnh qua các lò thiêu chảy vào các mương rãnh, hồ, ao, sông,

suối làm ô nhiễm nước mặt. Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim
loại nặng, các chất hữu cơ, các muối vơ cơ hịa tan vượt q tiêu chuẩn môi
trường nhiều lần.
2.3. Cơ sở pháp lý
Một số văn bản Luật liên quan đến vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt
đang được áp dụng tại Việt Nam:


14

- Luật BVMT năm 2014 số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng
Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được thơng qua và ban hành ngày 23 tháng
6 năm 2014.
- Nghị định số 174/ 2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của chính phủ về
phí BVMT đối với chất thải rắn.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của chính phủ bổ sung
một số điều NĐ 80/2006.
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy
định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015,của Chính phủ về việc
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về
quản lý chất thải và phế liệu.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn.
- Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư 07/2017/TT-BXD về việc hướng dẫn định giá dịch vụ xử lý
rác thải sinh hoạt.
- Thông tư số 82/2015/TT-BTC ngày 28/5/2015 của Bộ Tài Chính bãi
bỏ Thơng tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính hướng

dẫn thực hiện Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ
về phí bảo vệ mơi trường đối với chất thải rắn.
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về thu gom và quản lý chất thải rắn đã ghi: “khuyến khích 100% đơ thị thực
hiện cơng tác xã hội hóa cơng tác quản lý, xử lý chất thải rắn thông qua cơ chế
đặt hàng hay đấu thầu dịch vụ trên cơ sở đảm bảo và an ninh môi trường”.


15

- Quyết định 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đến 2025,
tầm nhìn đến 2050.
- Quyết định số: 1326/QĐ-BXD ngày 03 tháng 11 năm 2014 về việc
ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án huy động các nguồn lực đầu tư
xây dựng hệ thống cấp, thoát nước và xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
- TC3733/2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quyết
định của Bộ Y tế.
- Căn cứ vào nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 01/02/2017 của
Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2.4. Hiện trạng quản lý rác thải trên thế giới và ở Việt Nam
2.4.1. Hiện trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên thế giới
Theo Nguyễn Thị Anh Hoa (2006) [6], mức đơ thị hóa cao thì lượng
chất thải tăng lên theo đầu người, ví dụ cụ thể một số nước hiện nay như sau:
Canada là 1,7kg/người/ngày; Australia là 1,6 kg/người/ngày; Thụy Sỹ là 1,3
kg/người/ngày; Trung Quốc là 1,3 kg/người/ngày. Với sự gia tăng của rác thì
việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải là điều mà mọi quốc gia cần quan tâm.
Ngày nay, trên thế giới có nhiều cách xử lý rác thải như: cơng nghệ sinh học,
công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ Seraphin. Đô thị hóa và phát triển kinh tế
thường đi đơi với mức tiêu thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng

lên tính theo đầu người. Dân thành thị ở các nước phát triển phát sinh chất
thải nhiều hơn ở các nước đang phát triển gấp 6 lần, cụ thể ở các nước phát
triển là 2,8 kg/người/ngày; Ở các nước đang phát triển là 0,5 kg/người/ngày.
Chi phí quản lý cho rác thải ở các nước đang phát triển có thể lên đến 50%
ngân sách hàng năm. Cơ sở hạ tầng tiêu hủy an toàn rác thải thường rất thiếu
thốn. Khoảng 30 - 60% rác thải đô thị không được cung cấp dịch vụ thu gom.


×