Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Cam ket lao dong trong hiep dinh thuong mai tu do the he moi (CPTPP) tai Viet Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 106 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á
KHOA LUẬT
------------

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài:

CAM KẾT LAO ĐỘNG TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
TỰ DO THẾ HỆ MỚI (CPTPP) TẠI VIỆT NAM
Mã số:

Chủ nhiệm đề tài:
Trần Quang Quyền

Đà Nẵng, 10 tháng 05 năm 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á
KHOA LUẬT
------------

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài:

CAM KẾT LAO ĐỘNG TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI
TỰ DO THẾ HỆ MỚI (CPTPP) TẠI VIỆT NAM
Mã số:



Sinh viên thực hiện: Trần Quang Quyền
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hà

Xác nhận của khoa
(Ký tên)

Chủ nhiệm đề tài
(Ký tên)

Đà Nẵng, 10 tháng 05 năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành cho phép em gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới:
– Trường Đại học Đông Á, khoa Luật cùng các giảng viên đã tận tình chỉ dạy và tạo
điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên
cứu khoa học.
– Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Hà – người hướng
dẫn và cũng là người đã ln tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên em
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
– Cảm ơn gia đình, bạn bè đã ln khích lệ, động viên và giúp đỡ em trong quá trình
học tập và nghiên cứu khoa học.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót; tác
giả rất mong nhận được sự thơng cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các nhà
khoa học, của quý thầy cô, các cán bộ quản lý và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 05 năm 2019



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài:........................................................................................ 3
2. Mục tiêu nghiên cứu: .............................................................................................. 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
5. Kết cấu đề tài ........................................................................................................... 4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (COMPREHENSIVE AND PROGRESSIVE
AGREEMENT FOR TRANS-PACIFIC PARTNERSHIP - CPTPP) ...................... 5
1.1. Lịch sử hình thành hiệp định CPTPP ................................................................ 5
1.1.1. Hiệp định TPP – Tiền thân của CPTPP........................................................... 5
1.1.2. Hiệp định CPTPP .......................................................................................... 15
1.2. Các quốc gia thành viên khi tham gia CPTPP ..................................................... 21
1.2.1. Lợi ích và cơ hội của các quốc gia thành viên khi tham gia CPTPP. ........... 22
1.1.2. Thách thức của các quốc gia thành viên khi tham gia CPTPP ...................... 25
1.3 Lao động trong hiệp định CPTPP ..................................................................... 26
1.3.1. Nội dung về lao động trong hiệp định CPTPP .............................................. 26


1.3.2. Cam kết lao động của hiệp định CPTPP trong tuyên bố ILO ....................... 30
Chương 2: PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN
TỚI THỰC HIỆN CAM KẾT THEO HIỆP ĐỊNH CPTPP.................................... 31
2.1. Các cam kết của Việt Nam trong hiệp định CPTPP ............................................ 31
2.1.1. Các cam kết cơ bản của Việt Nam trong hiệp định CPTPP .......................... 31
2.1.2. Cam kết về lao động ...................................................................................... 39
2.2. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong tiến trình thực hiện cam

kết về Lao động theo hiệp định CPTPP .................................................................. 41
2.2.1. Thực trạng khung pháp lý về lao động Việt Nam hiện hành ........................ 41
2.2.2. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong tiến trình thực hiện cam
kết về Lao động theo hiệp định CPTPP .................................................................. 62
Chương 3: Giải pháp cho lộ trình cam kết về lao động của Việt Nam khi tham gia
hiệp định CPTPP. ......................................................................................................... 72
3.1. Trọng tâm khắc phục hạn chế tiến đến thực hiện cam kết về Lao động tại
Việt Nam .................................................................................................................... 72
3.1.1. Về mặt pháp lý .............................................................................................. 72
3.1.2. Về phía Nhà nước .......................................................................................... 79
3.1.3. Về phía Doanh nghiệp ................................................................................... 80
3.1.4. Về phía người lao động ................................................................................. 82
3.2. Một số kiến nghị tiến tới thực hiện cam kết về lao động của Việt Nam trong
hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP). ............................................... 84
3.2.1. Về mặt pháp lý .............................................................................................. 84


3.2.2 Đối với nhà nước ............................................................................................ 88
3.2.2 Đối với doanh nghiệp ..................................................................................... 89
3.2.2 Đối với nguồn nhân lực (người lao động) ...................................................... 92
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 96


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific
Partnership Agreement - viết tắt TPP)


CPTPP

Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương
(Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership - CPTPP)

BLLĐ

Bộ luật lao động

BLĐTBXH

Bộ lao động thương binh xã hội

LĐTBXH

lao động thương binh xã hộ

SDR

Quyền rút vốn đặc biệt

FTA

Hiệp định thương mại tự do (Free trade agreement)

WB

Ngân hàng thế giới (World bank)



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ các nước tham gia ký kết hiệp định CPTPP
Hình 1.2: Cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu của các nước với hàng hóa của Việt Nam
Hình 2.1: Từ TPP đến CPTPP
Hình 2.2: Những con số về CPTPP
Hình 2.3: Thị trường xuất khẩu trong từng FTA tính đến năm 2030


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1

Danh mục các nghĩa vụ của TPP tạm hỗn thực thi trong CPTPP

Bảng 2.1

Danh mục cơng việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm
việc


1

LỜI MỞ ĐẦU
Tồn cầu hóa là một trong những xu thế phát triển của quan hệ quốc tế hiện đại
trong đó cơng cuộc cách mạng khoa học, cơng nghệ đang thúc đẩy q trình chun
mơn hóa và hợp tác giữa các quốc gia. Các nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới
đang từng bước cắt giảm và tiền tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan, làm việc
trao đổi hàng hóa, luân chuyển vốn, lao động, kỹ thuật và công nghệ trên thế giới ngày
càng thông thoáng hơn, mở đường cho nền kinh tế phát triển. Trong suốt khoảng thời
gian vừa qua, cùng với sự phát triển hợp tác của thế giới trong thời đại công nghệ mới

cũng như nỗ lực không nhỏ của Việt Nam, đặc biệt là việc gia nhập vào các tổ chức
thương mại thế giới của nước ta đã mang lại nhiều chuyển biến trong tất cả các lĩnh
vực xã hội.
Nền kinh tế ở các nước đang bước vào giai đoạn hội nhập quy mơ tồn cầu với
kinh tế tri thức. Đặc điểm của nền kinh tế này là cầu nối của khu vực sẽ thu hút được
nhiều lao động tham gia, đặc biệt là những lao động trí thức cao. Để phát triển hơn nữa
việc hợp tác quốc tế giữa các nước, ngồi những hiệp định thì có một số nước vẫn tiếp
tục tham gia vào các hiệp định mới với sự mở cửa. Do đó việc tham gia vào Hiệp định
Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (Comprehensive and
Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - CPTPP) sẽ là cơ hội và thách
thức phát triển kinh tế - xã hội và là nhân tố quyết định sự phát triển của quốc gia, cơng
ty, gia đình cũng như mỗi cá nhân. Hiệp định CPTPP khi đi vào triển khai sẽ góp phần
tăng cường sự đan xen lợi ích, làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Việt Nam với các
nước thành viên CPTPP, đặc biệt là các nước thành viên có quan hệ đối tác chiến lược
với Việt Nam. Bên cạnh những thuận lợi, tham gia CPTPP cũng đặt ra những thách
thức về kinh tế - xã hội, thu ngân sách, hoàn thiện khung khổ pháp luật, thế chế….Việc
mở cửa các hoạt động kinh tế, đi kèm với các quy định về lao động , minh bạch hóa,
chống tham nhũng….đòi hỏi Việt Nam cần chủ động, nỗ lực đổi mới, tiếp tục hoàn


2

thiện các quy định pháp luật, thiết lập các quy chế quản lý để vừa phù hợp với điều ước
quốc tế nhưng cũng đảm bảo sự ổn định về chính trị - xã hội của Việt Nam.
Nhận thức được những vấn đề trên em đã chọn đề tài “Cam kết lao động trong
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP) tại Việt Nam”. Báo cáo gồm các nội
dung sau đây:


3


1. Tính cấp thiết của đề tài:
Việc Việt Nam tham gia CPTPP là cơ hội để Việt Nam hiện đại hóa pháp luật về
lao động, nâng chất lượng lao động, tăng năng suất lao động. Các cam kết chính của
Việt Nam trong CPTPP góp phần duy trì và tăng trưởng đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam, tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh
xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Lao động là một trong những lĩnh vực rất quan trọng để thúc đẩy kinh tế cả nước
phát triển. Tuy nhiên, lao động của Việt Nam còn chưa đáp ứng được đầy đủ các điều
kiện mà quốc tế đặt ra. Đặc biệt, khi nền kinh tế Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP
thì sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn đối với lao động trong nước, trong đó hệ
thống pháp luật lao động của Việt Nam chưa hoàn thiện khung pháp lý và đáp ứng
được đầy đủ các cam kết. Do đó, vấn đề đặt ra hết sức cần thiết là phải nhận thức, đánh
giá đúng đắn những cơ hội và thách thức đối với lao động Việt Nam khi tham gia Hiệp
định CPTPP, từ đó đưa những giải pháp hợp lý nhằm thúc sự phát triển lao động của
nước ta trong thời gian tới.
Nhận thức được vấn đề trên, em đã lựa chọn đề tài: Cam kết lao động trong hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP) tại Việt Nam để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về lao động, tìm hiểu những
nội dung cam kết của Hiệp định CPTPP, đánh giá thực trạng phát triển lao động của
nước ta thời gian qua, đề tài đã chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển
lao động của Việt Nam khi chúng ta tham gia Hiệp định CPTPP, đồng thời đề xuất các
giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển lao động nước ta trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lí luận về lao động, các cam kết
cơ bản của một quốc gia khi tham gia hiệp định CPTPP, từ đó chỉ rõ cơ hội và thách
thức đối với lao động của Việt Nam khi tham gia Hiệp định CPTPP. Đồng thời, nghiên



4

cứu tình hình phát triển lao động của nước ta trong thời gian qua, chỉ rõ những hạn chế
và nguyên nhân của những hạn chế.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là cam kết lao động và tác động của CPTPP đến sự
phát triển lao động ở nước ta. Các số liệu thu thập từ 2018 đến 2019 nhưng trong q
trình thu thập số liệu rất khó khăn nên có một số năm không thu thập được số liệu đầy
đủ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, các phương pháp nghiên cứu
mà đề tài sử dụng bao gồm: thu thập các số liệu thứ cấp tiến hành phân tích, so sánh,
đối chiếu và tổng hợp để rút ra các kết luận đảm bảo lô gíc và phù hợp với thực tế
Khảo sát thực tế về áp dụng Hiệp định CPTPP ở Việt Nam cũng như các nước
khác hiện nay
Tổng hợp, phân tích số liệu thống kê và các vấn đề liên quan
Tham khảo tài liệu cũng như thực tiễn ở các nước khác
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được
kết cấu với 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái
Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership - CPTPP)
Chương 2: Pháp luật lao động Việt Nam trong quá trình tiến tới thực hiện cam
kết theo hiệp định CPTPP
Chương 3: Giải pháp cho lộ trình cam kết về lao động khi tham gia hiệp định
CPTPP


5


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ
TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (COMPREHENSIVE AND
PROGRESSIVE AGREEMENT FOR TRANS-PACIFIC PARTNERSHIP CPTPP)
1.1. Lịch sử hình thành hiệp định CPTPP
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) ra
đời nhằm thay thế Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ rút lui
hồi tháng 1 năm 2017. Nhưng dù là TPP hay CPTPP thì đây đều là những hiệp định
thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tiêu chuẩn cao và toàn diện nhằm thúc đẩy hội
nhập quốc tế
1.1.1. Hiệp định TPP – Tiền thân của CPTPP
1.1.1.1. TPP là gì?
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Trans-Pacific Partnership
Agreement - viết tắt TPP) là một thỏa thuận thương mại tự dođược ký kết giữa 12 nước
vào ngày 4 tháng 2 năm 2016 tại Auckland, New Zealand sau 5 năm đàm phán với mục
đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương.TPP là một hiệp
định thương mại tự do đa phương theo cơ chế mở, bao gồm không chỉ các vấn đề mở
cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà cịn cả những lĩnh vực phi thương mại khác.
Theo ước tính, sau khi có hiệu lực, TPP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất
thế giới với 800 triệu dân.
Mục tiêu ban đầu của Hiệp định là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa
các nước thành viên trước ngày 1 tháng 1 năm 2006 và cắt giảm bằng không tới năm
2015. Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh chính của một hiệp
định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp,


6

rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, chính sách của các chính
quyền...
TPP sẽ đặt ra được các luật lệ quốc tế như chính sách đầu tư, bảo vệ quyền sở

hữu trí tuệ, kiểm sốt các cơng ty nhà nước, chất lượng sản phẩm và lao động… Nói
một cách khác, các điều luật của các quốc gia thành viên sẽ phải tuân theo định hướng
của TPP

1.1.1.2. Nguồn gốc TPP.
TPP được biết đến với tên tiếng Anh là Pacific Three Closer Economic
Partnership (P3-CEP) và được tổng thống Chile Ricardo Lagos, thủ tướng
Singapore Goh Chok Tong và thủ tướng New Zealand Helen Clark đưa ra thảo luận tại
một cuộc họp các nhà lãnh đạo của APEC diễn ra tại Los Cabos, México. Brunei nhanh
chóng tham gia đàm phán ở vòng 5 vào tháng 04 năm 2005. Sau vòng đàm phán này,
hiệp định lấy tên là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình
Dương (TPSEP hoặc P4)
Thỏa thuận ban đầu được các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký
vào ngày 3 tháng 06, 2005 và có hiệu lực ngày 28tháng 05, 2006 có tên là nhóm P4.
Sau

đó,

thêm

5

nước

đàm

phán

để


gia

nhập,

đó



các

nước Australia, Malaysia, Peru, Hoa Kỳ, và Việt Nam.Đầu năm 2009, Việt Nam quyết
định tham gia TPP với tư cách thành viên liên kết. Tháng 11/2010, sau khi tham gia 3
phiên đàm phán TPP với tư cách này, Việt Nam chính thức tham gia đàm phán TPP.
Ngày 14 tháng 11 năm 2010, ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Nhật
Bản, lãnh đạo của 9 nước (8 nước trên và Nhật Bản) đã tán thành lời đề nghị của tổng
thống Obamavề việc thiết lập mục tiêu của các cuộc đàm phán thuộc Hội nghị thượng
đỉnh APEC năm 2011 diễn ra tại Hoa Kỳ. Vào cuối năm 2016, sau khi tổng thống Mỹ
Donald Trump đắc cử, theo chính sách mới của Donald Trump, Mỹ đã chính thức rút
khỏi hiệp định này.


7

Ngày 11 tháng 11 năm 2017, các bộ trưởng TPP đã đạt được thoả thuận cơ bản
cho hiệp định TPP-11, đồng thời thống nhất tên mới cho hiệp định là Hiệp định Đối tác
Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP - Comprehensive and
Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
Tiến trình đàm phán cho hiệp định bị trì hỗn nhiều lần do thiếu tiếng nói chung
xoay quanh nhiều vấn đề như: giảm thuế xuất-nhập khẩu, bảo trợ hàng hóa nội địa,
quyền sở hữu trí tuệ v.v.. Ngày 5 tháng 10 năm 2015 tại Atlanta, Hoa Kỳ, tiến trình

đàm phán hiệp định đã kết thúc thành công

1.1.1.3. Những nước tham gia TPP
12 thành viên của TPP bao gồm: Úc, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New
Zealand, Canada, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam và Nhật Bản. Trong đó chỉ có 4
thành viên chính thức Brunei, Chile, New Zealand và Singapore
Những nước có ý định tham gia vào TPP gồm: Hàn Quốc, Colombia, Costa
Rica, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan…
Các quốc gia thành viên hiện tại của TPP chiếm 40% GDP của cả thế giới và
26% lượng giao dịch hàng hóa tồn cầu và được dự báo sẽ bổ sung cho GDP thế giới
thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm

1.1.1.4. Nội Dung TPP
Hiệp định TPP gồm có 30 chương điều chỉnh thương mại và các vấn đề liên quan
tới thương mại, bắt đầu từ thương mại hàng hóa và tiếp tục với hải quan và thuận lợi
hóa thương mại; vệ sinh kiểm dịch động thực vật; hàng rào kỹ thuật đối với thương
mại; quy định về phòng vệ thương mại; đầu tư; dịch vụ; thương mại điện tử; sở hữu trí
tuệ; lao động; mơi trường; các chương về “các vấn đề xuyên suốt” nhằm bảo đảm Hiệp
định TPP đạt được tiềm năng của mình về phát triển, tính cạnh tranh và tính bao hàm;
giải quyết tranh chấp; ngoại lệ và các điều khoản về thể chế,cụ thể các chương như sau:


8

1.

Quy định chung và các định nghĩa

2.


Thương mại hàng hóa

3.

Dệt may

4.

Quy tắc xuất xứ

5.

Hải quan và thúc đẩy thương mại

6.

Các biện pháp vệ sinh dịch tễ

7.

Rào cản kỹ thuật trong thương mại

8.

Biện pháp phòng vệ thương mại

9.

Đầu tư


10.

Thương mại dịch vụ xuyên biên giới

11.

Dịch vụ tài chính

12.

Tạm nhập cảnh cho doanh nhân

13.

Viễn thơng

14.

Thương mại điện tử

15.

Mua sắm cơng

16.

Chính sách cạnh tranh

17.


Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp độc quyền được chỉ định.

18.

Sở hữu trí tuệ

19.

Lao động

20.

Mơi trường

21.

Hợp tác và phát triển năng lực

22.

Năng lực cạnh tranh và hỗ trợ kinh doanh

23.

Phát triển

24.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ


25.

Sự đồng bộ trong quy định

26.

Minh bạch và chống tham nhũng

27.

Quy định về hành chính và thể chế


9

28.

Giải quyết tranh chấp

29.

Các vấn đề ngoại lệ

30.

Điều khoản thi hành

Như đã đề cập ở phía trên, bên cạnh việc nâng cấp cách tiếp cận truyền thống
đối với những vấn đề đã được điều chỉnh bởi các hiệp định thương mại tự do trước đó
(FTAs), Hiệp định TPP cịn đưa vào những vấn đề thương mại mới và đang nổi lên

cũng như những vấn đề xuyên suốt. Những vấn đề này bao gồm những nội dung liên
quan đến Internet và nền kinh tế số, sự tham gia ngày càng tăng của các doanh nghiệp
Nhà nước vào thương mại và đầu tư quốc tế, khả năng của các doanh nghiệp nhỏ trong
việc tận dụng các hiệp định thương mại và những nội dung khác.
Hiệp định TPP tập hợp một nhóm các nước khác nhau – khác nhau về địa lý,
ngôn ngữ và lịch sử, quy mô và mức độ phát triển. Tất cả các nước TPP đều nhận thức
rằng tính đa dạng về phát triển là một tài sản độc đáo nhưng cũng yêu cầu sự hợp tác
chặt chẽ, xây dựng năng lực cho các nước TPP có trình độ phát triển thấp hơn, và trong
một số trường hợp, giai đoạn chuyển đổi và cơ chế đặc biệt cho phép một số thành viên
TPP một khoảng thời gian bổ sung cần thiết để nâng cao năng lực thực thi các nghĩa vụ
mới.
Có 5 đặc điểm chính làm TPP trở thành một hiệp định mang tính bước ngoặt
của thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu trong khi vẫn đề cập
tới các vấn đề mang tính thế hệ mới. Các đặc điểm đó bao gồm:
Tiếp cận thị trường một cách toàn diện. Hiệp định TPP cắt giảm thuế quan và
các hàng rào phi thuế về căn bản đối với tất cả thương mại hàng hóa và dịch vụ và điều
chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ và
đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội và lợi ích mới cho doanh nghiệp, người lao động và
người tiêu dùng của các nước thành viên.


10

Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết. Hiệp định TPP tạo
thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng, cũng như thương mại
khơng gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực hiện mục tiêu về tạo việc làm,
nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua
biên giới cũng như mở cửa thị trường trong nước.
Giải quyết các thách thức mới đối với thương mại. Hiệp định TPP thúc đẩy việc
đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh thông qua việc giải quyết các vấn đề mới, trong

đó bao gồm việc phát triển nền kinh tế số và vai trò ngày càng tăng của các doanh
nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế toàn cầu.
Bao hàm toàn bộ các yếu tố liên quan đến thương mại. Hiệp định TPP bao gồm
các yếu tố mới được đưa ra để bảo đảm rằng các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát
triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mơ đều có thể hưởng lợi từ thương mại. Hiệp
định bao gồm các cam kết nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiểu rõ về Hiệp
định, tận dụng được những cơ hội mà Hiệp định mang lại và nêu lên những thách thức
đáng chú ý tới chính phủ các nước thành viên. Hiệp định cũng bao gồm những cam kết
cụ thể về phát triển và nâng cao năng lực thương mại để đảm bảo rằng tất cả các bên
đều có thể đáp ứng được những cam kết trong Hiệp định và tận dụng được đầy đủ
những lợi ích của Hiệp định.
Nền tảng cho hội nhập khu vực. Hiệp định TPP được ra đời để tạo ra nền tảng
cho việc hội nhập kinh tế khu vực và được xây dựng để bao hàm cả những nền kinh tế
khác xuyên khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong 30 chương đó chỉ có 5 chương là trực tiếp liên quan đến vấn đề trao đổi
hàng hóa, dịch vụ, các chương cịn lại đề cập nhiều vấn đề liên quan đến các chuẩn
mực, tiêu chuẩn khác nhau về môi trường, chất lượng lao động, luật lệ tài chính, thực
phẩm và thuốc men… TPP sẽ loại bỏ nhiều lợi ích của các cơng ty nhà nước để tạo cơ
hội cạnh tranh cho các công ty tư nhân.


11

Với hiệp định TPP, các cơng ty, tập đồn nước ngồi và quốc tế có khả năng
mang chính phủ các quốc gia hành viên ra toàn án đặc biệt của TPP khi các quốc gia
này đặt ra các luật lệ, chính sách đi ngược lại với các tiêu chí của TPP. Tịa án đặc biệt
này có tồn quyền bắt chính phủ đền bù không những cho các thiệt hại đã xảy ra, mà
còn những mất mát về cơ hội trong tương lại của các tập đồn, cơng ty quốc tế.
Các thành viên trong TPP đều đã phải ký một thỏa thuận giữ bí mật về tiến trình
thương lượng chi tiết các điều luật của TPP. Các nước này chỉ được tiết lộ những thơng

tin trên đến các cơ quan chính phủ, tổ chức và các cá nhân có liên quan trực tiếp đến tư
vấn chính sách giao dịch.
8 nội dung cơ bản của hiệp định TPP liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp:
- Thương mại hàng hóa
Các Bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi
thuế quan đối với hàng hóa cơng nghiệp và xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan cũng như
các chính sách mang tính hạn chế khác đối với hàng hóa nơng nghiệp.
Ngồi ra, các Bên nhất trí không áp dụng các hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu và các loại
thuế không phù hợp với WTO, bao gồm cả đối với hàng tân trang - việc này được cho
là sẽ thúc đẩy việc tái chế tất cả các bộ phận để chuyển thành các sản phẩm mới.
Đối với hàng nơng nghiệp, các Bên sẽ xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các
chính sách mang tính hạn chế khác để gia tăng thương mại hàng nông nghiệp trong khu
vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao an ninh lương thực và hỗ trợ việc làm cho
người nông dân và chủ trại nuôi gia súc của các nước TPP.
-

Dệt may
Các Bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may – ngành

công nghiệp đóng vai trị quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tại một số thị trường của
các nước TPP.
Hầu hết thuế quan sẽ được xóa bỏ ngay lập tức, mặt dù thuế quan đối với một số
mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các Bên thống nhất.


12

Chương Dệt may cũng bao gồm các quy tắc xuất xứ cụ thể yêu cầu việc sử dụng
sợi và vải từ khu vực TPP - điều này sẽ thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung ứng và
đầu tư khu vực trong lĩnh vực này, cùng với cơ chế “nguồn cung thiếu hụt” cho phép

việc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định khơng có sẵn trong khu vực.
- Quy tắc xuất xứ
12 nước Thành viên TPP đã thống nhất về một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác
định một hàng hóa cụ thể “có xuất xứ” và do vậy được hưởng thuế quan ưu đãi trong
TPP.
Các Bên tham gia TPP cũng đưa ra các quy tắc để bảo đảm rằng doanh nghiệp có
thể hoạt động một cách dễ dàng xuyên khu vực TPP thông qua việc thiết lập một hệ
thống chung trên toàn TPP về chứng minh và kiểm tra xuất xứ của hàng hóa TPP.
-

Các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật

Các nước TPP nhất trí cho phép cơng chúng được đóng góp ý kiến vào các dự thảo
quy định SPS trong quá trình đưa ra quyết định và ban hành chính sách cũng như để
bảo đảm rằng doanh nghiệp hiểu rõ các quy định mà họ sẽ phải tuân thủ.
-

Nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh

Chương Nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh khuyến khích các cơ quan có
thẩm quyền của các thành viên TPP cung cấp thông tin về việc nộp đơn xin nhập cảnh,
để đảm bảo rằng phí nộp đơn là hợp lý, đưa ra quyết định đối với đơn xin nhập cảnh và
thông tin cho các ứng viên nộp đơn về quyết định là sớm nhất có thể.
Các thành viên TPP đồng ý đảm bảo rằng các yêu cầu về nhập cảnh tạm thời là sẵn
sàng công khai cho công chúng, bao gồm công bố thông tin kịp thời và trực tuyến nếu
có thể và cung cấp tài liệu giải thích; và các Bên đồng ý tiếp tục hợp tác về các vấn đề
nhập cảnh tạm thời chẳng hạn như xử lý thị thực.
Đa số các thành viên TPP cũng đã cam kết về mở cửa thị trường khách kinh doanh
cho nhau, theo như Phụ lục cụ thể của từng nước đính kèm Hiệp định TPP.
-


Thương mại điện tử


13

Các Thành viên TPP cam kết đảm bảo rằng các cơng ty và người tiêu dùng có thể
tiếp cận và chuyển dữ liệu, với các mục tiêu chính sách cơng hợp pháp, chẳng hạn như
quyền riêng tư, nhằm đảm bảo tự do lưu chuyển thơng tin và dữ liệu tồn cầu, dẫn dắt
nền kinh tế Internet và kỹ thuật số.
12 Thành viên TPP cũng đồng ý không yêu cầu các công ty TPP thiết lập các trung
tâm dữ liệu để lưu trữ dữ liệu như là một điều kiện để được hoạt động tại một thị
trường TPP và thêm vào đó, mã nguồn của phần mềm khơng được u cầu lưu chuyển
hoặc tiếp cận.
Chương này nghiêm cấm việc áp dụng thuế quan đối với các sản phẩm kỹ thuật số
và ngăn chặn các thành viên TPP tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất hoặc nhà
cung cấp dịch vụ trong nước đối với các sản phẩm kỹ thuật số này thông qua các biện
pháp như thuế phân biệt đối xử hoặc sự ngăn cấm một cách rõ ràng.
Để bảo vệ người tiêu dùng, các Thành viên TPP đồng ý thơng qua và duy trì các
luật bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến các hoạt động thương mại gian lận và lừa bịp
trực tuyến và đảm bảo rằng sự riêng tư và sự bảo vệ người tiêu dùng khác sẽ có hiệu
lực tại các thị trường TPP.
Các Thành viên cũng được yêu cầu phải có các biện pháp để chấm dứt các tin nhắn
thương mại điện tử được gửi đi không do yêu cầu.
-

Doanh nghiệp nhà nước (SOEs)

Các Thành viên nhất trí bảo đảm rằng các SOEs của mình sẽ tiến hành các hoạt
động thương mại trên cơ sở tính tốn thương mại, trừ trường hợp khơng phù hợp với

nhiệm vụ mà các SOEs đó đang phải thực hiện để cung cấp các dịch vụ công.
Các Thành viên cũng đồng ý bảo đảm rằng các SOEs hoặc đơn vị độc quyền sẵn có
khơng có những hoạt động phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp, hàng hóa, dịch
vụ của các Thành viên khác.


14

Các Thành viên đồng ý trao cho tòa án quyền tài phán đối với các hoạt động
thương mại của các SOEs nước ngoài và bảo đảm rằng các cơ quan hành chính quản lý
cả các SOEs và doanh nghiệp tư nhân cũng làm như vậy một cách công bằng.
Các Thành viên TPP đồng ý sẽ không tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với lợi
ích của các Thành viên TPP khác khi cung cấp hỗ trợ phi thương mại cho các SOEs,
hay làm tổn hại đến ngành trong nước của Thành viên khác thông qua việc cung cấp
các hỗ trợ phi thương mại cho SOEs sản xuất và bán hàng hóa trên lãnh thổ của SOE
khác đó.
-

Lao động

Tất cả các Thành viên TPP đều là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)
và thừa nhận mối liên hệ giữa quyền của người lao động với thương mại.
Trong TPP, các Thành viên đồng ý thông qua và duy trì trong luật và thơng lệ của
mình các quyền cơ bản của người lao động như được thừa nhận trong Tuyên bố 1998
của ILO, đó là quyền tự do liên kết và quyền thương lượng tập thể; xóa bỏ lao động
cưỡng bức; xóa bỏ lao động trẻ em và cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; và
loại bỏ sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp.
Các Thành viên cũng đồng ý có luật quy định mức lương tối thiểu, số giờ làm việc,
an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Những cam kết này áp dụng cả với các khu chế xuất


1.1.1.5. Tác động của TPP
Một là: Những lĩnh vực của nền kinh tế sẽ hưởng lợi nhiều nhất
Thuế nhập khẩu giảm xuống tại thị trường Mỹ và Nhật Bản sẽ làm lợi cho các nhà
sản xuất hàng dệt may của Việt Nam.
Với chi phí nhân cơng rẻ, Việt Nam có thể thu hút nhiều nhà máy dệt may chuyển
khỏi Trung Quốc. Hãng nghiên cứu Eurasia Group dự báo, xuất khẩu dệt may và da
giày của Việt Nam có thể tăng 50% trong 10 năm nhờ TPP.


15

Ngành công nghiệp thủy hải sản của Việt Nam cũng sẽ hưởng lợi từ việc bãi bỏ thuế
nhập khẩu tôm, mực và cá ngừ, từ mức 6,4-7,2% hiện nay.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt vói quy định ngặt nghèo hơn về nguyên
vật liệu, và điều này có thể hạn chế một số lợi ích của TPP đối với ngành dệt may của
Việt Nam.
Hai là: Đối với các cơng ty nước ngồi ở Việt Nam
Việc cắt giảm thuế quan đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong TPP có thể
sẽ giúp Việt Nam thu hút thêm nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI).
Nhiều cơng ty nước ngoài đều đã chuyển nhà máy tới Việt Nam để đón đầu lợi ích mà
TPP mang lại.
Ba là: Những lĩnh vực dễ bị tổn thương
Ngành nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là chăn ni gia súc, có thể sẽ phải chật
vật cạnh tranh với các công ty nước ngồi có quy mơ lớn và hiệu quả hoạt động cao.
Việc dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm dược từ mức khoảng 2,5% hiện
nay cũng sẽ dẫn tới mức độ cạnh tranh gay gắt hơn giữa thuốc nội với thuốc ngoại
nhập.
Ngoài ra, TPP sẽ tăng cường bảo vệ bằng sáng chế, khiến các công ty Việt Nam
khó tiếp cận với sản phẩm mới hơn trước và cũng khó sản xuất thuốc mới hơn trước.
Bốn là: Ảnh hưởng đến chính sách kinh tế của Chính phủ

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi tái cơ cấu ngành nơng nghiệp để ngành
này có thể cạnh tranh tốt hơn với các cơng ty đa quốc gia.
Ngồi ra, TPP gây sức ép cho Việt Nam phải cải tổ các doanh nghiệp quốc doanh và
đưa ra những thay đổi về thể chế.

1.1.2. Hiệp định CPTPP
TPP là Hiệp định thương mại tự do (FTA) được đàm phán từ tháng 3/2010, bao gồm
12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Úc, Nhật


16

Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. TPP được chính thức ký ngày
4/2/2016 và được dự kiến sẽ có hiệu lực từ 2018. Tuy nhiên, đến tháng 1/2017, Hoa Kỳ
tuyên bố rút khỏi TPP, khiến TPP không thể đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến
ban đầu. Tháng 5/2017, 11 nước thành viên còn lại của TPP quyết định sẽ tiếp tục TPP
theo hình thức thích hợp, dù khơng có Hoa Kỳ. Tháng 11/2017, các nước ra Tun bố
chung thống nhất đổi tên TPP thành CPTPP đồng thời điều chỉnh một số nội dung của
TPP trong CPTPP. CPTPP được chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành
viên cịn lại của TPP (khơng bao gồm Hoa Kỳ). Hiệp định CPTPP đã được 7 nước
thành viên phê chuẩn, bao gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New
Zealand, Việt Nam và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018. CPTPP sẽ có
hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/1/2019. CPTPP giữ nguyên gần như toàn bộ các cam
kết của TPP ngoại trừ các cam kết của Hoa Kỳ hoặc với Hoa Kỳ; 22 điểm tạm hỗn (có
Danh mục chi tiết) và một số sửa đổi trong các Thư song phương giữa các Bên của
CPTPP

1.1.2.1. CPTPP là gì?
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive
and


Progressive

khác: TPP11 là

Agreement
một

Hiệp

for
định

Trans-Pacific
về

Partnership - CPTPP),

nguyên

tắc

thương

tên
mại

giữa Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, México, NewZealand,
Peru, Singapore và Việt Nam.
CPTPP bao gồm hầu hết các điều khoản của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình

Dương (TPP), nhưng bỏ qua 22 điều khoản được Mỹ ủng hộ trong khi bị các quốc gia
khác chống lại; và hạ thấp ngưỡng bắt buộc để khơng cần có sự tham gia của Mỹ. TPP
đã được ký vào ngày 4 tháng 2 năm 2016, nhưng khơng bao giờ có hiệu lực sau khi Mỹ
rút khỏi hiệp định.


×