Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết sông đông êm đềm của m a solokhov

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.19 KB, 75 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến giảng viên TS.
Dương Thị Ánh Tuyết, người trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ em trong suốt
q trình thực hiện khóa luận.
Em cũng xin bày tỏ lịng biết ơn tới Q thầy cơ trong Khoa Khoa học Xã hội,
Quý thầy cô của trường Đại học Quảng Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em
bồi dưỡng tri thức và hồn thành khóa học vừa qua.
Em cũng xin cảm ơn tới thư viện trường Đại học Quảng Bình đã giúp em
trong quá trình tìm kiếm và mượn tư liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn
thành đề tài này.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lời tri ân sâu sắc đến ba mẹ đã luôn quan tâm, yêu
thương và tạo mọi điều kiện cho em học tập. Cảm ơn những người bạn đã góp ý,
ln bên em, động viên và giúp đỡ em vượt qua được những khó khăn trong cuộc
sống.
Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của chính tơi thực hiện, dưới
sự hướng dẫn của TS. Dương Thị Ánh Tuyết. Các tài liệu, những nhận định ghi
trong khóa luận là hồn tồn trung thực. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về nội
dung khoa học của cơng trình này.
Đồng Hới, tháng 5 năm 2016
Tác giả khóa luận

Võ Thị Doản


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1


2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 9
5. Đóng góp của khóa luận ......................................................................................... 9
6. Kết cấu của khóa luận .......................................................................................... 10
NỘI DUNG .............................................................................................................. 10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 10
1.1. Nhân vật – hình tượng nghệ thuật của văn học ................................................. 10
1.1.1. Khái niệm nhân vật......................................................................................... 10
1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người – phạm trù trung tâm của thi pháp học
hiện đại ..................................................................................................................... 12
1.2. Hình tượng nhân vật nữ ..................................................................................... 13
1.2.1. Nhân vật nhìn từ góc độ giới tính................................................................... 13
1.2.2. Hình tượng nhân vật nữ trong văn học........................................................... 14
1.3. Solokhov - tương lai, danh dự và lương tâm của nước Nga ............................. 16
1.3.1. Cuộc đời và thời đại ....................................................................................... 16
1.3.2. Solokhov đỉnh cao của văn học Nga thế kỷ XX ............................................ 17
CHƯƠNG 2. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ THỂ HIỆN TRONG QUAN NIỆM
NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI .......................................................................... 21
2.1. Khảo sát – thống kê hệ thống nhân vật nữ ........................................................ 21
2.2. Người phụ nữ bị đày đọa ................................................................................... 23
2.3. Người phụ nữ mang vẻ đẹp truyền thống .......................................................... 27
2.4. Người phụ nữ vượt lên số phận. ........................................................................ 32
2.5. Người phụ nữ bản năng ..................................................................................... 36
CHƯƠNG 3. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ
THUẬT..................................................................................................................... 41
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình .......................................................................... 41
3.2. Nghệ thuật miêu tả hành động........................................................................... 44
3.3. Nghệ thuật miêu tả tâm lý ................................................................................. 47
3.4. Nghệ thuật miêu tả ngôn ngữ nhân vật.............................................................. 50

3.4.1. Ngôn ngữ đối thoại ......................................................................................... 51
3.4.2. Độc thoại nội tâm ........................................................................................... 53


3.5. Không gian và thời gian nghệ thuật. ................................................................. 55
3.5.1. Không gian nghệ thuật ................................................................................... 56
3.5.1.1. Không gian thiên nhiên ............................................................................... 56
3.5.1.2. Không gian sinh hoạt đời thường ................................................................ 60
3.5.2. Thời gian nghệ thuật....................................................................................... 62
3.5.2.1. Thời gian lịch sử .......................................................................................... 62
3.5.2.2. Thời gian sinh hoạt đời thường ................................................................... 64
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 70


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dostievski đã từng nói: “Cái đẹp và tính nữ cứu rỗi cả thế giới”. Phụ nữ là
hiện thân của cái đẹp. Hình tượng người phụ nữ đã đi vào trong thơ ca, nhạc họa,
văn học... trở thành đề tài, nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ. Đặc biệt,
Văn học Nga thế kỷ XIX – XX đã sản sinh ra những nhà văn, nhà thơ vĩ đại cho thế
giới như L. Tolstoi, Puskin, Techekhov hay M. Sholokhov... Không chỉ là cái nôi
của lịch sử thế giới, nơi tiên phong của chế độ giải phóng dân tộc bị áp bức, bóc lột
của từng lớp nhân dân lao động khổ cực dưới sự thống trị của giai cấp bóc lột. Đó
cịn là cái nơi của văn học, cái nôi của những biến động, thăng trầm đầy chông gai
của lịch sử.
Thế kỷ XX đã trôi qua cùng với đó là sự trường tồn của những nhà văn, nhà
thơ với những tác phẩm kinh điển để đời cho mọi thế hệ. Văn học là tấm gương
phản chiếu của hiện thực xã hội. Không chỉ là những con chữ mà đó chính là nơi
phản ánh mọi nhu cầu, những mối quan hệ và các xung đột xảy ra trong tình u,

trong cuộc sống. Có thể nói, trong những bộ tiểu thuyết kinh điển để đời của văn
học thế kỷ XX thì “Sơng Đơng êm đềm” của M. Solokhov là một trong những cuốn
tiểu thuyết bất hủ của mọi thời đại. Nơi mà M. Solokhov đã dành gần hết cuộc đời
ơng có để xây nên tượng đài bất hủ về những người nơng dân Nga trong đó có hình
tượng người phụ nữ. Đó là câu chuyện của nhân dân lao động miền sông Đông
nước Nga và cũng là câu chuyện về số phận con người trong sự biến động của lịch
sử, là tình yêu và chiến tranh, là sự thù hận cấm đoán và những yêu thương nồng
nàn. Là định kiến xã hội và những khát vọng nhân bản của con người.
M. Solokhov một trong những nhà văn lớn của văn học Nga thế kỷ XX cùng
với tiểu thuyết“Sông Đông êm đềm”, ông đã xây nên một tượng đài bất hủ về nhân
vật người phụ nữ với những thăng trầm trong cuộc sống hay những mất mát trong
tình u. Đó là câu chuyện về mối tình đầy khát vọng tự nhiên, đầy bi kịch của
nàng Acxinhia và nàng Natalia với Grigori cùng những diễn biến tâm lý vô cùng
phức tạp, những giây phút cuồng dại, bồng bột với sự ràng buộc ngăn cản, giằng xé
của danh dự, nghĩa vụ tập tục cùng những truyền thống đã khiến cho người phụ nữ
khơng thể thốt khỏi ràng buộc để tìm đến hạnh phúc mà mình mơ ước.
Mỗi nhân vật đều được mơ tả với những đặc điểm tâm lý, tích cách và cả thể
hình rất riêng biệt, từ người nơng dân bần cùng nhiệt tình đi theo cách mạng đến
bọn phú nơng chống phá cách mạng với lịng thù hằn sâu sắc, từ những đảng viên
trung kiên đến bọn chỉ huy, binh lính trong các đạo quân bạch vệ liều lĩnh và tàn

1


bạo. Rồi những chàng trai Cossack bộc trực và quả cảm đến những cô gái Cosack
yêu đương say đắm và giàu lịng vị tha. Tính hiện thực sâu sắc trong Sơng Đơng êm
đềm thể hiện rõ nét đến từng hình tượng nhân vật với sự đan xen giữa tốt và xấu,
cao thượng và thấp hèn, ích kỷ và bao dung, có sự đối lập giữa bóng tối và ánh
sáng, ý thức và bản năng.
Nghiên cứu về “Hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Sông Đông êm đềm

của M.A Solokhov” để thấy được sự đa dạng của người phụ nữ trong văn học. Số
phận của họ đều có những nỗi đau chung trong tình yêu hay trong cuộc sống gia đình.
Cùng với những người phụ nữ vùng sơng Đơng của M. Solokhov hay nàng Pênêlôp
trong sử thi của Home, Juliet của Shakespear, Tachiana của Puskin, Natasa
Annakarênina của L.Tolstoi cho đến Lâm Đại Ngọc của Tào Tuyết Cần rồi Thúy Kiều
của Nguyễn Du... để người đọc thấy rõ hơn về cuộc đời và số phận của những người
phụ nữ qua những giai đoạn lịch sử khác nhau. Đồng thời thấy rõ đặc trưng riêng biệt
với tâm hồn Nga, tính cách Nga.
Nhà văn Nga lỗi lạc thế kỷ XX, M. Solokhov người đã làm nên bộ tiểu thuyết
vĩ đại cho tượng đài bất hủ về những số phận và cuộc đời của những người nông
dân Nga - đặc biệt là thân phận của những người phụ nữ. Tác phẩm giúp người đọc
hiểu thêm về văn hóa, lịch sử cũng như tính cách, con người Nga. Không phải ngẫu
nhiên mà Tổng thống Nga đương nhiệm Vladimir Putin khẳng định Sông Đông êm
đềm là “tương lai, danh dự, lương tâm của nước Nga” (tạp chí văn học số 6.2001).
Đối với cơng chúng Việt Nam Solokhov là người đến sớm, những tác phẩm của
ông được dịch ra tiếng Việt và đến khoảng những năm 1980 được đưa vào giảng
dạy ở các bậc đại học và trung học phổ thơng. Điều đó chứng tỏ Solokhov và Sông
Đông êm đềm của ông rất gần gũi với tâm hồn người Việt, đặc biệt là những người
phụ nữ. Vì vậy, khi nghiên cứu về đề tài: “Hình tượng nhân vật nữ trong tiểu
thuyết Sông Đông êm đềm của M.A Solokhov” chúng tơi muốn tìm hiểu và cảm
nhận một cách sâu sắc hơn về cuộc đời, số phận, từng cung bậc khác nhau trong
tình yêu của người phụ nữ vùng sơng Đơng nước Nga. Dù họ có mạnh mẽ đến đâu
đi chăng nữa thì rồi cũng sẽ có những phút yếu lịng. Trong cuộc đời đầy chơng gai
này liệu con người có được sống như mình mong muốn hay khơng? Đó cịn là một
câu hỏi khó có lời giải. Qua đó, giúp chúng ta thấy được tài năng của nhà văn xuôi
hiện thực lỗi lạc M. Solokhov – người được mệnh danh là “con đại bàng non bất
thần vẫy đôi cánh mênh mơng”.
Xuất phát từ những lí do trên cùng với lịng u thích, ngưỡng mộ tài năng của
Solokhov, đồng thời muốn nâng cao kiến thức và tầm hiểu biết về văn học nước


2


ngồi nói chung nên chúng tơi lựa chọn vấn đề “Hình tượng nhân vật nữ trong
tiểu thuyết Sơng Đơng êm đềm của M.A Solokhov” làm đề tài nghiên cứu cho
khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Solokhov là một trong những nhà văn lỗi lạc của văn học Xơ Viết nói riêng và
của thế giới nói chung. Nói đến ơng là nói đến một đỉnh cao chói lọi của một nền
văn học phát triển. Ta hiểu vì sao mà các nhà các nhà nghiên cứu đã dành sự quan
tâm đặc biệt cho ơng. Lý giải điều này chính là sức hút từ con người, cuộc đời và
tác phẩm của ông càng tô đậm cho chúng ta thấy rõ về tài năng cũng như vốn kiến
thức sâu rộng của M. Solokhov. Ngành Solokhov học ra đời là bởi chính từ sức hút
mạnh mẽ đó. Đúng như tổng thống Nga V. Putin đã từng nói Sơng Đơng êm đềm
của M. Solokhov chính là “tương lai, danh dự, lương tâm của nước Nga”.
Ở nước Nga, những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong giới phê bình văn
học đó chính là vấn đề đạo văn và quyền tác giả cũng như nghệ thuật xây dựng
nhân vật, các hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết của ơng... Tác giả M.
Solokhov cịn được nghiên cứu nhiều ở nước ngồi, khơng chỉ trong nước mà giới
nghiên cứu nước ngoài cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho Solokhov nói chung và
tiểu thuyết Sơng Đơng êm đềm nói riêng. Điều đó cho thấy sự vĩ đại của tiểu thuyết
và tác phẩm của ông đã vượt biên giới quốc gia để đến với nhân loại rộng lớn. Do
hạn chế về tư liệu và trình độ ngoại ngữ nên chúng tôi chỉ tập trung tiếp cận và
nghiên cứu thông qua các tài liệu bằng tiếng Việt. Trên cơ sở những tài liệu mà
chúng tơi tìm được các cơng trình nghiên cứu về Solokhov có thể chia thành hai
mảng: các cơng trình nghiên cứu chung về tác giả M. Solokhov và các cơng trình
nghiên cứu về hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết của ông.
2.1. Các cơng trình nghiên cứu về tác giả M. Solokhov
Khi nhắc đến Sơng Đơng êm đềm của M. Solokhov thì người ta luôn đặt ra
những câu hỏi mà cho đến nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu khoa học

chính thống nào chứng minh liệu ơng có phải là tác giả của bộ tiểu thuyết vĩ đại này
hay không. Bỡi lẽ, người ta nghĩ như vậy vì khi ơng viết bộ tiểu thuyết này thì tuổi
đời của ơng đang cịn rất trẻ. Có thể nói một người cịn trẻ đời non dạ liệu có thể
viết được một bản anh hùng ca bi tráng về cuộc đời và số phận của những người
nơng dân Cossack bên dịng sơng Đơng êm đềm hay khơng? Những hồi nghi này
đã được chứng tỏ qua thời gian, qua cuộc đời.

3


Cho đến nay người ta vẫn còn ngạc nhiên về sự xuất hiện của “bộ anh hùng ca
bi thảm” Sông Đông êm đềm của Solokhov “con đại bàng non bất thần vẫy lên đôi
cánh mênh mông”. Được mệnh danh là “nhà văn xuất sắc nhất” của văn học Nga Xô viết ở thế kỷ XX, những sáng tác của Solokhov đã được dịch và giới thiệu ở
nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, tên tuổi M. Solokhov và Sông Đơng êm
đềm được đón nhận khá sớm. Tác phẩm bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào những
năm 30 của thế kỷ XX qua bản dịch tiếng Trung Quốc và tiếng Pháp. Ngay sau
Cách mạng Tháng Tám 1945, tiểu thuyết Sông Đông êm đềm đã được dịch và đăng
một phần trên tờ báo Cứu quốc. Từ sau năm 1954 hầu hết các tác phẩm của M.
Solokhov đều được dịch qua tiếng Việt. Như lời dịch giả Nguyễn Thụy Ứng trên
báo Văn nghệ số 22.2005 nhân 100 năm ngày sinh của văn hào M. Solokhov: “Tác
phẩm Sông Đông êm đềm đã được dịch và tái bản lần thứ sáu trở thành món ăn
tinh thần khơng thể thiếu của nhiều thế hệ độc giả Việt Nam” [21].
Sau khi Sông Đông êm đềm được xuất bản và kéo dài nhiều thập kỷ, trong tình
trạng bản thảo bị thất lạc sau những năm phát xít Đức chiếm đóng Veshenskaya, đã
dấy lên những cuộc tranh luận về việc Solokhov đã viết tác phẩm này phần lớn dựa
trên bản thảo của một nhà văn Cossack đồng hương, sỹ quan Bạch vệ Fyodor
Kryukov (mất năm 1920). Nhà văn I.Solzhenitsyn (Giải Nobel Văn học năm1970)
là một trong những người ủng hộ tích cực nhất quan điểm này. Sự thật thì tin đồn
về việc Solokhov đạo văn xuất hiện từ năm 1928, ngay sau khi 2 cuốn sách đầu tiên
của tiểu thuyết được cơng bố trên tạp chí “Tháng Mười”.

Một số quan điểm đưa ra để chứng minh liệu đây có phải là tác phẩm do M.
Solokhop viết hay không và họ tập trung vào các luận điểm chủ yếu sau:
Solokhov là người ít học (ơng chỉ học bốn năm cấp một ở trường làng rồi bỏ
học đi làm liên lạc cho Hồng quân).
Solokhov còn quá trẻ và thiếu trải nghiệm cuộc sống để có thể viết nên những
áng văn như thế (khi phần đầu tiên của Sông Đông êm đềm được xuất bản năm
1928, Solokhov mới 23 tuổi). Viết được một cuốn tiểu thuyết đồ sộ như vậy về ý
tưởng, bút pháp, sự khái quát lịch sử và mức độ chi tiết hố, ở một con người cịn
thiếu sự trải nghiệm về đời và nghề là không thể.
Các tác phẩm sau này của Solokhov có chất lượng văn chương kém hẳn Sơng
Đơng êm đềm.
Nhưng nhóm phản đối cũng bộc lộ những hạn chế trong quá trình phản biện
của mình:

4


Trước hết những người phản đối giả thuyết truyền thống khơng tìm được sự
đồng thuận. Họ cũng khơng có một quan điểm thống nhất về sự đóng góp của
Solokhov. Người cho rằng ông viết phần lớn cuốn tiểu thuyết, chỉ sử dụng tư liệu
của kẻ khác. Kẻ khẳng định rằng trên thực tế Solokhov khơng viết một dịng nào
chẳng những trong “Sơng Đơng êm đềm” mà cịn trong “Những câu chuyện
sơng Đơng”, “Đất vỡ hoang” và “Họ chiến đấu vì Tổ quốc”. Thậm chí có người
cịn cho rằng Solokhov chỉ là cái tên nguỵ trang cho một nhóm tác giả thật của
Dân uỷ Nội vụ.
Solokhov là người dân Sông Đông, người tham gia trực tiếp vào hoạt động của
Hồng quân trong cuộc nội chiến Nga, với những gì ơng tiếp nhận suốt 23 năm từ ấu
thơ đến trưởng thành về văn hóa, về hiện thực... khả năng tự học hỏi thì câu chuyện
về tuổi q trẻ khơng thể viết được bộ tiểu thuyết dường như không đứng vững.
Nếu Solokhov không viết được tác phẩm, thì hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng ra

đời sau này của chính ơng sẽ là chuyện khơng thể có. Quan điểm cho rằng
“Solokhov chỉ là cái tên nguỵ trang cho một nhóm tác giả thật của Dân uỷ Nội vụ”
cũng chỉ là chuyện “duy tâm” mà thơi, bởi nhà văn ln có phong cách riêng, có
tính cá thể. Chuyện nhiều người viết cùng một phong cách chưa hề có trong văn
chương. Vả lại nếu có thì chính những người tham gia này đã cùng lên tiếng tố cáo,
bởi đó là cơng trình của họ. Mặt khác chỉ căn cứ vào những tác phẩm sau này đuối
hơn so với Sông Đông êm đềm mà khẳng định Solokhov đạo văn thì quả là chuyện
hài ước. Những người phản đối cần phải rõ hơn ai hết, một tác phẩm nở hoa rực rỡ
phải căn cứ trên nhiều yếu tố: Bối cảnh, xúc cảm, những chi phối khác, sức khỏe,
điều kiện xã hội…Nhà văn không phải là một Robot sản xuất hàng loạt sản phẩm
có cùng mẫu mã và chất lượng được. Bản thân các nhà văn, nhà thơ trong ngăn kéo
của họ ai cũng có hàng đống những tác phẩm mà họ tự loại thành phế phẩm. Cho
nên câu chuyện tác phẩm trước xuất sắc tác, phẩm sau trung bình của cùng một
người là chuyện bình thường của làng văn.
Năm 1984, một tập thể các nhà khoa học Bắc Âu đứng đầu là Geir Kjetsaa,
Giáo sư trường Đại học Oslo đã áp dụng các phương pháp khoa học để dùng máy
tính phân tích, so sánh văn bản của Sông Đông êm đềm với các tác phẩm khác của
Solokhov và đưa ra kết luận ủng hộ quan điểm ông chính là tác giả.
Tháng 11 năm 1999, Ủy ban Di sản văn học của Solokhov, đã họp báo cơng
bố tìm thấy bản thảo phần một và phần hai của Sông Đông êm đềm mà trước lúc
mất (1984), Solokhov tuyên bố rằng chúng đã bị thất lạc. Công việc thẩm định kết
luận rằng các bản thảo nháp này do chính Solokhov viết tay và một phần do vợ và

5


các em gái ông chép lại sạch sẽ vào cuối những năm 1920. Điều đó cho phép những
người ủng hộ giả thuyết truyền thống tuyên bố dứt khoát rằng chân lý thuộc về họ;
các bản thảo được chụp và công bố trên Internet, càng góp phần khẳng định thắng
lợi của giả thuyết về quyền tác giả của Solokhov. Các công việc của ủy ban này đã

được Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ, giúp đỡ. Những người chống đối, lại
căn cứ một số từ dùng theo lối cổ trong văn bản chép tay khơng chính xác. Đặc
điểm này càng chứng tỏ Solokhov chính là tác giả, bởi chính Solokhov (Cịn trẻ)
nên chưa thực sự uyên thâm, hoặc là vợ và em ông chép lại nên mới sai vậy.
Tuy nhiên, việc nhân tài xuất hiện vào tuổi trẻ không phải là hiếm gặp. Sau nhiều bài
báo lên án vô cớ Solokhov, năm 1974, Văn hào Nga nhà văn I. Solzhenitsyn, Nobel Văn
học năm 1970 đã tài trợ và giám sát việc cho ra đời một tập “lật tẩy” Solokhov của một
nhà phê bình vơ danh đã q cố tên D.
Theo D, Solokhov chỉ bổ sung được 5% ở các tập I và II và 30% ở các tập III
và IV của bộ truyện của Krioukov. Rồi năm 1975, xuất hiện ở Pari cuốn “Ai đã viết
Sông Đông êm đềm?” của Ray Medvedev. Song tất cả chỉ là giả thiết và suy diễn.
Đi sâu vào tìm hiểu, các chun gia chân chính phát hiện rằng cội nguồn của
việc cố tình chối bỏ thiên tài và cống hiến của Solokhov là tệ phân biệt đẳng cấp và
chủng tộc từng giáng lên đầu Alexandre Dumas (1802-1870). Mẹ Solokhov mù
chữ, tổ tiên ông là nông nơ.
Dù vậy, bất chấp quan điểm chính trị của ơng, bất chấp vụ bê bối bản quyền nói
trên, ơng vẫn được Viện hàn lâm Thụy Điển tặng Nobel văn học năm 1965. Trong năm
người Nga được hưởng vinh dự này cho đến nay, ơng là người được đường hồng nhất.
Mặc dầu vậy, vấn đề về tác giả “Sông Đông êm đềm” cho đến nay vẫn chưa
có hồi kết. Cuộc tranh luận có lẽ vẫn cịn kéo dài. Bình luận về nguyên nhân dẫn
đến hiện tượng không thống nhất này, hầu hết các tác giả khách quan không đứng
về phe nào đều có chung nhận định: các phía đối địch khơng muốn nói bằng ngơn
ngữ thuần t khoa học, mà bằng ngôn ngữ của hệ tư tưởng.
Mãi cho đến sau này, hồi kết của Sông Đông êm đềm và tác giả M. Solokhov
vẫn là một dấu hỏi lớn đối với giới nghiên cứu và phê bình văn học.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu về hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết
sông Đông êm đềm của M. Solokhov
Khi viết về nhân vật nữ trong tiểu thuyết Sông Đông êm đềm của M. Solokhov
có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về họ. Có thể thấy trong nhiều tác phẩm
văn học nghệ thuật cũng như các cơng trình nghiên cứu khoa học thì họ chỉ nghiên

cứu về một phương diện nào đó như nghệ thuật xây dựng nhân vật hay đi sâu

6


nghiên cứu về thi pháp học của tác phẩm, thiên nhiên trong tiểu thuyết, chân dung
về nhân vật... Từ đó bộc lộ rõ những nét đặc sắc trong sáng tác của tác giả. Tuy
nhiên việc nghiên cứu về hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Sông Đông êm
đềm của M. Solokhov chỉ mới dừng lại ở mức độ nhỏ lẻ, điểm qua hoặc đi sâu
nghiên cứu về một nhân vật chứ chưa có cơng trình nào nghiên cứu chun sâu. Có
thể kể đến các cơng trình như:
Trong cuốn văn học Nga thế kỷ XX tập II của NXBGD Matxcova 2001 từ
trang 172 đến 199 và cuốn của nhà xuất bản Dpopha Matxcova 1999 từ trang 61
đến 87 đã không hẹn mà cùng viết tương đương về M. Solokhov và Sông đông êm
đềm. Ở hai cuốn giáo khoa này, các nhà giáo dục Nga đều có những cách nhìn mới
về Acxinhia [23; 24].
Trang 193 đến 194 cuốn “Văn học Nga XX” của NXBGD viết riêng về
Acxinhia. Tác giả sách giáo khoa đặc biệt chú ý tới vấn đề tính cách và số phận của
nữ nhân vật Sông Đông êm đềm và khẳng định: “Acxinhia là nhân vật bi đát nhất
của tiểu thuyết sau Grigori Melekhop – một trong những khám phá nghệ thuật cao
nhất của Solokhov”. Nàng là người đàn bà có sắc biết u mãnh liệt tình u là thứ
tình cảm độc tơn trong lịng Acxinhia. Người viết sách giáo khoa luôn đặt Acxinhia
trong mối quan hệ với Natalia như một đối cực. Nếu như ở Natalia tình cảm yêu
đương dẫu mạnh mẽ nhưng vẫn bị san sẻ cho tình mẫu tử, tình cảm gia đình; cịn ở
Acxinhia thì “...chỉ có một mình Grisca trên đời này thơi. Người đầu tiên và cũng là
người cuối cùng.” (233/IV). Nếu như Natalia “rực lên vẻ đẹp bên trong thuần
khiết” thì sức hấp dẫn ở Acxinhia là vẻ đẹp “tội lỗi, khiêu khích”.
Cuốn giáo khoa xuất bản năm 1999 về cơ bản cũng cũng chú trọng đến số
phận bi kịch của Acxinhia. Acxinhia là mặt cắt đối lập với Natalia và Ilinhitna
nhưng thống nhất ở chỗ cả ba là bức chân dung hồn chỉnh về “hình tượng dân tộc

của người phụ nữ Nga”.
Trong cuốn Lịch sử văn học Xô Viết (Tập II) viết khoảng những năm 50, tác
giả S.O. Mêlich Nubarôp đã giành nhiều trang cho nhân vật Acxinhia của
Solokhov. Ông cho rằng Solokhov là “nhà nghệ thuật nổi tiếng và có biệt tài trong
việc tái hiện tính cách phụ nữ, đồng thời đưa ra cách nhìn khá tồn diện và nghiêm
khắc về nhân vật Acxinhia”.
Cuốn “Những kiệt tác của nhân loại” của hai tác giả I.A.A BRAMOP và
V.N.Đêmin do nhà xuất bản thế giới ấn hành năm 2001 có năm trang viết về Sông
Đông êm đềm. Người viết đặc biệt chú ý đến nghệ thuật xây dựng tâm lý của
Solokhov trong thể hiện nhân vật Grigori và Acxinhia. Hai ông gọi Sông đông êm
đềm là “tiểu thuyết tâm lý đạo đức” vĩ đại nhất thế kỷ XX.

7


Các nhà nghiên cứu Việt Nam viết về Solokhov, tác phẩm Sông Đông êm đềm
đề cập đến Acxinhia đầu tiên là giáo sư Hoàng Trinh và Nguyễn Thụy Ứng – người
dịch Sơng Đơng êm đềm. Họ đều nhìn Acxinhia bằng cách tiếp cận xã hội học,
quan niệm văn học như một tấm gương để soi vào con người; chủ yếu nghiên cứu ở
khía cạnh nghệ sĩ “viết cái gì” ở góc độ tiếp cận đó.
Trong quyển “Điều kiện địa lý nước Nga và tư duy nước Nga” tác giả Bùi Mỹ
Hạnh đăng trên Tập san “Khoa học xã hội và nhân văn” số 28, tháng 9-2004, cũng
đã đề cập tiểu thuyết Sông Đông êm đềm. Tác giả đã đề cập đến những tính cách và
tư duy của dân tộc Nga dựa trên ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên: “Từ ý nghĩ cho
rằng tài sản thiên nhiên của chúng ta là dư thừa, trong tâm hồn chúng ta tỏa
rộng tình cảm tốt bụng, rộng lượng, an bình, cởi mở, thích giao tiếp… cái gì cũng
sẽ đủ, hơn nữa Chúa sẽ cịn ban tặng thêm” [13; 52-57].
Với cơng trình Thi pháp nhân vật trong tiểu thuyết Sông Đông êm đềm của M.
Solokhov, tác giả Nguyễn Thị Vượng, đã đề cập tính cách và tư duy nội tâm của
nhân vật thông qua thiên nhiên ở trong tác phẩm: “thiên nhiên miêu tả vừa thể hiện

được khơng khí thực của tác phẩm, vừa thể hiện được thái độ quan điểm của tác
giả về nhân vật, sự kiện, biến cố. Đó là thiên nhiên được thể hiện theo nguyên tắc
tả thực. Một chức năng rất quan trọng của thiên nhiên luôn được nhà văn sử dụng
là thể hiện thế giới nội tâm nhân vật” [22].
Cũng phải kể đến một số bài viết, tham luận, khóa luận tốt nghiệp của một số
tác giả nghiên cứu về các vấn đề trong Sông Đông êm đềm để lại về tác động của
thiên nhiên đối với nội dung tác phẩm. Chẳng hạn như luận văn Thạc sĩ “Nghệ
thuật thể hiện tâm lý nhân vật trong tác phẩm Sông Đông êm đềm của M.
Solokhov” do Phan Thị Mai Hương thực hiện (Đại học Vinh, 2001) cũng đã chỉ ra
sự đóng góp của thiên nhiên trong việc miêu tả tâm lý nhân vật: “Thiên nhiên là
nền tảng, là cơ sở, là đối tượng giao tiếp mà nhà văn hướng tới để bộc lộ tâm lý,
thể hiện tình cảm trong tác phẩm” [15].
Điểm qua một số cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết Sơng Đơng êm đềm của
M. Solokhov, qua đó cho ta thấy được “Hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết
Sông Đông êm đềm của M.A Solokhov” là một mảnh vườn để ngõ và chưa được
khám phá một cách đầy đủ và có hệ thống. Nhìn chung, các cơng trình mới chỉ
nghiên cứu một phương diện nào đó về tâm lý, thiên nhiên, hay một nhân vật cụ thể
chứ chưa có cơng trình nào đi sâu vào nghiên cứu hình tượng nhân vật nữ của
Solokhov. Từ đó chúng tơi đi đến kết luận “Hình tượng nhân vật nữ trong tiểu
thuyết Sông Đông êm đềm của M.A Solokhov” chưa là đề tài tập trung nghiên cứu

8


của một chuyên luận nào. Vấn đề này cần đi sâu và được khai thác một cách có hệ
thống, hồn thiện, thống nhất.
Trên cơ sở kế thừa, phát triển những gợi ý của người đi trước chúng tôi mạnh
dạn chọn vấn đề “Hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Sông Đông êm đềm của
M.A Solokhov” làm đề tài cho khóa luận của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Sông đông êm đềm
của tác giả M. Solokhov tập trung chủ yếu vào các phương diện sau:
- Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
- Hình tượng nhân vật nữ trong quan niệm nghệ thuật về con người.
- Hình tượng nhân vật nữ nhìn từ góc độ nghệ thuật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu vấn đề hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Sơng
Đơng êm đềm của M.A Solokhov, dựa trên bản dịch Sông Đông êm đềm của
Nguyễn Thụy Ứng, Nhà xuất bản văn học (2005). Trong khn khổ khóa luận tốt
nghiệp chúng tơi hướng đề tài của mình vào các vấn đề chủ yếu sau:
- Tiểu thuyết Sông Đông êm đềm
- Các vấn đề thi pháp học
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi tiếp cận tác phẩm với phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thi pháp
học. Ngồi ra, khóa luận cịn được tiến hành bằng một số phương pháp cụ thể như:
khảo sát, thống kê, so sánh liên hệ, phân tích, tổng hợp.
Các thao tác này được sử dụng một cách có hệ thống nhằm tạo ra hiệu quả tối
đa cho người viết để hồn thành tốt khóa luận của mình.
5. Đóng góp của khóa luận
Từ những phương diện của lịch sử vấn đề, khóa luận của chúng tơi có những
đóng góp sau:
Hệ thống lại những vấn đề nghiên cứu về hình tượng nhân vật nữ trong tiểu
thuyết của Solokhov ở phạm vi tài liệu bao quát được:
Chỉ ra những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật nữ.
Khẳng định những giá trị nhân văn nổi bật trong sáng tác Solokhov nói chung,
tiểu thuyết Sơng Đơng êm đềm nói riêng.

9



Đưa ra cách tiếp cận mới về nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong sáng tác của
Solokhov. Đó là cách tiếp cận dưới ánh sáng của lý thuyết văn học hiện đại: thi pháp học.
Có những đóng góp trên khóa luận sẽ là một tài liệu bổ ích giúp cho việc học
tập, nghiên cứu và giảng dạy Solokhov ở Việt Nam.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngồi Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có ba chương
như sau:
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Chương 2. Hình tượng nhân vật nữ thể hiện trong quan niệm nghệ thuật về
con người.
Chương 3. Hình tượng nhân vật nữ nhìn từ phương diện nghệ thuật.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nhân vật – hình tượng nghệ thuật của văn học
1.1.1. Khái niệm nhân vật
Trong tác phẩm văn học nhân vật là một yếu tố không thể thiếu để cấu thành
nên một tác phẩm. Nhân vật là nơi tác giả gửi gắm những tâm tư, tình cảm cũng
như tư tưởng mà mình muốn thể hiện.
Theo từ điển tiếng Việt (1992), Trung tâm từ điển ngôn ngữ Hà Nội – Việt
Nam, Viện Khoa học - Xã hội Việt Nam, Viện ngơn ngữ học, nhân vật có nghĩa là

10


“đối tượng (thường là con người) được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm văn học,
nghệ thuật” [6; 705].
Giáo trình Thi pháp học hiện đại cho rằng nhân vật văn học là hình thức thể
hiện con người trong tác phẩm và con người được miêu tả trong văn học bằng các

phương tiện văn học.
Giáo sư Phương Lựu trong cuốn Lý luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục
(2002) định nghĩa: “Nhân vật văn học là con người được miêu tả trong văn học
bằng phương tiện ngôn ngữ” [17; 277].
Giáo sư Trần Đình Sử trong sách Lý luận văn học (2012), Nhà xuất bản Đại
học Sư phạm cho rằng: “Nhân vật là phương tiện tư duy về hện thực và định hướng
giá trị con người” [18; 118]
Trong 150 Thuật ngữ văn học của tác giả Lại Nguyên Ân, nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội khái quát: “Hình tượng nghệ thuật văn học là hình tượng
nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con
người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi là
những con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặ
điểm giống với con người” [1; 242].
Đọc bất kỳ một tác phẩm văn học nào, điều chúng ta ln chú ý đến đó chính
là nhân vật. Nhân vật hay còn gọi là những bản sao của cuộc sống con người thực
tại khi được các nhà văn hư cấu để trở thành những hình mẫu cho cuộc đời. Nhân
vật chính là con người hoặc cũng có thể là những loài sinh vật, động vật hay những
loài mang trong mình những đặc điểm của sự sống có tính chất giống với con
người. Để qua đó khi tạo dựng nên các nhân vật trong tác phẩm cũng là lúc các nhà
văn, nhà thơ gửi gắm một điều gì đó với cuộc đời. Những số phận đau thương hay
những cuộc đời bất hạnh tất cả được tạo nên bởi bàn tay khéo léo của tác giả thông
qua nhân vật mà họ thể hiện. Nhân vật cũng chính là nơi cho tác giả thể hiện được
tài năng cũng như tư tưởng của mình với cuộc đời. Đặc biệt mỗi nhân vật là một
tính cách, một số phận khơng ai giống ai và khơng thể trộn lẫn.
Khơng phải nhân vật là cái gì trong thế giới này mà trước hết thế giới này là
cái gì đối với bản thân nó. Nhân vật với tư cách là một quan điểm, một cách nhìn
thế giới và bản thân đòi hỏi những phương pháp khám phá và thể hiện nghệ thuật
hoàn toàn đặc thù mà các nhà văn tạo nên nhưng khơng vì thế mà chúng mất đi tính
chân thật. Vì vậy, đã là tác phẩm văn học thì nhất định khơng thể thiếu nhân vật
văn học.


11


1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người – phạm trù trung tâm của thi pháp
học hiện đại
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù quan trọng trong văn học
được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong thi pháp học. Mặc dù hiện nay, khái niệm này
chưa được các nhà nghiên cứu định nghĩa một cách thống nhất và chặt chẽ, nhưng
nó đã phần nào gợi mở cho chúng ta hướng đến đối tượng chủ yếu của văn học.
Theo đó, “Văn học nghệ thuật là một sự ý thức về đời sống, nên nó mang tính chất
quan niệm rất cụ thể” và “Hình tượng nghệ thuật một khi đã được hình thành là
mang tính chất quan niệm, ngay cả vô thức cũng là quan niệm về cái vô thức. Nhà
văn không thể miêu tả đối tượng mà khơng có quan niệm về đối tượng” [8; 23]. Có
thể khẳng định, quan niệm chính là một phương tiện tất yếu của sáng tạo nghệ
thuật. Do vậy, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học chính là
bước đi thiết thực để đến với chiều sâu của các tác phẩm, các giai đoạn văn học.
Macxim Gocki đã từng khẳng định: “Văn học là nhân học”. Đó là nghệ thuật miêu
tả, biểu hiện của con người. Do vậy, con người chính là đối tượng chủ yếu của văn học.
Dù là miêu tả về ai thì chung quy lại cũng nhằm thể hiện về con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả
năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của nhà văn.
Có thể nói, nó giống như một chiếc chìa khóa góp phần gợi mở cho chúng ta tất cả
những gì bí ẩn trong sáng tạo nghệ thuật của mỗi nghệ sĩ nói chung và từng thời đại
nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu
song khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người vẫn còn nhiều cách định nghĩa
về diễn đạt khác nhau. Cụ thể như sau:
Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là một
cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn
về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình” [8; 15].

Giáo sư Huỳnh Như Phương cũng góp tiếng nói của mình bằng cách nhìn khá
bao quát: “Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và
chiều sâu triết lí của tác phẩm”.
Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa như sau: “Quan niệm nghệ thuật về
con người là hình thức bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác
phẩm. Nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách của
nhà văn, làm thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ
thuật” [14].
Qua đó, chúng ta có thể hiểu quan niệm nghệ thuật về con người đó là cách
nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn. Đó là

12


quan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm. Quan niệm ấy bao giờ cũng
gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi
miêu tả con người giống hay khơng giống so với đối tượng.
Như vậy, vì trung tâm văn học chính là con người nên con người cũng chính
là đối tượng thẩm mĩ thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc sống. Người sáng tác
sẽ là người vận động, suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng
mới để hiểu về con người.
1.2. Hình tượng nhân vật nữ
1.2.1. Nhân vật nhìn từ góc độ giới tính.
Có thể thấy trong cuộc sống con người cái gì cũng đều có sự đối lập, có cái đẹp
thì tất yếu sẽ có cái xấu, có người tốt thì cũng có kẻ gian, có nam giới thì tất yếu sẽ có
nữ giới...Chúng đối lập nhưng đều thống nhất với nhau nhằm tạo nên một cuộc sống hoàn
thiện. Văn học cũng như cuộc sống đó chính là bức tranh để khi con người đọc và chiêm
nghiệm thì phần nào thấy được chúng ta ở trong đó. Cuộc sống này đa dạng và phong phú
bao nhiêu thì các nhân vật trong tác phẩm cũng như vậy. Mỗi con người, mỗi số phận ở
mỗi tác phẩm là nơi để nhà văn thể hiện những quan niệm riêng của mình.

Giới tính là một vấn đề mang bản chất của bản sắc giới, nữ tính (Feminity),
nam tính (Masailinity). “Giới tính là tổng thể những đặc điểm tâm lí, tính cách,
hành vi của từng giới, là toàn bộ những biểu hiện mà ta quan sát được (cách ứng
xử, nói năng, ăn uống, sở thích), nó chịu đựng ảnh hưởng rất mạnh mẽ của mơi
trường đó, nó khơng bất biến mà thay đổi theo thời gian, theo sự phát triển của xã
hội.” [16; 36].
Dù là giới tính gì thì chúng cũng có những đặc điểm biệt lập hay còn gọi là
điểm “khu biệt”. Xét về mặt giải phẫu thì đó chính là sự tồn tại ngẫu nhiên từ lâu
đời. Còn xét về mặt nhận thức thì nam giới và nữ giới là những phạm trù bí ẩn về
tâm lý giới tính. Đồng thời khi tìm hiểu về đặc điểm tâm lý của từng giới cho chúng
ta thấy được sự bí ẩn, hấp dẫn, lơi cuốn về con người. Dù là giới tính nào đi chăng
nữa thì nhìn chung họ chính là những mặt thống nhất và đối lập tạo nên cuộc sống
nay. Con người chính là trung tâm của cuộc sống, mỗi nhân vật mỗi tính cách mỗi
số phận. Nữ tính thì ln dịu dàng, nhẹ nhàng, thiết tha...nam tính thì mạnh mẽ, bộc
trực và ngay thẳng... Đó là những nét cơ bản của từng giới tính nhưng khác biệt ở
hai giới tính này đó là nam giới mạnh mẽ, xử lý mọi việc bằng lý trí nhiều hơn tình
cảm cịn nữ giới vì phụ nữ thường đa sầu đa cảm nên dễ xử lý mọi việc theo cảm
xúc của mình. Vì phụ nữ chính là món quà mà Thượng đế ban cho cuộc đời nên vì
vậy mới được đấng mày râu nâng niu và bảo vệ. “Thật ra phụ nữ họ rất nhạy cảm,

13


bạn có u họ hay khơng, họ liếc mắt một cái thì đã nhận ra được rồi. Có điều họ
giả ngốc, có người tự lừa mình dối người, có người thì ấm ức cầu tồn, có người
cùng quyết định giở trò với bạn” (Weibo).
Sinh ra phái mạnh để bảo vệ phái yếu, sinh ra cái đẹp để được nâng niu. Cuộc
sống là hạnh phúc của những khu vườn riêng biệt. Đôi khi cuộc đời ban tặng cho
cuộc sống những niềm vui bất ngờ và tình yêu bất tận. Tìm hiểu về “Hình tượng
nhân vật nữ trong tiểu thuyết Sơng Đơng êm đềm của M.A Solokhov” muốn đạt đến

sự toàn vẹn và thấu hiểu sâu sắc đặc trưng phong cách của ông thì phải đặt hình
tượng nhân vật nữ bên cạnh nhân vật là nam giới. Chỉ trong sự đối lập tương phản,
đặc trưng riêng của mỗi giới mới lộ rõ và góp phần bổ sung, soi chiếu lẫn nhau.
Đúng như một nhà nghiên cứu từng nói: “Khơng có phụ nữ thì cuộc sống sẽ như
những sa mạc khơ cằn cịn khơng có đàn ơng thì thế giới này sẽ là đầm lầy ẩm ướt”.
Hạnh phúc thay cuộc đời này có nam và nữ!
1.2.2. Hình tượng nhân vật nữ trong văn học
Từ xa xưa khi trời đất được xác lập thì cũng là lúc con người xuất hiện, có sự
sống là có cuộc đời. Văn học cũng vậy từ những bộ sử thi Hy Lạp thần bí cho đến
các tác phẩm sử thi kinh điển của Home thì vai trị của người phụ nữ rất quan trọng.
Phụ nữ là một nửa của thế giới này, là biểu tượng của cái đẹp, là hiện thân của
những số phận đau thương trong cuộc sống. Trong dịng chảy khơng ngừng của văn
học thì vai trị của người phụ nữ là khơng thể thiếu. Hình tượng người phụ nữ luôn
là một đề tài muôn thuở của văn học thu hút sự chú ý của mọi người và đặc biệt là
lấy đi không biết bao nhiêu giấy mực của các nhà văn, nhà thơ.
Hình ảnh người phụ nữ từ lâu đã trở thành đề tài muôn thuở của thi ca, nhạc,
hoạ. Nét đẹp đằm thắm, duyên dáng, đáng yêu của họ đã làm cho bao văn nhân,
nghệ sĩ phải rung động trái tim yêu để rồi sáng tạo nên những áng thơ văn bất hủ ca
ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ dân tộc. Từ khi nền văn học viết ra đời, thì bóng
dáng người phụ nữ trở thành đề tài lớn được tập trung khắc họa ở nhiều khía cạnh,
phương diện gắn liền với quá trình đi lên và phát triển của văn học.
Do ảnh hưởng của thời đại, đã có lúc, người phụ nữ phải chịu nhiều bi kịch
cay đắng, xót xa với số kiếp bị lệ thuộc, không làm chủ được cuộc đời. Nhưng rồi,
họ đã vươn lên tự giải phóng bản thân, dành được quyền tự chủ, khẳng định vị thế
là “một nửa thế giới” của mình. Theo dịng chảy văn học Việt Nam, qua từng thời
kì, giai đoạn, ta sẽ có cái nhìn khát qt, tồn diện và sâu sắc về người phụ nữ…
Phụ nữ là một đề tài lớn trong văn học Việt Nam. Từ trước thế kỉ XVI, nhân
vật phụ nữ đã thoáng hiện trong các tác phẩm văn xi tự sự cũng như trong thơ ca.
Đó là hình ảnh những vị anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, sống đánh giặc,
14



chết hoá thành phúc thần tiếp tục giúp dân giúp nước; hoặc các nhân vật khác như
Mị Châu, vì ngây thơ mà bị kẻ thù lợi dụng để đến mất nước tan nhà; như cơng
chúa Tiên Dung thích ngao du sơn thủy, bất chấp luật lệnh của vua cha, tự ý kết duyên
cùng chàng đánh cá Chử Đồng Tử nghèo khó khơng một mảnh khố che thân; hay nàng
quận chúa A Kim u say đắm Hà Ơ Lơi – một đứa vừa xấu vừa đen nhưng có giọng
hát mê hồn…
Đến thế kỉ XVI, đặc biệt là thế kỉ XVIII, phụ nữ đã trở thành một trong những
đề tài lớn của văn học. Các thể loại văn học dường như đều xoay quanh việc phản
ánh số phận người phụ nữ. Vì vậy, trong văn học giai đoạn này, hình tượng người
phụ nữ hiện lên một cách khá đầy đủ và toàn diện trên nhiều bình diện. Từ thế kỉ
XVI đến đầu thế kỉ XIX, trong các thể loại văn học, thơ ca cũng như văn xuôi tự
sự, tác phẩm viết bằng chữ Hán cũng như viết bằng chữ Nôm,… dường như nở rộ
đề tài viết về người phụ nữ và hình tượng người phụ nữ nổi bật lên với hai nét cơ
bản: hiện thân của cái đẹp và hiện thân của bi kịch đau thương. Từ góc nhìn của
văn học trong giai đoạn này, người phụ nữ chủ yếu được phản ánh nghiêng về số
phận bất hạnh và vẫy vùng trong lời kêu ốn, than thân với khát vọng được giải
phóng. Điển hình qua các tác phẩm của các tên tuổi lớn như Hồ Xuân Hương, Đoàn
Thị Điểm, Nguyễn Du, Đặng Trần Cơn, Nguyễn Dữ... Đến đầu thế kỉ XX thì các
nhà chiến sỹ yêu nước như Phan Bội Châu đã dựng lên những bức chân dung về
người phụ nữ, những người anh hùng cứu nước như: “Trưng Trắc, Trưng Nhị”...
Còn người phụ nữ trong sáng tác của Thạch Lam, Ngô Tất Tố hay Nam Cao thì
phải lo nỗi lo cơm áo gạo tiền. Họ đều là những người vợ, người mẹ giàu đức hi
sinh, chịu thương, chịu khó, hết lịng vì gia đình.
Hình tượng người phụ nữ xuyên suốt trong sự vận động của văn học Việt Nam
gắn liền với sự vận động trong quan niệm nghệ thuật về con người. Đó là hình ảnh
người phụ nữ ln tích cực, là nơi gửi gắm nhiều tâm tư, tình cảm những trân trọng,
yêu thương của tác giả đối với số phận đa cảm, cần cù, nhẫn nại, chịu thương, chịu
khó, ln chịu thiệt thịi về mình của người phụ nữ. Và đó cũng chính là nét tiêu biểu

của nhân vật nữ trong văn học Việt Nam ở mọi thời đại.
Với bao biến động của lịch sử, văn học Nga thế kỷ XIX cũng mang trong
mình những bước chuyển biến mạnh mẽ của xã hội, người phụ nữ trong sáng tác
của các nhà văn cũng mang đậm dấu ấn thời đại. Bậc thầy mô tả tâm lý, người sáng
tạo ra “phép biện chứng tâm hồn” L.Tolstoi trong những sáng tác của mình ông
không chú trọng vào vấn đề cơm áo gạo tiền mà chú trọng vào chiều sâu tâm thức
trong mỗi con người. Trong tác phẩm Chiến tranh và hịa bình cho ta thấy hình
tượng Natasa là “một tâm hồn Nga trong sáng, tươi mát, nhạy cảm nhưng không
phải là thánh thiện. Nàng sống luôn hồn nhiên, sôi nổi, bồng bột và đầy cảm tính,

15


do đó thì cũng có lúc sa ngã trong quan hệ với Antôn Kurghin” [10; 34]. Bước vào
thế kỷ XX, trung tâm cách mạng thế giới đã chuyển từ Tây Âu sang nước Nga. Từ
đây nhân loại bước vào một thời đại mới như Lê Nin từng xác định là “thời đại
rung chuyển vũ bão, thời đại đấu tranh giai cấp hết sức gay gắt, thời đại Nội chiến,
thời đại cách mạng và phản cách mạng”. Đặc biệt trong sáng tác của M. Solokhov,
ông đã đi sâu vào mỗ xẻ những vấn đề sâu kín trong cuộc sống của con người dưới
xã hội biến động đó. Số phận của những người phụ nữ cùng những khát vọng bản
năng trong tâm hồn, ẩn sâu trong một con người là cái bản năng không thể chối bỏ.
Đồng thời thể hiện khát vọng yêu và được yêu một cách nồng nhiệt và sau đắm.
Người phụ nữ yêu là bất chấp hết mọi rào cản của xã hội thoát ra những lệ tục xưa
cũ, chỉ sống vì người mình u. Góp phần lên án chế độ xã hội với nhiều biến động
đã làm cho cuộc sống con người trở nên khốn khổ lầm lũi hơn. Dù thế nào đi chăng
nữa thì hạnh phúc lứa đơi sẽ mãi là nhu cầu chính đáng của con người.
Nhân vật nữ trong văn học hay trong đời sống hằng ngày là một hiện tượng
đa dạng và phong phú. Phụ nữ là một trong những cái nôi của cái đẹp, là hiện thân
của kiếp đời bèo bọt, đắng cay. Nhắc đến người phụ nữ là nhắc đến những đau
thương và vất vả. Dù trong văn học hay trong cuộc sống thì đa phần số phận của

người phụ nữ ln là bi kịch. Nếu trong văn học kiếp người phụ nữ đa đoan, bạc
mệnh, khó khăn, vất vả giữa cuộc đời ngược xi thì ngồi đời thực số phận của
kiếp “hồng nhan” cũng như vậy.
1.3. Solokhov - tương lai, danh dự và lương tâm của nước Nga
1.3.1. Cuộc đời và thời đại
Mikhail Aleksandrovich Solokhov (1905 - 1984) là một trong những nhà văn vĩ
đại nhất của nền văn học Nga - Xơ Viết. Với những đóng góp lớn lao cho nền văn
học của nhân loại, ông là một minh chứng hùng hồn cho năng lực sáng tạo của một
thiên tài văn học.
Mikhail Solokhov xuất thân trong một gia đình viên chức nhỏ, địa chủ ở vùng
Cossack Sông Đông. Bố là người Nga di cư đến đây, còn mẹ là một người phụ nữ
nông dân Cossack. Về sau này, ông thường nói “Tơi tự hào rằng tơi là người u mến
vùng Sông Đông thân thiết của tôi”. Thuở bé học ở trường trung học của trấn
Vesenxkaia nơi mà về sau này, khi đã thành đạt, ơng vẫn sống trọn đời.
Solokhov có trí tuệ thơng minh sắc sảo và nghị lực phi thường. Chỉ trong
vòng 20 năm, từ một cậu bé học hành dở dang bậc trung học trở thành viện sĩ hàn
lâm của một đất nước rộng lớn có nền văn hóa cao, một nhà văn được giải Nobel
văn học, vinh dự khơng dễ gì đạt được bằng con đường tự học. Tài năng văn học và
phong cách nghệ thuật độc đáo của ông được khẳng định sớm. Nhà văn

16


Xeraphimovich khi đọc những truyện ngắn đầu tay của ông đã phải thốt lên “Một
con đại bàng non của thảo nguyên bất thần vỗ lên đôi cánh mênh mông”.
Năm Mikhail 12 tuổi thì Cách Mạng Tháng Mười, kế tiếp là Nội chiến, bùng
nổ, đặc biệt gay gắt đẫm máu ở vùng Sông Đông. 15 tuổi, cậu đã hăng hái tham gia
vào đội trưng thu lương thực, đi khắp vùng sông Đông. Cuộc đấu tranh giai cấp ác
liệt ở đây đã để lại một ấn tượng thật sâu sắc trong lòng nhà văn tương lai. Đầu
1922, Nội chiến vừa kết thúc, Mikhail một mình lên thủ đơ Moskva định xin vào

học trường bổ túc công nông nhưng không đủ tiêu chuẩn nhập học, anh đành phải
kiếm việc làm để sống và tự học và bắt đầu viết văn. Làm đủ nghề, từ phu thợ nề,
phu khuân vác, kế toán viên….
Đầu năm 1923, anh trở về sông Đông theo lời khuyên của một nhà thơ, để viết
văn. Đầu năm 1925, tập truyện ngắn đầu tay ra đời mang tên “Truyện sông Đông”.
Lần tái bản năm sau bổ sung thêm một số tác phẩm và tập truyện lấy tên là “Thảo
nguyên xanh”. Năm 1926, lúc 21 tuổi, ông bắt đầu viết bộ tiểu thuyết “Sơng Đơng
êm đềm” (tới năm 1940 mới hồn thành).
Năm 1930, khi đang viết tập 3 bộ tiểu thuyết này thì M. Solokhov đồng thời
bắt tay vào viết bộ tiểu thuyết “Đất vỡ hoang” để phục vụ kịp thời công cuộc tập
thể hóa nơng nghiệp ở Liên Xơ.
Năm 1932, tập I “Đất vỡ hoang” ra đời năm 1937, ông được bầu vào đại biểu
quốc hội và liên tiếp làm công tác đó đến cuối đời.
Năm 1939, ơng được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên xô. Trong
thời kỳ Chiến Tranh Vệ Quốc chống phát xít (1941-1945) ơng tình nguyện ra mặt trận
làm phóng viên của báo Sự Thật. Viết nhiều bài chính luận, tùy bút, truyện ngắn về chiến
tranh, trong đó có truyện “Khoa học căm thù” (đã được dịch sang tiếng Việt hồi đầu cuộc
kháng chiến chống Pháp). Cũng trong thời kỳ này, ông bắt tay viết bộ tiểu thuyết mới “Họ
chiến đấu vì tổ quốc”. Tác phẩm này cho đến cuối đời khơng hồn thành.
Sau chiến tranh, ông viết truyện ngắn nổi tiếng “Số phận con người” (1957)
và hoàn thành tập II bộ tiểu thuyết “Đất vỡ hoang” (1959).
Do những cống hiến lớn lao của Mikhail Solokhov cho nước Nga Xơ viết
nói chung và nền văn học Xơ viết nói riêng, Nhà nước Liên Xơ trước đây đã tặng ông
nhiều huân chương và giải thưởng lớn về văn học. Ông là nhà văn duy nhất ở Liên Xơ
được dựng tượng đài khi cịn sống. Solokhov qua đời năm 1984 tại quê nhà bên bờ
sông Đông êm đềm. Cuôc đời của ông chịu nhiều tác động ảnh hưởng của những biến
động lịch sử nước Nga trong những năm tháng đau thương.
1.3.2. Solokhov đỉnh cao của văn học Nga thế kỷ XX

17



M. Solokhov thuộc nhóm khơng nhiều những nhà văn mà khi nhắc đến, người
ta khơng cần nói nhiều hay khơng nói về những phẩm chất thiết yếu của một ngịi
bút bậc thầy như tình yêu văn chương, sự trau dồi nghề nghiệp, say mê và nỗ lực
lao động, tinh thần vượt khó... Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người
Nga.
Hơn 50 năm miệt mài lao động nghệ thuật, M. Solokhov đã để lại một sự
nghiệp tầm cỡ gồm 5 tuyển tập truyện ngắn và 3 tiểu thuyết lớn. Điều đặc biệt nhất
ở di sản nghệ thuật của nhà văn chính là tập trung phản ánh số phận và tư tưởng
của dân tộc quê hương ông ở mọi thời điểm của lịch sử. Từ những truyện ngắn giản
dị cho đến các tiểu thuyết đồ sộ, M. Solokhov đều viết đúng với bản chất của hiện
thực, không hề né tránh ngay cả những vấn đề gai góc, khốc liệt và đau thương. Vì
thế, sức ám ảnh ở các sáng tác M. Solokhov được tạo bởi sự kết hợp hài hoà giữa
chất bi và chất hùng, giữa yếu tố sử thi và yếu tố tâm lí. Hơn thế nữa, sáng tác nghệ
thuật của ơng cịn có ý nghĩa thời sự: mỗi tác phẩm ra mắt hoặc có giá trị tổng kết
một cao trào đấu tranh cách mạng (như Sông Đông êm đềm, Số phận con người)
hoặc đón đầu và dự báo những bước tiến mới của lịch sử (như Đất vỡ hoang, Họ đã
chiến đấu vì tổ quốc). Nhà văn đã được trao tặng nhiều giải thưởng cao quý như:
giải thưởng văn học Lênin, giải thưởng quốc gia Liên Xô năm 1941, đặc biệt là giải
Nobel văn học năm 1965 càng khẳng định tài năng và những cống hiến to lớn của
ông cho nền văn học Xô Viết và thế giới.
Thiên tài văn học M. Solokhov đã nhận được nhiều lời tôn vinh, ngợi ca ngay
từ những truyện ngắn đầu tay. Nhà văn lão thành Xeraphimovich đã tinh tường
nhận ra: “Con chim đại bàng non bất thần vẫy đôi cánh mênh mông”. Ca ngợi tài
năng và ảnh hưởng của Solokhov các văn hào Nga cũng như thế giới cũng không
tiếc lời xưng tụng ông: “là nhà văn xuất sắc nhất”. Và không phải ngẫu nhiên khi
đánh giá về M. Solokhov tổng thống vĩ đại Nga V. Putin lại coi M. Solokhov là:
“Tương lai danh dự và lương tâm Nga” (tạp chí văn học số 6.2001). Những cống
hiến lớn lao, những kiệt tác văn học đã được thử thách qua dư luận của thế giới.

Những giá trị tinh thần ấy như là: “ánh sáng khơng bao giờ lụi tắt”. Ơng vĩnh viễn
xứng đáng đứng trong “Viện Hàn lâm của những người bất tử”. (Lời của một nữ
văn sĩ Phần Lan)
Ngay từ khi tập một bộ tiểu thuyết sử thi vĩ đại Sông Đông êm đềm ra mắt
công chúng, độc giả khắp nơi đã bàn luận sôi nổi về nhiều phương diện của tác
phẩm. Vượt qua mọi kì thị và định kiến nặng nề; những vùi dập của lực lượng phản
cách mạng, Sông Đông êm đềm đã trở thành “thiên sử thi nhân dân mạnh liệt”,
“Chiến tranh hịa bình của thế kỉ XX”, là “kiệt tác văn học của mọi thời đại”. Khó
18


có thể phủ nhận sức hút mạnh liệt từ bức tranh hiện thực đa chiều nóng bỏng cũng
như những đặc sắc nghệ thuật của tiểu thuyết. Đọc Sông Đông êm đềm chúng ta
khơng chỉ khám phá một cách nhìn về chiến tranh nội chiến của tác giả mà qua đó
cịn cùng chiêm nghiệm, trăn trở, suy tư về số phận con người, về tình yêu hạnh
phúc, về bản ngã, về dân tộc và thời đại. Tất cả đã được đúc kết bằng nghệ thuật tự
sự tài tình, qua những hình tượng nghệ thuật độc đáo, bằng bút pháp và những thủ
pháp đặc sắc. Hơn thế Sông Đông êm đềm đã đem lại vinh quang cho Solokhov khi
tác giả đã được nhận phần thưởng cao quý nhất - giải thưởng Nobel văn học năm
1965. Rõ ràng, Sông Đông êm đềm đã tự nó hồn thành xứng đáng giải thưởng này:
“Một tác phẩm xuất sắc dù được trao giải hơi muộn, nhưng không quá muộn để đưa
thêm vào danh sách những người đạt giải Nobel, một trong những nhà văn kiệt xuất
nhất của thời đại chúng ta”. Để minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn của mình
Viện Hàn lâm Thụy Điển đã nói đến “Sức mạnh nghệ thuật và lịng chính trực nghệ
sĩ những phẩm chất mà trong trường thi Sông Đông êm đềm Solokhov đã dùng để
miêu tả một giai đoạn lịch sử trong cuộc sống của dân tộc Nga”.
Tình u tha thiết mảnh đất sơng Đơng thân thuộc, đó là điều khơng thể phủ
nhận trong con người mang dịng máu sơng Đơng - M. Solokhov. Tác giả đã trải
lịng mình trên từng trang viết để bạn đọc rõ hơn về mảnh đất sông Đông, trở thành
câu chuyện chung của mọi miền và đất nước Nga tươi đẹp. Vì vậy, Solokhov

khơng muốn lộ mình trong tác phẩm nhưng ở đâu bạn đọc cũng cảm nhận được trái
tim trĩu nặng yêu thương của ông. Trong mỗi sáng tác M. Solokhov đều muốn để
lại một tâm niệm nào đó. Trong diễn từ tại lễ nhận giải Nobel, ông tâm sự: “Tôi
muốn những cuốn sách của tôi giúp người đọc sống tốt hơn, đánh thức tình yêu với
con người, nỗ lực đấu tranh vì lí tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của lồi người. Nếu
tơi phần nào làm được điều đó, tơi hạnh phúc”.
M. Solokhov là nhà văn cùng với tiêu thuyết Sông Đông êm đềm tạo nên một
bức tượng đài bất hủ của văn học Nga về người nông dân và cũng tạo nên một
ngoại lệ duy nhất trong cuộc đối địch giữa Phe Đỏ - Phe Trắng. Cả hai phe trong và
ngồi nước, đều hoan hỉ chào đón một tài năng lớn. Chỉ với một tình yêu sâu nặng
đối với xứ sở và người lao động quê hương, một quá trình tự học hiệu quả đúng
kiểu học của một nghệ sỹ bằng tình yêu ấy, cộng với thiên tài bẩm sinh, mới giải
thích được thành cơng và sức sống của Sông Đông êm đềm mà thế giới vẫn đang
tiếp tục... Nghiên cứu về nhà văn hiện thực lỗi lạc của văn học Nga thế kỉ XX – bậc
thầy của văn học nhân loại.

19


20


CHƯƠNG 2. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ THỂ HIỆN
TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
2.1. Khảo sát – thống kê hệ thống nhân vật nữ
Cuộc sống con người đa dạng như thế nào thì thế giới nhân vật trong văn học
cũng phong phú không kém. Mỗi nhân vật mỗi tính cách, mỗi số phận nhưng ở họ
lại tốt lên những vẻ đẹp, những đặc trưng riêng. Qua đó cho người đọc thấy được
sự tài năng cũng như tinh tế của nhà văn với cuộc đời và thời đại mà mình sống.
Với đề tài nghiên cứu “Hình tượng nhân vật nữ trong tiểu thuyết Sông Đông êm

đềm của M.A Solokhov” chúng tôi tiếp cận với tiểu thuyết của Solokhov từ góc độ
giới tính. Từ đó phân biệt được sức ảnh hưởng của mỗi nhân vật trong tác phẩm. Với
tiêu chí này, chúng tôi xin khảo sát hệ thống nhân vật nữ trong tiểu thuyết của M.
Solokhov và tiếp tục xem xét những vấn đề liên quan đến xã hội, thời đại thơng qua hệ
thống nhân vật đó.
Khảo sát nhân vật nữ trong tiểu thuyết Sông Đông êm đềm của M. Solokhov,
chúng tơi có kết quả như sau:
TT

Số lượng nhân vật

Tên nhân vật

Nam

Nữ

1

Acxinhia



2

Natalia



3


Daria



4

Grigori



5

Stepan Antakhov



6

Petro Melekhov



7

Panteley Melekhov



8


Evgeni Linhiki



9

Dunhia

10

Misca Cosevoi

11

Ilinhitna

12

Miska

13

Tania



14

Leila




15

Anna



16

Miron Grigorievit

17

Lukinhitna









21


×