Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

Phân tích rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NH thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (788.4 KB, 131 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

Lời cảm ơn
Để hồn thành được chun đề này, tôi xin gởi lời chân thành đến
quý thầy cô giáo khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại học kinh tế Huế
đã giúp đỡ trang bị kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học. Đặc biệt tôi
xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Thầy giáo ThS. Nguyễn Văn Chương đã
hướng dẫn tơi hồn thành chun đề này.
Qua đây, tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Ngân hàng
Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Huế, các anh chị tại Phòng Tổng Hợp
đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời
gian thực tập tại đơn vị.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện
ĐỖ THỊ NGỌC ANH

SVTH: Đỗ Thị Ngọc Anh

1


Khóa luận tốt nghiệp

Mục lục

MỤC LỤC
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................2


Phần 2: NỘI DUNG.......................................................................................................3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI.................................................................................................3
1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá trong NHTM.............................3
1.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại...................................................................3
1.1.1.1 Khái niệm........................................................................................................... 3
1.1.1.2 Các chức năng của ngân hàng thương mại........................................................4
1.1.1.3 Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM....................................................................5
1.1.2.

Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.........................................................................7

1.1.2.1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH thương mại........................................7
1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua bán ngoại tệ của NH.....................8
1.1.3. Rủi ro và rủi ro tỷ giá..........................................................................................9
1.1.3.1. Khái niệm về rủi ro...........................................................................................9
1.1.3.2. Khái niệm về rủi ro tỷ giá...............................................................................10
1.1.3.3 Nguyên nhân gây rủi ro tỷ giá..........................................................................11
1.1.3.4. Lượng hóa rủi ro tỷ giá...................................................................................11
1.1.4. Các nghiệp vụ quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.........13
1.1.4.1. Nghiệp vụ mua và bán ngoại tệ kỳ hạn (Fx Forwards)....................................13
1.1.4.2. Giao dịch hoán đổi (Swap).............................................................................14
1.1.4.3. Nghiệp vụ quyền lựa chọn (Currencies Options)............................................15
1.2. Cơ sở thực tiễn về hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá................................................17
1.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................18
1.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu, điều tra và phỏng vấn........................................18
1.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp..................................................................................18

SVTH: Đỗ Thị Ngọc Anh


2


Khóa luận tốt nghiệp

1.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp....................................................................................18
1.3.2. Các phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu......................................18
1.4. Các quy định của NH Nhà Nước về kinh doanh ngoại tệ.....................................20
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TẠI NH TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ.............................................................22
2.1. Tổng quan về NH TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế...................22
2.1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Chi nhánh Vietcombank – Huế.......22
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban............................23
2.1.3. Đặc điểm về vốn...............................................................................................26
2.1.4. Đặc điểm về nhân lực........................................................................................29
2.1.5. Kết quả kinh doanh của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế
giai đoạn 2008 – 2010..................................................................................................31
2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh
Huế.............................................................................................................................. 33
2.2.1. Phân tích tình hình kinh doanh ngoại tệ của NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam
- chi nhánh Huế...........................................................................................................33
2.2.1.1. Thu nhập kinh doanh ngoại tệ trong giai đoạn 2008-2010..............................33
2.2.1.2. Doanh số hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong thời gian 2008 -2010.............34
2.2.2.2. Sự biến động tỷ giá được công bố tại NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Huế trong giai đoạn 2008 – 2010................................................................41
2.2.3. Nhận dạng và đánh giá rủi ro tỷ giá tại NH Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh
Huế.............................................................................................................................. 42
2.2.3.1. Tình hình kinh doanh ngoại tệ của khách hàng...............................................42
2.2.3.2. Nhận dạng và đánh giá rủi ro tỷ giá................................................................45
2.2.4. Lượng hóa rủi ro tỷ giá tại Vietcombank Huế...................................................70
2.2.4.1 Phân tích trường hợp cụ thể.............................................................................70

2.2.4.2 Các nghiệp vụ là nguồn gây ra rủi ro tỷ giá.....................................................72
2.2.4.3 Trạng thái ngoại hối cuối năm trong giai đoạn 2008- 2010............................74
2.2.5. Phân tích rủi ro tỷ giá tại NH TMCP Ngoại Thương - chi nhánh Huế..............76
2.2.5.1. Nguyên nhân khách quan................................................................................76

SVTH: Đỗ Thị Ngọc Anh

3


Khóa luận tốt nghiệp

2.2.6. Biện pháp quản trị rủi ro tỷ giá đã được áp dụng tại NH TMCP Ngoại Thương
Việt Nam - chi nhánh Huế...........................................................................................84
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH HUẾ.............................................................................................................. 86
3.1. Định hướng chung cho việc quản trị rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh
ngoại tệ........................................................................................................................ 86
3.1.1. Chính sách của chi nhánh trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ...........................86
3.1.2. Định hướng cho việc quản lý rủi ro trong việc kinh doanh ngoại tệ...................86
3.2.3. Nâng cao trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, thiết lập các phần mềm quản lý rủi ro....87
3.3. Các giải pháp nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.......88
3.3.1. Tăng cường khả năng dự báo biến động tỷ giá..................................................88
3.3.3. Quy định hạn mức hợp lý...................................................................................89
3.3.4. Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong kinh doanh ngoại tệ...................................90
3.3.5. Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ và chun mơn hóa cơng tác xử
lý rủi ro........................................................................................................................ 91
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................92
1. Kết luận...................................................................................................................92

2. Kiến nghị.................................................................................................................92
2.1. Đối với NHNN:....................................................................................................92
2.2. Đối với NH Ngoại Thương...................................................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................94
PHỤ LỤC

SVTH: Đỗ Thị Ngọc Anh

4


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NH

: Ngân hàng

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHNT

: Ngân hàng ngoại thương

NHNN

: Ngân hàng nhà nước


VCB

: Vietcombank

TMCP

: Thương mại cổ phần

NT

: Ngoại tệ

USD

: Đô la Mỹ

AUD

: Đô la Úc

JPY

: Yên Nhật

EUR

: Đông tiền chung châu Âu Euro

CHF


: Frăng Thụy Sĩ

HKD

: Đô la Hồng Kông

THB

: Bạt Thái Lan

CAD

: Đô la Canada

GBP

: Bảng Anh

SEK

: Kron Thụy Điển

NOK

: Kron Nauy

DKK

: Kron Đan Mạch


SGD

: Đô la Singapore

TTNT

: Trạng thái ngoại tệ

SVTH: Đỗ Thị Ngọc Anh

5


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2.1: Một số dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển
của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức của Vietcombank – Huế
Sơ đồ 2.3: Tỷ giá đô la Mỹ từ 01/01/2008 đến 01/04/2011
Biểu đồ 2.4: Sự biến động tỷ giá trong 2008 – 2010
Biểu đồ 2.5: Tính thời vự các giao dịch với khách hàng
Biểu đồ 2.6: Mức độ phụ thuộc vào ngoại tệ trong cuộc sống khách hàng
Biểu đồ 2.7: Thái độ khách hàng về rủi ro tỷ giá

SVTH: Đỗ Thị Ngọc Anh

6



Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại NH TMCP Ngoại thương Chi nhánh Huế
qua 3 năm 2008 – 2010
Bảng 2.2: Tình hình lao động tại NH TMCP Ngoại thương Chi nhánh Huế qua
năm 2008 – 2010
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh VCB – Huế giai đoạn 2008 – 2010
Bảng 2.4: Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Bảng 2.5: Doanh số mua và bán ngoại tệ
Bảng 2.6: Doanh số mua ngoại tệ theo từng loại ngoại tệ 2008-2010
Bảng 2.7: Doanh số bán ngoại tệ theo từng loại ngoại tệ 2008-2010
Bảng 2.8: Tỷ trọng doanh số mua và bán ngoại tệ theo ngoại tệ 2008-2010
Bảng 2.9: Doanh số mua và bán ngoại tệ theo từng loại hợp đồng
Bảng 2.10: Sự biến động tỷ giá mua ngoại tệ từ 2008 – 2010
Bảng 2.11: Sự biến động tỷ giá bán ngoại tệ từ 2008 – 2010
Bảng 2.12: Các ngoại tệ được sử dụng trong giao dịch của khách hàng cá nhân
Bảng 2.13: Tư cách khách hàng cá nhân khi giao dịch với ngân hàng
Bảng 2.14: Kim ngạch xuất nhập khẩu doanh nghiệp trong 2 năm
Bảng 2.15: Thông tin chung về khách hàng doanh nghiệp
Bảng 2.16: Loại ngoại tệ sử dụng của khách doanh nghiệp sử dụng trong giao
dịch với ngân hàng
Bảng 2.17: Mục đích sử dụng và thời gian phát sinh giao dịch mua ngoại tệ của
doanh nghiệp
Bảng 2.18: Nguồn thu ngoại tệ của doanh nghiệp
Bảng 2.19: Mục Mục đích sử dụng và thời gian phát sinh giao dịch cung ứng
ngoại tệ cho ngân hàng
Bảng 2.20: Tính thời vụ của các giao dịch
Bảng 2.21: Thống kê tài khoản ngoại tệ của doanh nghiệp tại VCB Huế
Bảng 2.22: Mức thường được duy trì tại số dư tài khoản ngoại tệ của doanh

nghiệp
Bảng 2.23: Tổng thu so với tổng thu và chi ngoại tệ của doanh nghiệp
Bảng 2.24: Sử dụng kiểm định Kolmogorov-Smirnov
Bảng 2.25: kiểm định One-sample t test
Bảng 2.26: Sắp xếp các yếu tố theo mức độ nghiêm trọng giảm dần từ 1 đến 6
Bảng 2.27: Mức độ phụ thuộc vào ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh

SVTH: Đỗ Thị Ngọc Anh

7


Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 2.28: Thái độ doanh nghiệp đối với rủi ro tỷ giá
Bảng 2.29: Doanh nghiệp có xu hướng muốn áp dụng các biện pháp bảo hiểm
Bảng 2.30: Mức độ hiểu biết của doanh nghiệp đối với các sản phẩm phái sinh

Bảng 2.31: Thời điểm phát sinh giao dịch có nhu cầu về ngoại tệ và mục đích sử
dụng ngoại tệ của khách hàng cá nhân
Bảng 2.32: Thời điểm phát sinh giao dịch tạo cung ngoại tệ cho ngân hàng và mục
đích sử dụng ngoại tệ của khách hàng cá nhân
Bảng 2.33: Nguồn thu ngoại tệ của khách hàng
Bảng 2.34: Thống kê sử dụng tài khoản ngoại tệ của khách hàng
Bảng 2.35: Mức thường được duy trì số dư tài khoản ngoại tệ khách hàng cá nhân
Bảng 2.36: Kiểm định cronbach anpha 1
Bảng 2.37: Kiểm định cronbach anpha 1
Bảng 2.38: Phân tích nhân tố 1
Bảng 2.39: Phân tích nhân tố 1
Bảng 2.40: Mức độ ảnh hưởng các nhân tố

Bảng 2.41: Đánh giá mức độ nghiêm trọng giảm dần của các rủi ro theo thứ tự từ
1 đến 6 của khách hàng cá nhân
Bảng 2.42: Trạng thái ngoại hối tại thời điểm ngày 17/8/2010
Bảng 2.43 :Trạng thái ngoại hối ngày 18/08/2010
Bảng 2.44: Giao dịch phát sinh đối với USD
Bảng 2.45: Bảng yết tỷ giá ngày 20/08/2010
Bảng 2.46: Tổng thu và tổng chi ngoại tệ trong 3 năm 2008-2010
Bảng 2.47: Trạng thái ngoại hối năm 2008, 2009 và 2010
Bảng 2.48: Kiểm định cronbach anpha 1
Bảng 2.49: Kiểm định cronbach anpha 2
Bảng 2.50: Kiểm định cronbach anpha 3
Bảng 2.51: Kiểm định cronbach anpha 4
Bảng 2.52: Kiểm định cronbach anpha 5
Bảng 2.53: Phân tích nhân tố 1
Bảng 2.54: Phân tích nhân tố 2
Bảng 2.55: Phân tích nhân tố 3
Bảng 2.56: Kiểm định phân phối chuẩn của mẫu Kolmogorov-Smirnov
Bảng 2.57: Sử dụng kiểm định One – sample t test

SVTH: Đỗ Thị Ngọc Anh

8


Khóa luận tốt nghiệp

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Ngồi các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối mặt như
rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro pháp lý, rủi ro
quốc gia… thì kinh doanh ngoại tệ cịn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là rủi ro tỷ

giá. Do tỷ giá biến động thường xuyên và vô lối, nên rủi ro tỷ giá được xem là rủi
ro thường trực gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngoại
hối của các ngân hàng. Đây là một vấn đề mới đang được đặt ra trong giai đoạn hiện
nay khi các ngân hàng đang có xu hướng trở thành ngân hàng bán lẻ. Đề tài nghiên
cứu dựa trên nền tảng cơ sở lý luận về nhận dạng và đo lường rủi ro tỷ giá tại ngân
hàng thương mại, bên cạnh đó là các số liệu chung về hoạt động kinh doanh ngoại tệ
tại địa điểm thực tập là ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Huế.
Các lý thuyết nghiên cứu được ứng dụng vào thực tế tại đối tượng nghiên cứu như sau:
-

Biến động tỷ giá mua và bán được công bố tại chi nhánh.

-

Doanh số mua bán ngoại tệ trong giai đoạn 2008 đến 2010.

-

Các nguồn phát sinh gây rủi ro tỷ giá cho chi nhánh.

-

Lượng hóa rủi ro ngoại hối thông qua trạng thái ngoại hối.
Song song với việc vận dụng các lý thuyết đã được học, đề tài thực hiện điều

tra, phỏng vấn khách hàng để đánh giá được một cách toàn diện và tổng quát về thực
tế rủi ro tỷ giá tại ngân hàng. Thực hiện điều tra khách hàng về các vấn đề:
-

Đặc điểm các hoạt động giao dịch ngoại tệ đối với ngân hàng


-

Đánh giá của khách hàng về các trạng thái có thể gây ra rủi ro tỷ giá đối với
ngân hàng.

-

Đánh giá của khách hàng về các nhận định mà từ đó là nguyên nhân gây ra rủi
ro tỷ giá.
Sau khi đánh giá được thực trạng về rủi ro tỷ giá, tôi cũng xin đề xuất một số

giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tỷ giá tại ngân hàng và một số kiến
nghị đối với NHNN và NHNT trung ương.
Với quy mơ một khóa luận tốt nghiệp và khả năng bản thân cịn hạn chế nên
khóa luận vẫn cịn tồn tại nhiều sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy cơ và
bạn bè để đề tài có thể hồn thiện hơn.

SVTH: Đỗ Thị Ngọc Anh

9


Khóa luận tốt nghiệp

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế đặc thù như quy luật giá trị,
quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh… ngày càng phát huy tác dụng. Những rủi ro
trong sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến hiệu

quả kinh doanh của các NH thương mại (NHTM). Các NH và các định chế tài chính
phi NH trước hết là trung gian tài chính, chúng “đứng trong vịng vây” của bốn nhóm
của những người có vốn và cần vốn trong nền kinh tế gồm : Hộ gia đình, doanh
nghiệp, chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài. Sản phẩm mà các NHTM mua, bán kinh
doanh trên thị trường là các dịch vụ lưu chuyển vốn và các tiện ích NH khác. .
Kinh doanh trong lĩnh vực NH là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi
ro, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ. Thống đốc NH Lê Đức Thúy có từng
phát biểu: “Kinh doanh bao giờ cũng có rủi ro, kinh doanh ngoại tệ càng rủi ro bởi
đánh giá được biến động của các đồng tiền trên thị trường quốc tế tính bằng phút. Chỉ
cần tính sai là lỗ”. Ngồi các rủi ro thông thường mà các hoạt động khác cũng phải đối
mặt như rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro kỹ thuật, rủi ro pháp
lý, rủi ro quốc gia… thì kinh doanh ngoại tệ cịn chịu thêm một rủi ro đặc biệt, đó là
rủi ro tỷ giá. Do tỷ giá biến động thường xuyên và vô lối, nên rủi ro tỷ giá được
xem là rủi ro thường trực gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạt động kinh
doanh ngoại hối của các ngân hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của biến động
tỷ giá đến kinh doanh ngoại tệ là hết sức cần thiết và qua đó ta có thể tìm ra một số
biện pháp hữu hiệu để phịng ngừa và hạn chế rủi ro tỷ giá. Chính vì lí do này mà tơi
xin chọn đề tài “Phân tích rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại
NH thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Huế”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
+ Khái quát được những vấn đề lý luận về rủi ro tỷ giá và biện pháp phòng
ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH thương mại.
+ Phân tích thực trạng tình hình rủi ro tỷ giá tại Vietcombank Huế

SVTH: Đỗ Thị Ngọc Anh

10



Khóa luận tốt nghiệp

+ Khái quát được những vấn đề lý luận về rủi ro tỷ giá và biện pháp hạn chế
rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH thương mại
+ Có cái nhìn tổng quát rõ hơn về rủi ro tỷ giá.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Có cái nhìn tổng quan về kinh nghiệm quản trị rủi ro tỷ giá ở một số NH
trong nước và quốc tế cũng như hiểu rõ hơn về rủi ro tỷ giá
+ Tỉm hiểu hoạt dộng kinh doanh ngoại tệ tại Vietcombank Huế cũng như tìm
hiểu rủi ro trong hoạt động này thực tế ở NH.
+ Nhận dạng, đo lường, phân tích những dấu hiệu gây ra rủi ro tỷ giá tại
Vietcombank Huế. Từ đó phát hiện những dấu hiệu và nguyên nhân chủ quan và
khách quan gây ra rủi ro thông qua việc phỏng vấn nhân viên và khách hàng.
+ Từ định hướng hoạt động của Vietcombank Huế, luận văn đưa ra một số giải
pháp và kiến nghị mang tính thực tiễn cao góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả
hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung tại
Vietcombank Huế.
3. Phạm vi nghiên cứu
Với thời gian nghiên cứu và năng lực còn hạn chế nên đề tài chỉ thực hiện nghiên
cứu trong thời gian 3 năm từ năm 2008 đến 2010 với hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại
chi nhánh. Bên cạnh đó, đề tài sẽ có tính ứng dụng cao hơn khi được tiến hành nghiên
cứu với đối tượng là NH Ngoại Thương Việt Nam chứ không chỉ riêng một chi nhánh.
4. Bố cục
Bố cục đề tài có 3 phần:
Phần 1: Phần mờ đầu
Phần 2: Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản trị rủi ro tỷ giá trong ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá trong ngân hàng TMCP Ngoại
Thương Việt Nam – chi nhánh Huế
Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ

tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Huế
Phần 3: Kết luận và kiến nghị

SVTH: Đỗ Thị Ngọc Anh

11


Khóa luận tốt nghiệp

Phần 2: NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Cơ sở lý luận của hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá trong NHTM
1.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm
Luật tín dụng do Quốc hội khóa X thơng qua vào ngày 12 tháng 12 năm 1997,
định nghĩa: Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện
tồn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan. Luật này cịn định
nghĩa: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
Luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch
vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng
các dịch vụ thanh tốn.
Luật tổ chức tín dụng khơng có định nghĩa hoạt động ngân hàng vì khái niệm
này đã được định nghĩa trong Luật Ngân hàng Nhà nước, cũng do Quốc hội khóa X
thơng qua cùng ngày. Luật Ngân hàng Nhà nước định nghĩa: Hoạt động ngân hàng là
hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận
tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.
Đặc điểm kinh doanh của ngân hàng thương mại:
- Vốn bằng tiền vừa là phương tiện kinh doanh, mục đích kinh doanh, vừa là

đối tượng kinh doanh.
- Ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác, vì vậy ngân hàng
chịu sự kiểm sốt của rất nhiều cơ quan chức năng của luật pháp.
- Một trong những sản phẩm chủ yếu của ngân hàng là tín dụng thể hiện dưới
dạng quan hệ mua bán quyền sử dụng vốn, trong đó lãi suất được xem là giá cả của
hàng hố tín dụng.
- Trong q trình kinh doanh, ngân hàng có quan hệ với nhiều đối tượng khách
hàng huy động trong các ngành nghề khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau, vì vậy
hoạt động của ngân hàng thường gặp rủi ro cao.

SVTH: Đỗ Thị Ngọc Anh

12


Khóa luận tốt nghiệp

- Hoạt động ngân hàng có tính thống nhất và có tính liên kết cao trong hệ thống
ngân hàng trong nước và trên phạm vi quốc tế, đồng thời tính cạnh tranh và hợp tác
giữa các ngân hàng cũng rất cao.
1.1.1.2 Các chức năng của ngân hàng thương mại
a. Ngân hàng thương mại là trung gian tín dụng
Đây là chức năng cơ bản và đặc trưng nhất của ngân hàng thương mại và có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. Thực
hiện chức năng này, một mặt ngân hàng thương mại huy động và tập trung vốn tiền tệ
tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, ngân
hàng sử dụng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Khi thực hiện chức
năng làm trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã huy động triệt để được các
khoản vốn nhàn rỗi, điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích q trình ln
chuyển vốn của tồn xã hội và thúc đẩy q trình tái sản xuất của doanh nghiệp.

b. Ngân hàng thương mại là trung gian thanh toán
Trong chức năng này, xuất phát từ việc ngân hàng là người thủ quỹ của các
doanh nghiệp, khiến cho ngân hàng có thể thực hiện các dịch vụ thanh toán theo sự ủy
nhiệm của khách hàng. Trong khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra các cơng
cụ lưu thơng tín dụng và độc quyền quản lý các cơng cụ đó (séc, giấy chuyển tiền, thẻ
thanh toán…) đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều chi phí về lưu thơng.
c. Ngân hàng thương mại là trung gian thực hiện chính sách kinh tế quốc gia
Hệ thống ngân hàng thương mại mặc dù mang tính chất độc lập nhưng nó ln
ln chịu sự quản lý chặt chẽ của ngân hàng trung ương vè mọi mặt. Đặc biệt ngân
hàng thương mại phải luôn tuân theo các quyết định của ngân hàng trung ương về việc
thực hiện chính sách tiền tệ. Để ổn định giá trị đồng tiền, lượng tiền cung ứng trong
nền kinh tế phải phù hợp với giá trị hàng hóa lưu thơng, do đó, ngân hàng trung ương
sử dụng cơng cụ của chính sách tiền tệ để điều hịa khối lượng tiền tệ trong lưu thơng
và bắt buộc các ngân hàng thương mại chấp hành. Như vậy các ngân hàng thương mại
là các chủ thể đóng vai trị quan trọng trong q trình thực hiện chính sách tiền tệ của
ngân hàng trung ương.
d. Ngân hàng thương mại tạo “bút tệ” hay tiền ghi sổ trong nền kinh tế

SVTH: Đỗ Thị Ngọc Anh

13


Khóa luận tốt nghiệp

Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức trung gian tài chính, làm
trung gian giữa cung và cầu về vốn tiền tệ. Ngoài việc thu hút tiền gửi và cho vay trên
số tiền gửi đó, ngân hàng thương mại cịn tạo tiền khi phát tín dụng. Nghĩa là vốn phát
qua tín dụng khơng nhất thiết dựa trên vàng hay tiền giấy đã gửi vào ngân hàng, tiền
vay không trên cơ sở số tiền gửi, mà khoản tín dụng đó do ngân hàng tạo ra tiền để cho

vay gọi là "bút tệ", hay tiền bút toán hay tiền ghi sổ. Khi hết hạn vay, người vay trả nợ
ngân hàng, tiền vay rút khỏi lưu thông quay trở lại ngân hàng tiền bị hủy bỏ. Trong
phạm vi nền kinh tế hoạt động cho vay và trả nợ diễn ra thường xuyên, hàng ngày có
tiền tạo ra và tiền hủy đi. Khối lượng tiền tệ trong lưu thông tăng lên khi luồng tiền tạo
ra (phát tiền tệ) lớn hơn luồng tiền hủy đi (trả nợ ngân hàng).
1.1.1.3 Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM
a. Hoạt động huy động vốn
Ngân hàng thương mại được phép huy động vốn dưới các hình thức sau:
- Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình
thức tiền gửi khơng kì hạn, tiền gửi có kì hạn và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động
vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngồi nước.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ
chức tín dụng nước ngồi.
- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước.
- Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
b. Hoạt động tín dụng
Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới hình thức
cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho th tài chính
và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong các hoạt động
cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Cho vay: Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới
các hình thức như: cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ và đời sống và cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư
phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống.

SVTH: Đỗ Thị Ngọc Anh

14



Khóa luận tốt nghiệp

Bảo lãnh: Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo
lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh khác bằng uy tín
và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối
với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng thương mại không được
vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của ngân hàng thương mại.
Chiết khấu: Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy
tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương
phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.
Cho thuê tài chính: Ngân hàng thương mại được hoạt động cho th tài chính
nhưng phải thành lập cơng ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt
động của cơng ty cho th tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ
chức và hoạt động của cơng ty cho th tài chính.
c. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua
ngân hàng, ngân hàng thương mại được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài
nước. Để thực hiện thanh tốn giữa các ngân hàng với nhau thơng qua NHNN, ngân
hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi ngân hàng
thương mại đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy
định. Ngoài ra, chi nhánh của ngân hàng thương mại được mở tài khoản tiền gửi tại chi
nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Hoạt động
dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của ngân NHTM bao gồm các hoạt động sau:
- Cung cấp các phương tiện thanh toán.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.
- Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên
ngân hàng trong nước.
- Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép.

SVTH: Đỗ Thị Ngọc Anh

15


Khóa luận tốt nghiệp

d. Các hoạt động khác
Ngồi các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung
cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, ngân hàng thương mại cịn có thể thực hiện một
số hoạt động khác, bao gồm:
Góp vốn mua cổ phần: Ngân hàng thương mại được dùng vốn điều lệ và quỹ
dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong
nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, ngân hàng thương mại cịn được góp vốn,
mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh.
Tham gia thị trường tiền tệ: Ngân hàng thương mại được tham gia thị
trường tiền tệ, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thơng qua hình thức mua bán
các công cụ của thị trường tiền tệ.
Kinh doanh ngoại hối: Ngân hàng thương mại được phép trực tiếp kinh
doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị
trường trong nước và thị trường quốc tế.
Ủy thác và nhận ủy thác: Ngân hàng thương mại được ủy thác, nhận ủy thác
làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài
sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý.
Cung ứng dịch vụ bảo hiểm: Ngân hàng thương mại được cung ứng dịch vụ
bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm

theo quy định của pháp luật.
Tư vấn tài chính: Ngân hàng thương mại được cung ứng các dịch vụ tư vấn
tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty
tư vấn trực thuộc ngân hàng.
Bảo quản vật có giá: Ngân hàng thương mại được thực hiện các dịch vụ bảo
quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên quan
theo quy định của pháp luật.
1.1.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
1.1.2.1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH thương mại
Một trong những dịch vụ NH đầu tiên được thực hiện là trao đổi mua bán ngoại
tệ. Trong đó mộ NH đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và

SVTH: Đỗ Thị Ngọc Anh

16


Khóa luận tốt nghiệp

hưởng phí dịch vụ. Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ
do các NH lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao,
đồng thời u cầu phải có trình độ chun mơn cao.
Kinh doanh ngoại tệ theo nghĩa rộng bao gồm việc mua bán, gửi vay các loại
ngoại tệ nhằm đảm bảo cân đối các nhu cầu về ngoại tệ cho NH và tìm cách thu lời
thông qua chênh lệch về tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau.
Theo nghĩa thông thường thì kinh doanh ngoại tệ chỉ là các hoạt động mua bán
ngoại tệ của các NHTM khi tham gia trên thị trường trong và ngoài nước nhằm đảm
bảo nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng, thu lợi cho chính NH.
1.1.2.2. Vai trị của hoạt động kinh doanh ngoại tệ
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ giúp các NHTM nâng cao khả năng cạnh tranh

của mình so với các NH khác, thêm vào đó mang lại lợi nhuận đáng kể cho NH, đặc
biệt đối với các NH thương mại có hoạt động kinh doanh ngoại tệ phát triển.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ cho các doanh nghiệp
trong nền kinh tế thanh tốn các hợp đồng ngoại thương, góp phần làm cho các hoạt động
ngoại thương và thanh toán ngoại tệ của khách hàng diễn ra một cách thuận lợi.
- Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ có thể được dung như các cơng cụ phịng
ngừa rủi ro, đặc biệt là các rủi ro liên quan đến lãi suất và tỷ giá.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ góp phần nâng cao vị thế của NH thương mại
trên trường quốc tế thông qua mua bán giao dịch với các NH nước ngoài.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ làm tăng dự trữ ngoại hối của quốc gia, góp
phần hồn thiện chính sách của Chính phủ về tỷ giá, lãi suất, điều tiết cung cầu ngoại
hối trên thị trường.
1.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua bán ngoại tệ của NH
Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ của NH có rất nhiều rủi ro. Bản thân ngoại tệ cũng
luôn tiềm ẩn nhiều biến động, nên hoạt động kinh doanh ngoại tệ chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố chủ quan và khách quan như: Tỷ giá, nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp,
tâm lý, hoạt động xuất nhập khẩu, lãi suất của đồng ngoại tệ, chính sách quản lý ngoại
hối, lượng ngoại tệ dự trữ, tính cạnh tranh ...v...v…

SVTH: Đỗ Thị Ngọc Anh

17


Khóa luận tốt nghiệp

- Hoạt động mua bán ngoại tệ ln gắn liền với vấn đề tỷ giá. Có thể xem tỷ giá
là yếu tố đầu tiên tác động trực tiếp đến hoạt động mua bán ngoại tệ của chi nhánh.
Nếu tỷ giá có xu hướng tăng (đồng ngoại tệ lên giá) thì cung ngoại tệ sẽ nhỏ hơn cầu
ngoại tệ. Bởi vì ai cũng muốn mua ngoại tệ sớm và người có ngoại tệ lại khơng muốn

mua bán sớm, do vậy hoạt động mua ngoại tệ trở nên khó khăn. Ngược lại, khi tỷ giá
hối đoái giảm (đồng ngoại tệ xuống giá) thì hoạt động mua ngoại tệ của NH sẽ trở nên
dễ dàng hơn và hoạt động mua bán ngoại tệ trở nên khó khăn.
- Nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp: phần lớn hoạt động mua bán ngoại tệ của
NH là phục vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hoạt động xuất nhập khẩu của
các doanh nghiệp này thường có tính thời vụ cao, nên hoạt động mua bán ngoại tệ của
NH cũng ít nhiều có tính thời vụ.
- Một trong những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ mà NH
không thể kiểm sốt được, đó là yếu tố tâm lý. Nếu trước đây người dân Việt Nam
thường dùng vàng làm phương tiện cất trữ thì ngày nay người ta thường thích cất trữ
bằng ngoại tệ mạnh (đặc biệt là USD) hơn là trữ vàng. Do vậy, khi có một điều bất
thường xảy ra (như khủng bố , chiến tranh , thiên tai …) làm cho tỷ giá biến động thì
họ thường hành động theo số đông, cùng bán ra hoặc cùng mua vào ngoại tệ. Điều này
ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động mua bán ngoại tệ của các NH. Mặt khác, người
dân Việt Nam vẫn cịn thói quen giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do, nên
hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH cũng phần nào bị ảnh hưởng.
- Hoạt động mua bán ngoại tệ còn bị quản lý, kiểm soát chặt chẽ bởi cở chế quản
lý ngoại hối do Nhà nước ban hành. Đồng thời các chi nhánh NH còn phải tuân theo
quy định về trạng thái ngoại tệ hằng ngày của NH Trung Ương.
1.1.3. Rủi ro và rủi ro tỷ giá

SVTH: Đỗ Thị Ngọc Anh

18


Khóa luận tốt nghiệp

1.1.3.1. Khái niệm về rủi ro
Rủi ro được nhìn nhận theo 2 trường phái khác nhau. Theo trường phái truyền

thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó
được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài
sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu
là những bất trắc ngồi ý muốn xảy ra trong q trình kinh doanh, sản xuất của doanh
nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Điều đó được
thể hiện qua các định nghĩa sau đây:
- “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến” (Từ điển Tiếng Việt,
1995)
- “Rủi ro là sự không may” (GS. Nguyễn Lân, Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam,
1998)
- “Rủi ro trong kinh doanh là sự tổn thất về tài sản, các nguồn lực; sự giảm sút về
lợi nhuận hay những yếu tố xảy ra ngoài ý muốn, tác động xấu đến hoạt động sản xuất
kinh doanh và quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp” (Đồn Thị Hồng Vân,
2002)
Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm
hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều khơng chắc chắn có thể
xảy ra cho con người.
Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang
tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát
cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực
nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phịng ngừa, hạn chế những
rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai. Những
quan điểm về trường phái này như sau:
- “Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả” (William & Michael Smith;
1995, Risk Management and Insurance)
- “Rủi ro là các biến cố khơng thể đốn trước được” (Doherty, Corporate Risk
Management)
1.1.3.2. Khái niệm về rủi ro tỷ giá

SVTH: Đỗ Thị Ngọc Anh


19


Khóa luận tốt nghiệp

Rủi ro tỷ giá là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến cho NH khỉ tỷ giá hối đối
thay đổi ngồi dự tính của NH. Là rủi ro có thể xảy ra khi tỷ giá giao ngay thay đổi.
Trên thị trường tỷ giá và lãi suất đều liên tục thay đổi nhưng tỷ giá thì thông thường
thay đổi nhanh hơn so với lãi suất. Trong cơ chế thị trường, tỷ giá thường xuyên giao
động. Sự thay đổi này cùng với trạng thái ngoại hối của ngân hang tạo ra thu nhập
thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời. Tuy nhiên, có những thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến
dẫn đến tổn thất cho NH.
1.1.3.3 Nguyên nhân gây rủi ro tỷ giá
Có hai ngun nhân chính làm phát sinh rủi ro tỷ giá, đó là:
- Các ngân hàng mua bán ngoại tệ nhằm phục vụ cho khách hàng và mua ván cho
chính mình
- Các ngân hàng đầu tư vào tài sản có và huy động vốn bằng ngoại tệ
Cả hai nguyên nhân này tạo ra một xu hướng trạng thái ngoại tệ ròng (trường
hoặc đoản) đối với hầu hết các NHTM hiện đại. [1, tr 253]
Trạng thái ngoại tệ là khoản chênh lệch giữa số lượng ngoại tệ mua vào và số
lượng ngoại tệ bán ra trong tất cả các loại ngoại tệ được NH đang sử dụng. Khi xem
xét trạng thái ngoại tệ cần lưu ý rằng mọi giao dịch được tính vào trạng thái ngoại
tệ ngay khi phát sinh giao dịch.
Trạng thái ngoại tệ

= Trạng thái nội bảng + Trạng thái ngoại bảng

= [Tài sản có ngoại tệ - Tài sản nợ ngoại tệ]
+ [ Doanh số mua vào – Doanh số bán ra]

1.1.3.4. Lượng hóa rủi ro tỷ giá
* Nguồn làm phát sinh rủi ro tỷ giá
Trên thị trường ngoại hối (mua, bán các đồng tiền khác nhau), có ba phương
pháp cơ bản để thu lãi. Chẳng hạn trên thị trường giao ngay, đó là:
- Lãi phát sinh khi nhà kinh doanh tạo trạng thái ngoại hối (Exchange Position):
Nhà kinh doanh có thể tạo trạng thái ngoại hối bằng cách mua bán một đồng tiền nào
đó, chờ cho tỷ giá biến động, sau đó cân bằng trạng thái ngoại hối và thu lãi.

SVTH: Đỗ Thị Ngọc Anh

20



×