Tải bản đầy đủ (.docx) (141 trang)

luận văn thạc sĩ thích ứng nghề nghiệp sư phạm của giảng viên trẻ ở trường sĩ quan pháo binh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 141 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi người từ khi sinh ra đã gắn với một điều kiện xã hội lịch sử nhất
định. Trong quá trình sống, mỗi người cần phải luôn chủ động nhận thức, điều
chỉnh, thay đổi bản thân cả về đời sống tâm lý bên trong lẫn hệ thống thái độ,
hành vi bên ngoài cho phù hợp với điều kiện môi trường hoạt động sống luôn
luôn vận động biến đổi; đây được xem như là sự thích ứng của cá nhân với
mơi trường điều kiện hồn cảnh sống. Như vậy, thích ứng ln gắn với sự
hình thành phát triển những phẩm chất tâm lý và năng lực cá nhân. Trong hoạt
động sống của con người, những người nào có sự thích ứng tốt sẽ đạt hiệu quả
cao và ngược lại, những người có sự thích ứng khơng tốt sẽ gặp nhiều khó
khăn trong cuộc sống và cơng việc.
Hoạt động sư phạm, là hoạt động nghề gắn liền với giáo dục phát
triển con người, nghề tái sản xuất sức lao động xã hội, gắn liền với sự vận
động phát triển của xã hội. Trong giai đoạn hiện nay Đảng ta xác địinh:
“Phát triển giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài”; “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào
tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn
diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng
pháp luật và trách nhiệm cơng dân” [11]. Điều đó địi hỏi người giáo viên
với vai trò là chủ thể của hoạt động dạy phải có sự thích ứng cao; đáp ứng
tốt điều kiện hoàn cảnh và yêu cầu nhiệm vụ giáo dục đào tạo hiện naymới.
Trường Sĩ quan Pháo binh là trung tâm đào tạo sĩ quan chỉ huy pháo binh
cho toàn quân. Đội ngũ giảng viên là lực lượng trung tâm, nòng cốt quyết định
chất lượng giáo dục - đào tạo của Nhà trường. Trong những năm qua Nhà
trường đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục - đào tạo và yêu cầu ngày càng
cao của sự nghiệp xây dựng và phát triển quân đội. Tuy nhiên, chất lượng giảng
viên trẻ hiện nay vẫn cịn có những hạn chế nhất định, đáp ứng chưa tốt yêu



2

cầu giáo dục đào tạo của Nhà trường trong tình hình mới. Một trong những
nguyên nhân của những hạn chế đó là sự thích ứng với nghề sư phạm của nhiều
giảng viên trẻ còn thấp; chưa huy động và bộc lộ hợp lý những phẩm chất
tâm lý cá nhân; chưa có thái độ và những kỹ năng phù hợp với những yêu
cầu, điều kiện hoạt động nghề nghiệp sư phạm ở Nhà trường; cịn có biểu
hiện lúng túng, thiếu linh hoạt, thiếu tự tin, mất bình tĩnh trong giảng dạy, hiệu
quả thấp trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học viên; chưa chủ động trong
thực hiện các công tác chun mơn; cịn khó khăn trong thiết lập và giải quyết
các mơi quan hệ cơng tác. Do vậy, để góp phần xây dựng và nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên của Nhà trường, chúng tôi nhận thấy cần tiến hành
nghiên cứu nhằm đề xuất một số biện pháp nâng cao sự thích ứng nghề nghiệp
sư phạm cho giảng viên trẻ trong giai đoạn hiện nay.
Thực tếừ trước tới nay, nghiên cứu sự thích ứng của con người trong các
hình thức hoạt động sống khác nhau là nội dung vốn được nhiều tác giả quan
tâm. Song chưa có một cơng trình khoa học nào mang tính hệ thống nghiên cứu
về thích ứng nghề nghệp sư phạm của người giảng viên trong điều kiện môi
trường sư phạm đặc thù ở Trường Sĩ quan Pháo binh. Xuất phát từ những đòi
hỏi khách quan trên, việc nghiên cứu có tính hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn
từ đó đề ra những giải pháp giúp giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo binh
thích ứng tốt hơn với nghề nghiệp sư phạm là vấn đề vừa có tính thời sự cấp
bách vừa có ý nghĩa cơ bản lâu dài. Vì vậy, chúng tơi chọn vấn đề "Thích ứng
nghề nghiệp sư phạm của giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo binh" làm
đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Xã hội ngày càng phát triển địi hỏi con người ngày càng phải có khả
năngsự thích ứng cao. . Những nghiên cứu khoa học về sự thích ứng sẽ giúp
con người có nhiều năng lực hơn trong việc trinh phục và cải tạo thế giới cũng

như hồn thiện chính nhân cách của bản thân. Vấn đề thích ứng nói chung và


3

thích ứng nghề nghiệp nói riêng từ trước tới nay đã có nhiều nhà khoa học trên
thế giới và trong nước nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau.
* Các nghiên cứu ở nước ngoài
Được coi như người khởi xướng của tâm lý học thích ứng, đó là nhà
tâm lý học người Anh Spencer H. (1820-1903) (1895) với tác phẩm nổi tiếng
“Những nguyên lý Tâm lý học”. Trong tác phẩm này, tác giả dựa trên học
thuyết tiến hóa để phân tích q trình thích ứng tâm lý ở con người từ đó ơng
cho rằng: Cuộc sống là sự thích ứng liên tục của các mối quan hệ bên trong
với môi quan hệ bên ngồi. Như vậy, theo tác giả thích ứng đó là thay sự đổi
đời sống tâm lý của con người trước sự thay đổi của điểu kiện bên ngồi. Tuy
nhiên, sự thay đổi đó cịn mang tính thụ động chưa thấy rõ vai trị của chủ thể
trong thích ứng.
Năm 1969, E.A. Ermơlaeva xem xét đặc điểm thích ứng xã hội và nghề
nghiệp của sinh viên tốt nghiệp sư phạm đã khẳng định: “Thích ứng là một q
trình thích nghi của người lao động với đặc điểm và điều kiện lao động trong
một tập thể nhất định” [53]. Với luận điểm nay, tác giả đã chỉ ra các yếu tố bên
ngồi ảnh hưởng tới sự thích ứng đó là đặc điểm, điều kiện hoạt động, tính chất
và mối quan hệ trong hoạt động… Tuy nhiên, tác giả đã đồng nhất thích ứng vớ
tích nghi.
Tác giả Golomstooc A.E, năm 1979 đã nghiên cứu về sự thích ứng
nghề nghiệp. Trong cơng trình nghiên cứu của mình ơng dùng thuật ngữ
“thích hợp” thay cho từ “thích ứng”; thích hợp nghề nghiệp được xem như là
sự thích nghi đặc biệt của con gười với hoạt động nghề nghiệp; thích ứng
nghề nghiệp khơng chỉ đơn giản như quá trình lĩnh hội, thâm nhập vào các
điều kiện mới mà đó cịn bao gồm tình cảm và coi đó như là một thuộc tính

của nhân cách. Với cách tiếp cận này của Golomstooc A.E đã khá phù hợp với


4

nghiên cứu thích ứng nghề hiện đại. Tuy nhiên, ơng vẫn chưa làm rõ bản chất
của q trình thích ứng nghề và chưa gắn với một nghề cụ thể nào [17].
Tác giả R.D. Duffy và D.L. Blustein cho rằng thích ứng nghề nghiệp
được hiểu như là sự tự quy định về nghề; sự tự lựa chọn nghề, tự mong muốn
đạt được kết quả nhất định về nghề [52]. Để hoạt động nghề đạt hiệu quả đòi
hỏi mỗi cá nhân phải có sự thích ứng tốt với nghề nghiệp của họ; khi có sự
thích ứng nghề nghiệp cá nhân đó sẽ chủ động, tích cực trong cơng việc, say
mê, dồn hết khả năng tâm trí của mình cho hoạt động nghề. Như vậy, tác giả
đã tiếp cận thích ứng nghề thơng qua các bểu hiện cụ thể ở chủ thể; tác giả
chưa đi sâu làm rõ vai trò mối quan hệ của thay đổi đời sống tâm lý bên trong
với điều kiện hồn cảnh bên ngồi.
B. Hesketh trong bài viết:“Thích ứng tâm lý nghề nghiệp để đương
đầu với mọi thay đổi” [51]. Đã nghiên cứu việc đào tạo những công nghệ
mới cho người lao động, tạo điều kiện cho họ nhanh chóng thích nghi
với những cơng nghệ đó và hình thành những kỹ năng cần thiết; thích
ứng tâm lý nghề giúp người lao động sẵn sàng đương đầu với những
thay đổi; để hình thành thích ứng nghề khơng chỉ cung cấp tri thức về
nghề mà cịn điều đặc biệt hơn đó là hình thành ở họ các kỹ năng nghề.
Như vậy, theo tác giả mức độ thích ứng nghề phụ thuộc vào số lượng kỹ
năng nghề; nâng cao sự thích ứng bằng những cơng nghệ hình thành kỹ
năng; tác giả chưa đề cập đến vai trị của chủ thể trong thích ứng.
Theo nghiên cứu của B.P. Allen (1990) về thích ứng học tập của sinh
viên đưa ra điều kiện thích ứng là hình thành ở sinh viên 4 nhóm kỹ năng đó là:
kỹ năng sử dụng quỹ thời gian cá nhân; kỹ năng hình thành các hành động học
tập và các phẩm chất khác; kỹ năng làm chủ các cảm xúc tiêu cực; kỹ năng chủ

động luyện tập và hình thành các thói quen hành vi mang tính nghề nghiệp.
Theo cách tiếp cận này B.P. Allen mới chỉ giải thích sự thich ứng hay không


5

thích ứng trên cơ sở biết hay khơng biết một số kỹ năng nào đó, chưa chú ý đến
khía cạnh môi trường hoạt động của sinh viên.
Nghiện cứu của Savickas & Porfeli (2012) về mơ hình lý thuyết
xây dựng nghề nghiệp cho răng các dấu hiệu về thái độ, niềm tin và
năng lực tạo thành khả năng thích ứng. Biểu hiên cụ thể năng lực thích
ứng ở cá nhân đó là sự quan tâm đến nghề nghiệp, sự kiểm soát nghề
nghiệp; sự tò mò nghề nghiệp và sự tự tin nghề nghiệp, cách tiếp cận
này được gọi là tiếp cận theo mơ hình 4C. Đâyậy là cách tiếp cận khá
tồn diện về thích ứng nghề nghiệp và đang được dùng khá phổ biển
hiện nay trong nghiên cứu về thích ứng nghề nghiệp. Tuy nhiên, ở một
lĩnh vực hoạt động đặc thù đó là nghề nghiệp sư phạm qn sự thì cách
tiếp cận theo mơ hình 4C là chưa đủ mà cần có các tiêu chí làm rõ hơn
về nhận thức, thái độ và hệ thống kỹ năng nghề nghiệp của người giảng
viên.
Các nghiên cứu trên thế giới về thích ứng và thích ứng nghề, đã tập
trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận nói chung về thích ứng và thích
ứng nghề nói riêng; tuy nhiên, vẫn cịn thiếu các cơng trình nghiên cứu cụ thể
về thích ứng nghề nghiệp của giảng viên trẻ.
* Các nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, thích ứng nói chung và thích ứng nghề nghiệp nói riêng
cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm; có nhiều cơng trình nghiên cứu về
thích ứng nghề nghiệp. Có thể nêu lên một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu
sau đây:
Tác giả, Đỗ Mạnh Tôn (1996) “Nghiên cứu sự thích ứng đối với học

tập và rèn luyện của học viên các trường sỹ quan quân đội” cho rằng: Sự
thích ứng học tập thể hiện trên ba phương diện: động cơ và xu hướng nghề
nghiệp; kỹ năng và kỹ xảo học tập; thói quen và hành vi học tâp. Các chỉ số
biểu hiện sự thích ứng học tập của học viên quân sự là: sự say xưa hứng thú


6

học tập, kết quả học tập cao, tính kỷ luật trong học tập. Từ đó tác giả đã lựa
chọn kỹ năng học tập cơ bản (kỹ năng nghe, kỹ năng ghi bài) của học viên để
tiến hành các tác động sư phạm [35].
Tác giả , Lê Ngọc Lan (2002) “Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động
học của sinh viên đại học Sư phạm Hà Nội” đã khẳng định: thích ứng với
cuộc sống và hoạt động ở môi trường mới có nhiều u cầu mới cao hơn là
một q trình lâu dài; tốc độ và kết quả của quá trình đó phụ thuộc rất nhiều
vào sự nỗ lực, ý thức và khả năng của mỗi sinh viên. Từ đó, tác giả đưa ra kiến
nghị cần xây dựng cho sinh viên phương pháp học tập mới phù hợp với chương
trình nơi dung học tập mới [25].
Nhóm tác giả: Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị trong giáo trình
“Tâm lý học Sư phạm đại học” đã tiếp cận dưới góc độ lý luận về thích ứng
học tập của sinh viên đại học [38]. Theo đó, sự thích ứng hoạt động học tập
của sinh viên được biểu hiện trong các hoạt động học tâp cụ thể của sinh
viên gắn với quá trình sư phạm tại nhà trường. Đây là cách tiếp cận phù
hợp với nghiên cứu thích ứng hoạt động hoa cụ thể đó là hoạt động học tập.
Đối với hoạt động nghề nghiệp sư phạm qn sự ngồi thích ứng với hoạt
động giảng dạy cịn phải tính đến các yếu tố về mơi trường sư phạm cũng
như các kỹ năng hoạt động khác của ngươi giảng viên.
Tác giả, Dương Thị Nga (2012), nghiên cứu về năng lực thích ứng nghề
của sinh viên nghành sư phạm cho rằng: “ năng lực thích ứng nghề là khả năng
cá nhân tích cực vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào quá trình rèn luyện, thay

đổi, cải tạo và sáng tạo bản thân và môi trường, nhằm đáp ứng được những yêu
cầu của hoạt động học tập và rèn luyện nghề nghiệp, trong các điều kiện hoàn
cảnh khác nhau”. Tuy nhiên, trong nghiên cứu tác giả mới chỉ đi sâu nghiên cứu
đánh giá thực trạng chưa làm rõ các yếu tố ảnh hưởng.
Tác giả, Trần Thu Hương (2016) nghiên cứu “Thích ứng hoạt động
dạy học của giảng viên trẻ tại các học viện, trường đại học Công an nhân


7

dân” cho rằng: thích ứng hoạt động giảng dạy của giảng viên trẻ thể hiện
trên ba phương diện nhận thức, cảm xúc và hành động. Với cách tiếp cận
này tác giả đã đi sâu nghiên cứu toàn diện về hoạt đơng dạy học của giảng
viên trẻ theo trình tự của quá trình dạy học từ chuẩn bị bài giảng, thực
hành giảng và kiểm tra đánh giá kết quả. Tuy nhiên, trong hoạt động nghề
nghiệp sư phạm quân sự ngoài hoạt động dạy học, người giảng viên còn
thực hiện nhiều hoạt động khác trong môi trường hoạt động rộng hơn hoạt
động dạy và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan, chủ quan hơn.
Do vậy, cần phải có tiếp cận khác phù hợp hơn để nghiên cứu thích ứng
nghề nghiệp sư phạm của giảng viên trẻ.
Nhóm tác giả Trần Quang Tiến, Lê Thị Tường Vân, Bùi Diễm Hằng, Lê
Hồng Việt (2020); nghiên cứu “Khả năng thích ứng nghề nghiệp của lao
động nữ trước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” [37] đã
nghiên cứu khả năng thích ứng nghề nghiệp trên các biểu hiện về nhận thức,
về mức độ đáp ứng với yêu cầu công việc, về mức độ quan tâm đến tương lai
nghề nghiệp, mức độ kiểm soát nghề nghiệp, mức độ khám phá nghề nghiệp
và mức độ tự tin nghề nghiệp. Đây là cách tiếp cận khá tồn diện về thích ứng
nghề nghiệp. Tuy nhiên, để thích ứng nghề nghiệp sư phạm trong điều kiện
mơi trường qn sự ngồi kiến thức cịn u cầu cao ở người giảng viên về
thái độ và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp. Do vậy, cần có cách tiếp cận để

nghiên cứu thấy rõ hơn về thái độ và kỹ năng trong sự thích ứng nghề nghiệp
sư phạm quân sự của giảng viên trẻ.
Các nghiên cứu nói trên đã nêu được những vấn đề lý luận chung về
thích ứng, thích ứng với hoạt động học và hoạt động nghề nghiệp; trong đó, các
tác giả cũng đã đưa ra một số mơ hình cấu trúc cũng như những biểu hiện thích
ứng trong các hình thức hoạt động đó.
Mặc dù, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu thích ứng nghề nghiệp sư
phạm của giảng viên trẻ với hoạt động đặc thù của Trường Sĩ quan Pháo binh.


8

Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và các nhà
tâm lý hoc nói riêng là cơ sở lý luận quan trọng cho phép chúng tơi tiếp tục đi
sâu nghiên cứu vấn đề “Thích ứng nghề nghiệp sư phạm của giảng viên trẻ ở
Trường Sĩ quan Pháo binh” trong điều kiện hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ lý luận và thực tiễn thích ứng nghề nghiệp sư phạm
của giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo binh,; nghiên cứu sẽ đề xuất một số
biện pháp tâm lý sư phạm nhằm nâng cao sự thích ứng nghề nghiệp sư phạm
của giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo binh.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về thích ứng nghề nghiệp sư phạm của giảng
viên trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo binh.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng thích
ứng nghề nghiệp sư phạm của giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo binh.
- Đề xuất một số biện pháp tâm lý sư phạm nhằm nâng cao sự thích ứng
nghề nghiệp sư phạm cho giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo binh.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Khách thể nghiên cứu
Giảng viên, học viên, cán bộ quản lý Trường Sĩ quan Pháo binh.
* Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện thích ứng nghề nghiệp sư phạm của giảng viên trẻ ở Trường
Sĩ quan Pháo binh.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu biểu hiện thích ứng nghề nghiệp sư
phạm của giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo binh; về thời gian điều tra,
khảo sát chủ yếu trong 3 năm (từ năm 2017 đến năm 2020).
5. Giả thuyết khoa học
5.1. Thích ứng nghề nghiệp sư phạm có quan hệ chặt chẽ với kết quả
hoạt động nghề nghiệp của người giảng viên.


9

5.2. Thích ứng nghề nghiệp sư phạm của giảng viên trẻ biểu hiện ở nhận
thức, thái độ và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp sư phạm.
5.3. Thích ứng nghề nghiệp của giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo
binh chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan như: xu hướng nghề nghiệp
sư phạm, năng lực nghề nghiệp sư phạm, trình độ đào tạo và yếu tố khách
quan như: điều kiện mơi trường cơng tác, nguồn tuyển chọn bổ nhiệm,
hồn cảnh gia đình, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nghề nghiệp; trong
đó, các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều hơn.
5.4. Nếu làm rõ các biểu hiện, xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng từ
đó tiến hành đồng bộ các biện pháp tâm lý sư phạm thì sẽ nâng cao được sự
thích ứng nghề nghiệp sư phạm của giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo
binh, từ đó nâng cao kết quả hoạt động nghề nghiệp sư phạm của họ.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy
vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin về giáo dục đào tạo; các nguyên
tắc phương pháp luận của Tâm lý học mác xít.
Cụ thể, trên cơ sở nguyên tắc quyết định luận duy vật các hiện tượng
tâm lý, coi thích ứng nghề nghiệp có nguồn gốc từ chính điều kiện khách
quan của thực tiễn nghề tác động vào mỗi cá nhân, được cá nhân nhận thức,
thơng qua “lăng kính chủ quan” của cá nhân. Từ đó định hướng, điều khiển,
điều chỉnh hoạt động, hành vi của bản thân.
Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý - ý thức và hoạt động. Xem thích
ứng như một phẩm chất của nhân cách được hình thành và thể hiện trong quá
trình hoạt động và giao tiếp. Nghiên cứu thích ứng nghề nghiệp của giảng
viên trẻ trong quá trình giảng dạy, cũng như trong mối quan hệ giữa giảng
viên trẻ với các giảng viên khác, giữa giảng viên trẻ với các tập thể khoa giáo
viên và tập thể học viên; nghiên cứu hoạt động tự học tập, rèn luyện của họ để
trở thành các chuyên gia thuộc lĩnh vực mình giảng dạy.
* Phương pháp nghiên cứu


10

Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học và
tâm lý học quân sự, b. Bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
1) Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Thực hiện việc đọc tài liệu, thu thập
thơng tin, phân tích, tổng hợp, hệ thống, mơ hình hóa, khái qt hóa.
Nghiên cứu hệ thống các văn bản lãnh đạo chỉ đạo, hướng dẫn công
tác đào tạo tại Trường Sĩ quan Pháo binh để xem xét điều kiện môi trường
hoạt động nghề nghiệp của người giảng viên.
Các tài liệu liên quan phục vụ cho mục đích nhiệm vụ nghiên cứu gồm:
Các giáo trình, cơng trình, đề tài, bài viết sách tham khảo, tài liệu như trong

danh mục tài liệu tham khảo.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
2) Điều tra bằng bảng hỏiphiếu: được thực hiện đối với 60 giảng
viên trẻ , và cán bộ quản lý giáo dục, nhằm xác định rõ thực trạng sự thích
ứng nghề nghiệp của giảng viên trẻ.
3) Phương pháp

Qquan sát: tiến hành quan sát các hoạt động giảng

dạy, sinh hoạt chuyên môm, trong sinh hoạt thường ngày, trong xử sự các
mối quan hệ, thơng qua đó tìm hiểu đánh giá sự thích ứng nghề nghiệp của
giảng viên trẻ.
4) Thảo luận nhóm tập trung: Tổ chức 01 cuộc thảo luận nhóm tập
trung để tọa đàm trao đổi trực tiếp với giảng viên trẻ, xem xét sự nhận thức,
thái độ và các kỹ năng đối với hoạt động nghề nghiệp của họ.
Nghiên cứu hệ thống các văn bản lãnh đạo chỉ đạo, hướng dẫn công
tác đào tạo tại Trường Sĩ quan Pháo binh để xem xét điều kiện môi trường
hoạt động nghề nghiệp của người giảng viên.
5) Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn là cán bộ quản lý giáo dục,
giảng viên giảng dạy lâu năm có nhiều kinh nghiệm để xem xét mức độ
nhận thức, thái độ và các kỹ năng hiện có đối với hoạt động nghề nghiệp


11

của giảng viên trẻ và tính hiệu quả trong các tác động tới thích ứng nghề
nghiệp của giảng viên trẻ.
6)- Phương pháp thống kê toán học: Số liệu khảo sát định lượng
bằng bảng hỏi đ Được thực hiệnxử lý trên phần mềm SPSS phiên bản 20.0
để tiến hành các phân tích thống kê mơ tả, tính phần trămtần suất, đồng

thời xem xét sự tương quan giữa các biến, và kiểm định hồi quy phục vụ
cho phân tích thơng tin kết quả điều tra việc chứng minh giả thuyết nghiên
cứu.
7. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài phân tích một cách hệ thống những vấn đề lý luận và thực
trạng, cũng như các yếu tố ảnh hướng đến iễn của thích ứng nghề nghiệp sư
phạm của giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo binh hiện nay từ đó đề xuất
một số biện pháp tâm lý - sư phạm nhằm nâng cao mức độ thích ứng nghề
nghiệp sư phạm của giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo binh trong tình
hình mớihiện nay .
Do đó, kết quả nghiên cứu của đĐề tài có thể được sử dụng làm tài liệu
tham khảo trong, nghiên cứu và thiết thực vận dụng vào công tác giáo dục,
đào tạo của Nhà trường.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: Mở đầu, 02 chương (5 tiết), kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.
Cần nêu rõ tên của mỗi chương và tóm tắt những nội dung chính
của mỗi chương/phần- tham khảo cách viết trong cuốn sách của chị
và Học viện Phụ nữ VN.


12

ChChương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG NGHỀ NGHIỆP SƯ PHẠM CỦA
GIẢNG VIÊN TRẺ Ở TRƯỜNG SĨ QUAN PHÁO BINH

1.1. Các khái nệm cơ bản
1.1.1. Nghề nghiệp sư phạm của giảng viên trẻ ở
Trường Sĩ quan Pháo binh

* Khái niệm nghề nghiệp sư phạm
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng, nghề nghiệp được hiểu là “công
việc chuyên làm theo sự phân cơng của xã hội” [47]. Từ đó có thể hiểu: Nghề
là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó con người sử dụng những tri
thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào
đó, đáp ứng được nhu cầu của xã hội và của bản thân
Nghề nghiệp (career, profession, kap6epa...) theo nghĩa Latinh là
công việc chuyên môn được định hình một cách hệ thống, là dạng địi hỏi
một trình độ học vấn nào đó để thực hiện hoạt động cơ bản giúp con người
tồn tại và phát triển.
Theo quan điểm giáo dục học, nghề nghiệp là công việc chuyên mơn
được định hình một cách hệ thống; là dạng địi hỏi một trình độ học vấn nào
đó để thực hiện hoạt động cơ bản, giúp con người tồn tại và phát triển.
Theo nhóm tác giả Trần Quang Tiến, Lê Thị Tường Vân, Bùi Diễm
Hằng, Lê Hồng Việt; trong nghiên cứu “ Khả năng thích ứng nghề nghiệp
của lao động nữ trước yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư” cho rằng: “nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động mà trong đó, con
người được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để
làm ra các sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những
nhu cầu của xã hội”[37]. Quan điểm của chúng tơi hồn tồn đồng nhất với
khái niệm nghề nghiệp của nhóm tác giả. Theo đó, nghề nghiệp là một lĩnh
vực hoạt động mà trong đó, con người được đào tạo, con người có được


13

những tri thức, những kỹ năng để làm ra các sản phẩm vật chất hay tinh
thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
Như vậy, các nghiên cứu đều cho thấy nghề nghiệp bao giờ cũng gắn
với một lĩnh vực hoạt động nhất định của con người; thông qua hoạt động

nghề nghiệp mà cá nhân chuyển sức lao động của bản thân vào trong các
sản phẩm (kết quả làm việc) cụ thể; sự khác nhau giữ nghề này với nghề
kia là do có sự khác nhau về kết quả của hoạt động nghề nghiệp. Kết quả
của nghề nghiệp sư phạm là kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng và các phẩm chất
nhân cách cần có ở người học theo mục tiêu yêu cầu đào tạo. Các nghiên
cứu trước đây dường như khơng có sự phân biệt nghề và nghề nghiệp vì
vậy trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chúng tôi chủ trương đồng nhất
hai khái niệm nghề và nghề nghiệp
Theo quan điểm giáo dục học: Nghề dạy học là nghề có nhiệm vụ dạy
học, giáo dục trong các nhà trường hoặc cơ sở giáo dục khác. Các nghiên cứu
trước đây dường như không “Nghề nghiệp” là từ ghép của từ “nghề” với từ
“nghiệp” là gốc Hán Việt, chỉ các loại nghề nói chung, nên khơng có sự phân
biệt nghề và nghề nghiệp vì vậy trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chúng
tôi chủ trương đồng nhất hai khái niệm nghề và nghề nghiệp.
Từ những nghiên cứu về nghề nghiệp và nghề dạy học, chúng tôi quan
niệm: Nghề nghiệp sư phạm là nghề mà người lao động là các giáo viên tiến
hành các hoạt động dạy học và giáo dục nhằm hình thành ở người học kiến
thức, kỹ xảo, kỹ năng và các phẩm chất nhân cách theo mục tiêu yêu cầu đào
tạo.
Như vậy, người lao động trong nghề nghiệp sư phạm là các giáo viên;
công cụ lao động của họ là nhận cách của người giáo viên mà cụ thể là tri
thức, thái độ nghề nghiêp và kỹ năng tài nghệ sư phạm của họ; đối tượng lao
động là trình độ, đặc điểm nhận thức và nhân cách hiện có của người học;
mục đích hoạt động nghề nghiệp sư phạm là hình thành ở người học kiến


14

thức, kỹ xảo, kỹ năng và các phẩm chất nhân cách theo mục tiêu yêu cầu đào
tạo; toàn bộ hoạt động đó diễn ra trong điều kiện mơi mơi trường sư phạm.

* Nghề nghiệp sư phạm của giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo binh
- Giảng viên trẻ
Theo Điều 54 của Luật giáo dục đại học quy định giảng viên trong các
trường đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có đủ
sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; có trình độ đáp ứng quy định của Luật này,
quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; có trình độ từ đại học
đến tiến sĩ và có chức danh từ trợ giảng đến giáo sư.
Điều lệ Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam quy định tuổi thanh niên từ
15 đến 35. Như vậy về tuổi đời giảng viên trẻ phải có độ tuổi nằm trong tuổi
thanh niên do vậy giảng viên trẻ là giảng viên có tuổi đời dưới 35.
Tác giả Hoàng Phê, quan niệm “giảng viên trẻ là những người mới vào
nghề có tuổi đời từ 22 đến 35 tuổi và có số năm giảng dạy từ 5 năm trở xuống
tại các học viện, trường đại học” [43].
Tác giả Nguyễn Đình Gấm, nghiên cứu người giảng viên trẻ ở Học viện
Cchính trị cho rằng: “giảng viên trẻ ở Học viện Chính trị có những dấu hiệu cơ
bản trình độ cử nhân là chủ yếu, (tuổi đời trên dưới 30 tuổi) tuổi nghề dưới 5
năm, làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học; có đặc điểm tâm lý sư
phạm chưa ổn định” [15].
Tác giả Trần Thu Hương, nghiên cứu “Tthích ứng với hoạt động dạy
học của giảng viên trẻ tại các học viện, Trường trường Công an nhân dân” đã
quan niệm giảng viên trẻ là những người giảng viên theo quy định của Luật
giáo dục đại học có tuổi nghề dưới 5 năm và có tuổi đời từ 22 đến 35 tuổi.
Quan điểm về giảng viên trẻ của chúng tơi hồn tồn đồng nhất với tác
giả Trần Thu Hương. Theo đó, giảng viên trẻ là những người giảng viên theo
quy định của Luật giáo dục đại học có tuổi nghề dưới 5 năm và có tuổi đời từ
22 đến 35 tuổi.


15


Từ khái niện giảng viên trẻ chúng tôi quan niệm: Giảng viên trẻ ở
Trường Sĩ quan Pháo binh là người đang trực tiếp tiến hành các hoạt động dạy
học và giáo dục ở Trường Sĩ quan Pháo binh, có tuổi nghề dưới 5 năm và có
tuổi đời từ 22 đến 35 tuổi.
Giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo binh có từ hai nguồn: đào tạo trực
tiếp tại NNhà trường và nguồn tuyển dụng, điều động bổ nhiệm không qua đào
tạo tại Nhà trường.
Tuy nhiên, dù từ nguồn nào giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo binh
cũng mang đầy đủ những đặc điểm của giảng viên trẻ nói chung đó là: tuổi đời
cịn từ 22 đến 35, có tri thức và được đào tạo đúng chuyên ngành giảng dạy, đã
định hình về xu hướng nghề nghiệp và tương đối ổn định về mặt nhân cách; ưa
thích giao tiếp và tham gia các hoạt động xã hội. Tuy có khả năng thích nghi tốt
với mơi trường mới nhưng đối tượng này lại dễ thay đổi, dễ thất vọng; ham
hiểu biết, đam mê cống hiến và thể hiện bản thân nhưng đôi khi thể hiện sự
bồng bột và nông nổi trong suy nghĩ cũng như hành động [16].
Ngoài những đặc điểm chung như trên, hoạt động trong môi trường
giáo dục đặc thù của Trường Sĩ quan Pháo binh như: các nội dung giảng dạy
mang tính hệ thống liên thơng, logic chặt chẽ, có nội dung là cơ sở, có nội
dung là trung tâm, có nội dung là khâu chính (Binh khí thao tác là cơ sở, bắn
pháo là khâu chính, chiến thuật là trung tâm); nhiều khoa mục đào tạo đòi hỏi
phải có sự phối hợp giảng viên của nhiều bộ môn chuyên ngành cùng tổ chức
thực hiện mới đạt được kết quả như tập bài chiến thuật, diễn tập tổng hợp....
Do vậy, giảng viên trẻ Trường Sĩ quan Pháo binh cũng bộc lộ những nét riêng
biệt, khác với những giảng viên của các trường khác trong cả nước, đó là:
trình độ chuyên môn người giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo binh phải
toàn diện; giỏi về nội dung chuyên ngành mình giảng dạy đồng thời có sự am
hiểu sâu sắc các nội dung chuyên ngành khác, thường xuyên có sự trao đổi


16


cập nhật kiến thức mới nội dung mới của chuyên ngành cũng như liên ngành;
trong hoạt động nghề nghiệp phải có tính tổ chức và hiệp đồng chặt chẽ; có
tinh thần đoàn kết cao sẵn sàng tương trợ giúp đỡ nhau.

Ngoài ra, do xuất phát từ các nguồn tuyển dụng khác nhau nên cũng có
sự khác nhau về đặc điểm tâm lý giữa giảng viên được đào tạo trực tiếp tại Nhà
trường và giảng viên không qua đào tạo tại Nhà trường.
Giảng viên được đào tạo trực tiếp tại Nhà trường là các đồng chí đã qua
đào tạo chính quy về chỉ huy pháo binh và có q trình cơng tác thực tế ở đơn
vị từ hai năm trở lên, sau đó được lựa chọn để đào tạo giảng viên chun ngành
pháo binh; đối tượng này có kiến thức tồn diện về chỉ huy pháo binh, kiến
thức sâu về chuyên ngành giảng dạy. Tuy nhiên, đối tượng này thường gặp
nhiều khó khăn trong thay đổi thói quen phương pháp, tác phong sinh hoạt,
công tác ở môi trường, cương vị công tác mới.
Trong khi đó, giảng viên từ nguồn tuyển dụng điều động bổ nhiệm không
qua đào tạo tại Nhà trường mặc dù có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu
theo chức trách nhiệm vụ. Tuy nhiên, đối tượng này thường gặp nhiều khó khăn
trong thích ứng do sự khác biệt giữa môi trường học tập công tác bên ngồi với
mơi trường đào tạo có tính chất đặc thù tại Trường Sĩ quan Pháo binh.
- Nghề nghiệp sư phạm của giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo binh
Đối với giảng viên trẻ ở các nhà trường quân đội nó chung và Trường
Sĩ quan Pháo binh nói riêng hoạt động nghề nghiệp sư phạm của họ có đầy đủ
các đặc điểm của hoạt động sư phạm nói chung đồng thời cũng có những đặc
điểm do u cầu của mơi trường hoạt động quân sự quy định.


17

Từ nghiên các cứu về nghề nghiệp sư phạm và giảng viên trẻ ở Trường

Sĩ quan Pháo binh chúng tôi quan niệm: Nghề nghiệp sư phạm của giảng viên
trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo binh là nghề mà người lao động là các giảng viên
trẻ tiến hành các hoạt động dạy học và giáo dục hình thành ở người học viên
kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng và các phẩm chất nhân cách theo mục tiêu yêu cầu
đào tạo của Trường Sĩ quan Pháo binh.

Như vậy, người lao động ở đây là các giảng viên trẻ đang công tác ở
Trường Sĩ quan Pháo binh; mục đích hoạt động nghề nghiệp sư phạm của
người giảng viên trẻ là hình thành ở người học kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng và
các phẩm chất nhân cách theo mục tiêu yêu cầu đào tạo của Trường Sĩ quan
Pháo binh.
Hoạt động nghề nghiệp của giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo binh
thực chất là quá trình người giảng viên trẻ truyền thụ kiến thức lý luận chính
trị, xã hội, khoa học nói chung và các kiến thức, kỹ xảo, kỹý năng chuyên
ngành pháo binh nói riêng; phát triển trí tuệ và hình thành ở người học viên
các phẩm chất nhân cách cần thiết của người cán bộ pháo binh đáp ứng yêu
cầu công tác sau này; tổ chức các hoạt động độc lập của người học và tham
gia nghiên cứu khoa học. Tất cả các hoạt động đó diễn ra trong điều kiện mơi
trường sư phạm tại Trường Sĩ quan Pháo binh.
* Đặc điểm của hoạt động nghề nghiệp của giảng viên trẻ ở Trường Sĩ
quan Pháo binh
Đối với giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo binh, hoạt động nghề
nghiệp đã được định hình và bồi dưỡng, rèn luyện trong quá trình đào tạo
giảng viên. Tuy nhiên môi trường sư phạm của Trường Sĩ quan Pháo binh có


18

những đặc điểm riêng, đòi hỏi người giảng viên trẻ phải có sự thích ứng để có
thể đạt kết quả tốt trong hoạt động nghề nghiệp của mình.

- Là loại hình hoạt động đặc biệt có ý nghĩa chính trị to lớn giáo dục
đào tạo ra cán bộ chỉ huy pháo binh tương lai. Khác với các hình thức hoạt
động khác, hoạt động nghề nghiệp sư phạm của giảng viên ở Trường Sĩ quan
Pháo binh đó là hoạt động “dạy nghề” gắn liền với “dạy người”; đó là sự kết
hợp chặt chẽ quá trình truyền thụ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo chun mơn
pháo binh gắn với q trình rèn luyện hình thành ở người học viên nhân cách
của người sĩ quan chỉ huy pháo binh tương lai; lực lượng nịng cốt xây dựng
Binh chủng Pháo binh; góp phần trực tiếp nâng cao sức mạnh chiến đấu của
quân đội; thực hiện thắng lợi chiến lược quốc phòng, an ninh của Đảng.
- Hoạt động nghề nghiệp của giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo
binh có tính hệ thống, tính tổ chức chặt chẽ phong phú đa dạng, thể hiện
rõ tính khoa học, tính sáng tạo và khả năng tự điều khiển cao . Gắn với
mục tiêu là đào tạo ra những người sĩ quan chỉ huy pháo binh có phẩm
chất năng lực toàn diện. Do vậy, tất cả các hoạt động của người giảng viên
tại Trường Sĩ quan pháo binh đều được tổ chức, sắp sếp một cách hợp lý theo
một hệ thống logic chặt chẽ của quá trình đào tạo, bảo đảm tính kế thừa và
liên thơng giữa nội dung, các bộ mơn, các khoa mục, các hình thức tổ chức
huấn luyện; có sự ssắp xsếp phân chia cụ thể giữa các bộ mơn và các hình
thức, phương pháp huấn luyện; cùng với đó là sự phân cơng, phân cấp trong
quản lý một cách khoa học, chặt chẽ hoạt động giáo dục đào tạo tại Nhà
trường. Đặc điểm đó địi hỏi người giảng viên phải có kiến thức tồn diện,
nắmăm được vị trí mơn học mình đảm nhiệm giảng dạy trong hệ thống các
mơn học trong chương trình đào tạo; địi hỏi phải có sự kế thừa và tn thủ
theo logic chương trình đào tạo, đồng thời cũng phải chủ động sáng tạo, tự bồi
dưỡng phẩm chất năng lực, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp giảng


19

dạy gắn trang bị kiến thức với giáo dục hoàn thiện nhân cách người chỉ huy

pháo binh ở người học viên.
- Hoạt động nghề nghiệp của giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo
binh địi hỏi tính kỷ luật cao và có sự đồn kết hiệp đồng chặt chẽ.
Xuất phát từ đòi hỏi về mặt kỹ thuật của kỷ luật quân sự, hoạt động nghề
nghiệp sư phạm của người giảng viên tại Trường Sĩ quan Pháo binh thường
xuyên phải sử dụng, tiến hành các thao tác với khôi lượng lớn các khí tài trang
thiết bị hiện đại có giá trị lớn và có nguy cơ mất an tồn cao; chỉ cần một sơ
xuất nhỏ cũng có thể làm hỏng hóc gây ra tổn thất lớn, làm mất an toàn gây tổn
hại cho bản thân và những người xung quanh. Ngoài ra, hành động thao tác sử
dụng vũ khí trang bị của người giảng viên cịn là hình mẫu để người học viên
bắt trước. Do vây, ngoài việc tuân thủ, chấp hành các quy định chung của kỷ
luật quân sự, thì người giảng viên ở Trường Sĩ quan Pháo binh cần tuân thủ
nghiêm các các quy tắc quy định trong khai thác sử dụng vũ khí trang bị.
Mặt khác, do hoạt động chiến đấu của bộ đội Pháo binh đó là “đồn kết
hiệp đồng lập cơng tập thể”; để hồn thành một nhiệm vụ chiến đấu cơ bản cần
có sự phối hợp của nhiều người thuộc nhiều bộ phận khác nhau (bộ phận đài
quan sát có nhiệm tính tốn phần tử, quan sát sửa bắn; bộ phận trận địa có
nhiệm vụ thao tác phần tử trên pháo đạn, thực hiện phát bắn; bộ phận thơng tin
có nhiệm vụ truyền phần tử và mệnh lệnh chỉ huy sửa bắn từ đài quan sát vềê
trận địa và truyền đạt các thông tin từ trận địa lên đài quan sát…. ). Do vậy,
thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa huấn luyện với thực tiễnến hoạt động
quân sự; trong hoạt động nghề nghiệp sư phạm để hồn thành nội dung,
chương trình huấn luyện thì người giảng viên ở Trường Sĩ quan Pháo binh phải
có sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với giảng viên thuộc các tổ bộ môn khác.


20

- Hoạt động nghề nghiệp của giảng viên trẻ ở Trường Sĩ quan Pháo
binh luôn chịu sự tác động ảnh hưởng của mối quan hệ qua lại giữa

người dạy và người học . Đây là đặc điểm chung của bất kỳ một hoạt động
sư phạm nào, phản ánh môi quan hệ của hai nhân tố trung tâm của quá
trình sư phạm; trong môi quan hệ này người dạy với vai trị là chủ thể
hoạt động dạy có nhiệm vụ truyền thụ kiến thức, định hướng, điều
kiệnkhiển, kiểm tra đánh giá hoạt động học của người học; phối hợp với
người học để hồn thành nội dung chương trình dạy học; người học là chủ
thể hoạt động học có trách nhiệm phát huy tính tích cực, chủ động lĩnh hội
nội dung theo sự hướng dẫn định hướng của người dạy, phối hợp cùng
giảng viên hồn thành nội dung chương trình đào tạo. Tuy nhiên, đối với
đội ngũ giảng viên ở Trường Sĩ quan Pháo binh ngoài những đặc điểm
chung trong mối quan hệ “thầy - trị” đó cịn là mối quan hệ đồng chí
đồng đội, thế hệ đi trước giáo dục nêu gương cho thế hệ đi sau, là hoạt
động truyền thụ kiến thức gắn với truyền thụ kinh nghiệm quản lý, chỉ
huy pháo binh, là quá trình bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp và giáo dục
nhân cách người sĩ quan chỉ huy pháo binh.
- Hoạt động sư phạm của người giảng viên trẻ diễn ra trong môi
trường sư phạm quân sự đặc thù của Trường Sĩ quan Pháo binh, đó là
huấn luyện ln gắn liền với chiến đấu . Theo đó, đào tạo sĩ quan pháo binh
luôn gắn liền với xây dựng lực lượng bộ đội pháo binh , đáp ứng yêu cầu ,
nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới; huấn luyện gắn liền với rèn
luyện; cùng với quá trình trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng , kỹ xảo là
quá trình tổ chức rèn luyện hình thành các phẩm chất nhân cách người sĩ
quan pháo binh; kỹ thuật gắn liền với chiến thuật.
Binh chủng Pháo binh là binh chủng kỹ thuật chiến đấu. Do vậy, kỹ
thuật là cơ sở của chiến thuật, các hành động chiến thuật đều trên cơ sở kỹ
thuật do vậy người giảng viên Trường Sĩ quan Pháo binh phải chú trọng cả


21


trang bị kiến thức kỹ thuật chuyên môn với hướng dẫn động tác thực hành sử
dụng chỉ huy quản lý kỹ thuật; hoạt động sư phạm trong môi trường luôn có
sự địi cao về nội dung và phương pháp giảng dạy; sự phục tùng nghiêm ngặt
vô điều kiện kỷ luật quân đội, điều lệ công tác nhà trường quân sự và các quy
định cụ thể tại Nhà trường.
Những đặc điểm về hoạt động nghề nghiệp của giảng viên trẻ ở Trường
Sĩ quan Pháo binh nói trên cho thấy sự thích ứng của giảng viên trẻ đối với
hoạt động nghề nghiệp là tất yếu, cần phải có và cần được đạt mức độ cao để
giúp giảng viên trẻ đạt kết quả tốt trong hoạt động nghề nghiệp của bản thân.
1.1.2. Thích ứng nghề nghiệp sư phạm của giảng viên trẻ ở Trường
Sĩ quan Pháo binh
* Khái niệm thích ứng
Thích ứng là khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa
học và cả đời sống xã hội. Trong tâm lý học, thích ứng là nội dung nghiên cứu
của nhiều dịng phái tâm lý học khác nhau với nhiều quan niệm và cách tiếp
cận khác nhau như: Tâm lý học hành vi đã quan niệm thích ứng của con
người là tổng hợp những phản ứng với các kích thích của mơi trường. Tuy
nhiên họ đã đồng nhất sự thích ứng tâm lý của con người cũng giống như sự
thích ứng sinh lý ở động vật.
Các nhà Pphân tâm học đã quan tâm giải thích bản chất và cơ chế
của sự thích ứng tâm lý. Theo đó sự trưởng thành và phát triển của con
người là q trình thích nghi sinh học và thích ứng tâm lý. Thích ứng của
con người chính là khả năng duy trì quan hệ giữa cá nhân với mơi trường
sống, thích ứng được xác định bằng mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản
và tính có thể chấp nhận được về mặt xã hội của hệ thống ứng xử của người
đó. Phân tâm học đã có những tư tưởng hợp lý, độc đáo và có giá trị về lý
luận và thực tiễn về thích ứng như: vai trị của bản năng vơ thức, xung đột


22


tâm lý trong q trình thích ứng, hậu quả của việc kém thích ứng và các
cách giải tỏaỏa những hậu quả này. Tuy nhiên phân tâm học vẫn chưa giải
quyết hồn tồn triệt để về bản chất của thích ứng ở người.
Các nhà tâm lý học Nnhân văn quan niệm: thích ứng đó là động lực quy
định hành vi và mục tiêu thích ứng của nhân cách đó là nhu cầu hướng thiện,
lòng vị tha, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Thích ứng được xem là hoạt động
tích cực của chủ thể ứng xử với bản thân và môi trường xung quanh.
Tâm lý học Mác xít quan niệm: thích ứng là một loại thích nghi đặc biệt
của con người đối với cuộc sống luôn thay đổi, với tư cách con người là chủ
thể tích cực, chủ động và sáng tạo. Thích ứng là q trình tiếp thu nền văn hóa
xã hội thông qua hoạt động và các mối quan hệ phức tạp của con người với
hoàn cảnh khách quan. Sự khác nhau cơ bản giữa thích nghi và thích ứng thể
hiện: Thích nghi là một hiện tượng sinh lý diễn ra ở động vật, mang tính thụ
động và hồn tồn chịu sự chi phối của hồn cảnh sống. Cịn thích ứng của con
người là một khả năng tâm lý giúp con người chủ động, tích cực và sáng tạo để
vượt qua mọi khó khăn trở ngại do sự biến động của hoàn cảnh nhằm làm chủ
cuộc sống và hoạt động của mình.
Trong từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điền ngơn ngữ (1997), thích
nghi được hiểu là: có những biến đổi nhất định cho phù hợp với hoàn cảnh
mới. Thích ứng có 2 nghĩa: nghĩa thứ nhất như thích nghi; nghĩa thứ 2 là chủ
thể chủ động thay đổi cho phù hợp với yêu cầu, điều kiện mới [43].
Trong từ điển Tiếng Việt thơng dụng định nghĩa: "thích nghi là quen
dần với điều kiện mới nhờ sự biến đổi, điều chỉnh nhất định", cịn "thích ứng
là phù hợp với điều kiện mới nhờ những thay đổi, điều chỉnh nhất định" [47].
Như vậy, theo từ điển Tiếng Việt thích ứng là q trình thích nghi tích cực;
chủ thể chủ động thay đổi, điều chỉnh bản thân cho phù hợp với yêu cầu, điều
kiện hoàn cảnh mới.



23

Theo từ điển Tâm lý học của Viện Tâm lý học do tác giả Vũ Dũng chủ
biên đã đồng nhất hai thuật ngữ “thích nghi” với “thích ứng” và chia ra có
“thích nghi” và “thích nghi xã hội” . Thích nghi là sự thích ứng về cấu tạo và
chức năng cơ thể bao gồm cả các cơ quan và các tế bào của nó đối với điều
kiện mơi trường. Thích nghi xã hội là q trình thích nghi tích cực của cá
nhân đối với những điều kiện của môi trường xã hội mới.[ [6].
Trong Từ điển Tâm lý học quân sự năm 2006 do tác giả Đỗ Mạnh Tôn
chủ biên đã định nghiã: “Thích ứng, là sự thay đổi điều chỉnh nhất định của
con người về năng lực hoạt động, hành vi ứng xử, cho phù hợp với điều kiện,
môi trường sống mới để qua đó có thể ổn định cuộc sống và phát triển” [36]
Nghiên cứu của D. A. Andreeva (1972) đã phân tích và chỉ ra sự khác nhau
giữa thích ứng và thích nghi sinh học; theo đó, thích ứng là sự thích nghi đặc biệt
của cá nhân với điều kiện, hoàn cảnh mới là sự thâm nhập vào những điều kiện
mới một cách không cưỡng ép. Từ đó tác giả đưa ra định nghĩa về thích ứng: “ là
một quá trình tạo ra một chế độ hoạt động tối ưu, có mục đích của nhân cách, tức
là con người vừa thích nghi với điều kiện mới vừa phải chủ động thâm nhập vào
điều kiện đó để xây dựng một chế độ hoạt động mới, phù hợp và đáp ứng những
yêu cầu của điều kiện mới” (Dẫn theo Vũ Duy Chinh) [3].
Từ những nghiên cứu trên, cho thấy thích ứng đó là một loại thích nghi
đặc biệt chỉ có ở con người; đó là q trình chủ thể tích cực, chủ động và sáng
tạo thay đổi, điều chỉnh đời sống tâm lý và hệ thống thái độ, hành vi cá nhân cho
phù hợp với cuộc sống luôn thay đổi từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sống.
Thực chất, thích ứng là q trình huy động và bộc lộ hợp lý những phẩm chất,
những thuộc tính tâm lý của cá nhân để hịa nhập vào điều kiện hồn cảnh mới;
đồng thời, đó cũng là q trình cá nhân chủ động tiếp thu các giá trị đời sống văn
hóa tinh thần thông qua hoạt động và các mối quan hệ của cá nhân trong môi
trường điều kiện công tác mới để tạo ra năng lực hoạt động và thái độ, hành vi
ứng xử phù hợp từ đó làm chủ cuộc sống và hoạt động của mình.



24

Từ những phân tích trên, theo
chúng tơi: Thích ứng là sự chủ động thay đổi điều chỉnh của cá nhân về
nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử cho phù hợp với điều kiện, yêu cầu và sự
biến đổi của mơi trường sống mới để qua đó có thể ổn định cuộc sống và
phát triển theo hướng tích cực” .
Khái niệm này đề cập đến một số vấn đề sau:
Thứ nhất, thích ứng là sự chủ động thay đổi điều chính của cá nhân. Sự thích
ứng xuất hiện do tác động của những yêu cầu điều kiện sống mới mà hệ thống
nhận thức, ứng xử hiện có của cá nhân khơng đáp ứng được những u cầu,
điều kiện này địi hỏi cá nhân phải có sự điều chỉnh thay đổi. Tuy nhiên, con
người không thụ động thay đổi mà tạo ra sự thích ứng của mình với tư cách là
chủ thể tích cực; đó là kết quả của q trình cá nhân thâm nhập vào điều
kiện, hoàn cảnh mới; chủ động nhận thức và thay đổi bản thân cho phù hợp
điều kiện, yêu cầu của hoàn cảnh mới; cá nhân tích cực hoạt động, lĩnh hội
những kinh nghiệm xã hội - lịch sử, nhận thức được những quy luật, những
yêu cầu địi hỏi của điều kiện hồn cảnh mới và nhận thức về bản thân, từ đó
huy động và bộc lộ hợp lý những phẩm chất, năng lực cá nhân.
Thứ hai, thích ứng được thể hiện ra bằng sự điều chỉnh thay đổi trên lĩnh vực
đó là nhận thức, thái độ, hành vi. Thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm trực
tiếp của bản thân trong môi trường hoạt động sống mới làm cho nhận thức của
cá nhân có sự thay đổi theo hướng toàn diện, sâu sắc hơn về điều kiện hoàn
cảnh khách quan và năng lực, vị thế, mối quan hệ bản thân; từ đó bộc lộ thái
độ tích cực và có những hành vi phù hợp với yêu cầu điều kiện hồn cảnh
sống.
Sự thích ứng gồm diễn ra đồng thời hai q trình có quan hệ biện chứng với
nhau: đó là q trình hình thành được những phương thức hành vi thích hợp đáp

ứng được u cầu, địi hỏi của điều kiện sống và hoạt động mới, như là phương


25

tiện của sự thích ứng và q trình hình thành những cấu tạo tâm lý mới tạo nên
tính chủ thể của hành vi, ứng xử thích ứng. Nhờ nó, con người định hướng, điều
khiển, điều chỉnh các hành vi, ứng xử đáp ứng yêu cầu điều kiện hoàn cảnh mới,
thậm chí có những tác động hiệu quả cải biến chính mơi trường sống. Hai q
trình này gắn bó chặt chẽ để tạo nên sự thích ứng của con người, nhờ chúng mà
con người điều chỉnh được hệ thống hành vi hiện có hoặc hình thành hệ thống
hành vi mới phù hợp hơn với điều kiện hồn cảnh. Muốn hình thành phương
thức và hành vi thích hợp trước hết chủ thể cần có năng lực nhận thức để phát
hiện, phân tích vấn đề, sau đó là lựa chọn phương thức hành động phù hợp. Vì
vậy, mức độ nhận thức và những biểu hiện hợp lý về thái độ, kỹ năng hoạt động
của cá nhân là biểu hiện khách quan để đánh giá mức độ thích ứng.
Sự thích ứng bắt đầu ở thời điểm con người làm quen với điều kiện sống và hoạt
động mới và kết thúc khi có sự nhận thức đầy đủ sâu sắc về yêu cầu, điều kiện
hoạt động sống và hình thành được hệ thơng thái độ, hành vi phù hợp đảm bảo
cho cá nhân hoạt động và giao tiếp có hiệu quả. Vì vậy, nhận thức và thái độ,
hành vi ứng xử phù hợp với yêu cầu, điều kiện sống mới và kết quả hành động
cá nhân là chỉ số khách quan, cơ bản đề đánh giá trình độ thích ứng cá nhân.
Thư ba, mục đích của sự điều chỉnh: giúp cho người không chỉ phù hợp
với những biến đổi của mơi trường; mà cịn có thể dự báo được phương
hướng thay đổi của môi trường để đáp ứng tốt yêu cầu của môi trường đặt ra.
Cơ chế thích ứng là sự lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội - lịch sử theo
nguyên tắc chuyền từ ngồi vào trong để hình thành những cấu tạo tâm lý
mới, cho phép cá nhân có những thái độ, hành vị ứng xử đáp ứng được đòi
hỏi của điều kiện sống và hoạt động mới. Các ứng xử, hành vi cá nhân trong
các tình huống của hoạt động và mơi trường sống mới là phương tiện để con

người đáp ứng những u cầu, địi hỏi của chúng. Nhờ đó, cá nhân cân bằng
được quan hệ với những điều kiện sống mới. Trình độ đáp ứng của cá nhân với
tình huống thể hiện trình độ lĩnh hội phương tiện sống và hoạt động cũng như


×