Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Khóa luận cơ điện và công trình nghiên cứu quy trình kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lái cho xe huyndai grand i10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CƠ ĐIỆN VÀ CÔNG TRÌNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH KIỂM TRA, SỬA CHỮA,
BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LÁI CHO XE HUYNDAI
GRAND I10
NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ
MÃ NGÀNH: 7510205

Giảng viên hướng dẫn

: Nguyễn Văn An

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Duy Hoàng Phúc

Lớp

: K61_KOTO

Khoá học

: 2016 – 2020

Hà Nội, 2020


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỂ ÔTÔ VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............. 2
1.1: Lịch sử phát triển ôtô. ................................................................................ 2
1.1.1: Phát minh và sản xuất ôtô trước thế kỉ 19............................................... 2
1.1.2: Tình hình sản xuất và sử dụng ôtô sau thê kỷ 19 đến nay ...................... 4
1.2.Phân loại ôtô ................................................................................................ 7
1.3: Cấu tạo chung của ôtô .............................................................................. 13
1.3.1: Động cơ ................................................................................................. 13
1.3.2: Hệ thống truyền lực............................................................................... 13
1.3.3: Hệ thống phanh ..................................................................................... 14
1.3.4: Hệ thống lái ........................................................................................... 15
1.3.5: Hệ thống treo đỡ, di động, khung vỏ xe. .............................................. 16
1.3.6: Thiết bị chuyên dùng: ........................................................................... 18
1.4: Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................ 19
1.5: Mục tiêu, nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên cứu.................... 21
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LÁI VÀ HỆ THỐNG LÁI
TRÊN XE HUYNDAI GRAND I10 ............................................................... 23
2.1: Công dụng, phân loại, yêu cầu. ................................................................ 23
2.1.1: Công dụng. ............................................................................................ 23
2.1.2: Yêu cầu.................................................................................................. 23
2.1.3: Phân loại. ............................................................................................... 24
2.2: Cấu tạo chung của hệ thống lái. ............................................................... 25
2.2.1: Sơ đồ hệ thống lái với hệ thống treo phụ thuộc. ................................... 25
2.2.2. Sơ đồ hệ thống lái với hệ thống treo độc lập. ....................................... 26
2.3: Các chi tiết và bộ phận chính của hệ thống lái. ....................................... 27
2.3.1 Vô lăng. .................................................................................................. 27
2.3.2: Trục lái. ................................................................................................. 27


2.3.3: Cơ cấu lái. ............................................................................................. 27

2.3.4 Các loại cơ cấu lái thông dụng. .............................................................. 31
2.3.5. Dẫn động lái. ......................................................................................... 38
2.3.6. Tính ổn định của bánh dẫn hướng......................................................... 39
2.3.7: Các góc đặt bánh xe dẫn hướng (Hình học lái) .................................... 43
2.4. Cường hố lái. .......................................................................................... 48
2.4.1. Cơng dụng, phân loại, u cầu .............................................................. 48
2.4.3. Các sơ đồ bố trí. .................................................................................... 50
CHƯƠNG 3 HỆ THỐNG LÁI XE HUYNDAI GRAND I10........................ 53
3.1. Các thơng số kỹ thuật chính của ơtơ Huyndai Grand I10. ....................... 54
3.2. Giới thiệu tổng quát về hệ thống lái ôtô HUYNDAI GRAND I10 ......... 56
CHƯƠNG 4 NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRONG HỆ THỐNG
LÁI XE HUYNDAI GRAND I10 VÀ NGUYÊN NHÂN CÁC BIỆN PHÁP
SỬA CHỮA THAY THẾ ............................................................................... 66
4.1. Các hư hỏng thường gặp và ảnh hưởng của hệ thống lái......................... 66
4.2. Quy trình tháo cơ cấu lái .......................................................................... 67
4.3 Quy trình kiểm tra sửa chữa hệ thống lái. ................................................. 70
4.3.1. Kiểm tra sửa chữa cơ cấu lái( hộp lái) .................................................. 70
4.3.2. Kiểm tra sửa chữa bơm trợ lực lái ........................................................ 73
4.3.3. Kiểm tra sửa chữa hình thang lái .......................................................... 75
4.4. Kiểm tra góc đặt bánh xe ......................................................................... 77
4.4.1 Kiểm tra và điều chỉnh góc dỗng của bánh xe ..................................... 77
4.4.2. Kiểm tra và điều chỉnh góc nghiêng dọc trụ đứng ................................ 78
4.4.3. Kiểm tra góc nghiêng ngang trụ đứng .................................................. 78
4.4.4. Kiểm tra và điều chỉnh độ chụm ........................................................... 79
4.3.1. Kiểm tra lại độ dơ của vành lái ............................................................. 80
4.5.4. Kiểm tra bơm dầu .................................................................................. 82
CHƯƠNG V NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ
ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO XE VÀ HỆ THỐNG LÁI ............................... 83



5.1. Đối với thiết kế, chế tạo: .......................................................................... 83
5.2. Đối với kỹ thuật xếp đặt hàng hóa. .......................................................... 84
5.3. Đối với kỹ năng vận hành của lái xe. ....................................................... 84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Các thông số kỹ thuật chính của ơtơ Huyndai Grand I10 .............. 54
Bảng 3.2. Bảng giới thiệu về các hệ thống và các trang bị của xe HUYNDAI
GRAND I10 .................................................................................................... 55


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Chiếc xe đầu tiên do Nicola Cunio tạo ra ( chiếc Cugnot Fardier) .. 2
Hình 1.2: Chiếc xe được đăng ký bằng phát minh năm 1886........................... 3
Hình 1.3: Ơtơ Chiến Thắng đầu tiên do người Việt chế tạo. ............................ 6
Hình 1.4: Xe Ben............................................................................................. 10
Hình 1.5: Xe tải thùng ..................................................................................... 10
Hình 1.6: Xe chở người ................................................................................... 10
Hình 1.7: Xe cứu hỏa ...................................................................................... 11
Hình 1.8: Xe thu gom rác thải ......................................................................... 12
Hình 1.9: Xe cứu thương ................................................................................. 12
Hình 1.10: Hệ thống truyền lực của ơtơ .......................................................... 13
Hình 1.11: Sơ đồ chung cho hệ thống lái ........................................................ 15
Hình 1.12: Hệ thống lái có trợ lực bằng thủy lực ........................................... 16
Hình 1.13: Hệ thống treo trên ơtơ ................................................................... 17
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống lái với hệ thống treo phụ thuộc .............................. 25
Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống lái với hệ thống treo độc lập .................................. 26

Hình 2.3. Các quy luật đặc trưng cho sự thay đổi tỷ số truyền động học ...... 28
Hình 2.4: Sự thay đổi khe hở trong cơ cấu lái ................................................ 31
Hình 2.5. Trục vít lăn – cung răng đặt giữa .................................................... 32
Hình 2.6. Cơ cấu loại trục vít hình trụ - cung răng đặt bên ............................ 32
Hình 2.7. Cơ cấu lái trục vít glơbơít – con lăn hai vành ................................. 33
Hình 2.8. Cơ cấu lái trục vít – chốt quay ........................................................ 35
Hình 2.9. Cơ cấu lái bánh răng – thanh răng .................................................. 35
Hình 2-10. là kết cấu của cơ cấu lái bánh răng – thanh răng .......................... 36
Hình 2.11. Cơ cấu lái liên hợp trục vít - êcu - thanh răng – cung răng .......... 37
Hình 2.12: Sơ đồ minh họa sự lăn của bánh xe đàn hồi ................................. 42
HÌnh 2.13: Góc dỗng ..................................................................................... 43
Hình 2.14. Tác dụng của góc dỗng dương .................................................... 44
Hình 2.15. Tác dụng của góc dỗng âm.......................................................... 45
Hình 2.16. Góc nghiêng dọc dương của trụ xoay đứng .................................. 46
Hình 2.17. Góc nghiêng dọc ........................................................................... 46


Hình 2.18. Góc nghiêng ngang của chốt chuyển hướng ................................. 47
Hình 2.19. Cơ cấu lái, bộ phận phân phối và xilanh lực bố trí chung thành
một cụm ........................................................................................................... 50
Hình 2.20. Cơ cấu lái bố trí riêng, bộ phận phân phối và xilanh lực bố trí
chung ............................................................................................................... 51
Hình 2.21. Cơ cấu lái, bộ phận phân phối, xilanh lực bố trí riêng.................. 51
Hình 2.22. Sơ đồ bố trí xilanh lực riêng, cơ cấu lái và bộ phận phân phối bố
trí chung........................................................................................................... 52
Hình 3.1. Hình dáng tổng thể ơtơ Huyndai Grand I10.................................... 54
Hình 3.2 Sơ đồ kết cấu hệ thống lái ................................................................ 56
Hình 3.3: Vành tay lái ..................................................................................... 57
Hình 3.4: Túi khí an tồn ................................................................................ 58
Hình 3.5. Kết cấu trục lái ................................................................................ 59

Hình 3.6: Cấu tạo của van phân phối kiểu van trượt. ..................................... 59
Hình 3.7: Kết cấu thanh răng .......................................................................... 60
Hình 3.8. Kết cấu khớp cầu của thanh kéo bên............................................... 61
Hình 3.9: Van xoay ở vị trí trung gian ............................................................ 62
Hình 3.10. Van hoạt động quay trái ................................................................ 63
Hình 3.11. Van hoạt động qua phải ................................................................ 64
Hình 4.1. Kiểm tra độ cong vênh của thanh răng ........................................... 71
Hình 4.2: Kiểm tra độ kín khít của piston xilanh trợ lực ................................ 72
Hình 4.3: Kiểm tra khe hở khớp nối ............................................................... 76
Hình 4.4. Kiểm tra độ dơ khớp cầu ................................................................. 76
Hình 4.5. Góc dỗng bánh xe .......................................................................... 77
Hình 4.6. Điều chỉnh góc dỗng ..................................................................... 77
Hình 4.7. Góc nghiêng dọc trụ đứng ............................................................... 78
Hình 4.8. Góc nghiêng ngang trụ đứng ........................................................... 78
Hình 4.9. Độ chụm của bánh xe dẫn hướng.................................................... 79
Hình 4.10. Kiểm tra độ chụm .......................................................................... 79
Hình 4.11. Kiểm tra độ dơ vành lái ................................................................. 80
Hình 4.12. Kiểm tra độ dơ dọc và dơ ngang .................................................. 81


ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đang trên con đường hội nhập với kinh tế thế giới, nên đòi
hỏi phải nỗ lực rất nhiều để phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây thì
nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến đổi mới mạnh mẽ nhất là ngành giao
thông vận tải. Nhu cầu về di chuyển cho thị trường trong nước và nước ngồi
lại càng tăng cao, nhờ đó làm động lực để thúc đẩy ngành giao thông vận tải
của nước ta càng đi lên.
Xe con là phương tiện vận chở người thông dụng trong ngành giao
thông. Xe Huyndai grand i10 là dịng xe phổ thơng của Huyndai. Xe Huyndai
grand i10 có chất lượng tốt, hoạt động ổn định và giá cả phải chăng đang là sự

lựa chọn hàng đầu trong thị trường xe chạy dịch vụ.
Xe ô tô được cấu thành từ rất nhiều bộ phận, gồm động cơ, hệ thống
truyền lực, hệ thống phanh, hệ thống lái, khung và thùng xe, hệ thống treo đỡ
và di động. Đối với các xe làm các nhiệm vụ đặc thù cịn có bộ phận chuyên
dùng khác.
Hệ thống lái có nhiệm vụ duy trì chuyển động của xe ổn định theo quỹ
đạo mong muốn của người lái đã điều khiển, nhằm đảm bảo xe chuyển động
an toàn cho người phương tiện và hàng hóa. Để hệ thống lái hoạt động tin
cậy, ổn định và nhẹ nhàng cho người lái chúng ta cần phái trang bị những
kiến thức cơ bản về chăm sóc, bảo dưỡng và quy trình sữa chữa cho các bộ
phận cơ cấu lái.
Xuất phát từ những lý do trên, được sự đồng ý của Khoa Cơ Điện và
Cơng Trình, Bộ Mơn Kỹ thuật cơ khí em đã thực hiện đề tài “ Nghiên cứu quy
trình kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lái cho xe Huyndai grand i10”.

1


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỂ ÔTÔ VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1: Lịch sử phát triển ôtô.
1.1.1: Phát minh và sản xuất ôtô trước thế kỉ 19.
Ôtô là phương tiện đầu tiên chuyển động trên mặt đất có động cơ và
được sử dụng rộng rãi được sáng tạo ra vào năm 1769. Tác giả của nó là ơng
Nicola Cunio, người Pháp. Đó là một cỗ xe ba bánh cồng kềnh chạy bằng
động cơ hơi nước và nồi súp de có kích thước lớn. Nó chạy với vận tốc 5km/h
và cứ 24 tiếng lại phải nạp nhiên liệu một lần.

Hình 1.1: Chiếc xe đầu tiên do Nicola Cunio tạo ra ( chiếc Cugnot Fardier)
Tiếp sau đó, người đầu tiên ở nước Mỹ được nhận bằng phát minh cho

cỗ xe tự chuyển động là ông Oliver Evans. Đó là vào năm 1789 khi ông này
sáng chế ra một chiếc xe thùng bốn bánh có một bánh cánh quạt ở phía sau,
nó có thể chuyển động cả trên cạn lẫn dưới nước. Chiếc xe này nặng tới 19
tấn.(Trích báo tuoitre.vn)
Gần tám mươi năm sau nhiều thí nghiệm về những cỗ xe như thế vẫn
tiếp tục được thực hiện. Những chiếc xe được làm ra đa phần chạy bằng động
cơ hơi nước, mặc dù cũng có vài chiếc chạy bằng điện, ngoài nhiệm vụ chở
khách chúng cịn chở cả những bình ắc quy nặng nề. Cuối cùng vào những

2


năm tám mươi của thế kỷ XIX con người mới có những phát kiến mới mở ra
triển vọng tạo ra chiếc xe ơtơ hiện đại.

Hình 1.2: Chiếc xe được đăng ký bằng phát minh năm 1886.
Trang sử ngành ôtô thế giới bắt đầu từ ngày 29/01/1886 do Karl Benz
nhận bằng sáng chế cho chiếc xe ba bánh của Ông. Chiếc xe ôtô chạy bằng
xăng đầu tiên đã được vận hành vào năm 1887, tác giả của nó là ơng Gotlib
Daimler, người Đức. Vào những năm 1892-93 hai anh em nhà Duiry là
Franhk và charle đã sáng tạo ra chiếc xe ôtô chạy bằng xăng đầu tiên ở nước
Mỹ. Sau đó hầu hết tất cả các xe ôtô được sản xuất ở Mỹ thời bấy giờ đều là
phiên bản của chiếc xe do anh em Duiry sáng tạo. Chẳng có ai mày mị tìm ta
ra những loại xe khác cả, những sự thay đổi duy nhất là người ta đã thay thế
bằng động cơ đốt trong và lắp thêm một bộ phận mới là đai dẫn động kết hợp
để truyền lực cho bánh sau của xe.
Một thời gian sau khi chiếc xe ôtô đã được đưa vào sử dụng rộng rãi
như một phương tiện giao thơng thì người ta bắt đầu nghĩ đến việc tăng cơng
suất của nó để thuận tiện cho việc sử dụng và người ta cũng đã nhận thấy hình
3



dáng mỏng manh của chiếc xe lúc bấy giờ không cịn phù hợp. Sau nhiều cải
tiến con người đã có được chiếc xe ơtơ có hình dáng hiện đại như bây giờ.
Động cơ được kéo từ dưới ghế ra và đẩy về phía trước. Những chiếc bánh xe
mỏng manh được thay bằng những chiếc bánh xe lớn hơn, đòn bẩy cũng được
thay bằng vô lăng lái. Cuối cùng để tăng cường kết cấu của chiếc xe người ta
đã thay gỗ bằng thép.
1.1.2: Tình hình sản xuất và sử dụng ơtơ sau thê kỷ 19 đến nay
Kể từ khi ra đời, ôtô đã dành được sự quan tâm của biết bao nhiêu nhà
khoa học, bác học vĩ đại. Họ miệt mài nghiên cứu ngày đêm để khơng ngừng
cải tiến nó về cả hình thức lẫn chất lượng: từ những chiếc xe thơ sơ ban đầu,
kồng kềnh và xấu xí ngày càng trở nên nhỏ gọn và sang trọng hơn. Không lâu
sau ôtô trở nên phổ biến, với những ưu điểm nổi trội về tốc độ di chuyển cao,
cơ động, không tốn sức và vơ số những tiện ích khác, ơtơ đã trở thành phương
tiện hữu ích, khơng thể thiếu của người dân các nước công nghiệp phát triển
và là một sản phẩm cơng nghiệp có ý nghĩa kinh tế quan trọng ở tất cả các
quốc gia trên thế giới.
Chính vì thế, theo lịch sử ngành công nghiệp ôtô trên thế giới, năm đầu
tiên của thế kỷ 20, năm 1901, trên thế giới đã có 621 nhà máy sản xuất ơtơ xe
máy, trong đó 112 ở Anh, 11 ở Italy, 35 ở Đức, 167 ở Pháp, 215 ở Mỹ và 11
nước khác. Đến năm 1910 khi ông Henry Ford- Người sang lập ra tập đoàn
Ford Motor nổi tiếng, bắt đầu tổ chức sản xuất ôtô hàng loạt trên qui mô lớn.
Vào những năm 1930, trước chiến tranh thế giới thứ 2, ôtô đã có được những
tính năng kỹ thuật cơ bản. Cùng với những thành tựu khoa học kỹ thuật thời
đó, cơng nghiệp ôtô thế giới đã thực sự trở thành một ngành sản xuất đầy sức
mạnh với 3 trung tâm sản xuất chính Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản. Hầu hết
các hãng sản xuất có tên tuổi trên thế giới như Ford, General, Toyota,
Mercedes-Benz… đều ra đời trước hoặc trong thời kỳ này.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện

đại bùng nổ, ôtô và cơng nghiệp ơtơ cũng có những bước tiến vượt bậc.
4


Những thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng đã làm thay đổi cơ bản, bản
thân ôtô và công nghiệp ôtô về mặt kỹ thuật, khoa học công nghệ cũng như
về quy mơ kinh tế xã hội. Q trình phát triển của ngành công nghiệp ôtô trên
thế giới chia làm 3 giai đoạn:
Trước năm 1945: Nền công nghiệp ôtô của thế giới chủ yếu tập trung
tại Mỹ, sản lượng công nghiệp ôtô ở Tây Âu và Nhật Bản rất thấp.
Từ 1945- 1960: Sản lượng công nghiệp ôtô của Nhật Bản và Tây Âu
tăng mạnh nhưng vẫn còn nhỏ bé so với Mỹ
Từ 1960 trở lại đây: Nền công nghiệp sản xuất ôtô xe máy Nhật đã
vươn lên mạnh mẽ và đã đạt chiếm vị trí thứ nhất trong ngành công nghiệp to
lớn này. Nhật đã trở thành đối thủ số một của Mỹ và Tây Âu trong ngành
công nghiệp ôtô.
Sản lượng ôtô trên thế giới, từ năm 1960 đến nay, gần như ổn định với con số
khoảng 50-52 triệu xe/năm. Thị trường thế giới ôtô vào khoảng 780 tỷ
USD/năm. Riêng 6 tập đồn lớn của cơng nghiệp ơtơ năm 1999 đã sản xuất
tới 82,5% tổng số ôtô thế giới trong đó Mỹ có 3 tập đồn, Nhật, Đức, Pháp
mỗi nước một tập đoàn.
Tại Châu Âu các hãng nổi tiếng của Đức như BMW, Mercedes Benz, của
Pháp như Renault, Peugoeot, citroen, của Italy như Fiat, Iveco,… Riêng hãng
xe Renault- Volvo đã có doanh số bán năm 1992 là 244 triệu xe.
Tại Mỹ có ba hãng lớn là GM, Ford, Chrysler và ngồi ra cịn có các
hãng xe của Nhật liên doanh như Navistar, US Honda, International,
Diamond-ster, Numi.
Nhật Bản nổi tiếng với các hãng ôtô lớn mạnh không ngừng như Nissan,
Toyota, Honda, Mitsubishi,… Các hãng này đã vươn ra thị trường thế giới và
từng làm các hãng xe Mỹ và Tây Âu phải điêu đứng.

Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và xu thế tồn cầu hóa,
một số quốc gia, khu vực như Trung Quốc và ASEAN đã có những thành tựu
đáng kể trong tăng trưởng kinh tế cũng đã gia nhập ngành công nghiệp ôtô thế
5


giới. Hiện nay, hàng năm Trung Quốc sản xuất ra khoảng 1,2 triệu xe và các
nước ASEAN đã góp tiếng nói của mình với sản lượng gần 1 triệu xe mỗi
năm.
Hiện nay, theo nhận xét, đánh giá của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô
trên thế giới, hãng General Motor được công nhận là hãng xe ôtô lớn nhất thế
giới, Ford chiếm vị trí thứ 2, vị trí thứ 3 thuộc về Toyota.
Cịn về Việt Nam, Chiếc ơ tơ đầu tiên do chính bàn tay người Việt Nam
thiết kế và chế tạo có tên là Chiến Thắng và lần đầu tiên xuất hiện tại miền
Bắc từ năm 1958.
Sau chiến thắng chấn động địa cầu ở Điện Biên Phủ, miền Bắc nước ta
bước vào những năm đầu lập lại hịa bình và bước vào quá trình xây dựng đất
nước cũng như chi viện cho miền Nam. Đứng trước tình hình nhu cầu giao
thông vận tải tăng cao khiến các cán bộ ngành xe, máy qn đội trăn trở.
Chính vì vậy, năm 1958, nhà máy Chiến Thắng quyết định sản xuất ô tơ nhỏ
theo cách của ta. Người nhận nhiệm vụ đó là Đại tá, kỹ sư Hồ Mạnh Khang,
người lúc bấy giờ đang là giám đốc nhà máy Z157 và ông Vũ Văn Đôn - Cục
trưởng cục quản lý xe, máy lúc đó trực tiếp đơn đốc, chỉ đạo. Sau sự nỗ lực
không biết mệt mỏi ngày đêm của gần 500 con người. Đúng ngày 21/12/1958
chiếc ô tô 4 chỗ đầu tiên do người Việt Nam sản xuất chính thức xuất xưởng.

Hình 1.3: Ơtơ Chiến Thắng đầu tiên do người Việt chế tạo.
6



Năm 1970, hãng xe citroen cho xuất xưởng chiếc xe thương hiệu La
dalat. Năm 1991, liên doanh lắp ráp Mekong Auto thành lập. Năm 2004,
Công ty cổ phần ôtô Trường Hải khánh thành Nhà máy sản xuất và Lắp ráp
Ơtơ Chu Lai – Trường Hải, và Vinaxuki cũng được cấp giấy phép sản xuất,
láp ráp xe ôtô. Mật độ người sử dụng xe ơtơ trong nước Việt Nam tính đến
cuối 2017 là 16 xe/1000 người. Ngành công nghiệp ôtô bắt đầu một bước phát
triển mới đó là ngày 2 tháng 9 năm 2017, dự án Tổ hợp sản xuất ôtô VF tại
khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Hải Phịng đã được Vingroup khởi cơng. Đến
tháng 10 năm 2018 VinFast đã cho ra mắt hai mẫu xe đầu tiên tại Paris Motor
Show. Ngày 14/6/2019 Công ty VinFast khánh thành nhà máy ơtơ, chính thức
bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt. Song song với kỷ lục về tiến độ triển
khai dự án, VinFast đã lập kỳ tích mới trên thị thường ơtơ với 10.000 đơn đặt
hàng trước khi có xe thực tế một năm.
Vậy là sau hơn 200 năm phát triển, những chiếc ôtô được sản xuất ngày
càng hiện đại và thơng minh hơn. Chúng khơng chỉ được hồn thiện về kiểu
dáng mà cịn được trang bị những tính năng thơng minh nhất, giúp chiếc xe
được an tồn hơn, trải nghiệm lái thú vị hơn và mang đến những tiện ích thiết
thực phục vụ cho cuộc sống hiện đại của con người.
1.2.Phân loại ơtơ
Có nhiều cách phân loại ơtơ, trong đó những cách phân loại thường
dùng như sau: phân loại theo loại nhiên liệu sử dụng, theo công suất động cơ,
theo trọng tải xe (với xe tải), theo số ghế ngồi (đối với xe chở người), theo số
cấu chủ động, theo công dụng,…
- Phân loại theo trọng tải xe (với xe tải)
+ Ơtơ vận tải loại rất nhỏ (trọng tải nhỏ hơn 0,5 tấn)
+ Ơtơ vận tải loại nhỏ (trọng tải từ 0,5 – 2 tấn)
+ Ơtơ vận tải loại trung bình (trọng tải từ 2 – 5 tấn)
+ Ôtô vận tải loại lớn (trọng tải từ 5 – 15 tấn)
+ Ơtơ vận tải loại rất lớn (từ 15 tấn trở lên)
7



Phân loại Theo tính năng động cơ, có thể chia làm các loại sau:
+ Ơtơ có tính năng cơ động thấp: Loại này chủ yếu được sử dụng trong
thành phố và trên đường quốc lộ. Đặc điểm của loại này thường có gầm xe
thấp, một cầu chủ động (thường là xe con và xe bt)
+ Ơtơ có tính năng cơ động cao: đó là các loại xe có khả năng làm việc trên
các loại đường xấu hoặc khơng có đường sá. Đặc điểm của loại này là
gầm xe cao,thường bố trí 2 hoặc 3 cầu chủ động, khả năng bám của bánh xe
rất tốt. (thường là xe ôtô tải và xe quân sự)
- Phân loại theo dung tích làm việc của xe con, ôtô con lại chia ra thành
các loại:
+) ôtô con rất nhỏ (dung tích làm việc dưới 1,2l),
+) loại nhỏ (dung tích làm việc từ 1,2 – 1,8l)
+) loại trung bình (dung tích từ 1,8 – 3,5l)
+) loại lớn (dung tích từ 3,5l trở lên)
- Phân loại theo chiều dài đối với xe khách được chia ra thành các loại:
+) rất nhỏ (chiều dài xe dưới 5m)
+) loại nhỏ (từ 6 – 7,5m)
+) loại trung bình (từ 8 – 9,5m),
+) loại lớn (từ 10 ,5 – 12m)
+) loại rất lớn (từ 16,5 – 24m)
- Phân loại theo số cầu chủ động của xe:
+) Xe một cầu: là xe chỉ dẫn động thành một trục, xe một cầu trước dẫn
động lắp vào hai bánh trước, còn xe một cầu sau dẫn động lắp ở hai bánh sau.
+) Xe hai cầu: là xe dẫn động bằng hai trục, cầu trước và cầu sau, dẫn
động bốn bánh, bốn bánh đều quay đều kéo bánh xe đi.

8



- Phân loại xe theo năng lượng mà động cơ sử dụng.
Năng lượng mà động cơ của ô tô sử dụng gồm các loại: xăng, diezen,
khí ga hoặc điện… Trên ô tô hiện nay, được sử dụng phổ biến và hiệu quả
nhất vẫn là nhiên liệu xăng và diezen, vì vậy thường gọi là động cơ xăng và
động cơ diezen.
+ Xe sử dụng động cơ chạy bằng nhiên liệu xăng theo ngun lý: xăng
được hịa trộn với khơng khí tạo thành hỗn hợp cháy sau đó nạp vào xi lanh
vào thời kỳ nạp. Hỗn hợp cháy được nén vào thời điểm cuối kỳ nén (tương
ứng góc đốt sớm) nến điện sẽ đánh lửa, đốt cháy hỗn hợp tạo thành áp lực khí
cháy đẩy piston chuyển động để động cơ hoạt động. Động cơ xăng có kích
thước nhỏ gọn, sinh ra cơng suất lớn, gây ơ nhiễm ít, tiếng ồn nhỏ vì vậy được
sử dụng rộng rãi trên các xe du lịch.
+ Xe sử dụng động cơ chạy bằng nhiên liệu diezen theo ngun lý:
khơng khí sạch được nạp vào xi lanh của động cơ ở thời kỳ nạp và được nén ở
thời kỳ nén tới áp suất cao. Cuối thời kỳ nén vòi phun phun nhiên liệu diezen
vào buồng đốt của động cơ với áp suất cao, tơi như sương mù tạo thành hỗn
hợp cháy và hỗn hợp cháy tự bốc cháy. Đông cơ diezen tạo ra lực đẩy và
momen xoắn lớn và có tính kinh tế nhiên liệu tốt, nên được sử dụng rộng rãi
trên các loại xe tải và xe SUV.
- Phân loại theo công dụng của xe:
Đây là phương pháp phân loại thông dụng và thiết thực nhất. Với
phương pháp phân loại này xe ô tô được chia ra các loại: Ơtơ chở hàng hóa
(xe tải), ơtơ chở người (xe khách), ơ tơ chun dùng.
- Ơtơ tải (xe tải): là xe ô tô dùng để chuyên chở đất đá, vật liệu xây dựng,
sản phẩm nông lâm sản, hàng hóa,… Xe tải có thể phân theo hai loại là xe tải
ben (xe tự đổ) và xe tải thùng (xe không tự đổ).
- Xe ben:

9



Hình 1.4: Xe Ben
- Xe tải thùng:

Hình 1.5: Xe tải thùng
- Xe chở người (xe chở khách – hành khách)

Hình 1.6: Xe chở người

10


Là loại xe ơ tơ có kết cấu khung vỏ, sàn xe chắc chắn tạo nên khoảng
không gian chung chứa các ghế cho người lái và hành khách ngồi (nằm) rất
sang trọng, lịch sự, sạch sẽ. Xung quanh thành xe và các cánh cửa có lắp các
tấm kính trong suốt để người ngồi trên xe có thể quan sát các phía bên ngồi
xe dễ dàng. Xe chở khách đi đường dài cịn thiết kế ghế ngồi mềm có thể thay
đổi góc nghiêng của mặt tựa ghế, thậm chí cịn thết kế kiểu giường để khách
có thể nằm ngủ nghỉ trong khi xe di chuyển. Các xe chở người đều có thiết kế
phần cốp xe (thùng xe) để chứa đựng hành lý của khách đi xe. Xe chở người
cụ thể là: xe 4 chỗ, xe 5 chỗ, xe 7 chỗ, xe 16 chỗ, xe 24 chỗ, xe 45 chỗ.
- Ơtơ chun dùng: Là loại xe có cấu tạo như một ơtơ thơng dụng
nhưng có bộ phận chun dùng để thực hiện một nhiệm vụ theo yêu cầu như
xe cứu hỏa, xe môi trường, xe nâng hàng, ôtô cần cẩu, ôtô chữa cháy, ơtơ cứu
thương,…)

Hình 1.7: Xe cứu hỏa
+) Xe cứu hỏa là xe có cấu tạo chung như một xe ơtơ thông thường
nhưng để thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt. Đối với xe cứu hỏa như hình 7

gồm một thùng chứa để chứa dung dịch lỏng, các bơm để dẫn động từ động
cơ của ôtô bơm hút nước từ nguồn lên thùng chứa và dùng bơm để đẩy nước
theo ống dẫn phun ra vòi phun với tốc độ và áp suất cao lên độ cao phù hợp
để dập tắt đám cháy.
11


Hình 1.8: Xe thu gom rác thải
+) Xe thu gom rác thải là xe có cấu tạo chung như một xe ôtô thông
thường nhưng để thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt. Đối với xe thu gom rác
thải như hình 8 thùng chứa rác được kết cấu bằng những dàn khung thép và
cát tơng kín để khơng bị chảy nước, nắp sau của thùng xe được kết cấu bản lề
với hai thanh bên để đóng mở thuận lợi, thu gom rác thải từ thùng chứa. Nhờ
hệ thống thủy lực sẽ nâng các thùng rác đổ lên thùng xe một cách gọn gàng.
Thùng xe được nâng hạ bởi hệ thống thủy lực và hệ thống thủy lực được dẫn
động từ động cơ.

Hình 1.9: Xe cứu thương
+) Xe cứu thương là xe có cấu tạo chung như một xe ơtơ thơng thường
nhưng để thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt. Đối với xe cứu thương như hình
9 thùng xe có hai bên gồm ghế ngồi và những bộ phận chuyên dùng để đặt
máy trợ thở, bình khí oxi và có khoang chứa thuốc để cho bác sĩ vừa theo dõi
trên xe vừa chăm sóc bệnh nhân trên đường cấp cứu. Xe được lắp đèn và còi
báo động thuộc dạng xe thuộc dạng ưu tiên.
12


1.3: Cấu tạo chung của ôtô
1.3.1: Động cơ
Động cơ là bộ phận đốt cháy nhiên liệu dizen hoặc xăng tạo ra lực làm

quay trục cơ từ đó qua hệ tống truyền lực để truyền đến bánh xe chủ động
giúp cho ôtô chuyển động.
Hiện nay trên ôtô thường dùng động cơ đốt trong.
Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt (động cơ biến nhiệt năng thành
cơ năng).
1.3.2: Hệ thống truyền lực
Nhiệm vụ: Hệ thống truyền lực gồm các bộ phận để truyền ngắt momen
quay, thay đổi tỷ số truyền và truyền đến bánh xe chủ động để bánh xe có thể
quay được hai chiều chính vì thế mà xe có thể tiến hoặc lùi hoặc khi xe ở hộp
số 0 thì xe sẽ dừng lại.

1

3

2

6

4

5

7
8

Hình 1.10: Hệ thống truyền lực của ôtô
Các bộ phận của động cơ ôtô gồm:
1. Động cơ


4. Truyền lực các đăng

2. Ly hợp

5. Truyền lực chính

3. Hộp số

6. Hộp vi sai

7. Bán trục chủ động

8. Bánh xe chủ động.
13


- Ly hợp có nhiệm vụ:
+) Truyền và ngắt momen quay từ động cơ đến trục sơ cấp của hộp số
và bảo vệ cho các bộ phận khác của hệ thống truyền lực khơng bị q tải.
- Hộp số có nhiệm vụ truyền và thay đổi momen từ động cơ đến bánh
xe chủ động giúp xe có thể tiến lùi hoặc đứng yên trong khi động cơ vẫn hoạt
động.
- Truyền lực các đăng: Hộp số được lắp cứng trên khung xe, cịn cầu
chủ động thì được lắp với khung xe thơng qua bộ phần đàn hồi đó là nhíp xe.
Vì thế, trong quá trình xe chuyển động khoảng cách giữa cầu chủ động và hộp
số luôn thay đổi, nếu nối giữa chúng bằng bằng một trục thì trục đó sẽ bị kéo
hoặc nén và có thể bị gãy. Do đó, để khắc phục hiện tượng này thì momen
quay từ hộp số truyền đến cầu chủ phải được truyền thông qua truyền lực các
đăng.
Như vậy, truyền lực các đăng có nhiệm vụ truyền momen quay giữa

hai trục không thẳng hàng với nhau mà hợp với nhau những góc thay đổi,
đảm bảo truyền êm dịu momen từ hộp số đến cầu chủ động. Trên ôtô máy kéo
thường được dùng trục các đăng, gồm có các nỉa các đăng giữa chúng được
nối với nhau bằng trục co duỗi (trục có thể thay đổi độ dài)
1.3.3: Hệ thống phanh
Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ôtô cho đến khi dừng hẳn
hoặc đến một tốc độ nào đó theo yêu cầu của người lái, giữ cho ôtô dừng ở
ngang dốc trong trong thời gian dài, hoặc cố định xe trong thời gian dừng tùy
ý.
Trên ôtô máy kéo thường sử dụng hai loại hệ thống phanh là hệ thống
phanh bằng khí nén và hệ thống phanh dầu.

14


1.3.4: Hệ thống lái
Nội dung nghiên cứu của đề tài là “Nguyên cứu quy trình kiểm tra, bảo
dưỡng và sửa chữa hệ thống lái cho xe Huyndai Grand I10” Vì vậy, chúng tơi
xin trình bày chi tiết hơn về hệ thống lái như sau:
Nhiệm vụ: Hệ thống lái dùng để thay đổi hoặc giữ hướng chuyển động
của xe theo sự điều khiển của người lái.

Hình 1.11: Sơ đồ chung cho hệ thống lái
1. Vô lăng lái

2. Trục lái

3. Cơ cấu lái

4. Khung xe


5. Các cơ cấu dẫn động lái
Khi tác động vào vơ lăng 1, qua bộ truyền trục vít bánh vít qua hệ thống
tay địn sẽ tác động đến cơ cấu hình thang lái để làm quay các bánh xe dẫn
hướng, đổi hướng lái giúp xe rẽ trái, rẽ phải hoặc giữ hướng đi thẳng. Để
giảm nhẹ sức lao động cho người lái thì hệ thống lái của các xe ôtô thường
được trang bị hệ thống thủy lực để trợ lực.

15


Hình 1.12: Hệ thống lái có trợ lực bằng thủy lực
Hệ thống lái có trợ lực bằng thủy lực gồm có bơm dầu kiểu bánh răng do
động cơ dẫn động, nó cung cấp dịng dầu có áp đến van điều khiển. Dựa vào
momen cản và hướng quay của tay lái, van điều khiển quyết định áp suât và
đường thông dầu đưa tới xilanh lực, tạo nên một lực trợ giúp cho hệ thống lái
để thay đổi nhẹ nhàng góc ngoặt của các bánh xe dẫn hướng.
1.3.5: Hệ thống treo đỡ, di động, khung vỏ xe.
- Hệ thống treo là một tổ hợp các cơ cấu thực hiện liên kết các bánh xe
với khung xe để đảm bảo độ êm dịu và an toàn chuyển động, giảm các tải
trọng va đập cho xe khi chuyển động ở địa hình khơng bằng phẳng. Ngồi ra
cịn dùng để truyền các lực và momen tác động giữa bánh xe và khung xe. Sơ
đồ của hệ thống treo trên ơtơ có kết cấu như hình 16

16


Hình 1.13: Hệ thống treo trên ơtơ
- Hệ thống treo nói chung gồm ba bộ phận chính: Bộ phận đàn hồi, bộ
phận hướng, và bộ phận giảm chấn. Mỗi bộ phận đảm nhận nhiệm vụ và chức

năng riêng biệt.
+ Bộ phận đàn hồi: dùng để truyền các lực thẳng đứng và giảm tải
trọng động khi ôtô chuyển động trên đường không bằng phẳng nhằm đảm bảo
độ êm dịu cần thiết.
+ Bộ phận hướng: dùng để xác định động học và tính chất dịch chuyển
tương đối của các bánh xe với khung hay vỏ ôtô. Bộ phận hướng dùng để
truyền các lực dọc, lực ngang cũng như các mômen từ bánh xe lên khung hay
vỏ ôtô.
+ Bộ phận giảm chấn: Cùng với ma sát trong hệ thống treo, có nhiệm
vụ tạo lực cản, dập tắt các dao động của phần được treo và không được treo,
biến cơ năng thành nhiệt năng tiêu tán ra môi trường xung quanh.
- Hệ thống khung vỏ xe được chia làm hai phần:
+ Phần cabin của xe tải là khoang riêng để chứa người lái và người phụ
xe có hình dạng khối hộp với kết cấu từ khung thép định hình hàn dập và bao
kín bới những lá thép mỏng. Phía trước và hai bên được lắp kính trong suốt để
17


thuận lợi cho người lái quan sát khi điều khiển xe. Khoang động cơ và khoang
cabin được thiết kế có khí động hoạc cao để giảm lực cho xe khi chuyển
động. Đối với xe khách đối tượng vận chuyển là con người, vì vậy phần cabin
của xe được thiết kế chung với phần ghế ngồi (giường nằm) của khách để tạo
nên sự thân thiện cần thiết và có thể đáp ứng yêu cầu khi họ giúp đỡ.
+) Phần để chứa hàng hóa hoặc hành khách: Phần chứa hàng hóa (của
xe tải) có dạng khối hộp chữ nhật phia trên có thể được để hở hay che kín bởi
mái cơ động hay mái hàn cứng. Thùng xe được kết cấu bởi hệ khung thép
định hình và thép tấm dập hàn lại với nhau tạo thành độ cứng vững. Thành
bên hai phía có thể được hàn cứng hoặc lắp bản lề với đáy thùng. Để lên
xuống hàng đốc thùng sau có thể được thiết kế một tấm lắp bản lề với phía
trên của hai thành bên hay kết cấu thành 2 cánh đứng lắp bản lề với phía sau

của 2 thành bên. Đối với xe khách, khoang chứa hành khách và khoang cabin
khơng có ngăn cách cứng, được kết cấu bởi dàn thanh thép định hình và thép
tấm tạo nên thành hệ cứng vững giữa thành bên với khoang cabin và đốc sau
dạng mái vịm thống đãng. Trên sàn có các hàng ghế ngồi của lái xe và hành
khách tùy theo năng lực vận chuyển của xe và quy định của luật giao thơng.
Xung quanh thành xe được lắp các tấm kính trong suốt để hành khách có thể
nhìn ra ngồi khi cần thiết, tạo cảm giác thoải mái cho khách đi xe.
1.3.6: Thiết bị chuyên dùng:
Ngoài các bộ phận nêu trên, đối với một số loại xe chun dùng cịn có
các thiết bị chuyên dùng để thực hiện các công việc theo nhiệm vụ chuyên biệt
đã yêu cầu. Các thiết bị chuyên dùng thường gặp trên các xe chuyên dùng hiện
nay đó là: Thiết bị cẩu hàng: là cần cẩu hàng được lắp trên ơ tơ có dẫn động bằng
tời cáp hoặc thủy lực với nguồn động lực là động cơ của ơ tơ. Nó có thể dùng để
tự bốc xếp hàng lên thùng xe gọi là xe tự bốc dỡ, hoặc có thể dùng để bốc dỡ
hàng cho các phương tiện vận chuyển khác như tàu hỏa, ô tô, tàu thủy,…
- Thiết bị quét và hút bụi đường được cấu thành bởi chổi qt dạng trịn
(khi làm việc có chuyển động quay) và bơm bút khơng khí với tốc độ lớn để
đưa các hạt bụi đất sỏi nhỏ vá lá cây theo đường dẫn lên bồn chứa. Bơm hút
và chổi quét được dẫn động từ động cơ của ô tô.
18


×