LUẬN VĂN
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà
EU dành cho Việt Nam
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
CHƯƠNG I
CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG
VÀ HỆ THỐNG THUẾ QUAN CÁC
NƯỚC
-1 -
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
I. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA CÁC NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY:
Có thể nói hiện nay các nền kinh tế của các nước trên thế giới cũng như các
khu vực khác nhau có trình độ phát triển chênh lệch khá lớn. Phần lớn các
nước khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ, Đơng Bắc Á có nền kinh tế phát triển mạnh
với mức thu nhập GDP trên đầu người lên tới hàng chục nghìn USD. Một số
nước khu vực Nam Mỹ, Đông Âu, Bắc Phi, Đông Nam Á có nền kinh tế
phát triển ở mức trung bình, với mức thu nhập GDP trên đầu người ở
khoảng từ 1.000 tới 10.000 USD/năm. Một số quốc gia còn lại tập trung ở
Châu Phi, Nam Á....có nền kinh tế kém phát triển với mức thu nhập GDP
trên đầu người dưới 1.000 USD. Bức tranh phát triển không đồng đều của
nền kinh tế các nước trên thế giới là một thực trạng bắt nguồn từ nhiều
nguyên nhân trong đó có những ngun nhân mang tính lịch sử từ hình
thành và phát triển của mỗi quốc gia từ hệ thống quan hệ sản xuất cho tới
lực lượng sản xuất.
Như chúng ta đã biết, mỗi quốc gia có những lợi thế so sánh riêng xuất phát
từ những nét đặc thù của vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con
người và cả mức độ phát triển của nền kinh tế như đã đề cập ở trên... Chính
những lợi thế so sánh khác nhau của các quốc gia đã tạo nên nhu cầu phân
công lao động quốc tế nhằm thu được hiệu quả cao nhất cho mỗi quốc gia.
Q trình phân cơng lao động quốc tế phát triển sâu sắc sẽ làm cho các nền
kinh tế của các quốc gia khác nhau ngày càng phụ thuộc vào nhau, dòng vốn
đầu tư, dòng hàng hoá trao đổi giữa các quốc gia tăng lên mạnh mẽ. Chính
những yêu cầu xuất phát từ thực tế này đã dẫn tới khái niệm mới thường
được sử dụng hiện nay là Tồn cầu hố, một mức độ phát triển rất cao của
phân cơng lao động quốc tế. Tồn cầu hố là q trình tăng cường hợp tác
phát triển giữa các quốc gia cả song phương và đa phương trong lĩnh vực
kinh tế cũng như trong các lĩnh vực khác như xã hội, khoa học kỹ thuật, văn
hoá, an ninh....Xu hướng tồn cầu hố đã thúc đẩy sự ra đời và phát triển của
các định chế quốc tế mang tính tồn cầu, tính khu vực hoặc song phương.
Điển hình nhất là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có nhiệm vụ điều
tiết các mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia là thành viên của tổ chức
này.
Xu thế chung hiện nay sau q trình đấu tranh thơng qua các diễn đàn quốc
tế, các vòng đàm phán đa phương và song phương là các quốc gia chậm phát
triển đang yêu cầu các quốc gia phát triển tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để
hàng hố của họ có thể xuất khẩu được nhiều sang các nước Phát triển và
-2 -
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
các nước phát triển cũng đòi hỏi các nước còn lại mở cửa hơn nữa để dòng
vốn đầu tư và dịng hàng hố, dịch vụ cơng nghệ cao của họ thâm nhập
mạnh mẽ thị trường các nước này. Hệ thống Ưu đãi thuế quan phổ cập
(GSP) được nghiên cứu ở bản luận văn này là những ưu đãi mà các nước
phát triển giành cho các nước đang phát triển để các nước này có thể tăng
cường việc xuất khẩu vào các nước phát triển.
II. CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA CÁC NƯỚC
NGUYÊN TẮC ĐIỀU CHỈNH BUÔN BÁN QUỐC TẾ
1.1 Nguyên tắc tương hỗ:
Trên nguyên tắc này các bên giành cho nhau những ưu đãi và nhân nhượng
tương xứng nhau trong quan hệ buôn bán với nhau. Mức độ ưu đãi và điều
kiện nhân nhượng phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của các bên tham gia. Bên
yếu hơn thường bị lép vế và thường bị buộc chấp nhận những điều kiện do
bên có thế lực kinh tế mạnh hơn đưa ra. Ngày nay các nước ít áp dụng
nguyên tắc này trong quan hệ buôn bán với nhau.
Nguyên tắc “Đãi ngộ tối huệ quốc - MFN” Most Favoured Nation
Treatment
Đây là nguyên tắc không phân biệt đối xử “Non Discrimination”. Nghĩa là
các bên tham gia trong quan hệ kinh tế buôn bán sẽ dành cho nhau những
điều kiện ưu đãi không kém hơn những ưu đãi mà mình đã hoặc sẽ giành
cho các nước khác.
Nguyên tắc này được hiểu theo hai cách:
+ Cách 1: Tất cả những ưu đãi và miễn giảm mà một bên tham gia trong các
quan hệ kinh tế thương mại quốc tế đã hoặc sẽ giành cho bất kỳ một nước
thứ ba nào thì cũng giành cho bên tham gia kia được hưởng một cách vô
điều kiện.
+ Cách 2: Hàng hoá di chuyển từ một bên tham gia trong quan hệ kinh tế
thương mại này đưa vào lãnh thổ của bên tham gia kia sẽ không phải chịu
mức thuế và các phí tổn cao hơn những thuế quan và những thủ tục phiền
toái hơn những thuế quan và thủ tục đang hoặc sẽ được áp dụng đối với
hàng nhập vào từ nước thứ ba nào khác. Theo luật quốc tế thì đây là một
nguyên tắc điều chỉnh các mối quan hệ thương mại và kinh tế giưã các nước
trên cơ sở các hiệp định, hiệp ước ký kết giữa các nước một cách bình đẳng
-3 -
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
và có đi có lại đơi bên cùng có lợi. Do đó xét theo góc độ luật quốc tế thì
điều chủ yếu của quy chế tối huệ quốc (MFN) là không phải cho nhau
hưởng các đặc quyền mà là đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia có chủ
quyền về các cơ hội giao dịch thương mại và kinh tế.
Mục đích chính của việc sử dụng nguyên tắc MFN trong buôn bán quốc tế là
nhằm chống phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế, làm cho điều kiện
cạnh tranh giữa các bạn hàng ngang bằng nhau nhằm mục đích thúc đẩy
quan hệ bn bán giữa các nước phát triển. Mức độ và phạm vi áp dụng của
nguyên tắc MFN phụ thuộc vào mức độ quan hệ thân thiện giữa các nước áp
dụng với nhau.
Lịch sử hình thành và phát triển chế độ MFN đã có trên 200 năm. Năm 1948
qui chế này chính thức đựơc GATT (Hiệp định chung về thuế quan và mậu
dịch) đưa vào điều một của GATT và coi đây là cơ sở quan trọng kêu gọi
các nước hội viên cho nhau hưởng chế MFN nhằm thúc đẩy quan hệ buôn
bán giữa các nước hội viên. Hội nghị Thương mại và phát triển của Liên hợp
quốc (UNCTAD) từ năm 1968 cũng đã thành lập hệ thống ưu đãi chung
(GSP) dành cho các nước đang phát triển, tuy nhiên hệ thống chung này
khơng mang tính cam kết và phạm vi áp dụng chỉ hạn chế ở một số mặt hàng
xuất khẩu thành phẩm và ban thành phẩm có xuất xứ từ các nước đang phát
triển. Nguyên tắc MFN được các nước áp dụng dưới các hình thức khác
nhau, nhưng nhìn chung có hai cách áp dụng như sau:
+ Áp dụng chế độ tối huệ quốc có điều kiện: Quốc gia được hưởng tối huệ
quốc phải chấp nhận thực hiện những điều kiện mà quốc gia và chính phủ
quốc gia cho hưởng địi.
+ Áp dụng chế độ tối huệ quốc vô điều kiện.
Nguyên tắc MFN là nguyên tắc “không phân biệt đối xử “ nhưng thực tế nó
chính là ngun tắc phân biệt đối sử giữa các nước trong quan hệ buôn bán.
Sự phận biệt đối sử này được thể hiện trên những mặt sau:
+Trình độ phát triển kinh tế của các nước có sự chênh lệch lớn, áp dụng chế
độ ưu đãi chung trong quan hệ buôn bán với nước giàu và nghèo, sẽ dẫn tới
lợi ích kinh tế thu được của các nước này rất chênh lệch nhau, các nước
nghèo hơn sẽ bất lợi trong thương mại khi được sử dụng chế độ MFN như
các nước giàu khác.
-4 -
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
+ Nguyên tắc MFN là công cụ để phân biệt đối xử giữa các nước được
hưởng MFN và các nước không được hưởng.
+ Nguyên tắc này được áp dụng nhằm gây áp lực kinh tế và chính trị đối với
các nước muốn được hưởng MFN.
Hiện nay nguyên tác MNF được rất nhiều nước áp dụng ví dụ Mỹ là một
điển hình. Chế độ tối huệ quốc (MNF) được Mỹ áp dụng đầu tiên năm 1778
trong buôn bán với Pháp, sau đó là Anh, Nhật, Đức. Trong suốt hơn một thế
kỷ Mỹ áp dụng MFN có điều kiện. Từ năm 1923 Mỹ áp dụng thêm chế độ
MFN không điều kiện, nhằm khuyến khích đẩy mạnh thương mại, hỗ trợ
cho sự bùng nổ về kinh tế của Mỹ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Những nước áp dụng MFN bình quân thuế nhập khẩu đánh vào hàng hoá là
9%, trong khi đó thuế nhập khẩu bình thường khơng được hưởng MFN bị
đánh cao gấp 7 lần. Tính đến năm 1992 Mỹ đã cho 160 nước được hưởng
qui chế MFN trong quan hệ buôn bán với Mỹ, và thường Mỹ áp dụng chế độ
MFN có điều kiện để gây sức ép về kinh tế chính trị đối với các bạn hàng
như từ tháng 2/1980 Mỹ cho Trung quốc hưởng chế độ tối huệ quốc (MFN)
nhưng phải gia hạn hàng năm để kiềm chế Trung quốc phải nhượng bộ trong
vần đề nhân quyền ở Tây tạng, vấn đề bán và phổ biến các vũ khí thơng
thường và vũ khí hạt nhân cho các nứơc ở thế giới thứ 3, vấn đề Đài loan
v.v… Năm 1994 Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt nam, nhưng
việc buôn bán trực tiếp với Mỹ chưa thể thực hiện được ngay cho đến khi
Mỹ cho Việt nam hưởng qui chế MFN. Vì nếu khơng được hưởng qui chế
tối huệ quốc (MFN) thì mức thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa nhập vào
Mỹ rất cao trong khi đó hàng hố Việt nam với chất lượng chưa cao rất khó
cạnh tranh với các bạn hàng khác trên thị trường Mỹ.
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (National Parity - NP)
Các công dân của các bên tham gia trong quan hệ kinh tế thương mại được
hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ như nhau (trừ quyền bầu cử, ứng cử và
tham gia nghĩa vụ quân sự). Điều này có nghĩa là mọi cơng dân, cơng ty
nước A khi sống và đặt trụ sở tại nước B thì được hưởng các quyền lợi và
nghĩa vụ như công dân và công ty của nước B và ngược lại trong trường hợp
nước A và B ký kết hiệp định thương mại - kinh tế dựa trên nguyên tắc
ngang bằng dân tộc (NP).
CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CÁC NƯỚC TƯ BẢN PHÁT TRIỂN
-5 -
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
Mỗi nước đều có chính sách ngoại thương riêng của mình, phù hợp với
đường hướng phát triển kinh tế của mình. Những chính sách ngoại thương
này thuộc hai xu hướng như sau:
-
Chính sách mậu dịch tư do
Chính sách bảo hộ mậu dịch
2.1 Chính sách mậu dịch tư do
Là chính sách ngoại thương mà trong đó nhà nước khơng can thiệp trực tiếp
vào quá trình điều tiết ngoại thương, mà mở cửa hồn tồn thị trường nội địa
để cho hàng hố được tự do lưu thơng giữa trong và ngồi nước tạo điều
kiện cho thương mại quốc tế phát triển trên cơ sở nguyên tắc tự do cạnh
tranh.
Đặc điểm chủ yếu của chính sách mậu dịch tự do là:
+ Nhà nước không sử dụng các công cụ để điều tiết xuất nhập khẩu.
+ Quá trình xuất nhập khẩu được tiến hành một cách tự do.
+ Quy luật tự do cạnh tranh điều tiết sự hoạt động của sản xuất, tài chính và
thương mại trong nước.
Ưu điểm của chính sách mậu dịch tự do
+ Mọi trở ngại thương mại quốc tế bị huỷ bỏ giúp thúc đẩy sự tự do lưu
thông thương mại trong nước.
+ Làm thị trường nội địa phong phú hàng hố hơn, người tiêu dùng có điều
kiện thoả mãn nhu cầu của mình một cách tốt nhất.
+ Tạo mơi trường cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa, kích thích nhà
sản xuất phát triển và hồn thiện.
+ Nếu các nhà sản xuất trong nước đã đủ sức mạnh cạnh tranh với các nhà
tư bản nước ngồi thì chính sách mậu dịch tự do giúp các nhà kinh doanh
nước nhà bành trướng ra nước ngồi. Thật vậy, chính sách mậu dịch tự do
lần đầu tiên xuất hiện ở nước Anh “cái nôi” của chủ nghĩa tư bản. Nước Anh
lúc bấy giờ là cường quốc công nghiệp, sản xuất bằng máy thay thế lao động
thủ cơng đã khiến chi phí sản xuất thấp, hàng hoá dồi dào so với các nước
láng giềng chậm phát triển hơn như Pháp, Đức, Nga. Chính nhờ thực hiện
chính sách mậu dịch tự do đã giúp cho các nhà tư bản Anh xâm chiếm nhanh
chóng thị trường thế giới, khiến các nước này phải thi hành chế độ bảo hộ
mậu dịch để chống lại sự xâm lăng hàng hóa ồ ạt từ nước Anh. Nhưng sau
-6 -
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
này nền kinh tế các nước phát triển mạnh thì chính sách mậu dịch tự do thay
thế cho chính sách bảo hộ mậu dịch.
+ Thực hiện chính sách mậu dịch tự do không đồng nghĩa với việc làm suy
yếu vai trò của nhà nước trong quan hệ thương mại quốc tế. Nguợc lại việc
tạo điều kiện tự do phát triển thương mại trên thị trường nội địa nhằm làm
suy yếu hoặc xố bỏ chính sách bảo hộ mậu dịch ở các nước khác tạo cơ sở
để các nhà kinh doanh nội địa dễ dàng xâm nhập và phát triển thị trường
mới.
Tuy nhiên thực hiện chính sách mậu dịch tự do cung có nhiều nhược điểm
điển hình như sau:
+ Thị trường trong nước điều tiết chủ yếu bởi qui luật tự do cạnh tranh cho
nên nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng khủng khoảng, phát triển mất ổn định.
+ Những nhà kinh doanh sản xuất trong nước phát triển chưa đủ mạnh thì dễ
dàng bị phá sản trước sự tấn cơng của hàng hố nước ngồi.
Chính bởi những nhược điểm này mà ngày nay trên thế giới ngay cả những
nước có nền kinh tế mạnh như Mỹ, Nhât…đều khơng thực hiện chính sách
mậu dịch tự do đối với tất cả các ngành hàng, mà chỉ thực hiện sự tự do mậu
dịch trong một số ngành hàng đủ mạnh cạnh tranh đựơc với hàng hố nước
ngồi và cũng chỉ thực hiện trong một thời gian nhất định.
2.2. Chính sách bảo hộ mậu dịch
Là chính sách ngoại thương của các nước nhằm một mặt sử dụng các biện
pháp bảo vệ thị trường nội địa trước sự canh tranh dữ dội của hàng hố nước
ngịai nhập khẩu, mặt khác Nhà nước nâng đỡ các nhà kinh doanh trong
nứơc bành trướng ra thị trường nước ngồi.
Đặc điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch là:
+ Nhà nước sử dụng những biện pháp thuế quan và phi thuế quan như: Thuế
quan, hệ thống thuế nội địa, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các biện
pháp kỹ thuật v.v.. để hạn chế hàng hoá nhập khẩu.
+ Nhà nước nâng đỡ các nhà xuất khẩu nội địa bằng cách giảm hoặc miễn
thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, trợ giá tiền
tệ nội địa, trợ cấp xuất khẩu.. để họ dễ dàng bành trướng ra thị trường nước
ngồi.
Ưu điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch:
-7 -
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
+ Giảm bớt sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu với hàng hoá sản xuất trong
nước.
+ Bảo hộ các nhà sản xuất kinh doanh trong nước, giúp họ tăng cường sức
mạnh trên thị trường nội địa.
+ Giúp các nhà xuất khẩu tăng cường sức mạnh để cạnh tranh xâm chiếm thị
trường nước ngồi.
+ Giúp điều tiết thanh tốn quốc gia, sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ thanh
toán của mỗi nước.
Nhược điểm: Nếu bảo hộ mậu dịch quá chặt thì:
+ Làm tổn thương tới sự phát triển thương mại quốc tế sẽ dẫn đến sự cô lập
kinh tế của một nước đi ngựơc lại xu thế của thời đại ngày nay là: Quốc tế
hố đời sống kinh tế tồn cầu.
+ Bảo hộ quá chặt dẫn tới điều kiện để phát triển sự bảo thủ và trì trệ trong
các nhà kinh doanh nội địa, kết quả là thiếu động lực để thúc đẩy sự phát
triển và hoàn thiện kinh tế trong nước.
+ Nhiều nước bảo hộ quá chặt dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng trong
nội địa bởi thị trường hàng hoá kém đa dạng, mẫu mã kiểu dáng chất lượng
hàng hoá kém cải tiến, giá cả hàng hoá đắt hơn giá trị thực của chúng v.v..
Tóm lại, chính vì chính sách tự do mậu dịch và chính sách bảo hộ mậu dịch
đều có những ưu điểm và nhược điểm cho nên không một quốc gia nào trên
thế giới thi hành chính sách này hay chính sách kia một cách tuyệt đối, mà
sẽ duy trì chính sách mậu dịch tự do trong một số ngành hàng đối với một số
thị trường và trong một thời gian nhất định, còn một số ngành hàng khác thì
thi hành chính sách bảo hộ mậu dịch (với mức độ khác nhau) trên những thị
trường khác nhau. Đơi khi người ta cịn áp dụng cả hai chính sách cho cùng
một ngành hàng, cùng một thị trường như đối với chế độ ưu đãi thuế quan
phổ cập GSP trong ngành hàng dệt may của EU đối với hàng hoá của Việt
nam người ta vừa giảm thuế nhập khẩu với những hàng hoá được sản xuất
trọng nội địa Việt nam vừa cấp hạng ngạch nhập khẩu hàng này nhằm đảm
bảo thị trường trong nước khơng có sự cạnh tranh gay gắt q mức cho
phép.
CÁC HÌNH THỨC CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA CÁC NƯỚC CHẬM
VÀ ĐANG PHÁT TRIỂN.
-8 -
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
3.1 “Đóng cửa kinh tế” chiến lược kiểu cũ
Trong thập niên 50 và đầu những năm 60 hầu hết các nước chậm phát triển ở
Châu á, Châu Mỹ la tinh đều xây dựng chế độ đóng cửa kinh tế mà nội dung
chủ yếu của nó là thi hành chính sách tự lực cánh sinh để phát triển kinh tế.
Thi hành chính sách thay thế nhập khẩu tức là kinh tế chủ yếu theo hướng tự
đáp ứng nhu cầu trong nước. Chính sách đóng cửa kinh tế có những đặc
điểm như sau:
+ Nền kinh tế phát triển theo hướng tự đáp ứng nhu cầu trong nước.
+Về ngoại thương, các nước chủ chương chỉ xuất khẩu những gì sau khi đã
thoả mãn những nhu cầu trong nước.
+Khơng khuyến khích nước ngồi đầu tư vốn, chủ yếu sử dụng hình thức
vay vốn để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu.
Nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng nhiều nước chậm và đang
phát triển lựa chọn chiến lược đóng của kinh tế:
+Khi được giải phóng khỏi chế độ thuộc địa, nhiều nước chậm và đang phát
triển cắt đứt mối quan hệ kinh tế với các nước thực dân đế quốc chưa kịp
thiết lập mối quan hệ kinh tế mới với các nước khác trên thế giới. Do đó để
duy trì sự phát triển kinh tế của đất nước họ đã lựa chọn con đường tự lực
cánh sinh để thoả mãn nhu cầu trong nước.
+ Một số nước sau khi được trao trả độc lập vẫn tiếp tục nhận được những
khoản viện trợ của những nước khác, nhưng những hàng viện trợ này chủ
yếu là lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, thuốc men và phần lớn là vũ
khí đạn khí tài. Cho nên muốn thốt khỏi đói nghèo thì các nước đã chọn
con đường tự lực cánh sinh.
+ Một số nước bị ràng buộc bởi tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi từ
chỗ bị thống trị bóc lột, sau khi giành được độc lập sợ bị lệ thuộc vào nước
ngoài nên thực hiện một chính sách tự cung tự cấp cực đoan.
Tuy vậy đầu những năm 70 chính sách đóng cửa kinh tế bắt đầu bị phá sản ở
một loạt nước ngoài trước tiên là ở các nước Châu Mỹ la tinh sau đó lan
rộng ra một số nước Châu á nên nhiều nước đã bắt đầu thay đổi chính sách
đóng cửa kinh tế của mình bằng chính sách mở cửa kinh tế.
“Mở của kinh tế” xu hướng phát triển của các nước đang phát triển.
-9 -
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
Nội dung của chiến lược mở cửa kinh tế là mở rộng quan hệ đối ngoại trọng
tâm là ngoại thương mà ưu tiên hàng đầu là xuất khẩu, thu hút vốn và kỹ
thuật của các nước có nền kinh tế tiên tiến nhằm khai thác nguồn tài nguyên
thiên nhiên và lao động của đất nước mình. Chính sách mở cửa kinh tế có
những ưu thế sau:
+ Nhờ đẩy mạnh xuất khẩu tăng thu nhập ngoại tệ góp phần tăng khả năng
nhập khẩu máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu và công nghiệp tiên tiến
thực hiện cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và cơng nghệ hố ở các nước
chậm và đang phát triển.
+ Cải thiện tình trạng mất cân đối về thu chi tài chính quốc tế nhờ đẩy mạnh
xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ, giảm bớt vay nợ nuớc ngoài.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế
giới (World Bank) khi nghiên cứu một nhóm nước có nền kinh tế đang phát
triển theo 2 khuynh hướng đóng cửa và mở cửa đã đưa ra kết luận: Nhóm
hướng ngoại có tốc độ tăng trưởng bình quân nhanh hơn 5% so với các nước
đi theo chiến lược nội.
+Thu hút đầu tư nước ngòai tạo điều kiện cho các nước chậm và đang phát
triển không nhưng gia tăng tốc độ phát triển mà cịn tăng khả năng tiếp thu
trình độ khoa hoc và kinh nghiệm phát triển kinh doanh của các nước có nền
kinh tế phát triển.
+Nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của các ngành xuất khẩu, các xí nghiệp có
vốn đầu tư nước ngồi mà cịn tăng khả năng thu hút lao động giải quyết
công ăn việc làm giảm bớt nạn thất nghiệp.
+ Nhờ phát triển xuất khẩu mà số lượng hàng hố sản xuất khơng ngừng
tăng lên (do thị trường được mở rộng) mà chất lượng hàng hoá tăng (do phải
đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng nước ngòai đối với chất lượng sản
phẩm).
+ Nhờ tham gia vào q trình phân cơng lao động quốc tế mà các lợi thế của
một đất nước được khai thác có hiệu quả và kinh tế hơn. Công ty tài trợ
Công nghiệp Thái lan đã tính rằng, để tiết kiệm một đơ la trong sản xuất
thay thế hàng nhập khẩu địi hỏi phải chi phí tài nguyên trong nước gấp 2-3
lần chi phí cho việc thu được một đơ la trong sản xuất hướng về xuất khẩu
tiêu thụ nhiều lao động.
Tuy nhiên chính sách mở cửa kinh tế hướng vào xuất khẩu và thu hút vốn
đầu tư nước ngồi cũng có những hạn chế nhất định mà kinh nghiệm của các
- 10
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
nước đang phát triển đã phải trả giá cho việc tập trung qúa cao phát triển
ngoại thương. Nền kinh tế các nước đang phát triển bị lệ thuộc vào bên
ngòai, đặc biệt là lệ thuộc vào sử phát triển của nền kinh tế các nước phát
triển như Mỹ, Nhật, EU có đến 3/4 kim ngạch bn bán quốc tế của các
nứơc mở cửa trong thời kỳ đầu là được thực hiện với các nước tư bản phát
triển trong đó chủ yếu là Mỹ, Nhật. EU. Sự lệ thuộc này dẫn đến hậu quả là
bất cứ sự phát triển xấu nào của nền kinh tế của các nước phát triển đều tác
động trực tiếp lên các nước thi hành chính sách mở cửa, ngoài ra sự lệ thuộc
về kinh tế dẫn đến sự lệ thuộc về chính trị. Kinh nghiệm của các nước đã
sớm thực hiện chính sách mở cửa cho thấy để giảm bớt sự lệ thuộc bên
ngòai cần sớm thi hành chính sách: Đa phương hố quan hệ bn bán và
đa dạng hố thị trường, tăng cường bn bán vơí các nước đang phát
triển với nhau.
Tậo trung cho chiến lược “hướng vào xuất khẩu” nền kinh tế dễ bị phát triển
mất cân đối nghiêm trọng, hay người ta thường gọi là nền kinh tế nhị
nguyên một bên là các ngành xuất khẩu và phục vụ xuất khẩu phát triển với
tốc độ nhanh nhờ được ưu tiên đầu tư và đổi mới trang thiết bị, còn một bên
là các ngành chỉ phục vụ nhu cầu nội địa thị bị coi nhẹ ít đầu tư về vốn, kỹ
thuật, năng xuất lao động thấp. Ngoài ra giữa các vùng trong một nước cũng
có sự phát triển chênh lệch: vùng thành thị, khu công nghiệp phát triển
nhanh theo phương hướng hiện đại, dân cư tập trung đơng đúc, trong lúc đó
ở những vùng hẻo lánh cuộc sống chậm biến đổi dân cư ngày càng thưa thớt
đất đai không ai canh tác do nạn di dân ra thành thị. Do đó kinh nghiệm cho
thấy Chính phủ các nước đã sớm có chính sách di dân, phát triển vùng kinh
tế lạc hậu bằng các biện pháp ưu đãi cùng thực hiện song song chúng với
chính sách mở cửa kinh tế.
Chính sách mở cửa kinh tế là ưu tiên phát triển ngoại thương cùng với phát
triển mạnh mẽ kinh tế thị trường sẽ làm cho sự bất bình đẳng giữa các tầng
lớp cư dân diễn ra nhanh chóng trong lĩnh vực thu nhập. Tình hình này sẽ
làm cho mâu thuẫn về kinh tế gia tăng, xã hội rối ren, tính bình đẳng và dân
chủ của xã hội bị giảm sút.
III. CÁC BIỆN PHÁP THUẾ QUAN VÀ PHI THUẾ QUAN.
1. THUẾ QUAN
1.1 Khái niệm
- 11
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
Trước hết thuế quan là một khoản tiền tệ mà người chủ hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan là cơ quan đại diện cho
nước chủ nhà.
1.2 Vai trò của thuế quan
Thuế quan trước hết là nhằm điều tiết hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
Bởi vì lượng hàng hố xuất khẩu và nhập khẩu phụ thuộc vào sự tiêu thụ
hàng hoá, yếu tố này lại phụ thuộc vào giá cả. Giá cả lên xuống, nó làm
giảm hoặc tăng sức cạnh tranh của hàng hóa. Một bộ phận quan trọng của
giá cả hàng hố ngoại thương đó là thuế quan. Thuế quan đánh thấp hay
đánh cao ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hố, do đó thơng qua mức
thuế quan đánh vào hàng hoá xuất nhập khẩu người ta gián tiếp điều tiết
hoạt động xuất nhập khẩu hàng hố.
Thuế quan có tác dụng bảo hộ thị trường nội địa vì đánh thuế cao vào những
hàng hoá nhập khẩu, giúp các nhà sản xuất trong nước bằng giá rẻ có thể
cạnh tranh với hàng hố nhập khẩu. Đặc biệt thuế quan giúp các xí nghiệp
sản xuất non trẻ ở trong nứơc có thời gian để phát triển và sinh lời nhằm có
thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu trong tương lai. Vì những xí nghiệp non
trẻ thường phải chi phí ban đầu cao, chưa có thị trường rộng lớn nên những
xí nghiệp này có thể bị bóp chết trong trường hợp thương mại tự do khi bị
hàng nhập khẩu cạnh tranh.
Thuế quan có tác dụng tăng thu cho ngân sách quốc gia với chi phí rẻ hơn so
với nhiều loại thuế tiêu dùng, vì điểm thu thuế nhập khẩu ít hơn nhiều so với
các điểm của loại thuế tiêu dùng. Trong lịch sử xa xưa của Đế quốc La Mã
đã từng giàu có và hùng mạnh nhờ việc đánh thuế vào hoạt động buôn bán
hàng hố bằng đường biển.
Thuế nhập khẩu có tác dụng giảm bớt nạn thất nghiệp vì sản phẩm thay thế
hàng nhập khẩu là do việc đánh thuế cao gây nên sẽ địi hỏi mở thêm sản
xuất tạo thêm cơng ăn việc làm giải quyết bớt nạn thất nghiệp trong nội địa.
Thuế quan là công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp
lực đối với các bạn hàng phải nhượng bộ trong đàm phán.
Thuế quan có thể có mấy loại sau theo quan điểm mục đích đánh thuế:
+Thuế quan nhằm tăng thu ngân sách: vai trò của nó nhằm tăng thu nhập
cho ngân sách nhà nước, mức đánh thuế loại hình này thường là thấp.
- 12
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
+ Thuế quan bảo hộ nhằm đánh vào hàng xuất nhập khẩu để làm giảm giá
bán hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và làm tăng giá hàng nhập khẩu
sao cho cao hơn hàng sản xuất trong nội địa. Nó có thể bao gồm thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu và thuế quá cảnh.
1.3 Hế thống thuế nội địa
Bên cạnh thuế, hải quan các nước còn áp dụng hệ thống thuế nội địa để điều
tiết hàng hoá xuất nhập khẩu, đó là các loại thuế như: Thuế giá trị gia tăng,
thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế sử dụng tài nguyên v.v…
Để khuyến khích xuất khẩu nhiều nước giảm hoặc miễn thuế giá trị gia tăng
đối với hàng hoá được xuất khẩu, hoặc nếu tăng tỷ lệ hàng xuất khẩu sẽ
được giảm thuế thu nhập doanh nhiệp, hoặc được miễn giảm thuế nhập khẩu
đối với những nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Ngược lại người ta
lại tăng thuế giá trị gia tăng đối với những hàng hoá nhập khẩu hoặc đánh
thêm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hố khơng khuyến khích nhập khẩu.
Thực chất sử dụng hệ thống nội địa là biện pháp sử dụng công cụ giá để điều
tiết hoạt động ngoại thương.
1.4 Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)
Năm 1963 tại hội nghị của tổ chức GATT lần đầu tiên các nước thuộc EEC
đề nghị những chế độ ưu đãi với các thành phẩm và bán thành phẩm của các
nước thuộc thế giới thứ ba, khi xuất khẩu sang các nước công nghiệp phát
triển. Nhưng mãi đến năm 1968 chế độ ưu đãi về thuế quan chung mới được
thông qua tại phiên họp thứ 2 của UNCTAD (Hội nghị của Liên hợp quốc
về thương mại và phát triển). Ngày 01/07/1971 lần đầu tiên EEC áp dụng
chính thức chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP, còn Nhật bản áp dụng từ
tháng 8/1971 và Mỹ bắt đầu áp dụng chế độ GSP vào năm 1976.
Nơi dụng chính của chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập là:
+Giảm thuế hoặc miễn thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang
hoặc kém phát triển.
+ GSP áp dụng cho các loại hàng công nghiệp thành phẩm hoặc bán thành
phẩm và hàng loạt các mặt hàng công nghiệp chế biến.
- 13
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
+ Mục đích của việc áp dụng GSP là tạo điều kiện để các nước đang phát
triển thấy được khả năng tiềm tàng về mở rộng buôn bán phát sinh từ chế độ
GSP và tăng cường khả năng sử dụng chế độ này.
+ Tăng kim ngạch xuất khẩu của các nước được hưởng.
+ Thúc đẩy cơng nghiệp hố các nước này.
+ Đẩy mạnh mức tăng trưởng kinh tế của những nước này.
+ Phổ biến thông tin về các quy định và thủ tục điều chỉnh buôn bán theo
chế độ này.
+ Giúp đỡ các nước được hưởng thiết lập những điểm trọng tâm trong nước
để tăng cường sử dụng GSP.
+ Cung cấp thông tin về các quy định liên quan đến thương mại như thuế
chống phá giá và chống bù giá, các quy định hải quan, thủ tục cấp giấy phép
nhập khẩu, và pháp luật thương mại khác quy định các điều kiện thâm nhập
thị trường các nước cho hưởng.
Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập được các cơ quan lập pháp của các nước
giành ưu đãi ban hành thành các văn bản pháp luật có hiệu lực trong từng
thời kỳ nhất định có thể là 1 năm hay 10 năm hoặc vài ba chục năm sau thời
hạn đó họ lại tiếp tục công bố những qui định cho những năm tiếp theo.
Ví dụ chế độ ưu đãi thuế quan của EU: đến hết năm 2002 EU đã giành cho
144 nước và 36 vùng lãnh thổ phụ thuộc như Macao, Nga, Việt nam được
hưởng chế độ GSP. EU áp dụng chế độ GSP cho 3 nhóm ngành hàng chủ
yếu: hàng công nghiệp, hàng dệt may và nông sản chế biến. Đối với hàng
công nghiệp và hàng dệt từ các nước đang phát triển nhập khẩu vào EU
được miễn thuế nhưng phải tuân thủ theo chế độ hạn ngạch (Quota) theo
từng mặt hàng cấp cho từng nước, từng thời gian nhất định hoặc phải tuân
thủ theo các hiệp định về tự hạn chế xuất khẩu hàng hoá sang EU. Đối với
mặt hàng nông sản chế biến trừ 6 mặt hàng vào EU phải tuân thủ chế độ hạn
ngạch như cà fê hồ tan, thuốc lá sợi … thì theo chế độ GSP, EU cho phép
gần như 400 mặt hàng nông sản chế biến của các nước thuộc thế giới thứ ba
nhập khẩu vào EU được hưởng chế độ ưu đãi nhất và miễn thuế nhập khẩu
hoàn toàn cho 700 mặt hàng nhập khẩu từ các nước nghèo nhất vào EU. Đối
với Việt nam kể từ năm 1993 EU đã cho hưởng qui chế GSP đối với mặt
hàng dệt.
- 14
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
2. CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN
2.1 Hạn ngạch (quota)
Hạn ngạch là biện pháp quản lý của nhà nước qui định trực tiếp lượng hàng
hoá được phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu nhằm thực hiện mục tiêu bảo hộ.
Hạn ngạch nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng thặng dư của người sản
xuất hàng hố. Tuy vậy nó làm cho lượng hàng nhập khẩu nhỏ hơn lượng
hàng nhập trong thương mại tự do đẫn đến tổng phúc lợi xã hội giảm, giá
của hàng hoá trong nước tăng nhưng thực tế giá của hàng hố nhập khẩu
khơng tăng, tiêu dùng trong nước giảm, thăng dư của người tiêu dùng giảm.
Cơ chế quản lý bằng hạn ngạch có tác động khơng giống với thuế quan ở
chỗ nó cho biết trước số lượng hàng hoá được nhập khẩu hoặc xuất khẩu.
Điều tiết hệ thống kinh tế ngoại thương thông qua thuế quan sẽ làm tăng thu
ngân sách của chính phủ nhưng điều tiết bằng hạn ngạch chỉ làm tăng thu
nhập cho cơ quan kinh doanh nhận được hạn ngạch. Tuy vậy do trong tình
hình kinh tế thế giới hiện nay có xu hướng tự do hoá thương mại và xoá bỏ
dần hàng rào thuế quan nên nhằm bảo hộ sản xuất trong nước các chính phủ
thường dùng hệ thống hạn ngạch.
Hạn ngạch là công cụ quan trọng để can thiệp điều tiết khối lượng hàng hố
xuất nhập khẩu của một quốc gia, thơng qua hạn ngạch cho phép chính phủ
ước đốn tương đối chính xác lượng hàng xuất nhập khẩu trong từng thời
kỳ. Trong khi đó thơng qua thuế quan chính phủ khơng thể dự báo trước
được khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu vì nó thay đổi phụ thuộc vào giá
cả thị trường quốc tế.
Quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu dưới hình thức hạn ngạch có những đặc
điểm sau đây khác với hệ thống giấy phép xuất nhập khẩu
+Trong hạn mức khống chế mức tối đa lượng hàng (bằng hiện vật hoặc bằng
giá trị) được phép xuất khẩu hoặc được phép nhập khẩu.
+Qui định thời gian có hiệu lực của hạn mức (năm, tháng, quý). Năm 2002
Việt nam đựơc cấp hạn ngạch xuất khẩu may mặc sang thị trường EU với
tổng giá trị gần……. triệu USD. Tuy nhiên vào năm 2005 chế độ hạn ngạch
sẽ bị bãi bỏ, tuy khơng cịn hạn chế định lượng, nhưng đồng thời Việt nam
cũng không được hưởng ưu đãI GSP. Vì vậy địi hỏi sản phẩm dệt may của
Việt nam phải nâng cao khả năng để duy trì trên thị trường này.
- 15
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
+ Dạng theo từng nước: Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế của từng nước mà
ta quy định danh sách những hàng hoá xuất hoặc nhập khẩu quản lý bằng
hạn ngạch. Ngồi ra cịn có ca loại hạn ngạch cấp cho các loại hàng hoá xuất
hoặc nhập khẩu được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan.
2.2 Hàng rào kỹ thuật và các biện pháp bảo hộ khác.
Hàng rào kỹ thuật: Ngoài các biện pháp điều tiết hoạt động ngoại thương
bằng hệ thống thuế quan và quản lý lượng hàng hoá xuất nhập khẩu bằng
hạn ngạch ngày nay do sức ép của tổ chức thương mại thế giới là phải tự do
hố tồn cầu thì các nước cơng nghiệp phát triển cịn bảo hộ sản xuất hàng
hố trong nước bằng hình thức qui định về tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hoá
nhập khẩu như bao gồm các quy định về mức độ an toàn kỹ thuật, an toàn
về vệ sinh thực phẩm, thuốc men, các quy diịnh về an toàn đối với mơi
trường sống, các quy định về bao gói, nhãn hiệu… nhằm mục đính hạn chế
lượng hàng hố nhập từ các nước khác tràn vào cạnh tranh gây khó khăn cho
các nhà sản xuất trong nước.
Các biện pháp bảo vệ mậu dịch khác:
+Hạn chế xuất khẩu tình nguyện (VER- Voluntary Export Restraints) là
hình thức bảo hộ thì trường nội địa bằng hình cách nhà nước nhập khẩu địi
hỏi các nước xuất khẩu phải giảm hàng xuất khẩu sang nước mình hoặc phải
nâng giá hàng xuất khẩu lên nếu không sẽ áp dụng các biện pháp cứng rắn
hơn (như thuế nhập khẩu, hạn ngạch, hoặc cắt các ưu đãi…)
+Biện pháp ký quỹ hay đặt cọc nhập khẩu: Là biện pháp nhà nước quy định
chủ hàng nhập khẩu phải đặt cọc trước tại ngân hàng ngoại thương một
khoản tiền trước khi được cấp giấy phép nhập khẩu, nó gần như là một loại
thuế gián tiếp đánh vào giá hàng nhập khẩu làm giảm sức cạnh tranh của
hàng hoá nhập khẩu.
+ Sử dụng cơ chế tỷ giá: thực chất các biện pháp này là nhà nước thơng qua
việc quản lý tài chính mà tác động tới q trình xuất nhập khẩu nó được
thực hiện dưới ba hình thức thứ nhất là quản lý ngoại hối tức là tất cả các
khoản thu chi ngoại tệ phải được thực hiện qua ngân hàng hoặc cơ quan
quản lý ngoại hối của nhà nước để nhà nước kiểm sốt qua đó điều tiết ngoại
thương, thứ hai nâng giá hoặc phá giá đồng nội tệ nhằm hạn chế hoặc
khuyến khích hàng xuất nhập khẩu thơng qua giá trị đồng tiền của mình, thứ
ba thơng qua cơ chế lạm phát một số nước thả nổi lạm phát ở mức độ nhất
định nào đó để kết quả dẫn tới kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.
- 16
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
+ Bán phá giá (Dumping): là biện pháp xuất khẩu hàng hoá với giá bán tại
thị trường trong nước. Thường là biện pháp của các tổ chức độc quyền trong
nước nhằm thu lợi nhuận cao, đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường
quốc tế.
+ Trợ giá hàng xuất khẩu, đảm bảo tín dụng hàng xuất khẩu hay nhà nước
thực hiện tín dụng xuất khẩu: Mục đính là nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp
xuất khẩu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh của hàng
hoá nước mình trên thị trường quốc tế.
CHƯƠNG II
KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI
THUẾ QUAN PHỔ CẬP (GSP)
- 17
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG ƯU ĐÃI THUẾ QUAN PHỔ CẬP (GSP)
Hệ thống ưu đãi phổ cập GSP (Generalized Systems of Prefrences) là kết
quả của cuộc đàm phán liên chính phủ được tổ chức dưới sự bảo trợ của hội
nghị Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD). Theo hệ
thống ưu đãi phổ cập (GSP), các ưu đãi về thếu quan được áp dụng cho hàng
hoá xuát khẩu từ các nước đang phát triển trên cơ sở khơng cần có di có laị
và khơng phân biệt đối sử.
Hệ thống GSP là một hệ thống mà theo đó các nước phát triển, được gọi là
các nước cho hưởng, cho các nước đang phát triển, đựơc gọi là các nước
được hưởng, hưởng chế độ ưu đãi bằng cách giảm hoặc miễn thuế, Chế độ
ưu đãi được xây dựng trên cơ sở khơng có sự phân biệt đối sử và khơng địi
hỏi bất kỳ nghĩa vụ nào từ phía các nước đang phát triển.
Trên cơ sở hệ thống GSP, mỗi quốc gia xây dựng một chế độ GSP cho riêng
mình với những nội dung, qui định, mức ưu đãi khác nhau tuy nhiên mục
tiêu của GSP vẫn được đảm bảo.
Chế độ GSP được các cơ quan lập pháp của các nước cho hưởng ưu đãi ban
hành thành các văn bản pháp luật có hiệu lực cho từng thời kỳ nhất định có
thể là 1 năm, 10 năm hoặc vài ba chục năm. Thí dụ năm 1971 Nhật bản hành
chế độ GSP của mình đến 31/3/2001. Năm 1971 EU và 1976 Mỹ cơng bố
chế độ GSP của họ có hiệu lực trong 10 năm sau và khi hết hạn họ lại công
bố cho 10 năm tiếp theo.
- 18
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
Thông thường trong các chế độ GSP của các nước cho hưởng ưu đãi thường
qui định về các vấn đề sau:
Những qui tắc chung về hệ thống GSP mà nước đó giành cho các nước được
hưởng ưu đãi
Cơng bố những loại hàng hoá nào được hưởng ưu đãi, hàng hoá nào khơng
được hưởng ưu đãi, hàng hố nào thuộc diện ưu đãi có điều kiện hạn chế.
Những nước được hưởng ưu đãi
Mức độ ưu đãi so với thuế xuất trong chế độ tối huệ quốc (MFN).
Các tiêu chuẩn xuất xứ phải tuân thủ để được hưởng GSP của nước giành
cho ưu đãi.
Thông thường trong các biểu thuế nhập khẩu của các nước giành ưu đãi có
quy định rõ từng loại thuế xuất áp dụng cho từng mặt hàng có gắm mã số
HS. Đây là hệ thống mã và phân loại hàng hóa hài hồ của Uỷ ban hợp tác
Hải quan thơng qua ngày 14/6/1983 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1988 (hệ số
HS: Harmonized Commodity Disciption and Coding System - gọi tắt là hệ
thống hài hồ Harmonized System - HS)
Thí dụ: trong biểu thuế của Nhật có quy định các loại thuế xuất sau cho mỗi
mặt hàng là:
+ Thuế xuất chung: đánh vào hàng nhập khẩu từ các nước không được
hưởng chế độ MFN của Nhật.
+ Thuế xuất GATT đánh vào hàng của các nước được hưởng MFN của Nhật
hay của các nước trong thành viên GATT (WTO).
+ Thuế xuất GSP đánh vào hàng của các nước hưởng chế độ GSP của Nhật
+ Thuế xuất tạm thời phục vụ cho chính sách đIều tiết thương mại và đánh
vào các mặt hàng do chính phủ Nhật cơng bố.
Hệ thống GSP được thảo thuận trong phạm vi UNCTAD từ những năm 60
tới đầu những năm 70 đã được đưa vào áp dụng. Các nước đi tiên phong
trong việc này là Liên xô cũ (áp dụng từ năm 1965) và úc (áp dụng từ
năm1966), Nhật, EU, Na uy áp từ năm 1971; Bungary, Hunggary, Séc, áo,
Phần lan, Thuỵ sỹ, Thuỵ điển, Newzeland áp dụng từ năm 1972; Mỹ, Ban
lan áp dụng từ năm 1976.
- 19
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
Tác dụng của GSP là tạo ra một lợi thế cho các nước đang phát triển và
chậm phát triển trong việc nâng cao sức canh tranh của hàng hoá do các
nước này xuất khẩu vào các nước cho hưởng ưu đãi nhờ có biện pháp giảm
hay miễn thuế cho các hàng hố đó.
2. NƯỚC CHO HƯỞNG ƯU ĐÃI VÀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI GSP
Hiện nay có 16 chế độ ưu đãi khác nhau đang hoạt động tại 28 nước phát
triển bao gồm 15 thành viên của EU gồm:
1. Nhật
6. Hunggary
2. Newzeland
7. Séc
3. Thuỵ sỹ
8. Ba lan
4. Mỹ
9. Nga
5. Bungary
10. Các quốc gia trung lập (CIS)
Cộng đồng châu âu (EU) bao gồm 15 thành viên:
1. Áo
6. Italy
2. Bỉ
7. Luc Xăn Bua
3. Đan mạch
8. Hà lan
4. Đức
9. Anh
5. Ai len
10. Hy lạp
11. Canada
12. Na Uy
13. úc
14. Rumania
11. Phần lan
12. Tây ban nha
13. Thuỵ điển
14. Bồ đào nha
15. Pháp
Đa số các GSP áp dụng cho một thời gian dài từ 10 năm đến vài ba chục
năm ( Nhật, EU) những hàng năm có thay đổi nhỏ như danh mục hàng hoá,
giới hạn trần, thuế xuất, nước được hưởng ưu đãi v.v..
Từ đầu những năm 1990, các nước Đông âu và Cộng đồng các quốc gia độc
lập (CIS) đã trở thành các nước được hưởng GSP của EU, Mỹ, Nhật, Phần
lan, Thuỵ điển, Newzeland và đồng thời cũng là nước giành ưu đãi GSP cho
các nước đang phát triển và kém phát triển.
Tại hội nghị lần thứ 21 của Uỷ ban đặc biệt thuộc UNTACD về GSP từ 16
đến 20/5/1994 tại Geneve các nước phát triển tỏ mối lo ngai về việc cắt
giảm mức độ ưu đãi GSP sau vòng đàm phán Urugoay và kêu gọi cắt giảm
thuế quan sâu hơn nữa, đồng thời mở rộng sản phẩm được ưu đãi theo hệ
thống GSP kể cả hàng dệt may. Một số nước kiến nghị giảm bớt hạn chế về
định lượng đang làm giảm hiệu quả sử dụng của hệ thống GSP.
- 20
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
Tại hội nghị trên đã đưa ra kiến nghị thành lập một nhóm chun gia Liên
chính phủ đễ đánh giá GSP trong năm 1995 và đưa ra các kiến nghị về đơn
gian hoá, hợp lý hoá và cải tiến quy chế xuất xứ hệ thống GSP.
3.NƯỚC ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI
Đến hết năm 2002 EU đã giành cho 144 nước và 36 vùng lãnh thổ được
hưởng. Tương tự ta thấy Úc: 56 nước và vùng lãnh thổ, Nhật: 183 nước và
vùng lãnh thổ….
Trong hệ thống GSP của tất cả các nước giành ưu đãi có hai loại đối tượng
nước được hưởng là: Các nước đang phát triển và các nước kém phát triển
(LDC) theo tiêu chuẩn của Liên hợp quốc. Theo tiêu chuẩn này các nước
Đông nam á: Campuchia, Lào, Miến điện là các nước kém phát triển, Việt
nam là nước đang phát triển.
Các nước kém phát triển được hưởng ưu đãi cao hơn các nước đang phát
triển cả về mức ưu đãI và không bị hạn chế số lượng trần (Ceiling) và một
số các tiêu chuẩn khác. Có một số nước cho hửơng ưu đãi giành cho các
nước kém phát triển chế độ miễn thuế cho toàn bộ các loại sản phẩm của
nước đó hoặc là có qui chế đặc biệt cho nước kém phát triển.
Một số nước bị loại ra khỏi quy chế GSP với nhiều dạng khác nhau, thơng
thường có hai cách là: nước trưởng thành và hàng trưởng thành. Lý do là các
nước cho hưởng lo ngại về sự cạnh tranh của hàng hoá nhập khẩu theo GSP
đối với các sản phẩm trong nước. Nhiều khi vì các lý do phi kinh tế (chính
trị, quyền cơng dân, quyền con người…) nên một sô nước bị loại khỏi danh
sách các nước được hưởng GSP của một số nước cho hưởng.
Hiện nay Mỹ đã sử dụng tiêu chuẩn nước trưởng thành và hàng trưởng thành
với các nước có lượng hàng xuất khẩu lớn vào Mỹ như Hồng kông,
Singapore, Hàn quốc, Thái lan, Đài loan … và các nước có mức GDP theo
đầu người cao như Brunei, Hồng kông, Chi lê, Isarael… trong GSP scheme
mới của EU cũng đã đưa các tiêu chuẩn đễ xác định nước trưởng thành dựa
vào chỉ số GDP theo đầu người (trên 8000USD/người/năm theo thống kê
năm 1995 của Liên hiệp quốc), theo dữ liệu cung cấp bởi Ngân hàng Thế
giới, giới hạn ưu đãi sẽ được giảm xuống tới 50% từ 1/4/1995 và được huỷ
bỏ vào 1/6/1996, Đối với những nước khác, giới hạn ưu đãi được giảm đến
50% từ 1/1/1997 và huỷ từ 1/1/1998. Những nước tiến bộ nhất đáp ứng tiêu
chuẩn sau sẽ bị loại khỏi danh sách nước và các lãnh thổ được hưởng: tổng
sản phẩm quốc gia trên đâu người vượt quá 8210 USD trong năm 1995 theo
số liệu của Ngân hàng Thế giới, chỉ số phát triển tính theo cơng thức và số
liệu do EU quy định lớn hơn -1.
- 21
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
Mỗi nước được hưởng ưu đãi sử dụng GSP ở các mức độ khác nhau. Có
nước do các nhà chức trách đã khơng có những biện pháp để tn thủ quy
trình thơng báo, khơng thể hồn thành các thủ tục quy định cần thiết, không
đáp ứng được các yêu cầu của các nước cho hưởng ưu đãi đề ra và làm mất
cơ hội thực hiện các ưu đãi.
Thông thường khi ban hành chế độ ưu đãi (GSP scheme) thì các nước cho
hưởng ưu đãi công bố danh sách các nước được hưởng GSP vào từng thời
kỳ hàng năm có cơng bố lại hoặc bổ xung các nước mới vào danh sách ưu
đãi hoặc loại bỏ nước nào ra khỏi danh sách đó.
Thí dụ: từ 1993 đến 1995 các nước đã bổ xung vào danh sách hưởng GSP
của các nước cho hưởng ưu đãi như sau:
+ Canada cho Nam phi hưởng ưu đãi GSP
+ Mỹ cho Albany, Séc và Slovakia, Nga, Kirgistan, Kazactan, Rumany,
Ucraina, Nam phi được hưởng GSP của Mỹ. Nhưng loại Syria, Mauritania
ra khỏi GSP của Mỹ vì lý do quyền con người bị xâm phạm tại các nước này
hoặc do thu nhập GDP đầu người cao như tại Israel.
+Từ 1/4/1993 Nhật đưa Croatia, Slovenia, Séc & Slovakia vào danh sách
được hưởng GSP và từ 1/4/1995 đưa thêm Albany, Nga, Ucraina, Nam phi,
Latvia, Lithuania, Macedonia, Moldova, Turmenistan, Armenia, Belarus,
Estonia, Kazastan.
HÀNG HÓA ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI VÀ MỨC ĐỘ ƯU ĐÃI
4.1 Hàng hoá được hưởng ưu đãi
Phạm vi sản phẩm được hưởng ưu đãi tuỳ thuộc vào chính sách của mỗi
nước dành ưu đãi. Không phải tất cả các sản phẩm đều được hưởng ưu đãi
GSP. Tuỳ theo cơ cấu kinh tế, xuất nhập khẩu, mỗi nước xác định một danh
mục hàng nhập khẩu được giảm, miễn thuế. Thông thường các nước đó cơng
bố danh mục hàng hố có gắn mã số HS theo hệ số được hưởng và không
được hưởng GSP (gọi là danh mục thuận và danh mục từ chối) và danh mục
hàng hố có giới hạn trần (ceiling) được áp dụng chung đối với các nước
hưởng GSP của nước liên quan. Các danh mục hàng hóa này được xem xét
lại theo định kỳ thường là hàng năm và được cơng bố cơng khai qua báo chí
và các Tổ chức xúc tiến thương mại của các nước, đồng thời gửi cho các Tổ
- 22
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
chức đầu mối về GSP ở các nước dành ưu đãi cũng như các nước hưởng ưu
đãi.
Hàng hoá thuộc danh mục được hưởng GSP thường là những sản phẩm ít có
khả năng cạnh tranh với hàng của nước cho hưởng GSP. Các sản phẩm này
khi nhập khẩu vào vào thị trường các nước cho hưởng ưu đãi sẽ không làm
ảnh hưởng đến sản xuất trong nước hoặc là hàng nông sản chưa chế biến,
nguyên liệu cho công nghiệp, hàng chế biến ở mức độ thấp và hàng thủ
công.
Các mặt hàng không được hưởng GSP thường là các mặt hàng tạo nguồn thu
thuế lớn cho ngân sách hoặc là những sản phẩm bảo hộ cao để sản xuất
trong nước không bị tổn hại do nhập khẩu gây ra.
Ví dụ: - Thị lợn, thịt bò là sản phẩm EU sản xuất nhiều cần bảo hộ cho nên
hai mặt hàng này không thuộc diện hưởng GSP và chịu thuế nhập khẩu rất
cao (gần 100%).
Hầu hết các biểu thuế nhập khẩu của các nước đều có ghi rõ mức thuế ưu đãi
dành cho các mặt hàng thuộc diện được hưởng GSP theo từng loại hàng hoá
với 6 - 8 chữ số hệ số để các doanh nghiệp dễ dàng xác định hàng hố của
mình có được hưởng GSP hay khơng và mức thuế ưu đãi là bao nhiêu. Việc
làm này còn giúp định hướng được các dự án đầu tư lâu dài và xác định thị
trường tiêu thụ sản phẩm của các nhà kinh doanh cũng như nhà sản xuất.
4.2 Mức độ ưu đãi
Thường thì mức độ ưu đãi của đa số các mặt hàng được tính bằng khoảng
cách giữa thuế suất MFN và thuế suất GSP được công bố trong các biểu
thuế nhập khẩu của từng mặt hàng của nước dành ưu đãi.
Mức độ ưu đãi phổ biến đối với đa số sản phẩm được hưởng GSP là được
giảm 50% mức thuế MFN.
Ví dụ: Chế độ ưu đãi GSP Scheme của Nhật có 67 mặt hàng được giảm 50%
thuế suất so với thuế suất MFN.
Đối với GSP Scheme của Mỹ thì tất cả hàng hóa hưởng GSP đều được miễn thuế.
GSP Scheme mới của EU (từ năm 1995) phân chia hàng thuộc diện được
hưởng ưu đãi thành 04 nhóm với mức ưu đãi đối với từng nhóm:
Nhóm rất nhậy cảm
: Giảm 15 % thuế MFN
Nhóm nhậy cảm
: Giảm 30 % thuế MFN
Nhóm bán nhậy cảm
: Giảm 65% thuế MFN
Nhóm khơng nhậy cảm
: Miễn thuế
- 23
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Thanh Hương A2CN9
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho Việt nam
Nhóm thứ nhất gồm chủ yếu là hàng dệt may, chuối tươi, khơ, dứa tươi và
đóng hộp (khơng q 17% đường). Nhóm 2 gồm gạch lát nền, bát đĩa và bộ
đồ uống bằng sứ, giày dép, vật trang trí bằng sành sứ. Nhóm 3 gồm tơm cua
và mực đơng lạnh, cá tươi và đơng lạnh. Nhóm 4 gồm một số hàng thủy sản,
ngun liệu, khống sản, cơng nghệ phẩm mà EU không cần bảo hộ.
So với Scheme cũ, mức giảm thuế tối thiểu đã bị hạ từ 20% xuống còn 15%
(đối với nhóm hàng rất nhậy cảm). Tuy mức cắt giảm tối đa đã tăng từ 50%
- 65% mức thuế MFN nhưng lại rơi vào hàng bán nhậy cảm và khả năng
bn bán sản phẩm này khó thực hiện hơn. Khác với các chế độ khác, các
nhà xuất khẩu dự báo một khả năng sút giảm thực hiện GSP, đặc biệt sau
chương trình đàm phán Urugoay sẽ dần dần triệt tiêu ưu thế cạnh tranh của
hàng hóa được hưởng GSP so với hàng hóa khơng được hưởng GSP.
Trước đây nhiều nước qui định giới hạn (tính theo số lượng hoặc tổng trị
giá) được hưởng GSP đối với từng nhóm hàng cụ thể. Theo qui định này
một mặt hàng nhập khẩu vượt quá giới hạn quy định thì phần vượt phải chịu
thuế MFN. Mấy năm gần đây, nhiều nước đã bỏ qui định giới hạn.
5. ĐIỀU KIỆN HƯỞNG GSP
5.1 Quy tắc về xuất xứ trong Hệ thống GSP
Quy tắc xuất xứ trong Hệ thống GSP là nội dung quan trọng thiết yếu nhất
trong quy chế GSP. Quy tắc xuất xứ GSP là qui định của nước cho hưởng
GSP để xác định quốc gia xuất xứ của sản phẩm. Quy tắc xuất xứ GSP được
ban hành cùng với chế độ ưu đãi phổ cập GSP của mỗi nước dành ưu đãi
trong đó qui định các tiêu chuẩn về xuất xứ phải tuân thủ để được hưởng
thuế quan ưu đãi. Mục tiêu của quy tắc xuất xứ là để đảm bảo sản phẩm có
xuất xứ từ nước được hưởng ưu đãi về thuế quan trong GSP nhận được ưu
đãi đúng đối tượng.
Nội dung cơ bản của xuất xứ bao gồm:
Các tiêu chuẩn xuất xứ.
Điều kiện gửi hàng.
Bằng chứng, chứng từ để chứng minh các điều kiện trên.
Ngồi ra cịn các qui định bổ sung cũng phải được tuân thủ theo để được
hưởng thuế quan ưu đãi.
5.2 Các tiêu chuẩn xuất xứ
Tiêu chuẩn xuất xứ chỉ ra cách xác định nước xuất xứ của sản phẩm. Có 2
tiêu chuẩn xuất xứ được các nước cho hưởng sử dụng đó là: tiêu chuẩn “xuất
xứ tồn bộ ” và tiêu chuẩn “xuất xứ có thành phần nhập khẩu ”.
- 24