Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt xã cự khê, huyện thanh oai, thành phố hà nội (khóa luận quản lý tài nguyên rừng và môi trường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG
.................... .................

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT XÃ CỰ KHÊ,
HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 7850101

Giảng viên hướng dẫn : TS. Dương Thị Bích Ngọc
ThS. Trần Thị Hương
Sinh viên thực hiện

: Phạm Sĩ Mừng

Mã sinh viên

: 1651070108

Lớp

: 61 – QLTN&MT

Khóa học

: 2016 - 2020

Hà Nội, 2020




LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình đào tạo Đại học khóa học 2016 – 2020, được
sự đồng ý của Khoa Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường, sự hướng dẫn
nhiệt tình của TS.Dương Thị Bích Ngọc và ThS.Trần Thị Hương. Tơi đã thực
hiện khóa luận với chủ đề: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao
chất lượng nước sinh hoạt xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Thành phớ Hà Nợi”
Trong q trình thực hiện ngồi sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ, động viên của Nhà trường, Khoa QLTNR&MT, giáo viên
hướng dẫn, gia đình và bạn bè.
Sau mợt thời gian tiến hành, đến nay khóa luận đã được hồn thành. Nhân
dịp này, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Dương Thị Bích Ngọc và Th.S
Trần Thị Hương người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình để tơi
hồn thành khóa luận này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cơ tại Phịng phân tích mơi trường
các thầy cơ trong Bợ mơn Kỹ thuật môi trường – Khoa QLTNR&MT – Trường
ĐH Lâm Nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới UBND xã Cự Khê, huyện
Thanh Oai, người dân trong khu vực nghiên cứu, bạn bè, gia đình đã đợng viên,
giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này.
Do hạn chế về trình đợ, thời gian và kinh nghiệm trong công tác nghiên
cứu, bài báo cáo khóa luận chắc khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè để
bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày tháng 05 năm 2020
Sinh viên

i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ......................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 3
1.1. Tổng quan về nước sinh hoạt ........................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm nước sinh hoạt ........................................................................... 3
1.1.2. Nguồn cấp nước sinh hoạt........................................................................... 3
1.1.3. Các hình thức sử dụng nước sinh hoạt phổ biến ở Việt Nam ..................... 6
1.2. Các thông số đánh giá chất lượng cung cấp cho mục đích sinh hoạt .......... 7
1.2.1. Chỉ tiêu vật lý .............................................................................................. 7
1.2.2. Chỉ tiêu hóa học........................................................................................... 9
1.2.3. Chỉ tiêu sinh học ...................................................................................... 10
1.3. Thực trạng của chất lượng nước sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam ........ 11
1.3.1. Trên thế giới .............................................................................................. 11
1.3.2. Tại Việt Nam ............................................................................................. 12
Chương 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 16
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 16
2.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 16
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 16
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 16
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 16
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 16
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 17


ii


2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu..................................................................... 17
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn ............................................................................ 17
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu nước ....................................................................... 18
2.4.4. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm ....................................... 19
2.4.5. Phương pháp so sánh và xử lý số liệu ....................................................... 23
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI ................................... 24
3.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 24
3.1.1.Vị trí địa lý.................................................................................................. 24
3.1.2. Đặc điểm địa hình ...................................................................................... 25
3.1.3. Khí hậu, thời tiết ........................................................................................ 25
3.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng, đất đai.................................................................... 27
3.2. Điều kiện dân sinh- kinh tế xã hội ............................................................... 28
3.2.1. Dân số ........................................................................................................ 28
3.2.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ........................................................................... 29
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 36
4.1. Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thanh
phố Hà Nội. ......................................................................................................... 36
4.1.1. Các nguồn cung cấp nước sinh hoạt tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai,
thanh phố Hà Nội. ............................................................................................... 36
4.1.2. Tình trạng sử dụng nước sinh hoạt tại xã Cự Khê .................................... 36
4.2. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà
Nội…………… ................................................................................................... 41
4.2.1 Chất lượng nước ngầm tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội ............ 42
4.2.2. Chất lượng nước sinh hoạt tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội. .... 49
4.2.3. Hiệu quả xử lý (lọc nước) của nước sinh hoạt .......................................... 54
4.3. Đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt .............................. 57
4.3.1. Biện pháp lọc nước.................................................................................... 57

4.3.2. Tuyên truyền ............................................................................................. 57
4.3.3. Quản lý, bảo vệ môi trường ...................................................................... 58

iii


Chương 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................. 59
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 59
5.2. Tồn tại........................................................................................................... 60
5.3. Kiến nghị ...................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT

Bộ Tài nguyên và môi trường

BYT

Bộ Y tế

CLN

Chất lượng nước


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

COD

Chemical oxygen demand

NS và VSMTNT Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

NXB

Nhà xuất bản

QĐ – TTg

Quyết định của Thủ tướng

UNICEF

United Nations International Children's

Emergency Fund WHO

World Health Organization




Giếng đào

GK

Giếng khoan

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đối tượng và số lượng mẫu ................................................................ 18
Bảng 2.2. Phương pháp phân tích các thơng sớ trong mơi trường nước............. 19
Bảng 3.1. Đợ ẩm trung bình các tháng trong năm ............................................... 26
Bảng 3.2. Nhiệt độ trung bình lớn nhất các ngày trong tháng .................................. 26
Bảng 3.3. Nhiệt đợ trung bình nhỏ nhất các ngày trong tháng ................................. 26
Bảng 3.4. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm ....................................... 26
Bảng 3.5. Sớ giờ nắng trung bình trong năm ....................................................... 27
Bảng 4.1. Tỷ lệ về câu trả lời của người dân trong phiếu phỏng vấn ................. 36
Bảng 4.2. Tỷ lệ phần trăm các loại hình sử dụng nước sinh hoạt của người dân40
Bảng 4.3: Thông tin về các mẫu nước ................................................................ 41
Bảng 4.4: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm trước khi xử lý tại xã Cự
Khê ...................................................................................................................... 43
Bảng 4.5 Kết quả phân tích các mẫu nước cấp cho sinh hoạt tại địa phương .... 50
Bảng 4.6: Kết quả phân tích mẫu nước trước và sau xử lý ................................. 54
Bảng 4.7: Hiệu suất lọc nước của mẫu NN1 ....................................................... 55

Bảng 4.8: Hiệu suất lọc nước của mẫu NN2 ....................................................... 55
Bảng 4.9: Hiệu suất lọc nước của mẫu NN3 ....................................................... 56
Bảng 4.10. Ý kiến người dân về chất lượng nước sinh hoạt sau xử lý ............... 56

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Tỷ lệ (%) các loại hình sử dụng nước của người dân xã Cự Khê ....... 40
Hình 4.2: Giá trị pH trong nước tại các điểm lấy mẫu ........................................ 44
Hình 4.3: Giá trị TDS trong nước tại các điểm lấy mẫu ..................................... 44
Hình 4.4: Đợ cứng trong nước tại các điểm lấy mẫu .......................................... 45
Hình 4.5: Hàm lượng sắt tổng số trong nước tại các điểm lấy mẫu ................... 46
Hình 4.6: Hàm lượng amoni trong nước tại các điểm lấy mẫu ........................... 47
Hình 4.7: Hàm lượng clorua trong nước tại các điểm lấy mẫu ........................... 48
Hình 4.8: Hàm lượng Mangan (Mn) trong nước tại các điểm lấy mẫu .............. 48
Hình 4.9. Đợ cứng trong nước tại các điểm lấy mẫu .......................................... 51
Hình 4.10: Hàm lượng sắt tổng số trong nước tại các điểm lấy mẫu ................. 52
Hình 4.11: Hàm lượng Amoni trong nước tại các điểm lấy mẫu ....................... 53
Hình 4.12: Hàm lượng Mangan (Mn) trong nước tại các điểm lấy mẫu ........... 53

vii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ MƠI TRƯỜNG
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên khóa luận: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất
lượng nước sinh hoạt tại xã Cự Khê, huyên Thanh Oai, thành phố Hà Nội”.
2. Sinh viên thực hiện: Phạm Sĩ Mừng

3. Giáo viên hướng dẫn: TS. Dương Thị Bích Ngọc
ThS. Trần Thị Hương
4. Mục tiêu nghiên cứu:
 Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện nhằm góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng nước
sử dụng cho mục đích sinh hoạt của người dân khu vực xã Cự Khê, huyện
Thanh Oai, Hà Nội.
 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân sống
xung quanh khu vực xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước sinh
hoạt tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
5. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân sống tại xã
Cự Khê.
- Nghiên cứu thực trạng chất lượng nước sinh hoạt tại xã Cự Khê.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nước sinh hoạt tại
xã Cự Khê.
6. Những kết quả đạt được
Nguồn cung cấp nước sinh hoạt tại địa phương chủ yếu là nước ngầm, kết
hợp với nước máy và nước mưa. Trong đó, sớ hộ sử dụng nguồn Nước ngầm +
Nước máy để sinh hoạt chiếm 68%, chỉ sử dụng nước máy chiếm 4%, các hộ

viii


chỉ sử dụng nước ngầm chiếm 16% và số hộ chỉ sử dụng nước mưa chiếm 12%.
Nguồn nước ngầm không cung cấp đủ về lượng nên người dân chuyển sang
dùng kết hợp với nước máy. Số hộ sử dụng trực tiếp nước ngầm cho sinh hoạt
mà không qua bất kỳ biện pháp lọc nước nào chiếm 72%, sớ cịn lại là xử lý

nước ngầm bằng bể lọc hoặc máy RO.
Chất lượng nước sinh hoạt tại địa phương không đảm bảo quy chuẩn do
Bộ y tế ban hành về các chỉ tiêu Fe, Mn, độ cứng và amoni. Hàm lượng các chất
trên vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần. Các thông sớ cịn lại như pH, TDS, Clo
thì nằm trong giới hạn cho phép cả nước ngầm và nước sinh hoạt, ăn ́ng.
Yếu tớ chủ yếu khiến tình trạng sử dụng nước ngầm chưa đảm bảo là do
người dân không biết thơng tin về chất lượng nước mình đang dùng có đảm bao
hay khơng, sớ cịn lại thì cho rằng nguồn nước đảm bảo dựa vào cảm quan.
Chính vì vậy, sớ hợ xử lý nước rất ít. Trong sớ các hợ xử lý nước bằng bể lọc thì
hiệu suất xử lý lại không cao, nước sau lọc vẫn không đảm bảo một số chỉ tiêu
về kim loại và độ cứng.
Để khắc phục những vấn đề trên về nước sinh hoạt, đề tài đề xuất các giải
pháp chủ yếu là: Biện pháp kỹ thuật nhằm xử lý nước ngầm trước khi sử dụng
cho sinh hoạt; tuyên truyền cảnh báo người dân biết được nguồn nước họ đang
dùng chưa đảm bảo để có phương án phòng ngừa; tuyên truyền nâng cao nhận
thức về vệ sinh môi trường để bảo vệ nguồn nước tại địa phương; triển khai kế
hoạch cung cấp nước máy cho tồn bợ các hợ tại địa phương.

ix


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước giữ mợt vai trị đặc biệt trong đời sống sinh tồn và phát triển của
con người. Nước sạch. Nước sạch cho dân cư nông thôn là một trong những
tiêu chí quan trọng của Bợ tiêu chí Q́c gia về nông thôn mới. Hiện nay, một số
vùng nông thôn ở nước ta, người dân đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt chủ
yếu từ sông, hồ, nước mưa và nước ngầm... Nếu nguồn nước không bảo đảm
quy chuẩn về cấp nước sinh hoạt sẽ gây nguy cơ mắc các bệnh đường ṛt, bệnh
ngồi da và mợt sớ căn bệnh khác. Chính vì thế, vai trị của nước sạch ở các
vùng nông thôn luôn quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. [1]

Huyện Thanh Oai là huyện cửa ngõ nằm ở phía Nam của Thủ đơ Hà Nợi,
nơi có 2 con sông chảy qua địa bàn: Sông Đáy chạy dọc qua 9 xã phía Tây
huyện và Sơng Nhuệ ở phía Đơng huyện là 2 con sơng có đợ ơ nhiễm cao.
Trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh của kinh tế- xã hội của huyện
đã gây áp lực to lớn lên môi trường sống của người dân. Chất thải từ q trình
sinh hoạt cũng như hoạt đợng sản xuất, đặc biệt là hoạt động sản xuất từ các
làng nghề trên địa bàn huyện đang làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đặc
biệt là nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của người dân.[2]
Theo kết quả theo dõi về chất lượng nước ngầm tại các giếng khoan hợ gia
đình cung cấp cho sinh hoạt cho người dân ngoại thành Hà Nội của Trung tâm
Nước sinh hoạt và VSMT nông thơn Hà Nợi cho thấy tình trạng ơ nhiễm các kim
loại nặng trong nước ngầm tại huyện Thanh Oai đặc biệt là ô nhiễm về Sắt hiện ở
mức cao.
Xuất phát từ tình hình thực tế về sự thiếu hụt trong công tác quản lý và giải
pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt, chưa có những cơng trình nghiên cứu
chun sâu về chất lượng nước ở xã Cự Khê - huyện Thanh Oai - Hà Nội, được
sự đồng ý của Khoa Quản lý Tài nguyên Rừng và Môi trường, dưới sự hướng dẫn
của TS.Dương Thị Bích Ngọc và ThS. Trần Thị Hương, tôi đã chọn đề tài:
“Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt
xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội” nhằm khảo sát tình hình sử
1


dụng, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, thành
phố Hà Nội đồng thời đưa ra những giải pháp phù hợp góp phần quan trọng vào
công tác quản lý, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn sử dụng cho
người dân tại địa phương theo Quy chuẩn Việt Nam số 01-1:2018/BYT về chất
lượng nước sinh hoạt.

2



Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Tổng quan về nước sinh hoạt
1.1.1. Khái niệm nước sinh hoạt
Nước sinh hoạt là nước được sử dụng hàng ngày để phục vụ nhu cầu tắm
rửa, giặt giũ, vệ sinh,.. thường không sử dụng trực tiếp để ăn, uống [12].
Nước sinh hoạt được gọi là sạch khi đạt các tiêu chuẩn, kỹ thuật quốc gia
về nước sinh hoạt đó là QCVN 02:2009/BYT [13].
Đới với nước dùng để ăn uống trực tiếp được coi là sạch khi đạt QCVN
01:2009/BYT. Xét cơ bản nước sạch phải đạt những u cầu sau: trong śt
khơng màu, khơng có mùi hay vị lạ, nhất là khơng có những chất gây ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe con người.
1.1.2. Nguồn cấp nước sinh hoạt
1.1.2.1. Nước mặt
Nước mặt là nước phân bố trên mặt đất, nước trong các đại dương, sông,
suôi, ao, hồ, đầm lầy. Đặc điểm của tài nguyên nước là chịu ảnh hưởng lớn từ
điều kiện khí hậu và các tác động khác do hoạt động kinh tế của con người,
nước mặt dễ bị ơ nhiễm và thành phần hóa lý của nước thường bị thay đổi; khả
năng hồi phục trữ lượng của nước nhanh nhất ở vùng thường có mưa.
Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt nước ta tương đối
phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dịng chảy của các sơng trên thế giới,
trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy
nhiên một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh
mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân bớ khơng đều trong năm) và
cịn phân bớ khơng đều giữa các hệ thống sông và các vùng [24].
Trong nước mặt thường xun có các chất khí hịa tan chủ yếu là oxy.
Nước mặt thường có hàm lượng chất rắn lơ lửng đáng kể với kích thước khác
nhau, mợt trong sớ chúng có khả năng lắng tự nhiên, mợt sớ là các chất lơ lửng

có kích thước hạt keo thường gây ra đợ đục của nước. Ngồi ra, trong nước còn
3


có nhiều rong rêu, tảo, đợng vật nổi và chất hữu cơ do sinh vật phân hủy.
Chất lượng nước mặt thay đổi theo không gian, thời gian. Ngày nay, dưới
tác động của các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người nguồn nước mặt
đang bị suy giảm về cả số lượng và chất lượng.
1.1.2.2. Nước dưới đất
Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất. Nước
dưới đất có diện tích phân bớ rợng rãi từ vùng ẩm ướt cho đến các sa mạc, ở núi
cao, vùng cực của Trái Đất. Có 4 con đường hình thành nước dưới đất. Do nước
mưa, nước mặt trong sông hồ, đầm lầy,... ngấm xuống các tầng đất đá bên dưới
khi những tầng này có đới đợ rỗng cao. Phần lớn nước dưới đất thuộc dạng này.
Trong trầm tích, khi lắng đọng thì ở dạng bùn ướt. Q trình trầm tích tiếp theo
tạo ra lớp đè lên trên, gây nén kết đá và nước bị tách ra thành vỉa. Các vỉa nước
dưới đáy mỏ dầu khí tḥc dạng này. Ngun sinh: Do macma ng̣i đi thì q
trình kết tinh xảy ra, lượng dư hydro và oxy nếu có sẽ tách ra, rồi kết hợp thành
nước. Đây là quá trình chính thời viễn cổ khi Trái Đất từ dạng khới vật chất
nóng chảy ng̣i dần, nước tách ra từ magma tạo ra khí hơi nước, mây rồi tích tụ
tạo ra các đại dương cổ. Nguồn nước từ magma đã giảm nhiều, do vỏ rắn Trái
Đất hiện dày hơn, và hydro là ngun tớ nhẹ nên ít nằm lại trong lịng Trái Đất.
Thứ sinh: Các hoạt đợng xâm nhập làm nóng đất đá, gây biến chất các lớp trầm
tích bên trên, dẫn đến giải phóng nước từ trầm tích [1].
Nước dưới đất được phân chia thành nhiều loại trong đó nước ngầm là
mợt dạng của nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như
cát, sạn, cát bồ kết, trong các khe nứt, hang karxto dưới bề mặt Trái Đất. Nguồn
nước ngầm cũng chính là nguồn cung cấp nước chính cho các hoạt đợng sinh
hoạt. [1]
So với nước mặt, chất lượng nước dưới đất thường tớt hơn và ít chịu ảnh

hưởng bởi các tác đợng của con người. Vì vậy, thành phần và tính chất của nước
dưới đất cũng khác so với nước mặt. Trong nước dưới đất hầu như không chứa
rong tảo, các chất rắn lơ lửng một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn
4


nước. Thành phần đáng quan tâm trong nước dưới đất là các tạp chất hòa tan do
ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, thời tiết, các q trình phong hóa và sinh hóa
ở khu vực. Nước dưới đất thường có pH thấp hơn so với nước mặt, trong nước
thường xuyên tồn có mặt các ion Mn2+, Fe2+, Ca2+, Mg2+,…
Ngồi ra, nước dưới đất cũng có thể bị nhiễm bẩn do các tác động của con
người. Các chất thải của con người và động vật, các chất thải sinh hoạt, chất thải
hóa học, việc sử dụng phân bón hóa học,… tất cả những chất thải đó theo thời
gian nó sẽ ngấm x́ng đất vào nguồn nước, tích tụ và làm ơ nhiễm nguồn nước
dưới đất [27].
1.1.2.3. Nước mưa
Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh, mưa có
các dạng như: mưa phùn, mưa rào, mưa đá, các dạng khác như tuyết, mưa tuyết,
sương. Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt Trái Đất
từ các đám mây. Khơng phải tồn bợ các cơn mưa đều có thể rơi x́ng đến bề
mặt, một số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua khơng khí khơ, tạo ra mợt
dạng khác của sự ngưng đọng [25].
Nước mưa có phần giớng như nước cất vì cũng là hơi nước ngưng tụ. Hơi
nước từ mặt biển, sông, hồ... bốc lên nhập vào các tầng khí quyển, gặp lạnh
ngưng tụ lại và rơi thành mưa. Nhưng nước mưa khác với nước cất ở chỗ là có
chứa nhiều yếu tớ hóa học vi sinh vật mà nước mưa đã hấp thụ śt q trình
giao lưu trong khí quyển. Nước mưa rơi từ đợ cao x́ng sẽ hịa tan và tiếp xúc
với các tạp chất trong khơng khí, vì vậy trong nước mưa có chứa nhiều bụi, vi
khuẩn, các tạp chất hóa học vơ cơ và hữu cơ. Lượng vi khuẩn và
các tạp chất hóa học nhiều hay ít tùy tḥc vào mùa và từng vùng, từng

khu vực…[25]
Nước mưa là loại nước mềm vì khơng có các ḿi khống Ca, Mg; nước
có tính axit nhẹ (đợ pH khoảng từ 6,2 - 6,4) do khí Nitơ kết hợp với Oxy (nhờ
các tia lửa điện của sấm sét) rồi kết hợp với nước thành axit Nitric, đồng thời
cùng với nhiều loại axit khác do quá trình kết hợp trong lưu chuyển, vì thế nước
mưa dễ gây nhiễm đợc chì nếu ống dẫn nước, gáo múc và dụng cụ đựng nước có
5


chất chì. Tuy nhiên, nước mưa vẫn là nguồn nước tớt đới với những vùng chưa
có nước máy, nước ngọt và khơng đào được giếng [26].
1.1.3. Các hình thức sử dụng nước sinh hoạt phổ biến ở Việt Nam
1.1.3.1. Giếng khoan
Giếng khoan được sử dụng ở các vùng thiếu nước ngầm tầng nơng hoặc
khơng đủ diện tích mặt bằng để đào giếng. Đặc điểm chung của giếng khoan là
sâu và có chất lượng nước đảm bảo hơn nước giếng đào.
Hiện nay, các giếng khoan thường đi kèm với hệ thống bể lọc đơn giản sử
dụng các vật liệu lọc như cát, sỏi, than hoạt tính,… nhằm nâng cao chất lượng nước
ngầm.
1.1.3.2. Giếng khơi
Giếng khơi hay giếng đào – đây là hình thức được áp dụng rợng rãi ở các
vùng nơng thơn Việt Nam. Giếng khơi thường có đợ sâu khơng lớn do đó nguồn
nước vẫn bị ảnh hưởng của nguồn nước mặt và nguồn nước thải. Đặc biệt, giếng
khơi có thể mất khả năng sử dụng trong một khoảng thời gian khi xảy ra lũ lụt, lũ
quét nếu biện pháp xử lý thích hợp. Đặc điểm chính của nguồn nước giếng khơi là
có chứa hàm lượng lớn các chỉ tiêu như: nitrat, chất hữu cơ, sắt, độ đục.
1.1.3.3. Bể chứa nước mưa
Bể chứa nước mưa cũng là mợt hình thức sử dụng rộng rãi ở các vùng
nông thôn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn miền núi và được coi là an tồn.
Tuy nhiên hiện nay, vấn đề ơ nhiễm mơi trường khơng khí đang ngày càng gia

tăng đã làm suy giảm chất lượng nước mưa, mặt khác do biến đổi khí hậu lượng
nước mưa cũng thay đổi thất thường không đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
1.1.3.4. Hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp nước là tổ hợp những cơng trình có chức năng thu nước, xử
lý nước, vận chuyển, điều hịa và phân phới nước [12]. Hệ thống này được áp
dụng cho các thành phố, đô thị, cợng đồng nơng thơn, khu cơng nghiệp,… nhằm
mục đích phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt, sản xuất, chữa cháy. Nước được
lấy từ các nguồn nước mặt, nước ngầm qua các khâu xử lý và được chứa trong

6


các bể chứa nước sạch có dung tích lớn. Sau đó, nước được bơm lên đài nước
hoặc trực tiếp đẩy đi đến từng hộ sử dụng.
1.2. Các thông số đánh giá chất lượng cung cấp cho mục đích sinh hoạt
1.2.1. Chỉ tiêu vật lý
 Độ PH của nước:
PH là thông sớ đánh giá chất lượng nguồn nước, nó quyết định đến tính
axit, bazơ cũng như khả năng hịa tan của các chất tan trong nước, sự thay đổi của
PH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân
bằng cacbonat,…), các quá trình sinh học trong nước. PH dưới 7 là có tính axit và
đợ PH trên 7 có tính bazo. PH được xác định bằng máy đo PH hoặc bằng phương
pháp chuẩn đợ.
 Nhiệt độ (0C):
Nhiệt đợ của nước có ảnh hưởng đến đợ PH, đến các q trình hóa học và
sinh học xảy ra trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung
quanh, vào thời gian trong n ày, vào mùa trong năm… Nhiệt độ cần được xác
định tại chỗ (tại nơi lấy mẫu).
 Độ màu của nước:
Nước ngun chất khơng có màu. Màu sắc gây nên bởi các tạp chất trong

nước (thường là do chất hữu cơ: chất mùn hữu cơ, acid humic; một số ion như
sắt…; mợt sớ lồi thủy sinh vật). Đợ màu thường được xác định bằng phương
pháp so màu với các dung dịch chuẩn là Clorophantinat Coban. Đơn vị Pt – Co.
 Độ đục:
Độ đục gây nên bởi các hạt rắn lơ lửng trong nước. Các chất lơ lửng trong
nước có thể có nguồn gớc vơ cơ, hữu cơ hoặc các vi sinh vật, thủy sinh vật có
kích thơng thường từ 0,1 - 10 m. Độ đục làm giảm khả năng truyền sáng của
nước, ảnh hưởng tới q trình quang hợp. Đợ đục được đo bằng máy đo độ đục
(đục kế – turbidimeter). Đơn vị đo độ đục theo các máy do Mỹ sản xuất là NTU
(Nephelometric Turbidity Unit).
 Tổng hàm lượng chất rắn (TS):
7


Các chất rắn trong nước có thể là những chất tan hoặc không tan, bao gồm
cả những chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng các chất rắn (TS) là
lượng khơ tính bằng mg của phần cịn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu nước trên
nồi cách thủy rồi sấy khô ở 1050C cho tới khi khới lượng khơng đổi (đơn vị tính
bằng mg/l).
 Tổng hàm lượng chất rắn (TS):
Các chất rắn trong nước có thể là những chất tan hoặc không tan, bao gồm
cả những chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng các chất rắn (TS) là
lượng khơ tính bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu nước trên
nồi cách thủy rồi sấy khơ ở 1050C cho tới khi khối lượng không đổi (đơn vị tính
bằng mg/l).
 Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS):
Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan
trong nước. Hàm lượng các chất lơ lửng (SS) là lượng khô của p ần chất rắn còn
lại trên giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khơ ở
1050C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l.

 Tổng hàm lượng chất rắn hịa tan (DS):
Các chất rắn hòa tan là những hất tan được trong nước, bao gồm cả chất
vô cơ lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng các chất hòa tan (DS) là lượng khơ của phần
dung dịch qua lọc khi lọc 1 lít nước mẫu qua p ễu lọc có giấy lọc sợi thủy tinh
rồi sấy khô ở 1500C cho tới khi khối lượng không đổi.
 Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi (VS):
Hàm lượng các chất rắn lơ lửng dễ bay hơi (VSS) là lượng mất đi khi
nung lượng chất rắn huyền phù (SS) ở 5500C cho đến khi khối lượng không đổi
(thường được qui đị h trong một khoảng thời gian nhất định). Hàm lượng các
chất rắn hòa tan dễ bay hơi (VDS) là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn hịa
tan (DS) ở 5500C cho đến khi khới lượng không đổi (thường được qui định trong
một khoảng thời gian nhất định).

8


1.2.2. Chỉ tiêu hóa học


Độ kiềm tồn phần:

Là tổng hàm lượng các ion HCO3, CO32-, OH - có trong nước. Độ kiềm
trong nước tự nhiên thường gây nên bởi các muối của acid yếu, đặc biệt các
muối carbonat và bicarbonat.


Độ cứng của nước:

Là tổng hàm lượng của các ion Ca2+ và Mg2+. Độ cứng của nước gây nên
bởi các ion đa hóa trị có mặt trong nước. Chúng phản ứng với mợt sớ anion tạo

thành kết tủa. Các ion hóa trị 1 không gây nên độ cứng của nước.


Hàm lượng oxigen hịa tan (DO):

Là lượng oxy hồ tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật
nước. DO trong nước phụ thuộc nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt đợ, thành phần
hóa học của nguồn nước, sớ lượng vi sinh, thủy sinh vật… Khi DO xuống đ n
khoảng 4 – 5 mg/l, sớ sinh vật có thể sống trong nước giảm mạnh. Nếu hàm
lượng DO quá thấp nước sẽ có mùi và trở nên đen do trong nước lúc này diễn ra
chủ yếu là các quá trình phân hủy yếm khí, các sinh vật khơng thể sớng được
trong nước ày ữa. Đơn vị mg/l.


Nhu cầu oxigen hóa học (COD - nhu cầu oxy hóa học):

Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao
gồm cả vô cơ và hữu cơ. COD giúp phần nào đánh giá được lượng chất hữu cơ
trong nước có thể bị oxid hóa bằng các chất hóa h (tức là đánh giá mức độ ô
nhiễm của nước). COD được khi xác định bằng phương p áp KMnO4 hoặc
K2Cr2O7. Đơn vị mg/l
 Nhu cầu oxigen s nh hóa (BOD - nhu cầu oxy sinh hoá):
Là lượng oxigen cần thiết để vi khuẩn có trong nước phân hủy các chất
hữu. BOD dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước. Đơn vị mg/l
Một số chỉ tiêu hóa học khác trong nước:


HCO3-

Sắt: chỉ tồn tại dạng hòa tan trong nước ngầm dưới dạng ḿi Fe2+ của

, SO42-, Cl-…, cịn trong nước bề mặt, Fe2+ nhanh chóng bị oxid hóa
9


thành Fe3+ và bị kết tủa dưới dạng Fe(OH)3. Nước thiên nhiên thường hcứa hàm
lượng sắt lên đến 30 mg/l. Với hàm lượng sắt lớn hơn 0,5 mg/l nước có mùi tanh
khó chịu, làm vàng quần áo khi giặt… Các cặn kết tủa của sắt có thể gây tắc
nghẽn đường ống dẫn nước. Trong quá trình xử lý nước, sắt được loại bằng
phương pháp thơng khí và keo tụ.


Các hợp chất Clorua: Clor tồn tại trong nước dưới dạng Cl-. Nói chung

ở mức nồng đợ cho phép thì các hợp chất clor không gây độc hại, nhưng với
hàm lượng lớn hơn 250 mg/l làm cho nước có vị mặn. Nước có nhiều Cl- có tính
xâm thực ximăng. Đơn vị mg/l.


Các hợp chất Sulfat: Ion SO42- có trong nước do khống chất hoặc có

nguồn gớc hữu cơ. Với hàm lượng lớn hơn 250 mg/l gây tổn hại cho sức khỏa
con người. Ở điều kiện yếm khí, SO42- phản ứng với chất hữu cơ tạo thành khí
H2S có đợc tính cao. Đơn vị mg/l.
1.2.3. Chỉ tiêu sinh học
 Coliform: Là chỉ số cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đường
ruột rong mẫu nước. Không phải tất cả các vi khuẩn coliform đều gây hại. Tuy n
iên, sự hiện diện của vi khuẩn coliform trong nước cho thấy các sinh vật gây
bệnh

khác có thể tồn tại trong đó.

 E.coli:
Là chỉ sớ cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đường ṛt trong mẫu

nước. Sự có mặt của E.Coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi
phân rác, chất thải của người và động vật và như vậy ũng có khả năng tồn tại các
loại vi trùng gây bệnh khác. Sớ lượng E.Coli n iều ay ít tùy tḥc mức đợ nhiễm
bẩn của nguồn nước. Đặc tính của khuẩn E.Coli là khả năng tồn tại cao hơn các
loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh khác nên nếu sau khi xử lý nước, nếu trong
nước khơng cịn phát hiện thấy E.Coli thì điều đó chứng tỏ các loại vi trùng gây
bệnh khác đã bị tiêu diệt hết. Việc xác định sớ lượng E.Coli thường đơn giản và
nhanh chóng nên loại vi khuẩn này thường được chọn làm vi khuẩn đặc trưng
trong việc xác định mức độ nhiễm bẩn do vi trùng gây bệnh trong nước. Đơn vị
10


VK/100ml [Nguồn: Giáo trình xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp của
Ts. Trịnh Xuân Lai].
1.3. Thực trạng của chất lượng nước sinh hoạt trên thế giới và Việt Nam

1.3.1. Trên thế giới
Nước chiếm 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất và là nguồn tài nguyên quý giá
của mọi vạn vật trên thế giới. Tuy nhiên, chỉ có dưới 3% là nguồn nước ngọt.
Trong đó, 0,3% nước ngọt của thế giới nằm trong các sông, hồ; 30% là nước
ngầm, phần cịn lại nằm trên các sơng băng, núi băng. Chính vì vậy, trên thế
giới, có khoảng 4 tỷ người đang gặp tình trạng thiếu nước trầm trọng ít nhất 1
tháng trong 1 năm [22].
Những con số trên chỉ ra một thực trạng đáng báo động: nước sạch đang
dần cạn kiệt ở nhiều nơi trên thế giới. Tại các quốc gia đông dân như Trung
Quốc, Ấn Độ và các q́c gia nghèo đói như Bangladesh, Pakistan, Nigeria đang
đới diện với tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng. Khơng chỉ ở các quốc gia này

mà ngay tại Mỹ, cụ thể là ở các bang California, Texas và Florida cũng đang đối
diện với nguy cơ thiếu nước sạch (theo báo Khoahoc.tv). Vấn nạn này đã gióng
lên hồi chng cảnh báo cực kỳ nghiêm trọng đới với tình trạng thiếu nước sạch
trên tồn cầu.
Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch, do khí hậu
biến đổi, thiên tai, bùng nổ dân sớ, sự nóng lên của Trái Đất. Tuy nhiên, một
trong những nguyên nhân không kém phần quan trọng dẫn đến tình trạng này là
do sự lãng phí và khai thác nguồn nước quá mức của con người. Những
công trình xây dựng, những c̣c khai thác tập trung vào tài nguyên nước
quá nhiều của chúng ta đã gián tiếp làm hao mòn và cạn kiệt nguồn nước sạch.
Nhu cầu về nước chưa bao giờ cao như hiện nay. Khai thác nước sạch đã
tăng gấp 3 lần trong vòng 50 năm qua. Diện tích đất tưới cũng tăng gấp đơi
trong chừng ấy năm và hiện tượng này liên quan mật thiết với sự gia tăng dân
số. Dân số thế giới hiện nay là 6,6 tỷ người và mỗi năm tăng thêm 80 triệu
người. Điều đó có nghĩa, nhu cầu về nước sạch mỗi năm tăng thêm khoảng 64 tỷ
11


mét khối. Song, đáng tiếc là 90% số dân trong số 3 tỷ người dự kiến tăng thêm
vào năm 2050 lại tập trung ở các nước đang phát triển, nơi mà ngay từ bây giờ
đã đang chịu cảnh khan hiếm nước [22].
1.3.2. Tại Việt Nam
1.3.2.1. Tình hình sử dụng nước

Việt nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm có lượng mưa tương đới lớn trung
bình từ 1800mm – 2000mm, nhưng lại phân bố không đồng đều mà tập trung
chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 4-5 đến tháng 10, riêng vùng dun hải Trung
Bợ thì mùa mưa bắt đầu và kết thúc chậm hơn vài ba tháng. Sự phân bố không
đồng đều lượng mưa và dao động phức tạp theo thời gian là nguyên nhân dẫn
đến nạn lũ lụt và hạn hán thất thường gây nhiều thiệt hại lớn đến mùa màng và

tài sản ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia, ngồi ra cịn gây nhiều trở ngại cho
việc trị thủy, khai thác dịng sơng [8].
Theo ước tính thì lượng mưa hằng năm trên toàn lãnh thổ khoảng 640km3,
tạo ra mợt lượng dịng chảy của các sơng hồ khoảng 313km3. Nếu tính cả lượng
nước bên ngồi chả vào lãnh thổ nước ta qua hai con sông lớn là sông Cửu Long
(550km3) và sơng Hồng (50km3) thì tổng lượng nước mưa nhận được hàng năm
là khaorng 1240km3 và lượng nước mà các con sông đổ ra biển hàng năm
khoảng 900 km3. Như vậy so với nhiều nước, Việt Nam có nguồn nước ngọt khá
dồi dào lượng nước bình quân cho mỗi đầu người đạt tới 17.000m3/ người/năm.
Do nền kinh tế nước ta chưa phát triển nên nhu cầu về lượng nước sử dụng
chưa cao, hiện nay mới chỉ khai thác được 500 m3/người/ năm, nghĩa là chỉ
khai thác được 3% lượng nước được tự nhiên cung cấp và chủ yếu là chỉ khai
thác lớp nước mặt của các dịng sơng và phần lớn tập trung cho sản xuất nông
nghiệp [9].
1.3.2.2. Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam

Giống như một số nước trên Thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước
thử thách hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu
công nghiệp và đô thị
12


Thực trạng ô nhiễm nước mặt: hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng
lưu các con sơng chính cịn khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có
nhiều vùng bị ơ nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng
cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước suy
giảm mạnh, chỉ tiêu như : BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép
nhiều lần.
Ơ nhiễm nước mặt khu đơ thị: các con sơng chính ở Việt Nam đều đã bị ơ
nhiễm. Ví dụ như sông Thị Vải, là con sông ô nhiễm nặng nhất trong hệ thớng

sơng Đồng Nai, có mợt đoạn sông chết dài trên 10km. Giá trị đo thường xuyên
dưới 0,5mg/l, giá trị thấp nhất ở khu cảng Vedan (0,04mg/l). Với giá trị gần
bằng 0 như vậy, các loài sinh vật khơng cịn khả năng sinh sớng. [9]
Thực trạng ơ nhiễm nước dưới đất: hiện nay nguồn nước dưới đất ở Việt
Nam cũng phải đối mặt với những vấn đề như bị nhiễm mặn, nhiễm th́c trừ
sâu, các chất có hại khác,..Việc khai thác q mức và khơng có quy hoạch đã
làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp. Hiện tượng này ở các khi vực đồng bằng
bắc bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Khai thác nước quá mức cũng sẽ dẫn đến
hiện tượng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Nước dưới đất bị ô nhiễm do
việc chôn lấp gia cầm bị dịch bệnh không đúng cách.[9]
Thực trạng ô nhiễm nước biển: nước biển Việt Nam đã bị ô nhiễm bởi
chất rắn lơ lửng ( đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng ), nitrat, nitrit,
coliform (chủ yếu đồng bằng sông Cửu Long), dầu và kim loại kẽm...[9]
Sự gia tăng dân số kéo sự gia tăng về nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh
hoạt, ăn uống và sản xuất. Đồng thời, con người sẽ tác đợng mạnh mẽ đến mơi
trường tự nhiên nói chung và mơi trường nước nói riêng.[9]
Tài ngun nước phân bớ khơng đồng đều làm ảnh hưởng đến việc cấp
nước cho một sớ vùng.[8]
1.3.2.3. Tình hình cung cấp nước sạch

Để góp phần cải thiện điều kiện sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người dân,
13


Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt “ Chiến lược Quốc gia cấp nước sạch và vệ
sinh nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày
25/08/2000. Một trong những mục tiêu của Chiến lược đến năm 2020 là
: “ Tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng
quốc gia với số lượng tới thiểu 60 lít/ người/ ngày

Được sự đầu tư từ nguồn vớn của Chương trình mục tiêu Q́c gia, của
địa phương, sự đóng góp của người dân và hỗ trợ của các tổ chức q́c tế trong
đó có Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc ( UNICEF ). Việt Nam đã đạt được những
tiến bộ rõ rệt về cấp nước sinh hoạt nông thôn: đã nâng tỷ lệ người dân nông
thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ 32% vào năm 1998, lên
khoảng 75% vào cuối năm 2010.[9]
1.3.2.4. Các cơng trình nghiên cứu về nước sinh hoạt tại Việt Nam

Cho đến thời điểm này, đã có rất nhiều dự án, cơng trình nghiên cứu về
nước sinh hoạt do các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tổ chức q́c tế
thực hiện ở Việt Nam điển hình như sau:
- Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng màng lọc nano trong công nghệ xử lý
nước biển áp lực thấp thành nước sinh hoạt cho các vùng ven biển và hải đảo
Việt Nam”, đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước được thực hiện bởi
chủ nhiệm đề tài PGS.TS Trần Đức Hạ cùng với cán bộ khác thuộc trường Đại
học Xây Dựng, đề tài thực hiện trong thời gian từ tháng 01/2010 đến tháng
06/2012 với tổng kinh phí 2670 triệu đồng. Mục tiêu của đề tài nhằm sử dụng
mang lọc nano áp lực thấp trong các dây chuyền công nghệ xử lý nước biển và
ven biển thành nước dùng cho sinh hoạt, lắp đặt trình diễn hệ thớng xử lý nước
biển áp lực thấp bằng mang lọc nano trong phịng thí nghiệm và ở quy mơ thử
nghiệm.
- Dự án “ Nghiên cứu cải thiện chất lượng nước sinh hoạt tại thành phớ
Hồ Chí Minh” được UBND thành phớ Hồ Chí Minh phê duyệt năm 2008 với
tổng trị giá dự án 70.000 EUR ( trong đó 55.000 EUR do Hiệp hội thị trường các
thành phố nổi tiếng Pháp ( AIMF) tài trợ, 15.000 EUR vốn đối ứng của Tổng
14


cơng ty Cấp nước sạch Sài Gịn). Mục tiêu của dự án nhằm hợp lý hóa dây
chuyền cơng nghệ xử lý nước tại nhà máy và các trạm xử lý, cải thiện q trình

xả, thơng ớng cũng như xác định các phương pháp cải tạo mạng lưới cấp nước
để khắc phục hiện tượng nước đục [11].
- Dự án “Dự án Phát triển nước ngầm cung cấp nước nông thôn một sớ
tỉnh Tây Ngun” được Chính phủ Nhật Bản tài trợ, thời gian thực hiện từ năm
2006 đến năm 2010 với tổng kinh phí thực hiện là 20,4 triệu USD (trong đó
18,14 triệu USD do phía Nhật Bản và 2,26 triệu USD từ phía Việt Nam). Mục
tiêu của dự án nhằm xây dựng 5 cơng trình khai thác nước ngầm để cung cấp
nước ăn uống và sinh hoạt cho nhân dân tại 5 xã thuộc 3 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai,
Kon Tum, nâng cao nhận thức về nước sạch và vệ sinh môi trường cho nhân
dân, chuyển giao công nghệ khai thác sử dụng nước ngầm cung cấp nước nông
thôn cho phía Việt Nam [16].
- Việt Nam hồn thành Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn giai đoạn 2011-2015. Tính đến hết năm 2015, trên địa bàn cả nước
đã có khoảng 86% sớ dân nơng thơn được sử dụng nước hợp vệ sinh trong đó
45% đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt ( QCVN
02:2009/BYT). Tuy nhiên việc cấp nước và vệ sinh mơi trường cịn có sự chênh
lệch giữa các vùng đặc biệt là những vùng núi xa xơi nơi có tỷ lệ cao người
nghèo và dân tợc thiểu sớ thì kết quả thực hiện chương trình vẫn cịn thấp. Vì
vậy, nước ta đang tiếp tục thực hiện Chương trình nước sạch và vệ sinh môi
trường giai đoạn mới [4].

15


×