Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tìm hiểu về loại hát giao duyên (hát tình yêu) dân tộc Hmông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.92 KB, 11 trang )

BI IU KIN
MÔN: sân khấu đại cơng

bi: Tỡm hiu về loại hát giao duyên (hát tình yêu) dân tộc Mông


MỞ ĐẦU
Dân tộc Mông là một trong 54 dân tộc anh em sinh sống trên đất nước
Việt Nam. Dân tộc Mơng cũng như những dân tộc khác, có một nền văn hóa
riêng. Văn hóa của dân tộc mơng được bảo tồn, làm giàu và trao truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Đó là một kho tàng văn hóa, văn học, nghệ thuật dân gian
đặc sắc, độc đáo, bao gồm: thần thoại, truyện cổ tích, tục ngữ, ca dao... trong đó
phải kể đến dân ca. Người Mơng gọi là "Hu gầu". Ta hiểu nôm na “hu gầu” là
tiếng hát Mông hay dân ca của người dân tộc Mông. "Hu gầu" có nhiều loại.
Mỗi loại lại có nội dung, đề tài khác nhau. Ví như loại tiếng hát tình u hay
giao duyên (nkauj nraug), loại tiếng hát cưới xin (nkauj tshoob), loại tiếng hát
làm dâu (nkauj nyab), loại tiếng hát mồ côi hay than thân (nkauj ntsuag) hoặc
loại tiếng hát cúng ma (nkauj tuag). Sau đây tôi xin được giới thiệu về loại dân
ca mơng với những bài hát tình u hay cịn gọi tiếng hát tình u, nó thường
diễn ra vào các dịp lễ, tết, các phiên chợ….

NỘI DUNG
I/.NGUỒN GỐC CỦA HÁT GIAO DUYÊN (HÁT TÌNH YÊU).
Như chúng ta đã biết, với dân tộc Mông, những đôi trai gái chỉ có thể gặp
nhau vào những ngày hội, ngày xuân, những phiên chợ….nhất là các lễ hội được
tổ chức vào mùa xuân như lễ Hội Gầu tào tổ chức vào tết Nguyên Đán hàng
năm. Và trong những buổi gặp gỡ đó, họ thường hát giao dun để thể hiện tình
cảm của mình với đối phương. Tất nhiên nói như vậy khơng có nghĩa là những
bài hát dân ca Mơng coi trọng về ca ngợi tình u nam nữ mà khơng coi trọng
tình yêu quê hương đất nước. Nhưng thực ra trong những lời ca, tiếng hát đó đã
chứa đựng cả tình yêu thiên nhiên, con người và bản làng, quê hương cũng như


những áng văn thơ của các nhà thơ trong các thời kỳ cách mạng, tình u ln
gắn liền với thiên nhiên hay quê hương đất nước.


Những bài hát tình yêu hay hát giao duyên ra đời gắn với thiên nhiên,
rừng núi và con người nơi đây từ khi con người mới xuất hiện, mới biết nói, rồi
biết thể hiện tình cảm. Theo lời kể của các già làng thì ngày xưa khi mà con
người mới xuất hiện, cũng như thời nguyên thủy con người lúc bấy giờ chưa biết
tình cảm cảm xúc mà họ chỉ sống theo bầy đàn và hoạt động của họ theo bản
năng vốn có. Sau này do thức ăn khan hiếm, phải tìm cách thích ứng với điều
kiện sinh sống con người đã biết lao động. Thơng qua q trình lao động thì
ngơn ngữ ra đời, quan hệ giữa người với người cũng được chuyển biến. đồng
thời qua quá trình phát triển của con người thì quan hệ giữa nam – nữ khơng cịn
là bản năng nữa mà thay vào đó là tình cảm tự ý thức được của họ. Rồi dần dần
họ muốn thổ lộ tình u đó ra cho đối phương biết nên hát tình yêu hay giao
duyên ra đời. Mà bài hát tình yêu hay giao duyên chủ yếu là tình u nam nữ
thơng qua đó nói lên tình u q hương, đất nước. Những bài hát đó ra đời,
phát triển và ngày càng được hoàn thiện trong q trình phát triển của dân tộc
Mơng. Khi đã phát triển về vật chất với những sản phẩm khai thác từ thiên
nhiên, người Mông cũng nghĩ đến những hoạt giải trí sau thời gian lao động mệt
mỏi và căng thẳng như: hát giao duyên, múa khèn, múa sinh tiền, thổi sáo, đàn
môi… vào những thời gian rảnh như phiên chợ, ngày tết (sau này gọi là lễ hội
Gầu tào), ….
Sở dĩ dân ca về hát giao duyên ra đời là do:
Thứ nhất, Người Mông xưa nay vốn quan niệm về tình u rất kín đáo
nên họ rất e thẹn, khơng dám nói ra những suy nghĩ và tình cảm thật của mình
với người mình trộm thương, trộm nhớ.
Thứ hai, nếu như có những bài hát giao duyên, con người dễ dàng thổ lộ
tình yêu qua từng lời ca, tiếng hát. Đồng thời nó lại rất kín đáo và cịn thể hiện
tài năng của mình cho đối phương biết.

Thứ ba, để thổ lộ được một cách kín đáo tình u của mình, các chàng
trai, cơ gái Mơng phải nghĩ ra cách để ẩn hóa lời nói bóng gió mà qua đó người
ta tự hiểu ý nghĩa của bài hát. Hay tự hiểu thành ý của đối phương dành cho


mình. Đây là kiểu thổ lộ tình cảm theo cách “ẩn dụ” mà xưa nay người ta đã
dùng nhưng không hề biết đó là phương pháp “ẩn dụ”. Chính vì vậy, những bài
hát với lời hát về cỏ cây, hoa lá, chim mng … ra đời để thơng qua đó nói lên
tình u với đối phương.
Chính vì những lý do trên đây mà các bài hát giao duyên của dân tộc
Mông đã ra đời, mặc dù không rõ thời gian cụ thể nhưng nó được lưu truyền từ
thế hệ này sang thế hệ khác với hình thức truyền miệng là chính.
II/.Q TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HÁT GIAO DUN (HÁT TÌNH
U).
1/. Quá trình phát triển của hát giao duyên (hát tình yêu).
Những bài hát dân ca về tình yêu ngày càng trở nên phổ biến hơn và dần
dần nó trở thành sản phẩm tinh thần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của
dân tộc Mông. Về vấn đề thống kê các thời kỳ phát triển thì tơi chưa thể đưa ra
số liệu cụ thể nhưng trong thực tế nó đã rất phổ biến trong dân chúng. Vào
những năm trước đây, những bài hát giao duyên hay đần môi, khèn, sáo… các
chàng trai, cô gái, hay những đứa trẻ đều biết đến, họ đều tự tập và luyện tập cho
mình những bài hát được truyền miệng. Với hình thức truyền miệng từ người
này sang người khác và nó rất nhanh: họ thường học trong lúc đang cấy, đang đi
nương, đi làm hay ở nhà, vào giờ nghỉ trưa ở nương…. Cứ thế họ học trong mọi
luc, mọi nơi nên những bài hát đó khơng bao giờ thất truyền mà nó ln được
lưu giữ, không bao giờ bị thất truyền. Cứ một người biết đến là mọi người cùng
biết.
Tuy nhiên, qua các thế hệ những bài hát vì là truyền miệng nên nó khơng
thể giữ ngun bản gốc của những người sáng tác ra nó mà nó bị “dị bản” và
thêm vào đó là ngày càng được sáng tạo, phong phú, đa dạng về thể loại và nội

dung phù hợp với đời sống tinh thần của dân tộc Mông qua các thời kỳ phát
triển. Những tác phẩm ấy không phải là của riêng ai sáng tác mà nó là do tồn
thể mọi thành viên của dân tộc Mông sáng tác, đúng với bản chất của nó là “dân


ca” – những bài dân ca mà người ta chỉ truyền miệng, ai cũng có thể nói được
hát được và thêm vào được.
Tìm hiểu sâu thì loại tiếng hát tình yêu là loại có nhiều làn điệu. Chúng
thường xuyên xuất hiện vào các dịp lễ tết, hội hè, hay lao động trên nương rẫy,
trong rừng, kể cả khi xuống chợ. Tiếng hát tình u đơi khi khơng dùng lời mà
sử dụng giai điệu bài qua âm thanh của khèn, của đàn, của sáo...
Quá trình sưu tầm, thống kê thể loại này hiện có (ở tỉnh Yên Bái) trên
dưới 140 điệu. Điệu nào cũng bố cục gọn, chặt chẽ. Âm giai lúc uốn lượn, lúc
vút cao, đổ trầm theo 5 âm rất đẹp, rất quyến rũ. Cái chung thường thấy là kết
cấu câu, đoạn tuy chưa rõ nhưng đều có điệp khúc nhắc đi nhắc lại. Điển hình ở
các bài: "Yêu anh mất rồi" (hlub koj lawm), "Nhớ anh" (nco koj), "Trong giấc
mơ" (nyob hauv npau suav) hay "Yêu cô nàng" (leej muam kuv nyam koj),
"Nhắn gửi" (xa xov), "Mong ước" (txoj kev npau suav), "Không lấy được nhau"
(tsi tau sib yuav). Thơng qua những lời ca tiếng hát đó có khơng ít những đơi trai
gái đã trở thành bạn trăm năm của nhau mà họ sống rất hạnh phúc và chung thủy
tuyệt đối với người bạn đời của mình. Tuy nhiên, khơng phải tình u hay giao
dun trong thể loại này đều "thuận buồm xi gió". Vì vậy, trai gái Mơng cũng
có rất nhiều đơi lứa khơng lấy được nhau. Trường hợp ấy, họ chỉ cịn biết sống
bằng hồi niệm. Lúc này, bài nhạc trở nên buồn thảm, giai điệu da diết ăn sâu
vào lòng người như trong "Kỷ niệm" (puav pheej):
"... Vì yêu anh, em dệt khăn này kỷ niệm.
Nhớ người em tặng, xa nhau bao tháng ngày
Khăn này bên người, người ơi...".
Trong thể loại tiếng hát tình yêu cịn là những bài nói về tình u q
hương, đất nước; tình yêu lao động, sản xuất; tình yêu cha mẹ, con cái như "Quê

hương em" (peb roob teb), "Bình minh trên núi" (hnub tawm hauv roob), "Xa
quê" (deb tsev), "Ru con" (deev me nyuam)…
2/. Một số bài dân ca về hát giao duyên (hát tình yêu).


Với tâm thức vạn vật hữu linh, đời sống của con người hịa quyện gắn bó
với trời đất, núi sơng, mỗi bước trưởng thành của người Mông đều mang những
nghi lễ thiêng liêng. Đám cưới của người Mông cũng vậy. Có người nói, người
Mơng lấy vợ cứ thích cơ nào thì cướp về. Thực tế, "cướp vợ" nếu có thì cũng rất
hiếm ở thời phong kiến. Thường thì, để đi đến lễ cưới, trai, gái người Mơng có ít
nhất một-hai năm, thường ba-bốn năm tìm hiểu. Vào dịp tết, chàng trai tìm đến
cánh rừng chơi xuân, đứng từ xa thổi khèn hoặc kèn lá (nếu đến gần thì thổi sáo,
kéo nhị hoặc đánh đàn mơi). Mỗi bản đàn có một tiếng nói mà chỉ người Mơng
mới biết, chỉ người có duyên với nhau mới hiểu. Chàng đàn hoặc khèn rằng:
Em ơi...
Tơi là con chim chưa có tổ
Cây rừng nhiều
Mà tơi là con khướu chưa có cành đậu
Từ rất xa
Gió mách tơi ở đây có em
Em đẹp, em xinh, siêng năng chăm chỉ
Má em như quả đào chín
Em thơm như hoa rừng
Có lịng thương anh hãy đến đây...
Chàng trai cứ hát mãi, ứng tác mà hát ví von thân phận tình cảm của
mình. Cơ gái nào ưng thì cũng thổi kèn lá, hoặc đàn mơi đáp lời:
Anh nghe ai nói khơng phải rồi
Em nghèo quanh năm mặc váy rách
Em lười biếng cả bản cười chê
Em xấu xí như bơng hoa ong khơng thèm đến

Nếu anh khơng chê
Thì hẹn chợ phiên tới xuống chợ tìm nhau.
Cứ như vậy, nhanh cũng hai mùa xuân, họ mới ước hẹn lấy nhau


Người ta có thể hát thành lời, hoặc gửi qua tiếng khèn, kèn lá, đàn môi… Mỗi
thể loại, mỗi nhạc cụ đều có những sắc thái biểu cảm độc đáo, đặc biệt là những
“giai điệu tình yêu” nồng nàn, say đắm. Phải chăng, đó là sức lơi cuốn ở chất trữ
tình, ở những cung bậc bất tận ở tình yêu, và trong mỗi nhịp điệu tiết tấu giản dị
đã được những đơi trai gái thổi vào hơi thở của tình yêu chân thật, trong sáng,
nồng cháy như chính cuộc đời của họ.
Tình ca Mơng có hành trăm bản, được truyền từ đời này sang đời khác,
cội nguồn là cuộc sống, tình u ni những bản tình ca bất diệt.
Ta hãy nghe chàng trai ngỏ lời với bạn tình :
Đêm nay đơi ta ngồi đã muộn
Gà gáy giục chín năm mười sáu tiếng
Đơi ta khơng có lịng thì thơi
Có lịng thì hãy mau cất tiếng lên giọng.
Lời ca như lời thủ thỉ tâm tình, chân thật, thẳng thắn. Song chỉ mới gặp
nhau, chỉ nghe lời hát làm sao hiểu bụng nhau, bởi vậy cô gái không khỏi phân
vân :
Giờ này trời đã về khuya
Sao đã lượn vịng đổi ngơi, sương phủ trắng
Em chỉ biết miệng anh nhưng chưa biết tim anh.
Người Mông sống giữa thiên nhiên hùng vĩ, những ngọn núi mờ sương
cao vút trong mây, những con thác tung bọt trắng xóa, gió ngàn lồng lộng tiếng
chim ca. Họ sống, lao động, yêu nhau giản dị, chân thành và mãnh liệt :
Yêu nàng anh yêu lắm, lòng anh yêu nàng
Say đắm lắm cô nàng ơi,
Ra về thương nhớ vô cùng

Nhớ mãi ngày này năm sau…
Chắc là đôi trai gái bén dun nhau qua tiếng sét ái tình, làm cho đơi lứa
thổn thức nhớ mong khôn nguôi :
Em về em không ngủ, em nằm mơ nhớ tiếng anh


Kìa là anh, anh về bên em
Anh đứng bên giường, em n giấc ngủ.
Vị ngọt của tình u có sức hấp dẫn đến say lòng bởi những giai điệu nhẹ
nhàng, tinh tế, da diết, bố cục gọn với nhịp điệu thay đổi diễn tả mọi trạng thái
của con tim. Khi đã hiểu và tin nhau, người con gái mạnh dạn tỏ bầy :
Đây là lời em dặn, người yêu ơi
Hôm gặp nhau dối lòng, hát rằng chỉ nhớ mẹ cha
Nhưng lịng em nhớ anh, bạn tình mong đợi
Người u ơi!
Rồi người con gái trao cho chàng trai của lịng mình chiếc khăn kỷ niệm :
Yêu anh em dệt khăn này
Lòng em nhớ người em tặng.
Dù xa nhau bao tháng ngày, khăn bên người là em luôn bên anh
Người ơi!
Họ hẹn nhau :
Em chờ đến ngày anh trồng lúa
Trồng xong nương ngơ anh đón em về.
Tình u của họ nảy sinh trong cuộc sống lao động, hình tượng thơ giản
dị, nhưng chuyển tải bao điều thầm kín, mộng mơ.
Song tình u đâu phải chỉ có vị ngọt, nhiều đơi lứa u nhau không lấy
được nhau, họ phải đối mặt với sự thật nghiệt ngã :
Vì anh đi xa, em phải lấy chồng
Giờ chồng em khơng cịn nữa
Đời em cực khổ vơ cùng

Cịn đâu ngày xưa…
Và hàng năm, những mối tình khơng thành tìm đến với nhau nơi chợ tình
Khâu Vai. Họ ôn lại những ngày xa tươi đẹp mộng mơ, để rồi khi chia tay như
được tiếp thêm nghị lực, niềm tin u trong sáng :
Khơng được làm ruộng thì làm nương


Khơng được làm vợ thì làm người tình.
Trong phong tục hơn nhân của người Mơng, người phụ nữ có quyền lựa
chọ bạn tình. Sau khi hai bên trao đổi ý kiến và thống nhất, nếu đồng ý họ sẽ tổ
chức “kéo tay”. Người con gái được “kéo tay” về nhà chồng, nếu ưng ý, cô gái ở
lại ba ngày đêm, tỏ ý ưng thuận. Nếu không vừa ý, cô gái bỏ về, duyên sẽ không
thành. Với dân tộc nào cũng vậy, hôn nhân tự nguyện là nền tảng của hạnh phúc.
Cũng chính vì vậy, với người Mơng, họ ln thẳng thắn bày tỏ :
Tay em biết cầm kim khâu áo
Anh u em
Em u anh
Em khơng có lịng thì thơi
Có lịng thì về, ta ở với nhau một đêm
Tay em biết xe sợi chỉ đen
Em khơng có lịng thì thơi
Có lịng thì về, ta ở với nhau một ngày…
Ơi lời thơ sao mà đẹp đến thế, vừa mạnh dạn bày tỏ, vừa tế nhị gửi vào đó
những ước muốn về tài năng, đức hạnh của bạn tình…
Dân ca Mơng với những “giai điệu tình yêu” thật phong phú và đặc sắc,
phản ánh tâm tư, ước nguyện vươn tới hạnh phúc vẹn trịn, thấm đượm tình
người và tình đời, chắp cánh cho con người vươn lên, phấn đấu vì những giá trị
tốt đẹp của cuộc sống.
III/. VỊ TRÍ, VAI TRỊ CỦA HÁT GIAO DUN (HÁT TÌNH U) DỐI
VỚI DÂN TỘC MƠNG NGÀY NAY.

Trong q trình phát triển, như đã nói trên hát giao duyên đã trở thành sản
phẩm tinh thần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của dân tộc Mông. Nó
chiếm một vị trí rất quan trọng trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam nói
chung và dân tộc Mơng nói riêng.


Đó là sản phẩm khơng thể thiếu trong các lễ hội đầu xuân, ở những phiên
chợ, chợ tình ở vùng cao như huyện Sa Pa, Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), Hà Giang,
Nghệ An, Điện Biên, Lai Châu…..
Nó góp phần làm cho dân tộc Mơng gìn giữ bản sắc riêng của mình, đồng
thời giúp giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh em với nhau trong cùng một
tỉnh, huyện. Ví dụ như trong những cuộc thi tổ chức văn nghệ dân gian, các dân
tộc với những tiết mục hát giao duyên và cách biểu hiện tình yêu của họ để các
dân tộc học hỏi của nhau, góp phần thúc đẩy hồn thiện về những sản phẩm tinh
thần đó và quan trọng hơn là thúc đẩy tình đồn kết giữa các dân tộc anh em.
Nhưng chúng ta thấy rằng trong gia đoạn hiện nay, với sự phát triển của
đất nước với những bài nhạc trẻ về tình yêu phong phú, hơn nữa các bài nhạc trẻ
của dân tộc Mông được truyền thụ từ các nước như Mỹ, Trung Quốc, Lào….
vào Việt Nam, các thế hệ trẻ hầu như khơng cịn quan tâm đến sự phát triển về
hát giao duyên của dân tộc mình mà lại chạy theo những bài “nhạc trẻ” nói trên.
Hơn nữa, hiện nay ở những vùng sâu, vùng xa các dân tộc với sự tăng dân
số cũng như diện tích đất ngày càng thu hẹp mà đời sống của họ chủ yếu dựa
vào nền nông nghiệp, dẫn đến sự đói nghèo là khơng thể tránh khỏi. Theo triết
học Mác – Lê nin, quan trong nhất ở con người là “ăn, mặc, ở”. Khi con người
chưa có đủ ăn, chưa đủ mặc thì con người đâu cịn thời gian để nghĩ đến những
sản phẩm tinh thần đó. Và sự hiểu biết về các bản dân ca của các thế hệ hiện nay
khơng nhiều, hiếm khi người ta mới tìm thấy một ai đó biết về dân ca nhưng
những người đó chủ yếu là người già trong làng bản.

KẾT LUẬN



Trong thời kỳ hội nhập kinh tế với thế giới, bên cạnh những cơ hội và
thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới
thì vẫn cịn khơng ít những khó khăn thách thức cần phải vượt qua. Trong đó,
cần phải gìn giữ bản sắc dân tộc của dân tộc Mông. Theo tơi, bản thân người
Mơng cũng phải có ý thức giữ gìn nhưng vì trình độ dân trí thấp, họ khơng thể
hiểu hết ý nghĩa và tầm quan trọng về bản sắc dân tộc đang ngày một phai nhòa.
Do vây, trước tiên, chúng ta cùng phải hợp sức giữ gìn, nhưng quan trọng nhất,
phải tuyên truyền pháp luật hay chính sách khuyến khích dân tộc Mơng phát
triển nền văn hóa. Hai là, khuyến khích dân tộc Mơng ở các vùng khác nhau của
tổ quốc tham gia học tập, bởi chỉ có học tập con người mới nhận thức đúng đắn
về vai trị của văn hóa dân tộc mình. Ba là, cần hỗ trợ các xã vùng đặc biệt khó
khăn để họ có thể sớm có thời gian nghĩ đến văn hóa tinh thần, vì chỉ khi khơng
thiếu thiếu về vật chất con người mới có thể đến với sản phẩm văn hóa. Để đưa
đất nước khơng chỉ là đất nước có nên kinh tế phát triển mà còn là một đất nước
giàu truyền thống văn hóa, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc chúng ta cần có
chính sách khuyến khích với nền văn hóa các dân tộc hơn.



×