Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử việt nam sau 1975 TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (879.1 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRẦN THỊ NHẬT

NHÂN VẬT ANH HÙNG
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU 1975

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 9220121

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN – 2021


Cơng trình đã đƣợc hồn thành tại Trƣờng Đại học Vinh

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Đinh Trí Dũng
2. TS. Lê Thanh Nga

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường
họp tại: Trường Đại học Vinh
Vào hồi....ngày....tháng....năm 2021

Có thể tìm hiểu luận án tại:


- Thư viện Quốc gia
- Trung tâm Tư liệu - Thư viện Nguyễn Phúc Hào, Trường Đại học Vinh.


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong văn học hiện đại Việt Nam, tiểu thuyết là thể loại đóng vai trò chủ lực. Tiểu thuyết
cũng là thể loại gặt hái nhiều thành tựu trong văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến nay. Trong
bức tranh văn xuôi sau 1975, đặc biệt là sau 1986, bộ phận tiểu thuyết lịch sử (TTLS) đã có những
sáng tạo, cách tân mới mẻ. Nhiều TTLS đặc sắc lần lượt ra đời: Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng
Giác, Tám triều vua Lý, Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải, Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân
Khánh, Gió lửa, Đất trời của Nam Giao, Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Du, Thông reo
ngàn Hống của Nguyễn Thế Quang, Sương mù tháng giêng của Uông Triều, Đức Thánh Trần của
Trần Thanh Cảnh... Tâm thế nhìn lại lịch sử một cách tỉnh táo; đào sâu vào quá khứ, chiêm nghiệm
quá khứ để hiểu hơn những gì cha ơng đã trải qua và để rút ra những bài học cần thiết cho cuộc sống
hiện tại đã làm cho TTLS ngày càng chiếm được cảm tình sâu sắc của bạn đọc. Vì thế, khảo sát
TTLS nói chung, nhân vật anh hùng (NVAH) trong TTLS nói riêng sẽ giúp chúng ta hiểu hơn bức
tranh tiểu thuyết cũng như quy luật vận động của tiểu thuyết và văn xuôi thời kỳ đổi mới.
1.2. TTLS Việt Nam sau 1975 là sự tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của văn xuôi về đề tài
lịch sử của dân tộc, từ các tiểu thuyết chương hồi có màu sắc lịch sử trong văn xuôi chữ Hán thời
trung đại, các TTLS giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945, TTLS mang màu sắc sử thi giai đoạn
1945 - 1975. Đó là một q trình liên tục, có những thăng trầm và có những kế thừa, phát triển. Dù
màu sắc có khác nhau, nhưng TTLS các giai đoạn trên đều thể hiện đậm nét những truyền thống tốt
đẹp của con người Việt Nam: lịng u nước, tinh thần dân tộc, ý chí quật cường, tấm lòng nhân ái,
bao dung… Nghiên cứu TTLS nói chung, NVAH trong TTLS nói riêng khơng chỉ giúp hiểu hơn vai
trị, vị trí của TTLS trong dịng chảy của văn xi mà cịn hiểu sâu hơn những giá trị vững bền có
tính truyền thống của văn chương dân tộc.
1.3. Với tính chất là phương tiện khái quát hiện thực, là nơi thể hiện tập trung quan niệm nghệ
thuật về con người, xây dựng nhân vật là vấn đề quan trọng bậc nhất trong tiểu thuyết. Trong TTLS,

NVAH thường là nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nơi nhà văn dành nhiều tâm huyết để thể hiện
những ý đồ nghệ thuật của mình. Tuy nhiên, cách thể hiện NVAH trong tiểu thuyết gắn với quá trình
nhận thức, tư duy nghệ thuật của nhà văn. Với nhiều hình tượng NVAH đặc sắc, TTLS sau 1975 đã
thể hiện chiều sâu nhận thức về con người, sự bổ sung những chuẩn mực mới mẻ trong hệ giá trị của
văn chương. Vì thế, so với NVAH trong các tiểu thuyết giai đoạn trước, NVAH trong TTLS giai
đoạn sau 1975 đã trở nên đầy đặn, chân thực, sống động và cũng phức tạp hơn. Do đó, đi sâu tìm
hiểu NVAH sẽ là một đầu mối giúp chúng ta khám phá sâu hơn vấn đề xây dựng nhân vật trong tiểu
thuyết nói chung, TTLS nói riêng. Điều này càng có ý nghĩa khi vấn đề xây dựng NVAH trong
TTLS sau 1975 cho đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
1.4. Hiện nay, văn xuôi về lịch sử nói chung, TTLS nói riêng là mảng sáng tác được chú ý


2
giới thiệu trong nhà trường phổ thông và đại học. Mảng sáng tác này có ý nghĩa đặc biệt trong
giáo dục lòng yêu nước, truyền thống anh hùng, ý thức biết ơn, trân trọng công lao của tổ tiên,
của các bậc anh hùng. Đề tài cũng góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học các tác phẩm
văn xuôi nói chung, tiểu thuyết nói riêng trong nhà trường.
2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam
sau 1975. Từ các tiêu chí xác lập quan niệm về người anh hùng nói chung, NVAH trong TTLS nói
riêng, luận án đi sâu khảo sát loại hình NVAH, phương thức xây dựng NVAH trong các TTLS Việt
Nam tiêu biểu giai đoạn từ 1975 đến nay.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án quan tâm đến các nhân vật được xác định là NVAH trong TTLS Việt Nam giai đoạn
từ 1975 đến nay. Do số lượng TTLS từ 1975 đến nay (trong đó có nhân vật anh hùng) rất lớn nên
luận án chỉ tập trung khảo sát và nghiên cứu những tác phẩm nổi bật, tiêu biểu cho các khuynh
hướng của TTLS, các tác phẩm được dư luận bạn đọc và giới nghiên cứu chú ý, trong đó tập trung
vào một số tác giả, tác phẩm như: Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Hội thề (Nguyễn Quang Thân),
Tám triều vua Lý, Bão táp triều Trần (Hoàng Quốc Hải), Gió lửa, Đất trời (Nam Giao), Sơng Cơn

mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác), Đức Thánh Trần, Trần Thủ Độ (Trần Thanh Cảnh), Ngô Vương, Nam
Đế vạn xuân (Phùng Văn Khai), Trần Quốc Toản,Trần Khánh Dư (Lưu Sơn Minh), Thông reo ngàn
Hống (Nguyễn Thế Quang)… Ngoài ra, một số tác phẩm thuộc những thể loại khác như truyện ngắn,
ký về đề tài lịch sử... có miêu tả, thể hiện NVAH (trong và ngoài nước, ở các thời kỳ) cũng được tìm
hiểu, đối chiếu với những mức độ nhất định nhằm làm sáng tỏ những mục tiêu nghiên cứu mà đề tài
đặt ra.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

c

c n

i n cứu

Thực hiện đề tài Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975, Luận án
hướng tới mục tiêu làm r quan niệm về người anh hùng, loại hình và cách thức xây dựng hình tượng
NVAH, từ đó góp phần khẳng định vị trí, những thành tựu, đóng góp của TTLS trong bối cảnh đổi
mới của văn xuôi và tiểu thuyết Việt Nam sau 1975.
3.2. Nhi



Trên cơ sở xác định đối tượng, mục đ ch, phạm vi nghiên cứu, luận án đặt ra những nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Xác định hệ thống các khái niệm liên quan như TTLS, NVAH trong TTLS, phác họa bức
tranh toàn cảnh và tiến trình vận động của TTLS Việt Nam hiện đại, xác định tiêu ch nhận diện
NVAH trong TTLS Việt Nam sau 1975.
- Phân tích, làm sáng tỏ loại hình NVAH trong TTLS Việt Nam sau 1975.



3
- Phân t ch, làm sáng tỏ các phương thức xây dựng NVAH trong TTLS Việt Nam sau 1975.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành các mục tiêu khoa học đặt ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu sau:
4.1. Phương pháp cấu trúc, hệ thống: chúng tôi xem xét TTLS Việt Nam từ 1975 đến nay
(khoảng đến năm 2020) như một chỉnh thể thống nhất, có t nh hệ thống, có mối quan hệ, tác động lẫn
nhau, đặt trong bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới; khi tiếp cận từng tác giả,
từng tiểu thuyết cụ thể, thế giới NVAH, chúng tôi cũng quan tâm đến t nh hệ thống, chỉnh thể trong
cấu trúc của nó.
4.2. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp này giúp chúng tôi lý giải các vấn đề
xung quanh hình tượng NVAH trong TTLS sau 1975 từ góc nhìn của các ngành khoa học liên quan
như: lịch sử học, văn hóa học, dân tộc học, mĩ học, tâm l học…
4.3. Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Luận án vận dụng l thuyết thi pháp học để tìm hiểu
một số phương diện như quan niệm nghệ thuật về người anh hùng, điểm nhìn nghệ thuật, giọng điệu
trần thuật… trong TTLS Việt Nam sau 1975.
4.4. Phương pháp so sánh: dùng để đối chiếu, so sánh các tác phẩm, hình tượng, nhân vật…
trong cùng hoặc khác loại hình, nhằm chỉ ra những điểm gặp gỡ và khác biệt trong nội dung thể hiện,
cách thức xây dựng NVAH.
4.5. Phương pháp thống kê, phân loại: hỗ trợ cho việc hình thành một số luận điểm của luận
án, giúp xác định số lượng hoặc tần số lặp lại của các biểu tượng, các phương thức, các chi tiết…
trong xây dựng NVAH ở các tác phẩm cụ thể.
4.6. Phương pháp loại hình: là phương pháp khảo sát đối tượng nghiên cứu từ nhiều phương
diện khác nhau như cảm hứng, bút pháp, nghệ thuật tự sự… của tiểu thuyết, đặt trong tương quan
loại hình của chúng; ở đây là loại hình TTLS, loại hình NVAH trong TTLS.
5. Đóng góp của luận án
Luận án có những đóng góp chủ yếu sau:
5.1. Về mặt lý luận, luận án góp phần làm r hơn tiêu ch nhận diện NVAH trong TTLS
Việt Nam hiện đại nói chung, TTLS sau 1975 nói riêng, chỉ ra sự bổ sung, đổi mới trong quan

niệm về người anh hùng trong các TTLS Việt Nam sau 1975; từ đó, góp phần nhận diện sự đa
dạng, quy luật vận động, đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói chung, TTLS Việt Nam
đương đại nói riêng.
5.2. Về mặt thực tiễn sáng tác, luận án đi sâu khảo sát, phân t ch, làm r loại hình NVAH và
chỉ ra các phương thức xây dựng NVAH trong TTLS Việt Nam sau 1975, có sự so sánh với các giai
đoạn trước đó. Từ góc nhìn NVAH, luận án cũng góp phần khẳng định vai trị, vị tr , sự phân hóa đa
dạng của bộ phận TTLS trong bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975.


4
6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung ch nh của Luận án được triển
khai trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài
Chương 2: Bức tranh chung của TTLS Việt Nam sau 1975
Chương 3: Loại hình nhân vật anh hùng trong TTLS Việt Nam sau 1975
Chương 4: Phương thức xây dựng nhân vật anh hùng trong TTLS Việt Nam sau 1975
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử
1.1.1.1. Nghiên cứu lý luận về tiểu thuyết lịch sử ở nước ngoài
Những thành tựu nghiên cứu khái quát về TTLS chủ yếu đến từ phương Tây. Trong đó, các
nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến việc xử lý, diễn giải chất liệu lịch sử và vấn để hư cấu, sáng
tạo trong sự đối sánh với “t nh chân thực lịch sử”. Hai bình diện s thật và sáng tạo trong TTLS, cho
đến nay vẫn là vấn đề thời sự văn học. Có nhiều cơng trình nghiên cứu về vấn đề này như: Nghệ
thuật thi ca của M. Gorki, Tiểu thuyết lịch sử của G.Lukacs, Nghệ thuật tiểu thuyết của Milan
Kundera, Tiểu thuyết hiện đại của Dorothy Brewster và Jonh Bureell… Trả lời câu hỏi: Thế nào là
tiểu thuyết lịch sử? Các nhà nghiên cứu trên thế giới (A. Dumas, H.S.Haasse, P.Louis - Rey, Lucacs,

D.Brewster và J.Burell…) đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau.
Nhìn chung, các nghiên cứu đã làm r khái niệm TTLS, lý giải mối quan hệ giữa hiện thực
lịch sử và hư cấu nghệ thuật, yêu cầu của bức tranh hiện thực được miêu tả trong thể loại TTLS,
những đặc điểm làm cho một TTLS trở nên hấp dẫn bạn đọc…
1.1.1.2. Nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam
Việc nghiên cứu TTLS ở Việt Nam đã diễn ra khá sơi động với hàng trăm cơng trình, bài viết
có chất lượng. Các bài viết bao quát nhiều vấn đề xung quanh TTLS như: Tiến trình vận động, đặc
điểm, diện mạo và đặc trưng thể loại TTLS, hiện thực và hư cấu trong TTLS, các khuynh hướng sáng
tác trong TTL, nhân vật trong TTLS. Tiêu biểu là cơng trình của các nhà nghiên cứu như: Phan Cự
Đệ, Trần Đình Sử, Bùi Văn Lợi, Nguyễn Thị Tuyết Minh, Nguyễn Văn Hùng… Bên cạnh đó, nhiều
nhà văn như Hồng Quốc Hải, Nguyễn Xn Khánh, Nam Giao, ng Triều, Nguyễn Thế Quang…
cũng có những ý kiến xác đáng về TTLS. Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu đã tập trung làm r
các vấn đề như: 1) Thế nào là tiểu thuyết lịch sử?; 2) Yếu tố lịch sử trong sáng tác TTLS; 3) Hư cấu
trong sáng tác TTLS; 4) Những nét nổi bật trong hình thức nghệ thuật của TTLS.


5
Tóm lại, TTLS đã được giới nghiên cứu phê bình trong và ngồi nước quan tâm. Có nhiều
cơng trình, bài viết đã đi sâu nghiên cứu TTLS ở các phương diện khác nhau. Tuy nhiên, đa số các
cơng trình chủ yếu đi vào tìm hiểu một vấn đề, một phương diện nào đó của TTLS hoặc đi vào
nghiên cứu về một tác giả, tác phẩm cụ thể. Ch nh vì vậy, nghiên cứu về TTLS vẫn là mảnh đất màu
mỡ cho những ai quan tâm đến thể loại tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới.
1.1.2. Nghiên cứu về nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Vi t Nam sau 1975
Cho đến nay, chưa có cơng trình khoa học chuyên biệt nào nghiên cứu về NVAH trong TTLS
Việt Nam sau 1975. Mặc dù một số bài viết, luận văn, luận án nghiên cứu về TTLS cũng có đề cập
tới kh a cạnh này. Cụ thể: Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX đến 1945 (diện
mạo và đặc điểm) của Bùi Văn Lợi, Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới (2012) của
Nguyễn Thị Kim Tiến, Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI
của Lê Thị thu Trang, Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết hiện đại Việt Nam của
Nguyễn Văn Sang… Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu này đã nhìn nhận người anh hùng từ

nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các cơng trình, bài viết, vẫn chủ yếu quan tâm đến
phẩm chất, đặc điểm người anh hùng. Vấn đề NVAH gắn với đặc trưng thể loại, loại hình nhân vật
và phương thức sáng tác vẫn chưa được chú ý đúng mức.
1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài
1.2.1. Giới thuyết một số khái ni

được dùng trong luận án

1.2.1.1. Khái niệm tiểu thuyết
1.2.1.2. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử
Thế nào là một TTLS là câu hỏi đã được đặt ra cách đây hàng thế kỉ. Nhìn chung, ở mỗi thời
đại có một quan niệm riêng về TTLS. Có quan niệm nghiêng về cách nhìn truyền thống, có quan
niệm nghiêng về cách nhìn hiện đại, có quan niệm mang sắc thái văn hóa phương Đơng hoặc
nghiêng về văn hóa phương Tây. Các ý kiến có những chỗ gặp nhau, nhưng cũng có những khác biệt,
chẳng hạn bàn về mức độ hư cấu trong TTLS, về tên gọi, đặc điểm TTLS của Nguyễn Xuân Khánh,
Nguyễn Quang Thân… Kế thừa các ý kiến của giới nghiên cứu, chúng tôi đưa ra quan niệm, đặc
điểm của TTLS như sau:
Thứ nhất, TTLS khai thác hiện thực diễn ra trong quá khứ, tâm thế của nhà văn là tâm thế
viết về quá khứ. Tuy nhiên, không phải tất cả những tác phẩm viết về quá khứ đều được gọi là TTLS.
Nhân vật, sự kiện trong TTLS phải có độ lùi nhất định về thời gian (theo chúng tơi độ lùi ấy ít nhất là
khoảng nửa thế kỷ), và tâm thế của người viết là đang viết về một “hiện thực đã qua”, rút ra những
bài học từ quá khứ, cho dù quá khứ nào cũng được nhìn nhận ít nhiều từ hiện tại.
Thứ hai, TTLS phải phản ánh lịch sử thông qua nghệ thuật tiểu thuyết. TTLS thực chất là
diễn ngôn của nhà văn về lịch sử.
Thứ ba, TTLS cũng mang những đặc trưng của tiểu thuyết nói chung, đó là nhìn nhận hiện
thực từ số phận cá nhân con người.


6
Thứ tư, nhà văn viết TTLS không phải chỉ để “dựng lại, phục hồi quá khứ”. Viết về quá khứ

chỉ để đắm chìm trong q khứ khơng bao giờ là mục tiêu của TTLS. Quá khứ trong TTLS phải
được soi chiếu từ hiện tại, rút ra những bài học cho đời sống nhân sinh.
1.2.2. Quan niệm về n ười anh hùng và nhân vật anh hùng
Có rất nhiều quan niệm về người anh hùng mà trong đó có những độ “chênh” nhất định do
quan điểm cá nhân, tính thời đại, đặc trưng văn hóa… Các quan niệm về NVAH có nhiều điểm gặp
gỡ nhau nhưng cũng có những khác biệt khá lớn. Tuy nhiên, trong quan niệm về người anh hùng
cũng có nhiều điểm nhất quán như: anh hùng là người xuất chúng; có những phẩm chất và cơng
trạng đặc biệt; được cộng đồng, dân tộc tôn vinh, ngưỡng mộ; đáp ứng những đòi hỏi của lịch sử,
thúc đẩy lịch sử tiến lên.
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về anh hùng và NVAH. Có thể kể: Từ điển văn hố thế
giới của nhiều tác giả, Nhân vật chí của Lưu Thiệu, Khái luận về văn hoá phương Tây của các học
giả Trung Quốc, các cơng trình của Bùi Văn Lợi, Nguyễn Văn Hùng, Lê Thị Thu Trang... Từ những
quan niệm khác nhau về người anh hùng và NVAH, chúng tôi đưa ra quan niệm về NVAH như sau:
NVAH trong văn học và trong TTLS là những cá nhân tiêu biểu, xuất chúng, có vai trị to lớn đối với
cộng đồng, quốc gia, dân tộc trong s nghiệp d ng nước và giữ nước, nhất là ở những thời điểm
bước ngoặt của lịch sử. Khi đi vào văn học, NVAH thường được sáng tạo, hư cấu theo cách nhìn và
quan điểm riêng của nhà văn. Bản lĩnh, tài năng của nhà văn sẽ bổ sung, làm phong phú hơn phẩm
chất, vai trị, vị trí của người anh hùng, từ đó NVAH trong văn học lại có ý nghĩa bổ khuyết, soi sáng
các cứ liệu lịch sử, mở rộng trường nhìn của cộng đồng tiếp nhận, làm giàu có hơn tâm thức cộng
đồng về các anh hùng dân tộc.
1.2.3. Cá t

í xá định nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Vi t Nam hi

đại

1.2.3.1. Căn cứ vào quan niệm về hiện th c, quan niệm về con người của nhà văn
Thế giới quan và nhân sinh quan của nhà văn đã định hướng cho ngòi bút và quy định cách nhìn
về người anh hùng. Dấu ấn của ngịi bút để lại r nét trên mỗi NVAH. Không thể phủ nhận áp lực của
ch nh sử, của tâm thức cộng đồng, nhưng sự sáng tạo của các nhà văn trong xây dựng NVAH cũng

không hề nhỏ. Và điều này ch nh là sử thử thách lớn đối với bản lĩnh, tài năng của các cây bút TTLS,
trong bối cảnh đổi mới tồn diện của văn học và văn xi sau 1975.
1.2.2.2. Căn cứ vào đặc điểm tính cách, phẩm chất và vai trò của nhân vật trong tiểu thuyết
Quan niệm về hiện thực và con người của nhà văn đã quy định nội dung, phương thức tạo nên
những kiểu NVAH trong TTLS. Đến lượt những quan niệm đó được “cụ thể hóa” bằng các thủ pháp
miêu tả t nh cách, phẩm chất và vai trị của người anh hùng. Đơi khi cùng một nguyên mẫu lịch sử
nhưng mỗi nhà văn lại có một cách khai thác riêng. T nh chất “một nguyên mẫu, nhiều phiên bản” là
điều dễ nhận thấy trong khi thể hiện các NVAH.
Trong TTLS sau 1975, các nhà tiểu thuyết vẫn giữ lại những nét chủ yếu ở phương diện “vĩ
nhân” của nhân vật, và điều này đã làm thỏa mãn tâm lý tiếp nhận của nhiều bạn đọc. Đặc biệt, vai


7
trò của người anh hùng đối với cộng đồng, dân tộc trong những bước ngoặt của lịch sử thường được
đề cao, thể hiện. Tuy nhiên, trong khi đào sâu vào những khoảng trống của lịch sử, các nhà văn cũng
cố gắng bổ sung, lấp đầy trên nhiều phương diện khác, trước hết là con người đời tư, đời thường, số
phận bi kịch của người anh hùng.
Tiểu kết chƣơng 1
Trên cái nhìn tồn cảnh, có thể thấy TTLS Việt Nam sau 1975 vận động, phát triển nhanh
chóng, phân hóa theo những khuynh hướng khác nhau: Có xu hướng cơ bản trung thành với ch nh
sử, với tâm thức cộng đồng, có hư cấu nhưng ở một mức độ cho phép; Có xu hướng bổ sung, “đối
thoại” với ch nh sử, thậm ch coi lịch sử là “cái đinh để treo quan niệm”, là “sự tùy tiện ý thức”,
“mượn lịch sử để phản ánh những vấn đề đang được đặt ra của đời sống hiện sinh”; Có hướng mượn
lịch sử để đào sâu vào số phận con người cá nhân hoặc nghiêng về văn hóa, phong tục. Cùng với sự
vận động, phát triển của TTLS Việt Nam sau 1975, các nhận định, đánh giá về TTLS nói chung, các
TTLS cụ thể của Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang Thân, Võ Thị Hảo, Nguyễn
Mộng Giác… nói riêng cũng khá sơi động và có nhiều khác biệt. Các nghiên cứu về TTLS thường
xoay quanh các vấn đề: mối quan hệ giữa lịch sử và hư cấu, giới hạn của sự hư cấu, tưởng tượng, các
khuynh hướng của TTLS, cá t nh sáng tạo và đóng góp riêng của từng nhà văn…
Để triển khai luận án, chúng tôi đã đưa ra quan niệm của mình về TTLS, về NVAH trong TTLS.

Chúng tơi cho rằng TTLS phải là tiểu thuyết mà ở đó nhà văn có tâm thế viết về quá khứ, về những thời
đã qua, một quá khứ đã có độ lùi nhất định trong tương quan với ngày hôm nay. TTLS rất cần hư cấu,
tưởng tượng nhưng sự tưởng tượng không thể là tùy tiện, vơ giới hạn. TTLS có thể góp phần “lấp đầy”
những “khoảng trống”, hư cấu nên những nhân vật, sự kiện khơng có trong ch nh sử, có thể mượn quá
khứ để suy ngẫm về hiện tại, rút ra những bài học cho hiện tại; nhưng nhà văn không được nhân danh
sáng tạo, hư cấu để xuyên tạc lịch sử, phản bội lại tâm thức cộng đồng.
Chƣơng 2
BỨC TRANH CHUNG
CỦA TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU 1975
2.1. Sơ lƣợc về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam trƣớc 1975
2.1.1. Tiểu thuyết lịch sử Vi t Nam từ thế kỷ XX đến 1945
Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945, trước yêu cầu hiện đại hóa nền văn học, TTLS viết
bằng chữ quốc ngữ đã có những bước phát triển lớn, hình thành các phong cách khác nhau, chịu ảnh
hưởng sâu sắc của các xu hướng tiểu thuyết, trong đó có TTLS phương Tây. TTLS Việt Nam giai
đoạn này có bước phát triển mới với sự xuất hiện của các tác phẩm như: Phan Yên ngoại sử tiết phụ
gian truân (1910) của Trương Duy Toản; Hưng Đạo Vương (1912) của Phan Kế B nh; Tiếng sấm
đêm đông (1928), Đinh Tiên Hoàng (1929), Vua Bố Cái (1929), Lê Đại Hành (1929) của Nguyễn Tử


8
Siêu; Gia Long phục quốc (1917), Giọt máu chung tình (1926), Gia Long tẩu quốc (1930), Hoàng tử
Cảnh như Tây (1931) của Tân Dân Tử; Việt Nam anh kiệt (1926), Việt Nam Lý Trung Hưng (Việt
Nam Lý Thường Kiệt) (1929), Lê-triều Lý-thị (1931), Tiểu anh hùng Võ Kiết (1926) của Phú Đức;
Việt Nam Lê Thái Tổ (1929) của Nguyễn Chánh Sắt; Liều thân vì nước (1929 - 1930) của Nguyễn Ý
Bửu; Nam c c tinh huy (1924) và Nặng gánh cang thường (1930) của Hồ Biểu Chánh, Bà Chúa

chè (1938), Loạn kiêu binh (1939), Chúa Trịnh Khải (1940) của Nguyễn Triệu Luật…
Nhìn chung, TTLS giai đoạn từ đầu TK XX đến 1945 tuy chưa có nhiều tác phẩm đặc sắc
nhưng nội dung khá phong phú và tập trung vào một số chủ đề chính. Thứ nhất, ca ngợi những bậc
vua chúa, những anh hùng dân tộc có cơng lớn trong sự nghiệp chống giặc, giữ nước. Thứ hai, TTLS

quan tâm thể hiện những trang đau thương, loạn lạc của lịch sử với cái nhìn phê phán. Thứ ba, trong
TTLS giai đoạn này, các nhà văn đã chú ý khai thác phương diện đời thường của nhân vật, thể hiện
các mối quan hệ đan xen, phức tạp. Về nghệ thuật, mặc dù vẫn còn những hạn chế nhất định như ảnh
hưởng của lối viết chương hồi, tính cách nhân vật chủ yếu dựa trên hành động, câu văn vẫn còn dấu
vết kiểu câu biền ngẫu, nhưng tiểu TTLS giai đoạn này đã có bước tiến khá lớn, đủ sức làm tiền đề
cho thể loại này vượt thốt khỏi mơ hình truyền thống, tiến nhanh trên con đường hiện đại hóa và hội
nhập sâu hơn với văn học thế giới.
2.1.2. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1945 ến 1975
Giai đoạn từ 1945 đến 1975 văn học nói chung, TTLS nói riêng trước hết phải thực hiện vai
trò phục vụ hai cuộc chiến tranh cứu nước là chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Vì khơng cịn là
thể loại có thế mạnh trong việc phản ánh kịp thời những vấn đề, sự kiện mang tính thời sự nóng
bỏng, TTLS cũng như tiểu thuyết nói chung, tạm thời nhường chỗ cho các thể loại “xung k ch” khác
như truyện ngắn, kí sự, thơ ca... Phải đến những năm 60 - 70, TTLS mới xuất hiện trở lại với một số
tác phẩm tiêu biểu như Quận He khởi nghĩa, Tổ quốc kêu gọi của Hà Ân; Bóng nước Hồ Gươm của
Chu Thiên; Cờ nghĩa Ba Đình của Thái Vũ… Bên cạnh đó là sự hình thành và phát triển xu hướng
truyện lịch sử viết cho thiếu nhi. Nhiều tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả nhỏ
tuổi, trong đó phải kể đến Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung của Nguyễn Huy
Tưởng; Trên sông truyền hịch của Hà Ân…
Về nội dung, TTLS giai đoạn này phản ánh những sự kiện quan trọng trong lịch sử chiến
đấu bảo vệ độc lập dân tộc, tái hiện các sự kiện lịch sử trọng đại, các chiến công vang dội của cha
ông (Bên bờ Thiên Mạc, Trên sông truyền hịch, Trăng nước Chương Dương của Hà Ân…); những
câu chuyện về các anh hùng, nghĩa sĩ (Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung của
Nguyễn Huy Tưởng; Tướng quân Nguyễn Chích, Nguyễn Trung Tr c, Phú Riềng đ của Hà Ân);
khắc họa hình ảnh nhân dân, nâng họ lên thành biểu tượng cho vẻ đẹp về sức mạnh và khát khao
chiến thắng của dân tộc (Quận He khởi nghĩa của Hà Ân).
Về nghệ thuật, cũng như văn xuôi giai đoạn 1945-1975 nói chung, TTLS giai đoạn này
thường đậm chất sử thi, gắn liền với phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cảm hứng


9

sử thi chi phối mọi phương diện của TTLS như nhân vật, giọng điệu, ngơn từ, hình ảnh (Trăng
nước Chương Dương, Trên sông truyền hịch của Hà Ân, Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy
Tưởng…). Nhiều TTLS ở giai đoạn này gần với hình thức truyện kể lịch sử; kết cấu, cốt truyện
tuân theo mạch thời gian tuyến tính; ngơn ngữ được sử dụng linh hoạt trong tiểu thuyết, đặc biệt là
sự tăng cường lớp ngôn từ đậm chất chính trị, thời sự và lớp ngơn từ đời thường, giản dị, với nhiều
tục ngữ, thành ngữ…
2.2. Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975
2.2.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội của tiểu thuyết lịch sử Vi t Nam sau 1975
2.2.2. Các c ặn

ườn vận ộn của tiểu t uyết lịc sử Việt Nam sau 1975

Giai đoạn 1975 - 1985 là thời kỳ văn học nói chung, TTLS nói riêng có nhiều chuyển biến
với những trăn trở, tìm tòi. Đây được xem là giai đoạn “bản lề”, “đêm trước của Đổi mới” với nhiều
tín hiệu tích cực, có ảnh hưởng và tác động đáng kể đối với văn học Việt Nam thời kì Đổi mới sau
1986. Do quán tính của văn học, tiểu thuyết từ 1975 - 1985 nổi lên dịng mạch đề tài chiến tranh và
người lính, với tên tuổi của một số nhà văn quen thuộc như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Xuân
Thiều, Hồ Phương, Hữu Mai, Nguyễn Trọng Oánh, Nam Hà, Nguyễn Trí Huân… TTLS Việt Nam
giai đoạn 1975 - 1985 cũng có những thành tựu nhất định, tuy số lượng tác phẩm chưa nhiều. Một
số nhà văn đã quen thuộc với bạn đọc trước đó tìm thấy thế mạnh của mình ở xu hướng đi vào
phong tục và lịch sử. Đi theo hướng này, những Rừng động - Mạc Phi, Đồng bạc trắng hoa xòe,
Vùng biên ải - Ma Văn Kháng, Hoa hậu xứ Mường - Phượng Vũ… đã góp phần làm phong phú
hơn mảng đề tài dân tộc và miền núi mang đậm tính phong tục và lịch sử. Ngồi ra có thể kể đến
Núi rừng Yên Thế của Nguyên Hồng (1980), Lưỡi gươm nhân ái (1981) của Hà Ân, Nhiếp chính Ỷ
Lan (1985) của Quỳnh Cư, Sao Khuê lấp lánh (1984) của Nguyễn Đức Hiền...
Cùng với sự đổi mới của văn xuôi, TTLS Việt Nam từ 1986 đến 2000 đã chuyển từ cảm hứng
sử thi sang cảm hứng thế sự, đời tư. Nhà văn không chỉ quan tâm viết về các NVAH nổi tiếng, sự
kiện lịch sử trọng đại mà chú ý hơn đến các nhân vật lịch sử cịn có những tranh cãi về công tội, chú
ý hơn đến những điểm mờ, những vùng khuất lấp của lịch sử. Nhân vật khơng chỉ được nhìn nhận
dưới góc độ vai trị đối với cộng đồng, đất nước mà còn được đánh giá dưới góc độ của con người cá

nhân. Hàng loạt TTLS lần lượt xuất hiện, có thể kể đến: Sơng Cơn mùa lũ (1998 - Nxb Văn học tái
bản trong nước) của Nguyễn Mộng Giác, Tuyên phi họ Đặng (1996), Gươm thần Vạn Kiếp (1991)
của Ngơ Văn Phú, Gió lửa (1999) của Nam Giao, Vằng vặc sao Khuê (1998) của Hoàng Cơng
Khanh, Đặng nữ quận chúa (1999) của Đặng Đình Lưu….
Từ 2000 đến nay, TTLS phát triển rầm rộ, trở thành một khuynh hướng quan trọng của tiểu
thuyết Việt Nam, với khoảng trên 120 tác phẩm được xuất bản (xem phụ lục 1). Chỉ tính riêng trong
cuộc thi tiểu thuyết lần thứ V (2016 - 2019) của Hội Nhà văn, trong số 20 tác phẩm được trao giải có
tới gần một nửa là TTLS, với nhiều tác phẩm được trao giải cao như Từ Dụ thái hậu của Trần Thùy
Mai, Mệnh đế vương của Trương Thị Thanh Hiền, Thị Lộ chính danh của Võ Khắc Nghiêm, Chim


10
bằng và Nghé hoa của Bùi Việt Sỹ… Nhiều tác phẩm TTLS xuất sắc, có nhiều tìm tịi, cách tân trong
nghệ thuật ra đời, nhận được sự chú ý của đơng đảo các tầng lớp độc giả. Có những tác giả chuyên
tâm, chung thủy với TTLS và gặt hái không t thành tựu như Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh,
Nguyễn Thế Quang, Phùng Văn Khai,… Các tác phẩm gây được tiếng vang có thể kể đến: Bão táp
triều Trần (2003, 4 tập), Tám triều vua Lý (2010, 4 tập) của Hoàng Quốc Hải; Hồ Quý Ly (2000),
Mẫu thượng ngàn (2006), Đội gạo lên chùa (2011) của Nguyễn Xuân Khánh; Giàn thiêu (2003) của
V Thị Hảo, Nguyễn Du (2010), Thông reo ngàn Hống (2015) của Nguyễn Thế Quang,…
2.2.3. Thành tựu và các k uyn

ướng của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975

2.2.3.1. S phát triển vượt bậc của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975
TTLS Việt Nam sau 1975 nhanh chóng chiếm vị trí quan trọng trên văn đàn. Nhiều tác giả,
tác phẩm đã gây được tiếng vang trong dư luận. Đội ngũ tác giả TTLS không chỉ phát triển về số
lượng (khoảng hơn 80 tác giả so với gần 20 tác giả giai đoạn 1945-1975), mà còn đa dạng hơn về
thành phần tham gia sáng tác. Từ năm 1986 đến nay, TTLS luôn được đánh giá cao và đạt được
những giải thưởng quan trọng (Vằng vặc sao khuê của Hồng Cơng Khanh, Hồ Q Ly của Nguyễn
Xn Khánh, Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Bão táp Triều Trần của

Hồng Quốc Hải, Thơng reo Ngàn Hống của Nguyễn Thế Quang,…). Như vậy, sự phát triển về số
lượng, sự đa dạng trong chủ đề, cách tiếp cận lịch sử mới mẻ đã làm cho TTLS ngày càng có chỗ
đứng vững chắc trong bức tranh tiểu thuyết sau 1975.
2.2.3.2. Các khuynh hướng sáng tác chính của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975
Sự đa dạng, sự phân hóa của khuynh hướng sáng tác cũng là biểu hiện của sự tự do trong tư
tưởng và sự phát triển của văn học - nghệ thuật. Với TTLS sau 1975, có ba khuynh hướng sáng tác
chính: 1) Khuynh hướng sáng tạo trên cơ sở đồng hướng, thống nhất với chính sử, với tâm thức cộng
đồng; 2) Khuynh hướng sáng tạo trên cơ sở đối thoại, phản biện lại chính sử; 3) Khuynh hướng sáng
tạo trên cơ sở mượn lịch sử để đi sâu vào bi kịch, số phận cá nhân hoặc khám phá những vấn đề văn
hóa, phong tục. Tất nhiên, sự phân chia khuynh hướng như trên chỉ có tính chất tương đối và ranh
giới giữa chúng ở từng tác giả hay một số tác phẩm không phải lúc nào cũng r rệt.
2.3. Bước đầu nhận diện nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975
2.3.1. Nhân vật anh hùng - ì

tượng trung tâm của tiểu thuyết lịch sử Vi t Nam sau 1975

Trong chính sử, mối quan tâm đầu tiên của người viết là ghi chép sự kiện theo kiểu biên niên,
quan tâm đặc biệt đến các sự kiện gắn với sự hưng vong của các triều đại, vai trò của các vị vua
chúa. Các chiến cơng, thành tích của vĩ nhân, anh hùng chỉ có ý nghĩa khi góp phần củng cố các
triều đại hoặc góp phần vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước. Trong TTLS sau 1975, không phải sự
kiện mà con người, số phận của con người mới là mục tiêu của sự phản ánh. NVAH trở thành nhân
vật trung tâm của nhiều TTLS, xuất hiện xuyên suốt tuyến sự kiện, có ảnh hưởng chi phối các nhân
vật khác.


11
2.3.2. Những cảm hứng sáng tác chính chi phối việc xây dựng nhân vật anh hùng
2.3.2.1. Cảm hứng sử thi
Gắn với việc đề cao, ca ngợi người anh hùng là cảm hứng sử thi sâu đậm trong nhiều TTLS.
Cảm hứng sử thi được hiểu là những tình cảm, cảm xúc lớn lao hướng về cộng đồng, về nhân dân,

đất nước. Cảm hứng này thể hiện ở việc đề cao, ca ngợi vẻ đẹp của những con người ưu tú, tiêu biểu
của cộng đồng, ở giọng điệu, ngôn từ ngợi ca, hào sảng…
2.3.2.2. Cảm hứng thế s
TTLS Việt Nam sau 1975 hướng đến những vấn đề thế sự, đi vào khám phá, phát hiện cái tốt
- xấu, đúng - sai trong đời sống; đồng thời thể hiện sự chiêm nghiệm, suy tư về lẽ đời, tình đời.
Những nhân vật như Nguyễn Huệ (Sơng Cơn mùa lũ, Gió lửa), Lê Lợi (Đất trời, Hội thề), Nguyễn
Trãi (Oan khuất, Hội thề), Trần Khánh Dư (Sương mù tháng giêng, Trần Khánh Dư)… đều chứa
đựng những lắng sâu, chiêm nghiệm cuộc sống và con người trong những chiều k ch khác nhau, nhờ
đó trở nên sống động và mang một sức hút mới.
2.3.2.3. Cảm hứng đời tư
Cảm hứng đời tư gắn với việc nhà văn đưa NVAH về với những sinh hoạt thường nhật, miêu
tả họ như những con người bình thường. Cảm hứng thế sự, đời tư khơng hề tầm thường hóa người
anh hùng mà đặt họ vào trong những quan hệ đời sống, soi chiếu họ trong tư cách con người bình
thường. Ở đó, hình tượng người anh hùng trở nên “thực” hơn và vì vậy cũng làm cho tác phẩm trở
nên hấp dẫn hơn.
Tiểu kết chƣơng 2
TTLS Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay vận động, phát triển qua ba giai đoạn: Từ đầu thế
kỷ XX đến 1945, từ 1945 đến 1975 và từ 1975 đến nay. Ở giai đoạn thứ nhất, TTLS tuy chưa có
nhiều tác phẩm đặc sắc nhưng nội dung khá phong phú, đa dạng, bước đầu phân hóa theo những
hướng khác nhau. TTLS giai đoạn này chủ yếu phản ánh những sự kiện quan trọng trong lịch sử dân
tộc, đặc biệt là các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc; ca ngợi những bậc vua
chúa, những người anh hùng có cơng lớn trong sự nghiệp chống giặc, giữ nước. TTLS cũng quan
tâm thể hiện những buổi hồn hơn, những triều đại loạn lạc với cái nhìn hiện thực, tinh thần phê phán
sâu sắc. Cũng như văn xuôi giai đoạn này, TTLS từ đầu thế kỷ XX đến 1945 được hiện đại hóa một
cách nhanh chóng, thể hiện những bước tiến lớn về phía hiện đại trong nghệ thuật trần thuật, giọng
điệu, ngôn từ. Trong giai đoạn từ 1945 - 1975, TTLS mang đậm cảm hứng sử thi, tập trung ca ngợi
những chiến công oanh liệt của cha ông trong quá khứ, góp phần động viên, giáo dục truyền thống
yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện tinh thần “Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận”. Bên
cạnh hình ảnh cao đẹp của các bậc anh hùng, hào kiệt, TTLS giai đoạn này đã khắc họa hình ảnh
nhân dân, nâng họ lên thành biểu tượng cho vẻ đẹp về sức mạnh và niềm tin chiến thắng. Nhìn

chung, tuy có những thành công nhất định, nhưng về cơ bản, TTLS giai đoạn này vẫn chưa có được
những vượt thốt, bứt phá mạnh mẽ. Phải từ sau 1975, đặc biệt là sau 1986, TTLS mới phát triển sôi


12
động, với nhiều thành tựu nổi bật, phân hóa thành nhiều xu hướng, trở thành một bộ phận quan trọng
không thể thiếu của văn xi nói chung, tiểu thuyết nói riêng. Cái nhìn đối với lịch sử, đối với người
anh hùng trở nên đa chiều và giàu sức gợi mở.
Chƣơng 3
LOẠI HÌNH NHÂN VẬT ANH HÙNG
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU 1975
3.1. Nhìn chung về loại hình nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975
3.1.1. Nhân vật anh hùng nhìn từ vai trị, chứ

ă

ủa nhân vật trong tiểu thuyết

Có nhiều cách phân chia loại hình nhân vật. Dựa trên vai trị của nhân vật trong tiểu
thuyết, có thể phân chia thành nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Ở chương trên,
chúng tơi đã làm rõ vai trị là nhân vật chính, nhân vật trung tâm của nhiều NVAH trong TTLS
Việt Nam sau 1975. Tuy nhiên trong các TTLS Việt Nam sau 1975, các tác giả cũng chú ý đến
vai trò của các NVAH là nhân vật phụ, họ góp phần không nhỏ trong việc thể hiện tư tưởng, chủ
đề của các tiểu thuyết.
NVAH là nhân vật phụ trong TTLS Việt Nam có thể có tên tuổi hoặc khơng tên. Đó là những
ông X , ông V , bà Triệu, cô Ch , cu Trầm, chú Cửu, những người dân tham gia kháng chiến trong
tiểu thuyết của Phan Bội Châu, hay những người dân trong TTLS của Hà Ân, Nguyễn Huy Tưởng…
Trong TTLS sau 1975, rất nhiều tác phẩm như Thiệu Bảo Bình Nguyên của Hồng Thái, Bão táp triều
Trần của Hoàng Quốc Hải, Nhất thống sơn hà của Vũ Thanh… xây dựng thành cơng hình tượng
những người anh hùng với vai trò là nhân vật phụ như Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, các

tướng lĩnh của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, cư dân của vùng đất Thiên Mạc dũng cảm cùng vua tôi nhà
Trần chống quân Nguyên trong các truyện của Hà Ân, hay người dân Bình Định, Phú Xuân trong
Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác… Điểm chung của các nhân vật này đều có tinh thần yêu
nước, dũng cảm, ý ch chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.
3.1.2. Nhân vật anh hùng nhìn từ cơng lao, sự nghiệp của n ười anh hùng
3.1.2.1. Nhân vật anh hùng d ng nước
Những NVAH này thường xuất hiện vào những thời điểm đặc biệt của lịch sử dân tộc, khi
sơn hà lâm nguy hay triều chính mục ruỗng, dân chúng lầm than. NVAH xuất hiện để cứu nước, an
dân. Khi đất nước thanh bình, họ lại gánh vác trọng trách làm sao để dân giàu, nước mạnh, trong
nước “không cịn tiếng hờn giận, ốn sầu”. Đó là Lý Cơng Uẩn (Tám triều vua Lý - Hồng Quốc
Hải), Lý Bí (Nam Đế vạn xuân -Phùng Văn Khai), Nguyễn Hoàng (Minh Sư - Thái Bá Lợi), Trần
Thủ Độ (Bão táp triều Trần - Hoàng Quốc Hải, Trần Thủ Độ - Trần Thanh Cảnh), Nguyễn Huệ
(Sông Côn mùa lũ - Nguyễn Mộng Giác),…


13
Một điều đặc biệt trong TTLS Việt Nam sau 1975 là rất nhiều anh hùng trận mạc, có cơng lao lớn
trong chiến trận, bảo vệ đất nước lại đồng thời là những người có tầm nhìn xa rộng, tâm huyết với sự phát
triển vững bền, phồn thịnh của dân tộc. Như vậy, giữ nước phải luôn đi đôi với dựng nước. Đó là Lý Bí
(Nam Đế vạn xn - Phùng Văn Khai), Trần Hưng Đạo (Bão táp triều Trần - Hoàng Quốc Hải),
Nguyễn Trãi (Hội thề - Nguyễn Quang Thân), Quang Trung Nguyễn Huệ (Sông Côn mùa lũ - Nguyễn
Mộng Giác)…
3.1.2.2. Nhân vật anh hùng giữ nước
Là một dân tộc phải luôn phải đương đầu với những kẻ thù hùng mạnh, người anh hùng xuất
hiện nhiều nhất, được nhân dân ngưỡng mộ, tôn thờ trước hết là những người anh hùng có cơng
chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Họ là những người luôn tỏ rõ bản lĩnh, tài tr , đặc biệt là sẵn sàng
xả thân vì sự nghiệp cứu nước, an dân. Họ thường xuất hiện khi Tổ quốc lâm nguy, đất nước bị xâm
lăng. Họ đóng vai trò là người thủ lĩnh, đứng lên tập hợp nhân dân để chống lại kẻ thù, bảo vệ nền
độc lập. Đó là Ngơ Quyền (Ngơ Vương - Phùng Văn Khai), Bà Triệu (Bà Triệu - Hàn Thế Dũng), Lê
Lợi (Lê Lợi - Hàn Thế Dũng), Trần Hưng Đạo (Bão táp triều Trần - Hoàng Quốc Hải, Đức Thánh

Trần - Trần Thanh Cảnh), Nguyễn Tất Thành (Búp sen xanh, Bông sen vàng - Sơn Tùng),… Lịch sử
dân tộc Việt Nam ta là lịch sử liên tục phải chống ngoại xâm, vì thế hình tượng người anh hùng xơng
pha trận mạc, ngồi trên mình ngựa, trên voi chiến, “áo bào sạm khói súng” ln ln là hình tượng
đẹp trong tâm thức cộng đồng và cũng rất đẹp khi đi vào các TTLS Việt Nam sau 1975.
3.1.2.3. Nhân vật anh hùng đồng thời là danh nhân văn hóa
Trong TTLS Việt Nam sau 1975, có những hình tượng anh hùng vừa là người giữ nước, dựng
nước vừa là biểu tượng kết tinh những tinh hoa văn hóa dân tộc. Có rất nhiều anh hùng dân tộc đã
vượt qua cái nhìn chật hẹp của thời đại, thể hiện những tư tưởng tiến bộ, t ch cực, biết đề cao và phát
triển những giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại. Trong số các anh hùng được nhà TTLS xây
dựng theo hướng này, đáng chú ý hơn cả là Nguyễn Trãi (Đất trời - Nam Giao, Vạn xuân của
Yveline Féray); Trần Nhân Tông (Bão táp triều Trần - Hoàng Quốc Hải); Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh (Cha và con - Hồ Phương, Khúc hát những dịng sơng - Nguyễn Thế Quang, Búp sen xanh,
Bơng sen vàng - Sơn Tùng, Mặt trời Pác Bó, Giải phóng - Hồng Quảng Un)…
3.1.3. Nhân vật anh hùng nhìn từ lý thuyết diễn ngơn
Từ những năm sáu mươi của thế kỉ XX, nghiên cứu diễn ngơn (hay cịn gọi là phân tích diễn
ngơn) trở thành một trào lưu khoa học phát triển rầm rộ ở châu Âu và diễn ngôn trở thành một khái
niệm trung tâm, được lưu hành rộng rãi trong khoa học xã hội và nhân văn. Với các nghiên cứu của
M. Foucault, J. Derrida, R. Barthes…, diễn ngôn lại xuất hiện với những hàm nghĩa mới, và hiện
nay, nó được nhìn nhận theo những hướng tiếp cận khác nhau. Xem xét các TTLS dưới lý thuyết
diễn ngơn, có thể nhận thấy mỗi tác phẩm, mỗi NVAH là một quan niệm, là một phát ngôn của nhà
văn, gắn với chủ thể, nội dung, mục đ ch, môi trường phát ngôn. Lịch sử đã diễn ra theo một con


14
đường, đã được ghi lại trong sử sách. Nhưng cách diễn giải về nó, suy ngẫm về nó thì ln luôn tồn
tại những khác biệt.
Xem xét các TTLS như các diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết, chúng tôi muốn đi sâu vào ba
kiểu loại NVAH trong TTLS Việt Nam sau 1975, dựa trên quan điểm của lý thuyết diễn ngôn: 1.
Loại NVAH xây d ng theo xu hướng đồng hướng với chính sử; 2. Loại NVAH xây d ng theo xu
hướng bổ khuyết, đối thoại với chính sử; 3. Loại NVAH xây d ng theo xu hướng mượn lịch sử để đào

sâu, khám phá con người cá nhân, đời tư. Tất nhiên, sự phân chia này chỉ là tương đối, nhằm phân
loại để nghiên cứu, còn trên thực tế ở thế giới NVAH thường có sự kết hợp, đan xen sinh động. Sự
giao thoa này không chỉ thể hiện trong sáng tác của một nhà văn mà cả trong một NVAH nào đó.
3.2. Loại nhân vật anh hùng xây dựng theo xu hƣớng đồng hƣớng với chính sử
3.2.1. Khẳn

ịnh vai trò của n ười anh hùng trong nhữn bước ngoặt lịch sử

Trong ch nh sử, trong tâm thức cộng đồng, người anh hùng luôn là những vĩ nhân xuất hiện
đúng lúc, ở những thời điểm gian nguy của đất nước. Họ là những con người “thay trời hành đạo”,
gánh vác trọng trách nặng nề trước trăm họ. Cuộc đời họ gắn liền với các quyết định sáng suốt, các
chiến công hiển hách, giữ vững nền độc lập dân tộc, đem lại yên ổn cho nhân dân, thúc đẩy lịch sử
tiến về ph a trước. Ở các nhân vật này đã có sự gặp gỡ giữa ch nh sử, tâm thức cộng đồng và cái
nhìn của nhà văn. NVAH được sáng tạo theo xu hướng đồng hướng với ch nh sử có thể kể đến Bà
Triệu trong tác phẩm cùng tên của Hàn Thế Dũng, Đinh Bộ Lĩnh trong Mười hai sứ quân của Vũ Ngọc
Đĩnh, Ngô Quyền trong Ngô Vương của Phùng Văn Khai, Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt trong Tám
triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Huệ trong Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh…
Nói “đồng hướng với ch nh sử” trước hết là nói ở quan điểm, cách nhìn, sau đó là bút pháp thể hiện
nhân vật. “Đồng hướng” cũng không bao giờ là sự lặp lại, sao chép giản đơn.
3.2.2. Đề cao trí tuệ, tài năn của n ười anh hùng
Một trong những phẩm chất của người anh hùng trong TTLS được đề cao là tư chất thông
minh và sự vượt trội về tr tuệ, tài năng (Trần Quốc Tuấn trong Bão táp triều Trần của Hồng Quốc
Hải, Trần Nhân Tơng trong Thiệu Bảo bình Nguyên của Hồng Thái, Quang Trung Nguyễn Huệ trong
Hoàng đến Quang Trung của Nguyễn Thu Hiền, Nguyễn Huệ trong Tây Sơn bi hùng truyện của Lê
Đình Danh…). Tài năng của người anh hùng được thể hiện ở khả năng quân sự và ch nh trị hơn
người. Tài năng quân s của NVAH trong TTLS được bộc lộ cụ thể qua tài cầm quân, điều binh
khiển tướng, phán đoán thế giặc, vạch ra kế sách đánh giặc để giành toàn thắng. Làm nên phẩm chất
của một thiên tài qn sự kiệt xuất, người anh hùng khơng chỉ có tài cầm quân xuất chúng mà còn
giỏi trong việc phát hiện và trọng dụng nhân tài (Nguyễn Huệ trong Tây Sơn bi hùng truyện, Nhất
thống sơn hà; Trần Quốc Tuấn trong Bão táp triều Trần, Đức Thánh Trần…). Bên cạnh tài năng

quân sự, nhân vật anh hùng trong TTLS Việt Nam sau 1975 cũng được tô đậm ở nhãn quan chính
trị. Người anh hùng là người biết giương cao ngọn cờ “tướng sĩ một lòng phụ tử - hòa nước sơng
chén rượu ngọt ngào” (Bình Ngơ đại cáo). Tài năng ch nh trị của người anh hùng được thể hiện ở


15
khả năng an dân và huy động được sức dân, có cái nhìn tiến bộ về mối quan hệ giữa dân và nước
(Ngô Quyền trong Ngô Vương, Trần Quốc Tuấn trong Bão táp triều Trần…). Tài năng ch nh trị của
các NVAH còn được thể hiện qua nghệ thuật ngoại giao, biết mình biết người, biết kết hợp đánh
bằng quân sự và đánh vào lòng người (Nguyễn Huệ trong Nhất thống sơn hà, Nguyễn Trãi trong Hội
thề, Đất trời, …)
3.2.3. Đề cao ý chí, bản lĩn của n ười anh hùng
NVAH cịn được tơ đậm ở bản lĩnh kiên cường, mạnh mẽ trong cá t nh, chủ động, quyết đoán
trong suy nghĩ và hành động (Ngô Quyền trong Ngô Vương của Phùng Văn Khai, Trần Thủ Độ
trong Bão táp triều Trần…). Bản lĩnh của người anh hùng còn được thể hiện ở ý ch , nghị lực phi
thường để vượt qua bi kịch cá nhân, bi kịch gia đình (Nguyễn Trãi trong Hội thề, Đất trời, Nguyễn
Huệ trong Sông Côn mùa lũ, Nguyễn Tất Thành trong Búp sen xanh…). Tóm lại, nhiều NVAH như
Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ… trong các TTLS đã được xây
dựng trên cái nhìn khá trung thành với ch nh sử, với tâm thức cộng đồng. Bối cảnh lịch sử, các sự
kiện lớn, vẻ đẹp, phẩm chất, đóng góp của các anh hùng luôn được đề cao, trân trọng. Đây ch nh là
cơ sở để các nhà văn mở rộng trường nhìn, phát huy tưởng tượng, biến những anh hùng khơ khan
trong các trang sử thành những hình tượng sinh động, hấp dẫn trong tiểu thuyết.
3.3. Loại nhân vật anh hùng xây dựng theo xu hƣớng bổ khuyết, đối thoại với chính sử
3.3.1. Đối thoại ể khẳn

ịnh, minh oan, chiêu tuyết

Mỗi nhà văn khi lựa chọn đề tài về lịch sử, viết về nhân vật lịch sử đều chọn cho mình một
cách thức để đối thoại với lịch sử và với hiện tại. Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết lịch là một kênh để
nhà văn truyền tải một thông điệp nào đó. Và rất nhiều vấn đề của hiện tại thì cũng là những vấn đề

mà cha ông cũng đã từng đối diện, từng trăn trở. Và từ cách nhìn của hiện tại, nhiều cây bút TTLS
đã lên tiếng bổ sung, thậm ch minh oan cho nhiều người anh hùng đã bị ch nh sử đương thời đánh
giá thiếu khách quan, cơng bằng. Đó là nhân vật Trần Thủ Độ trong tiểu thuyết Bão táp triều Trần
của Hoàng Quốc Hải, Trần Thủ Độ trong tiểu thuyết cùng tên của Trần Thanh Cảnh, Hồ Quý Ly
trong tiểu thuyết cùng tên của Nguyễn Xuân Khánh,… Các nhân vật trên đã được nhìn nhận lại
trong cái nhìn khách quan, cơng bằng giữa cơng và tội, giữa yêu cầu, đòi hỏi của lịch sử và khả
năng đáp ứng của hoàn cảnh…
3.3.2. Đối thoại với cách nhìn cá biệt, trái n ược với lịch sử
Trong xu hướng “văn chương hóa lịch sử”, nhân danh quyền sáng tạo, một số nhà văn đã
mạo hiểm chọn cách đưa ra những kiến giải riêng, trái ngược với cách nhìn của ch nh sử, của số
đông cộng đồng. Tất nhiên, với những hiện tượng này, cũng nên có những đánh giá, nhìn nhận
đúng mức. Có người muốn tạo ra cách thể nghiệm mới, nhưng chưa đưa lại hiệu quả cả về tư tưởng
và nghệ thuật. Có người có dụng ý xét lại lịch sử, hạ bệ người anh hùng. Cũng có thể ở đây, các
nhà văn muốn chống lại thói quen, lối nghĩ sáo mòn về nhân vật lịch sử trong sáng tạo nghệ thuật.
Nhưng với các TTLS, điều này là không dễ. Sự nỗ lực làm mới, làm khác trong việc xử l chất liệu


16
lịch sử là điều đáng ghi nhận, song đôi khi “sự tùy tiện”, “phóng tay quá đà” đã khiến nhiều nhân
vật lịch sử t nhiều bị méo mó, t nh chân thực, giá trị nhân văn bị suy giảm, mà đó là điều khó được
bạn đọc chấp nhận.
3.4. Loại nhân vật anh hùng xây dựng theo xu hƣớng mƣợn lịch sử để đào sâu, khám
phá con ngƣời cá nhân, đời tƣ
3.4.1. Quan tâm thể hiện nhữn nét ời t ường, gần ũi
Đọc các tác phẩm TTLS Việt Nam sau 1975, chúng ta thấy phẩm chất đời thường của người
anh hùng hiện lên trong những mối quan hệ với người thân, gia đình, trong tình bạn, tình yêu… Bên
cạnh người anh hùng với những chiến công lưu danh sử sách, chúng ta cịn thấy hình ảnh những con
người bình thường, gần gũi, bình dị, cũng có tình u nam nữ, cũng có những khuyết điểm, sai lầm,
bi kịch… Rất nhiều tác phẩm đã thể hiện thành cơng hình tượng NVAH ở những khía cạnh này như
trong Hội thề - Nguyễn Quang Thân, Đất trời - Nam Giao, Đức Thánh Trần - Trần Thanh Cảnh,

Sông Côn mùa lũ - Nguyễn Mộng Giác, Búp sen xanh - Sơn Tùng,…
3.4.2. Bổ sun , làm rõ ời sống bản năn
Đối với con người, khát khao bản năng, trong đó có bản năng t nh dục là một vấn đề hiện hữu
tất yếu. Trong khi văn hóa phương Tây sớm xem nhu cầu này là một giá trị nhân bản, đáng coi trọng
thì phương Đơng từ xưa vẫn coi đây là điều cấm kị. Khi làn gió đổi mới thổi tới, sự nhận thức về lịch
sử, về con người đã có những thay đổi, cách nhìn về t nh dục cũng cởi mở hơn nhiều. Các nhà TTLS
đương đại đã chú ý đến điều này và thể hiện nó sinh động trong nhiều tác phẩm (Gió lửa - Nam
Giao, Hội thề - Nguyễn Quang Thân, Đức Thánh Trần, Trần Thủ Độ - Trần Thanh Cảnh, Trần
Khánh Dư - Lưu Sơn Minh…). NVAH qua những trang văn của Trần Thanh Cảnh, Nguyễn Quang
Thân, Bùi Việt Sỹ, Nam Giao, ng Triều… khơng chỉ có trí tuệ, tài năng, phẩm chất hơn người mà
cịn rất tình, rất “đời” trong cuộc sống riêng tư, đặc biệt là những cảm xúc tình u, rung động bản
năng mãnh liệt.
3.4.3. Tơ ậm p ươn diện bi kịch của nhân vật
NVAH còn được nhiều nhà văn miêu tả ở phương diện bi kịch. Họ không phải lúc nào cũng
mang ánh hào quang của những chiến cơng lẫy lừng cùng những tiếng hị reo của quần chúng. Nhiều
người trong họ đã rơi vào những éo le, đau xót: Số phận nguy hiểm, bấp bênh của con người thời
loạn, sự đố kỵ, ghen ghét của người đời, sự đơn độc trong hành trình thực hiện khát vọng…Trong
nhiều trang TTLS, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Trần Thủ Độ, Nguyễn Huệ... đều là những anh hùng cô
đơn, đi trước thời đại. Trần Thủ Độ phải hy sinh tình yêu cá nhân vì dịng họ, vì đất nước; Nguyễn
Trãi muốn thực thi lý tưởng nhưng bị dèm pha, bôi nhọ; Lê Lợi đau khổ vì khơng được sống là ch nh
mình, ln phải “đeo mặt nạ” của người tướng lĩnh, người đứng đầu; Nguyễn Huệ phải đấu tranh,
chống lại Nguyễn Nhạc để hồn thành nghiệp lớn… Nhờ quan tâm, tơ đậm con người cá nhân, đời tư
của NVAH, các nhà tiểu thuyết đã chuyển mối quan tâm từ phản ánh sự kiện, con người của lịch sử


17
sang khám phá số phận con người trong dòng chảy lịch sử. Đây cũng là biểu hiện của cái nhìn hiện
thực, đậm t nh nhân bản về người anh hùng.
Tiểu kết chƣơng 3
Tuy còn một số hạn chế nhất định, nhưng nhìn chung TTLS Việt Nam sau 1975 đã xây dựng

thành công một thế giới NVAH phong phú, đa dạng, vừa có nhiều mặt đồng hướng với ch nh sử, với
tâm thức cộng đồng, đồng thời cũng có nhiều sáng tạo, cách tân mới mẻ, góp phần làm phong phú
hơn nhận thức của người đọc về người anh hùng. Việc nhận diện loại hình nhân vật anh hùng là cần
thiết, điều này sẽ làm r hơn quan niệm, cảm hứng, bút pháp thể hiện đa dạng của các nhà văn. Có
nhiều cách phân loại thế giới NVAH trong tiểu thuyết. Dựa trên lý thuyết diễn ngôn, xem TTLS
trước hết như các diễn ngôn về lịch sử của nhà văn, chúng tôi đi sâu khảo sát 3 kiểu loại nhân vật nổi
bật: 1. Loại NVAH xây dựng theo xu hướng đồng hướng với ch nh sử; 2. Loại NVAH xây dựng theo
xu hướng bổ khuyết, đối thoại với ch nh sử; 3. Loại NVAH xây dựng theo xu hướng mượn lịch sử để
đào sâu, khám phá con người cá nhân, đời tư. Tất nhiên, ba xu hướng này không phải lúc nào cũng r
ràng mà có sự kết hợp, đan xen sinh động trong thế giới NVAH của các nhà văn. Ba xu hướng sáng
tạo này thể hiện sự đa dạng, phong phú của thế giới NVAH, đồng thời cũng là biểu hiện sự phân hóa
sinh động của TTLS Việt Nam sau 1975.
Chƣơng 4
PHƢƠNG THỨC XÂY DỰNG NHÂN VẬT ANH HÙNG
TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM SAU 1975
4.1. Đặt nhân vật anh hùng vào những tình huống gay cấn, căng thẳng
4.1.1. Tình huốn

ất nước gian nguy, thù trong giặc ngồi

Để xây dựng NVAH, các cây bút TTLS đã quan tâm xây dựng nhiều tình huống độc đáo, ấn
tượng, gay cấn, đó là tình huống đất nước gian nguy, thù trong giặc ngồi, tình huống cận kề cái
chết, tình huống lựa chọn nghiệt ngã… Đó là Ngơ Quyền trong Ngơ Vương - Phùng Văn Khai,
được nhà văn đặt vào bối cảnh đất nước bên trong có kẻ loạn thần, rước voi giày mả tổ, bên ngồi
thì kẻ thù Nam Hán lăm le bờ c i; nhân vật Đinh Bộ Lĩnh trong Đinh Tiên Hoàng - Vũ Xuân Tửu;
nhân vật Trần Thủ Độ trong Bão táp triều Trần, được đặt vào tình huống đất nước rối ren, triều đại
mới hưng thịnh thì kẻ thù lăm le dịm ngó…
4.1.2. Tình huống cận kề cái chết
NVAH trong TTLS Việt Nam sau 1975 nhiều khi cịn được đặt vào tình huống cận kề cái
chết. Khi rơi vào ranh giới giữa sinh - tử, phẩm chất của người anh hùng càng được thể hiện sâu sắc

và nổi bật. Đó là Lý Thường Kiệt (Tám triều vua Lý - Hoàng Quốc Hải), Trần Quốc Toản (Trần
Quốc Toản - Lưu Sơn Minh), Trần Quốc Tuấn (Đức Thánh Trần - Trần Thanh Cảnh), nhóm thám
báo An Nam (Thiệu Bảo Bình Nguyên - Hồng Thái),…


18
4.1.3. Tình huống lựa chọn nghiệt ngã
Dưới ngịi bút của các nhà văn, nhiều NVAH được đặt trong những tình huống lựa chọn
nghiệt ngã. Lý Thường Kiệt trong Tám triều vua Lý phải đứng trước sự lựa chọn đầy thử thách, một
bên là nghĩa vua tơi, một bên là tình vợ chồng; Trong Hội thề, Lê Lợi buộc phải hy sinh hoàng hậu
Ngọc Trần cho lễ tế thần. An Tư trong Thăng Long nổi giận, Hoàng Quốc Hải đặt An Tư vào tình
huống buộc phải lựa chọn: hoặc giữ trọn tình u hoặc đem thân vào chốn ơ nhục để cứu vãn tình thế
đất nước. Trong Sơng Cơn mùa lũ, nhân vật Nguyễn Huệ bị đặt vào tình huống buộc phải lựa chọn:
vì tình thân, giữ đạo hịa hiếu hay vì trăm họ, vì khát vọng thống nhất non sơng. Đặt NVAH vào tình
huống gay cấn, căng thẳng là một cách thức để khẳng định bản lĩnh, ý ch của người anh hùng. Tất
nhiên, từ các sự kiện đã được chính sử ghi chép lại, các nhà văn đã sáng tạo ra các tình huống hấp
dẫn, mang t nh điển hình, và đây cũng là những trang hay nhất đề cao, khẳng định vẻ đẹp, tầm vóc
của các anh hùng dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
4.2. Kết hợp hài hoà nhiều thủ pháp nghệ thuật để xây dựng nhân vật anh hùng
4.2.1. Miêu tả n ười anh hùng qua chân dung, ngoại hình
Nhiều cây bút TTLS sau 1975 cũng chú trọng miêu tả ngoại hình NVAH, nhưng chú ý kết
hợp “nét người” và “nét thần”. Có nhiều trang miêu tả chân dung NVAH thành công như: Ngô
Vương của Phùng Văn Khai, Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh, Thiệu Bảo Bình Nguyên của
Hồng Thái, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh, Nhất thống sơn hà của Vũ Thanh,… Bằng
nghệ thuật tạo hình đặc sắc, các tác giả TTLS Việt Nam sau 1975 đã dựng nên nhiều chân dung nhân
vật lịch sử sinh động. Các chân dung khơng chỉ được thể hiện ở góc nhìn sử thi, thể hiện nét khác
thường mà còn ở cả ph a đời thường của người anh hùng, khiến họ đến với người đọc vừa là những
vĩ nhân, vừa là những con người gần gũi, thân quen.
4.2.2. Miêu tả n ười anh hùng qua lời nói, àn


ộng

Miêu tả nhân vật thơng qua lời nói, hành động là thủ pháp quen thuộc trong văn xuôi từ thời
trung đại. Trong văn xuôi hiện đại, thủ pháp này vẫn được phát huy trên một tinh thần mới, phù hợp
với khuynh hướng sáng tác, bút pháp của nhà văn. Các nhà TTLS sau 1975 đã khá thành cơng khi sử
dụng thủ pháp này. Có thể đến một số tác phẩm như: Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Bão táp triều
Trần của Hoàng Quốc Hải, Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn
Mộng Giác,…
4.2.3. Chú trọng khắc họa nội tâm nhân vật anh hùng
Sau 1975, trong xu thế đổi mới của văn xuôi, các nhà TTLS đã nhận ra sự cần thiết và sức hút
của thế giới nội tâm con người, nơi mà khả năng hư cấu, tưởng tượng của ngòi bút được chắp cánh.
Thế giới nội tâm ấy hiện lên qua nhiều thủ pháp: miêu tả thiên nhiên để thể hiện tâm trạng, trực tiếp
miêu tả thế giới nội tâm, sử dụng độc thoại nội tâm.
Thế giới nội tâm NVAH trước hết được thể hiện gián tiếp qua miêu tả bức tranh thiên nhiên.
Trong TTLS Việt Nam sau 1975, không gian thiên nhiên xuất hiện nhiều trong sáng tác của Nguyễn


19
Thế Quang, Thái Bá Lợi, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Mộng Giác, Sơn
Tùng... Khắc hoạ thế giới nội tâm NVAH qua phương thức độc thoại là một thủ pháp nghệ thuật
quan trọng của tiểu thuyết hiện đại. Phương thức độc thoại là thủ pháp không thể thiếu vắng trong
việc khám phá thế giới bên trong con người. Độc thoại nội tâm là “tiếng lòng” sâu lắng và chân
thực nhất của của nhân vật. Họ tự “đối thoại”, “chất vấn” ch nh mình. Bằng cách này, nhà văn có
thể dễ dàng để cho nhân vật tự phô bày những phẩm chất rất riêng của mình mà nhiều khi ngịi bút
miêu tả bất lực.
Đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật là một hướng khai thác mới cho TTLS Việt Nam sau
1975. Hướng khai thác này đã đem đến chiều sâu trong việc thể hiện phẩm chất, t nh cách người anh
hùng. Đặt điểm nhìn vào thế giới bên trong nhân vật, để cho nhân vật tự nói bằng tiếng nói của mình,
tự suy tư, trăn trở, cật vấn, phán xét và tự bạch lương tâm, một lần nữa, các nhà văn đã làm sống dậy
một cách sinh động chân dung những con người vừa là những vĩ nhân, đồng thời cũng là những con

người bình thường, với nhiều sai lầm, đau khổ, bi kịch.
4.3. Luân chuyển điểm nhìn và tổ chức giọng điệu trong xây dựng nhân vật anh hùng
4.3.1. Kết hợp linh hoạt nhiều iểm nhìn
4.3.1.1. Điểm nhìn khách quan
Trong một số tiểu TTLS giai đoạn này, điểm nhìn khách quan vẫn chiếm ưu thế. Với điểm
nhìn này, người kể chuyện có thể bao qt tồn bộ các sự kiện, biến cố trong lịch sử, cũng như khắc
họa NVAH thơng qua ngoại hình, hành vi, ngơn ngữ. Nhìn chung, với điểm nhìn khách quan, nhà
văn có thể phát huy được khả năng bao quát hiện thực lịch sử trên bề rộng, với nhiều sự kiện, con
người, song bị hạn chế trong việc đi sâu khắc họa tâm lý, nội tâm nhân vật. Điểm nhìn khách quan
giúp nhà văn miêu tả sự kiện, tình tiết, nhân vật một cách trung t nh, dễ dàng được chấp nhận của số
đơng độc giả. Điểm nhìn khách quan cũng thường gần gũi với điểm nhìn của ch nh sử, của tâm thức
cộng đồng, tạo cảm giác về sự chân thực của lịch sử. Vì thế, nhiều tiểu thuyết lịch sử sau 1975 như
Tám triều vua Lý, Bão táp triều trần của Hồng Quốc Hải, Sơng Cơn mùa lũ của Nguyễn Mộng
Giác, Nguyễn Du và Thông reo ngàn Hống của Nguyễn Thế Quang, Búp sen xanh của Sơn Tùng…
đã sử dụng phổ biến và thành cơng điểm nhìn này.
4.3.1.2. Điểm nhìn chủ quan
Với nhu cầu khám phá cuộc sống từ nhiều phía, TTLS từ sau 1975 đã khước từ cách trần thuật từ
một điểm nhìn duy nhất. Thay vào đó là sự đa dạng hố điểm nhìn trần thuật, chú ý điểm nhìn bên trong.
Nhờ thay đổi điểm nhìn trần thuật mà tác giả dễ dàng “thâm nhập” vào thế giới nội tâm nhân vật để
bóc tách, mổ xẻ, tạo ra những nhân vật có đời sống nội tâm phong phú. Những tác phẩm tiêu biểu
khai thác thành công thế giới bên trong con người có thể kể đến là Sơng Cơn mùa lũ của Nguyễn
Mộng Giác, Gió lửa của Nam Dao, Hội thề của Nguyễn Quang Thân… Điểm nhìn chủ quan tạo điều
kiện giúp nhà văn đi sâu vào thế giới tâm hồn nhân vật, khắc họa những đau đớn, bi kịch, những
giằng xé phức tạp, góp phần lột tả chiều sâu của nhân cách.


20
4.3.1.3. Kết hợp, luân chuyển điểm nhìn
Trong nhiều TTLS Việt Nam sau 1975, khi miêu tả NVAH, các nhà văn thường chú ý kết
hợp linh hoạt nhiều điểm nhìn. Điểm nhìn trần thuật ln dịch chuyển giữa khách quan và chủ quan,

giữa người kể chuyện và nhân vật, giữa các nhân vật với nhau. Các tác phẩm thể hiện rõ sự dịch
chuyển điểm nhìn trần thuật linh hoạt là Đất trời của Nam Dao, Hội thề của Nguyễn Quang Thân,
Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác… Xây dựng NVAH từ nhiều điểm nhìn là một bằng chứng
cho thấy những nỗ lực của các nhà văn trong việc cách tân TTLS Việt Nam sau 1975.
4.3.2. Kết hợp linh hoạt nhiều giọn

iệu

4.3.2.1. Giọng ngợi ca, hào sảng
Giọng ngợi ca, hào sảng ch nh là sự tiếp nối truyền thống sử thi trong miêu tả người anh hùng
trong TTLS giai đoạn 1945 – 1975. Giọng điệu này đã góp phần tạo dựng hình tượng người anh
hùng trong tiểu thuyết lịch sử sau 1975 hiện lên như những con người tuyệt đẹp, những biểu tượng
về ý ch , tinh thần, tr tuệ con người Việt Nam trong trường kỳ lịch sử.
4.3.2.2. Giọng trữ tình, đằm thắm
Các nhà văn thường sử dụng giọng điệu trữ tình trong tiểu thuyết để miêu tả thiên nhiên, tình
yêu hay những xúc động nội tâm khi xây dựng nhân vật anh hùng. Trong TTLS sau 1975, giọng điệu
trữ tình như những gam màu xanh dịu mát đan xen vào gam đỏ hào hùng của chiến công, chiến trận.
Đặc biệt, những bức tranh thiên nhiên mang đậm tâm trạng nhân vật, những rung động của tình yêu,
tình người, những xúc động nội tâm đã được khắc họa r nét nhờ sắc giọng này (Búp sen xanh của
Sơn Tùng, Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh…).
4.3.2.3. Giọng triết lý - chiêm nghiệm
Với xu thế dân chủ, soi xét lại các giá trị và đi tìm kiếm các giá trị mới, TTLS sau 1975 có sự
gia tăng chất triết l , chiêm nghiệm. Giọng điệu này lên ngôi khi nhà văn muốn đối thoại, chất vấn
lịch sử, rút ra các bài học từ lịch sử để soi chiếu cho hiện tại. Giọng triết lý - chiêm nghiệm thể hiện
trong những suy tư của tác giả, của nhân vật anh hùng về vận mệnh, tương lai của đất nước, về
những bài học cần rút ra, những dự định khơng thể thực hiện, về nhân tình, thế thái… (Lê Lợi trong
Hội thề, Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ, Nguyễn Trãi trong Đất trời và Hội thề…)…
Ngoài các sắc giọng chủ yếu trên, các nhà văn còn sử dụng một số giọng khác như giọng
khách quan trung t nh, giọng hồi niệm, xót xa, giọng hài hước, humor…
4.4. Kết hợp sử dụng nhiều lớp ngôn từ trong xây dựng nhân vật anh hùng

4.4.1. Lớp ngôn từ cổ xưa, ậm chất lịch sử
NVAH trong TTLS Việt Nam sau 1975 phần lớn đều là những nhân vật có thật, sống cách
chúng ta một khoảng thời gian dài. Một lớp bụi thời gian đã phủ lên các sự kiện. Để phục dựng lại
chân dung con người của một thời kì đã qua là điều khơng hề dễ. Nhà văn ngồi việc nắm vững kiến
thức lịch sử còn phải khảo cứu khơng gian văn hóa, nghi thức giao tiếp, trang phục, ngơn ngữ… Các
tác phẩm như: Bão táp triều Trần (Hồng Quốc Hải), Hồ Quý Ly (Nguyễn Xuân Khánh), Hội thề


21
(Nguyễn Quang Thân), Sông Côn mùa lũ (Nguyễn Mộng Giác)… đã có nhiều trang thành cơng với
cách sử dụng ngơn ngữ cổ xưa, tái hiện các thời kỳ lịch sử khác nhau trong quá khứ.
4.4.2. Lớp ngôn từ ời t ường, khẩu ngữ mang màu sắc ươn

ại

Nếu lớp ngôn từ cổ xưa, mang t nh “quy phạm” thường gắn với đời sống, sinh hoạt, nói năng
của các NVAH thuộc giới q tộc phong kiến thì lớp ngơn từ đời thường, khẩu ngữ mang màu sắc
hiện đại lại gắn liền với đời sống của nhiều tầng lớp bình dân. Những kiểu xưng hô như: ông, bà, tôi,
anh, chị, em, ta, ngươi, gọi đáp bằng tên riêng, các câu thoại mang màu sắc khẩu ngữ hiện đại có mặt
trong nhiều TTLS. Điều này giúp người đọc khơng bị chìm đắm trong lịch sử mà vẫn được sống
trong không kh hôm nay, cảm nhận được sự gần gũi, quen thuộc trong từng lời kể, làm sống dậy
“những xác chết biên niên sử” (Trần Quốc Toản của Lưu Sơn Minh, Hội thề của Nguyễn Quang
Thân, Sơng Cơn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Gió lửa của Nam Dao)…
4.4.3. Lớp ngôn từ ịa p ươn (p ươn n ữ)
Ngơn ngữ tồn dân là phương tiện chính của nhà văn trong các TTLS. Nhưng con người lại
thuộc về một miền quê nhất định nên cách nói năng của họ ln có tính vùng miền. Ngơn từ địa
phương là một thủ pháp quan trọng góp phần khắc họa tính cách, cá tính nhân vật, giúp khắc họa bối
cảnh sống, văn hóa vùng miền nơi NVAH trưởng thành. Lớp ngôn từ này thể hiện trong cách dùng
từ, tên địa danh, từ xưng hô, cách diễn đạt… Khá nhiều tác phẩm sử dụng phương ngữ thành công
trong miêu tả NVAH như Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh,

Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh, Khúc hát những dịng sơng của Nguyễn Thế Quang, Búp
sen xanh, Bông sen vàng của Sơn Tùng…
Tiểu kết chƣơng 4
Cùng với sự đa dạng, phong phú trong loại hình NVAH, kết hợp hài hịa giữa yếu tố ch nh sử
và yếu tố hư cấu trong xây dựng nhân vật, TTLS Việt Nam sau 1975 cũng có bước tiến lớn trong
việc vận dụng, sáng tạo các phương pháp, thủ pháp xây dựng nhân vật. Nhiều sự kiện lớn được đề
cập trong ch nh sử, gắn liền với chiến công của các anh hùng, đi vào tiểu thuyết trở thành các tình
huống căng thẳng, gây cấn, hấp dẫn bạn đọc. Đó là tình huống đất nước nguy nan, thù trong giặc
ngồi vây bủa; Đó là tình huống người anh hùng cận kề cái chết; Đó là tình huống lựa chọn khó khăn
giữa lợi ch dịng họ và quyền lợi quốc gia, giữa chữ trung, chữ hiếu, chữ tình… Các nhà văn cũng
sáng tạo, kết hợp hài hòa nhiều thủ pháp để xây dựng nhân vật như xây dựng nhân vật qua chân dung
bên ngồi, qua lời nói, hành động, đặc biệt là chú trọng thể hiện thế giới nội tâm với nhiều phức tạp,
giằng xé, bi kịch. Các nhà văn cũng vận dụng linh hoạt, kết hợp nhiều điểm nhìn, nhiều sắc thái
giọng điệu trong thể hiện NVAH, đặc biệt chú trọng nhiều hơn điểm nhìn bên trong. Nhờ thế, nhiều
NVAH trong tiểu thuyết khơng cịn đơn phiến một chiều mà trở nên mới mẻ, vừa là những con người
phi thường, cao cả, vừa là những con người gần gũi, bình dị, phù hợp với tâm thế người đọc đương
đại. Ngôn ngữ trong TTLS sau 1975 cũng rất đa dạng, với sự vận dụng, kết hợp sinh động nhiều lớp
ngơn từ như lớp ngơn từ cổ xưa, cung đình tái hiện thời gian quá khứ; lớp ngôn từ đời thường, khẩu


22
ngữ gần gũi với ngôn ngữ con người đương đại; lớp ngôn từ địa phương (phương ngữ) tạo sắc thái
văn hóa vùng miền.
KẾT LUẬN
1. Sau 1975, đặc biệt được tiếp sức bởi xu trào Đổi mới năm 1986, TTLS Việt Nam đã có bước
phát triển vượt bậc, làm phong phú thêm bức tranh văn xi Việt Nam đương đại. Có nhiều cách
phân chia khác nhau, tuy nhiên, từ cái nhìn tồn cảnh có thể khái qt ba hướng phát triển ch nh của
TTLS sau 1975: 1/ Xu hướng sáng tạo trên cơ sở tôn trọng hiện thực, trung thành với ch nh sử, với
tâm thức cộng đồng, có hư cấu nhưng ở một “ngưỡng” cho phép. 2/ Xu hướng sáng tạo trên cơ sở bổ
khuyết, đối thoại với lịch sử. Mức độ bổ khuyết, đối thoại có thể đi từ bổ sung, làm r các khoảng

mờ, nhìn lại, minh oan cho các nhân vật lịch sử đến chỗ phóng túng, mượn lịch sử làm “cái đinh để
treo quan niệm”, biến lịch sử thành “sự tùy tiện ý thức”. 3/ Xu hướng sáng tạo trên cơ sở dùng lịch
sử để quan tâm, đào sâu vào vấn đề con người cá nhân, đời tư hoặc vấn đề văn hóa, phong tục. Cùng
với sự vận động, phát triển của TTLS Việt Nam sau 1975, các nhận định, đánh giá về TTLS nói
chung, các tiểu thuyết lịch sử cụ thể của Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Quang
Thân, Võ Thị Hảo, Nguyễn Mộng Giác… nói riêng cũng khá sơi động và có nhiều khác biệt. Để triển
khai luận án, chúng tôi đã đưa ra quan niệm của mình về tiểu thuyết lịch sử, về NVAH trong TTLS.
Chúng tôi cho rằng TTLS phải là tiểu thuyết mà ở đó nhà văn có tâm thế viết về quá khứ, về những thời
đã qua, một quá khứ đã có độ lùi nhất định trong tương quan với người viết và với thời gian hiện tại.
TTLS rất cần hư cấu, sáng tạo, nhưng “ngưỡng” của hư cấu là khơng phá vỡ những giá trị chân thực có
t nh cốt l i của lịch sử, không được phản lại những gì là thiêng liêng, thành k nh của cộng đồng dành cho
các anh hùng dân tộc. Trên nguyên tắc ấy, nhà văn có thể mở rộng quyền sáng tạo, tưởng tượng, điều đó
khơng chỉ giúp lịch sử và quá khứ hiện lên sống động trên từng trang viết mà còn giúp cho các thế hệ bạn
đọc hiểu sâu sắc về văn hóa, truyền thống tốt đẹp của cha ông, cả những bài học đau đớn, thất bại mà hậu
thế phải suy tư, nghiền ngẫm, rút ra những bài học cần thiết để làm đầy hành trang tiến về ph a trước.
2. TTLS Việt Nam đã phát triển qua nhiều chặng đường. Mỗi một giai đoạn, chúng ta chứng
kiến những bước tiến ấn tượng của thể loại này trên nhiều phương diện. Ở giai đoạn thứ nhất, từ đầu
thế kỷ XX đến 1945, TTLS ra đời, tiếp thu những thành tựu từ các tiểu thuyết chương hồi mang màu
sắc lịch sử thời trung đại và TTLS phương Tây để từng bước hiện đại hóa. Tuy ở giai đoạn này, TTLS
chưa có nhiều tác phẩm đặc sắc nhưng nội dung khá phong phú, hình thức ngày càng tiếp cận cách viết
hiện đại. TTLS giai đoạn này tập trung phản ánh những sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc, các
cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, các cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn giữa các tập đoàn phong
kiến. Bên cạnh các trang hào hùng, TTLS giai đoạn này cũng quan tâm thể hiện những thời kỳ loạn lạc
của lịch sử dân tộc với cái nhìn phê phán hiện thực sâu sắc. Trong giai đoạn từ 1945-1975, trong hoàn
cảnh đất nước có chiến tranh, văn học nói chung, TTLS nói riêng vận động theo xu hướng sử thi hóa,
các nhà văn chú trọng thể hiện các chiến công oanh liệt của cha ông, đề cao phẩm chất anh hùng, gan


23
dạ, bất khuất của các anh hùng dân tộc. TTLS đã hòa vào bức tranh chung của văn học thời chiến, có

tác dụng động viên tinh thần, ý chí chiến đấu, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. TTLS giai
đoạn này cũng đã khắc họa hình ảnh nhân dân, nâng họ lên thành biểu tượng cho vẻ đẹp về sức mạnh
và niềm tin chiến thắng của con người Việt Nam. Từ 1975, đặc biệt là từ 1986 đến nay, TTLS phát
triển sơi động, có sự vận động đổi mới, cách tân trong nội dung cũng như nghệ thuật thể hiện. TTLS
phân hóa thành nhiều xu hướng, cái nhìn lịch sử trở nên đa chiều và giàu sức gợi mở, nhiều NVAH
được soi chiếu, xem xét dưới cái nhìn gần gũi, thấm đẫm nhân văn. Nhờ thế, nhiều NVAH vừa giữ
được vẻ đẹp cao cả, phi thường, đáng được tôn vinh, ngưỡng mộ, vừa được bổ sung nhiều nét đời tư
bình dị, khiến họ khơng phải là những vĩ nhân xa cách mà còn là những con người với số phận riêng,
với những buồn vui, đau khổ nhân sinh gần gũi với con người hiện đại.
3. Tuy còn một số hạn chế nhất định, nhưng nhìn chung TTLS Việt Nam sau 1975 đã xây dựng
thành công một thế giới NVAH phong phú, đa dạng, vừa có nhiều mặt đồng hướng với ch nh sử, với
tâm thức cộng đồng, đồng thời cũng có nhiều sáng tạo, cách tân mới mẻ, góp phần làm phong phú
hơn nhận thức của các thế hệ bạn đọc về người anh hùng. Việc nhận diện loại hình nhân vật anh
hùng là cần thiết, điều này sẽ làm r hơn quan niệm, cảm hứng, bút pháp thể hiện đa dạng của các
nhà văn. Có nhiều cách phân loại thế giới NVAH trong tiểu thuyết (dựa trên chức năng, vị tr của
nhân vật trong cấu trúc văn bản, dựa trên vai trò, sự nghiệp của người anh hùng, dựa trên cấu trúc
nhân vật…). Trong luận án, chúng tôi quan tâm đến lý thuyết diễn ngôn, xem TTLS trước hết như
các diễn ngôn về lịch sử của nhà văn. Vận dụng lý thuyết diễn ngôn, chúng tôi đi sâu khảo sát 3 kiểu
loại nhân vật nổi bật: 1. Kiểu NVAH sáng tạo theo xu hướng đồng hướng với ch nh sử; 2. Kiểu
NVAH sáng tạo theo xu hướng bổ khuyết, đối thoại với ch nh sử; 3. Kiểu NVAH sáng tạo theo xu
hướng mượn lịch sử để khám phá, tô đậm con người cá nhân, đời tư. Tất nhiên, ba xu hướng này
khơng phải lúc nào cũng có ranh giới r ràng mà có sự kết hợp, đan xen sinh động trong thế giới
NVAH ở các nhà văn. Ba xu hướng sáng tạo này thể hiện sự đa dạng, phong phú của thế giới
NVAH, đồng thời cũng là biểu hiện của sự phân hóa sinh động của TTLS Việt Nam sau 1975.
4. Cùng với sự đa dạng, phong phú trong loại hình NVAH, kết hợp hài hịa giữa yếu tố ch nh
sử và yếu tố hư cấu trong xây dựng nhân vật, TTLS Việt Nam sau 1975 cũng có bước tiến lớn trong
việc vận dụng, sáng tạo các phương pháp, thủ pháp xây dựng nhân vật. Nhiều sự kiện lớn được đề
cập trong ch nh sử, gắn liền với chiến công của các anh hùng, đi vào tiểu thuyết trở thành các tình
huống căng thẳng, gây cấn, hấp dẫn bạn đọc. Đó là tình huống đất nước nguy nan, thù trong giặc
ngồi; Đó là tình huống người anh hùng cận kề cái chết; Đó là tình huống lựa chọn khó khăn giữa lợi

ch dịng họ và quyền lợi quốc gia, giữa chữ trung, chữ hiếu và chữ tình… Các nhà văn cũng sáng
tạo, kết hợp hài hòa nhiều thủ pháp để xây dựng nhân vật như xây dựng nhân vật qua chân dung,
ngoại hình; qua lời nói, hành động; đặc biệt là chú trọng thể hiện thế giới nội tâm với nhiều phức tạp,
giằng xé, bi kịch. Các nhà văn cũng vận dụng linh hoạt, kết hợp, luân chuyển nhiều điểm nhìn, nhiều
sắc thái giọng điệu trong thể hiện NVAH, đặc biệt chú trọng nhiều hơn điểm nhìn bên trong, quan


×