Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá hiện trạng mô hình nông lâm kết hợp tại xã giáp trung, huyện bắc mê, tỉnh hà giang (khóa luận quản lý đất đai và phát triển nông thôn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
....................  .................

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MƠ HÌNH NƠNG LÂM KẾT HỢP TẠI XÃ
GIÁP TRUNG, HUYỆN BẮC MÊ, TỈNH HÀ GIANG

NGÀNH: KHUYẾN NÔNG
MÃ SỐ: 7620102

Giảng viên hướng dẫn

: Th.S Nguyễn Đình Hải

Sinh viên thực hiện

: Sùng Mí Và

Mã sinh viên

: 1653080357

Lớp

: K61- Khuyến Nơng

Khóa học

: 2016 - 2020


Hà Nội, năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Viện quản
lý đất đai và Phát triển nông thôn, cùng giáo viên hướng dẫn, tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng mô hình nơng lâm kết hợp tại xã Giáp
Trung, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang”.
Để hiện thực hóa ý tưởng và hoàn thành được nghiên cứu là kết quả của sự nỗ
lực, cố gắng của bản thân và sự đóng góp hết sức quý báu của các Thầy giáo, Cô
giáo, Ban lãnh đạo và người dân địa phương. Nhân dịp này tơi xin được bày tỏ
lịng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn Ths. Nguyễn Đình Hải là người đã
trực tiếp định hướng, giúp đỡ, khuyến khích chỉ dẫn cho tôi những kiến thức quý
báu trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, cơ giáo trường Đại học lâm
nghiệp; tồn thể nhân dân, tập thể lãnh đạo UBND xã Giáp Trung, huyện Bắc
Mê, tỉnh Hà Giang đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tơi trong q trình
thực hồn thành nghiên cứu này.
Do thời gian và trình độ cịn hạn chế nên nghiên cứu khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu của các thầy
cơ, các cơ quan chun mơn, cùng tồn thể các bạn để đề tài nghiên cứu được
hồn chỉnh hơn.
Chúng tơi xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Sinh viên thực hiện
Sùng Mí Và

i



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................iv
Danh mục các bảng ................................................................................................ v
Danh mục các hình ................................................................................................vi
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1
PHẦN II TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 3
2.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 3
2.1.2. Đặc điểm chung của hệ thống nông lâm kết hợp ......................................... 3
2.1.3. Các đặc điểm của hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp .............................. 4
PHẦN III MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........11
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................11
3.2.2. Phạm vi nghiên cứ ......................................................................................11
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................17
4.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................17
4.1.2. Địa hình - Thổ nhưỡng ...............................................................................18
4.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn .......................................................................19
4.2.1. Dân số lao động ..........................................................................................20
4.2.2. Cơ sở vật chất, kỹ thuật ..............................................................................22
4.2.3. Hiện trạng sự dụng đất ...............................................................................23
4.3 Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp tại điểm nghiên cứu .......................... 246
4.3.1 Sản xuất nông nghiệp ..................................................................................26
4.4. Điều tra tuyến và vẽ sơ đồ lát cắt ..................................................................30
4.5. Phân tích lịch mùa vụ ....................................................................................34
4.6. Kết quả điều tra, phân loại các mơ hình canh tác theo loại đất.....................36
4.7. Kết quả đánh giá hiệu quả các mơ hình nơng lâm kết hợp ...........................38
4.8. Thị trường tiêu thụ sản phẩm tại điểm nghiên cứu .......................................47
ii



4.9. Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất mô hình NLKH tại xã Giáp Trung,
huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. .............................................................................49
PHẦN V KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. .................................................................55
5.1. Kết luận. ........................................................................................................55
5.2. Kiến nghị. ......................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iii


DANH MỤC VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân xã

NLKH

Nông lâm kết hợp

Ths.

Thạc sĩ

FAO

Tổ chức lương thực nông nghiệp liên hợp quốc

ICRAF


Hội đồng nghiên cứu về nông lâm kết hợp

VAC

Vườn+ ao+ chuồng

VR

Vườn + rừng

RVC

Rừng +vườn +chuồng

RVCRg

Rừng+ vườn+chuồng+ruộng

PRA

Đánh giá nông thôn

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Dân số và cơ cấu dân số xã Giáp Trung năm 2019. ............................21
Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất tại xã Giáp Trung năm 2019 ..........................25
Bảng 4.3: Tình hình sản xuất nơng nghiệp của điểm nghiên cứu. .......................26

Bảng 4.4: Tình hình chăn ni của điểm nghiên cứu ..........................................27
Bảng 4.5: Tỉ lệ diện tích đất đai theo độ dốc của xã Giáp Trung. .......................29
Bảng 4.6. Hiện trạng sử dụng đất theo theo mặt cắt ngang xã Giáp Trung. ........30
Bảng 4.7: Lịch thời vụ xã Giáp Trung .................................................................34
Bảng 4.8: Phân loại các phương thức nông lâm kết hợp .....................................36
Bảng 4.9: Kết quả mô tả các phương thức NLKH ...............................................37
Bảng 4.10. Đánh giá hiệu quả kinh tế cây ngắn ngày ..........................................39
Bảng 4.11. Hiệu quả kinh tế cây dài ngày ...........................................................40
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi các mơ hình ...........................................41
Bảng 4.13. Hiệu quả kinh tế các thành phần trong mơ hình. ...............................42
Bảng 4.14: Đánh giá hiệu quả xã hội của các mơ hình NLKH ............................45
Bảng 4.15: Đánh giá hiệu quả mơi trường của các mơ hình NLKH tại điểm
nghiên cứu ....................................................................................................46
Bảng 4.16: Giá một số sản phẩm lâm nghiệp qua kênh tiêu thụ ..........................48
Bảng 4.17: Giá một số sản phẩm nông nghiệp, tiêu thụ ......................................49

v


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1. Vị trí địa lý xã Giáp Trung, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang .................17
Hình 4.2. Hình ảnh trên cao của xã Giáp Trung huyện Bắc Mê. .........................19
Hình 4.3. Bản đồ các dân tộc xã Giáp Trung, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. ....20
Hình 4.4 Biểu đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 ở xã Giáp Trung, huyện Bắc
Mê, tỉnh Hà Giang. .......................................................................................24
Hình 4.5. Biểu đồ cơ cấu thu-chi và lợi nhuận của các mô hình ở điểm nghiên
cứu. ...............................................................................................................43
Hình 4.6: Sản phẩm tiêu thụ lâm nghiệp tại điểm nghiên cứu .............................47
Hình 4.7: Kênh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại điểm nghiên cứu ..................48


vi


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên địa bàn xã Giáp Trung có 4 dân tộc sinh sống Mông, Dao, Tày, Kinh
cũng như một số địa phương khác của tỉnh Hà Giang và trong cả nước dựa vào
điều kiện thực tế điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của địa phương và nguồn lực
của hộ gia đình điều này càng được thể hiện rõ nét đối với các khu vực vùng
nông thôn, miền núi nước ta. Vì vậy người dân nơi đây đã áp dụng kiến thức bản
địa của mỗi dân tộc trồng các loại cây trồng và vật nuôi phát triển ra nhiều mơ
hình NLKH khác nhau.
Sản xuất nơng nghiệp và NLKH là hai vấn đề tương tác với nhau điều ảnh
hưởng trực tiếp đến sinh kế các hộ gia đình trong những năm trở lại đây dân cư
ngày càng đông nạn chặt phá rừng càng gia tăng ảnh hưởng đến đất bị xóa mị
rửa trơi và gây nhiều tổn thương cho các lĩnh vực, vùng miền và cộng đồng dân
cư trong cả nước, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Họ canh tác trên đất dốc, sự dụng đất theo hướng NLKH. Thực tế về các mơ
hình NLKH đã và đang có những tích góp tích cực trong việc nâng cao hiểu quả
việc sử dụng đất, cải thiện môi trường sinh thái, là nền tẳng phát triển văn hóa –
xã hội, đặc biệt là tăng nguồn thu nhập cho từng hộ người dân. Mà dù vậy cho
đến nay ở xã Giáp Trung huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang. Vẫn còn thiếu sự nghiên
cứu về vấn đề trên. Có thể gây hạn chế về vấn đề phát triển NLKH chưa phát
huy tốt tính kinh tế và ổn định rừng chưa cao một số nơi vẫn còn bị chặt và phá
hủy mơ hình trên.
Hiện tại ở địa phương các mơ hình có triển vọng của người dân và các cơ
quan khuyến nông và người nguyên cứu hay nhà nghiên cứu cần tìm kiếm các
phương pháp cơng cụ đơn giản, dễ áp dụng dễ thực hiện để cho cộng đồng người
dân tự đánh giá được mơ hình hiện có, từ đó là cở sở cải tiến hóa lên và lan rộng

ra một số địa phương khác. Chính vì vậy nên việc thực hiện nghiên cứu, “Đánh
giá hiện trạng mơ hình nơng lâm kết hợp tại xã Giáp Trung. huyện Bắc Mê. Tỉnh
Hà Giang” là có ý nghĩa thực tiễn tại địa phương.
1


Việc thực hiện nghiên cứu lựa các mơ hình NLKH điển hình để đánh giá hiệu
quả kinh tế của địa phương tiến hành triển khai thực hiện ở xã Giáp Trung.
Các mơ hình đó đem lại hiệu quả kinh tế cao - (rừng, vườn, chăn nuôi, nương
ngô, ruộng lúa ao cá..) hình thành một hệ thống NLKH rất cần thiết và có ý
nghĩa trong tương lai.
Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng
mơ hình nơng lâm kết hợp tại xã Giáp Trung, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang”.

2


PHẦN II
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận về nông lâm kết hợp
2.1.1. Khái niệm
Nông lâm kết hợp là tên gọi chung của những hệ thống sử dụng đất trong đó
các cây lâu năm -(cây gỗ, cây bụi, các cây họ cau dừa, tre trúc, hay cây ăn quả,
cây cơng nghiệp...) được trồng có suy tính trên cùng một đơn vị diện tích qui
hoạch đất với hoa màu và/hoặc với vật nuôi dưới dạng xen theo không gian hay
theo thời gian. Trong các hệ thống nông lâm kết hợp có mối tác động tương hỗ
qua lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành phần trong hệ thống (Lundgren và Raintree, 1983).
Ngày nay nông lâm kết hợp được định nghĩa như là một hệ thống quản lý tài
nguyên đặt cơ sở trên đặc tính sinh thái và năng động nhờ vào sự phối hợp cây
trồng lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững quá trình

sản xuất cho gia tăng các lợi ích về xã hội, kinh tế và môi trường của các mức độ
nông trại khác nhau từ kinh tế hộ đến "kinh tế trang trại".
Ngoài ra có thể hiểu nơng lâm kết hợp theo nghĩa rộng hơn đó là một phương
thức sử dụng đất tổng hợp trên một vùng hay một lưu vực, trong đó có mối quan
hệ tương tác giữa các hệ sinh thái tạo ra cân bằng sinh thái để sử dụng triệt để
tiềm năng sản xuất của một vùng hay một lưu vực và hệ sinh thái rừng giữ vai
trị chủ đạo. Nơng lâm kết hợp không chỉ là sinh kế của một hộ gia đình mà là
sinh kế và mang lại lợi ích cho cả cộng đồng người dân sống tại đó.
2.1.2. Đặc điểm chung của hệ thống nông lâm kết hợp
Một hệ canh tác sử dụng đất được gọi là nông lâm kết hợp cần có các đặc
điểm sau:
- Kỹ thuật nông lâm thường bao gồm hai hoặc nhiều hơn hai lồi thực vật -(có
thể cả thực vật và động vật) trong đó ít nhất phải có một lồi cây trồng lâu năm.
3


- Có ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm từ hệ thống.
- Chu kỳ sản xuất thường dài hơn là một năm .
- Đa dạng hơn về sinh thái -(cấu trúc và chức năng) và về kinh tế so với canh
tác độc canh.
- Cần phải có một mối quan hệ tương hỗ có ý nghĩa giữa thành phần cây lâu
năm và thành phần khác.
Trong các hệ thống nông lâm kết hợp sự hiện diện của các mối quan hệ tương
hỗ bao gồm về sinh thái và kinh tế giữa các thành phần của hệ thống là đặc điểm
cơ bản.
2.1.3. Các đặc điểm của hệ t ống nông lâm kế hợp phù hợp
Một hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp khi hội đủ các điều kiện sau đây:
2.1.3.1. Có sức sản xuất cao
- Sản xuất các lợi ích trực tiếp như lương thực, thức ăn gia súc, chất đốt,
nguyên liệu giấy sợi, gỗ xây dựng, các sản phẩm khác như chai, mủ, nhựa, dầu

thực vật, thuốc chữa bệnh thực vật, vv..
- Sản xuất các lợi ích gián tiếp hay "dịch vụ" như bảo tồn đất và nước, cải tạo
độ phì của đất, cải thiện điều kiện tiểu khí hậu
- Tăng thu nhập của nơng dân.
2. 1.3.2. Có tính bền vững
- Áp dụng các kỹ thuật bảo tồn đất và nước để bảo đảm sức sản xuất lâu dài.
- Đòi hỏi có hỗ trợ trong chuyển giao kỹ thuật để bảo đảm sự tiếp nhận các kỹ
thuật bảo tồn đặc biệt đối với các nông dân đang ở mức canh tác tự cung tự cấp.
2.1.3.3. Có tính khả thi

4


- Kỹ thuật phải phù hợp với văn hóa -(phù hợp với phong tục, tập quán, tín
ngưỡng của người dân địa phương)
- Để bảo đảm sự chấp nhận cao, nông dân phải được tham gia trực tiếp vào
lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng các hệ thống nông lâm kết hợp.
2.2. Nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp trên thế giới
Canh tác cây thân gỗ cùng với cây trồng nơng nghiệp trên cùng một diện tích
là một tập quán sản xuất lâu đời của nông dân ở nhiều nơi trên thế giới. Theo
King -(1987), cho đến thởi Trung cổ ở châu Âu vẫn tồn tại một tập quán phổ
biến là “chặt và đốt” rồi sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng với cây nông
nghiệp sau khi thu hoạch nông nghiệp. Hệ thống canh tác này vẫn tồn tại ở Phần
Lan cho đến cuối thế kỷ XIX và vẫn còn ở một số vùng của Đức đến tận những
năm 1920.
Cuối thế kỷ XIX, hệ thống Taungya bắt đầu phát triển rộng rãi ở Myanmar
dưới sự bảo hộ của thực dân Anh. Trong các đồn điền trồng cây gỗ tếch người
lao động được phép trồng cây lương thực giữa các hàng cây tếch chưa khép tán
để giải quyết nhu cầu lương thực hàng năm. Phương thức này sau đó được áp
dụng rộng rãi ở Ấn Độ và Nam Phi.

Nông lâm kết hợp hạn chế sự suy giảm tài nguyên rừng, bảo vệ và nâng cao
độ phì của đất. Chính vì vậy mà ngay từ các kỳ họp vào năm 1967 và 1969 của
Tổ chức nông lương thế giới -(FAO) đã quan tâm đến vấn đề này và đi đến một
sự thống nhất đúng đắn là: “Áp dụng các biện pháp nông lâm kết hợp là phương
thức tốt nhất để sử dụng đất rừng nhiệt đới một cách hợp lý, tổng hợp nhằm giải
quyết vấn đề lương thực, thực phẩm và sử dụng lao động dư thừa đồng thời thiết
lập lại cân bằng môi trường sinh thái”
Năm 1977, hội đồng quốc tế về nghiên cứu NLKH được thành lập, năm 1991
đổi thành trung tâm quốc tế nghiên cứu NLKH -(ICRAF). Nhờ có sự quan tâm
đầu tư nghiên cứu và tuyên truyền phổ biến thông tin của các tổ chức quốc tế nên
5


NLKH có những bước phát triển nhảy vọt trong thời kỳ này. Người ta đi sâu vào
phân loại các phương thức canh tác, điều tra đánh giá, tổng hợp các mơ hình, tổ
chức xây dựng các mơ hình mới phù hợp với từng vùng, hình thành các tổ chức
chuyên nghiên cứu tuyển chọn, sưu tầm các loài cây đa tác dụng, cây cố định
đạm, cây gỗ củi, cây cho thực phẩm...
Trong nhiều mơ hình NLKH được thực hiện ở các quốc gia trên thế giới thì
cần phải kể đến các hệ thống canh tác trên đất dốc -(SALT) nhằm sử dụng đất
dốc bền vững đã được Trung tâm đời sống nông thôn Bapstit Mindanao của
Philippin tổng kết và phát triển từ những năm 1970. Đến năm 1992 đã có 4 mơ
hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác nơng nghiệp bền vững trên đất dốc được các
tổ chức thế giới ghi nhận như sau:
- Hệ thống SALT 1: Đây là một hệ thống tổng hợp dựa trên cơ sở các biện
pháp bảo vệ đất nước và sản xuất lương thực. Kỹ thuật canh tác như sau: 25%
cây lâm nghiệp + 25% cây lưu niên + 50% cây nông nghiệp hàng năm. Hệ thống
này cơ ưu điểm là bảo tồn đất và nước, phục hồi độ phì của đất, tăng năng suất
và thu nhập.
- Hệ thống SALT 2 -(hệ thống lâm – nông - đồng cỏ): Đây là kỹ thuật sử dụng

đất tổng hợp dựa trên kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc bằng cách dành
một phần đất trồng cây thức ăn để chăn nuôi theo phương thức nông súc kết hợp.
Bố trí diện tích canh tác của SALT 2 như sau: 40% cây nông nghiệp + 20% cây
lâm nghiệp + 20% cây trồng làm thức ăn chăn nuôi + 20% làm nhà ở và chuồng
trại.
- Hệ thống SALT 3 -(hệ thống canh tác nông – lâm bền vững): Kỹ thuật này
dựa trên cơ sở kết hợp trồng rừng quy mô nhỏ với sản xuất cây lương thực, thực
phẩm. Bố trí diện tích canh tác của hệ thống: 40% nơng nghiệp + 60% lâm
nghiệp. Hệ thống này địi hỏi đầu tư rất cao về nguồn lực. Trong đó người dân sử
dụng vùng đất thấp ở dưới chân đồi để trồng cây lương thực và những cây cố
định đạm, phần đất cao ở bên trên từ sườn đến đỉnh tiến hành trồng rừng.
6


- Hệ thống SALT 4 -(hệ thống sản xuất cây ăn quả với quy mô nhỏ ): Hệ
thống này là sự phát triển sau của các hệ thống SALT ở trên, kỹ thuật canh tác
của hệ thống như sau: 60% cây lâm nghiệp + 15% cây nông nghiệp + 25% cây
ăn quả, kỹ thuật này được xây dựng và hoàn thiện vào năm 1992. Trong hệ
thống này, ngoài đất đai để trồng cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp, cây băng
chắn người dân còn dùng một phần đất để trồng cây ăn quả và một số lồi cây
cơng nghiệp khác. Đây là hệ thống cần đầu tư nhiều về tài chính, cơng chăm sóc
và địi hỏi kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm.
Tháng 5-1990, Hội thảo quốc tế về NLKH khu vực châu Á Thái Bình Dương
đã được tổ chức, có 12 nước tham gia trong đó có Việt Nam được tổ chức tại
Bangkok, Thái Lan. Hội nghị đưa ra một số nguyên nhân cần thiết phải mở rộng
và phát triển NLKH trong khu vực do đây là khu vực có dân số chiếm 69% dân
số thế giới, trong khi đó diện tích đất sản xuất lại khơng lớn.
Von Uc Kill bsg Bosshart -(1998) sau khi nghiên cứu về sự phát triển nông
lâm nghiệp ở vùng nhiệt đới đã rút ra kết luận: “Cây lâu năm là những cây trồng
có khả năng sản xuất lâu bền và thích hợp với điều kiện khắc nghiệt. Những thí

nghiệm ở Pêru chỉ rõ cần tính tốn đến các nhân tố: khí hậu, đất đai và gắn với
môi trường của hệ thống canh tác. Bởi canh tác đồi núi khó hơn canh tác ở đồng
bằng rất nhiều do địa hình có độ dốc lớn. Khi canh tác việc chọn được các loài
cây phối hợp với nhau cần được xem xét thật kỹ lưỡng nên trồng xen canh luân
canh để hiệu quả phối hợp đạt cao nhất”.
NLKH đã và đang được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới nhất là
ở các nước đang phát triển có phần lớn dân số làm việc trong lĩnh vực sản xuất
nông, lâm nghiệp. Việc sản xuất theo hướng NLKH sẽ mang lại hiệu quả lâu dài
và có tính bền vững cao giúp con người vừa có thể sản xuất ra lương thực, thực
phẩm mà vẫn bảo vệ mơi trường sinh thái.
2.3. Tình hình nghiên cứu về NLKH ở Việt Nam

7


Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các phương thức canh tác NLKH
có ở Việt Nam từ lâu đời, như các hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống của
đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh
thái trên khắp cả nước..
Từ thập niên 60 của thế kỷ trước song song với phong trào thi đua sản xuất
giỏi hệ sinh thái VAC được nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ và
lan rộng trên khắp cả nước dưới nhiều hình thức khác nhau, thích hợp cho từng
vùng sinh thái cụ thể. Các hệ thống RVAC và vườn đồi cũng được phát triển
mạnh mẽ ở các khu vực dân cư miền núi.
Mặc dù việc nghiên cứu và phát triển hệ thống NLKH trên thế giới đã có từ
lâu nhưng hệ thống này mới được du nhập vào Việt Nam vào đầu những năm 70
của thế kỷ trước. Năm 1981-1985, Nhà nước ta tiến hành chương trình nghiên
cứu khoa học cấp nhà nước về NLKH từ đó tạo tiền đề cho hàng loạt các cơng
trình nghiên cứu NLKH cũng như ứng dụng vào thực tiễn sản xuất của các nhà
khoa học trong nước. Kết quả thu được đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát

triển kinh tế vùng đồi núi của Việt Nam.
Theo Lê Khắc Khôi 1982: Sản xuất NLKH muốn đạt hiệu quả cao nhất thiết
phải dựa trên điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, truyền thống, phong tục tập quán
của từng địa phương,
Khi phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự thoái hoá của đất dốc Thái Phiên
và Nguyễn Tử Siêm cho rằng: “Để bảo vệ và tăng cường độ phì nhiêu của đất
nên thay thế độc canh bằng một hệ thống cây trồng đa dạng theo phương thức
NLKH”.
Theo Nguyễn Văn Chương hệ thống cây trồng được chọn lựa đưa vào hệ
thống NLKH trong hệ sinh thái vùng đồi núi là:
- Cây phòng hộ: Muồng đen, keo dậu, so đũa, tre, mít…
- Cây cơng nghiệp dài ngày: Chè, cà phê, cây ăn quả, hồi, dẻ…
8


- Cây công nghiệp ngắn ngày: Lạc, đậu tương, đậu xanh, mía…
- Cây lương thực và thực phẩm: Lúa, ngơ, khoai, sắn, rau các loại…
Các loại cây ngắn ngày được tiến hành trồng xen giữa các hàng cây lâu năm
chưa khép tán hoặc trồng thành đồi nương dưới tán rừng.
Chương trình nghiên cứu về phục hồi rừng và phát triển lâm nghiệp -(19911995) chỉ ra rằng: NLKH là phương án tối ưu, là cách tốt nhất để phát triển lâm
nghiệp.
Theo Trần Đức Viên, Phạm Chí Thành và tập thể tác giả -(1995) thì trong gần
4 triệu đồng bào đân tộc thì có tới 2,8 triệu là sống bằng canh tác nương rẫy.
Trong đó người Thái chiếm tới 45%, người Nùng chiếm 16%, người Tày chiếm
7%...Đất dốc chiếm một tỷ lệ lớn trên tổng diện tích đất đai của nước ta, nên việc
sử dụng và bảo vệ đất ở vùng núi phải luôn được gắn chặt với nhau.
Theo một số tác giả Hồng Hịe và Nguyễn Đình Hường…ở Việt Nam có một
số hệ thống NLKH sau:
Các hệ thống NLKH ở trên vùng đất cát ven biển thể hiện rõ nhất ở miền
Trung, từ Nghệ An đổ vào. Họ tiến hành trồng phi lao để ngăn cát, chống gió,

phịng hộ sản xuất, đồng thời người dân tiến hành trồng một số loài cây nông
nghiệp…
Các hệ thống NLKH ở vùng đồng bằng: Người dân trồng một số đai rừng
phịng hộ với mục đích cản trở gió bão. Tránh thiệt hại cho nơng nghiệp mặt
khác chúng còn là nguồn cung cấp gỗ, củi cho người dân địa phương.
Hệ thống NLKH trên đất dốc: Với phương châm lấy ngắn nuôi dài bằng việc
trồng xen ngô, khoai, sắn vào các khu rừng trồng. Nó làm tăng hiệu quả của khu
vực rừng trồng, mặt khác đem lại giá trị kinh tế là nguồn thu trước mắt nuôi sống
người dân trong khi chờ đợi các sản phẩm thu được từ rừng.

9


Hệ thống VAC: Các hệ thống theo loại này được phổ biến ở nhiều nơi trên
khắp cả nước, từ đồng bằng tới trung du và miền núi. Với sự kết hợp giữa vườn
nhà, ao cá, vườn rừng, chuồng trại tạo thành một sự hệ thống khép kín vừa đem
lại hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ môi trường hướng tới sự phát triển bền vững.
Nghị định 132/198/NĐ – Ttg ngày 21/7/1998 của thủ tướng chính phủ về thực
hiện chương trình xây dựng mơ hình ứng dụng khoa học cơng nghệ, phục vụ
phát triển nông thôn và miền núi.
Năm 2004, Phạm Xuân Hoàn và Phạm Văn Điển đã tiến hành nghiên cứu kĩ
thuật chuyển hóa nương rẫy thành rừng NLKH. Vai trò của các hệ thống NLKH
ngày càng được nhấn mạnh, chúng có tác dụng cải tạo mơi trường tốt.
Ở Việt Nam nghiên cứu và áp dụng các hệ thống NLKH vào thực tiễn sản
xuất ngày càng thu hút được sự quan tâm của Nhà nước, địa phương và người
dân. Do vậy các nghiên cứu về NLKH sao cho thích hợp với điều kiện sản xuất
của từng vùng, từng địa phương là rất cần thiết để thúc đẩy sự phát triển về kinh
tế, xã hội của vùng từ đó cũng góp phần bảo vệ môi trường.

10



PHẦN III
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra, phân loại, mơ hình NLKH tại điểm nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của một số mơ hình điểm hình tại khu vực
nghiên cứu
- Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả của mơ hình NLKH tại điểm
nghiên cứu
3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Các mô hình NLKH điển hình
3.2.2. Phạm vi nghiên cứ
- Về khơng gian: Ở xã Giáp Trung huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tính khả thi trong sản xuất mơ hìnhNLKH
của các dân tộc ở xã Giáp Trung huyện Bắc Mê trong truyền thống và hiện tại
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội
- Điều tra hiện trạng, phân loại các mơ hình NLKH tại điểm nghiên cứu
- Điều tra các số liệu kinh tế xã hội, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mơ
hình NLKH điểm hình tại khu vực nghiên cứu
- Phân tích và lựa chọn đề xuất mơ hình NLKH hiệu quả cao, tại khu vực
nghiên cứu

11


- Đề xuất được giải pháp nâng cao hiệu quả của mơ hình NLKH tại điểm
nghiên cứu.

3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp
* Kế thừa tài liệu thứ cấp
-

Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, khí hậu thuỷ văn, điều kiện dân sinh kinh
tế xã hội của xã

-

Báo cáo quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp và quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội ở khu vực nghiên cứu

-

Tài liệu về lĩnh vực nơng, lâm nghiệp có liên quan

-

Tài liệu thống kê, báo cáo tổng kết của thôn, xã

* Phương pháp thu thập số liệu hiện trường
a) Điều tra theo tuyến và xây dựng sơ đồ mặt cắt của thôn
Công cụ này nhằm đánh giá chi tiết về đất đai, cây trồng và tiềm năng để phát
triển sản xuất tại điểm nghiên cứu
b) Phân tích lịch mùa vụ
Sử dụng cho việc đánh giá tiềm năng và kinh nghiệm canh tác nơng thơn.
Cơng cụ này cho phép tìm hiểu kế hoạch gieo trồng của từng nơi và có liên quan
mật thiết với điều kiện tự nhiên đặc điểm điều kiện khí hậu tại điểm nghiên cứu.
Cùng trưởng thơn và nơng dân nịng cốt xây dựng lịch mùa vụ để đánh giá tiềm

năng và kinh nghiệm canh tác nông thôn.
c) Phỏng vấn bán định hướng
- Cán bộ thôn, thị trấn, tình hình chung về kinh tế, xã hội và sản xuất nơng
lâm nghiệp của thơn, xã
- Những khó khăn gặp phải, các yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất
nông, lâm nghiệp của người dân trong thôn
12


- Phương hướng giải pháp phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của thôn, xã
trong thời gian tới
- Phỏng vấn hộ gia đình: Thu thập thơng tin về hiện trạng các phương thức
NLKH, các lồi cây trồng vật ni chính, năng suất, sản lượng, vốn đầu tư, tình
hình sinh trưởng phát triển của các loài cây trồng…
- Tiến hành phỏng vấn 30 hộ gia đình, chia đều cho các nhóm hộ
d) Đánh giá hiệu quả xã hội và hiệu uả môi trường
Hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường được tổng hợp vào bảng như bảng sau,
dựa trên các kết quả cho điểm của người dân theo các tiêu chí thảo luận đưa ra:
Tiêu chí ….

….



PT NLKH
PT 1
PT 2
…….

Hệ thống nào có tổng điểm cao nhấp thì được xếp hạng trước tiên và là hệ

thống có hiệu quả xã hội (hiệu quả mơi trường) cao nhất.
e) Phân tích tḥn lợi khó khăn của sản xuất nơng lâm kế hợp từ đó làm cơ
sở đề xuất các giải phá
- Thuận lợi
- Khó khăn
3.4.2. Phương pháp nội nghiệp
Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
+ Phương pháp “động” áp dụng đối với cây lâm nghiệp:
Phương pháp này coi các yếu tố chi phí, kết quả là có mối quan hệ động
với mục tiêu đầu tư và chịu tác động mạnh của nhân tố thời gian. Sở dĩ đề tài sử
13


dụng phương pháp này để đánh giá hiệu quả kinh tế vì chu kỳ của cây lâm
nghiệp lâu năm phụ thuộc vào các nhân tố thời gian, điều kiện sản xuất...
Hiệu quả kinh tế của cây dài ngày, cây lâm nghiệp được đánh giá qua
phương pháp phân tích chi phí và thu nhập CBA (Cost - Benefit Analysis). Đối
tượng là chi phí và thu nhập. Theo hướng dẫn của FAO (dẫn theo Trần Công
Quân, 2012) nhiều nước trên thế giới và trong khu vực châu Á đều áp dụng 3 chỉ
tiêu NPV, BCR, IRR để đánh giá hiệu quả kinh tế của cây dài ngày. Trong đề tài
này các số liệu kinh tế được tập hợp và tính bằng các hàm kinh tế: NPV, CPV,
BPV, IRR, BCR (Bảng 3.3) bằng phần mềm Excel. Cụ thể: i)
i) Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (NPV - Net Present Value): Là chỉ
tiêu xác định lợi nhuận ròng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, có tính đến
ảnh hưởng của nhân tố thời gian thơng qua tính chiết khấu của đồng vốn. NPV
được tính bằng cơng thức (3.1).
Cơng thức: NPV= ∑

𝑛
𝑡=0


𝐵𝑡−𝐶𝑡
(1+𝑖)𝑡

(3.1)

Trong đó: NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận rịng (đồng Kip)
Bt : Giá trị thu nhập của năm thứ t (đồng Kip)
Ct: Giá trị chi phí của năm thứ t (đồng Kip)
r: Tỉ lệ chiết khấu hay lãi suất (%)
t: Thời gian thực hiện các sản xuất (năm)
∑: Tổng giá trị hiện tại của thu nhập ròng từ năm 0 đến năm n
n: Số năm của chu kỳ sản xuất.
Chỉ tiêu NPV dùng để đánh giá các hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản
xuất, hoạt động sản xuất nào có NPV càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Khi
NPV > 0: sản xuất có lãi, NPV < 0: sản xuất bị lỗ, NPV = 0: sản xuất hòa vốn.
ii) Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR - Benefit to Cost Ratio): BCR là hệ
số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một
đơn vị chi phí sản xuất. BCR được tính bằng cơng thức 3.2.
𝑛

Cơng thức: 𝐵𝐶𝑅 −

𝐵𝑡
𝑡=0(1+𝑖)𝑡
𝑛
𝐶𝑡

𝑡=0(1+𝑖)𝑡






𝐵𝑃𝑉
𝐶𝑃𝑉

14

(3.2)


Trong đó: BCR: tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (Kip/Kip)
BPV: giá trị hiện tại của thu nhập (đồng Kip)
CPV: giá trị hiện tại của chi phí (đồng Kip).
Các ký hiệu khác được giải thích ở cơng thức (3.1)
Nếu PTCT có BCR > 1 và càng lớn: hiệu quả kinh tế càng cao, ngược lại
BCR ≤ 1: không hiệu quả.
iii) Tỉ lệ thu hồi vốn nội bộ (IRR - Internal Rate of Return): thể hiện tỉ lệ
sinh lời của vốn đầu tư cho PTCT có kể đến yếu tố thời gian thơng qua tính chiết
khấu. IRR được tính theo tỉ lệ %, là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu
tư hay nó phản ánh mức độ quay vịng của vốn. Vì vậy, IRR cho phép xác định
thời điểm hồn trả vốn đầu tư.
IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả năng thu hồi vốn càng sớm. (IRR
> r: có lãi; IRR < r: bị lỗ; IRR = r: hịa vốn, khi đó NPV = 0). Kết quả tính tốn
các chỉ tiêu kinh tế của từng PTCT trồng cây dài ngày trong các năm được ghi
vào mẫu biểu sau:
Mẫu biểu 3.3. Chỉ tiêu kinh tế của cây dài ngày
Năm


Ct

Bt

Bt
Ct

- (1 + i) CPV
t

BPV

NPV

IRR

BCR

1
2
….
+ Phương pháp “tĩnh” (áp dụng đối với cây trồng ngắn ngày và vật nuôi).
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các thành phần cây trồng nông nghiệp ngắn
ngày và vật nuôi tại điểm nghiên cứu, đề tài đã sử dụng phương pháp cân đối thu
nhập và chi phí của từng mơ hình. Hiệu quả này được tính bằng các cơng thức
(3.3); (3.4) và (3.5).
i) Thu nhập của PTCT i: Bt= ∑𝑛𝑖=𝑙 Bi (3.3)
ii) Chi phí của PTCT i: Ct = ∑𝑛𝑡=𝑙 Ci

(3.4)


iii) Lợi nhuận của PTCT i: LNi = ∑𝑛𝑖=𝑙 Bi -∑𝑛𝑡=𝑙 Ci (3.5)

15


Khi lợi nhuận > 0 thì sản xuất sản phẩm đó có lãi và ngược lại. Sau khi tính lợi
nhuận của các loại sản phẩm trong mô hńh, các kết quả được tổng hợp theo mẫu
biểu 3.4.
Mẫu biểu 3.4. Hiệu quả kinh tế của sản phẩm nơng nghiệp
ngắn ngày
Mơ hình

Thu nhập

Chi phí

1
2

16

Lợi nhuận

Xếp hạng


PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Đặc điểm cơ bản của khu vực nghiên cứu
4.1.1. Vị trí địa lý

xã Giáp Trung nằm ở phía bắc của huyện Bắc Mê, cách trung tâm huyện 9
km, có tổng diện tích tự nhiên 7.668,76 ha, gồn 12 thơn bản.
+ Phía đơng giáp với huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng
+ Phía nam giáp với thị trấn Yên Phú, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
+ Phía tây giáp với xã Lạc Nơng, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
+ Phía bắc giáp với xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.

Hình 4.1. Vị trí địa lý xã Giáp Trung, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
-(Nguồn: Google map, 2019)
+ Xã Giáp Trung có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa trao đổi bn
bán các mặt hàng tại địa phương, giao lưu kinh tế- xã hội với các địa phương
khác và có đường quốc lộ 34 đi tỉnh Cao Bằng thông qua đường thủy sơng gâm
huyện Bắc Mê và lịng hồ thủy điện Tun Quang, tỉnh Bắc Kạn, có nhiều đường
liên xã chạy qua nên tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong vùng phát triển
dịch vụ thương mại và du lịch.
17


+ Một số khó khăn xã gặp phải, đường giao thơng đi các bản chưa được bên
tơng hóa vì đồi núi khen sâu nên việc vận chuyển các hàng hóa ra thị trường gặp
nhiều khó khăn tỉ lệ hộ nghèo cận nghèo chiến 70%
4.1.2. Địa hình - Thổ nhưỡng
Xã Giáp Trung có địa hình khá phức tạp, có nhiều đồi núi, nhiều khe suối nhỏ
và các độ dốc tương đối lớn, do vậy địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều
khe sâu, có độ dốc lớn. Với độ cao trung bình 1300 – 1700 m so với mặt nước
biển.
Địa mạo vùng ven suối: Đây là vùng cao, đất đai vùng này phần lớn đất phù
sa thích hợp cho cây trồng hàng năm, cây ăn quả...
Địa mạo vùng núi thấp: Gồm các thơn Nà Bó, Nà Viền, Nà Đén, Khẩu Nhịa,
Nà Pồng, Thơm Khiêu, Phia Bóc, Bó Lóa, Phìn Sủi.

Địa hình có dạng sườn thoải, độ dốc nhỏ hơn 25 bên cạnh đó là các thung lũng
tương đối bằng phẳng, đất đai phù hợp cho nhiều loại cây trồng như lúa, ngơ,
sắn, đậu đỗ, ở những nơi có độ dốc lớn hơn 25 thuận lợi cho phát triển trồng
rừng.
Địa mạo vùng núi cao: Gồm các thơn Lùng Cao, Lùng Ngịa, Khuổi Phủng,
địa mạo núi cao trên 700m có đỉnh nhọn độ dốc lớn trên 25 độ và bị chia cắt
mạnh bởi các khe suối, đất đai vùng này chủ yếu phát triển về cây lâm nghiệp,
bảo vệ rừng đầu nguồn.

18


×