Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu thực trạng phân bố và tiêu thụ loài bon bo (alpinia bracteata roxb ) tại xã tam hợp, huyện tương dương, tỉnh nghệ an (khóa luận quản lý tài nguyên rừng và môi trường)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG & MƠI TRƯỜNG
----------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÂN BỐ VÀ TIÊU THỤ
LOÀI BON BO (Alpinia bracteata Roxb.)
TẠI XÃ TAM HỢP, HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ SỐ: 7620211

Giảng viên hướng dẫn

: NGƯT.PGS.TS Trần Ngọc Hải

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Công An

Mã sinh viên

: 1553020002

Lớp

: 61B - QLTNR

Khóa học

: 2016 - 2020



Hà Nội, 2020


LỜI MỞ ĐẦU
Sau bốn năm học tập và rèn luyện tại trường đại học lâm nghiệp, đến nay,
khoá học 2016 - 2020 đang bước vào giai đoạn kết thúc. Việc thực hiện khóa luận
tốt nghiệp thực sự quan trọng đối với mỗi sinh viên trong vài trò tổng hợp lại và áp
dụng được những kiến thức đã học.
Được sự nhất trí của trường Đại học Lâm nghiệp, khoa Quản lý tài nguyên
rừng và môi trường, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu thực
trạng phân bố, tiêu thụ của loài Bon bo (Alpinia bracteata Roxb.) tại xã Tam
Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An”.
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi xin gửi
lời cảm ơn đến sự giúp đỡ của các thầy cô trong bộ môn Thực vật rừng, cán bộ,
nhân viên và người dân tại trạm quản lý bảo vệ rừng Tam Hợp . Đặc biệt là sự chỉ
bảo tận tình của NGƯT.PGS.TS Trần Ngọc Hải, đã tạo điều kiện giúp tơi hồn
thành được đề tài tốt nghiệp này.
Xin gửi lời cảm ơn đến trung tâm thư viện của trường Đại học Lâm nghiệp đã
cung cấp cho tơi những nguồn tài liệu tham khảo hữu ích để phục vụ cho việc
nghiên cứu thơng tin của khóa luận.
Trong q trình thực hiện đề tài, bản thân tơi đã có những sự cố gắng, nhưng
do hạn chế về mặt thời gian, tình hình tại thực địa cũng như kinh nghiệm và trình độ
cịn nhiều hạn chế nên đề tài khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy cơ và các bạn sinh viên để bài khóa luận
được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Công An



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................... 3
1.1. Tổng quan nghiên cứu về họ gừng (zingiberaceae) trên thế giới .............. 3
1.2. Tổng quan nghiên cứu họ gừng (zingiberaceae) tại việt nam .................... 5
1.3. Tổng quan về loài bon bo tại khu vực nghiên cứu ..................................... 8
1.4. Giới thiệu chung về loài bon bo ................................................................. 8
1.5. Nhận xét chung .......................................................................................... 9
CHƯƠNG 2 mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ....................... 10
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 10
2.1.1. Mục tiêu chung ...................................................................................... 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 10
2.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................................................ 10
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 10
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 10
2.4.1. Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu chọn lọc ................................... 10
2.4.2. Công tác chuẩn bị và điều tra sơ thám .................................................. 11
2.4.3. Công tác điều tra ngoại nghiệp ............................................................. 11
2.4.4. Công tác nội nghiệp .............................................................................. 16
CHƯƠNG 3 điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ........................................... 18
3.1. Điều kiện tự nhien .................................................................................... 18

3.1.1. Vị tri dịa lý va phạm vi ranh giới .......................................................... 18
3.1.2. Địa hình, thủy văn ................................................................................. 19


3.1.3. Đất đai, thổ nhưỡng ............................................................................... 19
3.1.4. Khí hậu .................................................................................................. 19
3.1.5. Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng ........................................... 20
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ......................................................................... 21
CHƯƠNG 4 kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................ 23
4.1. Đặc điểm của loài và đặc điểm lâm phần có lồi bon bo phân bố tại khu
vực nghiên cứu ................................................................................................ 23
4.1.1. Đặc điểm hình thái của lồi bon bo tại khu vực nghiên cứu................. 23
4.1.2. Đặc điểm phân bố của loài bon bo tại khu vực nghiên cứu .................. 25
4.1.3. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của loài bon bo tại khu vực nghiên cứu
......................................................................................................................... 26
4.1.4. Đặc điểm lâm phần nơi có lồi bon bo phân bố .................................... 28
4.1.5. Mật dộ của loai bon bo .......................................................................... 34
4.2. Thực trạng khai thác, sử dụng và tiêu thụ loài bon bo tại khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................... 36
4.3. Đề xuất một số giải pháp duy trì phát triển cho lồi bon bo tại khu vực
nghiên cứu ....................................................................................................... 37
4.3.1. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................. 37
4.3.2. Giải pháp về kinh tế - xã hội ................................................................. 40
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ .......................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Từ

Viết đầy đủ

viết tắt
STT

Số thứ tự

CTTT

Cơng thức tổ thành

D1.3

Đường kính 1.3m

Dt

Đường kính tán

Hvn

Chiều cao vút ngọn

ha

Hecta

LK


Lồi khác

OTC

Ơ tiêu chuẩn

ODB

Ơ dạng bản

VQG

Vườn quốc gia


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Phân bố Bon bo theo tuyến điều tra và OTC .................................. 26
Bảng 4.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng Bon bo trên tuyến .................................... 27
Bảng 4.3. Các chỉ tiêu sinh trưởng Bon bo trong OTC .................................. 27
Bảng 4.4. Các chỉ tiêu tầng cây cao ................................................................ 28
Bảng 4.5. Chỉ số đa dạng sinh học tầng cây cao ............................................. 30
Bảng 4.6. Công thức tổ thành tầng cây cao .................................................... 30
Bảng 4.7. Các chỉ tiêu nguồn gốc và chất lượng tầng cây tái sinh ................. 32
Bảng 4.8. Công thức tổ thành tầng cây tái sinh .............................................. 33
Bảng 4.9. Các chỉ tiêu tầng cây bụi, thảm tươi, thực vật ngoại tầng .............. 34
Bảng 4.10. Mật độ loài Bon bo ....................................................................... 34


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Bản đồ vị trí địa lý xã Tam Hợp ..................................................... 18
Hình 4.1. Hình thái thân, lá cây Bon bo .......................................................... 23
Hình 4.3. Hình thái hoa Bon bo ...................................................................... 24
Hình 4.4. Hình thái quả Bon bo ...................................................................... 24
Hình 4.5: Bản đồ vị trí phân bố lồi Bon bo ................................................... 25


TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Tên đề tài: “Nghiên cứu thực trạng phân bố, tiêu thụ của loài Bon bo
(Alpinia bracteata Roxb.) tại xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An”
2. Giáo viên hướng dẫn: NGƯT.PGS.TS Trần Ngọc Hải
3. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Công An
Mã sinh viên: 1553020002
Lớp: 61B - QLTNR
4. Mục tiêu đề tài nghiên cứu:
Góp phần tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc khai thác và sử dụng bền
vững loài Bon bo (Alpinia bracteata Roxb.) tại xã Tam Hợp, huyện Tương Dương,
tỉnh Nghệ An.
5. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu các đặc điểm sinh vật học của loài Bon bo bao gồm: hình thái và
vật hậu,...
- Nghiên cứu hiện trạng phân bố của lồi Bon bo bao gồm: Nơi phân bố, địa
hình, độ cao,...
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần nơi có lồi Bon bo phân bố: mật độ,
tổ thành, tầng thứ.
- Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên và sinh trưởng của loài Bon bo.
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng khai thác và tiêu thụ loài Bon bo.
6. Kết quả đạt được:
a) Đặc điểm sinh vật học của lồi Bon bo
Cây Bon bo có chiều cao trung bình từ 2 - 3m, mỗi thân có từ 9 đến 11 lá. Lá

có chiều dài phiến từ 50cm - 1m, chiều rộng phiến từ 8 - 15cm, mặt trên xanh thẫm,
mặt dưới nhạt có phủ lớp lơng. Chùy hoa đâm ngang rồi hướng lên, dày, có một lá
bắc to bao ngồi, có lơng vàng. Tràng có ống cao 2cm, cánh hoa 2.5cm, mơi bầu
dục dài 4cm, màu trắng có sọc đỏ, nhị xanh, bầu có lơng vàng. Quả mọng khơ, mọc
thành chùm, mỗi chùm có từ 35 - 40 quả, mỗi quả có đường kính trung bình 2.5 3cm và có lơng.


b) Hiện trạng phân bố của loài Bon bo tại khu vực nghiên cứu
Bon bo có phân bố ở các trạng thái rừng và sinh cảnh là rừng phục hồi sau
nương rẫy, rừng tự nhiên nghèo, rừng hỗn giao tre nứa - gỗ và khu vực đất có cây
gỗ tái sinh tập trung số lượng cá thể lớn nhất.
Bon bo có phân bố chủ yếu tại các khu vực Chân và Sườn núi, nơi có độ dốc
khơng q lớn từ 10 đến 29 độ. Độ cao chủ yếu là từ 300m cho đến 450m, càng lên
cao thì số lượng cá thể giảm dần. Độ tàn che của tầng cây cao trong OTC phản ánh
số cá thể của loài xuất hiện, những trạng thái rừng có độ tàn che cao như rừng tự
nhiên có số cá thể hạn chế, cịn đối với các trạng thái có độ tàn che từ 0.6 trở xuống
số lượng loài tăng cao hơn.
c) Đặc điểm cấu trúc lâm phần nơi có lồi Bon bo phân bố
Cấu trúc tầng thứ ở các trạng thái rừng chủ yếu là 4 tầng A2, A3, B và C, các
cây gỗ có chiều cao thấp, trạng thái rửng tự nhiên nghèo phần lớn các cá thể thuộc
tầng A2, còn các trạng thái khác chủ yếu thuộc tầng A3. Tầng B và C có chiều cao
tương đối đồng đều nhau và phổ biến nhất tại trạng thái đất có cây gỗ tái sinh và
rừng phục hồi sau nương rẫy.
Số lượng cá thể trong lâm phần dao động từ 120 đến 600 cây/ha, đường kính
ngang ngực từ 7.5cm đến 15.1cm, chiều cao vút ngọn từ 5.2m đến 10.4m, đường
kính tán từ 2.5m đến 4.1m. Cho thấy các cá thể tầng cây cao ở những khu vực có
Bon bo phân bố là những cây có đường kính trung bình nhỏ và chiều cao trung bình
tương đối thấp. Khơng có sự chênh lệch đáng kể về chỉ tiêu sinh trưởng giữa các
trạng thái rừng, trừ trạng thái đất có cây gỗ tái sinh có trữ lượng 1.28m 3/ha <
10m3/ha, được coi là chưa có trữ lượng. Các chỉ tiêu về phẩm chất sinh trưởng của

cây đều có tỉ lệ cây ở mức tốt chiếm đa số.
Chỉ số Shannon là 2.20, Chỉ số Simpson là 0.86 cho thấy mức độ thành phần
số lượng lồi và tính đồng đều phân bố của loài đạt ở mức tương đối, lâm phần phân
bố của lồi có sự đa dạng cao.
Trạng thái rừng đất có cây gỗ tái sinh tổ thành lồi khơng đa dạng, chủ yếu là
các lồi như Lá nến và Dướng. Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ và phục hồi sau nương
rẫy có sự đa dạng hơn về thành phần loài, nhưng số loài tham gia vào CTTT chỉ đạt
dưới 50% các loài chủ yếu như Kháo, Xoan nhừ, Hu đay, Mé cò ke, Nhãn rừng,


Thành ngạnh, Ba gạc, Sịi tía. Rừng tự nhiên có thành phần loài đa dạng hơn tất cả,
số loài tham gia CTTT chiếm gần 50%, chủ yếu là các loài Dẻ, Gội, Sao đen, Trám
đen, Trâm vối, Ngát, Re hương, Vối thuốc. Số lượng loài ghi nhận được giao động
từ 4 đến 17 lồi nhưng chỉ có 2 đến 8 lồi tham gia vào CTTT.
Cây tái sinh có nguồn gốc chủ yếu từ hạt, chiếm trung bình 87%, chủ yếu là
cây sinh trưởng tốt chiếm 62%. Các trạng thái rừng có lượng cây tái sinh < 50cm và
50 - 100 là chủ yếu. Với mật độ trung bình đạt từ 5333 đến 6666 cây/ha. Tổ thành
cây tái sinh chiếm ưu thế ở một số loài như Dướng, Hu đay, Trâm vối, Dẻ, Lá nến,
Ba gạc,…
Các loài thuộc tầng cây bụi, thảm tươi thường ít phân bố tập trung theo lồi
dưới tán rừng, những loài chủ yếu xuất hiện ở hầu hết các OTC như các loại Cỏ,
Chuối, cây họ Gừng, Lau, Dương xỉ, Guột,…Độ che phủ của tầng này đạt từ 59%
đến 71%, chiều cao trung bình từ 0.85m đến 1.2m. Như vậy, tầng cây bụi phát triển
tương đối tốt, độ che phủ cao, đặc biệt là khu vực rừng trống, chưa có trữ lượng.
d) Đặc điểm tái sinh tự nhiên và sinh trưởng của loài Bon bo
Loài Bon bo chiếm phần lớn số lượng cá thể ở trạng thái đất có cây gỗ tái sinh
với mật độ cao nhất là 1556 bụi/ha và 13111 cây/ha. Các loài cây bụi chủ yếu xuất
hiện cùng với loài Bon bo như Chuối, Bụp trắng, Cỏ sp, Mua, Ba chạc, Dương
xỉ,…các loài cây tái sinh xuất hiện cùng như Hu đay, Dướng, Ba gạc, Ngát, Tre,…
So sánh chỉ tiêu sinh trưởng các cây đi kèm với lồi Bon bo tại khu vực có thể thấy

lồi khơng bị cạnh tranh nhiều, với chiều cao và đường kính vượt trội hơn đã giúp
cho lồi Bon bo chiếm được ưu thế về sinh trưởng và dinh dưỡng. Kết hợp với độ
che tán vừa đủ của một số loài cây gỗ, dây leo và đặc biệt là các loài Tre đã tạo điều
kiện phát triển phù hợp cho lồi.
Chiều cao trung bình của cây Bon bo là 2.2m, đường kính trung bình là 2.8cm.
Tổng số lượng Bon bo trên 3 tuyến là 203 bụi và 1916 cây, trên các OTC là 19 bụi
và 149 cây. Đa số một bụi có 7 đến 10 cây.
Qua khảo sát phát hiện hoa Bon bo vào tháng 3, ra quả bắt đầu từ tháng 4. Đa
phần các cá thể đều đã ra hoa và quả, riêng trạng thái rừng tự nhiên do có độ tàn che
lớn nên lồi có kích thước kém hơn, số cây/bụi tương đối nhiều nhưng mới chỉ có


một số cây ra hoa nhưng chưa có quả. Các cá thể đa phần đều có phẩm chất sinh
trưởng ở mức tốt, cịn lại ở mức trung bình.
e) Thực trạng khai thác, sử dụng và tiêu thụ loài Bon bo tại khu vực nghiên cứu
Tại xã Tam Hợp đã có gây trồng lồi này tại các khu vực địa hình thấp, gần
khu vực sống của người dân, các sinh cảnh ven đường, các khu đất trống có độ che
bóng vừa đủ như khu vực có tre nứa, lau và một số chỗ có cây gỗ nhỏ.
Người dân tại đây rất ít vào rừng sâu để thu hái vì số lượng cây trong đó có rất
ít. Việc thu hái sản phẩm chủ yếu do phụ nữ thực hiện, chủ yếu là người dân tộc
Thái, H’mông. Người dân chỉ sử dụng và thu hoạch phần quả. Việc thu hoạch được
tiến hành hái cả cụm quả, sau khi thu hái sẽ chẽ chặt hủy bỏ cây để cho ra mầm mới
vào mùa vụ sau. Quả sau khi thu hoạch về sẽ được đem bán tươi hoặc khô và bán
cho các thương nhân đến thu mua trực tiếp.


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tài nguyên rừng bao gồm rất nhiều dạng vật chất đa dạng và phong phú nhất,
đáp ứng vai trị lớn trong suốt q trình phát triển của xã hội loài người. Hiện nay,
với sự suy giảm mạnh của tài nguyên rừng, sự phát triển mạnh của con người và

nhu cầu khai thác các tài nguyên thiên nhiên, việc thay đổi mạnh mẽ trong công tác
bảo tồn và kinh doanh rừng cần phải được thực hiện nhanh chóng và hướng sang
bước phát triển mới không chỉ phụ thuộc vào việc trồng và chăm sóc, khai thác tài
nguyên gỗ mà chúng ta cần chú trọng tìm hiểu và phát triển lâm sản ngoài gỗ, đây
là giải pháp tối ưu nhất cho công tác bảo vệ rừng và phát triển kinh tế cho người
dân.
Ngày nay, khi cuộc sống con người đang đối mặt với nhiều vấn đề về sức
khỏe, y tế và nhu cầu thuốc chữa bệnh, thực phẩm sạch thì các mặt hàng lâm sản
ngoài gỗ đáp ứng được các nhu cầu đó. Các loại dược liệu giúp chữa bệnh, tăng
cường sức khỏe con người luôn được ưa chuộng và có giá thành cao. Đó chính là cơ
sở quan trọng nhất cho xu hướng phát triển kinh tế dựa vào lâm sản ngoài gỗ, các
loài dược liệu quý hiếm tại các vùng nông thôn miền núi.
Tỉnh Nghệ An là vùng có diện tích rừng rất lớn, được coi là nơi có mức độ đa
dạng sinh học cao nhất trong cả nước, tập trung nhiều khu bảo tồn thiên nhiên có
vai trò, ý nghĩa quan trọng trong hệ sinh thái rừng. Tuy nhiên, các hệ sinh thái ở đây
đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi con người. Các khu rừng trở nên nghèo về chất
lượng và số lượng, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và môi trường cho các
đồng bào người dân vùng núi. Việc tập trung đầu tư cho công tác bảo tồn và phát
triển đa dạng sinh học, các lồi có giá trị đang được tỉnh Nghệ An đẩy mạnh, đặc
biệt các dự án bảo tồn và phát triển các lồi dược liệu có giá trị cao. Huyện Tương
Dương là một huyện miền núi tỉnh Nghệ An, nơi tập trung nhiều loài dược liệu quý
như Đẳng sâm, Bon bo. Mắc ca,… đây được coi là vùng có điều kiện tự nhiên phù
hợp với tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, đặc điểm dân cư với phần lớn là đồng bào
dân tộc Thái, giao thơng đi lại khó khăn, chưa định canh định cư do các dự án thủy
điện, khả năng hiểu biết về vai trò của tự nhiên đối với cuộc sống con người vẫn

1


còn hạn chế, đã tác động rất lớn đến tài nguyên thiên nhiên và sự hiệu quả của các

dự án bảo tồn phát triển các loài dược liệu quý.
Cây Bon bo còn được gọi là cây Bo bo, Mạc cà, Cọ cà, Sẹ tía, có tên khoa học
là Alpinia bracteata Roxb. là loài cây hoang dã tự nhiên, một loài lâm sản ngoài gỗ,
mọc phổ biến ở nhiều nơi thuộc miền núi tỉnh Nghệ An. Bon bo là loài cây đa tác
dụng, theo dân gian truyền miệng đồng bào dân tộc Thái thì hạt được sử dụng làm
thuốc chữa bệnh (thấp khớp, đau lưng, đau dạ dày), lá non được sử dụng chế biến
các món ăn. Hạt Bon bo là nguồn dược liệu có giá trị xuất khẩu cao, hàng năm ước
tính đã có hàng trăm tấn được xuất khẩu.
Hiện nay tại xã Tam hợp bon bo được xem là một lồi cây lâm sản ngồi gỗ có
tiềm năng cho giá trị kinh tế cao, nhưng tại địa phượng hiện nay chưa có nghiên cứu
nào về lồi cây này nên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng
phân bố và tiêu thụ Bon bo (Alpinia bracteata Roxb.) tại xã Tam Hợp, huyện
Tương Dương, tỉnh Nghệ An” giúp thu thập thêm thơng tin về lồi để tạo cơ sở
phát triển loài bền vững.

2


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu về họ Gừng (Zingiberaceae) trên thế giới
Người đầu tiên nghiên cứu về họ Gừng (Zingiberaceae) là Engelbert
Kaempfer, một bác sĩ người Đức, từ những mẫu vật mà Engelbert Kaempfer thu
được C. Linaeus đã đặt tên và mô tả 2 loài Kaempfer galanga và Kaempfer rotunda,
cũng trong thời gian này C. Linnaeus đã đặt tên và mô tả 4 chi: Amomum, Alpinia,
Curcuma và Costus với 10 loài sau này được xếp trong họ Gừng, cùng với một số
chi và loài thuộc các họ khác nhau có chung đặc điểm nhị với nhị và một vịi nhụy.
Sau C. Linnaeus, cịn có một số tác giả khác mô tả về các chi và các loài sau
này được xếp vào họ Gừng. Cũng theo quan điểm trên J. G Koenig (1783) mô tả 21
loài và 4 chi mới: Hura (Globba), Languas (Alpinia), Hedychium và Banksea

(Cotus).
Đến năm 1807, William Roscoe đã mô tả 66 loài gừng, phần lớn là được trồng
ở Liverpool (Anh).
Năm 1815, W. Roxburgh đã mơ tả 8 chi với 47 lồi thuộc họ Gừng ở Ấn Độ,
trong đó hầu hết được minh họa bằng hình vẽ.
C. L. Blume (1823) nghiên cứu hệ thực vật ở Borgor (Indonesia) đã mô tả 8
chi và 20 lồi, đến năm 1827 ơng đã cơng bố 12 chi và 57 loài.
Lindley (1835) đã đặt tên cho họ Gừng là Zingiberaceae được lấy tên từ tên
chi Zingiber làm chi chuẩn. Kể từ khi cơng trình của Lindley được cơng bố, họ
Gừng chính thức được coi là một taxon bậc họ riêng biệt, làm cơ sở cho các nhà
thực vật nghiên cứu và sắp xếp các taxon vào họ Gừng.
Năm 1883, G. Bentham & J. D. Hooker đã nâng số chi họ Gừng lên 21 chi với
đặc điểm: Nhị hữu thụ 1, vòi nhụy 1. J. G. Baker (1894) dựa vào hệ thống của G.
Benthem & J. D. Hooker (1883) khi nghiên cứu họ Gừng ở Ấn Độ đã mơ tả 19 chi
với 219 lồi.
J. K. Mangaly & M. Sabu (1993) đã nghiên cứu chi Nghệ (Curcuma) ở miền
Nam Ấn Độ, giới thiệu 17 lồi Nghệ có hình vẽ minh họa.

3


K. Schumann 91904), dựa vào cách sắp xếp của lá thành xếp xoắn, bẹ lá mở 1
bên hay hình ống, vào các cơ quan như: đài, tràng, nhị hoa, bầu hoa đã công bố 38
chi, xếp trong 2 phân họ là Zingiberoideae và Costoideae.
R. E. Holttum (1950) nghiên cứu họ Gừng ở Malesia đã mô tả và công bố 22
chi với 156 loài.
Đến năm 1959, J. Hutchinson đã xây dựng hệ thống phân loại họ Gừng gồm
45 chi, được xếp trong 4 tông là: Costeaa, Hedychieae, Globbeae và Zingiberea với
đặc điểm chính là nhị lép phát triển thành dạng cánh tràng, dính hay khơng dính với
cánh mơi và số lượng ô trong bầu.

H. Melchior (1964) đã công bố được 49 chi được xếp trong 2 phân họ là phân
họ Zingiberoideae với 3 tông là Hedychieae, Globbeae và Zingiberea và phân họ
Costoideae chỉ với 1 tông là Costeae.
C. A. Backer (1968) nghiên cứu hệ thực vật Java đã mô tả 13 chi với 55 lồi
Gừng ở Java, viết dưới dạng khóa định loại.
B. L. Burt và R. M. Smith (1985, 1986, 1987) nghiên cứu họ Gừng ở Borneo
đã mô tả 15 chi với 123 loài.
T. L. Wu & S. J. Chen (1981) khi nghiên cứu họ Gừng ở Trung Quốc đã mơ tả
19 chi với 144 lồi Gừng, đã sử dụng hệ thống phân loại của K. Schumann (1904).
J. C. Wang & al. (2000) nghiên cứu ở Đài Loan đã mô tả 5 chi với 18 loài.
HU Qi-ming & Wu De-lin (2011) trong cơng trình “Flora of Hong Kong” khi
nghiên cứu hệ thực vật ở Hồng Kong đã xây dựng khóa định loại và mơ tả 4 chi với
29 lồi thuộc họ Gừng (Zingiberaceae).
A. Takhtajan (1987) cũng căn cứ vào các đặc điểm của nhị lép bên phát triển
thành dạng cánh tràng hay tiêu giảm thành dạng dùi, trung đới kéo dài bao lấy vịng
nhụy, số lượng các ơ trong bầu cũng như cách sắp xếp của lá đã công bố 47 chi
được xếp trong 4 tông là: Hedychieae, Globbeae, Alpinieae và Zingiberaeae. Tách
tông Costeae trong hệ thống của J. Hutchinson ra khỏi họ Gừng và thành 1 họ riêng
biệt là họ Costaceae (họ Mía dị).
J. Kress và cộng sự (2002) đã công bố 53 chi được xếp trong 4 phân họ là
Sijhonochloideae, Tamijoideae, Alpinioideae và Zingiberoideae với 6 tông.

4


Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về các lồi trong họ Gừng, chủ yếu được tập
trung vào các chi Curcuma, Zingiber, Alpinia, Amomum,… Điển hình là các cơng
trình của X. Ji và cs (1993), công bố từ tinh dầu quả lồi Alpinia chinensis có các
thành phần chính là β-pinen (15,2%), neryl axetat (15,8%), oalyltoluen (20,5%) [4];
cũng từ tinh dầu hạt, L. Zhu và cs (1993) đã công bố các thành phần chủ yếu là

geraniol (10,3%), geranyl axetat (28,8%), o-propenyl toluen (13,6%) [1]. M. S.
Hasnah và cs (1998) khi nghiên cứu về thành phần tinh dầu thân rễ loài Alpinia
conchigera ở Malaysia đã công bố với β-sesquiphellandren (20,5%), β-bisabolen
(12,1%) và 1,8-cineol (11,6%) là các thành phần chính [1]. Cũng từ tinh dầu thân rễ
loài này ở Malaysia, được K. C. Wong và cs (2005) công bố với β-bisabolen
(28,9%), 1,8-cineol (15,3%), β-caryophyllen (10,0%) và β-pinen (9,5%) là các
thành phần chính [3].
Nikhil Kumar và Vijayyata (2017) [2] đã nghiên cứu thành phần hóa hoc và
thành phần hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu thân rễ loài Alpinia allughas Rosc.
Kết quả 28 hợp chất chiếm 95,14% lượng tinh dầu đã được xác định và tinh dầu có
hoạt tính kháng khuẩn tốt chống lại Staphylococcus aureus.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và công nghệ sinh học đã hỗ
trợ rất tích cực cho việc nghiên cứu thực vật, bên cạnh các phương pháp truyền
thống là phương pháp hình thái so sánh còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu ở
cấp độ phân tử như phân tích sinh học phân tử hay phương pháp phân tích bằng
ADN. Với những thành tựu này thì các kết quả nghiên cứu đảm bảo độ chính xác
cao hơn.
1.2. Tổng quan nghiên cứu họ Gừng (Zingiberaceae) tại Việt Nam
Ở Việt Nam, cơng trình đầu tiên đề cập đến các taxon họ Gừng là của J.
Loureo (1793) tác giả đã mơ tả 3 chi với 13 lồi có ở miền Nam Việt Nam. Những
nghiên cứu về họ Gừng ở Việt Nam đáng kể nhẩt phải kể đến cơng trình nghiên cứu
của F. Gapneoain (1908) với cơng trình “Thực vật chí đaị cương Đơng Dương”
(Flore Generale de L’Indo-chine) tác giả đã lập định khóa định loại và mơ tả 13 chi,
118 lồi ở Đơng Dương, trong đó ở Việt Nam có 13 chi và 63 lồi. Cho đến nay
nguồn tài liệu này đã cũ những vẫn là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng.

5


Sau cơng trình này cịn có một số cơng trình nghiên cứu về họ Gừng ở Việt

Nam như trong “Cây cỏ Việt Nam” của Lệ Khả Kế và cộng sự (1975) tác giả đã lập
khóa định loại và mơ tả 8 chi, 25 loài thường thấy ở Việt Nam.
Tinh dầu có trong tồn bộ giới thực vật nhưng đặc biệt có mặt nhiều trong các
họ như: Thơng (Pinaceae), Cam (Rutaceae), Sim (Myrtaceae), Long não
(Lauraceae), Gừng (Zingiberaceae), Cúc (Asteraceae), Hoa tán (Apiaceae), Ngọc
lan (Magnoliaceae), Na (Annonaceae), Hồ tiêu (Piperaceae),...[8]
Phạm Hoàng Hộ (1972) giới thiệu ngắn gọn 11 loài Gừng ở miền Nam Việt
Nam. Phạm Hoàng hộ (1993, 2000) trong “Cây cỏ Việt Nam” đã lập khóa định loại
và mơ tả 22 chi, 108 loài thuộc cây họ Gừng ở Việt Nam. Trong cơng trình này tác
giả nhắc đến hệ thống phân loại của K. Schumann (1904) với 2 phân họ và 4 tông,
nhưng các taxon bậc chi lại không được mô tả và sắp xếp theo hệ thống, có khóa
định loại đến chi nhưng không đầy đủ. Tác giả đã mô tả ngắn gọn với hình vẽ đơn
giản nhưng dễ nhận ra các chi và đưa tổng số chi là 25 chi với số loài là 115 loài.
Nguyễn Tiến Bân (2005) [5] trong cơng trình “Danh lục các lồi thực vật Việt
Nam” tác giả đã đưa ra danh lục đề cập đến 18 chi và 131 loài. Tác giả đã cung cấp
một số dẫn liệu về vùng phân bố, dạng sống và sinh thái cũng như giá trị sử dụng
của mỗi lồi.
Nghiên cứu đầy đủ và có tính hệ thống nhất về họ Gừng ở Việt Nam phải kể
đến cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Bình (2011). Với cơng trình
này tác giả đã cơng bố ở Việt Nam có 19 chi với 144 lồi và thứ tự được xếp 2 phân
họ: Alpinoideae và Zingiberoideae, 3 tông: Alpinieae, Zingibereae và Globbeae,
đồng thời cung cấp thông tin về phân bố và giá trị sử dụng trong các lĩnh vực như
làm thuốc, làm gia vị, làm cảnh và cho tinh dầu.
Năm 2015 trên cơ sở các mẫu thu thập được từ năm 2010 đến năm 2014 bởi
sự hợp tác nghiên cứu giữa Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam và Vườn Thực vật
Singapore, một số nhà khoa học Tp. Hồ Chí Minh 9 loài Gừng mới thuộc chi này
chiếm 64% số loài Gừng đã biết chio thấy sự phong phú và đa dạng của chi Gừng
nói riêng và họ Gừng Việt Nam nói chung.
Ngồi ra cịn có một số cơng trình nghiên cứu khác ở Việt Nam về họ Gừng,
tuy nhiên chỉ là các nghiên cứu về mộ số chi riêng lẻ hay các công bố về các chi,


6


loài mới bổ sung cho hệ thực vật trên thế giới và ở Việt Nam trên các tạp chí trong
và ngoài nước như của Theilade & J. Mood (1999), K. Larsen & M. F. Newman
(2001), T. Rehse & J. Kress (2003), Nguyễn Quốc Bình.
Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu về phân loại và hệ thống học, cịn có
một số cơng trình nghiên cứu về giá trị tà ngun của họ Gừng như Võ Văn Chi
(1997) [7] trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” đã giới thiệu 35 loài thuộc 10
chi làm thuốc.
Lê Trần Đức (1995) [9] đã giới thiệu 12 loài thuộc 5 chi các tác dụng làm
thuốc. Đỗ Tất Lợi (1995) đã mơ tả 13 lồi thuộc 5 chi làm thuốc. Đỗ Huy Bích và
các tác giả (1993) trong “1900 lồi cây có ích ở Việt Nam” đã giới thiệu 8 chi với
24 loài được sử dụng làm thuốc, làm gia vị và cho tinh dầu.
Lê Huyền Trâm và cs (2007) [11] đã nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn và
kháng nấm của tinh dầu một số loài Alpinia và Zingiber (Zingiberaceae) ở Viêt
Nam. Kết quả cho thấy dich chiết với MeOH từ thân rễ của các loài Riềng
gagnepain (Alpinia gagnepainii), Riềng malaca (A. malaccensis), Riềng rừng (A.
conchigera), Mè tré (A. globosa) và Gừng đỏ (Zingiber rubens) đều có khả năng
kháng các chủng vi sinh vật thử nghiệm ở các mức độ khác nhau, đặc biệt là khả
năng ức chế mạnh với Staphyloccocus aureus.
Đào Thị Minh Châu (2016) [6] đã cơng bố về nguồn lâm sản ngồi gỗ ở VQG
Pù Mát, trong đó đã xác định được 3 lồi có tinh dầu là Sa nhân giác
(Siliquamomum tonkinensis), Giả sa nhân (Hornstedtia sanhan) và Ét linh vân nam
(Etlingera yunnanensis)
Nguyễn Viết Hùng (2017) [10] Nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu của
các loài thực vật ở VQG Pù Mát và đề xuất các giải pháp bảo tồn đã phân tích 38
mẫu thuộc 25 lồi của 7 họ thực vật là: Cam (Rutaceae), Long não (Lauraceae), Na
(Annonaceae), Gừng (Zingiberaceae), Nhân sâm (Araliaceae), Ráy (Araceae) và

Sim (Myrtaceae). Lần đầu tiên xác định hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu
của 13 loài là Trâm lá cứng (Syzygium sterophyllum),Chân chim ngăn quả
(Schefflera myriocarpa), Sa nhân miên (Amomum repoense), Gừng đen
(Distichochlamys citrea), Riềng (Alpinia napoensis), Gừng lá sáng bóng (Zingiber
nitens), Thần phục (Homalomena pierreana), An phong bắc bộ (Alphonsea

7


tonkinensis), Chắp dai (Beilschmiedia percoriacea), Bời lời lá nhục đậu khấu
(Litsea myristicaefolia), Re trắng chùy (Phoebe paniculata), Bưởi bung ít gân
(Maclurodendron oligophlebium), Quýt rừng (Atalantia guillauminii)
1.3. Tổng quan về loài Bon bo tại khu vực nghiên cứu
Từ năm 2015 với sự hỗ trợ của Dự án UNDP- GEF SGP cây Bon Bo đã được
gây trồng thành cơng với mơ hình 86 ha với 84 hộ gia đình tham gia tại các xã Nậm
Nhóong, Châu Thơn huyện Quế Phong. Năm 2016 Dự án rừng và đồng bằng (VFD)
đã tổ chức các đợt tập huấn cho 268 hộ gia đình của 5 bản thuộc xã Nậm Giải về
việc bảo tồn và phát triển loài cây này.
Ngoài các địa phương trên, hiện nay có khá nhiều địa phương ở trong tỉnh
Nghệ An như xã Tây Sơn, xã Huồi Tụ huyện Kỳ Sơn, Xã Yên Na huyện Tương
Dương,… hàng trăm hộ dân đã từng bước khoanh nuôi phục hồi, gây trồng cây Bon
Bo để khai thác nhằm tạo sinh kế, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo.
Dự án VFD đang thiếu nhiều thơng tin về thực trạng cây Bon Bo, về thu hái,
chế biến và thị trường. Để có những thơng tin cơ bản về thực trạng cây Bon bo, Dự
án VFD phối hợp Ban QLDA tỉnh Nghệ An và các đơn vị liên quan tổ chức khảo
sát ở 3 huyện miền núi Quế Phong, Tương Dương, Kì Sơn nơi có nhiều diện tích
Bon Bo nhất của tỉnh Nghệ An. Về sản lượng năm 2015 tại xã Nậm Giải huyện Quế
Phong thu được 37.895kg. Thu nhập của các hộ dân tại huyện Tương Dương là 4 - 5
triệu/hộ/năm, tại huyện Kỳ Sơn là 2 - 3 triệu/hộ/năm, tại huyện Quế Phong là 3 - 4
triệu/hộ/năm.

1.4. Giới thiệu chung về loài Bon bo
Tên khoa học: Alpinia bracteata Roxb. [12]
Tên phổ thông: Bon bo, Bo bo, Mạc cà, Cọ cà, Sẹ tía
Họ Gừng: Zingiberaceae
Đặc điểm hình thái
Bon bo có nét giống cây riềng nhưng rễ khơng phát triển theo hướng mọc
thành củ mà chỉ bò lan dưới lớp đất mỏng hoặc nổi trên mặt đất. Là loại cây thân
thảo có chiều cao trung bình từ 2 - 3 m. Lá cây Bon bo có màu xanh thẫm, mặt nhẵn
bóng có lơng ở mặt dưới và có chiều rộng 4 - 7 cm, dài 15 - 35 cm. Hoa của Bon bo
có màu trắng đốm, mọc thành chùm ở gốc rễ. Ngọn mang hoa gần sát mặt đất, mỗi

8


gốc có đến 3 - 6 chùm hoa và mỗi chùm có 4 - 6 hoa. Quả hình trứng to bằng đầu
ngón tay cái. Hạt Bo bo dính theo lối đinh phôi trung trụ.[13]
Đặc điểm sinh thái và phân bố
Cây Bon bo thuộc loại cây nhiệt đới, thích hợp ở nhiệt độ bình quân hằng năm
từ 220C - 280C. Ở nhiệt độ cao quá hoặc thấp quá cây phát triển kém và ít ra quả.
Bon bo là lồi cây ưa thích bóng râm, chủ yếu sống dưới tán cây rừng. Nhưng bị tán
cây rừng che bóng râm q nhiều thì cây Bon bo mọc rất rậm rạp, ít ra hoa kết quả.
Cây Bon bo thường mọc trên các sườn núi, ở độ cao khoảng 300 - 350m so với mặt
biển trở lên. Bon bo thường phát triển tốt ở những vùng có lượng mưa hàng năm
khoảng 2500mm, độ ẩm bình quân hàng năm trên 80%. Trong thời gian Bon bo ra
hoa vào tháng 1 - 5 hàng năm, phải có sương mù dày đặc thì tỷ lệ đậu quả mới cao.
Bon bo thích hợp với mọi loại đất, nhưng tốt nhất là đất pha cát, thốt nước tốt.
Lồi bắt gặp ở Ấn Độ và Việt Nam. Ở Việt Nam có gặp từ Tuyên Quang,
Ninh Bình đến Lâm Đồng.[13]
Giá trị sử dụng
Bo bo là loài cây đa tác dụng, theo dân gian truyền miệng đồng bào dân tộc

Thái thì hạt được sử dụng làm thuốc chữa bệnh (thấp khớp, đau lưng, đau dạ dày),
lá non được sử dụng chế biến các món ăn. Hạt Bon bo là nguồn dược liệu có giá trị
xuất khẩu cao, hàng năm ước đã có hàng trăm tấn được xuất khẩu. Mỗi hộ nuôi
trồng từ 6 đến 7 ha thì có thể thu nhập thêm được từ 70 đến 80 triệu đồng/năm
(nguồn báo cáo Quỹ Môi trường tồn cầu, Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của
Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc UNDP- GEF SGP).
1.5. Nhận xét chung
Các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các loài trong họ Gừng đã được
các tác giả thực hiện từ lâu và đa dạng, chi tiết các kết quả và phương thức điều tra.
Đây là nguồn cơ sở dữ liệu tham khảo rất cần thiết cho việc thực hiện nghiên cứu
hay bổ sung thông tin về các loài trong họ này.
Tại khu vực xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An các cơng trình
nghiên cứu còn rất hạn chế, đặc biệt là đối với lồi Bon bo đang rất được quan tâm
nhưng chưa có nghiên cứu nào cho khu vực, nên việc thực hiện đề tài là rất cần
thiết.

9


Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Góp phần tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc khai thác và sử dụng bền
vững loài Bon bo (Alpinia bracteata Roxb.) tại xã Tam Hợp, huyện Tương Dương,
tỉnh Nghệ An.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được đặc điểm lâm học và thực trạng phân bố tự nhiên của loài.
- Đánh giá được thực trạng khai thác và tiêu thụ loài Bon bo tại địa phương.
2.2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Đối tương nghiên cứu: loài Bon bo (Alpinia bracteata Roxb.) thuộc họ Gừng
(Zingiberaceae) tại xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi không gian: được thực hiện tại xã tam Hợp, huyện Tương Dương,
tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 5 năm 2020.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các đặc điểm sinh vật học của loài Bon bo bao gồm: hình thái và
vật hậu, sinh trưởng.
- Nghiên cứu hiện trạng phân bố của loài Bon bo bao gồm: Nơi phân bố, địa
hình, độ cao,...
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần nơi có lồi Bon bo phân bố: mật độ,
tổ thành, tầng thứ.
- Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên và sinh trưởng của loài Bon bo.
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng khai thác và tiêu thụ loài Bon bo.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập, kế thừa số liệu chọn lọc
Kế thừa những tư liệu về điều kiện tự nhiên: địa hình, khí hậu, thủy văn, đất
đai, tài ngun rừng, điều kiện kinh tế, điều kiện xã hội: dân số, lao động, thành
phần dân tộc. Kế thừa báo cáo về thực trạng tài nguyên rừng và công tác quản lý

10


bảo vệ rừng của Ban quản lý rừng và cảnh quan môi trường xã Tam Hợp, huyện
Tương Dương, tỉnh Nghệ An trong các năm qua.
2.4.2. Công tác chuẩn bị và điều tra sơ thám
- Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ (giấy quyết định làm khóa luận tốt nghiệp, giấy
giới thiệu).
- Liên hệ trực tiếp với cán bộ cấp xã báo cáo xin phép để được đến khu vực xã
đi thực địa và xin số liệu về khu vực nghiên cứu.

- Chuẩn bị phương tiện, câu hỏi phỏng vấn biểu ghi chép điều tra, máy GPS,
máy chụp ảnh, dao, thước 30cm, thước 50m, 1.5m, dây nilon, đồ đựng mẫu vật, bản
đồ hiện trạng rừng của khu vực nghiên cứu.
- Chuẩn bị tư trang, đồ dùng cá nhân đi thực địa.
- Tiến hành phỏng vấn cán bộ phụ trách xã, người dân tai khu vực, người thu
mua và chế biến loài Bon bo về đặc điểm hình thái thân, lá, đặc điểm hoa quả hạt,
tái sinh và phát triển của loài. Đặc điểm sinh thái nơi có lồi thường phân bố về độ
cao, vị trí địa hình, trạng thái rừng,…để phục vụ cho cơng tác lập tuyến, OTC, thu
thập mẫu ngồi thực địa.
2.4.3. Công tác điều tra ngoại nghiệp
a) Phương pháp thu thập mẫu tiêu bản
- Tại các điểm bắt gặp lồi Bon bo cần thu mẫu tiêu bản để mơ tả đặc điểm
hình thái về thân, vỏ thân, cành, lá, hoa, quả, các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao,
đường kính và đăc điểm khu vực có lồi phân bố.
- Tại mỗi tuyến điều tra tiến hành thu 02 mẫu tiêu bản của loài. Chọn cành
mẫu là những cành mang đầy đủ lá non, lá già, hoa, quả (nếu có), không bị sâu
bệnh, không dị tật, cụt ngọn, cành, các cành mẫu cắt đi không ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây. Dùng kéo cắt cành cắt cành mẫu sao cho không gây dập nát cành.
- Tiến hành mô tả chi tiếu mẫu từ các đặc điểm về hình dạng, màu sắc, kích
thước của cành, lá non, lá già, hoa, quả, hạt, so sánh đối chứng mẫu tiêu bản với các
tài liệu đã được công bố. Điều tra nghiên cứu vật hậu về các đặc điểm như thời gian
xuất hiện hoa, quả, hạt của loài.

11


b) Phương pháp điều tra theo tuyến
- Chuẩn bị dụng cụ gồm bảng biểu, bút, thước 1.5m, máy GPS, kéo cắt cành.
Thiết kế các tuyến điều tra không cắt nhau và đảm bảo đi qua các dạng sinh cảnh
mang tính đại diện nhất.

- Lập các tuyến điều tra, mỗi tuyến điều tra có độ dài từ 2 - 3km trở lên. Các
tuyến điều tra được bố trí theo sơ đồ hình chữ nhật đi về các hướng, hoặc theo các
đường song song với nhau, cách đều nhau. Trên các tuyến điều tra quan sát ra hai
phía với bán kính 20m, tại các điểm bắt gặp Bon bo cần ghi tọa độ nơi loài phân bố,
các chỉ tiêu về độ cao, trạng thái rừng,…
- Thông tin điều tra trên tuyến ghi theo mẫu biểu:
Mẫu biểu 01: BIỂU ĐIỀU TRA TUYẾN LOÀI BON BO
Tuyến số: ................................................. Ngày điều tra: ..............................................
STT
cây

Tọa độ
X

Y

D1.3/00
(cm)

Hvn
(m)

Trạng
thái
rừng

Độ cao
(m)

Phẩm

chất

Vật
hậu

Ghi
chú

1
2
3

2.4.3.2. Phương pháp điều tra đặc điểm cấu trúc rừng nơi có lồi Bon bo phân bố
Thu thập số liệu thảm thực vật thông qua hệ thống các OTC, tiến hành lập
OTC trên mỗi tuyến điều tra, các OTC được bố trí trên các trạng thái rừng đại diện
nhất có sự phân bố của Bon bo. Dạng hình chữ nhật với chiều dài song song với
đường đồng mức, chiều rộng vuông góc với đường đồng mức, lập theo phương
pháp Pytago với diện tích OTC là 500m2 (25m x 20m). Dụng cụ lập OTC bao gồm
thước dây 50m, dây nilong và 4 cọc tiêu.
- Điều tra tầng cây cao
Trong mỗi OTC đo đạc các chỉ tiêu của các cây có cỡ đường kính đo được từ
6cm trở lên. Tiến hành đo đếm toàn bộ các cây thuộc tầng cây cao về các chỉ tiêu
như đo đường kính ngang ngực (D1.3) bằng thước 1.5m đo tại vị trí thân cây cách

12


mặt đất 1.3m. Đo chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc) bằng thước
đo cao, đo đường kính tán (Dt) tại hai vị trí lớn nhất và nhỏ nhất của tán cây và lấy
giá trị trung bình. Đánh giá phẩm chất sinh trưởng của các cây. Thu thập các số liệu

về tọa độ OTC, độ cao, độ dốc, hướng dốc, độ tàn che của tầng cây cao,… Các số
liệu thu thập được trong OTC được ghi vào biểu điều tra sau:
Mẫu biểu 02: BIỂU ĐIỀU TRA TẦNG CÂY CAO
Số hiệu OTC:........................................... Ngày điều tra: ..............................................
Địa điểm: ................................................. Người điều tra: .............................................
Trạng thái rừng: ....................................... Vị trí địa hình:..............................................
Tọa độ GPS: ............................................ Độ dốc: ........................................................
Hướng dốc: .............................................. Độ cao: .........................................................
STT Tên loài

Chu
vi
(cm)

D1.3
(cm)

Hvn
(m)

Hdc
(m)

Dttb
(m)

Sinh
trưởng

Vật

hậu

Ghi
chú

1
2
3

- Xác định độ tàn che
Dùng ống giấy có đường kính 3cm ngắm theo phương thẳng đứng. Bố trí
trong OTC 4 tuyến đi cách đều, song song với chiều dài của OTC, trên mỗi tuyến
chia thành 20 điểm cách đều nhau sẽ được 80 điểm. Nếu gặp toàn bộ tán cây thì ghi
giá trị 1, nếu gặp nửa tán thì ghi giá trị 0.5, nếu khơng gặp tán thì ghi giá trị 0. Độ
tàn che được tính bằng tổng giá trị tàn che chia cho 80 điểm, giá trị độ tàn che từ 0
đến 1.
- Điều tra cây tái sinh và cây bụi thảm tươi
Trong mỗi OTC tiến hành lập 5 ODB, vị trí các ODB bao gồm một ơ ở chính
giữa OTC và 4 ơ ở 4 góc. Các ơ có diện tích 9m2 (3m x 3m). Trong các ODB tiến
hành thu thập các số liệu của thảm thực vật cây bụi, thực vật ngoài tầng gồm tên
lồi, số cây, số bụi, chiều cao trung bình, phân bố, độ che phủ,.... Lớp cây tái sinh

13


cần điều tra về thành phần loài, số lượng cây theo cấp chiều cao, tình hình sinh
trưởng và nguồn gốc tái sinh. Các số liệu thu thập được ghi vào 2 biểu điều tra sau:
Mẫu biểu 04: BIỂU ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH
Số hiệu tuyến: .......................................... Ngày điều tra: ..............................................
Số hiệu OTC: ........................................... Người điều tra: .............................................

ODB

STT

Loài
cây

Chiều cao (cm)
50 < 50
> 100
100

Nguồn gốc
Chồi

Hạt

Sinh trưởng
T

TB

X

Ghi
chú

Mẫu biểu 05: ĐIỀU TRA CÂY BỤI, THẢM TƯƠI, TV NGOẠI TẦNG
Số hiệu tuyến: .......................................... Ngày điều tra: ..............................................
Số hiệu OTC: ........................................... Độ dốc: ........................................................

ODB

STT

Loài
cây

Số
bụi

Số
cây

Htb
(m)

Độ CP
(%)

Phân
bố

Sinh
trưởng

Vật
hậu

Điều tra loài Bon bo kết hợp trong biểu 05, đánh giá sinh trưởng và vật hậu
(hoa, quả,..) chi tiết.

c) Phương pháp phỏng vấn đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng và tiêu thụ loài
Bon bo tại khu vực nghiên cứu
Phương pháp phỏng vấn sẽ tạo nguồn thông tin dữ liệu điều tra một cách
khách quan hơn. Nhằm thu thập được thông tin ban đầu phục vụ cho việc lên kế
hoạch cơng tác điều tra và tăng độ tin cậy, chính xác cho số liệu thu thập.
Phỏng vấn trực tiếp người dân thôn bản, những người đi thu hái, người thu
mua, bán, những thầy thuốc, thầy lang hoặc cán bộ kiểm lâm. Để phỏng vấn họ,
nghiên cứu sử dụng các câu hỏi trong phiếu phỏng vấn sau:

14


×