Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lý, hóa học của đất dưới tán rừng trồng thông 3 lá (pinus kesiya) thuộc ban quản lý rừng phòng hộ yaly, huyện chư păh, tỉnh gia lai (khóa luận lâm học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 50 trang )

TRƯỜ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA LÂM HỌC
----------------------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
Nghiên cứu đặc điểm lý, hoá học của đất dưới tán rừng trồng Thông 3 lá
(Pinus kesiya) thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ YaLy, huyện Chư Păh,
tỉnh Gia Lai
Người thực hiện : Lê Ngọc Anh
Mã sinh viên: 1654010296
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành: Lâm Sinh
Khoa: Lâm Học
Khóa học: 2016 – 2020
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Minh Thanh

Hà Nội - 2020


LỜI NĨI ĐẦU
Để hồn thành chương trình đào tạo và đánh giá kết quả học tập, được
sự cho phép của trường Đại học Lâm nghiệp, khoa lâm học và Bộ mơn Khoa
học đất, tơi tiến hành thực hiện khóa luận: “Nghiên cứu đặc điểm lý, hoá học
của đất dưới tán rừng trồng Thông 3 lá (Pinus kesiya) thuộc Ban quản lý
rừng phòng hộ YaLy, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai”.
Trong q trình thực hiện khóa luận ngồi sự cố gắng của bản thân tơi
cịn có được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ Ban quản lý rừng phịng hộ
YaLy, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai; các thầy cô trong bộ mơn Khoa học Đất
và Trung tâm thí nghiệm thực hành khoa Lâm học - trường Đại học Lâm
Nghiệp; đặc biệt là thầy Nguyễn Minh Thanh đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình


giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này. Với tất cả tình cảm chân thành của mình,
nhân dịp này tơi xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc về những sự động viên giúp đỡ đó.
Trong q trình thực hiện, tuy bản thân có nhiều cố gắng, song do thời
gian thực hiện và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế, bươc đầu mới làm quen
với công tác nghiên cứu khoa học nên khóa luận khơng thế tránh khỏi những
thiếu sót. Tơi rất mong được các ý kiến bỏ xung, đóng góp của các thầy cơ và
các bạn bè để khóa luận được hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn. !
Xuân Mai, tháng 5 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Lê Ngọc Anh


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 2
1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 2
1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 5
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG ................... 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 15
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 15
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của rừng tại khu vực nghiên cứu .... 15

2.3.2. Nghiên cứu một số tính chất lý hóa học đất dưới tán rừng Thông 3 lá tại
khu vực nghiên cứu; ........................................................................................ 15
2.3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý sử dụng đất ở khu vực nghiên cứu .. 15
2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 15
2.4.1. Thu thập và kế thừa các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu .. 15
2.4.2. Thu thập số liệu ngoại nghiệp ............................................................... 15
2.4.3. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm ................................... 17
2.4.4. Tổng hợp và xử lý số liệu...................................................................... 18
Chương 3 KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,... 19
3.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội .............................................................. 19
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 19
3.1.2. Địa Hình ................................................................................................ 19
3.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn .................................................................. 20


3.1.4. Địa chất thổ nhưỡng .............................................................................. 20
3.1.5. Tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội. ..................................................... 21
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 23
4.1. Một số đặc điểm trạng thái rừng Thông 3 lá ở khu vực........................... 23
4.1.1. Một số đặc điểm sinh trưởng của Thông 3 lá ....................................... 23
4.1.2. Đặc điểm của lớp cây bụi thảm tươi, vật rơi rụng ................................ 26
4.2. Một số tính chất lý hóa học của đất dưới tán rừng Thơng 3 lá ................ 29
4.2.1. Thành phần cơ giới của đất ................................................................... 29
4.2.2. Một số tính chất hóa học của đất........................................................... 31
4.3. Đề xuất một số giải pháp cải thiện tính chất của đất và giải pháp quản lý,
sử dụng đất hiệu quả, bền vững ...................................................................... 36
Chương 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ..................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

CIFOR

Trung tâm lâm nghiệp quốc tế

UNEP

Chương trình mơi trường liên hợp quốc

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

OTC

Ơ tiêu chuẩn

ODB

Ơ dạng bản

D1.3

Đường kính ngang ngực


Hvn

Chiều cao vút ngọn

Dt

Đường kính tán

Htb

Chiều cao trung bình

TB

Trung bình


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Sinh trưởng và tăng trưởng của Thông ba lá tại KVNC................. 23
Bảng 4.2. Một số đặc điểm cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng........................ 27
Bảng 4.3. Thành phần cơ giới của đất tại KVNC ........................................... 30
Bảng 4.4. Một số tính chất hóa học của đất tại KVNC................................... 32
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu 01. Phiếu điều tra tầng cây cao ............................................................... 16
Biểu 2. Phiếu điều tra cây bụi thả tươi ............................................................ 17
Biểu đồ 4.1. Sinh trưởng về đường kính của lồi Thơng ba lá tại KVNC...... 24
Biểu đồ 4.2. Sinh trưởng về Hvn của lồi Thơng ba lá tại KVNC ................. 25
Biểu đồ 4.3. Sinh trưởng về trữ lượng của lồi Thơng ba lá tại KVNC ......... 25
Biểu đồ 4.4. Thành phần cơ giới cấp hạt đất ở KVNC ................................... 31
Biểu đồ 4.5. Hàm lượng mùn của đất tại KVNC ............................................ 33

Biểu đồ 4.6. Độ chua của đất tại KVNC ......................................................... 33
Biểu đồ 4.7. Hàm lượng các chất dê tiêu trong đất tại KVNC ....................... 35

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ lấy mẫu đất tại các OTC tại khu vực nghiên cứu ................. 17
Hình 4.1. Hiện trạng rừng trồng Thơng 3 lá ở khu vực nghiên cứu ............... 26
Hình 4.2. Đặc điểm lớp cây bụi thảm tươi, VRR dưới ................................... 28
tán rừng ở KV.................................................................................................. 28
Hình 4.3. Ảnh PD đất dưới tán rừng tại khu vực nghiên cứu ......................... 36
Hình 4.4. Một trong những hậu quả của xử lý thực bì khơng đúng................ 38
Hình 4.5. Mơ hình trồng Thơng 3 lá với củ mì tại BQL rừng YaLi ............... 39


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ban quản lý rừng phòng hộ Ya Ly, nằm trên địa bàn huyện Chư Păh,
tỉnh Gia Lai với tổng diện tích tự nhiên là 10.694,54ha, trong đó có 8.415,73
ha rừng tự nhiên, 394,34 ha rừng trồng và 1.884,47 ha đất chưa có rừng. Rừng
trồng ở đây chủ yếu là rừng Thơng 3 lá, với vai trị phịng hộ lòng hồ thủy điện
Ya Ly, Sê San 3, Se San 3A. Với đặc điểm địa hình có độ dốc khá lớn trung
bình 10-250, độ cao trung bình từ 900 - 1000 m, địa hình bị chia cắt rất phức
tạp. Qua thực tế đánh giá, sinh trưởng của Thông 3 lá ở khu vực sinh trưởng và
phát triển trung bình, trong nhiều năm có những diện tích rừng phải trồng đi
trồng lại tới 2 -3 lần mới đảm bảo yêu cầu nghiệm thu trồng rừng. Chọn thời
gian trồng rừng cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thành cơng,
do điều kiện khí hậu ở khu vực có mùa khơ kéo dài 6 tháng. Tuy nhiên, có thể
thấy cịn nhiều yếu tố khác cũng làm ảnh hưởng đến sự thành công của công
tác trồng rừng cũng như sinh trưởng của cây trồng sau khi trồng. Đó có phải là
yếu tố đất không? Đây là câu hỏi đã được đặt ra, nhưng chưa được trả lời. Với
mục tiêu cung cấp những dữ liệu ban đầu về đặc điểm của đất ở khu vực nghiên
cứu, đề tài khóa luận “Nghiên cứu đặc điểm lý, hoá học của đất dưới tán rừng

trồng Thông ba lá (Pinus kesiya) tại Ban quản lý rừng phòng hộ YaLy, huyện
Chư Păh, tỉnh Gia Lai” đã được đề xuất thực hiện. Kết quả nghiên cứu đánh
giá thực trạng sinh trưởng và một số đặc điểm về đất dưới tán rừng trồng Thông
ba lá (Pinus kesiya), làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả trồng rừng sản xuất tại khu vực nghiên cứu.

1


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Bất cứ quá trình sinh trưởng và phát triển nào của các trạng thái rừng ít
nhiều đều có ảnh hưởng đến tính chất của đất. Và ở mỗi trạng thái khác nhau
lại có ảnh hưởng khác nhau đến tính chất của đất, đặc biệt là ảnh hưởng tới độ
phì của đất. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ
của đất và trạng thái thực vật trên nó.
V.V.Docutraev (1979) đã nêu ra nguyên tắc khoa học về sự phát sinh và
phát triển đất. Ông khẳng định rõ ràng mối liên quan có tính chất quy luật giữa
đất và các điều kiện môi trường xung quanh. Ông cho rằng: Đất là vật thể tự
nhiên luôn biến đổi, là sản phẩm chung được hình thành dưới tác động tổng
hợp của 5 nhân tố hình thành đất gồm: đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật (động
vật, thực vật, vi sinh vật) và thời gian. Nghiên cứu đất không chỉ xét đến từng
yếu tố, từng điều kiện riêng rẽ mà phải xét chúng trong các mối liên quan chặt
chẽ với nhau. Trong đó ơng đặc biệt nhấn mạnh đến vai trị của sinh vật đến
q trình hình thành đất: “Nhân tố chủ đạo trong quá trình hình thành đất ở
nhiệt đới là nhân tố thảm thực vật rừng”. Bởi nhân tố thực vật là nhân tố sáng
tạo ra chất hữu cơ và khi chết đi nó lại tạo thành mùn.
Độ phì của đất đóng vai trị cực kỳ quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh trưởng và năng suất cây trồng. Ngược lại các loài cây khác nhau cũng có

ảnh hưởng khác nhau đến độ phì của đất. Trong những năm gần đây có một số
cơng trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề này và mới chỉ nghiên cứu cho từng đối
tượng cây trồng cụ thể.
V.R.Viliam đã kết luận: vịng tuần hồn sinh học là cơ sở của sự hình
thành đất và độ phì nhiêu của nó. Ơng đã chỉ ra vai trị quan trọng của sinh vật
trong việc hình thành những tính chất của đất, đặc biệt là cây rừng, vi sinh vật.
Thành phần và hoạt đông sống của chúng ảnh hưởng tới chiều hướng hình thành
đất.
2


Năm 1970, Weck, J đã nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa sinh trưởng
của Tếch (Tectona grandis) và một số yếu tố đất được xây dựng thông qua
phương: R= 1/3(P * S). Trong đó R là sinh trưởng hàng năm (m3/ha); P là độ
dày tầng đất (cm); S là độ no bazơ (mg/100g).
Chakraborty. R. N và Chakraborty. D (1989) đã nghiên cứu về sự thay đổi
tính chất đất dưới rừng Keo lá tràm ở các tuổi 2, 3 và 4. Các tác giả cho rằng
rừng trồng Keo lá tràm cải thiện đáng kể một số tính chất độ phì đất như độ
chua của đất biến đổi từ 5,9 – 7,6; khả năng giữ nướ của đất tăng từ 22,9 % lên
32,7 %; chất hữu cơ tăng từ 0,81 % lên 2,7 %; đạm tăng từ 0,36 % lên 0,5 %
và đặc biệt màu sắc của đất cũng biến đổi một cách rõ rệt từ màu nâu vàng sang
màu nâu.
Ormand và Will khi nghiên cứu sau khai thác rừng P. Radiata với chu kỳ
ngắn đã cho thấy đất rừng bị thối hóa khá rõ. Năm 1978 Turvey cũng cho biết
khi thay thế rừng tự nhiên bằng P. Radiata với chu kỳ 15 – 20 sản lượng 400
m3/ha đã làm giảm độ phì của đất do khai thác. Hơn nữa do thảm thực mục
rừng thơng khó phân giải nên làm chậm quay vịng các chất khống ở các dạng
lập địa này (dẫn theo Phạm Văn Điển).
Trong lĩnh vực đất rừng, đã có nhiều cơng trình của các tác giả trên thế
giới đi sâu nghiên cứu về tính chất của đất ở các khu vực khác nhau, ở các trạng

thái khác nhau và đã rút ra được kết luận: Nhìn chung độ phì của đất dưới rừng
trồng đã được cải thiên tăng dần theo tuổi (Shosh, 1978; Iha.M.N, Pande.P và
Ranthore, 1984; Chakraborty.R.N và Chakraborty.D, 1989; Ohta, 1993; Trung
tâm lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), 1998; Chandran.P, Dutta.D.R, Gupta.S.K,
1988).
Cơng trình nghiên cứu tác dụng của thảm thực vật rừng đối với đất của
Monin (Nga) đã chứng minh rằng: “Với mỗi loại thảm che khác nhau, lượng
vật chất hữu cơ hàng năm trả lại cho đất và khả năng làm tăng độ phì của đất là
khác nhau.”

3


Theo Smith.C.T (1994) thì việc trồng rừng có thể đem lại những ảnh
hưởng tích cực khi mà độ phì của đất được cải thiện. Ngược lại, nó có thể ảnh
hưởng tiêu cực nếu nó làm mất cân bằng hay cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong
đất. Nhìn chung, việc trồng rừng cải thiện các tính chất vật lý đất. Tuy nhiên
việc sử dụng cơ giới hóa trong xử lý thực bì, khai thác, trồng rừng là nguyên
nhân dẫn đến sự suy giảm sức sản xuất của đất.
Nghiên cứu của Keeves (1996) (dẫn theo Vũ Tấn Phương, 2001) đã cho
thấy sự thoái hóa lập địa khi khai thác rừng thơng chu kỳ ngắn ở Úc. Theo tác
giả, có tới 90% chất dinh dưỡng trong sinh khối bị lấy đi khỏi rừng.
Bên cạnh đó một số nghiên cứu cho rằng, các cây gỗ mọc nhanh tiêu thụ
một lượng dinh dưỡng rất lớn ở giai đoạn đầu và giảm dần ở các giai đoạn tuổi
già. Vì vậy trồng cây mọc nhanh với chu kỳ khai thác ngắn ở nhiệt đới sẽ làm
cho đất chóng kiệt quệ hơn so với các loài cây lá kim có chu kỳ dài (80 – 100
năm) ở ơn đới theo Chijiok (1980), Ghosh (1978), Smith.C.T (1994).
Nghiên cứu của Reynolds.B, Neals.C và Hornung.M (1988) đã xem xét
đất ở hai trạng thái: đất được che phủ bởi trảng cỏ cây bụi và đất được che phủ
bởi rùng lá kim ở khu vực đất dốc xứ Wales. Nghiên cứu đã xác nhận rằng việc

trồng rừng lá kim làm cho nồng độ anion trong đất thay đổi từ 1,5 – 3 lần trong
khi nồng đơ H+ chỉ biến đổi rất ít.
Các nhà khoa học Ấn Độ: Chandran.P.Dutt.D.R và Banejee.S.K (1988) đã
nghiên cứu về đặc điểm đất đai dưới ba loại rừng trồng lá kim khác nhau:
Cryptomelia Japonica, Pinus, Cupressos Torulosa và rừng lá rộng ở phía đơng
dãy Hymalaya cho thấy sự tích lũy thảm mục ở rừng lá kim cao hơn rừng lá
rộng. Đất ở các khu vực này đều chua và độ chua trao đổi cao nhất ở tầng đất
mặt dưới rừng thơng Pinus. Rừng Cryptomelia japonica có lượng canxi trao
đổi lớn nhất.
Trong những năm gần đây, trung tâm Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) đã
tiến hành nghiên cứu về quản lí lập địa và sản lượng rừng trồng ở các nước
nhiệt đới. CIFOR đã tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng Bạch đàn, Keo
4


thuần loài trên các dạng lập địa khác nhau ở các nước Congo, Brazil, Nam Phi,
Indonesia, Trung Quốc và Ấn độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các biện pháp
xử lý lập địa khác nhau và các loài cây trồng khác nhau có ảnh hưởng rất khác
nhau đến tính chất dinh dưỡng, độ phì nhiêu, cân bằng nước sự thủy phân thảm
mục và chu trình dinh dưỡng khống (CIFOR, 1997).
1.2. Ở Việt Nam
Nước ta đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về đất lâm nghiệp. Thành
tựu đầu tiên phải kể đến đó là sự đóng góp của tác giả Nguyễn Ngọc Bình
(1970, 1979, 1986). Tác giả đã tổng kết những đặc điểm cơ bản của đất dưới
các đai rừng, kiểu rừng, loại hình rừng ở miền bắc Việt Nam.
Nguyên Ngọc Bình (1970) nghiên cứu sự thay đổi các tính chất và độ phì
của đất qua các q trình diễn thế thối hóa và phục hồi rừng của các thảm thực
vật ở miền Bắc Việt Nam cho thấy: độ phì đất biến động rất lớn ứng với mỗi
loại thảm thực vật. Thảm thực vật đóng vai trị rất quan trọng trong việc duy trì
độ phì đất.

Nghiên cứu của Hồng Xuân Tý (1976) cho thấy: sau 10 - 20 năm trồng
bạch đàn liễu và bạch đàn trắng trên đồi trọc, các tính chất hóa học cơ bản của
đất chưa có sự thay đổi nào đáng kể. Các thí nghiệm theo dõi động thái độ ẩm
đất dưới 3 khu rừng bạch đàn liễu 2 - 8 tuổi bước đầu cho thấy độ ẩm dưới tán
rừng bạch đàn 7 và 8 tuổi luôn khô hơn khu 2 tuổi và khu đối chứng (đất trống)
rõ rệt. Tuy nhiên, hiện nay chưa đánh giá được hiện tượng đất khô là do rễ bạch
đàn hút hay do bốc hơi vật lý vì thảm bì dưới rừng bạch đàn thường kém phát
triển.
Năm 1997, chương trình mơi trường liên hợp quốc đã đánh giá tổng thể
về thoái hóa đất ở 17 quốc gia Đơng Nam Á với sự tham gia của Việt Nam
(Thái Phiên, Nguyễn Tử Xiêm, UNEP, 1997). Hai mưới tiêu chí được sử dụng
để đánh giá các kiểu thối hóa và lập bản đồ tồn vùng, trong đó chú trọng đến
thối hóa đất do con người gây ra về quy mô, tốc đô, nguyên nhân và ảnh hưởng
của quá trình này đến sức sản xuất của đất. Kết quả cho thấy rằng bên cạnh xói
5


mịn, rửa trơi do nước thì thối hóa hóa học đất ở nước ta là khá nghiêm trọng
so với các nước trong khu vực. Nhận thức được những đặc điểm quan trọng
này, trong nhiều thập kỷ qua khoa học đất đã tạo ra cơ sở khoa học và đề xuất
nhiều giải pháp kỹ thuật để khắc phục các mặt hạn chế hóa học của độ phì
nhiêu, chuyển độ phì nhiêu tiềm năng sang độ phì nhiêu hữu hiệu.
Nếu con người làm thay đổi thảm che từ rừng tự nhiên bằng các rừng trồng
thì cũng làm cho độ phì đất thay đổi. Qua nghiên cứu của Ngun Ngọc Bình
(1970), Hồng Xn Tý (1973) đã chứng tỏ sự thối hóa lý tính và chất hữu cơ
ở tầng mặt nếu phá rừng gỗ tự nhiên để trổng rừng tre, luồng.
Các phương thức khai thác phục hồi rừng khác nhau cũng ảnh hưởng trực
tiếp đến độ phì đất. Kết quả nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm (1985) cho thấy đối
với đất Bazan ở Kon Hà Nừng thì cường độ khai thác mạnh (40 - 50%) thậm
thị gần như khai thác kiệt thì độ phì đất có giảm nhưng khơng lớn và khả năng

phục hồi độ phì cũng khá cao do địa hình bằng phẳng và đất mau chóng được
che phủ bởi lớp thực vật tầng dưới. Đối với đất có độ phì khác lớn, thành phần
cơ giới nhẹ, độ dốc lớn ở Quì Châu, Nghệ An thì sau 20 năm chặt trắng độ phì
đất giảm rõ rệt so với đối chứng và sau 20 năm độ phì đất chưa thể phục hồi
mặc dù rừng mới đã che phủ kín đất. Đối với đất có thành phần cơ giới nặng
hơn, độ dốc lớn, phát triển trên phiến thạch sét ở Hương Sơn, Hà Tĩnh thì qua
một năm chặt với cường độ 40 % cho thấy độ phì giảm so với đối chứng 15 %.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của thảm thực vật rừng đến tính chất hóa sinh
của đất ở Bắc Sơn, Lạng Sơn của Nguyễn Trường và Vũ Văn Hiển (1997) đã
chứng minh rằng tính chất hóa học của đất thay đổi phụ thuộc vào độ che phủ
của thảm thực vật. Ở những nơi đất có độ che phủ thấp, tính chất của đất biến
đổi theo xu hướng xấu. Đất bị chua hóa, tỷ lệ mùn, hàm lượng các chất dễ tiêu
NH4, P2O5 đều thấp hơn rất nhiều so với đất được che phủ tốt.
Nhiều tác giả đã nhấn mạnh vai trò của độ dày tầng đất và sự thối hóa
của đất rừng khi phân hạng đất cho rừng tự nhiên và chọn đất cho rừng trồng ở
Việt Nam với các loài cây: Bồ đề, luồng, tếch, bạch đàn, thông nhựa, quế,... của
6


Đỗ Đình Sâm (1983 - 1985), Hồng Xn Tý (1974), Nguyễn Ngọc Bình
(1980), Nguyễn Xn Qt và Ngơ Đình Quế (1970 - 1977), Ngơ Đình Quế
(1983 – 1988) đã cho thấy một số quan hệ giữa độ dày tầng đất, độ pH, độ xốp,
mùn, đạm, thành phần cơ giới với sinh trưởng của cây và xây dựng tiêu chuẩn
cho việc chọn lập đia, phân hạng đất cho việc trồng các loài cây trên.
Khi nghiên cứu đặc điểm của đất trồng rừng thơng nhựa và ảnh hưởng đến
độ phì đất, Ngơ Đình Quế (1991) cho rằng: sau 8 – 10 năm trồng rừng thơng
nhựa, tính chất hóa học đất có sự thay đổi nhưng khơng nhiều, khả năng tích
lũy mùn của rừng thấp, độ chua thủy phân tăng. Tuy nhiên, lý tính của đất được
cải thiện đáng kể, cụ thể là do độ xốp của đất dưới rừng thông tăng lên ở tầng
0 - 20cm từ 2 - 4 %, độ ẩm của đất tăng từ 1 - 3 % so với đất trống.

Hoàng Xuân Tý (1988) nghiên cứu rừng trồng bồ đề (Styrax tonkinensis)
thuần loài ở 4 hạng đất khác nhau (hạng I đến hạng IV) để theo dõi ảnh hưởng
của rừng bồ đề đến các đặc điểm cở bản của đất trong suốt chuy kỳ kinh doanh
10 năm. Tác giả đã chứng minh rằng hàm lượng đạm và mùn đều giảm ở 4 hạng
đất khi phá rừng tự nhiên để trồng rừng bồ đề. Sự suy giảm mạnh nhất là ở hạng
đất I và II, đặc biệt là trong 2 - 3 năm đầu và chủ yếu ở tầng đất mặt. Đặc biệt
chất lượng mùn, đạm cũng bị giảm đi rõ rệt, axit humic giảm còn axit phunvic
tăng mạnh. Tương tự như yếu tố hữu cơ, độ xốp và sức chứa nước là hai chỉ số
bị xấu đi rõ rệt trong quá trình thay thế rừng tự nhiên nhiệt đới bằng rừng trồng
bồ đề thuần loài. Đất ban đầu càng tốt thì sự giảm sút độ xốp và sức chứa nước
càng rõ, sự suy giảm này xảy ra mạnh mẽ ở tầng đất mặt trong những năm đầu
tiền và sau đó được cải thiện rất chậm. Kết quả nghiên cứu tác giả cũng chỉ ra
rằng sau khi phá rừng gỗ tự nhiên để trồng các loại rừng bồ đề (Styax
tonkinensis), Mỡ (Mangletia glauc), Lim xanh (Erythryphloeum fordii), Tre
diễn (Dendrocalamus sp) theo phương thức đốt và trồng thuần loài đều làm
thay đổi rõ rệt độ phì của đất. Ba nhóm yếu tố bị suy giảm nhất là lượng chất
hữu cơ (mùn và đạm), các chỉ số lý tính lên quan đến độ xốp, khả năng chứa
nước và cuối cùng là lượng K2O dễ tiêu. Điều đáng chú ý là 2 yếu tố mùn và
7


đạm ln có vai trị quyết định năng suất đối với hầu hết các cây mọc nhanh lại
bị giảm sút nhiều nhất ở rừng bồ đề (dẫn theo Nguyễn Hữu Đạt).
Nguyễn Trọng Điều (1992) cho biết dưới tán rừng thuần loài 5 – 6 tuổi,
lượng chất rơi rụng xuống đất từ 5 – 10 tấn/ha/năm, trong đó chứa khoảng 80
– 90kg đạm, 8kg lân, 205kg kali. Đặc biệt hàng năm lá cây phân hủy thành chất
mùn ở rừng rậm nhiệt đới cao gấp 5 lần rừng ơn đới.
Ngơ Đình Quế (2008) bằng phương pháp nghiên cứu so sánh và định vị
trong nghiên cứu đất, kết quả nghiên cứu đất nơi không trồng thông nhựa sau
7 năm trồng cho thấy: độ xốp của đất tăng khá rõ ở tầng mặt và đặc biệt tầng

20 – 40 cm (từ 39 – 40,6%). Về hóa tính cũng có thay đổi quan trọng, đáng chú
ý là P2O5 dễ tiêu.
Cũng theo Ngơ Đình Quế (2008) nghiên cứu ảnh hưởng của rừng cà phê
ở các tuổi khác nhau và rừng tự nhiên làm đối chứng cho thấy: sau khi trồng cà
phê hàm lượng sét vật lý đều giảm đi từ 1 – 10 %, hàm lượng mùn giảm mạnh
trung bình từ 30 – 40 % sau 7 – 10 năm trồng Cà phê. Độ ẩm đất giữa rừng tự
nhiên và cà phê khác nhau rõ rệt, trung bình 60 – 65 % so với rừng tự nhiên.
Hàm lượng vi sinh vật tổng số trong đất trồng cà phê luôn thấp hơn rừng tự
nhiên từ 10 – 20 %.
Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa trữ lượng (M) và sinh trưởng
chiều cao trung bình hàng năm (∆H) của loài Pinus keysiya và một số nhân tố
sinh thái. Ngơ Đình Quế (2008) đã cho thấy một số nhân tố lập địa như thảm
thực bì (TB) bên dưới lầm phần thông ba lá, độ dày tầng đất (D cm), số cây/ha
(N/ha) và Ca, Mg (lđl/100g đất). Mối quan hệ đó được thể hiện qua phương
trình hàm số mũ như sau:
M = 0,1268 * TB0,288 * D0,6189 * N0,8062; với r = 0,92; Fr = 61,27
∆H = 0,009745 * X0,9895 * CaMg0,0707; với r = 0,93; Fr = 116,29
Cũng theo Ngơ Đình Quế (2008) đất trồng thơng ba lá sinh trưởng kém và
có thể thất bại nếu đất có tầng đất dưới 40cm; kết von và đá lẫn nhiều, đất khô
và chặt ở tầng mặt, dung trọng cao trên 1,1; độ xốp dưới 50%, khả năng thoát
8


nước kém từ 10 – 20%. Tính tốn mối quan hệ giữa chiều cao cây trội của Pinus
kesiya trồng có tuổi từ 5 – 30 với một số yếu tố sinh thái được thể hiện qua
phương trình:
Hdo = 0,99659 * A0,859 * TB0,3218 * D0,5011; trong đó A là tuổi cây và
D là độ dày tầng đất.
Trong khóa luận tốt nghiệp trường đại học Lâm nghiệp năm 2000, Phùng
Thế Hoàn đã nghiên cứu tính chất vật lý, hóa học của đất từ 0 -20cm vùng núi

đá làm cơ sở cho việc chọn lựa cây trồng phù hợp tại khu bảo tồn Thiên nhiên
Hang kia – Pàcò – Mai Châu – Hịa Bình.
Trong ấn phẩm “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất Lâm nghiệp Việt nam”
của Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình (2001), sử dụng 8 yếu tố để đánh giá
mức độ thích hợp cây trồng và đưa ra được tính chất phân chia độ thích hợp
cây trồng cho lồi Bạch đàn trắng, Keo tai tượng, Tếch, Thông ba lá, Thơng
nhựa và đề xuất vùng thích hợp đối với các lồi cây đó.
Năm 2005, trong “Hệ thống đánh giá đất Lâm nghiệp” của Đỗ Đình Sâm,
Ngơ Đình Quế và Vũ Tấn Phương, các tác giả đã thử nghiệm tiêu chí và chỉ
tiêu đánh giá đất đai làm cơ sở đánh giá mức độ thích hợp cây trồng, trong đó
có 7 tiêu chí về điều kiện tự nhiên. Từ các kết quả thử nghiệm và qua nhiều
cuộc hội thảo bộ tiêu chí và chỉ tiêu cho đánh giá đất đai và mức độ thích hợp
cây trồng được đề xuất 6 tiêu chí. Các tiêu chí đó là : Thành phần cơ giới, độ
dày tầng đất, độ dốc, thảm tươi thực vật, độ cao tuyệt đối và lượng mưa bình
quân năm.
Trong “Cẩm nang đánh giá đất phục vụ trồng rừng” năm 2005, hướng dẫn
cụ thể về phương pháp đánh giá mức độ thích hợp cây trồng theo phương pháp
yếu tố hạn chế với 6 tiêu chí được xác định ở trên và đưa ra tiêu chuẩn thích
hợp chuẩn cho 30 lồi cây trồng chủ yếu.
Nguyễn Minh Thanh (2010) nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố
sinh thái đến sinh trưởng của Mây nếp (Calamus tetradactylus hance) tại Hịa
Bình và Hà Giang đã chỉ ra rằng: Ngoài yếu tố độ tàn che, độ dốc, độ cao, lượng
9


mưa, nhiệt độ,... thì một số tính chất cơ bản của đất: pH, Mùn (OM), đạm dễ
tiêu (Ndt), P2O5 dễ tiêu, K2O dễ tiêu, là những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến
sinh trưởng của loài. Kết quả nghiên cứu được thể hiện thơng qua phương trình:
Di * Li = -63,624 + 9,6832pHKCl – 0,2375OM% + 4,4264Ndt +
1,32927P2O5dt – 0,1568K2Odt – 0,0243độ dốc – 1,4335tàn che + 0,0047độ cao +

2,6121nhiệt độ - 0,0015lượng mưa; với r = 0,99; Fr = 288,79
Phương trình này được khuyến cáo dùng để phân chia mức độ thích hợp
cho lồi Mây nếp với những nơi có điều kiện tương tự.
Nguyễn Minh Thanh, Dương Thanh Hải (2013), nghiên cứu một số tính
chất lý hóa học cơ bản dưới 7 trạng thái thảm thực vật tại xã Vầy Nưa, huyện
Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình cho thấy: Các trạng thái thảm thực vật ảnh hưởng rất rõ
đến tính chất lý hóa học của đất, nhất là độ pH, hàm lượng chất hữu cơ trong
đất.
Nguyễn Minh Thanh, Dương Thanh Hải (2013), nghiên cứu ảnh hưởng
của một số trạng thái thảm thực vật đến môi trường đất tại xã Vầy Nưa, huyện
Đà Bắc, tỉnh Hịa Bình đã cho thấy: Nếu giảm độ tàn che từ 0,7 – 0,8 xuống 0,5
- 0,6 thì xói mịn tăng 123,7% - 149,7 % (với rừng tự nhiên) và 318,5 % với
trạng thái trảng cỏ. Tỷ lệ lượng nước giữ hữu hiệu của vật rơi rụng từ 187,81%
(trảng cỏ), đến 320,72 % (rừng giàu); lượng nước giữ hữu hiệu của vật rơi rụng
dao động từ 4,32 - 22,59 m3/ha, trung bình là 11,04 m3/ha, tương đương với
một trận mưa 0,432 - 2,26 mm. Độ xốp tăng 12,3 - 14,8% (rừng tự nhiên),
3,46% (rừng luồng) và trảng cỏ cây bụi là 1,1%. Độ ẩm đất thay đôi 0,05 0,25%. Độ pH thay đổi không đáng kể. Hàm lượng chất hữu cơ tăng gần 1%
(rừng giàu), còn ở trảng cỏ cây bụi mức tăng 0,03% (thấp hơn 33,33 lân), ở
trảng cỏ giảm 0,02%. Đạm dễ tiêu ở trảng cỏ giảm 0,39 mg/100g đất, ở rừng
giàu tăng 1,65 mg, ở rừng trung bình tăng 1,11 mg, ở rừng luồng tăng 0,14 mg,
bằng 14%. Lượng P2O5 tăng nhiều nhất ở trạng thái rừng giàu (0,41 mg), tiếp
theo là rừng trung bình (0,24 mg), thấp nhất ở trảng cỏ (0,11 mg). Lượng K2O

10


tăng cao nhất ở rừng trung bình là 2,22 mg, tiếp theo là rừng nghèo 2,1 mg,
rừng giàu là 1,71 mg, thấp nhất ở trảng cỏ và rừng luồng là 0,05 mg.
Nguyễn Minh Thanh, Hoàng Thị Thu Duyến (2014), đã nghiên cứu đất
dưới tán rừng tự nhiên tại Con Cuông, Nghệ An cũng khẳng định: Đất ở các

trạng thái rừng khác nhau có những đặc điểm khác nhau khá rõ: Độ xốp của đất
tại khu vực nghiên cứu thuộc diện khá xốp từ 52,3 % - 58,2 %; độ chua mạnh
(pHKCl từ 3,21 – 4,15), hàm lượng chất hữu cơ dao động từ 2,08 % đến 2,58 %;
đạm tổng được đánh giá ở mức trung bình đến giàu từ 0,12 % - 0,19 %; hàm
lượng đạm dễ tiêu ở mức khá đến giàu (7,0 – 9,34 mg/100g đất), hàm lượng
lân từ trung bình đến giàu (3,75 – 5,1 mg/100g đất); kali ở mức trung bình (4,3
– 6,4 mg/100g đất); tỷ lệ C/N từ 7,88 – 10,05; ...
Nguyễn Minh Thanh, Dương Thanh Hải (2014) đã nghiên cứu đặc điểm
vi sinh vật đất dưới tán một số trạng thái thảm thực vật tại xã Vầy Nưa cho
thấy: Mật độ vi sinh vật, hoạt tính vi sinh vật và tính đa dạng của chúng phụ
thuộc nhiều vào trạng thái thảm thực vật. Mật độ tế bào vi khuẩn tổng số cao
nhất ở rừng tự nhiên (1,9 – 2,9).108 CFU/g, tiếp theo ở 2 loại rừng trồng (keo,
luồng): (3,3 – 4,2).107 CFU/g, ở đất trảng cỏ cây bụi 1,4.106 CFU/g và thấp
nhất ở đất trảng cỏ 1,7.105 CFU/g. Kết quả này cũng đúng với các nhóm vi sinh
vật khác như nấm mốc, xạ khuẩn, vi sinh vật phân giải xenlulo. Đất rừng tự
nhiên cso 48 – 57% số chủng thử nghiệm với hoạt tính phân giải xenlulo tốt,
đường kính vịng phân giải đạt tới 25 – 35 mm. Đất trảng cỏ có 7% số chủng
có hoạt tính tốt và 60% có hoạt tính yếu. Ở từng loại đất khác nhau, tính đa
đạng vi sinh vật rất khác nhau, nhất là thành phần loài: ở đất rừng tự nhiên có
20 giống, đất rừng trồng có 14 – 15 giống, đất trảng cỏ cây bụi có 14 giống,
trảng cỏ có 10 giống.
Nguyễn Minh Thanh, Cao Quốc Cường (2015), Nghiên cứu một đặc điểm
của đất dưới một số trạng thái thảm thực vật tại Do Nhân, Tân Lạc, Hịa Bình.
Mẫu đất được lấy trên 15 OTC thuộc 5 trạng thái thảm thực vật, độ sâu lấy mẫu
0-30 cm, với cùng đọ dốc 20-30o , nhưng khác nhau về cấu trúc tầng cây cao,
11


lớp bụi thảm tươi. Độ xốp 49,62% (trảng cỏ) – 60,44% (rừng tự nhiên nghèo);
tốc độ thấm nước ở rừng nghèo 9,5 mm/phút bằng 1,75 lần so với Trảng cỏ

(5,4mm/phút) và bằng 1,23 lần so với rừng Luồng (7,5 mm/phút); đất thuộc
loại chua mạnh (pHKCL 3,45-3,94). Hàm lượng chất hữu cơ 4,08% ở trạng thái
rừng nghèo, dưới rừng Keo tai tượng là 3,29%, dưới rừng Luồng 2,89%, dưới
trảng cỏ 2,22%. Tỷ lệ C/N trảng cỏ 9,89 và ở rừng nghèo là 7,13. Trữ lượng
chất hưu cơ lớn nhất ở rừng nghèo 48,29 tấn/ha, nhỏ nhất là ở trảng cỏ 16,05
tấn/ha. Hàm lượng đạm dễ tiêu, lân kali dễ tiêu cao nhất ở rừng nghèo, giảm
dần ở rừng keo tai tượng, luồng, trảng cỏ cây bụi và thấp nhất ở trảng cỏ.
Năm 2016, bài báo trình bày kết quả nghiên cứu một tính chất cơ bản
của đất dưới một số trạng thái rừng tứ tháng 6/2013 đến tháng 4/2014 tại Ayun
– Mang Yang – Gia Lai của Nguyễn Minh Thanh và Cao Quốc Cường. Các
mẫu đất phân tích được lấy ở 18 OTC thuộc 5 trạng thái rừng và 1 trạng thái
trảng cỏ cây bụi, độ sâu lấy 0 – 30 cm. Năm trạng thái rừng có cùng cùng cấp
độ dốc 15 - 25o, nhưng khác nhau về cấu trúc tầng cây cao, lớp cây bụi thảm
tươi. Độ xốp đạt 41,09% (Bạch đàn đỏ 7 tuổi) -57,21% (rừng tự nhiên giàu);
pHKCL 3,03 - 4,7. Hàm lượng chất cơ ở dưới rừng trạng thái rừng giàu là 7,91%
dưới rừng nghèo là 4,79%, dưới rừng Khộp là 4,6%, dưới trảng cỏ cây bụi là
2,38%. Tỷ lệ C/N ở trảng cỏ 19,6 và ở rừng giàu là 12,8. Trữ lượng chất hữu
cơ ở rừng giàu lớn nhất 27,9 tấn/ha, nhỏ nhất ở trảng cỏ cây bụi 6,7 tấn/ha. Qua
các kết quả cho thấy chỉ số hóa học đạt giá trị lớn nhất và tăng giảm ở mỗi trạng
thái rừng là khác nhau. Đặc biệt là hàm lượng đạm dễ tiêu và kali dễ tiêu cao
nhất ở rừng giàu, nhưng lân dễ tiêu cao nhất ở trảng cỏ cây bụi do hiện tượng
người dân thường đốt cỏ tranh.
Nguyễn Minh Thanh và Lê Văn Cường (2016) đã nghiên cứu một số tình
chất lý hóa của đất tại khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, tỉnh Đồng
Nai. Các mẫu đất lấy trên 9 OTC thuộc 3 trạng thái rừng giàu, trung bình và
nghèo, độ sâu lấy 0-40 cm. Đất được phân tích thấy 3 trạng thái rừng có những
đặc điểm khác nhau khá rõ: Độ xốp của đất biến thiên 50,2 % - 54,5 %; đất
12



thuộc loại chua mạnh với pHKCl 3,2 - 4,2 chất hưu cơ ở rừng giàu cao nhất là
2,24 %, rừng trung bình là 2,09 % và nhỏ nhất ở trạng thái rừng nghèo là 1,98
%. Đạm tổng số 0,13 – 0,2 %; đạm, lân và kali dễ tiêu ở rừng giàu cao nhất,
giảm dần ở rừng trung bình và thấp nhất ở rừng nghèo; trữ lượng chất hữu cơ
rừng giàu có giá trị lớn nhất là 56,18 tấn/ha và thấp nhất ở rừng nghèo 44,35
tấn/ha.
Nguyễn Minh Thanh, Lê Văn Cường (2017), Nghiên cứu về việc xác
định lượng các bon tích lũy trong đất của rừng trồng Keo tai tượng (A.
mangium) tuổi 2; 4; 5 và 6 tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái gióp phần cung
cấp cơ sở khoa học cho việc định giá và chi trả dịch vụ môi trưởng rừng ở khu
vực. Đặc điểm tầng cây cao như mật độ (N), đường kính ngang ngực (D1.3),
chiều cao vút ngọn (Hvn), khối lượng vật rơi rụng đều tăng theo tuổi và có ảnh
hưởng tới lượng các bon tích lũy dưới đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng
lượng các bon tích lũy trng bình của lâm phần Keo tai tượng tuổi 2 là 80,01
tấn/ha, tuổi 4 là 83,43 tấn/ha, tuổi 5 là 85,05 tấn/ha và cao nhất ở tuổi 6 là 98,25
tấn/ha. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy lượng các bon trong đất giảm dần
theo độ sâu 0 – 10, 11-20 và 21- 30 cm.
Nguyễn Minh Thanh, Lê Văn Cường (2017) trong nghiên cứu về tác
động của một số trạng thái rừng trồng đến tính chất lí hóa học đất tại huyện Sóc
Sơn, thành phố Hà Nội đã cho thấy sau 5 năm đã có những tác động làm thay
đổi tính chất của đất dưới tán rừng theo chiều hướng tang lên tùy theo từng
trạng thái. Rừng Keo tai tượng độ xốp thay đổi từ dạng đất chặt sang đất xốp
trung bình, hàm lượng chất hữu cơ tổng số tang 1,04%, đạm dễ tiêu tang 0,18
mg/100 g đất, Ka li và lân dễ tiêu cũng tang từ 1,48 – 2,21 mg/100 g đất. Trong
khi rừng Thông nhựa đất vẫn ở dạng đất chặt, nhưng các chất dinh dưỡng cũng
tăng nhưng thấp hơn: OM % tăng 0,43% (1,6 – 1,17%)….
Nghiên cứu đặc điểm của đất dưới tán rừng trồng Hồi (Illicium verum)
tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, năm 2017 Nguyễn Minh Thanh và cộng sự
đã cho rằng: Đất trồng Hồi 34 tuổi có d = 2,53 – 2,65 g/cm3, D = 1,23 – 1,27
13



g/cm3, độ xốp = 49,8 – 53,1%, đất chua mạnh, hàm lượng chất hữu cơ = 3,527,14%, đạm, lân, ka li dễ tiêu đều được xếp loại giàu
Nhận xét chung:
Như vậy, nghiên cứu đặc tính lý, hố học dưới các trạng thái thảm thực
vật khác nhau đã được nhiều nhà chuyên gia trong và ngoài nước tiến hành
nghiên cứu rất công phu, bao gồm thảm che là rừng tự nhiên, rừng nhân tạo,
hoặc Trảng cỏ, đây là các cơng trình rất có giá trị về khoa học, cung cấp nhiều
thơng tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về đất rừng, để chọn
trạng thái che phủ tốt trong khi sử dụng đất, tạo cho đất có độ phì ngày càng
tăng và bền vững. Nên cần quan tâm và ưu tiên nhiều hơn đến các lĩnh vực
nghiên cứu về quản lý, sử dụng đất hợp lý, để bảo vệ rừng, làm tăng độ phì cho
đất, tăng hiệu quả kinh tế cho cây trồng, chính là làm giàu cho người dân và
cho môi trường sinh thái. Vậy nghiên cứu tính chất lý, hóa học của đất dưới
một số trạng thái rừng trồng sản xuất và phòng hộ tại Ban quản lý rừng phòng
hộ YaLy, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất là rất cần thiết
cho mục tiêu phát triển và phục hồi rừng.

14


Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được một số tính chất vật lý, hóa học cơ bản của đất dưới tán
rừng trồng Thông 3 lá (Pinus kesiya), đồng thời đánh giá tình hình sinh trưởng
của lồi ở 3 tuổi khác nhau, làm cơ sở đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng đất tại Ban quản lý rừng phòng hộ YaLy, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đất dưới tán rừng Thông 3 lá trồng năm 2005,
2010, 2017.
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: nghiên cứu sinh trưởng của lồi Thơng
3 là và một số tính chất lý hóa học của đất dưới tán rừng Thông 3 lá tại khu vực
nghiên cứu;
- Phạm vị nghiên cứu không gian: Đất dưới tán rừng do Ban quản lý rừng
phòng hộ Ya Ly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đang quản lý.
- Độ sâu lấy đất: 0 - 40 cm.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của rừng tại khu vực nghiên cứu
2.3.2. Nghiên cứu một số tính chất lý hóa học đất dưới tán rừng Thông 3 lá
tại khu vực nghiên cứu;
2.3.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý sử dụng đất ở khu vực nghiên cứu
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thu thập và kế thừa các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, tiến hành thu thập, kế thừa có chọn lọc các
tư liệu, kết quả nghiên cứu, tài liệu đã có trước đó liên quan đến nội dung nghiên
cứu. Các tài liệu liên quan đến địa bàn nghiên cứu.
2.4.2. Thu thập số liệu ngoại nghiệp
- Điều tra tầng cây cao
15


Trên khu vực nghiên cứu, tiến hành lập 9 OTC: Thơng 3 lá (3 tuổi x 3
OTC/tuổi). Diện tích mỗi OTC là 500 m2 (25×20m).
Phương pháp lập OTC: sử dụng bản đồ, thước dây, máy GPS để xác định
vị trí và diện tích OTC. OTC được lập hình chữ nhật dựa trên định lý Pitago.
Các OTC có chiều dài song song với đường đồng mức, chiều rộng vng góc
với đường đồng mức.

Trên các OTC tiến hành điều tra các chỉ tiêu:
Đường kính ngang ngực (D1.3): đo bằng thước đo vanh tất cả các cây
trong OTC. Cây nhỏ đo đường kính Doo bằng thước kẹp panme.
Chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc): đo các cây trong
OTC bằng thước đo cao Blumeiss với độ chính xác đến 0,1m. Có thể kết hợp
tra bảng thơng qua D1.3. Những cây nhỏ được đo bằng sào có khắc vạch.
Đo đường kính tán (Dt) của các cây trong OTC bằng cách đo gián tiếp
thơng qua hình chiếu tán cây trên mặt đất bằng thước dây, độ chính xác 0,1m.
Độ tàn che tầng cây cao được xác định bằng phần mềm Gap Light
Analysis Mobile App trên điện thoại, mỗi OTC xác định 8 -10 điểm, lấy giá trị
trung bình đại diện cho OTC.
Số liệu thu thập được ghi vào biểu mẫu sau:
Biểu 01. Phiếu điều tra tầng cây cao
Địa điểm………

Độ cao………

Ngày điều tra…….

Trạng thái rừng…

Độ dốc………

Người điều tra……

OTC số…….

TT

Tên

loài cây

Hướng dốc….
D1.3
(cm)

Hvn
(m)

Người kiểm tra……
Hdc
(m)

Dtán (m)
ĐT
NB

Ghi chú

1
2

Trong mỗi OTC lập 5 ô dạng bản (ODB) tại vị trí 4 góc và trung tâm của
OTC, diện tích 4m2/ơ và tiến hành điều tra các chỉ tiêu về cây bụi thảm tươi,
vật rơi rụng. Trong mỗi ô dạng bản, thu gom toàn bộ vật rơi rụng rồi cân để xác
16


định khối lượng vật rơi rụng tươi. Sau đó tính trung bình khối lượng cho từng
OTC. Số liệu điều tra được ghi vào mẫu biểu sau:

Biểu 2. Phiếu điều tra cây bụi thả tươi
Vị trí:........

Ngày điều tra:.........

Độ cao:........

Hướng dốc:......

Người điều tra:........

Số hiệu OTC:.......

Độ dốc:..........

Trạng thái rừng:......

ODB

Loài cây chủ yếu

Htb (m)

Độ che phủ (%)

Ghi chú

1
2
…..

- Điều tra đất:
Do độ dốc ở các địa điểm nghiên cứu có độ dốc từ 170 trở lên, do đó nên
đất ở các OTC lấy ở độ sâu từ 0 - 40 cm tại 12 điểm được sắp xếp theo hình
dưới đây: Tại các điểm đất được thu thập bằng các dụng cụ lấy mẫu đất chuyên
dùng, lấy mẫu đất được thực hiện theo quy trình trong TCVN 9487 - 2012 của
bộ Khoa học công nghệ. Các địa điểm lấy mẫu đất trên OTC được bố trí theo
phương pháp trải dài theo độ dốc:

Hình 2.1. Sơ đồ lấy mẫu đất tại các OTC tại khu vực nghiên cứu
2.4.3. Phương pháp phân tích trong phịng thí nghiệm
+ Xử lý mẫu đất: Mẫu đất được lấy về hong khơ trong bóng râm, nhặt
bỏ rễ cây, đá lẫn, kết von. Sau đó giã nhỏ bằng cối đồng và chày có đầu bọc
17


bằng cao su, rồi rây đất qua rây có đường kính 1mm. Riêng đất để phân tích
mùn, giã bằng cối và chày sứ và rây qua rây 0,25mm.
+ Phân tích mẫu đất : Các phương pháp áp dụng phân tích tính chất lý
hóa học đất :
- Thành phần cơ giới đất xác định theo phương pháp ông hút Robinson;
- Độ pHH2O xác định theo TCVN 7377: 2004;
- Hàm lượng mùn theo phương pháp Triurin ;
- Hàm lượng photpho dễ tiêu (mg/100g đất) theo phương pháp Chiurin –
Kononov;
- Hàm lượng đạm dễ tiêu (mg/100g đất) theo tiêu chuẩn TCVN
5255:2009;
- Hàm lượng Kali dễ tiêu (mg/100g đất) theo phương pháp quang kế ngọn
lửa.
2.4.4. Tổng hợp và xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê và các phần mềm hỗ trợ EXCEL, SPSS

để xác định các chỉ tiêu, phân tích và đánh giá số liệu.
Kết quả phân tích được tổng hợp thành từng biểu theo từng tính chất lý,
hóa học của đất.

18


Chương 3
KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN,
KINH TẾ VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
3.1.1. Vị trí địa lý
Ban quản lý rừng phịng hộ Ia Ly có trụ sở tại xã Ia Ka, huyện Chư Păh,
tỉnh Gia Lai. Lâm phần Ban quản lý phẩn lớn diện tích nằm trên xã Ia Kreng
và một phần diện tích của xã Ia Ka, Ia Mơ Nông, Ianhin huyện Chư Păh, tỉnh
Gia Lai có tổng diện tích tự nhiên là 10.694,54 ha. Chung quanh lâm phần có
10 thơn làng, trong đó có 3 thôn nằm trong lâm phần, với tổng số hộ là 1.142
hộ gồm 6.409 nhân khẩu; Có tổng số 2.284 lao động. Thành phần dân tộc chủ
yếu là người Jrai.
Khu vực nằm ở thượng nguồn của nhiều sơng suối, có vai trị rất quan
trọng trong việc phịng hộ các cơng trình thủy điện Quốc gia như thủy điện Ia
Ly, Sê San 3, Sê San 3A.
-Tọa độ địa lý:
+ Từ 107039’ 35” đến 107051’2” kinh Đông.
+ Từ 1406’30” đến 14°14’00” vĩ độ Bắc
-Tọa độ vng góc hệ VN-2000
+ OX: từ 409.051 m - 428.856 m.
+ OY: từ 1.556.813m – 1.573.293m.
- Về giới cận:
+ Phía Bắc giáp: Huyện Sa Thầy Tỉnh Kon Tum;

+ Phía Nam giáp: Huyện Ia Grai Tỉnh Gia Lai;
+ Phía Đơng giáp: Xã Ia Ly và xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai;
+ Phía Tây giáp: Huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
3.1.2. Địa Hình

19


×