Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 131 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ HỒNG BẢO HÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
THƠNG TIN KẾ TỐN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TẠI TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

LÊ HỒNG BẢO HÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
THƠNG TIN KẾ TỐN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ
VỪA TẠI TP.HCM
Chuyên ngành: Kế toán (Hướng nghiên cứu)
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN THẢO

TP.Hồ Chí Minh - Năm 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin kế
tốn tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp.HCM” là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện luận văn

Lê Hồng Bảo Hân


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
TĨM TẮT
ABSTRACT

1.1 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước................................................7
1.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước ................................................9
1.3 Nhận xét và khe hổng nghiên cứu .....................................................13



2.1 Tổng quan về chất lượng thơng tin kế tốn .......................................16
2.1.1 Thơng tin kế tốn ........................................................................16
2.1.2 Chất lượng thơng tin kế toán ......................................................18
2.2 Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa ...........................................20
2.2.1 Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa ..........................................20
2.2.2 Đặc điểm hoạt động quản lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa ảnh
hưởng đến chất lượng thơng tin kế tốn............................................................22
2.3 Lý thuyết nền .....................................................................................23
2.3.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng ................................................23
2.3.2 Lý thuyết đại diện .......................................................................24
2.3.3 Lý thuyết thông tin hữu ích ........................................................25
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin kế tốn dự kiến ....25
2.4.1 Cơng nghệ thông tin ...................................................................25
2.4.2 Giám sát của cơ quan thuế ..........................................................26
2.4.3 Khn khổ pháp lý .....................................................................27
2.4.4 Cơng ty kiểm tốn.......................................................................29
2.4.5 Sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý ......................................30
2.4.6 Trình độ của nhân viên kế tốn ..................................................30
2.5 Mơ hình nghiên cứu dự kiến .............................................................32

3.1 Quy trình nghiên cứu .........................................................................35
3.2 Nghiên cứu định tính .........................................................................36
3.3 Nghiên cứu định lượng ......................................................................38


3.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu .....................................................38
3.3.2 Cỡ mẫu........................................................................................39
3.3.3 Các phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ..............................39
3.4 Thang đo lường các khái niệm trong mơ hình nghiên cứu ...............42
3.4.1 Thiết kế thang đo ........................................................................42

3.4.2 Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo 45

4.1 Kết quả mô tả thống kê mẫu khảo sát ...............................................48
4.2 Kết quả nghiên cứu............................................................................49
4.2.1 Đánh giá thang đo .......................................................................49
4.2.2 Phân tích mơ hình nghiên cứu ....................................................57
4.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu .............................................................65

5.1 Kết luận .............................................................................................69
5.2 Hàm ý quản trị ...................................................................................70
5.2.1 Cơng ty kiểm tốn.......................................................................70
5.2.2 Giám sát của cơ quan thuế ..........................................................70
5.2.3 Sự am hiểu kế toán của nhà quản lý ...........................................71
5.2.4 Công nghệ thông tin ...................................................................72
5.2.5 Khuôn khổ pháp lý .....................................................................73
5.2.6 Trình độ của nhân viên kế toán ..................................................74
5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài............................75


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCTC: Báo cáo tài chính
BCTCHN: Báo cáo tài chính hợp nhất
CNTT: Cơng nghệ thơng tin
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNSXNVV: Doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa
HĐSXKD: Hoạt động sản xuất kinh doanh

HTTKT: Hệ thống TTKT
HTTT: Hệ thống thơng tin
KSNB: Kiểm sốt nội bộ
PPNCĐL: Phương pháp nghiên cứu định lượng
PPNCĐT: Phương pháp nghiên cứu định tính
TTKT: TTKT
VN: Việt Nam


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.2: Thang đo của biến “Sự am hiểu về kế toán của nhà quản lý” ..................42
Bảng 3.3: Thang đo của biến “Công nghệ thông tin” ...............................................43
Bảng 3.4: Thang đo của biến “Giám sát của cơ quan thuế” .....................................43
Bảng 3.5: Thang đo của biến “Trình độ của nhân viên kế toán” ..............................43
Bảng 3.6: Thang đo của biến “Cơng ty kiểm tốn” ..................................................44
Bảng 3.7: Thang đo của biến “Khuôn khổ pháp lý” .................................................44
Bảng 3.8: Thang đo của biến “CLTTKT tại các DNNVV tại TP.HCM” .................44
Bảng 4.1: Bảng thống kê về mẫu khảo sát ................................................................48
Bảng 4.2 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thang đo biến độc lập ..............49
Bảng 4.3: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thang đo biến CNTT (Lần 2) 51
Bảng 4.4 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thang đo biến phụ thuộc ..........51
Bảng 4.5: Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo các biến độc lập ....................52
Bảng 4.6: Bảng phương sai trích cho thang đo nhân tố độc lập ...............................53
Bảng 4.7: Bảng ma trận xoay các nhân tố.................................................................55
Bảng 4.8: Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc ......................56
Bảng 4.9: Bảng phương sai trích cho thang đo biến phụ thuộc ................................56
Bảng 4.10: Ma trận nhân tố biến phụ thuộc ..............................................................57
Bảng 5.1: Thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố đến CLTTKT của các DNNVV tại
TP.HCM ....................................................................................................................69



DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 4.14: Đồ thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa ..........................................62
Hình 4.15: Đồ thị P-P Plot của phần dư đã chuẩn hóa..............................................63
Hình 4.16: Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dư từ hồi quy ...................64


TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến chất lượng thơng tin kế tốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
TP.HCM.
Nghiên cứu này đã vận dụng 2 phương pháp nghiên cứu kết hợp là phương
pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định
tính chủ yếu là phương pháp nghiên cứu chuyên gia nhằm mục đích phục vụ xây
dựng mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng thơng tin kế tốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM. Nghiên
cứu định lượng được thực hiện nhằm kiểm định mơ hình nhân tố khám phá EFA
nhằm khẳng định các nhân tố cũng như giá trị, độ tin cậy của thang đo và kiểm định
mơ hình hồi quy về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin kế tốn của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM. Dữ liệu sau khi thu thập được phân tích bằng
phần mềm xử lý thống kê SPSS 22.0. Cỡ mẫu nghiên cứu là 178 và đối tượng khảo
sát là các nhân viên kế tốn, phó phòng, trưởng phòng,.. tại các DNNVV tại TP.
HCM.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu sau
khi điều chỉnh cho các DNNVV tại TP.HCM đều đạt được độ tin cậy. Kết quả kiểm
định cho thấy mơ hình lý thuyết phù hợp với dữ liệu khảo sát. Kết quả phân tích hồi
quy bội cho thấy có có 6 nhân tố tác động theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: (1)
Cơng ty kiểm tốn, các nhân tố tiếp theo là (2) Giám sát của cơ quan thuế, (3) Sự am

hiểu kế toán của nhà quản lý, (4) Công nghệ thông tin, (5) Khuôn khổ pháp lý và
cuối cùng là (6) Trình độ của nhân viên kế tốn. Mơ hình giải thích được 53,4% sự
biến thiên của biến phụ thuộc là chất lượng thông tin kế toán của các DNNVV tại
TP.HCM do tác động của 6 nhân tố trên.
Kết quả của nghiên cứu này giúp cho các nhà lãnh đạo của các DNNVV tại
TP.HCM hiểu rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin kế tốn của


đơn vị mình quản lý. Từ đó, đề tài đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao chất
lượng thơng tin kế tốn của các DNNVV tại TP.HCM.


ABSTRACT
The objective of the study is to identify and measure the impact of these factors
on the quality of accounting information of small and medium-sized enterprises in
Ho Chi Minh City.
This research has applied two combined research methods: qualitative
research methods and quantitative research methods. Qualitative research is mainly
an expert research method aimed at serving to build research models and research
hypotheses about the factors affecting the quality of accounting information of small
and medium-sized enterprises in HCMC. Quantitative research was conducted to test
the EFA discovery factor model in order to confirm the factors as well as the value,
reliability of the scale and test regression models of factors affecting quality.
Accounting information of small and medium-sized enterprises in Ho Chi Minh City.
The collected data were analyzed by SPSS 22.0 statistical processing software. The
sample size of the study was 178 and the survey subjects were accountants, deputy
heads, heads of departments, etc. at the SMEs in the city. HCM.
The research results show that the measurement scales of the research concepts
after adjusting for SMEs in Ho Chi Minh City all achieve reliability. The testing
results show that the theoretical model is consistent with the survey data. The results

of multiple regression analysis show that there are 6 impact factors in order from high
to low as follows: (1) auditing company, the following factors are (2) supervision by
tax authorities, (3) Manager's accounting knowledge, (4) Information technology, (5)
Legal framework and finally (6) Accounting staff's qualifications. The model
explained that 53.4% of the variation of the dependent variable is the quality of
accounting information of SMEs in Ho Chi Minh City due to the impact of the six
factors above.
The results of this study help the leaders of the SMEs in Ho Chi Minh City
better understand the factors that affect the quality of accounting information of their


management units. Since then, the thesis proposes policy implications to improve the
quality of accounting information of SMEs in Ho Chi Minh City.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Số lượng các doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam (VN) tăng mạnh trong những
năm vừa qua. Trong năm 2020, mặc dù dịch Covid-19 gây ra ảnh hướng rất lớn tới
kinh tế nước ta, song nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính
phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng lịng, đồn kết của toàn dân,
chúng ta đã cơ bản đẩy lùi và kiểm soát được dịch bệnh. Sau gần 2 tháng nới lỏng và
gỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội, các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội đang
dần được khơi phục, bước đầu thực hiện có hiệu quả mục tiêu kép vừa đẩy mạnh phát
triển kinh tế - xã hội vừa phòng chống dịch hiệu quả trong điều kiện bình thường mới.
Các DN đã nhanh chóng thích ứng, bám sát chỉ đạo dỡ bỏ giãn cách xã hội của Chính
phủ, hạn chế thấp nhất thiệt hại và từng bước đưa việc sản xuất kinh doanh trở lại
guồng quay vốn có.

Mặt khác, nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ cũng bắt đầu nới lỏng các biện pháp
phong tỏa từ đầu tháng 6/2020, qua đó giúp các ngành xuất khẩu hàng hóa cũng như
hoạt động sản xuất kinh doanh (HĐSXKD) của DN VN từng bước hồi phục. Đồng
thời, các DN VN đang có cơ hội lớn để chuyển mình và phát triển trong thời gian tới
nhờ các yếu tố như: Quốc hội thông qua các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
(EVFTA, EVIPA), chi phí NVL tiếp tục duy trì ở mức thấp, làn sóng dịch chuyển
đầu tư… Do vậy, tình hình DN đăng ký thành lập mới trong tháng 6 năm 2020 tiếp
tục có sự khởi sắc so với tháng 5 và tháng 4 năm 2020.
Cụ thể, số DN đăng ký thành lập mới trong tháng 6/2020 là 13.725 DN với số
vốn đăng ký là 139.146 tỷ đồng, tăng 5,9% về số DN và giảm 26,9% về vốn đăng ký
so với cùng kỳ năm 2019, tăng 27,9% về số DN và tăng 23,4% về vốn đăng ký so với
tháng 5/2020. So sánh với tháng 4/2020 (thời điểm dịch bệnh ở VN đang diễn biến
phức tạp và cả nước thực hiện giãn cách xã hội), số DN đăng ký thành lập mới và số


2

vốn đăng ký tăng lần lượt 74,1% và 48,3%. (Cổng thông tin quốc gia về đăng ký
doanh nghiệp, số liệu 6 tháng đầu năm 2020).
Trong những năm gần đây, CLTTKT nhận được rất nhiều sự chú ý, để tăng
lợi nhuận của các DN, các nhà quản lý sẽ có những hành động phù hợp liên quan đến
các vấn đề trong tổ chức như cung cấp thông tin cần thiết cho chủ DN hoặc người
quản lý cấp cao trong các quyết định đầu tư mới, cho thuê, mua, quảng cáo và khuyến
mãi, … (Libby & Short, 2003), tăng doanh thu hoặc giảm chi tiêu cho các nguồn lực
(Kaplan & Cooper, 1991). Tối đa hóa doanh thu và giảm thiểu chi phí là những mục
tiêu thiết yếu khác để bảo đảm và duy trì một DN thành cơng, nếu chất lượng đầu ra
của thơng tin khơng chính xác sẽ đưa ra các quyết định sai lầm. Mặt khác, nó cũng
được coi là lợi thế cạnh tranh cho tổ chức có kế tốn thiết kế tốt HTTT để cung cấp
thơng tin có chất lượng. Việc không triển khai HTTTKT tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến
thành công của tổ chức (Salehi và Abdipour, 2011). Do đó các DN cần phải cải thiện

CLTTKT của họ theo thời gian để đáp ứng những thách thức mới cũng như giải đáp
những thách thức vẫn còn tồn tại trên thị trường. Trong môi trường kinh doanh ngày
càng phức tạp, TTKT có chất lượng là cực kỳ cần thiết cho ban quản lý để đưa ra
quyết định hiệu quả giúp các DN có kế hoạch cạnh tranh, phát triển hoặc thậm chí để
tồn tại.
TP.HCM là một trong những thành phố có tốc độ phát triển mạnh của quốc
gia. Với vai trị là một đơ thị đặc biệt, trung tâm nhiều mặt của cả nước đòi hỏi nhiều
DN tại khu vực nói chung cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại
TP.HCM phải tối đa hóa chi phí, quản lý hiệu quả HĐSXKD. Đối mặt với nền kinh
tế ngày càng phức tạp, mức độ cạnh tranh cao (Kamyabi & Devi, 2011), nguồn lực
khan hiếm và nhu cầu thúc đẩy thay đổi công nghệ, đặc biệt trong nền kinh tế sản
xuất hàng hóa ln đặt ra các u cầu địi hỏi nhà sản xuất phải bán được hàng hóa
và làm cho q trình lưu thơng hàng hóa diễn ra nhanh hơn, người tiêu dùng được
tiếp cận trực tiếp với sản phẩm nhanh nhất khi có nhu cầu đã làm tăng nhu cầu về
tính linh hoạt, chất lượng, hiệu quả chi phí và tính kịp thời (Hunter et al., 2002). Một


3

quyết định đúng đắn, kịp thời sẽ mang lại hiệu quả, sự ổn định, phát triển và đảm bảo
được mục tiêu của tổ chức. Một nguồn lực quan trọng để đạt được các u cầu này là
có được một thơng tin kế toán (TTKT) đạt hiệu quả (De Guinea & cộng sự, 2005),
đặc biệt là CLTTKT (Mitchell & cộng sự, 2000).
Tại Tp. HCM, loại hình DNNVV là loại hình DN chiếm đa số và chủ yếu trong
nền kinh tế (Số liệu thống kê năm 2019), đóng góp đáng kể vào tổng thu nhập quốc
dân, tạo việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội, đóng vai trị quan trọng trong việc
phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên thực tế các DNNVV này có đặc thù quy mơ nhỏ nên
cịn rất nhiều hạn chế liên quan đến nguồn lực tài chính cũng như nguồn lực con
người trong thực hiện các hoạt động của tổ chức. Bộ máy nhân sự các DNNVV
thường khơng có các chun gia cơng nghệ thơng tin (CNTT) và nhân viên kế tốn

có trình độ (Gable & Raman 1992; Mitchell & cộng sự 2000; Ravarini et al. 2002).
Điều này làm giảm mức độ nhận thức về tầm quan trọng của CLTTKT trong việc
giám sát hiệu quả tài chính tại DN.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy có nhiều nghiên cứu CLTTKT
(Chong & Chong 1997; Chenhall & Langfield-Smith 1998; Mia & Clarke 1999), các
nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng việc sử dụng rộng rãi và hiệu quả của các báo
cáo của chất lượng thông tin (ERICot và ERICot, 2000; Riemenschneider và
Mykytyn Jr, 2000; và Ismail, 2007)… Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa tập trung vào
bối cảnh của các DNNVV. Nhận thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của CLTTKT
đối với các DNNVV, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
thông tin kế toán tại các DNNVV tại TP.HCM” để thực hiện nghiên cứu. Nghiên cứu
này tập trung đi sâu vào các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT tại các DNNVV tại Tp.
HCM, đánh giá mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến CLTTKT của các DNNVV tại
TP.HCM.


4

2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu chung: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT của các
DNNVV tại TP.HCM.
Mục tiêu cụ thể:
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT của các DNNVV tại
TP.HCM.
+ Đo lường mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến CLTTKT của các DNNVV tại
TP.HCM.
3. Câu hỏi nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi:
+ Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến CLTTKT của các DNNVV tại TP.HCM?
+ Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến CLTTKT của các DNNVV tại

TP.HCM như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT
tại các DNNVV.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu tại các DNNVV tại
TP.HCM
+ Về thời gian nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu được tiến hành trong khoảng
thời gian từ 18/06/2019 đến 05/08/2020.


5

5. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, bao gồm phương pháp
nghiên cứu định tính (PPNCĐT) và phương pháp nghiên cứu định lượng (PPNCĐL).
Trong đó:
- PPNCĐT: Dựa trên các tài liệu đã có liên quan đến đề tài được nghiên cứu
trước, kế thừa các lý thuyết liên quan đến CLTTKT, tác giả nhận diện, đưa ra các
nhân tố tác động cũng như dự kiến mơ hình nghiên cứu và xây dựng thang đo nháp.
Tiếp đó thơng qua thảo luận ý kiến chun gia nhằm hồn thiện mơ hình và xây dựng
thang đo nghiên cứu chính thức về các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT của các
DNNVV tại TP.HCM để tiếp tục thực hiện PPNCĐL.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng:
+ Khảo sát các DNNVV tại TP.HCM về CLTTKT của các DN này thông qua
bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ.
+ Dữ liệu thu được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 22.0 đánh
giá gía trị và độ tin cậy bằng việc ứng dụng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích
nhân tố khám phá (EFA).
+ Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mơ hình hồi quy.

6. Ý nghĩa nghiên cứu.
Qua nghiên cứu, đề tài đã xây dựng và kiểm định được mơ hình nghiên cứu
về các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT của các DNNVV tại TP.HCM. Qua đó xác
định được các nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT của các DNNVV tại TP.HCM và đo
lường được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến CLTTKT tại các DNNVV này.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đưa ra được các đề xuất hàm ý quản trị nhằm giúp
nhà quản lý nâng cao CLTTKT và từ đó đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn, góp
phần quản lý hoạt động, điều hành tại các đơn vị tốt hơn.


6

Ngoài ra, đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đối tượng học giả,
nhà nghiên cứu có quan tâm đến nghiên cứu về mảng đề tài CLTTKT của các DN.
7. Kết cấu đề tài nghiên cứu.
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị.


7

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
1.1

Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước

N. A. Ismail & King, (2007) với nghiên cứu “Factors influencing the

alignment of accounting information systems in small and medium sized
Malaysian manufacturing firms” về mối liên kết giữa tổ chức HTTTKT và yêu cầu
về CLTTKT để tạo ra chất lượng thông tin trong bối cảnh cụ thể của các DN SXNVV
tại Malaysia. Dữ liệu được cung cấp bởi Liên đoàn các nhà sản xuất Malaysia (FMM),
các DN được chọn là các DN có từ 20 đến 150 nhân viên. Bảng câu hỏi được cải tiến
theo ba giai đoạn: thử nghiệm trước với các sinh viên nghiên cứu và nghiên cứu, thử
nghiệm trước với các nhà quản lý DN và thử nghiệm thí điểm với các nhà quản lý
DN, cuối cùng mới gửi đến nhà quản trị của các DN, các nhà quản trị đã được chọn
làm người trả lời của nghiên cứu này vì họ có những kiến thức về phương pháp và
yêu cầu TTKT được các công ty áp dụng. Kết quả có 214 bảng khảo sát hợp lệ cho
thấy có 6 nhân tố tác động đến CLTTKT là CNTT, trình độ của chủ sở hữu về kiến
thức kế tốn và CNTT, trình độ của nhân viên, chun gia và quy mô DN.
Zohreh Hajiha1, (2011) với nghiên cứu “Effective Factors on Alignment of
Accounting Information Systems in Manufacturing Companies: Evidence from
Iran”. Với phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, sử dụng giữa bảng câu hỏi của
Chenhall và Morris (1986), Ismail và King (2007) và quan điểm của một số chuyên
gia về AIS cho các DN Iran được niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán Tehran
(TSE) nhằm xác định các nhân tố có tác động đến HTTTKT trong bối cảnh của các
DNSX Iran. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua bảng câu hỏi gửi bằng email
được lấy thông qua chính thức Trang web TSE. Tác giả gửi đi 162 bảng câu hỏi, đã
có 86,4% bảng câu hỏi được trả lời cho kết quả có 3 nhân tố tác động đến CLTTKT
là sự am hiểu của nhà quản lý về CNTT và kế tốn, trình độ của nhân viên, quy mô
công ty.


8

Melo Paulo, Cavalcante, & Edilson Paulo, (2013) với nghiên cứu “The
Relationship Between Auditing Quality and Accounting Conservatism in
Brazilian Companies”. Mục đích của nghiên cứu nhằm đo lường ảnh hưởng một số

đặc điểm cơng ty kiểm tốn đến CLTTKT. Bằng mơ hình được phát triển bởi Ball
và Shivakumar (2005), nghiên cứu này sử dụng PPNCĐL với các phương pháp thống
kê để xử lý dữ liệu. Dữ liệu được thu thập từ cơ sở dữ liệu của Ủy ban Chứng khoán
Brazil và báo cáo tài chính (BCTC) cơng bố của các cơng ty niêm yết trong giai đoạn
2000-2011. Kết quả cho thấy CLTTKT bị ảnh hưởng tích cực bởi quy mơ của cơng
ty kiểm tốn và ảnh hưởng tiêu cực bởi thời gian tham gia của kiểm toán viên, nghiên
cứu cũng quan sát thấy các biến như ủy ban kiểm toán, dịch vụ kiểm toán, sự quan
trọng của khách hàng đối với kiểm toán viên và sự am hiểu về đặc điểm kinh doanh
của khách hàng tác động đến CLTTKT.
Mohammad Hadi Khorashadi; Amin; Hamid (2017) với nghiên cứu “The
Effect of Information Technology on the Quality of Accounting Information”.
Nghiên cứu này sử dụng PPNCĐL nhằm xác định và đo lường tác động của CNTT
đến CLTTKT. Tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản theo công
thức của Burran, dữ liệu khảo sát được thu thập từ 425 giám đốc điều hành của các
DN niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khốn Tehran thơng qua bảng câu hỏi khảo sát.
Kết quả thu về 84 bảng khảo sát hợp lệ. Sau khi phân tích, xử lý dữ liệu bằng Smart
PLS2, cho thấy CNTT và các khía cạnh của nó (kịp thời, phù hợp, chính xác, đầy đủ
và tốc độ chuyển giao thực tế) tác động đáng kể và tích cực đến CLTTKT của các
DN này.
Hassan, E., Yusof, Z. M., & Ahmad, K. (2018) với nghiên cứu “Determinant
Factors of Information Quality in the Malaysian Public Sector” Các tác giả này
nhận định thông tin luôn được coi là thiết yếu và là cốt lõi của bất kỳ tổ chức nào.
Thơng tin chất lượng góp phần đáp ứng các yêu cầu của người dùng trong việc ra
quyết định, nó cũng là chìa khóa trong việc giảm thiểu các rủi ro nhất định liên quan
đến quá trình ra quyết định của các đối tượng sử dụng thông tin. Để thực hiện nghiên


9

cứu tác giả đã sử dụng PPNCĐL, khảo sát các tổ chức công ở khắp Malaysia, bao

gồm: Liên bang khu vực dịch vụ (FPS), dịch vụ công nhà nước (SPS), cơ quan theo
luật định liên bang (FSB), cơ quan theo luật định của nhà nước (SSB) và chính quyền
địa phương (LA). Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến CLTTKT trong các tổ chức công ở Malaysia và cách thức chúng ảnh
hưởng đến CLTTKT trong các dịch vụ công ở nước này. Kết quả nghiên cứu cho thấy
có 10 nhân tố ảnh hưởng đến CLTTKT gồm: (1) cam kết quản lý, (2) chính sách, (3)
đào tạo, (4) thủ tục quản lý hồ sơ và thơng tin, (5) trình độ của nhân viên, (6) cải tiến
liên tục, (7) làm việc theo nhóm, (8) tập trung vào khách hàng, (9) đổi mới, (10) quản
trị việc cung cấp thông tin.
Ramadhanti, Kurniawan, Mukhrodin, & Setiyawati, (2019) với nghiên cứu
“Antecedent And Consequence For Accounting Information Quality On
Indonesian Smes”. Bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, nghiên cứu này nhằm
quan sát CLTTKT trong năm 2018, năm đầu tiên thực hiện chuẩn mực kế tốn tài
chính của Indonesia cho các tổ chức vừa và nhỏ (SAK EMKM) do hiệp hội kế toán
Indonesia ban hành. Đối tượng khảo sát các DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa tại
Indonesia, cụ thể có 64 DN được lựa chọn, gồm 34 DN có doanh thu hàng năm ít hơn
Rp50.000.000; 28 cơng ty có thu nhập từ Rp50.000.000 – 500.000.000 và chỉ có 2
DN có thu nhập lớn hơn Rp500.000.000, bình quân tuổi đời DN 12 năm và số lượng
nhân viên trung bình là 11 người mỗi DN. dữ liệu được phân tích bằng sơ đồ Path
với biến độc lập gồm kiến thức tài chính, áp lực từ Cơ quan thuế, dịch vụ tư vấn th
ngồi, áp dụng cơng nghệ marketing và các biến phụ thuộc là CLTTKT và tiếp cận
tín dụng. Kết quả cho thấy áp lực của cơ quan thuế và dịch vụ tư vấn th ngồi có
ảnh hưởng tích cực đến CLTTKT. CLTTKT có tác động đến q trình tiếp cận tín
dụng.
1.2

Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Bích Liên (2012) với nghiên cứu “Xác định và kiểm soát các
nhân tố ảnh hưởng CLTTKT trong môi trường ứng dụng ERP tại các DN VN”.



10

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, dựa trên mơ hình hệ thống
hoạt động đã chỉ ra 13 nhân tố ảnh hưởng tới CLTTKT trong môi trường ứng dụng
ERP tại các DN VN gồm: Tầm nhìn, cam kết và sự hổ trợ của ban quản lý cấp cao
DN; Năng lực, kinh nghiệm và sự hỗ trợ của nhà tư vấn triển khai; năng lực đội dự
án DN; Chất liệu dữ liệu; Huấn luyện và sự tham gia của nhân viên DN; Thử nghiệm
hệ thống; Chất lượng thiết bị, cơ sở hạ tầng; Quy trình xử lý và chất lượng phần mềm
ERP; Chính sách quản lý thay đổi; Chính sách chất lượng và kiểm sốt; Mơi trường
văn hóa DN; Mơi trường giám sát, kiểm tra; Chính sách nhân sự. Nghiên cứu này đã
cung cấp tổng quan về hệ thống lý luận liên quan đến CLTTKT, đã xác định và kiểm
định được các yếu tố ảnh hưởng đến CLTTKT. Tuy nhiên, phạm vi của nghiên cứu
này là xác định và kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến CLTTKT cho DN VN ứng
dụng ERP.
Phạm Thị Kim Ánh (2015) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trên địa bàn
TP.HCM”. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, nghiên
cứu đã chỉ ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các đơn vị SNYT công
lập trên địa bàn TP.HCM: (1) môi trường pháp lý, (2) môi trường chính trị, (3) mơi
trường kinh tế, (4) mơi trường giáo dục, (5) mơi trường văn hóa. Qua đó, tác giả đề
xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán tại các đơn vị sự
nghiệp y tế công lập trên địa bàn TP. HCM. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng thơng tin kế tốn tại các đơn vị sự nghiệp y tế công
trên địa bàn TP.HCM.
Bùi Văn Dương & Đỗ Thị Hải Yến (2017) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh
hưởng tới CLTTKT trên báo cáo tài chính hợp nhất của các công ty niêm yết tại
thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí khoa học Lạc Hồng. Nghiên cứu được thực hiện
thông qua hai bước là PPNCĐT và PPNCĐL. PPNCĐT được thực hiện bằng phương

pháp thảo luận với chuyên gia là các giảng viên, nhân viên kế toán, kiểm tốn có kinh
nghiệm lâu năm. Các nhân tố (thang đo) đưa vào nghiên cứu được sự đồng thuận của


11

đa số chuyên gia về sự ảnh hưởng tới CLTTKT trên BCTCHN. Đối tượng của
PPNCĐL là những người có liên quan tới việc lập và sử dụng TTKT trên BCTCHN
của các công ty niêm yết tại TP.HCM. Mục tiêu của nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng
tới CLTTKT trên báo cáo tài chính hợp nhất (BCTCHN) trong phạm vi các cơng ty
niêm yết tại TP.HCM. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 nhân tố: việc lập và trình
bày BCTCHN, nhà quản trị, rủi ro kiểm toán BCTCHN, chất lượng hệ thống kiểm
soát nội bộ, sự khác biệt giữa kỳ kế tốn của cơng ty mẹ và cơng ty con, trình độ của
nhân viên kế tốn, mơi trường pháp lý.
Nguyễn Thị Kim Nguyệt (2019) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng thơng tin kế tốn tại các doanh nghiệp tỉnh Bình Dương”. Luận
văn thạc sĩ kinh tế. Nghiên cứu này nhằm xác định tác động của lãnh đạo chuyển đổi
và văn hố tổ chức lên chất lượng thơng tin kế tốn thơng qua chất lượng hệ thống
thơng tin kế tốn ở các doanh nghiệp tại Bình Dương. Để đạt được mục tiêu nghiên
cứu, tác giả đã tiến hành xây dựng bảng câu hỏi khảo sát sau khi tham khảo ý kiến
chuyên gia, sau đó nhờ sự hỗ trợ của việc sử dụng SPSS và AMOS, tác giả đã tiến
hành phân tích kết quả với 203 doanh nghiệp đang ứng dụng hệ thống thơng tin kế
tốn tại Bình Dương. Kết quả cho thấy sự tác động tích cực của lãnh đạo chuyển đổi
và văn hoá tổ chức lên chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn, từ đó tác động đến chất
lượng thơng tin kế tốn. Kết quả bài nghiên cứu nhấn mạnh sự chú ý về tầm quan
trọng của văn hoá tổ chức, là một trong những nhân tố góp phần cải thiện chất lượng
hệ thống thơng tin kế tốn từ đó nâng cao chất lượng thơng tin kế toán.
Võ Thị Thúy Kiểu (2019) với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến
CLTTKT trình bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại
TP.HCM”. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định và đo lường

mức độ tác động của các nhân tố đến CLTTKT trên BCTC tại các đơn vị sự nghiệp
y tế công lập tại TP.HCM. Bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó PPNCĐT
thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm lấy ý kiến chuyên gia và dữ liệu cho PPNCĐL
được thu thập bằng bảng câu hỏi khảo sát. Dữ liệu khảo sát được thu thập từ 187 đơn


×