Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Các nhân tố tác động đến chất lượng báo cáo tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM THOA

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ KIM THOA

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC
CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Chuyên ngành: Kế toán
Hướng đào tạo: Hướng nghiên cứu
Mã số: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. MAI THỊ HỒNG MINH



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021


LỜI CAM ĐOAN”
Tôi xin cam đoan, đây là luận văn thạc sĩ của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
khoa học của cơ PGS.TS Mai Thị Hồng Minh. Các số liệu và kết quả nêu trong
luận văn là trung thực, không sao chép của bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào trước
đây. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với lời cam kết này.”
TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 01 năm 2021
Học viên

NGUYỄN THỊ KIM THOA


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
TĨM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cần thiết của nghiên cứu ................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 3
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.......................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4

6. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................................. 4
7. Kết cấu luận văn ...................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ................................ 5
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................................. 5
1.1.1. Nghiên cứu về chất lượng BCTC trong khu vực cơng nói chung..................... 5
1.1.2. Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến chất lượng BCTC trong khu vực cơng
nói chung ..................................................................................................................... 7
1.2. Các nghiên cứu trong nước .................................................................................. 8
1.2.1. Nghiên cứu về chất lượng BCTC trong khu vực cơng nói chung..................... 8
1.2.2. Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến chất lượng BCTC trong khu vực công.
..................................................................................................................................... 9
1.3. Nhận xét các nghiên cứu trước và hướng nghiên cứu của đề tài ....................... 16
1.3.1. Nhận xét các nghiên cứu trước ....................................................................... 16
1.3.2. Hướng nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 17


Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 19
2.1. Tổng quan về ĐVSN công lập ........................................................................... 19
2.1.1. Khái niệm ........................................................................................................ 19
2.1.2. Đặc điểm của ĐVSN công lập ........................................................................ 20
2.1.3. Vai trị của ĐVSN cơng lập ............................................................................ 20
2.1.4. Vai trị của kế tốn ĐVSN cơng lập và BCTC trong ĐVSN công lập ........... 21
2.2. Báo cáo tài chính của các ĐVSN cơng lập ........................................................ 22
2.3. Tổng quan về chất lượng BCTC ........................................................................ 24
2.4. Lý thuyết nền ...................................................................................................... 27
2.4.1. Lý thuyết ủy nhiệm (Agency theory) .............................................................. 27
2.4.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) ......................... 28
2.4.3. Lý thuyết thơng tin hữu ích (Decision Usefulness Theory) ............................ 28
2.4.4.Lý thuyết hành vi - tâm lý xã hội (Behavioral-Social Psychology Theory) .... 29

2.5. Một số nhân tố tác động đến chất lượng BCTC tại các ĐVSN giáo dục công lập
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận .................................................................................... 29
2.5.1. Nhân tố hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài chính - kế tốn ............ 29
2.5.2. Nhân tố mơi trường giáo dục nghề nghiệp...................................................... 31
2.5.3. Nhân tố môi trường làm việc .......................................................................... 31
2.5.4. Nhân tố nhận thức và trình độ của nhân viên kế toán ..................................... 32
2.5.5. Nhân tố kiến thức và cam kết của nhà quản lý ............................................... 33
2.5.6. Nhân tố hệ thống thơng tin kế tốn tại đơn vị ................................................. 34
2.6. Mơ hình nghiên cứu đề xuất............................................................................... 35
Kết luận chương 2 .................................................................................................... 35
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 36
3.1. Phương pháp và quy trình nghiên cứu ............................................................... 38
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 38
3.1.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 39
3.2. Xây dựng thang đo của các biến ........................................................................ 40


3.2.1. Khái niệm thang đo ......................................................................................... 40
3.2.2. Thang đo khái niệm nghiên cứu ...................................................................... 40
3.3. Phương pháp chọn mẫu, thu thập dữ liệu........................................................... 43
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................... 43
3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu ...................................................... 44
3.4. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ............................................................ 44
3.4.1. Phương pháp thống kê mô tả........................................................................... 44
3.4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo........................................................................... 44
3.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................... 45
3.4.4. Phân tích hồi quy đa biến ................................................................................ 46
Kết luận chương 3 .................................................................................................... 45
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ................................ 46
4.1. Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................................. 48

4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng .......................................................................... 52
4.2.1. Thông kê mô tả................................................................................................ 52
4.2.1.1. Thống kê mô tả mẫu ..................................................................................... 52
4.2.1.2. Thống kế mô tả đặc điểm mẫu: .................................................................... 52
4.2.1.3. Thống kê mô tả thang đo:............................................................................. 53
4.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo thơng qua hệ số Cronbach’s Alpha ......... 54
4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA.................................................................... 56
4.2.4. Điều chỉnh mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu .......................................... 61
4.2.5. Phân tích tương quan và hồi quy đa biến ........................................................ 62
4.3. Bàn luận và so sánh kết quả ............................................................................... 68
4.3.1. Bàn luận về các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC ............................... 68
4.3.2. So sánh với kết quả các nghiên cứu trước....................................................... 70
Kết luận chương 4 ..................................................................................................... 71
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 73
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 73
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 74


5.2.1. Môi trường làm việc ........................................................................................ 74
5.2.2. Kiến thức và cam kết của nhà quản lý ............................................................ 74
5.2.3. Môi trường giáo dục nghề nghiệp ................................................................... 75
5.2.4. Nhận thức và trình độ của nhân viên kế toán .................................................. 76
5.2.5. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài chính - kế tốn ......................... 77
5.2.6. Hệ thống thơng tin kế tốn tại đơn vị .............................................................. 78
5.3. Hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................... 79
Kết luận chương 5 ..................................................................................................... 80
PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT”
BCTC:

Báo Cáo Tài Chính

CNTT:

Cơng Nghệ Thông Tin

CLTT:

Chất Lượng Thông Tin

ĐVSN:

Đơn Vị Sự Nghiệp

HTTT:

Hệ Thống Thông Tin

HCSN:

Hành Chính Sự Nghiệp

IPSAS:

International Public Sector Accounting Standard: Chuẩn mực

kế toán quốc tế

NQL:

Nhà Quản Lý

NSNN:

Ngân Sách Nhà Nước


DANH MỤC CÁC BẢNG’
Bảng 1.1 Tổng hợp các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC từ nghiên cứu trước
................................................................................................................................... 13
Bảng 2.1 Các giả thuyết nghiên cứu và mối quan hệ với các lý thuyết nền tảng có
liên quan .................................................................................................................... 36
Bảng 3.1 Căn cứ xây dựng thang đo cho nhân tố Hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật về tài chính - kế tốn .......................................................................................... 40
Bảng 3.2 Căn cứ xây dựng thang đo cho nhân tố Môi trường giáo dục nghề nghiệp
................................................................................................................................... 41
Bảng 3.3 Căn cứ xây dựng thang đo cho nhân tố Môi trường làm việc ................... 41
Bảng 3.4 Căn cứ xây dựng thang đo cho nhân tố Nhận thức và trình độ của nhân
viên kế tốn ............................................................................................................... 41
Bảng 3.5 Căn cứ xây dựng thang đo cho nhân tố Kiến thức và cam kết của nhà quản
lý ................................................................................................................................ 42
Bảng 3.6 Căn cứ xây dựng thang đo cho nhân tố HTTT kế toán tại đơn vị ............. 42
Bảng 3.7 Căn cứ xây dựng thang đo cho nhân tố Chất lượng BCTC ....................... 43
Bảng 4.1 Bảng tóm tắt những thay đổi thang đo sau nghiên cứu định tính .............. 49
Bảng 4.2 Thang đo chính thức của các biến trong mơ hình nghiên cứu các nhân tố
tác động đến chất lượng BCTC của các ĐVSN giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh

Ninh Thuận. ............................................................................................................... 50
Bảng 4.3 Thống kê mô tả mẫu .................................................................................. 52
Bảng 4.4 Thống kê mô thang đo ............................................................................... 53
Bảng 4.5 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thang đo ................................... 55
Bảng 4.6 Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo các biến độc lập ..................... 57
Bảng 4.7 Bảng phương sai trích cho thang đo nhân tố độc lập ................................ 57
Bảng 4.8 Ma trận xoay các nhân tố ........................................................................... 59
Bảng 4.9 Kiểm định KMO và Bartlett cho thang đo biến phụ thuộc........................ 60
Bảng 4.10 Bảng phương sai trích cho thang đo biến phụ thuộc ............................... 61


Bảng 4.11 Ma trận nhân tố biến phụ thuộc .............................................................. 61
Bảng 4.12 Kết quả phân tích tương quan Pearson .................................................... 62
Bảng 4.13 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu ............................. 64
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định ANOVA .................................................................... 64
Bảng 4.15 Kết quả phân tích hồi quy đa biến ........................................................... 65
Bảng 5.1 Thứ tự mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng BCTC tại các
đơn vị SNGD trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ cao đến thấp .................................... 73


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC
tại các ĐVSN giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ................................ 35
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 39
Hình 4.1. Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đốn và phần dư từ hồi quy ..................... 66
Hình 4.2. Đồ thị Histogram của sai số đã chuẩn hóa ................................................ 66


TĨM TẮT
Báo cáo tài chính (BCTC) của các đơn vị sự nghiệp (ĐVSN) cơng lập đóng

vai trị quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng khác
nhau,”nhưng trên thực tế,“thông tin trên BCTC của các ĐVSN cơng lập ở Việt Nam
nói chung và trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói riêng, vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu và sự mong đợi của các đối tượng sử dụng,”Ninh Thuận đang có bước chuyển
mình đáng kể để hòa nhập với nền kinh tế của cả nước, trong đó các ĐVSN giáo
dục cơng lập góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển của tỉnh. Chính vì vậy,“để thơng
tin trên BCTC tại các ĐVSN giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đạt các
tiêu chuẩn chất lượng thì việc nhận diện các nhân tố và mức độ tác động của từng
nhân tố đến chất lượng BCTC của các ĐVSN giáo dục công lập”là rất cần thiết.
Phương pháp sử dụng trong bài nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu hỗn
hợp, trong đó phương pháp định lượng là chính, được khảo sát thông qua bảng trả
lời câu hỏi về các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC tại các ĐVSN giáo dục
công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Dữ liệu thu thập được, sẽ được xử lý bằng
phần mềm SPSS 20”.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 06 nhân tố tác động đến chất lượng BCTC tại
các ĐVSN cơng lập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận,”đó là: (1) Hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về tài chính - kế tốn; (2) Mơi trường giáo dục nghề nghiệp; (3)
Mơi trường làm việc; (4) Nhận thức và trình độ của nhân viên kế toán; (5) Kiến
thức và cam kết của nhà quản lý; (6) Hệ thống thông tin kế tốn tại đơn vị.
Từ khóa:“chất lượng báo cáo tài chính, đơn vị sự nghiệp giáo dục cơng lập,
tỉnh Ninh Thuận.”


ABSTRACT
Financial statements (FS) of public non-business enterprise play an important
role in providing information to different users. However, in fact, information on
financial statements of non-business public sector in Vietnam, specially in Ninh
Thuan province, has not yet met the needs and expectations of the users. Ninh
Thuan is transforming quickly to integrate with the national economy, in which
public education and non-business affiliate contribute significantly to the

development of the province. Therefore, in order to make all information on
Financial Statement of public education in Ninh Thuan meet the requested standard,
the identification of the factors and the degree of influence of each factor on
Financial Statements of public education are essential.
The method used in the research is a mixed research method, in which the
main quantitative method is surveyed through questionnaires about factors affecting
the quality of financial statements in the public education in Ninh Thuan province.
Collected data will be processed using SPSS 20 software.
The results of research show that there are 06 factors affecting the quality of
financial statements in public non-business units in Ninh Thuan province, which
are: (1) The system of legal documents on finance - accounting; (2) Career
education environment; (3) Working environment; (4) The awareness and
qualifications of accountants; (5) Manager's knowledge and commitment; (6)
Accounting information system in the enterprise.
Keywords: quality of financial statements, business units of public education,
Ninh Thuan province.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cần thiết của nghiên cứu
Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, với sự
biến động và phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường”thì sự phát triển
của“các đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) cũng đóng vai trò quan trọng vào sự
nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.”Theo đó, một trong những
nội dung chính tại Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, Nghị quyết số 19/NQ-TW2017 với chủ trương đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và
hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp cơng lập gắn liền với bảo đảm ổn định
chính trị, xã hội nói chung và từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể nói riêng.
Đơn vị HCSN là các đơn vị, cơ quan hành chính hoạt động bằng các nguồn

kinh phí do ngân sách nhà nước (NSNN) hoặc cấp trên cấp hoặc bằng nguồn kinh
phí khác như lệ phí, học phí, hội phí, viện phí, kinh phí được tài trợ từ các hoạt
động kinh doanh - dịch vụ nhằm phục vụ các nhiệm vụ của Nhà nước, chủ yếu là
hoạt động chính trị - xã hội (Nghị định số 16/2015/NĐ-CP). Một trong những đơn
vị sự nghiệp công rất cần thiết và“đóng vai trị quan trọng trong việc cung ứng
nguồn nhân lực có trình độ cho xã hội,”góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế xã hội của bất kỳ quốc gia nào là ĐVSN giáo dục công lập, do đó,“các đơn vị này
hoạt động hiệu quả sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế và tạo ra giá trị gia
tăng cho xã hội.”Và“để thực hiện tốt quản lý nguồn kinh phí, bảo vệ tài sản, tiền
vốn của đơn vị thì khơng thể khơng nhắc đến tổ chức kế tốn (Đỗ Nguyễn Minh
Châu, 2016). Để cơng tác kế tốn trong các ĐVSN cơng lập được đảm bảo và hiệu
quả thì chất lượng BCTC tại đơn vị đang“nhận được sự quan tâm”hiện nay.
BCTC lập và cung cấp thông tin quan trọng cho nhiều chủ thể khác nhau, cả
bên ngoài đơn vị”(cơ quan quản lý nhà nước; cơ quan thuế; đơn vị cấp trên; kiểm
toán nhà nước; nhà đầu tư; các đối tác) và bên trong đơn vị (nhà quản lý và cán bộ
viên chức tại đơn vị), là“cơ sở để đánh giá quá trình hoạt động hiệu quả tại đơn vị
(Trần Thị Bảo Minh, 2019).”Qua đó, hỗ trợ“các nhà quản lý đưa ra các kế hoạch,


2

phân bổ nhân sự, điều hành và giám sát các hoạt động tại đơn vị hiệu quả hơn, giúp
các nhà đầu tư, đối tượng sử dụng BCTC có những quyết định phù hợp,”thế nên
người sử dụng cần có được những thông tin đáng tin cậy để giúp họ đưa ra các
quyết định đúng đắn hơn, khơng chỉ vậy, BCTC cịn sử dụng cho mục đích đánh giá
trách nhiệm giải trình của đơn vị báo cáo (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2015). Tại Việt
Nam, cũng đã có bài nghiên cứu về chất lượng BCTC tại các ĐVSN công lập như:
Diệp Tiên (2016); Trần Thị Bảo Minh (2019).
Ninh Thuận là tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có địa giới
chung với các tỉnh Khánh Hồ ở phía Bắc, Bình Thuận ở phía Nam, Lâm Đồng ở
phía Tây, phía Đơng là biển Đông, là một trong những tỉnh đang trên đà phát triển

về kinh tế - xã hội cũng như đang tăng cường ‘đầu tư phát triển hệ thống’ giáo dục.
‘Trên địa bàn tồn tỉnh’có 2 trường ‘đại học,”2 trường ‘cao đẳng,”314 trường học
trong đó Trung học phổ thơng có 22 trường, Trung học cơ sở có 62 trường, Tiểu
học có 152 trường, mẫu giáo có 75 trường, 1 trường giáo dục dân tộc, 1 trung tâm
giáo dục thường xuyên – Hướng nghiệp tỉnh Ninh Thuận, 1 trung tâm hỗ trợ phát
triển giáo dục hòa nhập tỉnh Ninh Thuận. Cùng với chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của cả nước, tỉnh Ninh Thuận cũng đang có bước chuyển mình tích cực, từ nền
kinh tế thuần nơng từng bước phát triển theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Theo
định hướng phát triển của tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn tới: “Ưu tiên thu hút đầu
tư phát triển 06 ngành chính để tạo bức phá cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh, trong
đó có ngành giáo dục và đào tạo, với mục tiêu trở thành trung tâm đào tạo nguồn
nhân lực có chất lượng cao cho khu vực”, Ninh Thuận đang kêu gọi các dự án đầu
tư thành lập trường Đại học, trường đào tạo nghề theo chuẩn quốc tế, cũng như xem
xét đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ từ cơ sở mầm non đến cở sở trung học phổ thông và
các cơ sở giáo dục khác nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu
cầu phát triển nền kinh tế của tỉnh. Hệ quả của việc đầu tư được đẩy mạnh là thông
tin đầu ra phải công khai, minh bạch, phản ánh đúng và kịp thời tình hình tài chính
của các ĐVSN‘giáo dục cơng lập’cũng như‘tình hình sử dụng’các nguồn đầu tư của
Nhà nước. Chính vì vậy,‘việc nâng cao chất lượng BCTC tại các ĐVSN giáo dục


3

công lập’trên‘địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết’và để có những chiến lược cụ thể,
thiết thực thì đầu tiên cần xác định những nhân tố nào có ảnh hưởng và ảnh hưởng
như thế nào đến‘chất lượng BCTC tại các đơn vị này trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận’.
Nhận thấy được các vấn đề đã nêu, tác giả quyết định chọn đề tài: “Các nhân
tố tác động đến chất lượng báo cáo tài chính của các đơn vị sự nghiệp giáo dục công
lập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” để làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Xác định“các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC tại các ĐVSN giáo dục
công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.”
Đo lường mức độ“tác động của từng nhân tố đến chất lượng BCTC tại các
ĐVSN giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.”
3. Câu hỏi nghiên cứu
Các nhân tố nào“tác động đến chất lượng BCTC tại các ĐVSN giáo dục công
lập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận?”
Mức độ“tác động của các nhân tố đến chất lượng BCTC tại các ĐVSN giáo
dục công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận như thế nào?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là“các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC tại các
ĐVSN giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.”
Phạm vi nghiên cứu:’
Không gian nghiên cứu:“Mẫu nghiên cứu được chọn từ các trường, cơ sở giáo
dục công lập trên địa bàn tỉnh”Ninh Thuận.
Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu trong luận văn là“từ tháng 10 năm
2020 đến tháng 11năm 2020”
Phạm vi đối tượng: Những người đang cơng tác tại phịng kế tốn và phịng
Ban giám hiệu các ĐVSN“giáo dục cơng lập trên địa bàn tỉnh Ninh”Thuận, với
những kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm công tác thực tế tại đơn vị, họ sẽ có
những đánh giá sâu sát và đáng tin cậy hơn những đối tượng trong lĩnh vực khác.


4

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, trong đó“phương pháp
nghiên cứu định lượng là chính, luận văn được thực hiện dựa vào các lý thuyết nền
tảng trong lĩnh vực kế toán như lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết ủy
quyền, lý thuyết thơng tin hữu ích và các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan

đến chất lượng BCTC và các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC, đồng thời sử
dụng phương pháp định tính là thảo luận với các chuyên gia để xác định các nhân tố
và bảng khảo sát phù hợp với điều kiện ở các ĐVSN giáo dục công lập trên địa bàn
tỉnh”Ninh Thuận.
6. Ý nghĩa nghiên cứu
Về mặt thực tiễn:“Qua quá trình nghiên cứu, luận văn giải quyết được các mục
tiêu như xác định các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC tại các ĐVSN giáo
dục công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và đo lường mức độ tác động đến chất
lượng trên BCTC của các ĐVSN giáo dục công lập tỉnh Ninh Thuận.
Về mặt thực tế: Kết quả nghiên cứu góp phần đề xuất một số kiến nghị nhằm
nâng cao chất lượng BCTC của các ĐVSN giáo dục công lập tại tỉnh Ninh Thuận,
giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý hoạt động, điều hành tại các
ĐVSN giáo dục công lập tốt hơn.”
7. Kết cấu luận văn”
CHƯƠNG 1:“TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC”
CHƯƠNG 2:“CƠ SỞ LÝ THUYẾT”
CHƯƠNG 3:“PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU”
CHƯƠNG 4:“KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN”
CHƯƠNG 5:“KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ”


5

CHƯƠNG 1:“TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC”
Nội dung chính của chương này, tác giả tổng quan các cơng trình nghiên cứu
trước trong và ngoài nước về chất lượng BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng BCTC trong khu vực cơng nói chung và ĐVSN cơng lập nói riêng. Nội dung
chương 1 bao gồm:
Các nghiên cứu về chất lượng BCTC trong khu vực cơng nói chung trong và
ngồi nước.

Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC trong khu
vực cơng trong và ngồi nước.
Nhận xét các nghiên cứu trước, trên cơ sở đó xác định khe hổng nghiên cứu.
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
1.1.1. Nghiên cứu về chất lượng BCTC trong khu vực cơng nói chung
Yasuhiro Yamada (2007), với nghiên cứu “Mục tiêu của báo cáo tài chính và
vấn đề trong kế tốn khu vực công”, nghiên cứu chủ yếu tập trung vào mục tiêu của
BCTC vì các mục tiêu là yếu tố quyết định bản chất của hệ thống BCTC, có tác
động khơng nhỏ đến nội dung của BCTC. Tác giả đã làm nổi bật lên các đặc trưng
của BCTC khu vực công Nhật Bản khi so sánh chúng với các báo cáo của Hoa Kỳ.
Cả hai quốc gia này đều giống nhau ở điểm đặc biệt là cho rằng nhóm người dùng
thơng tin đầu tiên trên BCTC là công dân và tất cả đều hướng đến mục tiêu của
BCTC, đó là trách nhiệm giải trình,“cung cấp thơng tin minh bạch, hữu ích cho
người ra quyết định nhưng mức độ nhận thức lại khác nhau về tầm quan trọng của
BCTC.”Với người Nhật, họ ít quan tâm việc Chính phủ sử dụng tiền thuế như thế
nào nên khi BCTC của Chính phủ ở Nhật được phát hành vẫn cịn nghi ngờ liệu
BCTC có thực hiện đầy đủ vai trị của nó hay khơng. Ngược lại với người Nhật,
mức độ nhận thức của người dân Hoa Kỳ được cho là cao hơn so với người Nhật,
họ thường xuyên theo dõi cách mà Chính phủ sử dụng tiền thuế và sẽ phản ứng
ngay nếu thấy không hài lòng, hành vi này được bắt nguồn từ việc tự nhận thức
được họ chính là người cung cấp nguồn kinh phí, nguồn ngân sách mà Chính phủ


6

cần để duy trì bộ máy, quản lý đất nước. Nghiên cứu cũng đề cập đến vấn đề rủi ro
đạo đức, vì lợi ích riêng của bộ phận nhân viên khi lợi dụng quyền lực thực hiện lợi
ích cá nhân và lợi ích nhóm của họ. Do nhu cầu sử dụng thông tin BCTC khác nhau
ở hai quốc gia nên mục tiêu của BCTC khu vực công của Nhật trong tương lai là đề
ra mục tiêu“cung cấp thông tin đánh giá trách nhiệm giải trình làm mục tiêu cơ

bản.”
Nghiên cứu của Ross H.Meleod & Harun (2014) đã mô tả và phân tích những
thách thức gặp phải trong việc cố gắng cải cách kế tốn khu vực cơng ở Indonesia,
mục tiêu chính trong đó là chống tham nhũng và giúp cải thiện cơng tác quản trị.
Nhóm tác giả đã tiến hành xem xét các luật, quy định của chính phủ và các nguồn
khác tập trung vào kế tốn khu vực cơng ở Indonesia. Bằng phương pháp nghiên
cứu định tính kết hợp định lượng thông qua việc xem xét các luật, quy định của
chính phủ và các quy định của Bộ về BCTC của chính quyền địa phương và phỏng
vấn các nhà hoạch định chính sách trung ương tham gia vào việc xây dựng các quy
định kế tốn khu vực cơng, bao gồm các quan chức cấp cao của Bộ Tài Chính và Bộ
Nội Vụ (MOHA) và kiểm toán viên cao cấp tại BPK. Kết quả nghiên cứu cho thấy
rằng việc cải cách nhằm kêu gọi giảm thiểu hàng chục ngàn báo cáo phức tạp khơng
cần thiết, các báo cáo kế tốn khu vực công đã nhấn mạnh quá nhiều về bản chất và
nội dung của các báo cáo, các thông tin trên báo cáo ít được sử dụng để ra các quyết
định tài chính và các mục đích quản lý khác. Việc thiếu nhân viên có kinh nghiệm
kế tốn là ngun nhân chính chủ yếu gây ảnh hưởng lớn đến việc cải cách cơng tác
kế tốn ở khu vực cơng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã để xuất ba yếu tố cần
được thực hiện khi cải cách kế toán ở khu vự cơng tại Indonesia: Cần tổ chức các
khóa học kế tốn cơ bản cho một số lượng lớn cơng chức hiện tại; phần lớn các
phần hành kế toán nên được thuê ngoài bởi các doanh nghiệp tư nhân chuyên về kế
toán; Bộ phận nhân sự nên tuyển dụng các kế tốn viên có trình độ và kinh nghiệm
và bố trí ở vị trí phù hợp.


7

1.1.2. Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến chất lượng BCTC trong khu vực
cơng nói chung
Al-Hiyari và các cộng sự (2013), với nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến
hệ thống thơng tin kế tốn và chất lượng thơng tin kế tốn: Bằng chứng thực

nghiệm tại trường Đại Học Utara Malaysia”.“Mục tiêu của nghiên cứu này”là“xác
định các nhân tố tác động đến HTTT kế toán và CLTT kế toán theo quan điểm của
sinh viên trường Đại học Utara Malaysia. Cuộc khảo sát được thực hiện cho các đối
tượng của trường Đại học Utara Malaysia với các cấp độ khác nhau của sinh viên
(Cử nhân, Thạc sỹ) để thu thập thông tin nhằm“kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
và bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên tổng quan các nghiên cứu trước.”Hai trăm
bảng câu hỏi được phát đi nhưng chỉ thu lại được 119 bảng hợp lệ với tỷ lệ là
59.5%.“Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 để chấm điểm phản hồi và hệ số
Cronbach’s Alpha ≥ 0.7 để đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Trong bài nghiên cứu
này“hệ số Cronbach’s Alpha: 0.97. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhân tố cam kết
quản lý, chất lượng dữ liệu có mối quan hệ cùng chiều với HTTT kế toán.”Tuy
nhiên,“nhân tố cam kết quản lý, chất lượng dữ liệu lại khơng có mối quan hệ đáng
kể đến CLTT kế tốn, ngun nhân được giải thích rằng doanh nghiệp có thể quản
lý, kiểm sốt để có được dữ liệu kế toán chất lượng cao và điều này cũng liên quan
đến quản trị lợi nhuận của doanh nghiệp.”Thế nhưng, nghiên cứu đã đưa ra khuyến
nghị rằng cam kết quản lý là cần thiết cho việc hỗ trợ triển khai HTTT kế toán, đảm
bảo nguồn nhân lực đầy đủ và đào tạo tồn diện cho kế tốn cũng như cơng tác tổ
chức kế tốn. Hơn nữa, cơng tác quản trị hiệu quả có thể làm tăng CLTT kế tốn.” ”
Trên sự kế thừa các nghiên cứu trước, Anggriawan và Yudianto (2018) với
nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin trên báo cáo tài chính
của chính quyền địa phương”, là nghiên cứu được thực hiện tại khu vực quận
Bandung,‘Indonesia.“Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp định tính và
thu thập dữ liệu bằng kỹ thuật phỏng vấn với 17 đơn vị được khảo sát. Và nghiên
cứu xác định được 7 yếu tố ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC của chính quyền địa
phương - khu vực quận Bandung”bao gồm: “(1) Ứng dụng chuẩn mực kế tốn
cơng; (2) Chất lượng nguồn nhân lực; (3) Hệ thống kiểm soát nội bộ; (4) Ứng dụng


8


CNTT; (5) Cam kết của tổ chức; (6) Vai trò của kiểm toán nội bộ; (7) Tài sản, các
yếu tố bên ngoài và hoạt động quản lý quỹ tại các đơn vị”. Căn cứ kết quả nghiên
cứu, tác giả đề xuất rằng“cần nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin để tránh
các lỗi khơng đáng có dẫn đến chất lượng thông tin bị ảnh hưởng cũng như tạo điều
kiện trong việc lập và trình bày BCTC, bên cạnh đó để có được CLTT đáng tin cậy
thì chất lượng nguồn nhân lực không kém phần quan trọng, đây là một trong những
yếu tố tác động đáng kể đến CLTT trên BCTC, vì thế, nguồn nhân lực ln ln
được cải thiện nhằm nâng cao trình độ, kiến thức, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyên
môn.”
1.2. Các nghiên cứu trong nước”
1.2.1. Nghiên cứu về chất lượng BCTC trong khu vực cơng nói chung
Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) với nghiên cứu “Hoàn thiện BCTC khu vực
công Việt Nam” nhằm“đảm bảo BCTC khu vực cơng cung cấp thơng tin hữu ích,
phù hợp với thơng lệ kế toán quốc tế để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phù
hợp với điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu
dài.”Qua đó đề xuất các giải pháp“cải cách, đổi mới kế tốn khu vực cơng Việt
Nam được khả thi.”Nghiên cứu trên sự“kế thừa và phát triển các nghiên cứu
trước,”tác giả kết hợp nghiên cứu của Cristina Silvia Nistora và cộng sự (2013) và
nghiên cứu của Ouda (2004, 2008) làm nền tảng, cùng với sự“kết hợp hai phương
pháp định tính và định lượng để xác định các nhân tố tác động đến việc cải cách kế
tốn khu vực cơng”Việt Nam. Kết quả khảo sát hợp lệ của 311 người làm công tác
nghiên cứu, làm việc, giảng dạy liên quan đến kế tốn khu vực cơng và 12 chun
gia trong lĩnh vực kế tốn; Tác giả xác định có 6 nhân tố tác động đến việc cải cách
kế toán khu vực công Việt Nam: “Môi trường pháp lý; Môi trường văn hóa; Mơi
trường giáo dục; Mơi trường quốc tế; Mơi trường kinh tế và Mơi trường chính trị”.
Để xử lý dữ liệu, thực hiện các kiểm định và‘phân tích hồi quy bội’nhằm xác định,
phân tích, phân nhóm,‘kiểm định mức độ tác động’của từng nhân tố đến cải cách‘kế
toán khu vực công’Việt Nam, tác giả sử dụng phần mềm SPSS.“Kết quả nghiên cứu
cho thấy 6 nhân tố đều có tác động cùng chiều đến việc cải cách kế toán khu vực



9

công Việt Nam,”mức độ tác động của từng nhân tố được sắp xếp từ mạnh đến yếu
như sau: “Môi trường chính trị; Mơi trường quốc tế; Mơi trường kinh tế; Môi
trường pháp lý; Môi trường giáo dục; và cuối cùng là Mơi trường văn hóa”. Tuy
nhiên, luận án cịn hạn chế một số vấn đề như sau: Tác giả chỉ chọn lĩnh vực HCSN
để nghiên cứu, đánh giá chi tiết chế độ kế toán, ngay cả khi nghiên cứu“đề xuất giải
pháp hỗ trợ hồn thiện BCTC khu vực cơng, trong phần nội dung giải pháp cụ thể
tác giả cũng chọn lĩnh vực ĐVSN để phân tích, đề xuất giải pháp hồn thiện BCTC
của ĐVSN.”BCTC khu vực cơng hiện nay theo xu hướng được tách thành hai
loại“BCTC cho mục đích chung và BCTC cho mục đích đặc biệt”nhưng luận án chỉ
tập trung vào nghiên cứu“đề xuất các giải pháp hoàn thiện BCTC cho mục đích
chung,”chưa đề cập đến BCTC cho mục đích đặc biệt; Tác giả cũng chưa tập trung
nghiên cứu, bàn luận cách thức tổ chức, xây dựng, ban hành chuẩn mực kế tốn
cơng Việt Nam. Bên cạnh đó, tác giả đã đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo như:
Nghiên cứu“đề xuất các giải pháp xây dựng BCTC cho mục đích đặc biệt của các
đơn vị thuộc khu vực cơng tại Việt Nam; Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện BCTC của
các đơn vị công khác thuộc khu vực công như lĩnh vực thu chi ngân sách nhà nước,
các cơ quan hành chính.”
1.2.2. Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến chất lượng BCTC trong khu vực
công.
Nghiên cứu "Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán
tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh" của Đào
Ngọc Hạnh (2014). Tác giả dựa vào mơ hình thành cơng hệ thống thông tin của
Delone và MCLean (1992) kết hợp nhận diện“các nhân tố tác động đến chất lượng
theo quan điểm các nghiên cứu trước có liên quan, để xác định các nhân tố và thực
hiện việc phân tích, đánh giá các nhân tố tác động đến CLTT kế toán tại các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP. HCM.”Qua đó, tác giả xác định được 7 nhân tố
bao gồm: “Cam kết của nhà quản lý; Kiến thức sử dụng công nghệ HTTT và kiến

thức kế toán của nhà quản lý; Hiệu quả phần mềm và các trình ứng dụng kế toán;
Chất lượng dữ liệu; Tham gia của nhân viên thực hiện HTTT kế toán; Huấn luyện


10

và đào tạo của nhân viên doanh nghiệp; và Môi trường văn hóa doanh nghiệp”.
Nghiên cứu“sử dụng phương pháp hỗn hợp kết hợp với các cơng cụ thống kê: phân
tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá nhân tố EFA, phân tích tương
quan hệ số Pearson và phân tích hồi quy bội”để kiểm chứng số liệu. Với 175 bảng
câu hỏi khảo sát được phát ra cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tác giả thu về 140
mẫu khảo sát hợp lệ và phù hợp với luận văn. Kết quả nghiên cứu chỉ cịn 3“nhân tố
là có tác động đến CLTT kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.
HCM”đó là: “Tham gia của nhân viên thực hiện HTTT kế tốn; Kiến thức sử dụng
cơng nghệ HTTT và kiến thức kế toán của nhà quản lý; Cam kết của nhà quản lý”.
Diệp Tiên (2016) đã thực hiện nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng BCTC của đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”.“Tác giả
sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp nghiên cứu điển hình,
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phơng pháp điều tra, khảo sát nhằm
phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia để nhận diện và đưa ra mơ hình nghiên cứu
phù hợp gồm 7 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh”gồm: “Mơi trường pháp lý; Phần mềm kế tốn HCSN; Trình độ chun mơn
của kế tốn viên; Mơi trường làm việc; Cơ sở vật chất, trang thiết bị, Ứng dụng
CNTT; Chế độ đào tạo - đãi ngộ; Trình độ CNTT”.“Sau khi thiết lập mơ hình
nghiên cứu, tác giả sử dụng cơng cụ Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá
EFA và hồi quy tuyến tính để đánh giá độ tin cậy cũng như kiểm định thang đo và
phân tích dữ liệu.”Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố tác động cùng chiều
đến chất lượng BCTC của ĐVSN công lập: “Phần mềm kế tốn HCSN; Mơi trường
pháp lý; Chế độ đào tạo - đãi ngộ; Trình độ CNTT”. Nghiên cứu này là“cơ sở để
Thủ trưởng đơn vị hay cơ quan chủ quản nắm bắt để có những chính sách phù hợp

cũng như giúp cho những người phụ trách kế toán trong các ĐVSN cơng hiểu rõ
vấn đề trong việc lập và trình bày BCTC.”
Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC tại
các đơn vị sự nghiệp giáo dục cơng lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”“cũng được
Đỗ Nguyễn Minh Châu (2016) thực hiện dựa trên nền tảng là mơ hình nghiên cứu


11

của Choi và Mueller (1984) và Nguyễn Thị Thu Hiền (2015) nhằm xác định và đo
lường mức độ tác động của từng nhân tố đến CLTT trên BCTC tại các ĐVSN giáo
dục cơng lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh,”từ đó“giúp các cơ quan chủ quản, thủ
trưởng đơn vị, người làm cơng tác kế tốn nhận thấy tầm quan trọng của CLTT kế
tốn trình bày trên BCTC, nhận thấy được các nhân tố tác động đến CLTT kế toán
tại các ĐVSN giáo dục cơng lập để có biện pháp thích hợp, nâng cao CLTT kế tốn
trên BCTC tại đơn vị.”Qua việc khảo sát kết hợp với thăm dò ý kiến các chuyên gia,
tác giả“xác định được 7 nhân tố và tất cả đều có ảnh hưởng đến CLTT trên BCTC
tại các ĐVSN giáo dục công lập trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh”được sắp xếp theo
thứ tự từ mạnh nhất đến yếu nhất: “Mơi trường chính trị; HTTT kế tốn tại đơn vị;
Mơi trường pháp lý; Khả năng của nhà quản lý; Mơi trường văn hóa; Trình độ
nhân viên kế tốn; Mơi trường kinh tế”.
Tiếp đó, qua sự phân tích và đánh giá các nghiên cứu trước, xét thấy Việt Nam
cũng cần sớm đổi mới kế toán khu vực cơng nói chung và kế tốn HCSN nói riêng,
tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền (2017) nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc
hồn thiện hệ thống kế tốn của các đơn vị hành chính sự nghiệp theo định hướng
chuẩn mực kế tốn cơng quốc tế - nghiên cứu cho các đơn vị hành chính sự nghiệp
trên địa bàn TP. HCM”“nhằm bảo đảm thơng tin tài chính nhà nước cơng khai,
minh bạch, chính xác, đáng tin cậy và góp phần không nhỏ vào việc chống tham ô,
tham nhũng, đồng thời giảm tối đa mức nợ công đang ngày càng tăng. Với phương
pháp hỗn hợp trên nền tảng các nghiên cứu trước, tác giả nhận diện được 6 nhân tố

ảnh hưởng đến việc hồn thiện hệ thống kế tốn của các đơn vị HCSN”bao gồm:
“Hệ thống chính trị; Hệ thống pháp lý; Môi trường quốc tế; Môi trường kinh tế;
Môi trường nghề nghiệp (chuyên môn nghiệp vụ); Điều kiện tổ chức, thực
hiện”.“Thông qua phương pháp đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích
nhân tố khám phá EFA để kiểm định các nhân tố, mơ hình và các giả thuyết được
phân tích bằng phương pháp hồi quy bội. Kết quả cho thấy có 4 nhân tố có tác động
cùng chiều đến chất lượng BCTC”gồm: “Hệ thống pháp lý; Môi trường quốc tế; Hệ
thống chính trị; Điều kiện tổ chức, thực hiện”. Trong đó“nhân tố mơi trường quốc


12

tế có tác động mạnh nhất (β = 0.438), kế tiếp là nhân tố hệ thống pháp lý (β =
0.423); hệ thống chính trị (β = 0.277) và nhân tố ảnh hưởng yếu nhất là điều kiện tổ
chức, thực hiện (β = 0.175)”
Luận văn Thạc sỹ của Võ Thị Thúy Kiều (2019), tác giả nghiên cứu “Các
nhân tố ảnh hưởng đến CLTT kế tốn trình bày trên BCTC của các đơn vị sự nghiệp
y tế công lập tại TP. Hồ Chí Minh”.“Bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp trên
nền tảng các nghiên cứu trước và tổng hợp cơ sở lý thuyết về CLTT kế toán, tác giả
xác định được 6 nhân tố ảnh hưởng đến CLTT kế tốn trình bày trên BCTC của các
ĐVSN y tế công lập tại TP. Hồ Chí Minh”bao gồm: “HTTT kế tốn; Mơi trường
pháp lý; Trình độ nhân viên kế tốn; Cam kết của nhà quản lý; Cơ chế tài chính áp
dụng tại đơn vị; Chất lượng dữ liệu”. Sau khi xử lý dữ liệu trên phần mềm SPSS
20.0, cho thấy“tất cả 6 nhân tố đều ảnh hưởng đến CLTT kế tốn trình bày trên
BCTC của các ĐVSN y tế công lập tại TP. Hồ Chí Minh”tác động mạnh nhất
là“nhân tố Chất lượng dữ liệu, tiếp theo là nhân tố HTTT kế toán; Cơ chế tài chính;
Trình độ nhân viên kế tốn; Mơi trường pháp lý; Cam kết của nhà quản lý.”Qua
đó,“tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao CLTT trên BCTC và giúp cho
các nhà quản lý đưa ra các quyết định quản lý hoạt động, điều hành hiệu quả hơn tại
các ĐVSN y tế công lập.”

Trần Thị Bảo Minh (2019) cũng góp thêm vào“kho tài liệu nghiên cứu thực
nghiệm về lĩnh vực kế tốn cơng nói chung và ĐVSN cơng nói riêng,”với đề tài
“Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các đơn vị sự nghiệp
công - nghiên cứu trên địa bàn TP. Bến Tre”. Tác giả tiến hành phỏng vấn và khảo
sát ý kiến chun gia, qua đó điều chỉnh và xây dựng mơ hình nghiên cứu thích hợp,
cỡ mẫu n = 150 với 24 biến quan sát cho 5 thang đo. Kết quả nghiên cứu“cho thấy
cả 5 nhân tố đều tác động đến chất lượng BCTC của các ĐVSN cơng.”Trong đó,
nhân tố “Các quy định pháp lý về kế toán” ảnh hưởng mạnh nhất (β=0.384), kế tiếp
là nhân tố “Trình độ chun mơn của người làm cơng tác kế tốn” (β=0.260), nhân
tố “Cơ sở hạ tầng về kế toán” (β=0.244), nhân tố “Sự quan tâm của nhà quản lý”


×