Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh khai thác cảng tại cảng tân cảng cát lái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

TRẦN VĂN THÀNH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
KINH DOANH KHAI THÁC CẢNG TẠI CẢNG
TÂN CẢNG - CÁT LÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

TRẦN VĂN THÀNH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
KINH DOANH KHAI THÁC CẢNG TẠI CẢNG
TÂN CẢNG - CÁT LÁI

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hệ điều hành cao cấp)
Hướng nghiên cứu: Hướng ứng dụng
Mã ngành:

8340101


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Bùi Thanh Tráng

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế “Giải pháp nâng cao chất lượng
dịch vụ kinh doanh khai thác cảng tại cảng Tân cảng - Cát Lái” là cơng trình nghiên
cứu của riêng tơi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Các
tài liệu, số liệu trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với cam kết nêu trên.

TP. HCM, ngày 30 tháng 12 năm 2020

Trần Văn Thành
Học viên EMBA5
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Trường Đại học Kinh tế TP. HCM


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
TĨM TẮT

ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ............................................................. 3
1.6. Kết cấu của luận văn.................................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận về dịch vụ cảng biển...........................................................................5
1.1.1. Cảng biển ...............................................................................................................5
1.1.1.1. Khái niệm, chức năng và vai trò của cảng biển ..................................................5
1.1.1.2. Phân loại cảng biển ............................................................................................. 6
1.1.2. DỊCH VỤ CẢNG BIỂN ........................................................................................7
1.1.2.1. Khái niệm dịch vụ cảng biển ..............................................................................7
1.1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ cảng biển .........................................................................8
1.1.2.3. Các loại dịch vụ cảng biển..................................................................................8
1.2. KHAI THÁC DỊCH VỤ CẢNG BIỂN CỦA DOANH NGHIỆP CẢNG BIỂN...10
1.2.1. Khái niệm khai thác dịch vụ cảng biển ............................................................... 10
1.2.2. Nội dung tăng cường khai thác dịch vụ cảng biển của doanh nghiệp cảng biển 10
1.2.2.1. Mở rộng quy mô cung ứng dịch vụ cảng biển ..................................................10
1.2.2.2. Nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ cảng biển .....................................11
1.2.2.3. Phát triển dịch vụ mới ......................................................................................12


1.2.2.4. Phát triển mạng lưới cung ứng .........................................................................13
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động khai thác dịch vụ cảng biển của doanh nghiệp
cảng biển ........................................................................................................................14
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác dịch vụ cảng biển ....................................15
1.2.4.1. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong của doanh nghiệp cảng ......................15

1.2.3.2. Các yếu tố thuộc mơi trường bên ngồi doanh nghiệp cảng biển ....................17
1.3. KINH NGHIỆM KHAI THÁC DỊCH VỤ TẠI MỘT SỐ CẢNG BIỂN TRONG
NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC ..........................................................................................19
1.3.1. Cảng Đà Nẵng .....................................................................................................19
1.3.2. Cảng Singapore ...................................................................................................20
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho cảng Tân cảng - Cát lái .....................................21
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ DỊCH VỤ KINH DOANH KHAI THÁC CẢNG
TẠI CẢNG TÂN CẢNG - CÁT LÁI .........................................................................23
2.1 Giới thiệu tổng quan về cảng Tân cảng - Cát Lái....................................................23
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển .......................................................................23
2.1.2. Cơ cấu tổ chức .....................................................................................................25
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ: ..........................................................................................25
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của cảng Tân cảng - Cát Lái giai đoạn 2017 – 2019
.......................................................................................................................................26
2.2.1 Phân tích thực trạng nguồn nhân lực ....................................................................28
2.2.1.1 Trình độ quản lý của Ban điều hành cảng .........................................................28
2.2.1.2 Trình độ nghiệp vụ và năng lực của cơng nhân xếp dỡ .....................................28
2.2.2. Phân tích thực trạng cơ sở hạ tầng cảng Tân cảng - Cát Lái ............................... 30
2.2.2.1 Hệ thống cầu cảng ............................................................................................. 30
3.2.2.2 Kho bãi ..............................................................................................................31
2.2.2.3. Trang thiết bị cơ giới ........................................................................................32
2.2.2.4 Hệ thống thông tin ............................................................................................. 34
2.2.3 Phân tích thực trạng các dịch vụ hỗ trợ tại cảng Tân cảng - Cát Lái ...................35
2.2.3.1 Đại lý hàng hải ...................................................................................................35
2.2.3.2 Dịch vụ cung ứng tàu biển .................................................................................37
2.3. Thực trạng chất lượng dịch vụ kinh doanh khai thác cảng tại cảng Tân cảng - Cát


Lái ..................................................................................................................................38

2.3.1. Về mở rộng quy mô cung ứng dịch vụ cảng biển ...............................................38
2.3.2. Thực trạng chất lượng cung ứng dịch vụ tại cảng Tân cảng - Cát Lái ................41
2.3.2.1. Nhóm liên quan đến nguồn lực ........................................................................41
2.3.2.2. Nhóm liên quan đến năng lực phục vụ ............................................................. 42
2.3.2.3. Nhóm liên quan đến q trình phục vụ ............................................................ 43
2.3.2.4. Nhóm liên quan đến năng lực quản lý .............................................................. 43
2.3.2.5. Nhóm liên quan đến hình ảnh, uy tín ............................................................... 45
2.3.2.6. Nhóm liên quan đến trách nhiệm xã hội........................................................... 46
2.3.3. Thực trạng mở rộng mạng lưới cung ứng............................................................ 47
2.4. Phân tích kết quả khảo sát khách hàng đối với chất lượng dịch vụ kinh doanh khai
thác cảng tại cảng Tân cảng - Cát Lái ...........................................................................48
2.4.1. Thực trạng yếu tố “Quá trình” .............................................................................50
2.4.2. Thực trạng yếu tố “Quản trị” ...............................................................................51
2.4.3. Thực trạng yếu tố “Nguồn lực” ...........................................................................52
2.4.4. Thực trạng yếu tố “Kết quả”................................................................................53
2.4.5. Thực trạng yếu tố “Sự hài lòng” ..........................................................................54
2.4.6. Định vị các yếu tố động viên theo mơ hình IPA ................................................55
2.5. Những ưu điểm và hạn chế về chất lượng dịch vụ kinh doanh khai thác cảng tại
cảng Tân cảng - Cát Lái.................................................................................................57
2.5.1 Những ưu điểm .....................................................................................................57
2.5.2 Những hạn chế ......................................................................................................58
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 61
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
KINH DOANH KHAI THÁC CẢNG TẠI CẢNG TÂN CẢNG - CÁT LÁI ........62
3.1. Giải pháp nhằm nâng cao năng suất giải phóng tàu tại Cảng Tân cảng - Cát Lái .62
3.1.1 Mục tiêu của giải pháp .........................................................................................62
3.2 Giải pháp về cơ sở hạ tầng của cảng .......................................................................65
3.2.1 Mục tiêu của giải pháp: ........................................................................................65
3.2.2 Cách thực hiện giải pháp ......................................................................................65
3.3 Giải pháp về nhân sự ............................................................................................... 66

3.3.1 Mục tiêu của giải pháp .........................................................................................66


3.3.2. Cách thực hiện giải pháp .....................................................................................67
3.4. Giải pháp xây dựng hạ tầng thông tin quản lý........................................................68
3.4.1. Mục tiêu ...............................................................................................................68
3.4.2. Các giải pháp .......................................................................................................68
3.5. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ khác .............................. 69
3.5.1. Giải pháp phát triển dịch vụ mới .........................................................................70
3.5.2. Giải pháp hoàn thiện mạng lưới cung ứng ..........................................................72
3.5.2.1. Giải pháp Marketting và bán hàng ...................................................................72
KẾT LUẬN ..................................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
TCT

: Tổng Công ty

SNP

: Sai Gon Newport - Tân cảng Sài Gòn

TCSG

: Tân cảng Sài Gòn

TTĐĐC


: Trung tâm Điều độ cảng

TEU

: 1 container 20’ = 1 TEU

TOPOVN : Phần mềm quản lý container của Úc
TOP-X

: Terminal Operation Package–Xwindows–Phần mềm khai thác cảng

ETA

: Estimated Time of Arrival – Thời gian dự kiến tàu đến

ETD

: Estiamted Time of Departure – Thời gian dự kiến tàu rời

ATA

: Actual Time of Arrival – thời gian tàu cập thực tế

ATD

: Actual Time of Departure – Thời gian tàu rời thực tế

EDI


: Electronic Data Interchange – Trao đổi dữ liệu điện tử

ICD

: Inland Clearance Depot – Địa điểm thông quan nội địa

PMB

: Port Management Board – Ban quản lý cảng

TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
ĐBSCL

: Đồng bằng sơng cửu long

TBSX

: Trực ban sản xuất

RTG

: Rubber Tired Gantry Crane – Cẩu bánh lốp

QC

: Quay Crane – Cẩu bờ

STS

: Ship To Shore Crane – cẩu bờ


DWT

: Deadweight Tonnage – Trọng tải của tàu

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

MTV

: Một thành viên

SXKD

: Sản xuất kinh doanh


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu cụ thể của kết quả hoạt động sản xuất kinh. ........................26
Bảng 2.2: Trình độ quản lý của Ban điều hành tại Cảng Tân cảng - Cát Lái ...............28
Bảng 2.3. Số lượng công nhân phục vụ công tác bốc xếp của cảng ............................. 29
Bảng 2.4: Hệ thống cầu cảng Cảng Tân cảng - Cát Lái ................................................30
Bảng 2.5: Tình hình điều hành giải phóng tầu và kho bãi.............................................31
Bảng 2.6. Thống kê lượng hàng qua cảng giai đoạn 2017 đến 2019 ............................ 38
Bảng 2.7. Thống kê đội tàu qua cảng từ năm 2017 đến năm 2019 ............................... 39
Bảng 2.8. Năng lực thông qua lượng hàng của cảng Tân cảng - Cát Lái......................40
Bảng 2.9. Giá cước dịch vụ của một số công ty tại cảng Tân cảng - Cát Lái ...............44
Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả khảo sát các yếu tố tạo động lực cho NLĐ ....................50
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát các yếu tố “Quá trình” .....................................................51

Bảng 2.12: Kết quả khảo sát các yếu tố “Quản trị” .......................................................51
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát các yếu tố “Nguồn lực” ...................................................52
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát các yếu tố “Kết quả” .......................................................53
Bảng 2.15: Kết quả khảo sát các yếu tố “Sự hài lòng”..................................................54


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức cảng Tân cảng – Cát Lái .....................................................25
Hình 2.1: Cơ sở hạ tầng của cảng Tân Cảng Cát Lái ....................................................32
Hình 2.2: Số lượng trang thiết bị của cảng Tân Cảng Cát Lái ......................................33
Hình 2.3: Số lượng trang thiết bị của cảng Tân Cảng Cát Lái (tiếp theo).....................33
Hình 2.4: Số lượng trang thiết bị của cảng Tân Cảng Cát Lái (tiếp theo).....................33
Hình 2.5: Giao diện phần mềm quản lý tại Tân Cảng - Cát Lái ....................................34
Hình 2.6. Mơ hình IPA – mơ hình chiến lược ............................................................... 56


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Chương 1 trình bày những kiến thức cơ bản về cảng biển, dịch vụ, chất lượng dịch
vụ kinh doanh khai thác cảng,… Chất lượng dịch vụ nói chung và chất lượng dịch vụ
kinh doanh khai thác cảng nói riêng phụ thuộc vào khoảng cách giữa mức độ kỳ vọng
của khách hàng đối với dịch vụ và sự cảm nhận của họ đối với các dịch vụ nhận được.
Phần trọng tâm mà chương 1 hướng tới đó là chất lượng dịch vụ khai thác của cảng.
Muốn có giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hiệu quả trước tiên ta phải tiến hành
đánh giá chất lượng hiện tại của dịch vụ để làm cơ sở nền tảng. Việc đánh giá này phải
được tiến hành với nhiều phương pháp và hình thức khác nhau. Do tính vơ hình của sản
phẩm dịch vụ nên ngoài các chỉ tiêu cơ bản (cơ sở vật chất kỹ thuật, con người, phương
pháp làm việc, …), các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp (nguồn khách, doanh thu, lợi
nhuận, chi phí,…) thì việc đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ là rất quan
trọng.
Chương 2 giới thiệu tổng quan về Cảng Tân cảng - Cát Lái và thực trạng về dịch

vụ khai thác cảng tại Cảng Tân cảng - Cát Lái, cùng với việc phân tích và đánh giá các
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ khai thác cảng.
Qua q trình phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh tại Cảng Tân cảng - Cát
Lái, có thể thấy được những mặt hạn chế và những ưu điểm về chất lượng dịch vụ khai
thác cảng tại Cảng Tân cảng - Cát Lái. Ngồi ra, trong chương này cịn đưa ra kết quả
khảo sát về sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ khai thác cảng tại
Cảng Tân cảng - Cát Lái. Và điều quan trọng ở đây là phải làm thế nào để phát huy hơn
nữa những ưu điểm và tìm ra giải pháp để khắc phục những hạn chế của cảng nhằm
nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ khai thác cảng tại Cảng Tân cảng - Cát Lái.
Chương 3, tác giả đã đề xuất một số giải nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh
khai thác cảng tại cảng Tân cảng - Cát Lái để khắc phụ những hạn chế của chương 2
như: Nâng cao năng suất giải phóng tàu tại Cảng Tân cảng - Cát Lái; xây dựng cơ sở hạ tầng
của cảng hiện đại, phát triển và đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ nhân sự, xây dựng hạ
tầng thơng tin quản lý và các giải pháp phát triển dịch vụ mới, hoàn thiện mạng lưới
cung ứng, tăng cường các hoạt động marketing và bán hàng.


ABSTRACT

Chapter one presents basic knowledge about seaports, services, quality of port
operations, ... Service quality in general and quality of port operations in particular
depend on distance between the level of customer expectations of the services and their
perceptions of services received.
The focus that chapter one pay attention to is the quality of port operations. To
have an effective solution to improve service quality, we must first conduct an
assessment of the current quality of the service as a foundation. This assessment must
be conducted with many different methods and formats. Due to the intangibility of
services, in addition to the basic criteria such as technical facilities, people, working
methods, ... ; the general economic efficiency indicators including source of visitors,
revenue, profit, cost, ... ; the customer evaluation of the service is very important.

Chapter two introduces an overview of Cat Lai New Port and the current situation
of port operation services at Cat Lai New Port, along with the analysis and assessment
of the factors affecting quality of port operations. Through the process of analyzing the
current business activities at Tan Cang - Cat Lai Port, the limitations and advantages of
the quality of port operation services can be seen at Cat Lai New Port. In addition, this
chapter also gives survey results of customer satisfaction on the quality of port
operations at Cat Lai New Port. And the important thing here is how to promote more
advantages and find solutions to overcome the limitations of the port to further improve
the quality of port operation services at Cat Lai New Port.
In chapter three, the author has proposed a number of solutions to improve the
quality of port operations at Cat Lai New Port to overcome the limitations of Chapter
two such as: Improving ship clearance productivity at Cat Lai New Port; building
modern port infrastructure, developing and training personnel, building management
information infrastructure and new service development solutions, improving the supply
network, enhancing marketing and sales activities.


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập hiện nay, nền kinh tế thế giới đang vận động không ngừng,

bước sang giai đoạn hội nhập đa dạng và xu hướng hội nhập hết sức mạnh mẽ. Trong
tình hình chung đó, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng kể. Không thể không
nhắc đến hoạt động ngoại thương càng không thể không nhắc đến giao thơng vận tải
thủy vì hầu hết hoạt động giao nhận ngoại thương đều chọn phương thức vận tải biển.

Cảng biển là một bộ phân không thể thiếu của hệ thống giao thông vận tải thuỷ trong
thương mại quốc tế, 80% hàng hoá được vận chuyển bằng đường biển. Cảng biển
container ngày càng đóng vài trị quan trọng, là một mắt xích trong hệ thống vận tải
cũng như hoạt động cơng nghiệp và Thương mại của nền kinh tế. Với chức năng hoạt
động góp phần giảm giá thành vận tải của tồn bộ hệ thống, đảm bảo q trình vận tải
an tồn nhanh chóng, hỗ trợ tăng cường xuất nhập khẩu hàng hóa.
Gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, Tổng Cơng ty Tân Cảng Sài Gịn đã trở
thành nhà khai thác cảng container chuyên nghiệp, hiện đại và lớn nhất Việt Nam với
các dịch vụ khai thác cảng biển như: Dịch vụ xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ Logistics, dịch
vụ hàng hải, cứu hộ, cứu nạn, hoa tiêu, địa ốc, cao ốc văn phịng, xây dựng cơng trình
dân sự, qn sự ... và vận tải đa phương thức. Là nhà khai thác cảng container hàng đầu
Việt Nam với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và
gần 50% thị phần cả nước, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) đang cung cấp các
dịch vụ cảng, logistics tốt nhất, tiện lợi nhất cho khách hàng, Saigon Newport đã góp
phần to lớn vào sự phát triển của đất nước, tạo ra nhiều giá trị cạnh tranh trên thị trường
trong và ngồi nước, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế, xã hội trên địa bàn cả
nước.
Trong thành cơng chung của Tổng Cơng Ty TCSG có sự đóng góp vơ cùng to
lớn của cảng Cát Lái với sản lượng thông qua năm 2019 đạt hơn 5 triệu Teus chiếm thị
phần hơn 90% khu vực phía nam, tiếp tục giữ vững vị trí cảng container có sản lượng
thơng qua lớn nhất Việt Nam
Trước tình hình chung của nền kinh tế cả nước, tính cạnh tranh trong thị trường
khai thác cảng khu vực TPHCM ngày càng gay gắt. Nhiệm vụ khai thác cảng tại Tận
Cảng Cát Lái gặp một số khó khăn như: Giao thơng và cơ sở vật chất hạ tầng tại cảng


2

Cát Lái đã đạt đến ngưỡng quá tải, áp lực đổi mới để theo kịp thời đại CN 4.0 đòi hỏi
cấp bách. Sản lượng hàng hóa thơng qua cảng Cát Lái ngày càng tăng. Việc nâng cao

chất lượng và tìm ra các nhân tố tác động đến chất lượng của các dịch vụ mà cảng mình
cung cấp cho khách hàng là rất quan trọng để vẫn giữ vững được thị phần và vị thế nhà
khai thác cảng Container số 1 tại VN. Cần có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả
điều hành, nâng cao năng suất, tăng chất lượng dịch vụ kinh doanh khai thác cảng.
Hơn nữa, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với quốc tế, nhu cầu xuất nhập khẩu
ngày càng tăng, số lượng khách hàng ngày càng nhiều; khách hàng trong ngành vốn có
đặc tính chuyên nghiệp, cân nhắc rất sâu sắc trong quyết định sử dụng dịch vụ mà các
cảng cung cấp cho mình thì ngày càng trở nên “khó tính” hơn đối với chất lượng dịch
vụ (CLDV). Do đó, sự hài lịng của khách hàng sẽ là chỉ tiêu quan trọng để giúp cơng
ty duy trì hoạt động và khẳng định được chất lượng của các dịch vụ phục vụ khách hàng
của mình.
Trong thời gian làm việc và tìm hiểu tại Tân Cảng – Cái Lát, với mong muốn
đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của cảng, tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng
cao chất lượng dịch vụ kinh doanh khai thác cảng tại cảng Tân cảng - Cát Lái” làm
đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Mục tiêu chung

Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh khai thác cảng
tại Cảng Tân Cảng – Cái Lát cũng như nâng cao sự hài lòng khách hàng về chất lượng
chung về các dịch vụ của cảng biển.
-

Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định và đánh giá các thành phần của CLDV phục
vụ khách hàng của cảng cũng như xem xét mức độ ảnh hưởng của các thành phần này
đối với sự hài lòng khách hàng (chất lượng chung về các dịch vụ cảng biển).

Nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ kinh doanh khai thác cảng tại Cảng Tân
Cảng – Cái Lát. Đánh giá cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của
những điểm yếu trong việc khai thác dịch vụ cảng biển Cảng Tân Cảng – Cái Lát.
Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh khai thác cảng
tại Cảng Tân Cảng – Cái Lát nhằm nâng cao sự hài lòng khách hàng về chất lượng chung
về các dịch vụ của cảng biển.


3

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng dịch vụ kinh doanh khai thác cảng tại cảng Tân cảng - Cát Lái
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tại cảng Tân cảng - Cát Lái
- Về thời gian: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ kinh doanh khai thác cảng trong 3
năm từ 2017 – 2019.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
Dùng phương pháp thống kê, phương pháp phân tích số liệu và phương pháp thu
thập số liệu. Nguồn dữ liệu của phương pháp thu thập số liệu gồm có 2 nguồn: sử dụng
dữ liệu từ nguồn thứ cấp và sơ cấp:
• Dữ liệu thứ cấp:
- Nguồn dữ liệu này được thu thập từ số liệu của cảng trong thời gian 03 năm từ
2017 đến 2019.
- Các số liệu về sản lượng hàng hóa thơng qua cảng, doanh thu, chi phí và lợi
nhuận của cảng trong thời gian này.
• Dữ liệu sơ cấp: Khảo sát thu thập ý kiến của khách hàng có sản lượng hàng hóa thơng
qua cảng.
1.4.2. Phương pháp phân tích, xử lý thơng tin, dữ liệu

+ Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng sau khi số liệu thu
thập được từ chất lượng dịch vụ kinh doanh khai thác cảng tại cảng Tân cảng - Cát Lái
được tổng hợp, phân tích. Từ đó trình bày, mô tả thực trạng chất lượng dịch vụ kinh
doanh khai thác cảng tại cảng Tân cảng - Cát Lái trong thời gian qua
+ Phương pháp so sánh: dựa trên những dữ liệu đã thu thập được tiến hành so sánh
chất lượng dịch vụ kinh doanh khai thác cảng tại cảng Tân cảng - Cát Lái các năm từ
2017 đến 2019 để làm rõ được kết quả mà cảng Tân cảng - Cát Lái đã đạt được trong
chất lượng dịch vụ kinh doanh khai thác cảng tại cảng Tân cảng - Cát Lái và điều chưa
làm tốt trong trong từng năm.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận: Đề tài đã nghiên cứu làm rõ lý luận cơ bản về chất lượng dịch vụ
kinh doanh khai thác cảng.


4

- Về mặt thực tiễn: Từ các vấn đề lý thuyết ở nội dung chương 1, đề tài đã hệ thống,
phân tích, đánh giá được thực trạng chất lượng dịch vụ kinh doanh khai thác cảng tại
cảng Tân cảng - Cát Lái.
Từ những đánh giá hạn chế, đề tài đã đề xuất giải pháp tổng hợp có tính khả thi
nhằm phát triển chất lượng dịch vụ kinh doanh khai thác cảng tại cảng Tân cảng - Cát
Lái.
1.6. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu thành 3 chương chính:
Chương 1. Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng về dịch vụ kinh doanh khai thác cảng tại cảng Tân cảng Cát Lái
Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh khai thác
cảng tại cảng Tân cảng - Cát Lái



5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Cơ sở lý luận về dịch vụ cảng biển
1.1.1. Cảng biển
1.1.1.1. Khái niệm, chức năng và vai trò của cảng biển
a) Khái niệm cảng biển
Theo quan điểm hiện đại thì cảng biển được xem như là nơi thu hút các hoạt động
kinh tế, là điểm đầu mối của hoạt động vận tải. Theo quan điểm này thì cảng là khu vực
tiếp nối giữa đất liền và biển, được phát triển thành một trung tâm cơng nghiệp và
logistics, đóng vai trị quan trọng trong mạng lưới cơng nghiệp và logistics tồn cầu.
Cảng biển" là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng
kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng
hóa, đón trả khách và thực hiện các dịch vụ khác. (Theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam
2005 và Nghị định 71/2006/NĐ-CP).
- Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây
dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ
hàng hóa, đón trả khách và thực hiện các dịch vụ khác.
- Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng.
Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao
thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các cơng trình phụ trợ khác.
b) Chức năng của cảng biển
- Chức năng vận tải: Chức năng này thể hiện sự dịch chuyển hàng hóa với cự li
gần bằng các trang thiết bị xếp dỡ và vận chuyển của cảng. Đây là chức năng rất cơ bản,
là hoạt động chính của cảng.
- Chức năng thương mại: Cảng biển là cửa ngõ cho thương mại hàng hóa giữa
các nước bằng đường biển. (Xu hướng container hóa, VT đa phương thức).
- Chức năng cơng nghiệp: Sản phẩm thô được nhập về bằng đường biển, được
chế biến tại các KCN tại cảng tạo ra thành phẩm, rồi được tiếp tục xuất đi các nước đã
mang lại sự tiếp kiệm rất đáng kể chi phí vận chuyển đầu vào và đầu ra của sản phẩm.

- Chức năng phát triển thành phố và đơ thị: Việc hình thành cảng biển sẽ thu hút
một lực lượng lao động lớn, tạo thu nhập cho những người dân trong thành phố cảng,
các khu vực lân cận cảng có thể diễn ra những hoạt động thương mại, công nghiệp và


6

dịch vụ, từ đó thúc đẩy sự phát triển của đô thị.
▪ Theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam số 40/2005/QH11, ngày 16/06/2005, Cảng
biển có chức năng sau:
+ Bảo đảm an toàn cho tàu biển ra, vào hoạt động.
+ Cung cấp phương tiện và thiết bị cần thiết cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng
hố và đón trả hành khách.
+ Cung cấp dịch vụ vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi, bảo quản hàng hoá.
+ Để tàu biển và các phương tiện thuỷ khác trú ẩn, sửa chữa, bảo dưỡng hoặc
thực hiện những dịch vụ cần thiết trong trường hợp khẩn cấp.
+ Cung cấp các dịch vụ khác cho tàu biển, người và hàng hố.
c) Vai trị của cảng biển
- Tạo nguồn thu, đóng góp cho ngân sách nhà nước: Với các hoạt động dịch vụ
cho tàu và hàng hóa đi và đến, cảng có các nguồn thu đảm bảo duy trì hoạt động và phát
triển cảng nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế quốc gia và địa phương phát triển.
- Thúc đẩy thương mại quốc tế: Sự phát triển của cảng sẽ đáp ứng nhu cầu thương
mại hàng hóa trong phạm vi khu vực cũng như trên tồn thế giới, thúc đẩy hoạt động
XNK, thúc đẩy kinh tế phát triển, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tăng cường phát triển kinh tế quốc gia và địa phương: Với các quốc gia có
cảng biển phát triển, đặc biệt tại địa phương có cảng, được xem như một sự kiện quan
trọng cho sự hình thành và phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, công nghiệp
khai thác, cơng nghiệp đóng tàu... tạo ra nhiều cơng ăn việc làm góp phần phục vụ kinh
tế địa phương phát triển.
1.1.1.2. Phân loại cảng biển

a) Theo chức năng của cảng: Thường có thể phân thành 2 loại
- Cảng tổng hợp: Là các cảng thương mại, giao nhận nhiều hàng hóa. Cảng tổng
hợp bao gồm 2 loại: Cảng tổng hợp quốc gia; Cảng tổng hợp của các địa phương, các
ngành.
- Cảng chuyên dùng: Là các cảng giao nhận một loại hàng hóa hoặc chỉ phục vụ
riêng cho một đối tượng. Cảng chuyên dùng gồm 3 loại:
+ Cảng chuyên dùng cho hàng rời: Xi măng, than, quặng, lương thực...
+ Cảng chuyên dùng cho hàng lỏng: Như xăng dầu, hóa chất lỏng...
+ Cảng chuyên dùng cho riêng một nhà máy hoặc KCN, KCX...


7

b) Theo phương thức quản lý và sở hữu: Thường phân thành 3 loại
- Cảng chủ nhân: Là loại cảng do chủ sở hữu đầu tư xây dựng, bảo dưỡng và cho
tổ chức, cá nhân thuê khai thác.
- Cảng công cộng: Là loại cảng do chủ sở hữu đầu tư xây dựng và bảo dưỡng
tồn bộ các hạng mục cơng trình và cơ sở hạ tầng của cảng biển. Đồng thời chủ sở hữu
là người trực tiếp khai thác.
- Cảng dịch vụ: Là cảng do chủ sở hữu đầu tư xây dựng, bảo dưỡng và khai thác
trên cơ sở hạ tầng cũng như mọi phương tiện, thiết bị của cảng.
c) Theo phạm vi phục vụ: Cảng biển được phân thành 2 loại là cảng nội địa và
cảng quốc tế.
d) Theo lượng hàng hóa của cảng, có các loại cảng sau đây:
- Cảng cấp I (Khi H > 25m): Là cảng đặc biệt quan trọng, có quy mơ lớn
- Cảng cấp II (Khi 25m ≥ H > 20m): Là cảng có quy mô vừa ở địa phương
- Cảng cấp III (Khi 20m ≥ H > 10m): Là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho
hoạt động của doanh nghiệp.
- Cảng cấp IV (Khi H < 10m): Cảng rất nhỏ
(H: Là chiều cao bến)

1.1.2. DỊCH VỤ CẢNG BIỂN
1.1.2.1. Khái niệm dịch vụ cảng biển
Theo quan điểm truyền thống, dịch vụ chính của cảng là xếp dỡ hàng hóa. Hiện
nay, các lĩnh vực kinh doanh của cảng được mở rộng, ngoài việc xếp dỡ hàng hóa cảng
cịn thay mặt chủ tàu, chủ hàng làm nhiều dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa như phân
phối và giám sát việc vận chuyển hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng - trở
thành trung tâm logistics.
Trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam chưa đưa ra một khái niệm chung nào về
dịch vụ cảng biển. Do đặc điểm chung của loại hình dịch vụ cũng như tính đa dạng,
phức tạp của các loại hình dịch vụ nói chung và dịch vụ cảng biển nói riêng, cộng với
cách giải thích khác nhau giữa các quốc gia nên việc đưa ra định nghĩa chung nhất cho
loại hình dịch vụ này càng khó khăn. Tuy nhiên, khái niệm phổ biến hiện nay ở Việt
Nam và nhiều quốc gia cho rằng:
Dịch vụ cảng biển là một trong những dịch vụ kinh tế đối ngoại, nó khơng chỉ là
dịch vụ hàng hải mà cịn bao gồm các dịch vụ khác. Có thể tóm tắt "Dịch vụ cảng biển


8

là những dịch vụ phục vụ cho vận tải biển", nó bao gồm các hoạt động kinh doanh khai
thác cảng và các dịch vụ hàng hải.
1.1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ cảng biển
Dịch vụ cảng biển là một ngành dịch vụ nên mang đầy đủ đặc điểm chung của
dịch vụ, đó là:
- Dịch vụ mang tính vơ hình: Tính vơ hình của dịch vụ thể hiện ở chỗ "Là những
thứ khi đem bán không thể rơi vào chân bạn". Quá trình sản xuất hàng hóa tạo ra những
sản phẩm hữu hình có tính chất cơ, lý, hóa học... nhất định, có tiêu chuẩn về kỹ thuật cụ
thể và do đó có thể sản xuất theo tiêu chuẩn hóa. Khác với hàng hóa, sản phẩm dịch vụ
khơng tồn tại dưới dạng vật chất bằng những vật phẩm cụ thể, khơng nhìn thấy được và
do đó khơng thể xác định chất lượng dịch vụ trực tiếp bằng những chỉ tiêu được lượng

hóa.
- Quá trình sản xuất (cung ứng) dịch vụ và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời:
Trong nền kinh tế hàng hóa, sản xuất hàng hóa tách khỏi lưu thơng và tiêu dùng. Do đó,
hàng hóa có thể lưu kho để dự trữ, có thể vận chuyển đi nơi khác theo nhu cầu của thị
trường. Khác với hàng hóa, quá trình cung ứng dịch vụ gắn liền với tiêu dùng dịch vụ.
Ví dụ: Với dịch vụ tư vấn đầu tư, khi chuyên gia về đầu tư tư vấn cho khách hàng cũng
là lúc khách hàng tiếp nhận và tiêu dùng xong dịch vụ tư vấn do người chuyên gia này
cung ứng.
- Không thể lưu trữ được dịch vụ: Sự khác biệt này là do sản xuất và tiêu dùng
dịch vụ diễn ra đồng thời nên không thể sản xuất dịch vụ hàng loạt và lưu trữ trong kho
sau đó mới tiêu dùng.
Ngoài ra, theo đúc kết của các nhà kinh tế, dịch vụ cảng biển cịn có các đặc điểm
riêng như sau:
- Khơng địi hỏi nhiều vốn; Có tốc độ vịng quay vốn nhanh; Có tỷ suất lợi nhuận
cao.
1.1.2.3. Các loại dịch vụ cảng biển
a) Căn cứ vào đối tượng phục vụ: Dịch vụ cảng biển có thể chia thành các loại
sau:
 Các dịch vụ cảng biển liên quan đến tàu:


9

- Dịch vụ đại lý tàu biển
- Dịch vụ cung ứng tàu biển
- Dịch vụ sữa chữa tàu biển
- Dịch vụ lai dắt tàu biển
- Dịch vụ vệ sinh tàu biển
 Các dịch vụ cảng biển liên quan đến hàng hóa:
- Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa

- Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển
- Dịch vụ kinh doanh kho bãi phục vụ hàng hóa XNK
- Dịch vụ giao nhận hàng lẽ
- Dịch vụ lưu kho hàng hóa
- Dịch vụ khai báo Hải quan
 Các dịch vụ tổng hợp:
- Dịch vụ đại lý hàng hải
- Dịch vụ môi giới hàng hải
- Dịch vụ kinh doanh vận tải không tàu
b) Căn cứ vào tính chất dịch vụ: Có các loại dịch vụ cảng biển sau:
 Các dịch vụ cảng biển mang tính trực tiếp:
- Dịch vụ cung ứng tàu biển
- Dịch vụ sữa chữa tàu biển
- Dịch vụ lai dắt tàu biển
- Dịch vụ vệ sinh tàu biển
- Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa
- Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển
- Dịch vụ lưu kho hàng hóa
- Dịch vụ kinh doanh kho bãi phục vụ hàng hóa XNK...
 Các dịch vụ cảng biển mang tính trung gian:


10

- Dịch vụ đại lý tàu biển
- Dịch vụ đại lý hàng hải
- Dịch vụ môi giới hàng hải
- Dịch vụ kinh doanh vận tải không tàu...
1.2. KHAI THÁC DỊCH VỤ CẢNG BIỂN CỦA DOANH NGHIỆP CẢNG
BIỂN

1.2.1. Khái niệm khai thác dịch vụ cảng biển
Khai thác dịch vụ cảng biển là quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ nhằm phát
triển quy mô cung ứng dịch vụ, đa dạng hóa chủng loại dịch vụ, nâng cao chất lượng
sản phẩm dịch vụ cảng biển và phát triển mạng lưới cung ứng.
Suy cho cùng, thông qua hoạt động khai thác dịch vụ cảng biển thì doanh nghiệp
cảng biển vừa đáp ứng nhu cầu cho khách hàng một cách ngày càng đầy đủ hơn, tốt hơn,
vừa nâng cao được lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình. Như vậy có thể hiểu khái
niệm tăng cường khai thác dịch vụ cảng biển của doanh nghiệp cảng biển như sau:
"Tăng cường khai thác dịch vụ cảng biển của doanh nghiệp cảng biển là tổng thể
các biện pháp về phát triển quy mô cung ứng, đa dạng hóa chủng loại dịch vụ, nâng cao
chất lượng sản phẩm dịch vụ cảng biển, phát triển mạng lưới cung ứng từ đó đáp ứng
nhu cầu khách hàng và tăng mức độ hài lòng cho khách hàng, đồng thời nâng cao kết
quả kinh doanh cho doanh nghiệp cảng biển".
1.2.2. Nội dung tăng cường khai thác dịch vụ cảng biển của doanh nghiệp
cảng biển
1.2.2.1. Mở rộng quy mô cung ứng dịch vụ cảng biển
Mở rộng quy mô cung ứng dịch vụ cảng biển là gia tăng khả năng cung ứng dịch
vụ cảng biển đến khách hàng, với tần suất và cường độ sử dụng dịch vụ ngày càng gia
tăng. Việc mở rộng quy mô cung ứng dịch vụ cảng biển được đánh giá thông qua các
yếu tố sau:
a) Quy mô kết quả:
- Doanh thu, lợi nhuận từ dịch vụ cảng biển không ngừng gia tăng
- Khối lượng và mức độ gia tăng khối lượng hàng hóa hàng năm qua cảng.
b) Quy mô nguồn lực:


11

- Nguồn lao động: Phát triển nguồn lao động trong các doanh nghiệp cung ứng
dịch vụ cảng biển có ý nghĩa là tăng số lượng lao động tham gia vào các hoạt động của

các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó phải là những lao động có chất lượng cao, được đào
tạo bài bản, có khả năng nắm bắt nhanh chóng, kịp thời những công nghệ tiên tiến, hiện
đại nhằm tăng năng suất lao động.
- Nguồn lực cơ sở vật chất: Đây là yếu tố trực quan nhất để nhận thấy sự phát
triển và mở rộng dịch vụ của doanh nghiệp, bởi chỉ khi nhu cầu về dịch vụ cao thì số
lượng thiết bị mới được lắp đặt nhiều. Việc bố trí đúng đắn các thiết bị cố định nhằm
tận dụng hết công suất của chúng, tránh được những thao tác thừa, các thao tác lặp đi
lặp lại, nâng cao được năng suất lao động.
- Nguồn lực tài chính: Tiềm lực tài chính lớn sẽ có nhiều thuận lợi trong việc
nắm bắt cơ hội kinh doanh, theo đuổi các chiến lược cạnh tranh dài hạn, thực hiện các
biện pháp đầu tư nhằm nâng cao sức cạnh tranh, với mục đích tăng doanh thu, lợi
nhuận... Việc gia tăng nguồn vốn cần chú ý đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Nguồn lực công nghệ: Việc ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất tạo điều
kiện để nâng cao năng suất lao động, đa dạng hóa dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ
từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cảng biển
trong nước và trong khu vực. Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cảng biển có thể áp
dụng những cách sau để có cơng nghệ mới: Tự nghiên cứu chế tạo; Liên kết hay hợp
tác; Nhập khẩu và chuyển giao...
1.2.2.2. Nâng cao chất lượng cung ứng các dịch vụ cảng biển
Nâng cao chất lượng dịch vụ cảng biển là nâng cao mức độ hài lòng và thỏa mãn
của khách hàng, cũng như sự trung thành của khách hàng với dịch vụ và sự tiến bộ về
hành vi, thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên.
Chất lượng dịch vụ cảng được đo lường, đánh giá qua 6 tiêu chí sau:
- Nhóm liên quan đến nguồn lực (Resources): Tính sẵn sàng của trang thiết bị,
điều kiện trang thiết bị, khả năng theo dõi hàng hóa, cơ sở hạ tầng.
- Nhóm liên quan đến năng lực phục vụ (Outsources): Tốc độ thực hiện dịch vụ,
tính tin cậy của dịch vụ (thời gian giao và nhận hàng), cung cấp dịch vụ đồng nhất, đảm
bảo an tồn cho hàng hóa, độ chính xác của chứng từ, sự đa dạng và sẵn sàng của dịch
vụ.



12

- Nhóm liên quan đến q trình phục vụ (Process): Thái độ, cung cách phục vụ
của nhân viên, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng, hiểu về nhu cầu, yêu cầu của
khách hàng, ứng dụng CNTT trong dịch vụ khách hàng.
- Nhóm liên quan đến năng lực quản lý (Management): Ứng dụng công nghệ
thông tin trong khai thác, hiệu quả trong khai thác và quản lý, trình độ quản lý và khai
thác như: khả năng xếp dỡ, thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, tiếp tục cải tiến hướng
đến nhu cầu khách hàng.
- Nhóm liên quan đến hình ảnh, uy tín (Image): Uy tín, độ tin cậy của cảng trên
thị trường.
- Nhóm liên quan đến trách nhiệm xã hội (Responsibility): Cách ứng xử, trách
nhiệm đối với an toàn trong khai thác dịch vụ cảng biển đối với khách hàng nói riêng và
xã hội, cộng đồng nói chung.
1.2.2.3. Phát triển dịch vụ mới
Phát triển dịch vụ mới là việc tiến hành cải tiến dịch vụ hiện có hoặc đưa vào
cung cấp các dịch vụ hoàn toàn mới nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu muôn màu muôn
vẻ của thị trường, đặc biệt là dịch vụ mới chất lượng cao. Hai phương pháp phát triển
dịch vụ mới là cải tiến dịch vụ hiện có và phát triển dịch vụ mới.
Để tăng tính cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ cảng biển, mỗi nhà cung
cấp dịch vụ này có thể xây dựng thêm cho mình một số dịch vụ mới đặc thù theo yêu
cầu của từng khách hàng. Theo đó, các dịch vụ nổi bật là:
- Dịch vụ Logistics: Là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực
hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm
thủ tục hải quan, giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao
hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa.
- Trucking - Vận chuyển đường bộ bằng xe tải: Nhà cung cấp dịch vụ sẽ đem xe
tải đến tận kho nhà sản xuất - vendors để thu gom hàng hóa chuyên chở đến kho của nhà
cung cấp dịch vụ để thực hiện công tác gom hàng. Dịch vụ này hỗ trợ cho điều kiện xuất

khẩu EXW (giao tại xưởng).


13

- Dịch vụ môi giới hàng hải: Là dịch vụ thực hiện các công việc như: Làm trung
gian trong việc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa; Ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng
hóa; ký kết hợp đồng cho thuê tàu, hợp đồng mua bán tàu, hợp đồng lai dắt, hợp đồng
thuê và cho thuê thuyền viên; Làm trung gian trong việc ký kết các hợp đồng khác có
liên quan đến hoạt động hàng hải do người ủy thác yêu cầu theo từng hợp đồng cụ thể.
- Dịch vụ trung chuyển container quốc tế: Là dịch vụ trung chuyển container khi
container được dỡ từ tàu thủy đưa vào khu vực cảng trung chuyển trong một thời gian
nhất định và sau đó được bốc lên tàu thủy khác để vận chuyển tới cảng khác.
- Làm thủ tục hải quan (hay dịch vụ môi giới hải quan) hay mua bảo hiểm: Là
dịch vụ trong đó một bên thay mặt một bên khác làm các thủ tục hải quan liên quan đến
việc xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc mua bảo hiểm hàng hóa.
Hoạt động phát triển dịch vụ mới được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như sau:
+ Số lượng dịch vụ mới được triển khai.
+ Doanh thu và lợi nhuận từ các dịch vụ mới.
+ Sự hài lòng của khách hàng về các dịch vụ mới.
1.2.2.4. Phát triển mạng lưới cung ứng
Mạng lưới cung ứng là toàn bộ hệ thống các điểm giao dịch, chuỗi các trung gian
từ các nhà cung cấp cho người tiêu dùng. Một mạng lưới cung ứng mạnh mẽ và hiệu
quả là một trong những tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp và là một cản trở lớn
nhất mà các doanh nghiệp mới phải đối mặt.
Do tính đặc trưng của dịch vụ cảng biển nên hầu hết các nhà cung cấp đều cung
ứng dịch vụ cho thị trường thông qua mạng lưới cung ứng như sau:
- Các trung gian: Có nhiều loại trung gian tùy thuộc vào quy mơ, cấu trúc, tình
trạng pháp lý và mối quan hệ với nhà cung cấp. Tuy nhiên, về cơ bản có 4 loại trung
gian như sau: Đại lý dịch vụ; Nhà bán lẽ dịch vụ; Nhà bán buôn dịch vụ; Nhà phân phối

đại lý độc quyền dịch vụ
- Các điểm giao dịch: Đây là điểm bán hàng trực tiếp không qua trung gian.
Trường hợp này, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cảng sẽ có một số lợi ích sau:
+ Thường xuyên gặp gỡ trực tiếp các khách hàng, do vậy nhanh chóng nắm bắt
được các thơng tin phản hồi từ phía khách hàng, từ đó hồn thiện dịch vụ ngày một tốt
hơn.


×