Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Bài cảm nhận đã chuyển đổi đã chuyển đổi đã chuyển đổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

BÀI CẢM NHẬN

BẢO TÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

Mơn:

Kinh tế chính trị Mác-Lênin

Lớp:

3000

Giảng viên:

Nguyễn Thị Điệp

Tháng 4 / 2021


Trường Đại học Hoa Sen

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

BÀI CẢM NHẬN

BẢO TÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ


MINH
Mơn:

Kinh tế chính trị Mác - Lênin

Lớp:

3000

Giảng viên: Nguyễn Thị Điệp
Thành viên: Trần Khánh Duy

22000659

Trang | 1


Trường Đại học Hoa Sen

Tháng 04/2021

Trang | 2


TRÍCH YẾU

Mục tiêu của bài viết là mang lại cho người đọc cái nhìn bao quát chung và
những kiến thức cơ bản về giá trị đời sống cũng như giá trị tinh thần mà bảo tàng
thành phố Hồ Chí Minh đã mang đến cho người dân trên đất Việt. Đó là niềm tự
hào của dân tộc không chỉ trong nước mà cịn ngồi nước, là di tích mang tính lịch

sử đánh dấu những thời kì kháng chiến oai hùng của dân tộc. Bên cạnh đó, thơng
qua bài viết em cũng có thể trang bị cho bản thân những kiến thức cần có và những
nguồn thơng tin bổ ích để làm hành trang tư liệu phục vụ cho cuộn việc sau này.
Phương pháp nghiên cứu được em chọn lọc và sử dụng đó chính là đi tham
quan trải nghiệm, đọc sách, tham khảo các nguồn tài liệu cũng như các nguồn
thông tin đáng tin cậy trên mạng.
Là cơng trình hơn trăm năm tuổi và nằm trong hệ thống các cơng trình kiến
trúc đẹo và nổi tiếng của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Bảo tàng TP.HCM
tọa lạc tại số 65 Lý Tự Trọng, quận I là một cơng trình nghệ thuật đặc sắc khốc
lên mình với dáng vẻ trầm mặc, cổ kính và cũng là nơi tìm hiểu về q khứ lịch sử
hào hùng của dân tộc.
Với những giá trị được gìn giữ, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh khơng chỉ
là một di sản kiến trúc đơ thị mà cịn là một phần lịch sử đầy tự hào của đô thị Sài
Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh.


MỤC LỤC
TRÍCH YẾU..................................................................................................................... 2
MỤC LỤC......................................................................................................................... 3
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... 4
DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................................................ 5
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 6
1

2

3

TỔNG QUAN VỀ BẢO TÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.......................6
1.1


Tên gọi – Lịch sử hình thành và xây dựng..................................................... 6

1.2

Vị trí địa lý..................................................................................................... 9

1.3

Kiến trúc........................................................................................................ 9

1.4

Trưng bày - Hoạt động................................................................................. 10

CẢM NHẬN – LIÊN HỆ BẢN THÂN............................................................... 14
2.1

Cảm nhận..................................................................................................... 14

2.2

Liên hệ bản thân...........................................................................................17

KẾT LUẬN..........................................................................................................18

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 19


LỜI CẢM ƠN

Bài cảm nhận “BẢO TÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” là bài viết được
đóng góp và hồn thành từ nhiều phương diện thông tin khác nhau.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Điệp. Trong
quá trình tìm hiểu và học tập bộ mơn Kinh tế chính trị Mác – Lenin, em đã nhận
được sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tầm huyết của cơ Nguyễn Thị Điệp đã
giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích.
Tuy nhiên, kiến thức về bộ mơn Kinh tế chính trị Mác – Lenin của em vẫn
còn nhiều hạn chế nhất định. Do đó, khơng tránh khỏi những thiếu sót trong q
trình hồn thành bài cảm nhận này. Mong cơ xem và góp ý để bài cảm nhận của
em được hồn thiện hơn.
Kính chúc cơ hạnh phúc và thành cơng hơn nữa trong sự nghiệp “trồng
người”, luôn dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trị đến những
bờ bến tri thức.
Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày 18 – 04 – 2021


Trường Đại học Hoa Sen

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh ( nguồn: artcorner.vn )...................................6
Hình 1.2 Hình ảnh trong chuyến tham quan.......................................................................8
Hình 1.3 Vị trí địa lý ( nguồn: vietfuntravel.com.vn )........................................................9
Hình 1.4 Hình ảnh trong chuyến tham quan.....................................................................11
Hình 2.1 Hình ảnh trong chuyến tham quan.....................................................................14
Hình 2.2 Hình ảnh trong chuyến tham quan.....................................................................15
Hình 2.4 Hình ảnh trong chuyến tham quan.....................................................................16
Hình 2.3 Hình ảnh trong chuyến tham quan.....................................................................16

Hình 2.5 Hình ảnh trong chuyến tham quan.....................................................................19

Trang | 6


LỜI MỞ ĐẦU
Bất kì người dân Việt Nam nào khi nhắc về lịch sử dân tộc, người ta cũng thấy
rùng mình khi nhớ về một thời khói lửa đạn bom nhưng sáng ngời ý chí quật cường và
tinh thần yêu nước của những người con trên đất nước Việt Nam. Bảo tàng thành phố Hồ
Chí Minh là nới tái hiện những khoảnh khắc hào hùng của dân học và là một điểm đến
tuyệt vời cho những người yêu thích lịch sử, muốn được sống lại những ngày khói lửa
chiến tranh quyết liệt.


1 TỔNG QUAN VỀ BẢO TÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hình 1.1 Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh ( nguồn: artcorner.vn )
1.1 Tên gọi – Lịch sử hình thành và xây dựng

Vào thời Pháp thuộc, khởi đầu, tòa nhà Bảo tàng được khởi công xây dựng
vào năm 1885 và hoàn thành năm 1890 theo thiết kế của kiến trúc sư người
Pháp Alfred Foulhoux với mục đích sử dụng làm Bảo tàng Thương mại để trưng
bày sản phẩm Nam Kỳ. Tuy nhiên, ngay sau khi xây xong, tòa nhà lại được Phó
Tồn quyền Đơng Dương Henri Éloi Danel (1850 - 1898) dùng làm tư dinh. Về
sau, tòa nhà được sử dụng hẳn làm dinh Phó Tồn quyền Đơng Dương hay cịn gọi
là dinh Phó sối (trước năm 1911). Sau ơng Danel, các vị Phó Tồn quyền người
Pháp thay nhau tiếp tục làm chủ Dinh. Từ năm 1892 đến năm 1911, đã có thêm tất
cả 14 vị Phó Tồn Quyền khác (trong số 14 vị này có một số vị đảm nhiệm chức vụ
này 2 hay 3 lần) cư ngụ trong Dinh.
Từ năm 1912, chính phủ Pháp bỏ chức vụ Phó Tồn Quyền Ðơng Dương và

thay bằng chức vụ Phó Thống Ðốc Nam Kỳ, do đó dinh được đổi tên thành Dinh Phó
Thống đốc Nam Kỳ. Từ 1912 cho đến ngày ngày 9 tháng 3 năm 1945 (khi quân Nhật


đảo chánh, lật đổ chính quyền Pháp) đã có thêm tất cả 16 vị Thống Ðốc Nam Kỳ
sống và làm việc trong Dinh. Năm 1945, dinh Thống đốc nhiều lần đổi chủ. Sau
khi quân Nhật tiến hành đảo chính Pháp tại Đông Dương ngày 9 tháng 3, Thống đốc
người Pháp Ernest Thimothée Hoeffel bị bắt; Thống đốc người Nhật là Yoshio
Minoda sử dụng tòa nhà làm dinh thự. Dinh được đổi tên thành Dinh Khâm sai Nam
Kỳ.
Ngày 14 tháng 8, người Nhật giao lại dinh thự cho chính quyền Trần Trọng
Kim của Đế quốc Việt Nam để làm dinh Khâm sai Đại thần Nam Bộ Nguyễn Văn
Sâm.
Đến ngày 25 tháng 8, Việt Minh giành được chính quyền, bắt giam Khâm sai
Nguyễn Văn Sâm và Đổng lý văn phòng phủ khâm sai Hồ Văn Ngà tại dinh khâm
sai. Sau đó, dinh trở thành trụ sở Ủy ban Hành chánh Lâm thời Nam bộ, gọi tắt là
Lâm ủy Nam Bộ, rồi của Ủy ban Nhân dân Nam Bộ.
Ngày 10 tháng 9, Trung tá B. W Roe (phái bộ quân sự Anh) chiếm dinh làm trụ sở
Phái bộ Đồng minh, buộc Ủy ban Nhân dân Nam Bộ phải dời về dinh Đốc lý.
Đến ngày 5 tháng 10, dinh được tướng Leclerc dùng làm Phủ Cao ủy Cộng hòa Pháp
tạm thời. Sau khi Cao ủy Cộng hịa Pháp tại Đơng Dương là Đơ đốc Georges Thierry
d'Argenlieu chọn dinh Norodom làm Phủ Cao ủy, thì dinh lại trở thành nơi làm việc
của tướng Leclerc, nhưng lần này với danh nghĩa chính thức là trụ sở của Ủy viên
Cộng hòa Pháp tại Nam Việt Nam.

Chỉ trong năm 1945, tòa nhà đã năm lần thay đổi chủ nhân. Tháng 3 năm
1945, Nhật đảo chính Pháp, Thống đốc Yoshio Minoda (người Nhật) chiếm dinh
này. Tháng 7 năm đó, phát xít Nhật mới giao dinh này cho chính phủ Bảo Đại Trần Trọng Kim. Viên Khâm sai Nam bộ Nguyễn Văn Sâm ở chẳng bao lâu thì
ngày 25-8-1945, lực lượng cách mạng hạ cờ quẻ ly kéo cờ đỏ sao vàng và từ đây
tòa nhà trở thành trụ sở của Ủy ban Hành chánh



Trường Đại học Hoa Sen

Lâm thời Nam bộ, rồi của Ủy ban Nhân dân Nam bộ. Ngày 10 -9 -1945, Trung tá B.
W Roe (phái bộ quân sự Anh) ngang ngược chiếm dinh, buộc Ủy ban Nhân dân
Nam bộ phải dời về dinh Đốc lý (nay là trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ hí
Minh).
Sau khi chiếm lại Sài Gòn, từ ngày 23-5-1947, Pháp giao dinh này cho Lê
Văn Hoạch làm trụ sở chính phủ Nam kỳ tự trị và sau đó chuyển cho Trần Văn
Hữu làm dinh Tổng trấn (sau đổi thành Thủ hiến) Nam phần (từ 2-6-1948).
Sau hiệp định Genève 1954, Ngơ Đình Diệm dùng tịa nhà này làm dinh
Quốc khách. Ngày 27-2-1962, dinh Độc Lập bị ném bom, Ngơ Đình Diệm dời phủ
tổng thống sang đây. Hai mươi tháng sau, ngày 1-11-1963, quân đội Sài Gịn làm
đảo chính, Ngơ Đình Diệm bị lật đổ. Năm 1966, dinh Độc Lập xây lại xong, tòa
nhà này được làm trụ sở của Tối cao Pháp viện.
Sau 1975, tòa nhà tạm thời khơng dùng cho mục đích cụ thể nào. Ngày 12
tháng 8 năm 1978, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định sử
dụng tịa nhà này làm Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh, đến ngày 13
tháng 12 năm 1999 thì đổi tên thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh như hiện
nay.

Trang | 7


Hình 1.2 Hình ảnh trong chuyến tham quan


1.2 Vị trí địa lý


Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc 65 Lý Tự Trọng Quận 1, trên
khuôn viên rộng 2 ha, giới hạn bởi bốn con đường Lý Tự Trọng, Pasteur, Lê Thánh
Tôn và Nam Kỳ Khởi Nghĩa là một cơng trình nghệ thuật đặc sắc với cái dáng vẻ
trầm mặc, cổ kính. Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh là một trong 5 bảo tàng tiêu
biểu được công bố trong danh sách “Tp.HCM - 100 điều thú vị” với phong cách
kiến trúc đặc sắc, kết hợp Á - Âu. Nơi đây trưng bày nhiều bộ sưu tập hiện vật quý
về lịch sử Sài Gòn xưa, giai đoạn lịch sử kể từ khi Việt Minh lãnh đạo cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp cho đến ngày nay và là một địa chỉ tham quan thu hút
du khách trong nước và quốc tế ...

Hình 1.3 Vị trí địa lý ( nguồn: vietfuntravel.com.vn )
1.3 Kiến trúc

Tổng diện tích của kiến trúc bao gồm một tòa nhà rộng hơn 1.700 m² gồm hai
tầng của tịa nhà chính và tịa nhà ngang thiết kế theo phong cách cổ điển - phục
hưng, kết hợp Âu - Á: mặt tiền của tầng lầu mang đường nét Tây phương, nhưng
phần mái lại mang dáng dấp Á Đông. Bao quang khu nhà là một khuôn viên vườn
hoa có hình dạng như một hình thang bao quanh bởi bốn con đường đã kể trên.
Do mục đích ban đầu của tòa nhà là Bảo tàng Thương mại trưng bày những
sản vật trong nước, vì thế ở hai bên cửa chính có 2 cột trụ trang trí bằng hai tượng


nữ thần Thương nghiệp và Cơng nghiệp. Ngay phần chóp trên mái tam giác ở mặt
phía trước được trang trí bằng một tượng đầu người nghiêm trang. Hai bên trang trí
bằng các họa tiết đắp nổi như cành dương liễu, tràng hoa lá bao xung quanh, rắn
khoanh trịn, hình tượng con gà tượng trưng cho ban ngày và chim cú tượng trưng
cho ban đêm ở hai góc, một vịng hào quang phía sau đầu tượng.
Nhiều họa tiết khác đắp nổi trên mái là sự kết hợp giữa các biểu tượng thần
thoại Hi Lạp và hình tượng cây cỏ và thú vật vùng nhiệt đới như họa tiết thằn lằn và
chim cao cẳng chuyển động bằng cách uống cong hoặc xòe cánh.

Năm 1943, Thống đốc Nam Kỳ Ernest Thimothée Hoeffel lại cho phá bỏ hai
tượng nữ thần tại cửa chính của dinh để xây dựng một mái hiên.
Ngày 27 tháng 2 năm 1962, dinh Norodom (tức dinh Độc Lập) bị lực lượng
đảo chính ném bom, Tổng thống Ngơ Đình Diệm dời về dinh dinh Gia Long và cho
xây dựng hầm bí mật trong dinh. Theo hồ sơ lưu trữ, hầm được xây dựng từ tháng 5
tháng 1962 đến tháng 10 năm 1963 thì xong, với tổng kinh phí 12.514.114 đồng lúc
bấy giờ, và theo bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ
1.4 Trưng bày - Hoạt động

Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang lưu giữ và bảo quản 45.666
hiện vật, chia thành 133 bộ sưu tập theo chuyên đề, trong đó có 14 bộ sưu tập quý
hiếm với nhiều chất liệu khác nhau như: gốm sứ, đất nung, kim loại, đồ mộc, giấy
vải, nhựa, xương sừng, ngà… thuộc nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, đáp ứng phần
lớn nhu cầu nghiên cứu khoa học và phục vụ cho công tác trưng bày. Hiện vật của
Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh có xuất xứ từ nguồn khác nhau: một phần vốn
có của Dinh Gia Long; một phần do cộng tác viên và người dân hiến tặng; một
phần do các cơ quan Công an, Hải quan chuyển giao; một


phần khác được mua lại của một số nhà sưu tập. Đặc biệt trong những năm gần đây,
được sự quan tâm và đồng ý của Ủy Ban Nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh và Ban
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Thành phố cũng đã sưu tầm
được một số lượng lớn hiện vật có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa trong đó có những
bộ sưu tập quý hiếm.
Nội dung trưng bày gồm 9 phần cố định:
1. Phòng “Thiên nhiên – khảo cổ”:
Giới thiệu vị trí địa lý, địa chất, khống sản, địa hình, khí hậu, động, thực
vật, hệ thống sơng ngịi, đời sống của cư dân cổ cách đây 3000 – 2000 năm với
những cơng cụ lao động: rìu đá, cuốc đá, trang sức, đồ minh khí, hình thức mai
táng tìm được ở các di tích khảo cổ Bến Đị, di tích Gò Sao, Rỏng Bàng, Gò Cát,

Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt, Giồng Am, các di tích trong nội thành của thành phố Hồ
Chí Minh.
2. Phịng “Địa lý - hành chính Sài Gịn - thành phố Hồ Chí Minh”:

Hình 1.4 Hình ảnh trong chuyến tham quan
Với sưu tập bản đồ, biểu đồ, hình ảnh, hiện vật phịng trưng bày khái qt
q trình hình thành và phát triển của Sài Gịn – thành phố Hồ Chí Minh về mặt địa
lý, hành chính. Từ một đô thị được quy hoạch cho 50.000 dân đến hiện nay thành
phố có trên 6 triệu dân. Các bản đồ cổ lập nên từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ


XVII, cho thấy mạng sông rạch là
yếu tố cơ bản của cấu trúc thành phố. Hiện nay, hệ thống sông rạch ấy được thay
thế bằng những đại lộ (đường Hàm Nghi, Nguyễn Huệ…)
3. Phòng “Thương cảng, Thương mại - dịch vụ”:
Với hơn 527 hiện vật, 36 ảnh và 10 bản đồ, bảng trích phịng trưng bày
"Thương cảng - thương mại dịch vụ Sài gịn - thành phố Hồ Chí Minh" giới thiệu
khái quát về vai trò trung tâm kinh tế của Sài Gịn đối với khu vực phía Nam nói
riêng và cả nước nói chung qua các vấn đề: Hệ thống cảng Sài Gòn, chợ Bến
Thành và những chợ xưa, cửa hàng chạp phô của người Hoa xưa, các hiện vật đo
lường xưa nay, hệ thống giao thông: với các bến xe, ga tàu hỏa, sân bay 4. Phịng
"Cơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp".
Giới thiệu một số nghề thủ công truyền thống và đôi nét về công nghiệp tại
Sài Gịn
- thành phố Hồ Chí Minh cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Với gần 300 hiện
vật, hình ảnh trưng bày về các nghề gốm, nghề đúc đồng, nghề kim hoàn, nghề dệt,
nghề chạm khắc gỗ Một số cơ sở công nghiệp đầu tiên của thành phố những năm
cuối thế kỷ XIX đầuthế
kỷ XX, các khu công nghiệp tập trung giai đoạn 1954 - 1975, các khu công nghệ
cao hiện nay....

5. Phịng "Văn hóa Sài Gịn - Thành phố Hồ Chí Minh":
Giới thiệu phong tục, tín ngưỡng, nghệ thuật và giáo dục của Sài Gòn –
Thành phố Hồ Chí Minh. Phịng trưng bày mơ tả đám cưới truyền thống của bốn
nhóm dân tộc Việt, Chăm, Hoa và Khmer, tục ăn trầu, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ
Thành hồng, thờ Thổ Địa - thần Tài, sưu tập nhạc cụ, trang phục, đạo cụ và hình
ảnh của một số vở cải lương nổi tiếng của sân khấu cải lương, nghệ thuật sân khấu
truyền thống của dân tộc Khmer, đặc biệt phòng trưng bày còn giới thiệu các tư
liệu về nền giáo dục ở Sài Gòn – nơi truyền bá chữ quốc ngữ và báo chí được xuất


bản đầu tiên tại Việt Nam.
7. Phòng “Đấu tranh cách mạng 1930 - 1954”:

Nêu bậc các phong trào đấu tranh chính trị từ khi có Đảng, gương hy sinh
của Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam – Đ/c Trần Phú, của người
thanh niên Lý Tự
Trọng hy sinh ở tuổi 17, đó là khởi nghĩa Nam Kỳ ở Bà Điểm, Hóc Mơn ngày
23/11/1940 với sự hy sinh của các chiến sĩ Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn
Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong… phòng trưng bày tái hiện phần nào quang cảnh
ngày độc lập tại quảng trường Norodom – Sài Gòn ngày 2/9/1945 và cuộc kháng
chiến 9 năm sau ngày độc lập ấy đến sự kiện vang dội hồn cầu – chiến thắng Điện
Biên Phủ.
8. Phịng “Đấu tranh cách mạng 1954 - 1975”:

Trưng bày các các vấn đề: hội nghị Genève về việc chấm dứt chiến tranh ở
Đông Dương năm ngày 21/7/ 1954, phong trào Đồng Khởi năm 1960, địa đạo Củ
Chi, sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam 20/12/1960,
cuộc Tổng tiến cơng và nổi dậy Mậu Thân 1968, chính phủ Cách mạng Lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam ngày 6/6/1969, Hội nghị Paris ngày 27/1/1973,
chiến dịch Hồ Chí Minh 1975, phong trào đấu tranh của các nước trên thế ủng hộ

nhân dân Việt Nam.
9. Phòng "Kỷ vật kháng chiến":

Trưng bày những hiện vật, di vật đồng hành với cuộc sống và chiến đấu của
cán bộ, chiến sĩ, liệt sĩ trong 30 năm kháng chiến trường kỳ gian khổ trên mảnh đất
"thành đồng" vì độc lập dân tộc thống nhất tổ quốc, bao gồm các nhóm hiện vật: Di
vật của liệt sĩ trinh sát Trung đoàn Gia Định, hiện vật của văn công tiền tuyến,
trang bị cá nhân của các chiến sĩ Trường Sơn, máy ảnh, máy quay phim của phóng
viên chiến trường, kỷ vật trong tù của các chiến sĩ cách mạng, mơ hình bếp Hồng


Cầm, ký họa kháng chiến.
10. Phòng "Tiền Việt Nam":

Giới thiệu 1086 hiện vật bao gồm sưu tập tiền kim loại, tiền giấy, tiền
thưởng qua các thời kỳ lịch sử ở Việt Nam như tiền thời phong kiến (thế kỷ X đến
thế kỷ XX), tiền Đàng Trong, tiền thưởng, tiền kim loại và giấy bạc Đông Dương,
giấy bạc Việt Nam từ năm 1945 đến nay, vĩ đếm tiền, khối tiền xưa (tiền đựng vào
hũ để cất giấu), hình ảnh các cơng đoạn đúc tiền thời phong kiến, một số văn tự
liên quan đến tiền...

2 CẢM NHẬN – LIÊN HỆ BẢN THÂN
2.1 Cảm nhận

“Những xác bom, khẩu pháo, tên lửa,
những động cơ của máy bay, tàu khơng
số… nằm im lìm trong khơng gian trưng
bày của Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh.
Khơng cần một lời thuyết minh, những du
khách đến tham quan vẫn cảm nhận được

rất rõ sự khốc liệt của chiến tranh. "Mỗi một

Hình 2.1 Hình ảnh trong chuyến
tham quan

hiện vật được trưng bày ở đây đều gắn với
những cuộc đời có thật, mang một câu
chuyện có thật từ các cuộc chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc”.Sinh ra và lớn lên khi

đất nước đã hịa bình và khơng cịn tiếng súng. Ngày hôm nay, khi được tận mắt
tham quan và chứng kiến những hiện vật, bức hình hay bức tượng phản ánh rõ về
tội ác và hậu quả của chiến tranh, khiến em khơng cầm lịng được. Bên cạnh đó,
những căn phịng chứa đầy những hiện vật được sắp xếp theo từng chuyên đề khác
nhau cũng đã góp phần cho em có thể thấu hiểu hơn về nét văn hóa và sự phát
triển vượt bậc của Thành phố Hồ Chí Minh, nơi em đang sinh sống và học tập.


Gắn liền với đất nước còn là
những năm tháng kháng chiến trường
kì của dân tộc,nhiều gian phịng tại
bảo tàng đã trưng bày nhiều mẫu vật
như đạn dược, súng ống và cả pháo
nổ, trên tường treo những tấm ảnh,

Hình 2.2 Hình ảnh trong chuyến tham quan

khung tranh về sự tàn khốc của chiến
tranh và các tấm gương đã hy sinh
anh dũng.

Qua chuyến đi, em cảm thấy tự hào về đất nước mình,
thấy sức sống mãnh liệt cuồn cuộn chảy trong tim từng thế hệ con người Việt Nam,
dù ở bất kì thời đại nào cũng ln vươn mình phát triển.


Hình 2.3 Hình ảnh trong
chuyến tham quan

Hình 2.4 Hình ảnh trong chuyến tham quan

Chuyến tham quan vừa rồi đã cho em được them nhiều bài học, được mở mang tầm
mắt về những chiến tích của người dân nơi đây về kĩ thuật, về tinh thần thơng qua
những cổ vật có ở bảo tàng. Đặt biệt đó là những đồng tiền từ thời phong kiến. Đầu
tiên, em muốn nhắc đến đó chính là đồng tiền thưởng “Bảo Đại Bảo Giám” (19261975), đồng tiền này được làm bằng vàng, một mặt được khắc chữ và mặt cịn lại
được khắc hình rồng. Đồng tiền vàng hình rồng thể hiện được sư uy quyền, giàu có
của một con người khiến ai nhìn thấy cũng muốn có được. Thứ hai, đó là những
thỏi bạc 10 lạng từ những năm 1846 hay 1848-1883 cụ thể là thoi “Thiệu Trị Niên
Tạo” và thoi “Tự Đức Niên Tạo”, trên các thoi bạc được khắc chữ và thoi “Thiệu
Trị” to hơn thoi” Tự Đức”. Cuối cùng, là tiền giấy của nước CHXH CN Việt Nam,
được ra đời sau cách mạng tháng 8 năm 1945 được in chữ “Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hoà” bằng chữ quốc ngữ, chữ hán và in hình chủ tịch Hồ Chí Minh. Thơng
qua những
hình ảnh, hiện vật và sự hiểu biết của mình em đã nhận thấy được những lần đổi tiền
của một quốc gia qua các thời kì, theo sự phát triển kinh tế từ thỏi bạc đến đồng tiền
vàng và cuối cùng là tiền giấy, tiền polime. Những lần đổi tiền của Việt Nam ít
nhiều cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế nước nhà. Thông qua đợt tham
quan lần này và những bài học ở lớp Kinh tế Chính trị Mac-lênin em rút ra được cho
mình những bài học về đồng tiền thông qua những lần đổi tiền của Việt Nam, chúng
ta cần đổi đúng giá, đúng đồng tiền, đổi đủ cho dân (đổi 1-1). Em cũng muốn cảm
ơn nhà trường và tất cả giảng viên đã tạo điều kiện cho em có được buổi tham quan

lần này.”


2.2 Liên hệ bản thân

Hiện nay, đất nước ta đã nằm yên trong bối cảnh thanh bình và hội nhập. Vì
vây, mỗi người chúng ta phải biết trân trọng nền hồ bình độc lập mà lớp lớp ơng
cha ta đã đánh đổ bằng chính xương máu của mình. Chúng ta cần ra sức phấn đấu
học tập, làm việc có ích, xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh hơn, đưa lại
cuộc sống ấm no cho toàn dân tộc. Đây là những việc làm thiết thực để tưởng niệm
những người đã hi sinh cho dân tộc Việt Nam. Hiện nay nước Việt Nam đang phát
triển trong quá trình hội nhập, ta cần gác lại những hận thù để bắt tay vào hợp tác
phát triển, điều đó mang lại cho đất nước chúng ta

Hình 2.5 Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh
những lợi ích tốt đẹp. Nói như thế khơng có nghĩa là ta được phép lãng quên quá
khứ, quay lưng lại với nỗi đau mà dân tộc ta vẫn còn phải gánh chịu đến tận ngày
hôn nay. Những hành động đền ơn đáp nghĩa, một tiếng nói bênh vực nạn nhân chất
độc màu da cam … là những nghĩa cử cao đẹp của thế hệ trẻ ngày hôm nay và cả
ngày mai.
Ngoài ra, bản thân cá nhân mỗi chúng ta nên khuyến khích khách du lịch và bạn bè
ngồi nước khi đến TP HCM nên dành một ít thời gian để tham quan bảo tàng thành
phố Hồ Chí Minh – Hành động ấy cũng như sự tự hào về một dấu ấn lịch sử vẻ vang
nước nhà. Nhà trường và các tổ chức giáo dục phải đẩy mạnh phổ cập về tầm quan
trọng của việc hiểu biết, gìn giữ và bảo tồn các di tích lịch sử nói chung và bảo tàng
thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cho học sinh, sinh viên trong các chương trình


ngoại khóa.
Tóm lại, dân ta phải biết sử ta, cơng dân Việt Nam phải nắm vững về những tàn tích

hay di tích gắn liền với một phần của lịch sử và có giá trị cao về văn hóa và du lịch.
Việc truyền lại những thông tin về giá trị của bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh là
nghĩa vụ chung của nhân dân Việt Nam đặc biệt là những đứa con Miền Nam cần
phải làm từ đời này sang đời khác.

3 KẾT LUẬN
Ngày nay, bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành một trong những tụ
điểm thu hút nhiều lượt khách gần xa thăm quan, góp một phần vào ngành du lịch
các di tích lịch sử của đất nước. bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh là nơi lưu giữ
nhiều giá trị lịch sử, văn hóa thiêng liêng, … Hơn hết, bảo tàng thành phố Hồ Chí
Minh cịn mang trong mình lớp trầm tích lịch sử, là một phần của những năm tháng
vàng son.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
 /> />A0nh
_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh
 trong
 /> /> />



×