Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.75 KB, 39 trang )

Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

MỤC LỤC
Chương 1:

LẬP LUẬN KINH TẾ ....................................................................... 4

1.1 Sự cần thiết phải đầu tư và xây dựng nhà máy ........................................................... 4
1.2 Vị trí nhà máy ............................................................................................................. 4
1.3 Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................................... 4
1.4 Hệ thống giao thông vận tải ........................................................................................ 5
1.5 Vùng nguyên liệu ........................................................................................................ 5
1.6 Nguồn cung cấp điện .................................................................................................. 6
1.7 Hệ thống cấp và thoát nước ........................................................................................ 6
1.8 Nguồn cung cấp nhiên liệu ......................................................................................... 6
1.9 Nguồn nhân lực ........................................................................................................... 6
1.10 Khu vực tiêu thụ sản phẩm ....................................................................................... 6
Chương 2:

TỔNG QUAN ................................................................................... 7

2.1. Tình hình rác thải của Việt Nam và Thế giới ............................................................ 7
2.1.1. Tình hình ở Việt Nam ......................................................................................... 7
2.1.2. Tình hình thế giới ................................................................................................ 7
2.2. Thành phần chất thải .................................................................................................. 8
2.3. Phân loại rác thải sinh hoạt ........................................................................................ 9
2.4. Tính chất của rác thải ............................................................................................... 10
2.4.1. Hệ vi sinh vật trong rác thải .............................................................................. 10
2.4.2. Sự hình thành mùi ............................................................................................. 11
2.4.3 Chuyển hóa sinh học của chất rắn ...................................................................... 11
2.5. Các phương pháp xử lý ............................................................................................ 13


2.5.1 Phương pháp chôn lấp ........................................................................................ 13
2.5.2 Phương pháp đốt ................................................................................................ 14
2.5.3. Phương pháp đổ đống ngoài trời ....................................................................... 15
2.5.4. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học ............................................ 16

Trang 1


Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

2.5.5. Cơng nghệ xử lý rác thải sinh hoạt thành phân bón và seraphin [4] ................. 20
Chương 3:

CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN ................................. 21

3.1. Qui trình sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt ............................................... 21
3.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ ........................................................................ 23
3.2.1. Phun chế phẩm EM ........................................................................................... 23
3.2.2. Phân loại sơ bộ bằng tay ................................................................................... 23
3.2.3. Xé bao ............................................................................................................... 23
3.2.4. Phân loại bằng sức gió ...................................................................................... 23
3.2.5. Sàng lồng tách đất, cát và mùn vụn hữu cơ ...................................................... 24
3.2.6. Tách kim loại..................................................................................................... 24
3.2.7. Làm nhỏ ............................................................................................................ 24
3.2.8. Phân loại bằng sức gió lần 2 ............................................................................. 25
3.2.9. Phối trộn ............................................................................................................ 25
3.2.10. Ủ sở bộ ............................................................................................................ 25
3.2.11. Ủ chín .............................................................................................................. 25
3.2.12. Đánh tơi mùn ................................................................................................... 26
2.2.13. Sàng ................................................................................................................. 26

3.2.14. Phối trộn NPK ................................................................................................. 26
3.2.15. Ép viên ............................................................................................................ 26
3.2.16. Sấy ................................................................................................................... 27
3.2.17. Làm nguội ....................................................................................................... 27
3.2.18. Đóng bao ......................................................................................................... 27
Chương 4:

TÍNH CÂN BẰNG SẢN PHẨM ...................................................... 28

4.1. Các số liệu ban đầu .................................................................................................. 28
4.1.1.Kế hoạch sản xuất của nhà máy ......................................................................... 28
4.1.2. Chọn các số liệu ban đầu : ................................................................................ 28
4.2. Tiêu hao nguyên liệu qua từng công đoạn ............................................................... 29
4.2.1.Công đoạn xử lý phân loại sơ bộ rác thải........................................................... 29

Trang 2


Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

4.2.2. Cơng đoạn phối trộn và ủ tạo mùn hữu cơ ........................................................ 30
4.2.3. Cơng đoạn hồn thiện sản phẩm ....................................................................... 31
4.3. Cân bằng sản phẩm .................................................................................................. 33
4.3.1. Công đoạn xử lý phân loại sơ bộ rác thải.......................................................... 33
4.3.2. Công đoạn phối trộn và ủ mùn hữu cơ .............................................................. 36
4.2.3. Cơng đoạn hồn thiện sản phẩm ....................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 41

Trang 3



Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

Chương 1:
LẬP LUẬN KINH TẾ
1.1 Sự cần thiết phải đầu tư và xây dựng nhà máy
Dân số càng tăng, nhu cầu sinh hoạt càng tăng, theo đó lượng chất thải do con
người gây ra ngày càng nhiều, nhất là ở các đô thị. Với lượng rác thải ra rất lớn như vậy
nhưng hầu hết lượng rác thải sinh hoạt ở nước ta đều chưa được xử lý hợp vệ sinh, phần
lớn là chôn lấp lộ thiên. Các bãi rác này đang gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, ô
nhiễm không khí nghiêm trọng và chứa nhiều tác nhân gây bệnh ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe con người. Tuy nhiên nều dùng các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt của các
nước tiên tiến như phương pháp đốt, phương pháp chôn lấp tích cực …nếu áp dụng chưa
chắc đã cho hiệu quả cao, do sự khác biệt về điều kiện khí hậu gây ra sự khác biệt lớn về
các thông số kỹ thuật, cũng như về chi phí vận hành khá cao.
Trong khi đó, trong thành phần rác thải sinh hoạt lại chiếm một lượng khá lớn chất
hữu cơ, đó là một nguồn nguyên liệu khá tốt để sản xuất phân vi sinh. Việc xây dựng nhà
máy sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt không chỉ mang ý nghĩa kính tế, thay thế
một lượng lớn phân phải nhập khẩu mà còn mang một y nghĩa to lớn trong việc bảo vệ
mơi trường. Bên cạnh đó việc sử dụng phân vi sinh sẽ giúp cải thiện tài nguyên đất đang
bị phá hủy do việc sử dụng phân hóa học.
1.2 Vị trí nhà máy
Theo thì quận
Thanh Khê có 167830 dân, ngồi ra cịn một lượng lớn dân nhập cư từ các tỉnh lân cận
nên sẽ có tổng số dân trên đia bàn khoảng 200 nghìn dân. Vì vậy, quận Thanh Khê là địa
bàn phù hợp với việc xây dựng nhà máy ở đây.
1.3 Đặc điểm tự nhiên
( />C612BD20276C4D?method=details&idArticle=710 )
Quận Thanh Khê thuộc thành phố Đà Nẵng nên nó mang các đặc điễm tự nhiên
của thành phố Đà Nẵng.Thành phố Đà Nẵng nằm ở 15055’ đến 16014’ vĩ độ Bắc, 107018’


Trang 4


Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

đến 108020 độ kinh Đơng. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt
độ cao và ít biến động. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng
12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt gió mùa đơng
bắc vào mùa đơng nhưng khơng gây rét đậm và kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,90C, cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung
bình từ 280-300C, thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 180-230C.
Độ ẩm khơng khí trung bình là 83,4%, cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình từ
85,67-87,67%, thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67-77,33%.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2504,57 mm/năm. Lượng mưa cao nhất vào
các tháng 10, 11, trung bình từ 550-1000 mm/tháng, thấp nhất vào các tháng 1-4, trung
bình từ 23-40 mm/tháng.
Số giờ nắng bình quân trong năm là 2156,2 giờ: nhiều nhất là vào tháng 5, 6 trung
bình từ 234-277 giờ/tháng, ít nhất vào là vào tháng 11,12 trung bình từ 69-165 giờ/tháng.
Hướng gió chủ yếu vào mùa nóng là Đơng Nam và vào mùa lạnh là Đơng Bắc, tốc
độ gió trung bình 3-4 m/s.
1.4 Hệ thống giao thông vận tải
Thành phố Đà Nẵng nằm ở vị trí chiến lược của nước ta, giao thơng thuận lợi cả về
đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường biển và ngày càng được nâng cao, mở
rộng. Tạo điều kiện cho việc tiêu thụ sản phẩm của nhà máy được rộng rãi.
Nhà máy đặt ở khu công nghiệp Hịa Khánh có hệ thống giao thơng hồn chỉnh,
liên kết các nhà máy với nhau. Do đó việc thu nhập nguyên liệu, vận chuyển phế liệu tái
chế, các sản phẩm của nhà máy tới nơi tiêu thụ rất thuận lợi và nhanh chóng.
1.5 Vùng nguyên liệu
Nhà máy sử dụng nguồn nguyên liệu là rác thải sinh hoạt của quận Thanh Khê.

Với vị trí và điều kiện giao thơng thuận lợi của nhà máy thì việc thu nhập nguyên liệu đã
giảm được thời gian và chi phí vận chuyển là rất lớn.

Trang 5


Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

1.6 Nguồn cung cấp điện
Nhà máy sử dụng nguồn điện do điện lực Đà Nẵng cung cấp từ mạng điện lưới
quốc gia, thơng qua hệ thống cung cấp điện cho tồn khu công nghiệp. Nhà máy phải đặt
trạm biến thế riêng.
1.7 Hệ thống cấp và thoát nước
Do đặc điểm sản xuất của nhà máy, lượng nước sử dụng khơng lớn. Do đó ta có
thể lấy nước trực tiếp từ hệ thống cung cấp nước của thành phố hoặc từ giếng khoan của
nhà máy.
Hệ thống thoát nước
1.8 Nguồn cung cấp nhiên liệu
Nhiên liệu được sử dụng trong nhà máy được cung cấp từ hệ thống cung cấp từ
nhiên liệu của thành phố.
1.9 Nguồn nhân lực
Đối với lực lượng kỹ thuật và quản lý của nhà máy, lấy từ nguồn nhân lực được
đào tạo tại đại học Đà Nẵng.
Với lực lượng lao động phổ thơng có thể lấy ngay tại những khu vực xung quanh
khu công nghiệp hoặc các khu vực khác của thành phố.
Ngồi ra nhà máy có thể thu hút nguồn nhân lực từ các nơi khác đến.
1.10 Khu vực tiêu thụ sản phẩm
Khu vực tiêu thụ sản phẩm của nhà máy là rất rộng lớn, nhà máy có thể cung cấp
phân bón vi sinh cho các tỉnh miền trung.


Trang 6


Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

Chương 2:

TỔNG QUAN

2.1. Tình hình rác thải của Việt Nam và Thế giới
2.1.1. Tình hình ở Việt Nam
Theo báo cáo của cục Môi Trường năm 2002-2005, lượng rác thải sinh hoạt thu
gom hăng ngày là rất lớn. Chỉ tính riêng thành phố lớn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh thì tổng lượng rác thải đã lên đến 4000 tấn/ 1ngày, đây là số liệu mà công tuy Môi
Trường và Đô Thị thu gom được. Còn một lượng rác thải khá lớn mà người dân đổ ra các
con sông, kênh, rạch chảy trong thành phố. Sự ô nhiểm rác thải sinh hoạt sẽ dẫn đến sự ơ
nhiễm tồn diện trong mơi trường như ơ nhiễm khơng khí, nguồn nước, đất, mạch nước
ngầm… ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người.
Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, nhưng nguyên nhân quang trọng
nhất là cơng nghệ xử lý chưa hồn thiện và chưa khả thi cao đối với điều kiện cụ thể ở
Việt Nam. [1] Do cơng nghệ xử lý cịn nhiều bất cập nên một số địa điểm thu gom và xử
lý rác đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn đến việc người dân cản trở việc
tập kết rác, gây khó khăn cho việc thu gom và xử lý rác ở địa phương. Vì vậy, việc tình ra
một giải pháp công nghệ phù hợp với địa phương là một vấn đề cấp thiết.
2.1.2. Tình hình thế giới
Trong vài thập kỷ vừa qua, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật dẫn đến sự phát
triễn mạnh mẽ về kinh tế, sự bùng nổ tăng nhanh dân số, nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao,
kéo theo đó lượng rác thải sinh hoạt con người thải ra cang nhiều. Nếu tính bình qn mỗi
người một ngày đưa vào mơi trường xung quanh 0,5kg chất thải mỗi ngày thì 6 tỷ người
trên trái đất sẽ thải ra khoảng 3 triệu tấn rác và mỗi năm sẽ khoảng một tỷ tấn rác thải.

Với một lượng rác khổng lồ như vậy việc sử lý rác thải đã trở thành một nghành công
nghiệp thu hút nhiều công ty lớn. Tuy nhiên các bải rác tập trung vẫn tồn tại và ngày càng

Trang 7


Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

có xu hướng gia tăng. Và vấn đê rác thải sinh hoạt là một trong những vấn đề đáng quan
tâm của các thành phố lớn trên thế giới.[1]
2.2. Thành phần chất thải
Chất thải sinh hoạt được sinh ra qua quá trình hoạt đông sinh hoạt hằng ngày của
con người, thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ. Mỗi một nơi thì thành phần của rác
thải sinh hoạt là khác nhau và phụ thuộc nhiều và phong tục tập quán, thơi gian, địa
điểm…..
Các yếu tố cơ bản trong chất thải rắn sinh hoạt cần phân tích bao gồm C (carbon),
H ( hydro), O (oxi), N (nitơ), S (lưu huỳnh), và tro. Thông thường, các nguyên tố thuộc
nhóm halogen cũng thường được xác định do các dẫn xuất của clo thường tồn tại trong
thành phần khí thải khi đốt rác. Kết quả xác định các nguyên tố cơ bản này được sử dụng
để xác định cơng thức hóa học của thành phần chất hữu cơ có trong chất thải sinh họat
cũng như xác định tỉ lệ C/N thích hợp cho q trình làm phân.[2]
Bảng 1.1

Trang 8


Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

Theo như tài liệu của công tuy môi trường đô thị thành phố Đà Nẵng thành phần
rác thải sinh hoạt được thống kê ở bảng sau:

Bảng 1.2 Bảng thống kê tỉ lệ thành phần rác của Thành phố Đà Nẵng
S

Thành phần

Tỷ lệ (%)

1

Chất hữu cơ

66,6

2

Giấy

5,9

3

Cao su và da

0,6

4

Nhựa

20,6


5

Kim loại

0,2

6

Sợi

3,1

7

Chất khoáng

1,1

8

Loại khác

1,9

TT

Tổng cộng

100


2.3. Phân loại rác thải sinh hoạt
Ngoại trừ nhựa, cao su, và da, phần chất hữu cơ của hầu hết chất thải rắn sinh hoạt
có thể được phân loại như sau:
-

Những chất tan được trong nước như đường, tinh bột, amino acid, và

các chất hữu cơ khác
-

Hemicellulose là sản phẩm ngưng tụ của đường 5 carbon và đường 6

-

Cellulose là sản phẩm ngưng tụ của glucose, đường 6-carbon

-

Mỡ, dầu và sáp là những ester của rượu và acid béo mạch dài.

carbon

Trang 9


Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

-


Lignin là hợp chất cao phân tử chứa các vòng thơm và các nhóm

methoxyl (-OCH3)
-

Lignocellulose

-

Proteins là chuỗi các amino acid

Đặc tính sinh học quan trọng nhất của các thành phần hữu cơ có trong chất thải rắn
sinh hoạt là hầu hết các thành phần này đều có khả năng chuyển hóa sinh học tạo thành
khí, chất rắn hữu cơ trơ, và các chất vô cơ. Mùi và ruồi nhặng sinh ra trong qua trình chất
hữu cơ bị thúi rữa (rác thực phẩm) có trong chất thải rắn sinh hoạt.[2]
2.4. Tính chất của rác thải
2.4.1. Hệ vi sinh vật trong rác thải
Sự chuyển hóa vật chất trong rác thải chủ yếu là do vi sinh vật. Cá quá trình
này thường xảy ra liên tục, đan xen nhau rất phức tạp. Các vi sinh vật tham gia vào quá
trình này bao gồm:
- Vi khuẩn: vi khuẩn là nhóm vi sinh vật phổ biến nhất bao gồm cả các vi
khuẩn cổ. Chúng có mặt ở tất cả các sinh thai khác nhau kể cả các mơi trường khăc
nghiệt. Các nhóm hay gặp nhất tham gia vào các chu trình cacbon, nitơ, hydro, lưu
huỳnh,…Các chi hay gặp là: Pseudomonas, Acetobacter, Bacillus, Nitrobacter,
Nitrosomonas, Thioplotoa, Thiobacillus, Lactobacillus…
- Nấm: Nấm lớn như Phanerochaete chrysosporium được sử dụng rất nhiều
trong xử lý ơ nhiễm các chất thải hưu cơ. Ngồi ra cịn có các loại nấm như: Apsergillus,
Penicillium, Fusarium, Clodosporium, Rhizactonia, Alternaria…có sinh khối lớn hơn cả
vi khuẩn xạ khuẩn đồng thới đóng vai trị chủ đạo trong q trình làm sạch chất ơ nhiễm
hữu cơ trong đó có đường, axit hữu cơ, và đa hợp chất như lignocellulose.

- Xạ khuẩn: về cấu tạo chúng giống cả vi khuẩn và nấm. Vì cấu tạo của
nhóm này thường có rễ bơng nên nhóm này có vai trị quan trọng trong q trình xâm

Trang 10


Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

nhập chất ô nhiễm. Nhóm chiếm ưu thế và có thể chiếm đến 90% tổng đại diện của giới
xạ khuẩn là Streptomyces.[1]
2.4.2. Sự hình thành mùi
Mùi sinh ra khi tồn trử chất thải rắn trong thời gian dài giữa các khâu thu
gọn, trung chuyển và thải ra bải rác nhất là những vùng khí hậu nóng do q trình phân
hủy kị khí các chất hữu cơ dể bị phân hủy có trong chất thải rắn sinh hoạt. Ví dụ, trong
điều kiện kị khí, sulfate có thể bị khử thành sulfide (S2-), sau đó sulfide kết hợp với hiđro
tạo thành H2S. Q trình này có thể biểu diễn theo sơ đồ sau:
2 CH3CHOHCOOH + SO 24   2CH3COOH + S2- + H2O + CO2
4H2 + SO 24   S2- + 4H2O
S2- + 2H+  H2S
Ion sulfude có thể kết hợp với muối kim loại có sẵn, ví dụ muối sắt tạo thành
sulfude kim loại:
S2- + Fe2+  FeS
Màu đen của chất thải rắn đã phân hủy kị khí ở bải chơn lấp chủ yếu là do sự hình
thành muối này. Nếu không tọa thành các muối này vấn đề mùi của bải chôn lấp sẽ trở
nên nghiêm trọng hơn.
Các hợp chất chứa lưu huỳnh bị phân hủy sẽ tạo nên mùi hơi thối như methyl
mercaptan và aminobutyric.
Methylmercaptan có thể bị thủy phân tạo thành methyl alcohol và hydroen sulfide
[2]
2.4.3 Chuyển hóa sinh học của chất rắn

Các q trình chuyển hóa sinh học phần chất hữu cơ có trong chất thải rắn
sinh hoạt có thể áp dụng để giảm thể tích và khối lượng chất thải, sản xuất phân compost
dùng bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, và sản phẩm khí methane. Những vi sinh vật chủ

Trang 11


Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

yếu tham gia q trình chuyển hóa sinh học các chất thải hữu cơ bao gồm vi khuẩn, nấm,
men và antinomycetes. Các q trình này có thể thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc
kỵ khí, tùy theo lượng oxi có sẳn. Những điểm khác biệt cơ bản giữa các phản ứng
chuyển hóa hiếu khí và kị khí là bản chất của sản phẩm cuối cùng của quá trình và
lươnghj oxi thực sự cẩn phải cung cấp để thực hiện quá trình chuyển hóa hiếu khí. Những
q tình sinh học ưng dụng để chuyển hóa chất hữu cơ có trong chất thải rắn sinh hoạt
bao gồm q trình làm phân hiếu khí, q trình phân hủy kị khí và q trình phân hủy kị
khí ở nồng độ chất rắn cao.
a)

Q trình làm phân compost hiếu khí

Phân hữu cơ chứa trong chất thải sinh hoạt sẽ được phân hủy sinh học. Mức
độ và thời gian cần thiết cho quá trình phân hủy xảy ra phụ thuộc vào bản chất chât
thải, độ ẩm, dinh dưỡng sẳn có và các yếu tố mơi trường khác. Dưới điều kiện mơi
trường được khống chế thích hợp, rác vườn và phần chất hữu cơ có trong chất thải
sinh hoạt được chuyển hóa thành phân compost trong một thời gian tương đối ngắn
( từ 4 đến 6 tuần). Quá trình ủ compost xảy ra trong điều kiện hiếu khí có thể biểu
diễn theo phương trình sau:
Chất hữu cơ + O2 + dinh dưỡng  Tế bào mới + Phần chất hữu cơ + CO2
không phân hủy + H2O + NH3 + SO2 + nhiệt

b)

Q trình phân hủy kị khí

Phần chất hữu cơ chứa trong chất thải rắn sinh hoạt có thể phân hủy sinh
học trong điều kiện kị khí tạo thành khí chứa CO2 và CH4. Q trình chuyển hóa
này có thể biểu diễn bằng phương trình sau:
Chất hữu cơ + Nước + Dinh dưỡng  Tế bào mới + Phần chất hữu cơ +
CO2 không phân hủy + CH4 + NH3 + H2S + Nhiệt
Trong hầu hết các q trình chuyển hóa kị khí, CO2 và CH4 chiếm một
lượng lớn trong tổng lượng khí sinh ra. Phần chất hữu cơ bền còn lại (bùn) phải
được tách nước trước khi đổ ra bải chôn lấp. Bùn đã tách nước thường được ủ phân
compost hiếu khí trước khi bón cho đất hoạc đổ ra bải chôn lấp. [2]

Trang 12


Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

2.5. Các phương pháp xử lý
Hiện nay người ta thường xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu theo 3 phương
pháp:chôn lấp, đốt, và ủ. Ngồi ra người ta cũng có thể xử lý bằng phương pháp đổ đống
ngoài trời nhưng phương pháp này gay ô nhiễm thứ cấp, dể tạo ổ dịch nên hạn chế sử
dụng. Hiện này người ta đang chú trọng phát triển theo hướng dùng rác thải sinh hoạt để
sản xuất phân, đặt biệt là phân vi sinh, phương pháp này có rất nhiều ưu điểm: khơng tạo
ơ nhiễm, tạo được nguồn phân vi sinh cung cấp cho nơng nghiệp, có hiệu quả kinh tế….
2.5.1 Phương pháp chơn lấp
Đây là phương pháp xử lý lâu đời, cổ điển và đơn giản nhất. Bãi chơn lấp có
vị trí xa khu dân cư, xa nguồn nước, dễ vận chuyển và phần lớn là lộ thiên. Rác sau thu
gom được đem tới bãi, đổ thành lớp và nén lại.

Hiện nay, phương pháp chơn lấp được cải tiến thành chơn lấp tích cực hay
chôn lấp kiểu ủ sinh học (landfill bioreactor) và được áp dụng ở nhiều nước tiên tiến. Rác
thải được được đổ vào hố bên dưới có lót nilon chống rị rỉ nước, có hệ thống dẫn nước
rác để xử lý riêng và có bổ xung vi sinh vật để tăng cường phân hủy sinh học. Bên trên
được phủ kín bằng nilon hoặc đất.
* Ưu điểm
- Với phương pháp chôn lấp lộ thiên, đây là phương pháp đơn giản, chi phí vận
hành thấp.
- Phương pháp landfill giảm được ơ nhiễm nguồn nước và khơng khí.
* Nhược điểm
- Tốn diện tích lớn để chứa rác
- Thời gian phân hủy rác thải lâu, kể cả phương pháp landfill mặc dù có bổ xung vi
sinh vật.
- Đối với chôn lấp lộ thiên, phần bề mặt khơng được phủ kín, nên từ bãi rác thốt
ra các loại khí như NH4, CO2, H2S, NH3, scatol, indol và nhiều khí gây mùi khó chịu
khác. Gây ơ nhiễm khơng khí trầm trọng đến những khu vực xung quanh.

Trang 13


Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

- Phương pháp chôn lấp đơn giản, nước mưa thấm vào bãi rác tạo ra lượng nước rị
rỉ rất lớn, rửa trơi các chất dễ phân hủy gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
- Rác chôn lấp chưa được phân loại, chứa rất nhiều các chất khó phân hủy, các chất
độc hại có sẵn trong rác và các chất độc phát sinh trong quá trình ủ tạo ra mối nguy hiểm
rất lớn cho môi trường đất.
- Bãi rác chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh, do chôn lấp lộ thiên các tác nhân gây
bệnh này sẽ tác động trực tiếp tới sức khỏe của những người sống gần khu vực bãi rác.
- Khi quá tải, phải tốn chi phí rất lớn cho việc quản lý bãi rác, để đảm bảo bãi rác

không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
- Với phương pháp landfill, chi phí cho lớp lót, hệ thống thu và xử lý khí và nước
rác rất lớn.
2.5.2 Phương pháp đốt [2]
Rác thải được đốt trong các lị đốt, có thể thu nhiệt để chạy máy phát điện. Công
nghệ đốt rác thường áp dụng ở các quốc gia phát triển vì phải có một nền kinh tế đủ mạnh
để bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như là một dịch vụ phúc lợi xã hội của toàn dân.
Đây là phương pháp xử lý rác tốn kém nhất so với phương pháp chơn lấp hợp vệ sinh thì
chi phí để đốt một tấn rác cao hơn khoảng 10 lần.
Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lị hơi, lị sưởi hoặc các cơng nghiệp
cần nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải rất tốn
kém, nhằm khống chế ơ nhiễm khơng khí do q trình đốt có thể gây ra.
- Đốt: đốt là phản ứng hóa học giữa oxi và chất hữu cơ tạo thành các hợp
chất bị oxi hóa cùng với sự phát sáng và tỏa nhiệt. Nếu khơng khí được cung cấp với
lượng thừa và dưới điều kiện phản ứng lý tưởng, quá trình đốt thành phần chất hữu cơ có
trong chất thải rắn sinh hoạt có thể biểu diễn theo phương trình phản ứng sau:
Chất hữu cơ + khơng khí (dư)  N2+ CO2 + H2O+ Tro + Nhiệt
Lượng khơng khí được cấp dư nhằm dảm bảo q trình cháy xảy ra hồn tồn, sản
phẩm cuối cùng của quá trình đốt cháy chất thải rắn sinh hoạt bao gồm khí nóng chứa N 2,
CO2, H2O, O2 và phần khơng cháy cịn lại, trong thực tế ngồi những thành phần này cịn

Trang 14


Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

có một lượng nhỏ các khí NH3, SO2, NOx và các khí vi lượng khác tùy theo bản chất của
chất thải.
- Nhiệt phân: vì hầu hết các hợp chất hữu cơ điều khơng bền nhiệt, chúng có thể bị
cắt mạch qua các phản ứng cracking nhiệt và ngưng tụ trong điều kiện khơng có oxi, tạo

thành những phần khí, lõng và rắn. Trái với quá trình đốt là quá trình tỏa nhiệt, quá trình
nhiệt phân là thu nhiệt
Ưu điểm
- Hạn chế được vấn đề ô nhiễm liên quan đến nước rác, xử lý triệt để các chỉ tiêu ô
nhiễm của chất thải đô thị.
- Cho phép xử lý nhiều loại rác
- Công nghệ này cho phép xử lý được toàn bộ chất thải đơ thị mà khơng cần nhiều
diện tích đất sử dụng làm bãi chôn lấp rác.
- Giảm tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng
cơng nghệ tiến tiến cịn có ý nghĩa cao bảo vệ mơi trường.
Nhược điểm
- Chi phí vận hành và bảo trì thiết bị rất cao
- Gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí nghiêm trọng, khó kiểm sốt lượng khí thải
chứa dioxin và furan, gây hiệu ứng nhà kính và các bệnh đường hô hấp.
- Giá thành đầu tư lớn, chi phí tiêu hao năng lượng và chi phí xử lý cao.
- Vận hành dây chuyền phức tạp, đòi hỏi năng lực kỹ thuật và tay nghề cao.
Phương pháp này chỉ thích hợp với rác thải cơng nghiệp, rác thải y tế. Khơng thích
hợp cho xử lý rác thải sinh hoạt có hàm lượng rác hữu cơ cao như ở Việt Nam.
2.5.3. Phương pháp đổ đống ngoài trời [1]
Phương pháp này khá phỏ biến ở hầu hết các thị trấn, thành phố ở Việt
Nam. Theo phương pháp này, người ta thu gom chất thải, vận chuyển đến một địa điểm
đã xác định là nơi xử lý tỏa mãn các yêu cầu: xa khu dân cư, xa nguồn nước, dể vận
chuyển.

Trang 15


Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

Ưu điểm:

- Đơn giản
- Ít tốn kém
Nhược điểm:
- Bề mặt khơng được phủ kín gây hiện tượng thốt khí ra ngồi. Các khí này
gây mùi khó chịu, ơ nhiễm mơi trường, ảnh hưởng trầm trọng đến khơng khí khu vực
xung quanh.
- Do không phủ lớp bề mặt nên lớp mưa thấm qua nhiều lớp rác rữa trôi các
thành phần dể phân hủy gây ơ nhiễm.
- Q trình sinh hóa hồn tồn phụ thuộc vào tự nhiên.
- Việc quán lý rất khó khắc, tốn kém.
- Phần lớn rác chưa được xử lý chứa nhiều thành phần khó phân hủy, độc
hại tạo mối hiểm hoạ cho môi trường xung quanh và ảnh hưởng cho người và động vật.
2.5.4. Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ sinh học [2]
2.5.4.1. Khái niệm
Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là q trình ổn định sinh hóa các
chất hữu cơ để thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học,
tạo môi trường tối ưu đối với quá trình.
Quá trình ủ hữu cơ từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống, được áp dụng
phổ biến ở các quốc gia đang phát triển và ở Việt Nam. Phương pháp này được áp dụng
rất có hiệu quả. Những đống lá hoặc đống phân có thể để hàng năm và thành chất thải hữu
cơ rồi thành phân ủ ổn định, nhưng q trình có thể tăng nhanh trong vịng một tuần hoặc
ít hơn. Q trình ủ có thể coi như một quá trình xử lý – tốt hơn được hiểu và so sánh với
q trình lên men yếm khí bùn hoặc q trình hoạt hóa bùn. Theo tính tốn của nhiều tác
giả, q trình ủ có thể tạo ra thu nhập cao gấp 5 lần khi bán khí mêtan của bể mêtan với
cùng một loại bùn đó và thời gian rút ngắn lại một nữa. Sản phẩm cuối cùng thu được
khơng có mùi, khơng chứa vi sinh vật gây bệnh và hạt cỏ. Để đạt được mức độ ổn định
như lên men, việc ủ đòi hỏi một phần nhỏ năng lượng để tăng cao dịng khơng khí qua các

Trang 16



Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

lỗ xốp, ẩm của khối coi như một máy nén thổi khí qua các tấm xốp phân tán khí trong bể
aeroten – bùn hoạt tính. Trong q trình ủ, oxy sẽ được hấp thụ hàng trăm lần và hơn nữa
so với ở bể aeroten. Quá trình ủ áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là
khử nước, sau là xử lý cho tới khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra
để giử cho vật liệu ln ln ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo
ra nhiệt riêng nhờ q trình oxy hóa sinh hóa các chất thối rữa. Sản phẩm cuối cùng của
quá trình phân hủy là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như lignin, xenlulô,
sợi.
2.5.4.2. Công nghệ ủ sinh học theo các đống
Công nghệ ủ đống thực chất là một quá trình phân giải phức tạp gluxit, lipit
và protein với sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí và kị khí. Các điều kiện pH, độ ẩm,
thống khí (đối với vi khuẩn hiếu khí) càng tối ưu, vi sinh vật càng hoạt động mạnh và
quá trình ủ phân càng kết thúc nhanh. Tùy theo công nghệ mà vi khuẩn kị khí hoặc vi
khuẩn hiếu khí sẽ chiếm ưu thế. Cơng nghệ ủ đống có thể là ủ tĩnh thống khí cưỡng bức,
ủ luống có đảo định kỳ hoặc vừa thổi khí vừa đảo. Củng có thể ủ dưới hố như kiểu ủ chua
thức ăn chăn nuôi hay trong hầm kín thu khí mêtan.
2.5.4.3. Cơng nghệ ủ sinh học theo quy mơ cơng nghiệp
Q trình ủ (compost) quy mơ cơng nghiệp được trình bày ở hình 1.1. Rác tươi
được chuyển về nhà máy, sau đó được chuyển vào bộ phận nạp rác và được phân loại
thành phần của rác trên hệ thống băng tải (tách các chất hữu cơ dễ phân hủy, chất vơ cơ,
chất tái sử dụng) phần cịn lại là phần hữu cơ phân hủy được qua máy nghiền rác và được
băng tải chuyển đến khu vực trộn phân bắc để giữ độ ẩm. Máy xúc đưa các vật liệu này
vào ngăn ủ, quá trình lên men là tăng nhiệt độ lên 65 – 700C sẽ tiêu diệt các mầm bệnh và
làm cho rác hoai mục. Quá trình này được thúc đẩy nhờ quạt gió cưỡng bức. Thời gian ủ
là 21 ngày, rác được đưa vào ủ chín trong vịng 28 ngày. Sau đó sàng để thu lấy phần lọt
qua sàng mà trong đó các chất trơ phải tách ra nhờ bộ phận tỷ trọng. Cuối cùng ta thu
được phân hữu cơ tinh có thể bán ngay hoặc phối trộn thêm với các thành phần cần thiết

và đóng bao.

Trang 17


Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

Nếu thị trường có nhu cầu phân hữu cơ cao cấp, phân hữu cơ cơ bản sẽ
được trộn với thành phần dinh dưỡng N, P, K và một số nguyên tố hóa học vi lượng hoặc
một số phụ gia kích thích sinh trưởng.
Giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp lên mem hiếu khí để
sản xuất phân bón hữu cơ tổng hợp là phương pháp có nhiều ưu điểm nhất vì:
- Loại trừ được 50% lượng rác sinh hoạt bao gồm các chất hữu cơ là thành
phần gây ô nhiễm mơi trường đất, nước và khơng khí.
- Sử dụng lại được 50% các chất hữu cơ có trong thành phần rác thải để chế
biến làm phân bón phục vụ nông nghiệp theo hướng cân bằng sinh thái. Hạn chế việc
nhập khẩu phân bón hóa học để bảo vệ đất đai.
- Tiết kiệm đất sử dụng làm bãi chôn lấp. Tăng khả năng chống ô nhiễm môi
trường. Cải thiện điều kiện sống cộng đồng.
- Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng. Dễ kiểm soát chất lượng sản phẩm .
- Giá thành tương đối thấp, có thể chấp nhận được.
- Phân loại rác thải sử dụng được các chất có thể tái chế như: kim loại màu,
sắt, thép, thủy tinh, nhựa, giấy, bìa… phục vụ cho cơng nghiệp.
Trong q trình chuyển hóa, nước rác sẽ chảy ra. Nước này sẽ được thu lại
bằng một hệ thống rãnh xung quanh khu vực để đưa về một bể đặt tại cuối khu ủ rác. Tại
đây nước rác sẽ được bơm tưới và rác ủ để bổ sung độ ẩm.
Nhược điểm:
- Mức độ tự động của hệ thống chưa cao.
- Việc phân loại chất thải vẫn phải thực hiện bằng phương pháp thủ công nên
dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

- Nạp liệu thủ công, năng suất kém.
- Phần tinh chế chất lượng kém do tự trang tự chế.
- Phần pha trộn và đóng bao thủ cơng, chất lượng khơng đồng đều.

Trang 18


Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

Rác tươi

Phân hầm cầu

Cân điện tử

Sàn tập kết

Công
nhân nhặt
thủ công

Băng phân
loại
Nghiền

Bể chứa

Tái chế

Băng chuyền

Trộn

Cung cấp
độ ẩm
Kiểm sốt to
tự động

Lên men
Thổi khí
cưỡng bức
Ủ chín
Sàng

Máy xúc
Máy xúc
Vê viên

Tinh chế

Đóng bao
Trộn phụ gia N, P, K

Hình 1.1 Quy trình cơng nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp

Trang 19


Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

2.5.5. Cơng nghệ xử lý rác thải sinh hoạt thành phân bón và seraphin [4]

Rác thải sinh hoạt của thành phố được thu gom, sau đó thay vì vận chuyển tới bãi
chơn lấp thì rác được đưa vào nhà máy. Đầu tiên người ta dùng chế phẩm sinh học ASC
do chính Cơng ty cổ phần Kỹ nghệ ASC sản xuất để khử mùi hôi. Tiếp đến rác được đưa
lên băng chuyền để phân loại bằng phương pháp thủ công lần thứ nhất nhằm loại bỏ
những rác có kích thước lớn như cành cây, lốp xe…Sau đó rác được đưa vào máy xé bao
để xé các túi nilon và được phun chế phẩm vi sinh lần thứ hai. Rác được phân loại bằng
phương pháp thủ công một lần nữa. Đến đây, rác được chia thành các loại tương đối đồng
nhất về phương diện vật lý. Tiếp đến rác được đưa qua hệ thống tuyển từ để loại bỏ sắt,
rồi được chuyển vào sàng lồng quay. Tại sàng lồng quay, rác được phân chia thành 2 loại
là các chất hữu cơ phân hủy được và các chất hữu cơ không phân hủy được. Mỗi loại
được đi theo một hành trình riêng. Chất hữu cơ dễ phân hủy được nghiền nhỏ, phối trộn
với phân hầm cầu, rồi được đưa vào hệ thống bể ủ hiếu khí sau khi đã được phun thêm
chế phẩm sinh học ASC protect. Sau thời gian 20 ngày ủ, chất hữu cơ đã mùn hóa được
sàng tách lấy mùn. Phần chưa mùn hóa được đưa trở lại hệ thống ủ. Mùn được ủ tiếp (ủ
chín) từ 10 đến 15 ngày nữa để ổn định về mặt sinh học. Sau đó nó được trộn thêm các
loại phụ gia đặc chủng, vi sinh vật kháng bệnh. Kết quả thu được phân bón hữu cơ vi sinh
rất thích hợp cho việc cải tạo đất bạc màu, đất bị nhiễm phèn, đồi trọc đã bị rửa trơi…
Chất hữu cơ khó phân hủy được chuyển sang máy vị làm giảm thể tích, được sàng
lồng và sấy khô để tách các chất rắn vô cơ (xà bần, mảnh chai, đá…) cịn sót lại. Hỗn hợp
các chất hữu cơ thu được tương đối đồng nhất về phương diện vật lý được đưa vào máy
trộn và được phối trộn thêm các chất phụ gia. Sau đó hỗn hợp được đưa sang máy trộn
dòng xoắn gia nhiệt tới 150oC, rồi được đưa sang bộ phận định hình sản phẩm, rồi máy ép
thủy lực để tạo thành những sản phẩm có ích như gáo đựng mủ cao su, ống dẫn nước tưới,
nước thải, tấm ngăn…

Trang 20


Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân


Chương 3:

CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN

3.1. Qui trình sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt

Chế phẩm EM

Xử lí EM

Phân loại sơ bộ
bằng tay

Tạp chất

Máy xé bao

Phân loại bằng
sức gió 1
Sàng lồng

Máy tách từ
tính

Màng mõng
dẽo

Tái chế


Đất, cát, vụn hữu cơ

Kim loại

Tái chế

Màng mõng
dẽo

Tái chế

Nghiền

Phân loại bằng
sức gió 2

Trang 21


Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

Chế phẩm EMC

Phối trộn

Ủ sơ bộ

Ủ chín

Làm tơi


Sàng

Phân NPK

Định lượng

Phối trộn

Ép viên

Sấy

Làm nguội

Đóng gói

Trang 22

Phần trên sàng

Đốt


Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

3.2. Thuyết minh dây chuyền cơng nghệ
3.2.1. Phun chế phẩm EM
Mục đích: phun chế phẩm EM nhằm hạn chế sự phát triển của sinh vật gây bệnh,
ruồi nhặng, khử mùi hôi, đảm bảo sức khỏe cho công nhân phân loại rác sơ bộ cũng như

các công nhân trong nhà máy. Đồng thời kích thích sự phát triển của vi sinh vật mùn hóa
rác hữu cơ.
Tiến hành: rác được thu nhận vào nơi tập kết, chế phẩm EM được phun đồng thời
bằng máy bơm phun hóa chất. EM được phun với tỷ lệ là: 2 lít chế phẩm Em phun cho 1
tấn rác.
3.2.2. Phân loại sơ bộ bằng tay
Mục đích: Rác thải sinh hoạt có chứa nhiều thành phần phức tạp ngồi chất hữu cơ,
khơng thể sử dụng để sản xuất phân bón. Do vậy công đoạn này sẽ tách bớt thành phần
các chất phi hữu cơ có kích thước lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các công đoạn sau.
Tiến hành: Rác tại bãi tập kết sau khi được phun EM để khử mùi sẽ đưa lên phễu
nạp liệu và qua băng chuyền xử lý. Hai bên băng tải có cơng nhân đứng để phân loại rác
bằng tay, nhặt bỏ các loại rác: lốp cao su, than gỗ, …ra khỏi hỗn hợp ban đầu.
3.2.3. Xé bao
Mục đích: Làm nhỏ các loại rác màng mỏng nhựa dẻo, giải phóng rác ra khỏi các
bao rác, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân loại rác về sau.
Tiến hành: Rác sau phân loại sơ bộ bằng tay sẽ theo băng chuyền đi vào máy xé
bao, làm tơi, đập, cắt. Tại đây, rác được làm tơi và làm nhỏ ra giúp quá trình phân loại sau
đạt hiệu quả cao.
3.2.4. Phân loại bằng sức gió
Mục đích: Tách các thành phần nhẹ như màng mỏng nhựa dẻo ra khỏi hỗn hợp.

Trang 23


Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

Tiến hành: Rác sau khi được xé nhỏ, làm tơi đi vào máy phân loại bằng sức gió.
Dưới tác dụng của luồng khơng khí có trong máy các thành phần màng mỏng nhựa dẻo
nhẹ sẽ được tách ra theo luồng khơng khí và được dồn lại thành đống. Hỗn hợp rác còn lại
sẽ theo băng tải đi vào sàng lồng.

3.2.5. Sàng lồng tách đất, cát và mùn vụn hữu cơ
Mục đích: Tách đất, cát, mùn vụn có trong hỗn hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho
các quá trình ủ về sau.
Tiến hành: Rác sau khi tách màng mỏng nhựa dẻo được băng tải đưa vào máy sàng
lồng thùng quay. Máy có thùng quay và sàng nằm nghiên. Vật liệu trong thùng được nâng
lên một góc nhất định rồi trượt tương đối lên bề mặt sàng theo quỹ đạo xoắn ốc. Kích
thước lỗ sàng khoảng 20 mm. Đất, cát, mùn vụn hữu cơ sẽ lọt qua lỗ sàng và theo băng tải
đi ra ngồi. Rác cịn lại sẽ được băng chuyền đưa đến công đoạn xử lý tiếp theo.
3.2.6. Tách kim loại
Mục đích: Tách các thành phần rác là kim loại ra khỏi hỗn hợp giúp quá trình
nghiền và ủ rác diễn ra thuận lợi. Đồng thời tránh ăn mòn làm hư hỏng các thiết bị
nghiền, băm nhỏ.
Tiến hành: Rác được đưa vào xử lý tiếp tại máy phân loại từ tính. Tại đây, kim loại
sẽ được tách ra khỏi hỗn hợp dưới tác dụng từ của các nam châm có trong máy. Rác sau
đó được đưa vào băng chuyền xử lý tiếp theo, còn kim loại sẽ được gom lại và đưa đi tái
chế.
3.2.7. Làm nhỏ
Mục đích: Tạo kích thước đồng đều sẽ thuận lợi cho quá trình phối trộn sau này
đảm bảo men vi sinh được rải đều trong hỗn hợp, tăng hiệu suất và rút ngắn thời gian ủ.
Đồng thời làm tăng hệ số chứa đầy trong bể ủ nhờ đó giảm được diện tích nhà ủ.
Tiến hành: Rác hữu cơ sau khi được làm sạch, được đưa vào máy cắt với hệ thống
dao cắt phù hợp, rác được cắt với kích thước cố định khoảng 5-6 cm.

Trang 24


Đồ án: Sản xuất phân vi sinh từ rác thải sinh hoạt của cụm dân cư 200 nghìn dân

3.2.8. Phân loại bằng sức gió lần 2
Mục đích: Loại bỏ các thành phần màng mỏng nhựa dẻo cịn sót lại trong hỗn hợp

rác sau khi đã được nghiền nhỏ.
Tiến hành: Hỗn hợp rác trong quá trình vận chuyển trên băng chuyền sẽ được các
quạt thổi làm tách các hỗn hợp màng mỏng dẻo. Sau đó hỗn hợp rác sẽ được đưa đi xử lý
tiếp.
3.2.9. Phối trộn
Mục đích: Bổ sung hỗn hợp vi sinh vật phân giải cũng như các vi sinh vật cần thiết
khác trong phân vi sinh (chế phẩm vi sinh), nhằm tăng cường các quá trình sinh học xảy
ra trong khối ủ, nhờ đó rút ngắn được thời gian ủ rất nhiều so với quá trình ủ chỉ sử dụng
hệ vi sinh vật tự nhiên.
Tiến hành: Rác hữu cơ sau khi qua công đoạn xử lý cuối cùng được băng tải đưa
vào máy trộn, chế phẩm vi sinh được bơm vào máy đồng thời tỷ lệ là 150g cho 1 tấn rác
hữu cơ. Phối trộn xong hỗn hợp được chở đến nhà ủ sơ bộ.
3.2.10. Ủ sở bộ
Mục đích: tạo điều kiện cho quá trình tăng sinh khối của vi sinh vật phân giải tự
nhiên và vi sinh vật bổ sung. Ở giai đoạn đầu, nhiệt độ của khối ủ sẽ tăng rất nhanh có thể
đạt 60-700C, những sinh vật gây bệnh cũng bị tiêu diệt ở quá trình ủ sơ bộ này và thay
vào đó là sự phát triển rất nhanh của xạ nấm sợi, vi khuẩn ưa nhiệt, đặc biệt là sự phát
triển rất nhanh của xạ khuẩn.
Tiến hành: sau khi phối trộn mùn rác hữu cơ được chuyển vào nhà ủ sơ bộ, khơng
khí được cấp cho khối ủ bằng máy nén khí thơng qua hệ thống ống dẫn đặt bên dưới nền
bể ủ. Quá trình ủ sơ bộ kết thúc sau 10 ngày ủ.
3.2.11. Ủ chín
Mục đích: đây là q trình mùn hóa mạnh, sản sinh nhiều hợp chất nitơ vơ cơ hịa
tan và ổn định phân mùn, vì vậy khi chuyển sang nhà ủ chín khơng những có tác dụng đảo

Trang 25


×