Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.46 KB, 8 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>I. Lí do chọn đề tài:</b>
Mơn Tiếng Việt ở trường tiểu học có nhiệm vụ vơ vùng quan trọng đó là hình
thành 4 kỹ năng: Nghe – nói - đọc – viết cho học sinh. Học vần là một phân mơn có vị
trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển 4 kỹ năng
đó. Những kỹ năng này khơng phải tự nhiên mà có. Nhà trường phải từng bước hình
thành. Trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên dể xây dựng nền móng
vững chắc, tạo đà phát triển cho các em. Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 - lớp “vỡ lòng”
- việc dạy học vần cho các em được xem là quan trọng hàng đầu. Bởi các em có đọc,
viết tốt ở lớp 1 thì các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn ở các lớp trên; có
học tốt mơn Tiếng Việt thì các em mới có thể tham gia học tập các mơn học khác trong
chương trình nhằm phát triển toàn diện học sinh.
Là người giáo viên, đã nhiều năm gắn bó với cơng tác giảng dạy khối lớp 1, tơi
nhận thức rất rõ vai trị của phân mơn Học vần trong chương trình giáo dục phổ thơng.
Tơi cho rằng để nâng cao hiệu quả học tập của phân môn Học vần, tạo tiền đề đẩy mạnh
chất lượng môn Tiếng Việt cấp Tiểu học thì việc dạy cho học sinh phát âm đúng là
nhiệm vụ hàng đầu và hết sức cần thiết. Muốn vậy, người giáo viên phải có kĩ năng, sự
khéo léo, sáng tạo và cả sự tận tụy, thường xun luyện tập thì mới có được những kĩ
năng và phương pháp tốt giúp các em phát âm đúng.
Phát âm đúng sẽ giúp học sinh có kĩ năng đọc đúng , từ đó -> đọc hay; hiểu đúng
từ ngữ, từ đó vận dụng tốt để rèn luyện kĩ năng nói và viết một cách chuẩn xác. Ngồi
ra, phát âm đúng còn tạo cho các em sự tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn trình bày ý kiến
trước đám đơng, trước tập thể... Điều này có ảnh hưởng lớn đến hình thành nhân cách
cho mỗi con người. Địi hỏi người giáo viên trong giảng dạy phải luôn quan tâm đến
mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh.
Năm học này, được phân công giảng dạy lớp 1, nhận thức được tầm quan trọng
của phân môn Học vần như đã phân tích ở trên; xác định được vai trị và trách nhiệm
của mình đói với học sinh, tôi đã đặc biệt quan tâm tới việc rèn phát âm cho học sinh,
<b>II. Khảo sát thực trạng:</b>
<i>* Qua thực tế nhiều năm giảng dạy và giao tiếp với học sinh, tôi nhận thấy học</i>
<i>sinh thường mắc những lỗi phát âm như sau:</i>
+ Phần âm: HS thường sai lẫn : hỏi – ngã , n – ng , s – x .
+ Phần vần: Sai lẫn ở những âm đầu vần (vần <i>an đọc thành ang; uôm đọc thành</i>
<i>um; Sai lẫn âm cuối: ac đọc thành at , uôn đọc thành uông, ươn đọc thành ương, anh</i>
đọc thành ăn…
+ Đọc tiếng từ:
- Sai lẫn dấu thanh: thanh hỏi – thanh nặng (đi ngủ - đi <i>ngụ, cử tạ cự tạ, củ sả </i>
<i>-cụ sạ…) , thanh sắc – thanh ngã ( em bé ngã – em bé ngá, lọ mỡ - lọ mớ, ghé gỗ - ghế</i>
<i>gố…)</i>
<i>* Một số nguyên nhân dẫn đến học sinh phát âm sai lẫn như trên:</i>
- Sai do cách phát âm theo vùng miền :
Ví dụ: l – n , , x – s , ch – tr, r – d … (miền Bắc)
R – g ( miền Tây)
At – ac, uôt – uôc… (miền Nam)
- Sai do thói quen sử dụng từ ngữ của vùng miền (Bẩn – bửn, rượu – riệu, gãy –
gẫy )
- Sai do bộ máy phát âm của các em chưa hoàn chỉnh (sai dấu thanh)
- Sai do bản thân các em chưa kiên trì luyện tập
<b>III. Một số biện pháp rèn phát âm cho học sinh: </b>
<b>1.</b> <b>Hướng dẫn học sinh phát âm:</b>
Hướng dẫn cách phát âm là phương pháp quan trọng hàng đầu. Đòi hỏi người
giáo viên phải có những hiểu biết, kinh nghiệm và cả kĩ năng hướng dẫn tốt. Khi hướng
dẫn học sinh phát âm, cần dùng lời nói mạch lạc, đơn giản để học sinh dễ hiểu và có thể
tự mình phát âm đúng. Để hướng dẫn cho học sinh, tôi nghiên cứu bài, tập phát âm
nhiều lần, tập nói lời hướng dẫn, tham khảo từ đồng nghiệp để có cách hướng dẫn hiệu
quả nhất.
Đối với những âm, vần, tiếng dễ nhầm lẫn, tơi ln so sánh, phân tích cụ thể cách
phát âm (môi – răng – lưỡi, đường dẫn hơi, điểm thoát hơi…). Một vài trường hợp cụ
thể hay gặp:
<i><b>* Sai lẫn một số phụ âm( thường gặp đối với học sinh người miền Bắc) : </b></i>
<i> - Khi học sinh sai lẫn âm l / n:</i>
+ Âm l: lưỡi uốn cong, bật đầu lưỡi cho hơi thoát ra mạnh, dứt khoát.
+ Âm n: Lưỡi ép sát lợi trên, cho hơi thốt ra đường mũi, sau đó mở miệng cho
hơi thoat ra trên mặt lưỡi, luồng hơi có thể kéo dài.
+ Với những học sinh vãn chua phát âm được, tôi yêu càu các em dùng hai ngón
tay, bóp mũi lại để đọc âm l( đối với âm n, khi bóp mũi lại sẽ khơng thể đọc được).
<i>- Khi học sinh sai lẫn âm ch / tr:</i>
+ Âm ch: môi mở hơi hẹp, đẩy lưỡi ra ép sát hai hàm răng, hơi thoát ra ở răng,
nhẹ, nghe như có tiếng gió.
+ Am tr: cuộn cong và rút ngắn đầu lưỡi, đàu lưỡi ép sát lợi trên, hơi thoát ra
mạnh ở điểm đầu lưỡi.
<i>- Khi học sinh sai lẫn x / s:</i>
+ Âm x: Đẩy lưỡi ra chạm 2 hàm răng, mơi hẹp, khi hơi thốt ra nghe có tiếng
“xì” trước khi mở miệng.
<i>- Khi học sinh sai lẫn p / b:</i>
+ Âm p: Môi mím chặt, sau đó bạt mơi mạnh cho hơi thốt ra dứt khốt ngay ở
mơi.
+ Âm b: mơi mím nhẹ, sau đó mở to miệng cho hơi thốt ra từ trong cổ, hơi có
thể kéo dài.
<i><b>* Sai lẫn ở những âm đầu vần và cuối vần ( thường gặp ở học sinh người miền Nam): </b></i>
- Vần ươm đọc thành ưm:
+ Vần ươm : môi mở hơi rộng, hàm dưới hơi đưa về trước và lượn cho hơi thốt
ra từ cổ, sau đó mím mơi.
+ Vần ưm: mơi mở hẹp, cho hơi thốt ra từ mặt lưỡi, sau đó mím mơi.
- m đọc thành um
+ m: lượn trịn 2 mơi, cho hơi thốt ra ở mơi, sau đó mím mơi.
+ um: trịn hai mơi như đọc u , hơi thốt ra ở mơi, sau đó mím mơi, 2 mơi khơng
lượn như m.
- ac đoc thành at:
+ ac: mở miệng rộng, hơi thoát ra gần trong chân lưỡn.
+ at: môi mở hơi rộng, đưa lưỡi chạm vào lợi trên, hơi ra trên mặt lưỡi.
* Sai lẫn dấu thanh ( gặp ở những học sinh có hệ thống bộ máy phát âm chưa hồn
chỉnh):
- Những tiếng có thanh hỏi / thanh nặng: đi ngủ - đi ngụ, cử tạ - cự tạ, củ sả - cụ sạ…)
<i>+ Tiếng có thanh hỏi: tơi hướng dẫn cho học sinh phát âm trầm, hơi luyến giọng,</i>
lên cao, kéo dài hơi. Có thể kèm theo động tác ngửa cổ hướng mắt lên trên.
<i>+ Tiengs có thanh nặng: phát âm thấp giọng và nặng, dứt khốt( khơng kéo dài);</i>
Khi phát âm có thể làm động tác gật đầu.
- Những tiếng có thanh sắc – thanh ngã ( em bé ngã – em bé ngá, lọ mỡ - lọ mớ, ghé gỗ
- ghế gố…)
+ Những tiếng có thanh ngã đọc nhấn mạnh, hơi kéo dài, luyến giọng, lên cao
giọng.
+ Những tiếng có thanh sắc: Đọc nhẹ nhàng hơn tiếng có thanh ngã, hơi ngăn,
đọc nhanh, khơng kéo dài.
Bằng cách hướng dẫn (như mọt vài ví dụ nêu trên) tơi nhận thấy học sinh có thể dẽ
dàng phát âm và đạt hiệu quả cao.
<b>2.</b> <b>Giáo viên đọc mẫu:</b>
khắc phục. Muốn học sinh phát âm tốt thì giáo viên phải phát âm chuẩn xác. Xác định
được điều đó, tơi đã tìm tịi, nghiên cứu tài liệu, thường xuyên tập luyện để có kĩ năng
phát âm đúng chuẩn để làm mẫu cho học sinh.
Tuy vậy, nếu sử dụng phương pháp làm mẫu không khéo léo, sẽ dẫn đến tình
trạng “lạm dụng” , tiết học sẽ trở nên nhàm chán và không phát huy được tính tích cực ,
chủ động của học sinh.. Vì thế, tôi chỉ sử dụng phương pháp này khi thấy thật cần thiết,
đó là khi các em học sinh dù qua hướng dẫn, khơng thể tự mình phát âm đúng.
Khi vận dụng phương pháp đọc mẫu cho học sinh, tôi luôn rèn luyện cho các em
biết kết hợp cả kĩ năng nghe và nhìn ( nghe tiếng phát âm và quan sát môi, miệng, lưỡi
của cô) . Như thế học sinh sẽ phát âm đúng và dễ dàng hơn. Người giáo viên khi đọc
mẫu, không đơn giản chỉ là phát ra âm tiết mà cần biết phối hợp với thuật “hình mơi”
nhằm hướng dẫn các em phát âm chuẩn xác hơn. Học sinh nếu chỉ nghe mà khơng nhìn
miệng cơ đọc thì việc phát âm sẽ khơng đạt hiệu quả cao.
Nhờ vận dụng phối hợp phương pháp đọc mẫu với việc hướng dẫn học sinh cách
phát âm, tôi đã giúp cho học sinh lớp mình có kĩ năng phát âm tương đối tốt. Phần đông
học sinh lớp tôi phát âm đúng, rõ ràng.
<b>3.</b> <b>Khuyến khích học sinh phát hiện và điều chỉnh lẫn nhau:</b>
Hoạt động dạy – học luôn luôn được thực hiện trong mối quan hệ tương tác : giáo
viên với học sinh, học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh. Một tiết học diễn ra
nếu thiếu sự tương tác giữa học sinh với học sinh thì tiết học sẽ trở nên đơn điệu, khơng
phát huy được tích cực, chủ động của học sinh, đồng thời bầu khơng khí lớp học sẽ
thiếu sự nhẹ nhàng, tự nhiên; người giáo viên cũng không thể hiện rõ được vai trò là
Trong quá trình rèn kĩ năng phát âm cho học sinh, tôi luôn đặc biệt quan tâm đến
mối quan hệ tương tác giữa học sinh với học sinh. Tơi đã chú trọng việc rèn cho các em
có kĩ năng nghe – nhận xét – sửa sai giúp bạn và tự sửa sai cho mình. Các em sử dụng
các kĩ năng ấy thường xuyên trong các tiết học trở thành một thói quen, tạo nề nếp học
tập tốt.
Qua quá trình nghe để nhận xét, sửa sai giúp bạn, sẽ giúp học sinh tự điều chỉnh,
sửa sai cho mình. Đồng thời còn rèn luyện cho các em tác phong mạnh dạn, tự tin trong
góp ý, trao đổi, trình bày ý kiến, góp phần hình thành nhân cách. Thực hiện thường
xun như thế sẽ tạo được bầu khơng khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện, đảm bảo được
mục tiêu của việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
<b>4.</b> <b>Rèn luyện tính kiên trì cho học sinh:</b>
sinh, khi các em phát âm chưa đúng, phải điều chỉnh nhiều lần mà vẫn chưa đạt yêu
cầu, các em sẽ dễ chán nản, không muốn luyện tập. Tôi đã kiên trì hướng dãn, làm mẫu,
yêu cầu học sinh phát âm nhiều lần, thường xuyên động viên khích lệ học sinh bằng
những lời khen “e đã đọc tốt hơn rồi, em cố gắng thêm tí nữa”, “e cố gắng đọc được
giống bạn”,“em đã đọc được rồi dó, em cố gắng lên nhé” …được động viên như vậy,
học sinh sẽ khơng nản lịng vì nghĩ rằng mình sẽ làm được, sắp làm được, bạn làm được
thì mình cũng sẽ làm được…từ đó học sinh sẽ quyêt tâm hơn.
Trong số những học sinh phát âm sai, có một phần nhỏ học sinh do lười biếng,
khơng muốn rèn luyện mình nên chỉ phát âm một cách nhanh chóng, đại khái cho xong,
dần dần thành quen nên phát âm không chuẩn xác. Với những đối tượng này, tôi thật
nghiêm khắc, khen – chê đúng mực để các em thấy rằng mình có khả năng học tập rất
tốt, mình cần phải thể hiện hết khả năng của mình.
<b>5.</b> <b>Quan tâm rèn luyện cho học sinh ở mọi nơi, mọi lúc.</b>
Để giúp học sinh phát âm chuẩn, tôi không chỉ hướng dẫn, sửa sai cho các em
trong giờ học môn học vần. Tôi luôn theo dõi, uốn nắn cho các em cả trong các tiết học
khác, trong giờ chơi, trong hoạt động tập thể… Bởi vì những lúc vui chơi là lúc các em
sử dụng lời nói một cách tự nhiên nhất. Tơi luôn chú ý quan sát để pát hiện những lỗi
phát âm của các em và kịp thời sửa chữa, đồng thời tạo cho học sinh thới quen phát âm
chuẩn dù ở bất cứ nơi nào.
<b>6.</b> <b>Kết hợp với phụ huynh rèn luyện phát âm cho học sinh:</b>
Ngay từ đầu năm học tơi đã có kế hoạch cùng bàn bạc và thảo luận với phụ huynh
nêu ra cách đọc một số chữ khó để phụ huynh nắm bắt được, từ đó tạo điều kiện rèn
luyện phát âm cho các em khi ở nhà. Với một số em cá biệt về phát âm, tôi gặp trực tiếp
phụ huynh trao đổi và động viên họ nên chọn mua những quyển truyện tranh trong đó
có lời đối thoại nhiều phụ âm mà học sinh hay nhầm lẫn và dành thời gian đọc, kể cho
các em nghe, dạy em kể lại chuyện. Ngồi ra tơi cịn nhắc nhở phụ huynh thường xuyên
chú ý tới lời nói, cách phát âm của mọi người trong gia đình , giải thích cho phụ huynh
hiểu chính lời nói của người thân trong gia đình là mơi trường giáo dục cho các em khi
ở nhà. Như vậy việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường đều tạo môi trường phát âm
chuẩn mực giúp các em ngấm dần một cách tự nhiên khi đọc phát âm đúng .
viên và gia đình, tơi ln hướng cho phụ huynh học sinh có cách dùng từ đúng để sửa
đổi và giúp các em phát âm và sử dụng từ ngữ chuẩn xác hơn.
<b>IV. Hiệu quả:</b>
Qua nhiều năm giảng dạy khối lớp 1, thường xuyên vận dụng những biện pháp
trên tơi nhận thấy rất có hiệu quả, học sinh tơi hầu hết đều phát âm đúng và có thói quen
Cụ thể như lớp 1b hiện nay tôi chủ nhiệm, so với đầu năm, các em có chuyển
biến rõ rệt, số học sinh đã phát âm chuẩn và biết phát hiện các bạn trong lớp phát âm
chưa đúng tăng lên, số học sinh phát âm sai giảm xuống, hầu hết các em mạnh dạn, tự
tin trong học tập. Qua khảo sát kết quả đạt được như sau:
Lỗi phát âm cơ bản
Đầu năm học
(<i>Khi chưa vận dụng các</i>
<i>biện pháp trên)</i>
Hiện nay
<i>( Đã vận dụng các</i>
<i>phương pháp nêu trên)</i>
Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
<i><b>* Sai lẫn một số phụ âm ( thường gặp đối</b></i>
với học sinh người miền Bắc) :
<i> -Sai lẫn âm l / n:</i>
- Sai lẫn âm ch / tr:
- Sai lẫn x / s:
.
- Sai lẫn p / b:
12 / 33
10 / 33
8 / 33
4 / 33
36.4
30.3
24.2
12.1
4 / 33
3 / 33
3 / 33
0
12.1
9.1
9.1
0
<i><b>* Sai lẫn ở những âm đầu vần và cuối vần</b></i>
( thường gặp ở học sinh người miền Nam):
2 / 33 6.1 0 0
* Sai lẫn dấu thanh ( gặp ở những học sinh
- Những tiếng có thanh hỏi / thanh nặng:
- Những tiếng có thanh sắc – thanh ngã: 5 / 33 15.2
27.3
3 / 33
4 / 33
9 / 33
* Sai về thói quen sử dụng từ ngữ của vùng
miền (Bẩn – bửn, rượu – riệu, gãy – gẫy )
4 / 33 12.1 0 0
<b>V. Bài học kinh nghiệm: </b>
Để hướng dẫn học sinh biết phát âm đúng chuẩn, đồng thời rèn luyện cho học sinh thói
quen nói và đọc đúng, tạo cho học sinh sự tự tin trong giao tiếp, giáo viên cần:
1. Ln có ý thức tự rèn luyện, thường xun tham khảo các tài liệu chun sâu,
các giáo trình “ngơn ngữ tiếng Việt” ln chú trọng tới lời nói khi giao tiếp với học
sinh, với mọi người, ở mọi lúc mọi nơi.
2. Giáo viên gần gũi với học sinh, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của HS,
quan tâm chú trọng tới lời nói của các em trong các hoạt động cũng như khi giao tiếp
với bạn, với cô và với mọi người để rèn luyện uốn nắn cho HS kịp thời.
3. Giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo và biết tận dụng mọi cơ hội tìm ra những biện
pháp hữu hiệu nhất để sửa ngọng cho HS, giúp HS dễ nhớ.
4. Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp và hình thức trong quá trình dạy phát âm
cho học sinh, giúp học sinh hăng say học tập, kịp thời động viên khuyến khích các em.
5. Biết kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tuyên truyền vận động phụ huynh tham
gia rèn luyện cách phát âm cho HS có kết quả tốt.
<i> Vũ Hòa, ngày tháng năm </i>
Người viết đề tài