Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bai du thi Tim hieu chinh sach phap luat ve binhdang gioi nam 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.5 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Câu hỏi: </b>


1. Luật Bình đẳng giới quy định bao nhiêu thuật ngữ liên quan tới bình đẳng giới?
Nêu các nội dung cụ thể của từng thuật ngữ và cho 2 ví dụ để minh họa cho 2 khái
niệm bất kỳ (15 điểm)?


2. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là gì? Nêu các biện pháp thúc đẩy bình đẳng
giới trên từng lĩnh vực (15 điểm)?


3. Anh/chị hãy nêu những quy định về nội dung và mức xử phạt đối với từng hành
vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động? Theo quy định của
pháp luật lao động hiện hành, chế độ nghỉ thai sản được quy định như thế nào? (15
điểm)


4. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đặt ra mục tiêu, chỉ
tiêu nào nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị? Bằng hiểu biết của
mình, anh/chị hãy nêu tên đầy đủ của các vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay của Đảng,
Nhà nước Việt Nam (gồm: Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Chính phủ, các Bộ trưởng)? (15 điểm)


5. Từ những tình huống/câu chuyện thực tế trong cuộc sống xung quanh mình,
anh/chị hãy viết một bài (tối đa khoảng 1.500 từ) về tấm gương của cá nhân hoặc tập
thể điển hình hoặc chia sẻ câu chuyện/sự kiện ấn tượng trong việc thực hiện bình đẳng
giới (20 điểm).


6. Theo anh/chị, bản thân anh/chị và cơ quan, tổ chức, địa phương nơi anh chị làm
việc hoặc sinh sống nên làm gì để thực hiện bình đẳng giới được tốt hơn? (10 điểm).


<b>TRẢ LỜI.</b>


<i><b> Câu 1. Luật Bình đẳng giới quy định bao nhiêu thuật ngữ liên quan tới bình</b></i>


<i><b>đẳng giới? Nêu các nội dung cụ thể của từng thuật ngữ và cho 2 ví dụ để minh họa</b></i>
<i><b>cho 2 khái niệm bất kỳ?</b></i>


<i><b>Luật Bình đẳng giới quy định bao nhiêu thuật ngữ liên quan tới bình đẳng giới:</b></i>
Bao gồm 9 thuật ngữ.


<i><b>Các nội dung cụ thể của từng thuật ngữ </b></i>


1. Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trị của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.
2. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.


3. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trị ngang nhau, được tạo điều kiện và
cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và
thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.


4. Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị
trí, vai trị và năng lực của nam hoặc nữ.


5. Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi
trọng vai trị, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh
vực của đời sống xã hội và gia đình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

khơng làm giảm được sự chênh lệch này. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới được thực
hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt
được.


7. Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là
biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự
báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong
các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.



8. Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực
hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới.


9. Chỉ số phát triển giới (GDI) là số liệu tổng hợp phản ánh thực trạng bình đẳng giới,
được tính trên cơ sở tuổi thọ trung bình, trình độ giáo dục và thu nhập bình qn đầu
người của nam và nữ.


<i><b>Ví dụ để minh họa cho 2 khái niệm bất kỳ:</b></i>


Kết quả nghiên cứu nghiên cứu cho thấy ở nhiều gia đình, thế hệ con cái đã lặp lại
hành vi khơng bình đẳng hay khơng hạnh phúc của gia đình của cha mẹ mà khi còn
nhỏ chúng được chứng kiến. Gia đình khơng bình đẳng gây nguy cơ tan vỡ và suy
giảm sự bền vững của gia đình, ảnh hưởng đến sự an toàn, sức khỏe và trật tự xã hội
của cộng đồng. Và nó cũng ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế thông qua các chi phí chữa
bệnh và việc mất khả năng lao động từ phía nạn nhân.


1/ Hậu quả đối với nạn nhân:


Họ bị xâm phạm nghiêm trọng các quyền về con người, bị xúc phạm đến danh dự,
nhân phẩm và xâm hại về thân thể. Họ bị ảnh hưởng đến sức khỏe, gây đau đớn,


thương tích dẫn đến suy giảm khả năng lao động và có thể dẫn tới cái chết. Các chị em
đối xử khơng bình đẳng sẽ luôn bị ảnh hưởng tới tinh thần như bi quan, chán nản, thất
vọng trong cuộc sống, hay quẫn chí, dễ nóng giận, thần kinh khơng ổn định và có thể
bị phát điên. Những đứa trẻ của gia đình đối xử khơng bình đẳng hoặc là nạn nhân của
hành vi đó trong gia đình có nguy cơ trở thành người sử dụng bất bình đẳng trong
tương lai.


2/ Hậu quả đối với gia đình:



Gia đình và xã hội khơng bình đẳng dân chủ với nhau sẽ làm tan vỡ hạnh phúc của mọi
gia đình, cuộc sống của họ ln bất hịa, mất ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các
thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. Khơng những thế gia đình họ cịn bị
thệt hại về kinh tế như chi phí điều trị thương tích do bạo lực, thu nhập giảm do khơng
có người lao động. Cuối cùng là danh dự, uy tín của dịng họ hoặc của các thành viên
khác trong gia đình bị giảm sút đáng kể.


3/ Hậu quả đối với cộng đồng và xã hội


Khơng bình đẳng giới gia đình làm giảm sự đóng góp của nạn nhân cho xã hội. Nó là
mầm mống phát sinh tội phạm (hành vi hành chính dễ dẫn tới hành vi hình sự). Bạo
lực gia đình làm tăng áp lực lên hệ thống y tế và làm mất ổn định, trật tự trong xã hội.


<i><b>Câu 2. Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới là gì? Nêu các biện pháp thúc đẩy bình</b></i>
<i><b>đẳng giới trên từng lĩnh vực ?</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

tại vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số...Nghị định yêu cầu người làm công tác
thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và BĐG phải có kiến thức về lĩnh vực này.
Thơng tin, giáo dục, truyền thông về giới và BĐG được tuyên truyền thông qua báo
cáo viên, tuyên truyền viên; phương tiện thông tin đại chúng; các ấn phẩm, tài liệu
tuyên truyền; thông qua các loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống, sáng tác văn
học...Nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân... có trách
nhiệm thực hiện chương trình giáo dục lồng ghép kiến thức về giới, thông tin, giáo
dục, truyền thông về giới và BĐG phù hợp với yêu cầu của từng cấp học, trình độ đào
tạo và nhu cầu của người học.Việc lồng ghép đối với các dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật này được thực hiện có nội dung liên quan đến BĐG hoặc có vấn đề bất BĐG,
phân biệt đối xử về giới trong phạm vi điều chỉnh của văn bản. Trong phạm vi điều
chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật xác định các nội dung liên quan đến BĐG; quy
định các biện pháp cần thiết để thực hiện BĐG hoặc để giải quyết các vấn đề liên quan


đến BĐG; dự báo tác động của các quy định đó đối với nam và nữ sau khi được ban
hành. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến
BĐG phải bảo đảm trong quá trình soạn thảo có sự tham gia của đại diện cơ quan quản
lý nhà nước về BĐG và Hội Liên hiệpPhụnữViệtNam. Nghị định cũng chỉ ra 5 biện
pháp thúc đẩy BĐG được áp dụng trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và
nữ về vị trí, vai trị, điều kiện phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả mà việc áp
dụng các quy định như nhau giữa nam và nữ khơng giảm được sự chênh lệch này.
Chính phủ xác định 5 biện pháp chủ yếu để thúc đẩy BĐG gồm: Quy định tỷ lệ nam,
nữ hoặc bảo đảm tỷ lệ nữ thích đáng tham gia, thụ hưởng trong các lĩnh vực của đời
sống xã hội; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho nữ hoặc nam để đạt đủ
tiêu chuẩn chuyên môn; hỗ trợ tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam để tăng cường sự
chia sẻ giữa nữ và nam trong cơng việc gia đình và xã hội; quy định tiêu chuẩn, điều
kiện đặc thù cho nữ hoặc nam để thực hiện chính sách ưu tiên; nữ được quyền lựa
chọn và ưu tiên nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam để bảo đảm quyền BĐG.


<i><b>Câu 3. Anh/chị hãy nêu những quy định về nội dung và mức xử phạt đối với từng</b></i>
<i><b>hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động? Theo quy</b></i>
<i><b>định của pháp luật lao động hiện hành, chế độ nghỉ thai sản được quy định như thế</b></i>
<i><b>nào?</b></i>


1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phân cơng cơng
việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến chênh lệch về thu nhập hoặc
chênh lệch về mức tiền lương, tiền công của những người lao động có cùng trình độ,
năng lực vì lý do giới tính.


2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:


a) Áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam và lao động nữ đối
với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả năng thực hiện như nhau,


trừ trường hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới hoặc đối với các nghề
nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật;


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

cho thơi việc người lao động vì lý do giới tính hoặc do việc mang thai, sinh con, ni
con nhỏ.


3. Biện pháp khắc phục hậu quả:


Buộc khôi phục lại quyền lợi hợp pháp đã bị xâm hại đối với hành vi quy định tại
khoản 1 Điều này.


Về thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ, Luật quy định lao động nữ được nghỉ
trước và sau khi sinh con 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đơi trở lên thì tính từ
con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước
khi sinh tối đa không quá 2 tháng.


ao động nữ nghỉ sinh con trước ngày Bộ luật này có hiệu lực, mà đến ngày 1/5/2013
vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội số
71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 thì thời gian nghỉ thai sản được thực hiện theo quy định
của Bộ luật này. Dù được nhiều đại biểu đề cập, song đề xuất cho chồng nghỉ chăm sóc
vợ sinh con khơng được đưa vào bộ luật sửa đổi lần này.


Bên cạnh quy định thời gian làm việc không quá 8 giờ một ngày và 48 tiếng một tuần,
người lao động cũng không được làm thêm quá 30 giờ một tháng và 200 giờ một năm,
trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ khơng
q 300 giờ một năm.


Hàng năm, người lao động được nghỉ 10 ngày lễ, tết: Tết Nguyên đán (5 ngày), Tết
Dương lịch, Giải phóng miền Nam, Quốc tế lao động, Quốc khánh, Giỗ Tổ Hùng
Vương (1 ngày). Ngồi ra, cịn có thêm các ngày nghỉ khơng hưởng lương như đám


hiếu hỉ của cá nhân và bố mẹ, anh chị…


Về quy định tuổi nghỉ hưu, Quốc hội vẫn giữ nguyên độ tuổi là 55 với nữ và 60 tuổi
với nam như quy định hiện hành. Theo đó, người lao động bảo đảm điều kiện về thời
gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng
lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.


Bộ Luật lao động sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/5/2013.


Trước đó, Quốc hội đã biểu quyết thơng qua dự thảo Luật Phịng chống thuốc lá với
440/468 ĐB tán thành (88,18%); 422/469 ĐB tán thành thông qua Luật Giáo dục đại
học (84,57%).


<i><b>Câu 4. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đặt ra mục tiêu, </b></i>
<i><b>chỉ tiêu nào nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị? Bằng hiểu biết </b></i>
<i><b>của mình, anh/chị hãy nêu tên đầy đủ của các vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay của </b></i>
<i><b>Đảng, Nhà nước Việt Nam (gồm: Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban </b></i>
<i><b>Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Chính phủ, các Bộ trưởng)? </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảm dần khoảng cách
giới trong lĩnh vực chính trị; Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động
và việc làm. Tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo nông thôn và phụ nữ dân tộc
thiểu số với các nguồn lực kinh tế và thị trường lao động; Nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực nữ, từng bước đảm bảo sự tham gia bình đẳng của phụ nữ với nam giới trong
lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ; Bảo đảm BĐG trong tiếp cận và thụ
hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; Bảo đảm BĐG trong lĩnh vực văn hóa và thông
tin; Bảo đảm BĐG trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới;
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về BĐG.Các đại biểu dự hội nghị đã tập trung
thảo luận trên cơ sở những nhận định cơ bản về tình hình bình đẳng giới ở Việt Nam
hiện nay và bàn các giải pháp cũng như những khó khăn, thách thức trong việc triển


khai thực hiện Chiến lược.Theo bà Suzzette Mitchell, Trưởng đại diện Quỹ phát triển
Liên hợp quốc (UNIFEM) tại Việt Nam, phụ nữ Việt Nam mặc dù đóng một vai trị
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân (chiếm 46,6 % lực lượng lao động) nhưng có xu
hướng tập trung ở khu vực phi chính thức, các dạng lao động dễ bị tổn thương và
khơng tiếp cận đến lợi ích hay bảo trợ, như là lao động tự thuê và lao động trong gia
đình khơng được trả cơng. Trong nền kinh tế phi chính thức, phụ nữ chỉ được trả lương
bằng 50% so với nam giới, mặc dù thời gian lao động như nhau, trình độ giáo dục và
mức kinh nghiệm như nhau. Phụ nữ cũng có xu hướng có kỹ năng lao động thấp hơn
nam giới và ít cơ hội tiếp cận đến đào tạo phát triển kỹ năng. Theo một báo cáo về xu
hướng lao động Việt Nam năm 2009, chỉ có 29% được đào tạo trong khi con số này
của nam giới là 40%. Một nghiên cứu gần đây của Tổ chức lao động thế giới và Bô
Lao động, Thương binh và xã hội chỉ ra rằng ở Việt Nam, đa số phụ nữ làm các cơng
việc như là “lao động gia đình khơng được trả cơng và đây được coi như nhóm “vơ
hình” trong khu vực lao động phi chính thức, giống như những người di cư, lao động
giúp việc gia đình, người bán rong và trong ngành cơng nghiêp giải trí với cơng việc
bất ổn, bảo trợ xã hội thấp và điều kiện lao động nghèo nàn”…Bà Suzzette Mitchell
cũng đưa ra những số liệu thống kê cho thấy sự thiếu bình đẳng trong các lĩnh vực phi
kinh tế , tình trạng bạo lực gia đình; tình trạng trọng nam khinh nữ, phân biệt đối xử
dẫn đến sự tăng bất thường của tỉ số giới tính lúc sinh ở Việt Nam ( tỉ số 106,2 trẻ em
trai/100 trẻ em gái năm 2000 tăng lên 110,5 trẻ em trai/100 trẻ em gái) và vấn đề gia
đình ở Việt Nam cũng đang trong giai đoạn khó khăn. Nghiên cứu khảo sát do


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

nhằm bảo đảm đạt chỉ tiêu tỷ lệ nữ tham gia vào Quốc hội và Hội đồng Nhân dân
nhiệm kỳ tới; các cơ quan có trách nhiệm giám sát, kiểm tra cần có hình thức đơn đốc,
nhắc nhở, phê bình người đứng đầu ở những nơi làm chưa tốt các quy định của Luật
BĐG, trước hết là về tuổi đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ; Các cơ quan Đảng,
Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội ở từng cấp thực hiện nghiêm túc công tác
quy hoạch cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ dài hạn, xác định các chỉ tiêu cụ thể và giải
pháp để đạt được mục tiêu nói trên.



<i><b>Bằng hiểu biết của mình, anh/chị hãy nêu tên đầy đủ của các vị lãnh đạo nữ cấp </b></i>
<i><b>cao hiện nay của Đảng, Nhà nước Việt Nam (gồm: Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc </b></i>
<i><b>hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch nước, Chính phủ, các Bộ trưởng)? </b></i>
<b>Các vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay của Đảng, Nhà nước Việt Nam:</b>


<b>- Bộ Chính trị: </b> Đồng chí Tịng Thị Phóng - Ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch
Quốc hội


<b>- Ban Bí thư: </b> Đồng chí Hà Thị Khiết- Ủy viên Trung ương Đảng Cộng Sản Việt
Nam, Bí thư Trung ương Đảng


Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân – Bí thư TW Đảng
<b>- Quốc hội: </b> Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân - Phó Chủ tịch QH


Đồng chí Tịng Thị Phóng - Phó Chủ tịch QH


<b>- UBTVQH: </b> Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội
Bà Nguyễn Thị Nương - Trưởng Ban Cơng tác đại biểu


<b>- Phó Chủ tịch nước: Đồng chí Nguyễn Thị Doan</b>


<b>- Chính phủ: Bà Phạm Thị Hải Chuyền - Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và</b>
Xã hội


Bà Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế


<i>* Dưới đây là hình ảnh của các vị lãnh đạo nữ cấp cao hiện nay</i>
<i> của Đảng, Nhà nước Việt Nam</i>


Bà: Tịng Thị


Phóng


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i><b>Câu 5. Từ những tình huống/câu chuyện thực tế trong cuộc sống xung quanh </b></i>
<i><b>mình, anh/chị hãy viết một bài (tối đa khoảng 1.500 từ) về tấm gương của cá nhân </b></i>
<i><b>hoặc tập thể điển hình hoặc chia sẻ câu chuyện/sự kiện ấn tượng trong việc thực </b></i>
<i><b>hiện bình đẳng giới?</b></i>


<b>Chuyện anh trưởng ấp giặt đồ cho gia đình</b>


Bà: Nguyễn Thị Kim


Ngân


Bà: Nguyễn Thị
Nương


Bà: Trương Thị
Mai
Bà: Nguyễn Thị


Doan


Bà: Phạm Thị Hải
Chuyền


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Tơi có dịp được xem đoạn phim tại ấp Bắc tại huyện Thanh Bình thuộc tỉnh Đồng
Tháp, anh Sơn được xem là người đầu tiên trong ấp đem đồ ra bờ sông để giặt mà
không chỉ giặt đồ cho anh mà cho cả gia đình anh nữa.


Theo câu chuyện trên đoạn video đó, lần đầu tiên anh rất ngại, mỗi lần đi giặt đồ
như thế anh thường làm lén lén có thể đi vào sáng sớm tinh mơ hoặc vào lúc trưa mọi


người khơng ai để ý vì rất ngại và rất mắc cỡ vì sợ mọi người nhìn thấy.


Anh cho biết về q trình trở thành người đàn ơng đầu tiên trong ấp giặt đồ cho gia
đình như sau: “Trước khi anh chưa giặt đồ cho gia đình thì một mình vợ anh là người
phải đảm đương hết tất cả công việc gọi là nội trợ trong gia đình chẳng hạn như: phải
thức sớm giặt đồ, đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp trong nhà, chở con đi học, dạy con học… và
làm suốt đến tối khi đi ngủ với công việc nhà. Điều trớ trêu là anh xem tất cả cơng việc
đó mặc nhiên là của người phụ nữ. Còn người chồng chỉ làm việc ngoài đồng và chiều
về chỉ việc đi chơi và lai rai vài ly rượu với mấy anh em hàng xóm thơi. Nhiệm vụ của
chồng và vợ khác nhau. Nhưng từ lúc vợ anh tham gia hội phụ nữ, được đi đây đi đó,
học hỏi thêm kiến thức kinh nghiệm, từ năm 2008 khi anh Sơn tham gia vào dự án
tun truyền bình đẳng giới và phịng chống thiên tai tại địa phương với vai trị là tình
nguyện viên tun truyền về bình đằng giới, phịng chống thiên tai. Được đào tạo bồi
dưỡng thêm kiến thức về giới và các kiến thức liên quan đến dự án và đời sống hàng
ngày nên mỗi khi về nhà thấy vợ nấu ăn cũng phụ tiếp và chia sẽ công việc với nhau
khơng cịn phân biệt cơng việc nặng nhẹ gì hết, cùng vợ cùng chồng làm cùng nhau tốt
hơn và đỡ mất thời gian. Và anh cho biết nhờ có vợ chồng cùng phụ như thế thì có
thời gian rảnh rỗi hơn nên tâm sự về chăm sóc con cái và về cơng việc, có thời gian
tham gia cơng tác xã hội bên ngoài. Điều quan trọng hơn nữa là chị có thời gian học
thêm tin học và một số chuyên môn khác không chỉ phục vụ cho công việc mà cho cả
gia đình. Anh Sơn cịn đi nói chuyện với mấy ơng bạn nhậu về bình đẳng giới từ những
kinh nghiệm thực tế của gia đình anh và những hình ảnh từ các gia đình khác đã thực
hiện bình đẳng giới từ sự thay đổi định kiến, từ người đàn ông cụ thể như trường hợp
anh Sơn là trưởng ấp mà đi giặt đồ cho vợ. Lúc đầu thì sợ mọi người cười, nhưng anh
Sơn chẳng sợ đều đó và anh đã phá bỏ được định kiến về phân chia công việc theo giới
để phụ tiếp công việc của vợ và gia đình. Từ đó vợ chồng anh Sơn là cặp vợ chồng đi
đầu trong phong trào bình đẳng giới tại địa phương và anh Sơn là người đầu tiên tại Ấp
làm công việc mà định kiến xã hội thường cho là của phụ nữ tại ấp mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Điều quan trọng nhất anh rút ra được kinh nghiệm là sau một thời gian làm việc như


thế vợ chồng anh cảm thấy được vui vẻ hơn và có thời gian trao đổi bàn bạc với nhau
nhiều hơn những cơng việc trong gia đình có thời gian bên nhau nhiều hơn và có thời
gian chăm sóc và dạy dỗ con cái được tốt hơn.


<i><b>Câu 6. Theo anh/chị, bản thân anh/chị và cơ quan, tổ chức, địa phương nơi anh chị</b></i>
<i><b>làm việc hoặc sinh sống nên làm gì để thực hiện bình đẳng giới được tốt hơn? </b></i>
<i><b>* Cơ quan tổ chức cần phải làm những việc sau:</b></i>


- Phải đảm bảo cho nam nữ bình đẳng trong tham gia và thụ hưởng


- Báo cáo hoặc cung cấp kịp thời thơng tin về bình đẳng giới trong cơ quan tổ
chức theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền


- Xây dựng chính sách pháp luật về bình đẳng giới liên quan đến hoạt động của cơ
quan tổ chức mình


- Tổ chức hoạt động tuyên truyền kiến thức về giới và pháp luật về bình đẳng giới
cho các thành viên của cơ quan tổ chức và người lao động


- Bố trí cán bộ hoạt động về bình đẳng giới


- Tạo điều kiện cho lao động nam nghi hưởng nguyên lương và phụ cấp khi vợ
sinh con


<i><b>* Bản thân tôi cần làm những việc sau:</b></i>


- Học tập nâng cao hiểu biết nhận thức về giới và bình đẳng giới


- Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện các hành vi đúng mực về bình
đẳng giới



- Phê phán và ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử về giới


</div>

<!--links-->

×