Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Luận văn thạc sĩ Hành động ngôn từ gây cười trong truyện cười dân gian Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHỊNG

ĐỖ THỊ HẢI HÀ

HÀNH ĐỘNG NGƠN TỪ GÂY CƯỜI
TRONG TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

HẢI PHÒNG - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHỊNG

ĐỖ THỊ HẢI HÀ

HÀNH ĐỘNG NGƠN TỪ GÂY CƯỜI
TRONG TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8 22 01 02



Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYỄN VĂN HIỆP

HẢI PHÒNG - 2020



i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kì cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hải Phòng, tháng 10 năm 2020
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hải Hà


ii
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp, đã giao
và hướng dẫn tận tình, giúp em hồn thành luận văn.
Em xin chân cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy em, giúp em tích lũy
những kiến thức quý báu hỗ trợ đắc lực cho quá trình làm luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn và các thầy cô
giáo trong Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Hải Phòng đã giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn này.

Em gửi lời cảm ơn chân thành đến Phòng Đào tạo Sau đại học, Trung
tâm thông tin thư viện đã giúp đỡ em rất nhiều trong q trình hồn thiện luận
văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn bạn bè, gia đình đã quan tâm, giúp đỡ và
động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.

Hải Phòng, tháng 10 năm 2020
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hải Hà


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 6
3.1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. .................................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 6
4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 7
5.1. Phương pháp thống kê – phân loại ............................................................... 7
5.2. Phương pháp miêu tả.................................................................................... 7
5.3. Phương pháp phân tích – tổng hợp .............................................................. 7

6. Kết cấu của luận văn...................................................................... ................. 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................ 8
1. Tổng quan về hành động ngôn từ.................................................................... 8
1.1. Khái niệm hành động ngôn từ ...................................................................... 8
1.2. Mục đích của việc nghiên cứu hành động ngơn từ ...................................... 10
1.3. Những cách thực hiện hành động ngôn từ thường gặp ................................ 10
1.4. Ba loại hành động trong một phát ngôn ....................................................... 11
1.4.1. Hành động tạo lời ...................................................................................... 11
1.4.2. Hành động tại lời ....................................................................................... 11
1.4.3. Hành động mượn lời ................................................................................. 12
1.5. Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ ......................................................... 13
1.6. Phân loại hành động ngôn từ........................................................................ 15


iv
1.7. Phát ngôn ngôn hành .................................................................................... 15
1.7.1. Phát ngôn miêu tả ...................................................................................... 16
1.7.2. Phát ngôn ngữ vi ....................................................................................... 16
1.8. Hành động ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn từ gián tiếp ..................... 17
1.8.1. Hành động tại lời trực tiếp ........................................................................ 17
1.8.2. Hành động tại lời gián tiếp (phái sinh) ..................................................... 17
2. Một số vấn đề chung về giao tiếp ngôn ngữ ................................................... 18
2.1. Khái niệm “ giao tiếp”, “ giao tiếp ngôn ngữ” ............................................. 18
2.2. Các hành động ngôn từ trong giao tiếp ........................................................ 19
2.2.1. Hiển ngôn .................................................................................................. 22
2.2.2. Hàm ngôn .................................................................................................. 22
2.3. Lập luận ........................................................................................................ 23
2.3.1. Các chỉ dẫn lập luận .................................................................................. 24
2.3.2. Lập luận trong hội thoại ............................................................................ 26
3. Khái quát truyện cười dân gian từ góc độ ngôn ngữ....................................... 28

3.1. Tiếng cười và truyện cười ............................................................................ 28
3.2. Phân loại truyện cười ................................................................................... 31
3.2.1. Truyện khôi hài ......................................................................................... 32
3.2.2. Truyện trào phúng( châm biếm)................................................................ 33
3.3. Nội dung của truyện cười dân gian Việt Nam ............................................. 34
3.4. Tính hài hước, gây cười trong truyện cười dân gian Việt Nam ................... 34
3.4.1. Lựa chọn đề tài .......................................................................................... 35
3.4.2. Một số yếu tố gây cười .............................................................................. 35
3.4.3. Một số yếu tố gây cười quen dùng ............................................................ 36
Tiểu kết chương I ................................................................................................ 38
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT NHỮNG HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ GÂY CƯỜI
TRONG TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM ......................................... 39
2.1. Phân loại các hành động gây cười trong truyên cười dân gian Việt Nam ... 39
2.1.1. Hành động gây cười do vi phạm phương châm hội thoại ......................... 40


v
2.1.2. Hành động gây cười do vi phạm quy tắc lập luận .................................... 40
2.2. Lí giải tính gây cười của các hành động ngôn từ gây cười .......................... 41
2.2.1. Vi phạm phương châm hội thoại ............................................................... 41
2.2.2. Vi phạm lập luận ....................................................................................... 71
Tiểu kết chương 2................................................................................................ 84
CHƯƠNG 3. BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG VÀ Ý NGHĨA CỦA
NHỮNG HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ GÂY CƯỜI TRONG TRUYỆN CƯỜI
DÂN GIAN VIỆT NAM ..................................................................................... 86
3.1. Những tác dụng của những hành động ngôn từ gây cười trong truyện cười
dân gian Việt Nam .............................................................................................. 86
3.1.1. Hành động ngơn từ gây cười có tác dụng mua vui, giải trí ...................... 86
3.1.2. Hành động ngơn từ gây cười có tác dụng phê bình và giáo dục ............... 89
3.1.3. Tác dụng nhằm mục đích đả kích, châm biếm.......................................... 94

3.2. Ý nghĩa của những hành động ngôn từ gây cười trong truyện cười dân
gian Việt Nam ..................................................................................................... 101
3.2.1. Hành động ngôn từ gây cười mang ý nghĩa xã hội ................................... 102
3.2.2. Ý nghĩa nhân sinh...................................................................................... 104
Tiểu kết chương III.............................................................................................. 109
III. KẾT LUẬN ................................................................................................... 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 113
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 117


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Nhìn về cội nguồn của sự hình thành và phát triển của dịng văn học viết
chúng ta khơng thể phủ nhận vai trò của văn học dân gian; còn đối với đời
sống nhân dân lao động thì văn học dân gian giống như một dòng sữa mẹ ngọt
lành và tươi mát ni dưỡng tâm hồn. Ngay từ thuở cịn nằm nơi mỗi chúng ta
đều được vỗ về giấc ngủ bằng những câu hát dân ca của bà, của mẹ; tâm hồn
tuổi thơ được nuôi dưỡng bằng những câu chuyện cổ, những thần thoại huyền
bí, những truyền thuyết hào hùng. Mỗi thể loại văn học dân gian đều giữ
những vai trò và ý nghĩa nhất định trong đời sống xã hội và trong đời sống
văn học.
Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao
động, ra đời từ thời công xã nguyên thủy, trải qua các thời kì phát triển lâu dài
trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại hiện nay.
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam thì truyện cười là thể loại
được người dân lao động u thích bởi tính năng gây cười của nó. Nếu truyện
ngụ ngôn phản ánh sự vươn lên không ngừng của tư duy trong việc nhận thức
xã hội lồi người thì truyện cười là sản phẩm của trí tuệ ln ln phát hiện ra
những mặt mâu thuẫn thường xuyên nảy ra trong xã hội ấy.

Truyện cười nói một cách đơn giản là những truyện làm cho người ta
cười. Có thể là cười mỉm, nhưng thường là cười giịn giã. Có thể là cười một
cách vui vẻ, nhẹ nhàng nhưng thường là cười mà phẫn nộ mà khinh ghét.
Nhưng để lí giải vì sao chúng ta lại cười, các yếu tố gây cười, điều gì làm nên
tiếng cười… thì khơng phải ai cũng lí giải được. Bởi vậy cũng đã có rất nhiều
cơng trình khoa học nghiên cứu về truyện cười Việt Nam, cung cấp những
kiến thức về truyện cười dân gian đến truyện cười hiện đại. Trong nhiều năm
trở lại đây các nhà ngôn ngữ học cũng đã đưa ra nhiều hướng tiếp cận mới để
lí giải nguyên nhân gây cười của truyện cười Việt Nam đặc biệt là bộ môn
Ngữ dụng học.


2
Dụng học (Pragmatics) là một trong 3 bình diện nghiên cứu của kí hiệu
học, được Ch.Morris đề xướng từ những năm 30 của TK XX, nhưng mãi đến
những năm 70 thì việc nghiên cứu về dụng học mới phát triển một cách mạnh
mẽ.
Ngữ dụng học (Linguistic pragmatics) là một bộ môn ngôn ngữ học
nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức là sử dụng ngôn ngữ
trong những ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục đích giao tiếp cụ thể.
Đây là một bộ mơn mới, có cách tiếp cận ngơn ngữ một cách tồn diện trong
thực tiễn hành ngôn, nên việc nghiên cứu ngữ dụng học trở thành nhu cầu cần
thiết đối với những ai quan tâm đến tiếng Việt.
Từ thực tế về các cơng trình nghiên cứu truyện cười Việt Nam, chúng
tôi đã đứng từ góc độ Ngữ dụng học để chọn đề tài Hành động ngôn từ gây
cười trong truyện cười dân gian Việt Nam làm đề tài nghiên cứu.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Truyện cười dân gian ở Việt Nam xuất hiện từ bao giờ? Cứ lấy lí mà
suy thì có mâu thuẫn trong các hiện tượng của cuộc sống tất có thể nảy sinh
truyện cười. Tuy vậy xét nội dung các truyện cười dân gian thì thì thấy đa số

đã xuất hiện trong thời kì suy vong của giai cấp phong kiến.
Tìm hiểu sự ra đời, phát triển cũng như những đặc điểm của truyện
cười dân gian Việt Nam chúng ta thấy vẫn cịn khá ít cơng trình nghiên cứu về
chúng hoặc là nghiên cứu nhưng vẫn chưa thỏa đáng bởi hầu hết mới chỉ là
những sưu tập, tuyển chọn và biên soạn theo những tiêu chí nào đó.
Một số tài liệu bàn về truyện cười nhìn từ góc độ văn học như: Văn học
dân gian Việt Nam – Đinh Gia Khánh chủ biên; Văn học dân gian Việt Nam
của Hoàng Tiến Tựu, Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân
gian của Đỗ Bình Trị, Tổng tập văn học dân gian của người Việt do Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam biên soạn, Tiếng cười dân gian Việt Nam của
Trương Chính và Phong Châu,…


3
Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, nhóm tác giả tìm hiểu lịch sử ra
đời và phát triển của truyện cười, lí giải tiếng cười trong truyện cười (tiếng
cười hài hước đơn giản và tiếng cười hài hước có ý nghĩa xã hội); nội dung
truyện cười (đấu tranh xã hội, chống lại mọi hành động, thái độ có hại đối với
xã hội…); nghệ thuật truyện cười( kịch tính, phóng đại,…)
Trong phần lời nói đầu của cuốn Tiếng cười dân gian Việt Nam nhóm
tác giả cũng nêu lên những đặc điểm khái quát về truyện cười: ý nghĩa xã hội
của tiếng cười (tiếng cười là vũ khí đả kích, tố cáo đối với cái xấu); đối tượng
của tiếng cười (vua chúa, quan lại, địa chủ, thần linh,…); biện pháp gây cười
(phóng đại, kịch tính); gạn đục khơi trong (giáo dục tư tưởng)…Trong đó
nhóm tác giả cũng đề cập tới hai biện pháp chính để gây cười là phóng đại(
phóng đại sự việc, thói hư tật xấu, hoặc khia thác những hiện tượng trái lẽ tự
nhiên, tạo mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức nhằm bật ra tiếng cười); tạo
kịch tính( bằng cách thay đổi bất ngờ của hồn cảnh để tạo tiếng cười)
Các phương thức lạ hóa trong nghệ thuật biểu đạt truyện cười, tác giả
Triều Nguyên cho rằng sự lạ hóa chính là phương thức làm nên tiếng cười. Có

ba phương thức lạ hóa thường gặp trong truyện cười, đó là lạ hóa theo lối
phóng đại, lạ hóa theo lối tạo sự việc bất ngờ, lạ hóa theo lối dựng hoàn cảnh
thực tế.
Trong Tiếng cười Việt Nam , Văn Tân chỉ ra và phân tích một số yếu tố
gây cười: phương pháp phóng đại, cái tục, tính kịch, tiếu lâm khơng có kết
luận, tính hiện thực, hình thức ngắn ngủi.
Trong Truyện tiếu lâm, tác giả Nguyễn Hồng Phong nhận thấy có bốn
đặc điểm tạo nên tiếng cười: sự khai thác triệt để các mâu thuẫn trái tự nhiên,
sự sắp đặt các mâu thuẫn trong thế tương phản để gây cười phương pháp nói
ngoa – phóng đại, lối nói thắt nút. Nhìn từ phương diện ngơn ngữ học, chúng
tơi nhận thấy một số bài nghiên cứu về truyện cười của các tác giả Trịnh Sâm,
Trần Hoàng, Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Đức Dân, Bùi Khắc Viện, Nguyễn


4
Hoàng Yến …là trong số hiếm hoi các tác giả đề cập đến vấn đề này. Có thể
điểm qua:
Trong Nghệ thuật tổ chức văn bản trong truyện cười bác Ba Phi, tác giả
Trịnh Sâm đã đã xem xét văn bản như một chỉnh thể trong hoạt động giao tiếp
và tiến hành mơ hình hóa chúng. Tác giả chỉ ra một số thủ pháp nghệ thuật về
tổ chức văn bản. Qua khảo sát 56 truyện cười bác Ba Phi tác giả tìm ra được
những cấu trúc trong tổ chức văn bản: cấu trúc tuyến tính, cấu trúc đảo trình
tự, cấu trúc song hành, cấu trúc hỗn hợp; và các thủ pháp tổ chức văn bản:
thủ pháp tăng tiến, thủ pháp khuếch đại, thủ pháp chuẩn bị ngữ cảnh. Tác giả
tập trung vào phân tích, thể hiện hai loại cấu trúc đó là cấu trúc tuyến tính và
cấu trúc đảo trật tự.
Tác giả Trần Hoàng với Những sắc thái độc đáo của tiếng cười dân gian
Nam Bộ qua truyện kể Ba Phi đã rút ra một số biện pháp gây cười là ngoa dụ
(cường điệu, phúng dụ, khoa trương) và một số biện pháp tu từ văn bản
(phương thức mở rộng), giọng điệu mang tính khẩu ngữ của người Nam Bộ

(qua việc sử dụng các từ địa phương, từ xưng hô, quán ngữ, thành ngữ…).
Mặc dù tác giả chỉ giới hạn một số biện pháp gây cười trong truyện cười Bác
Ba Phi, nhưng có thể nói đây là những biện pháp gây cười, tạo nên tiếng cười
trong cuộc sống nói chung.
Vũ Ngọc Khánh với Hành trình đi vào xứ sở cười đã nêu ra ba phương
thức chính gây cười trong tiếng Việt là: Biến hóa ngơn ngữ để gây cười (chơi
chữ, nói lái, nói tục), cưỡng chế logic để gây cười (lối nói phóng đại, gài bẫy,
tạo bất ngờ, đưa ra một câu chuyện phi lí để gây cười) và tạo trị đùa – mẫu
nhân vật để gây cười (đây là cách gây cười phổ biến nhất). Tác giả thể hiện
nhận định trên qua phân tích một số truyện cười tiêu biểu.
Trong Hiện tượng mơ hồ trong nghệ thuật gây cười, tác giả Nguyễn Đức
Dân cho rằng “Hiện tượng mơ hồ chẳng những được dùng trong những mẩu
chuyện cười, những nụ cười ngắn gọn, nó cịn được dùng để xây dựng những


5
truyện cười. Những truyện cười của các tác giả Việt Nam thường dựa trên
những hiện tượng mơ hồ về từ ngữ”.
Bùi Khắc Viện với Tiếng cười trong phong cách ngôn ngữ của Bác qua
tác phẩm bằng tiếng Việt cho rằng có hai loại biện pháp gây cười: ngơn ngữ
học và phi ngôn ngữ học. Biện pháp ngôn ngữ học là biện pháp đặc thù nhằm
khai thác những đặc điểm riêng của ngôn ngữ để gây cười. Tác giả nêu ra một
số biện pháp gây cười như: chơi chữ, trương phản…Biện pháp phi ngôn ngữ
học gồm các thao tác: lựa chọn sắp xếp các chi tiết…Trong Hàm ý hội thoại
trong các truyện cười dân gian: Khoe của và Hai kiểu áo, tác giả Nguyễn
Hồng Yến cho rằng từ góc nhìn dụng học, sự khai thác hàm ý trong các
truyện này nhằm mục đích làm rõ thêm đặc tính của truyện cười. Hàm ý hội
thoại là yếu tố quan trọng tạo nên tiếng cười. Tác giả thống kê có 98% truyện
cười có hội thoại (thống kê qua Tiếng cười dân gian Việt Nam của Trương
Chính - Phong Châu).

Đặc biệt, theo sự tìm hiểu của chúng tơi thì có rất ít những cơng trình
nghiên cứu về truyện cười dưới góc nhìn ngơn ngữ học ở cấp độ luận văn,
luận án. Cụ thể, đã có cơng trình nghiên cứu về: “Hàm ý hội thoại như một
thủ pháp gây cười dân gian Việt Nam” - Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị
Dung - Trường Đại học sư phạm Hà Nội năm 1993. “Cái hay trong trong
truyện cười dân gian”- Luận án Phó Tiến Sĩ khoa học Ngữ văn của Nguyễn
An Tiêm - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. “Hàm ý hội thoại
trong một số truyện cười dân gian Việt Nam”- Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn
Hoàng Yến- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2005.
Có thể thấy hầu hết các cơng trình nghiên cứu về truyện cười dân gian
cịn thiên về sưu tầm, nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa dân gian, số lượng
nghiên cứu từ góc độ ngơn ngữ học cịn ít. Trong nhiều năm trở lại đây đã bắt
đầu có những cơng trình nghiên cứu được nhìn từ góc độ ngơn ngữ học với xu
hướng nghiên cứu chủ yếu là đặc điểm của văn bản hay một số phương thức


6
tu từ tạo nên tiếng cười. Luận văn chúng tôi chọn cách tiếp cận của Ngữ dụng
học, dựa vào lí thuyết hành động ngơn từ và lí thuyết lập luận.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Với xu hướng nghiên cứu truyện cười như trên, luận văn nhằm hướng
đến mục đích nghiên cứu truyện cười dân gian Việt Nam dưới góc độ ngữ
dụng học nhằm chỉ ra và phân tích những hành động ngơn từ gây cười của
truyện cười dân gian Việt Nam. Luận văn cũng là cố gắng vận dụng những
kiến thức ngôn ngữ học để có thể giải mã, giải thích về truyện cười và các yếu
tố tạo nên tiếng cười, đem lại những khám phá mới, bổ sung cho đường
hướng nghiên văn học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích trên, luận văn hướng tới giải quyết các nhiệm vụ sau đây:

- Hệ thống hóa những tri thức lí luận về hành động ngơn từ và lập luận.
- Khái quát truyện cười dân gian nhìn từ góc độ ngơn ngữ.
- Phân tích và làm rõ những hành động ngôn từ gây cười trong truyện
cười dân gian Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những hành động ngôn từ gây
cười trong truyện cười dân gian Việt Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Vì truyện cười là thể loại ra đời rất sớm, lại là sản phẩm của người dân
lao động, tồn tại và lưu truyền trong đời sống nhân dân, phát triển cho đến
ngày nay, nên nó khá phong phú về số lượng.
Nhìn từ góc độ ngữ dụng học, chúng tơi nhận thấy có thể nghiên cứu
truyện cười từ rất nhiều khía cạnh khác nhau nhưng trong phạm vi luận văn
này chúng tôi tiến hành khảo sát 50 truyện cười dân gian Việt Nam và chỉ
tập trung vào những hành động ngôn từ gây cười mà cụ thể là:


7
- Các điều kiện thực hiện hành động ngôn từ gây cười.
- Những kiểu hành động ngôn từ gây cười.
- Cách thức thực hiện hành động ngôn từ gây cười trong truyện cười dân
gian Việt Nam.
- Hành động ngôn từ gây cười nhìn từ góc độ lập luận.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê – phân loại:
Phương pháp này nhằm tiến hành thống kê các ngữ liệu và từ đó phân
loại theo các tiêu chí đã đề ra.
5.2. Phương pháp miêu tả
Phương pháp này dùng để miêu tả các ngữ liệu được thể hiện dưới dạng

hội thoại, qua đó tìm ra những đặc điểm cụ thể của vấn đề cần trình bày.
5.3. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Trên cơ sở nguồn ngữ liệu đã thống kê, phương pháp này được sử
dụng để phân tích ngữ liệu theo từng nội dung cụ thể và sau đó tổng hợp lại
các kết quả đã phân tích.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Khảo sát các hành động ngơn từ gây cười trong truyện cười
dân gian Việt Nam
Chương 3: Bước đầu đánh giá tác dụng và ý nghĩa của những hành động
ngôn từ gây cười trong truyện cười dân gian Việt Nam


8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Tổng quan về hành động ngôn từ
1.1. Khái niệm hành động ngôn từ
J.L.Austin là người khởi xướng ra lý thuyết hành động ngôn từ( cịn gọi


hành

động

ngơn

ngữ,


hành

vi

ngơn

ngữ)

trong

tác

phẩm “How to do things with words” (Tác phẩm được dịch sang tiếng Pháp
là “Quand dire c'est faire”, nghĩa là “Nói là hành động”). Hành động ngơn từ
là một phần của ngữ dụng hoc. Do đó, trước khi đi vào nghiên cứu về hành
động ngôn từ, chúng tôi giới thiệu sơ nét về ngữ dụng học.
Theo Đỗ Hữu Châu: “Ngữ dụng học là một lĩnh vực nghiên cứu mới của
ngôn ngữ học, nghiên cứu quan hệ giữa ngôn ngữ và các sản phẩm của ngôn
ngữ với ngữ cảnh, đặc biệt với nhân vật, với hoàn cảnh giao tiếp và với các
hoạt động giao tiếp, thực sự của ngôn ngữ trong xã hội” [9, tr.50].
Từ định nghĩa trên chúng ta thấy “các nhân tố ngữ dụng là bộ phận
không thể tách rời trong cấu trúc hình thức và nội dung của các yếu tố trong
hệ thống ngơn ngữ (trong hình vị, trong từ, trong các câu) và của các ngôn
bản. Sự hoạt động của ngôn ngữ trong giao tiếp là một bộ phận của ngữ dụng
học” [9, tr.50].
Theo Đỗ Hữu Châu, những nội dung cơ bản mà ngữ dụng học đi sâu
nghiên cứu bao gồm 05 yếu tố: “(1) sự quy chiếu(chiếu vật) và chỉ xuất trong
hội thoại; (2) các hành động ngôn ngữ; (3) lập luận trong hội thoại; (4)
tương tác trong hội thoại; (5) nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn”. [9, tr.50].
Ở đây, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu hành động ngôn ngữ. Đối với

khái niệm này, các nhà nghiên cứu theo từng giai đoạn cũng có những kiến
giải có nét tương đồng và khác biệt cơ bản như sau:
Theo Đỗ Hữu Châu: “Nói năng là hành động, con người hành động
bằng ngơn ngữ khi nói năng. Ngôn ngữ về bản chất là một dạng hành động
của con người. Mặt khác khi chúng ta giao tiếp với nhau như ta biết ít ra là
phải có hai người, vai nói, vai nghe luân phiên nhau nói - nghe. Như thế giao


9
tiếp là một dạng hành động xã hội của con người bằng ngôn ngữ. Trong các
hành động xã hội bằng ngơn ngữ đó, vai nói có thể dùng ngơn ngữ để miêu tả
một hiện thực nào đó, để kể lại một sự việc, để khẳng định một nhận xét nào
đó, để hỏi, để yêu cầu, để khuyên nhủ, để đe dọa, để khen ngợi… Ứng với đó,
ta có hành vi miêu tả, kể, khẳng định, hỏi, yêu cầu, khuyên nhủ, đe dọa... là
những hành động bộ phận nằm trong hành động giao tiếp nói chung. Khi
miêu tả, kể, hỏi, yêu cầu, khuyên nhủ... là chúng ta hành động, chúng ta thực
hiện những hành động đơn phương trong lòng hành động xã hội tổng quát là
giao tiếp. Có thể tạm dùng thuật ngữ hành vi ngôn ngữ để chỉ những hành
động bộ phận bằng ngôn ngữ của con người” [11, tr.26].
Tác giả cho rằng: “một hành động ngôn từ được thực hiện khi một người
nói (hoặc viết) Sp1 nói ra một phát ngôn U cho người nghe (hoặc người đọc)
Sp2 trong ngữ cảnh C” [7, tr.88].
Theo Nguyễn Thiện Giáp thì “hành động ngôn từ là những điều người
ta làm thông qua ngơn ngữ” [23, tr.42].
“Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học” đưa ra khái niệm hành động
ngôn từ như sau: “một đoạn lời có mục đích nhất định thực hiện trong những
điều kiện nhất định, được tách biệt bằng các phương tiện trên ngữ điệu và
hoàn chỉnh thống nhất về mặt cấu âm – âm học mà người nói và người nghe
đều có liên hệ với một ý nghĩa như nhau, trong hồn cảnh giao tiếp nào đó”
[53, tr.215].

Có liên quan đến thuật ngữ hành động ngôn từ là thuật ngữ hành động
ngơn trung. Hành động ngơn trung chính là hành động ngơn từ với mục đích
giao tiếp đích thực trong hồn cảnh nói năng cụ thể. Cao Xn Hạo cho rằng:
“ khi nói ra một câu, ta thực hiện một hành động nhận định; nghĩa là xác lập
một mệnh đề nhưng đồng thời cũng thực hiện một hành động có mục tiêu
giao tiếp nào đấy” 25, tr.389
Trong luận văn này, chúng tôi chọn tên gọi thống nhất là hành động
ngôn từ và cách hiểu hành động ngôn từ là một hành động được thực hiện


10
bằng phương tiện ngơn từ, mang tính chất xã hội và có thể làm thay đổi trạng
thái tinh thần hay vật lí của cả người chủ thể và khách thể trong giao tiếp.
1.2. Mục đích của việc nghiên cứu hành động ngôn từ
Trong đời sống tự nhiên và xã hội, con người thực hiện hàng loạt các
hành động, từ những hành động sinh lý cơ bản như: ăn, uống, mặc, đi lại…
(hành động đơn phương) đến các hoạt động xã hội như: giao tiếp, gặp gỡ,
điều hành,… (hành động cần thực hiện cùng một hoặc nhiều người khác nhằm
một mục đích nào đó). Hoạt động xã hội u cầu sự liên kết, hợp tác. Một
hoạt động xã hội có thể là tổng thể nhiều hoạt động bằng lời. Hoạt động xã
hội địi hỏi con người phải giao tiếp (bằng ngơn ngữ hoặc phi ngơn ngữ).
Trong đó, so với giao tiếp phi ngơn ngữ thì giao tiếp bằng ngơn ngữ là hình
thức được con người sử dụng phổ biến nhất.
Theo khái niệm về hành động ngôn từ đã nêu, việc nghiên cứu hành
động ngơn từ góp phần giúp con người nhận diện hành động của người phát
ngơn trong q trình giao tiếp, hướng đến sự thấu hiểu, chia sẻ, điều chỉnh
cảm xúc, ứng xử ngơn ngữ,… Từ đó, giúp con người gần nhau hơn, giao tiếp
xã hội đạt hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu hành động ngơn từ ở từng khía cạnh của
vấn đề, sau khi tổng hợp, sẽ giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về

vai trị của ngữ dụng học trong nghiên cứu ngơn ngữ nói riêng và trong đời
sống giao tiếp xã hội nói chung.
1.3. Những cách thực hiện hành động ngôn từ thường gặp
Phát ngôn được dùng để thực hiện các hành động ngơn từ. Để nhấn
mạnh tính chất liên nhân của hành động ngôn từ, Austin đã nêu ra sự phân
biệt giữa phát ngôn miêu tả và phát ngôn ngôn hành. Theo đó, phát ngơn miêu
tả là phát ngơn nêu nhận định; phát ngơn ngơn hành là những phát ngơn mà
khi nói ra chúng, người nói hay người viết chính là đã làm một điều gì đấy
hơn là nói một điều gì đấy. Theo nhà nghiên cứu Austin, ngơn ngữ khơng chỉ
có chức năng tường thuật (miêu tả). Con người còn dùng ngôn ngữ để thực


11
hiện các hành động kèm theo như: "hỏi, yêu cầu, hứa hẹn; đe doạ, sỉ
nhục;…". Theo đó, có những hành động ngôn từ được thừa nhận một cách
rộng rãi, khái quát gồm các dạng nhận định (hay xác nhận), hỏi và cầu
khiến. Sau đó, Austin cho rằng thực chất tất cả các phát ngôn đều là phát ngôn
ngôn hành, sự khác biệt chỉ à có dấu hiệu tường minh (trường hợp ngơn hành
tường minh) hay khơng có dấu hiệu tường mình, phải dựa vào ngữ cảnh để
hiểu đúng hành động ngôn từ (trường hợp ngôn hành nguyên cấp hay hàm ẩn)
Để thực hiện các hành động ngơn từ tương thích với ngữ cảnh, con
người thực hiện hành động tạo ra một phát ngôn thành phẩm tuân theo quy tắc
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ cụ thể, đồng thời phải thực hiện
hành động ngữ cảnh hóa phát ngơn được tạo ra.
1.4. Ba loại hành động trong một phát ngôn
Rất nhiều nhà nghiên cứu ngữ dụng học định hướng phân loại hành
động trong một phát ngôn theo cách phân chia của J.L.Austin. Theo đó, có 3
loại hành động ngơn ngữ trong một phát ngôn, bao gồm: hành động tạo lời,
hành động tại lời và hành động mượn lời.
1.4.1. Hành động tạo lời

Theo các cơng trình nghiên cứu về ngữ dụng học, các nhà nghiên cứu đã
cho thấy tác giả Austin gọi tên hành động “Nói một điều gì đó” là hành động
tạo lời. Đỗ Hữu Châu định nghĩa cụ thể như sau: “Hành động tạo lời là hành
vi sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như âm, từ, cấu trúc câu, cấu trúc ngôn
bản... để tạo ra những thơng điệp, những ngơn bản có ý nghĩa và hiểu được”
[9, tr.17].
1.4.2. Hành động tại lời
Tiếp sau hành động tạo lời, Austin đặt vấn đề “Nói một điều gì đó là để
thực hiện một hành động gì đó nghĩa là thế nào?” Trong giao tiếp, con người
rất nhiều hành động, trong đó có thể kể tiêu biểu các hành động sau: hỏi, trả
lời, khuyên bảo, yêu cầu, ra lệnh, khẳng định, cam kết,... Và để thể hiện các
hành động đó trong hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ thì con người cần tạo


12
ra cái gọi là hành động tại lời. Gọi là tại lời bởi vì nó nằm trong hành động tạo
lời.
Đỗ Hữu Châu gọi đây là “hành động ở lời (ngôn trung)”, đồng thời xác
định: “Ngữ dụng học quan tâm chủ yếu đến các hành động ở lời” [9,tr.17].
Ví dụ: Khi người nói (Sp1) nói: “Anh hứa với em mai anh sẽ đưa em đi
xem phim” nghĩa là Sp1 thực hiện hành động tại lời “hứa hẹn” và người nghe
(Sp2) khi tiếp nhận hành động đó sẽ đáp lại bằng lời ví dụ như: “Vâng! Em
chờ anh.”
Ví dụ: Ta có các phát ngôn sau:
(1) Bạn nên lưu tệp lên drive.
(2) Bạn có lưu tệp lên drive chưa?

(thể hiện hành động khuyên)
(thể hiện hành động hỏi)


(3) Bạn phải hoàn tất lưu tệp lên drive trong hôm nay. (thể hiện hành
động mệnh lệnh).
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ của con người chứa đựng nhiều hành
động tại lời khác nhau. Thường gặp là những hành động: hỏi, ra lệnh, yêu cầu,
khuyên nhủ, răn đe, dọa nạt, phán xét, phê bình, kết tội, bác bỏ, xin lỗi, cảm
ơn, thông báo, chúc tụng, ca ngợi, hứa hẹn...
1.4.3. Hành động mượn lời
Hành động mượn lời là hành động thơng qua phương tiện ngơn ngữ,
chính xác hơn là thông qua các phát ngôn để gây ra một hiệu quả (tâm lí, nhận
thức, vật lí) ngồi ngơn ngữ tác động đến người nghe, người nhận hoặc tác
động đến chính bản thân người nói.
Đỗ Hữu Châu định nghĩa: "Hành vi mượn lời là hành động nhằm gây ra
những kết quả hay những hiệu quả ngoài lời, những hiệu quả tâm lý hay vật
lý ở những người tiếp nhận ngôn bản bằng chính những ngơn bản, những lời
được nói ra" [9, tr.17].
Những điểm khác biệt cơ bản của hành động tại lời so với hành động
mượn lời:


13
- Thứ nhất, hành động tại lời thực hiện có ý định và bị chi phối bởi
những quy ước, thể chế xã hội.
- Thứ hai, hành động tại lời làm thay đổi tư cách pháp nhân của người
đối thoại, và đặt người nói với người nghe vào những nghĩa vụ, quyền lợi
mới so với tình trạng của họ như thế nào.
- Thứ ba, hiệu quả của hành động tại lời có đích đến tập trung, xác định
được. Cho nên, hiệu lực tại lời chính là đối tượng nghiên cứu của ngữ dụng
học.
Nói chung, trong ba hành động ngơn từ trên đây, hành động tại lời là
quan trọng nhất, vì thế nói đến hành động ngơn từ chính là nói đến hành động

tại lời. Theo đó, cơng trình của chúng tơi sẽ tập trung nghiên cứu hành động
ngơn từ ở khía cạnh hành động tại lời.
1.5. Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ
Trong hoạt động giao tiếp giữa người với người, để đạt được mục đích
truyền đạt thơng tin và thực hiện các hành động ngơn từ, cả người nói và
người nghe đều cần quan tâm đến các điều kiện sử dụng của hành động ngôn
từ. Đối với hành động ngôn từ tạo lời, điều kiện sử dụng sẽ liên quan đến ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp của một ngôn ngữ cấu tạo nên lời nói và được hiểu
theo với người nghe.
Người nói (Sp1), khi phát ngơn, buộc phải tơn trọng tính hình thức và
các quy tắc kết hợp của một ngơn ngữ cụ thể (mỗi ngơn ngữ sẽ có hình thức
và quy tắc kết hợp khác nhau). Đồng thời, cả Sp1 và Sp2 đều phải có khả
năng tiếp nhận và tạo thông tin, không bị những hạn chế về sinh lý trong giao
tiếp bằng ngôn ngữ (câm, điếc) hoặc không hiểu các mã ngôn ngữ mà cộng
đồng tại nơi đó quy định. Chẳng hạn, nếu Sp1 đi đến một quốc gia khác để
công tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm thì Sp1 buộc phải hiểu rõ ràng và biết
cách sử dụng được những chất liệu ngôn ngữ, các cách thức kết hợp đặc trưng
của ngơn ngữ đất nước đó.


14
Theo cơng trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Hữu Châu, các hành động tại
lời bị chi phối bởi các quy tắc hình thành tự nhiên theo cộng đồng vì vậy mà
mỗi loại hành động tại lời có những điều kiện sử dụng riêng mà Austin gọi là
những điều kiện thuận lợi, Searle chia ra làm ba loại cụ thể như sau:
Thứ nhất là điều kiện ban đầu: điều kiện này có liên quan đến quan hệ
hai người, người nói và người nghe, tới những ý nguyện, lợi ích và khả năng
của người nghe. Chẳng hạn, muốn ra lện cho ai đó thì người ra lệnh phải có
thẩm quyền, hoặc người ta không thể ra lệnh cho một người mù đọc một trang
sách.

Thứ hai là điều kiện chân thành, còn gọi là điều kiện hiện thực. Tập
trung chủ yếu nói đến trạng thái tâm lý của hành động mà người nói thực
hiện. Yếu tố chân thành ở đây liên quan tới trạng thái tâm lý đặc trưng, khác
với điều kiện chân thực về mặt logic tức tính đúng sai của mệnh đề được nói
ra: thơng báo một điều gì đó cho người khác là phải tâm niệm rằng thơng tin
đó là sự thật; ra lệnh không chỉ là ép buộc mà phải thực sự mong muốn người
nhận lệnh chấp hành; hỏi để tìm hiểu những thơng tin mình chưa biết và thật
sự muốn được biết về thơng tin đó.
Thứ ba là điều kiện căn bản, bao gồm các điều kiện về trách nhiệm, sự
ràng buộc với người nói hoặc người nghe khi hành động đã được thực hiện.
Đối với hành động ra lệnh, trách nhiệm thuộc về người nhận lệnh. Đối với
hành động mời mọc, điều kiện thiết yếu là người nghe sẵn sàng chấp nhận lời
mời mọc.Đối với hành động khuyên răn, điều kiện thiết yếu là người nghe
nhận thấy rõ giá trị của những lời khuyên răn và thực hiện ,nghe theo một
cách chủ động và tự giác.
Bên cạnh các điều kiện được Sealer khái quát, khi thực hiện các hành
động ngơn từ, người nói và người nghe cần lưu ý các yếu tố ngữ cảnh ngay
trong cuộc giao tiếp, bao gồm yếu tố về môi trường, văn hóa và đặc trưng
cộng đồng nơi câu nói được thực hiện.


15
Đối với các tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, hành động ngôn từ thường bao
hàm hai tầng ý nghĩa. Ý nghĩa đầu tiên: người đọc, người nghe tiếp nhận được
trực tiếp thông qua từ vựng, ngữ âm, câu, văn bản… Đây là ý ở trong lời hay
còn gọi là ý tường minh của phát ngôn. Tầng ý nghĩa ẩn sâu sau các yếu tố
ngơn ngữ địi hỏi người nghe phải suy ý và dựa vào những yếu tố ngồi ngơn
ngữ để thấu hiểu. Đây là ý ở ngoài lời hay còn lại ý nghĩa hàm ẩn.
1.6. Phân loại hành động ngôn từ
Như đã nhận định về 3 loại hành động ngôn ngữ trong một phát ngôn tại

mục 1.4, chúng tôi phân loại hành động ngôn từ trong luận văn này trên cơ sở
phân loại các hành động tại lời. Có thể có nhiều cách phân loại hành động tại
lời khác nhau, ở đây chúng tôi dựa trên cách phân loại mà Đỗ Hữu Châu đã
xác lập trên cơ sở phân loại của Austin và Searle. [9, tr.21], theo đó các hành
động ngơn từ được chia thành 05 nhóm lớn sau đây:
- Cam kết: là hành động ở lời ràng buộc vai nói vào trách nhiệm thực
hiện một hành động nào đó trong tương lai, có thể kể đến các hành động như
hứa, bảo đảm, đe dọa, cảnh cáo.
- Tuyên bố: là hành động ở lời mà khi nói ra thì thay đổi trạng thái của
sự việc trong thực tế khách quan như buộc tội, tuyên án, tuyên ngôn, đặt tên,
xử thắng cuộc, xử thua cuộc,...
- Biểu cảm: là hành động ở lời nhờ đó mà vai nói trực tiếp bày tỏ tình
cảm, cảm xúc của mình với người, sự vật, sự việc nào đó. Những hành động
xin lỗi, cảm ơn, tặng, kêu ca, phàn nàn, trách cứ,... và những lời cảm thán đều
thuộc nhóm này.
- Điều khiển: là hành động ở lời hướng vai nghe thực hiện một hành
động nào đó, như: ra lệnh, mời, xin, chỉ huy, đặt hàng, gợi ý,...
- Xác tín: là hành động ở lời miêu tả, thuật lại một trạng thái, sự kiện nào
đó trong thực tế. Đó là các hành động như trần thuật, kể, miêu tả, khẳng định.
1.7. Phát ngôn ngôn hành
Đỗ Hữu Châu khi nghiên cứu về phát ngôn ngôn hành đã công nhận sự
tồn tại của hai loại câu ngôn hành là câu ngôn hành tường minh và câu ngôn
hành hàm ẩn theo tư tưởng sau này của J.L.Austin.


16
Mỗi lời nói của chúng ta nói ra ứng với một đơn vị câu, dùng trong một
ngữ cảnh nhất định được gọi là một phát ngôn. Chuỗi liên tục các phát ngôn
của một người hay giữa nhiều người được gọi là diễn ngôn.
Đỗ Hữu Châu chỉ ra rằng: Ngôn hành tường mình là câu chứa biểu thức

vị ngữ trong đó có lõi là động từ ngữ vi. Theo ơng thì động từ ngữ vi có động
tử thực hiện chức năng ngữ vi trong phát ngơn. Xét theo khả năng có thể hay
khơng thì được dùng với chức năng ngữ vi trong biểu thức ngữ vi. Từ đó, Ơng
chia các động từ lời nói trong tiếng Việt ra làm 3 loại:
Thứ nhất là động từ miêu tả hành động ở lời nói: khoe khoang, chế giễu,
đùa cợt…
Thứ hai là đọng từ ngữ vị thường dùng trong chức năng ngữ vị: đa tạ và
cảm ơn..
Thứ ba là động từ vừa dùng trong ngữ vị và chức năng miêu tả: hứa,
hỏi…
1.7.1. Phát ngôn miêu tả
Phát ngôn miêu tả (Đỗ Hữu Châu gọi là phát ngôn khảo nghiệm): là phát
ngôn về mặt ý nghĩa, được đánh giá theo tiêu chuẩn đúng sai.
Ví dụ:
(1) Chú Tư biết hút thuốc lá.
(2) Lan vừa ốm dậy.
Những phát ngôn trên được đánh giá theo tiêu chuẩn đúng sai tương ứng
với hiện thực khách quan.
1.7.2. Phát ngôn ngữ vi
Là những phát ngơn về hình thức giống phát ngơn miêu tả nhưng về nội
dung không thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng sai lơ gíc.
Ví dụ:
(1) Khơng được bước tới.
(2) Anh hứa sẽ mua quà cho con.
(3) Vui lòng cho hỏi bây giờ là mấy giờ rồi?


17
(4) Mời cô ghé thăm quán em.
(5) Chị nên tập yoga để giữ dáng.

Các phát ngôn trên không phải để miêu tả hay khẳng định một hiện thực
khách quan mà để cấm đoán (1), hứa hẹn (2), hỏi (3), mời (4), khuyên bảo (5).
Các hành động này được thực hiện bằng chính lời nói, ngay trong lời nói.
Người ta gọi các phát ngôn này là phát ngôn ngữ vi.
Vậy phát ngôn ngữ vi là phát ngôn mà khi người ta nói chúng thì đồng
thời người ta cũng thực hiện ln cái hành động được biểu thị trong phát ngôn
(biểu thị ngay trong lời nói, chính bằng lời nói). Thực chất phát ngơn ngữ vi
cũng là phát ngơn ngơn hành, có điều khơng chứa động từ ngữ vi mà thay vào
đó, chứa các dấu hiệu tương đương, gọi chung là các IFIDs hay các dấu hiệu
chỉ dẫn lực ngôn trung (Illocutionary Force Indication Devices).
1.8. Hành động ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn từ gián tiếp
1.8.1. Hành động tại lời trực tiếp
Nguyễn Thiện Giáp đã chỉ ra rằng hành động tại lời trực tiếp là hành
động “được thực hiện ở những phát ngơn có quan hệ trực tiếp giữa một cấu
trúc và một chức năng” [23, tr.54].
Hành động tại lời trực tiếp là hành động được thể hiện bởi các phát ngơn
có dấu hiệu động từ ngơn hành và các từ chuyên dùng cùng ngữ điệu phù hợp
với đích ở lời và điều kiện sử dụng của chúng.
Ví dụ:
(1) - Cho hỏi đường đến Bưu điện tỉnh? (hành động lời hỏi).
(2) - Bảo An, dậy đi học ngay! (hành động tại lời cầu khiến, ra lệnh).
1.8.2. Hành động tại lời gián tiếp (phái sinh)
Trong thực tế giao tiếp, một phát ngơn khơng chỉ có một đích tại lời mà
có thể có nhiều đích tại lời khác nhau, do vậy, bên cạnh các hành động ngơn
từ trực tiếp cịn có các hành động ngôn từ gián tiếp và như Searle đã định
nghĩa: “Một hành vi tại lời được thực hiện gián tiếp qua một hành vi tại lời
khác sẽ được gọi là một hành vi tại lời gián tiếp” [14, tr.60]



×