Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

luận văn đại học sư phạm Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 47 trang )

Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong văn hoá dân gian Việt Nam, dường như chưa bao giờ có sự tách
bạch giữa các hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo. Người ta thường nói đến tư
tưởng tam giáo đồng nguyên được thể hiện trên hầu khắp các lĩnh vực văn
hoá nghệ thuật. Mỹ thuật không phải là một trường hợp ngoại lệ, những tư
tưởng này dường như đã được hoà quyện lẫn nhau để tạo nên một hình thái
rất đặc trưng của người Việt. Đặc biệt trờn cỏc chạm khắc dân gian, đan xen
giữa các biểu tượng Phật giáo, có biểu tượng của Nho giáo, thậm chí cả Đạo
giáo. Người ta có thể tìm thấy cả những yếu tố Phật giáo trong điờu khắc đình
làng, vốn được xem là biểu tượng của Nho giáo dân gian, nhưng đồng thời
người ta cũng lại tìm thấy những biểu tượng Nho giáo trờn cỏc điờu khắc Phật
giáo trong các ngôi chùa Việt. Điều này đã gia tăng tính phong phú đa dạng
của văn hố mỹ thuật của người Việt.
Tìm hiểu dấu ấn Nho giáo trờn cỏc chạm khắc dân gian ở đình làng,
trong cỏc chựa, trờn cỏc pho tượng, sẽ cho ta thấy sự phát triển của giáo lý
này trên một phương diện hoàn toàn khỏc. Chỳng khơng cịn là lý thuyết sách
vở nữa mà đã trở thành các biểu tượng nghệ thuật sống động phản ánh các
quan niệm dân gian. Chúng thấm đẫm trong các sinh hoạt dân gian truyền
thống để trở thành một nét văn hoá riêng biệt của làng xã Việt Nam. Trong
chạm khắc dân gian có rất nhiều vấn đề được nghiên cứu như ngành khảo cổ
lại nghiên cứu về phương diện lịch sử, riêng ngành mỹ thuật lại đi nghiên cứu
tìm hiểu các bức chạm khắc hay những cơng trình kiến trúc ở một phương
thức nghiên cứu cái đẹp, tính thẩm mỹ của một thời đã từng quan niệm. Với
sự hiểu biết và sự cảm thụ sâu sắc của cá nhân, hiểu được cái hay, cái đẹp
trong mỗi bức chạm khắc, đặc biệt là dấu ấn Nho giáo ảnh hưởng sâu sắc như


thế nào trờn các bức chạm khắc dân gian nên em đã chọn đề tài này để viết
bài tiểu luận tốt nghiệp.
1


Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt nam.
2.2. Phạm vi nghiên cứu:
Bước đầu nghiên cứu về hoa văn được sử dụng trờn cỏc bức chạm khắc
mang dấu ấn Nho giáo cụ thể là nghiên cứu hoa văn chạm khắc ở phạm vi
các tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội), Vĩnh Phúc và một số tỉnh
thuộc miền Trung nước ta.
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu và nghiên cứu những hoa văn trang trí của nghệ thuật chạm
khắc cổ Việt Nam trong chùa và đình làng giúp cho em hiểu được giá trị
thẩm mỹ và tư tưởng triết lý mang dấu ấn Nho giáo của nghệ thuật chạm
khắc. Việc vận dụng yếu tố thẩm mỹ, giàu tính nghệ thuật mà các nghệ nhân
muốn truyền tải cho thấy nghệ thuật không thuần tuý phản ánh cái đẹp mà còn
phản ánh tư tưởng triết lý của thời đại, sự thịnh suy của một nền nghệ thuật có
sự tác động của yếu tố tín ngưỡng trong đú có Nho giáo.
4.

Phương pháp nghiên cứu.

- Nghiên cứu tài liệu.
- Tổng hợp
-

Phân tích

-

So sánh

- Chứng minh tìm ra hướng giả quyết vấn đề.
- Đi thực tế tại một số vùng, địa phương có chạm khắc đình làng như
Bắc Ninh, Vĩnh Phúc…
5. Dự kiến đóng góp của đề tài:
- Bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc.

2


Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

- Tìm hiểu về nghệ thuật chạm khắc, đặc biệt là dấu ấn Nho giáo trong
chạm khắc dân gian Việt Nam là khai thác những yếu tố tích cực để
áp dụng vào những mơn nghệ thuật khác.
- Là tài liệu tham khảo cho bản thân, học sinh và sinh viên Mỹ thuật.
6. Cấu trúc của tiểu luận:
Không kể phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội

dung chính được chia làm 2 chương
Chương 1: Những vấn đề chung về tư tưởng Nho giáo và nghệ thuật
chạm khắc dân gian Việt Nam
Chương 2: Dấu ấn Nho giáo trong nghệ thuật chạm khắc dân gian Việt
Nam.

3


Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG NHO GIÁO
VÀ NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC DÂN GIAN VIỆT NAM
1.1. Sự xuất hiện và truyền bá Nho giáo vào Việt Nam.
Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ người Việt
Nam đã tạo dựng được một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời
xuyên suốt chiều dài lịch sử, văn hoá Việt Nam luụn cú sự giao lưu với văn
hố của nhiều quốc gia khác.
Tơn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hoỏ nờn nú cũng tuân theo
những quy luật vận hành của văn hoá nói chung. Có những tơn giáo ra đời và
phát triển trong lịng dân tộc (nội sinh), có những tơn
giáo từ dân tộc khác du nhập vào (ngoại nhập). Đó là
tình hình chung về tơn giáo ở hầu hết các nước trên
thế giới. Tuy nhiên mỗi nước có những đặc thù của
mình. Các tơn giáo có ảnh hưởng lớn trong xã hội
Việt Nam đều từ ngồi vào và có ít nhiều được Việt

Nam hố. Q trình giao lưu, gặp gỡ cỏc dũng văn
hoá thường tạo ra những tiếp biến. Nghĩa là giữa
chỳng cú sự thâm nhập vào nhau, bổ sung cho nhau,
Chân dung Khống Tử

cải biến lẫn nhau. Đõy là một biểu hiện của đồn kết
dân tộc trong tín ngưỡng ở Việt Nam.

Nho giáo, còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý
và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Ở Việt
Nam trước đõy có 3 học thuyết tôn giáo: Nho, Phật, Đạo (Lão), thường gọi là
Tam giáo. Nho và Đạo ra đời ở Trung Quốc, từ đó trực tiếp truyền vào Việt
Nam ngay những ngày đầu thời Bắc thuộc. Nho giáo đã bắt đầu xuất hiện từ
4


Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

ngàn năm trước công nguyên nhưng chỉ đến khi có vai trị của Khổng Tử (551
– 478 TCN) mới trở thành một hệ thống. Đó là một học thuyết chính trị chủ
trương con người sống có trách nhiệm, thương u con người, vì đời, cứu đời.
Tìm hiểu Nho giáo với con đường phát triển và ảnh hưởng văn hóa của nó
trong lịch sử Việt Nam do đó có thể gúp thờm nhiều dữ kiện vào việc nghiên
cứu lịch sử Việt Nam nói riêng cũng như lịch sử Nho giáo nói chung. Sau
hàng ngàn năm bị đô hộ, xã hội Việt Nam bước ra khỏi thời Bắc thuộc với
một di sản nặng nề trong đó nổi bật là tình trạng chưa tồn diện và đồng bộ
của hệ thống quản lý xã hội. Tầng lớp trí thức còn mỏng manh về số lượng,

phân tán về học vấn và chưa có kinh nghiệm quản lý chưa đảm trách được vai
trò người dẫn đạo tinh thần và điều hành đất nước, tình hình này bộc lộ qua
nhiều biến động chính trị dưới các triều Ngơ Đinh và Tiền Lê. Sau những xáo
trộn chính trị buổi đầu, nhà Lờ đó dứt khốt chọn Nho giáo như lý thuyết độc
tơn, mơ hình chính thống. Dĩ nhiên hệ quả tất yếu của việc tiếp nhận Nho giáo
là việc cải tạo xã hội để tiếp nhận Nho giáo, điều này vơ hình trung cũng tạo
ra những khoảng cách mới giữa giữa tư tưởng chính thống với văn hóa truyền
thống, giữa xã hội và chính quyền. Việc tiếp nhận Nho giáo do đó cũng vấp
phải những trở ngại từ phía văn hóa truyền thống, chẳng hạn thiết chế làng xã
cổ truyền Việt Nam với những tàn dư dân chủ nguyên thủy đã chặn nhiều yếu
tố Nho giáo chính thống lại ngồi lũy tre làng. Từ thế kỷ XVI trở đi Nho giáo
đã thấm sâu hơn vào nhiều cơ tầng của văn hóa dân gian. Q trình nhân dân
hóa kế tiếp q trình dân tộc húa đó góp phần xác lập diện mạo của Nho giáo
ở Việt Nam.
1.2. Sự ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống cộng đồng làng xã của
con người Việt Nam.
Đạo Phật, đạo Lão, đạo Nho đều có mặt ở nước ta từ rất sớm nhưng phát triển
mạnh mẽ nhất thời này vẫn là đạo Phật. Có lẽ những chủ trương tích cực của
Phật giáo thời này có nhiều nét phù hợp với tâm tư tình cảm của nhân dân Đại
5


Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

Việt. Bởi vậy suốt thời Đinh, Lê, Lý, Trần đạo Phật được coi là quốc giáo.
Phải sang thời Lê sơ, nhất là dưới triều Lờ Thỏnh Tụng, nhà nước mới có chủ
trường hạn chế đạo Phật, đạo Lão. Cỏc chựa

thỏp thời này bị giảm sút nhiều. Và cũng từ đây
Nho học được khuyến khích và dần dần được
phát triển rộng rãi. Thực ra Nho giáo có mặt ở
nước ta từ rất sớm, khoảng đầu Cơng nguyên
nhưng nó là đạo lý của kẻ thống trị xâm lược nên
không được nhân dân ta chấp nhận. Vào thời kỳ
này, nhân dân ta coi Nho giáo như một vũ khí
xâm lược thống trị đồng hố của nước ngồi, nó
xung đột khơng nhiều thỡ ớt với tư tưởng, tín
ngưỡng, phong tục tập quán của nhân dân ta. Phải đến khi nhà nước giành lại
được độc lập tự chủ, nhất là từ thời Lý về sau, tình hình chính trị ổn định lâu
dài việc học mới được mở mang. Vào hoàn cảnh thời đó, muốn trị nước,
muốn xây dựng và củng cố chế độ phong kiến không thể không dùng Nho
giáo. Phương sách cứu đời của Nho giáo là xây dựng một xã hội hoà mục, ổn
định, trật tự trên dưới thuận hoà, như vậy theo Nho giáo là biểu hiện của
“đạo” trong đất trời. Thiết lập một trật tự như vậy khắp nơi, trong gia đình,
ngồi xã hội, giữa dân với Nhà nước là phù hợp. Đứng đầu mọi dãy trật tự là
Thiên tử. Vua sắp xếp cho cho mọi người dõn cú phõn vị rõ ràng và thần dân
theo phân vị mà sống: ăn mặc, nói năng, hành động theo lễ nghi. Theo quan
niệm của Nho giáo chính là công việc của người làm cha làm mẹ dân: tu thân
và nêu gương, thương yêu và chăm lo cho dõn, giỏo hoỏ cho dân giữ cương
thường, đặt lên hàng đầu việc dùng đức, dùng lễ nhạc để giỏo hoỏ chứ không
phải dùng pháp luật, thưởng phạt để cưỡng chế.
Các triều đại phong kiến sau khi thu về trong tay cả lónh thổ rộng lớn với
nền độc lập vững vàng, đứng trước nhiệm vụ ổn định đất nước và sẵn sàng

6


Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam

Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

đối phó với nạn ngoại xâm (từ phương Bắc và cả phương Nam) đều có ý thức
lựa chọn Nho giáo làm quốc giáo. Từ đời Lý đã lập Văn Miếu (1070), lập ra
Quốc Tử giám để tổ chức thi cử (1076), mở đầu cho việc trọng dụng Nho
giáo, tổ chức học hành thi cử theo Nho học. Những người theo Nho học, đậu
đạt trong các kỳ thi được giao cho nắm giữ hầu hết các chức vụ quan trọng
trong chính quyền. Nhất là từ thế kỷ XV, khi Nho giáo trở thành độc tôn,
khoa thi mở đều đặn. Nho giáo được lựa chọn vì nhu cầu của Nhà nước trung
ương tập quyền và phát triển rộng rãi. Nho giáo chiếm lĩnh đồi sống tinh thần.
Do ảnh hưởng Nho giáo, một mặt Nhà nước phong kiến Việt Nam quan tâm
rất sớm và rất nhiều đến việc mở mang giáo dục, chú ý đào tạo nhân tài. Mặt
khác nhân dân cũng trở nên hiếu học, tôn sư trọng đạo, q trọng văn hố. Cả
hai phía góp phần làm cho Việt Nam có nền văn hiến sớm hơn nhiều nước
khác trong vùng.
Nho giáo đề cao văn hiến, lễ nhạc, đề cao việc học nhưng chỉ chú ý văn và
sử, coi thường khoa học và kỹ thuật. Ở Việt Nam Nho giáo mất độc tôn cùng
với việc người Phỏp xoỏ bỏ các khoa thi hương, thi hội thời gian 1915 –
1919. Nhưng tư duy Nho giáo, cả mặt tích cực và mặt hạn chế thì vẫn dai
dẳng tồn tại ở người này, người kia, ở thời này và thời nọ. Điều đú cú giỳp
cho xã hội giữ được nền nếp, đạo lý song cũng gây trở ngại cho việc dân chủ
hoá, cho việc đổi mới tư duy và phát triển.
1.3. Hệ tư tưởng ảnh hưởng giữa Nho giáo và Phật giáo.
Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ
chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào
tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử (quân
= kẻ làm vua, quân tử = chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với "tiểu
nhân", những người thấp kém về điạ vị xã hội, thiếu đạo đức hoặc đạo đức

chưa hoàn thiện). Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự
đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận
7


Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

phải "hành đạo".Nho giáo là sản phẩm của hai nền văn hóa: văn hóa du mục
phương Bắc và văn hóa nơng nghiệp phương Nam. Chính vì thế nó mang đặc
điểm của hai loại hình văn hóa này.
Hiện tượng hội nhập ba thành tố Phật, Nho và Đạo là một hiện tượng
đặc sắc hiếm có trong sinh hoạt của cộng đồng người Việt dưới thời đại LýTrần, nó là nột riờng góp phần tạo nên một bầu khơng khí về sau dường như
khơng cịn tìm thấy lại; cũng chính nó đã góp phần tạo nên bản sắc ưu mĩ của
văn húa Việt Nam trong năm thế kỷ tự chủ buổi đầu này. Những công việc
song song và đan cài vào nhau suốt cả thời kỳ này, bao giờ cũng biểu hiện sự
đối xử cân bằng vị thế giữa cả Phật, Nho và Đạo, như: vừa cho dựng chùa, lập
các đạo cung, đạo quỏn, xõy đền miếu, vừa cấp độ điệp cho sư sãi, đặt giai
phẩm cho tăng đạo, sắc phong cho các vị Nho thần, lại vừa cho dựng Văn
Miếu và Quốc Tử Giám, mở khoa thi Nho học, đồng thời cũng mở cả khoa thi
Tam giáo dành cho những quan chức chuyên trách việc tôn giáo.
Chỉ dẫn chứng một ông vua là Trần Nhõn Tụng (1258-1308) thơi, ta
thấy vừa đánh xong giặc Nguyờn-Mụng ít lâu, ụng đó cởi áo hồng bào đi tu,
làm vị tổ đầu tiên của Giáo hội Trỳc Lõm Yờn Tử. Nhưng ông vẫn quan tâm
bồi dưỡng nhân cách bậc "nhõn nhõn qũn tử” theo các tiêu chuẩn của đạo
Nho cho ơng vua con kế vị và cho hàng ngũ bề tôi rường cột của triều đình.
g
Mặt khác, ơng cũng lo tổ chức cho nhiều đại thần công khanh thụ giới ưu bà

tắc, tức là không xuất gia nhưng vẫn làm Phật tử tại gia. Đặc biệt, chủ trương
dung hợp Nho, Phật, Đạo của các vua Trần thời này lại không hề đi kèm với
những biện pháp cứng rắn, mệnh lệnh, mà được thực hiện khá uyển chuyển,
lấy việc thuyết phục và tự nguyện làm phương châm hàng đầu.Chớnh là từ
nhiều dạng thức hoạt động phong phú và mềm dẻo như trên, nền chính trị của
các vương triều thuở bấy giờ đã có tác dụng cố kết lịng dân, giải tỏa dần mọi
ức chế, ổn định tâm lý xã hội, và đưa ba hệ thống giáo lý, tư tưởng vốn rất xa
cách là Phật, Đạo và Nho xích lại gần nhau.

8


Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

Là một trong những trung tâm văn hóa Phật giáo tiêu biểu bậc nhất vào
thời Lý-Trần, chùa Quỳnh Lâm chắc chắn phải có những bằng chứng về sự hội
nhập Phật, Nho, Đạo đã nói. Triết lý dân gian làm cho tư tưởng nhà Phật thêm
khỏe mạnh, và các hình thức sinh hoạt phong phú của dân gian giỳp nú thâm
nhập vào nhiều mặt của đời sống. Màu sắc của sinh hoạt phồn thực rất đậm nét
trong các hình thức lễ hội vùng này.dưới hình thức một Thiền viện, Quỳnh
Lâm thời Lý-Trần thực chất là hình ảnh thu nhỏ của một sự dung hợp văn hóa,
bắt nguồn từ mạch sống của một xã hội đang tự phát hay tự giác kộo gión
những ràng buộc khắt khe về hệ tư tưởng, làm cho đời sống an lạc kéo dài, tâm
hồn dân chúng thảnh thơi tự tại, và mọi tiềm năng ngày càng nẩy nở. Chỉ từ
giữa thế kỷ XV trở đi, Nho giáo trở thành độc tôn, hiện tượng dung hợp nói
trên mới bị quan điểm chính thống của vương triều Lê sơ xóa bỏ. Tuy vậy,
trong tâm lý cũng như trong thói quen sinh hoạt lâu đời của người dân, việc

xóa bỏ đâu phải là chuyện dễ dàng. Trên Phật điện ở các chùa chiền Việt Nam,
cho đến tận ngày nay, bên cạnh bàn thờ Phật vẫn cứ có một tũa riờng thờ Mẫu,
biểu tượng sự chung sống của Phật giáo với Nho giáo và các tín ngưỡng khác
của dân tộc. Điều đó có thể chứng minh rằng, giữa Phật giáo và Nho giáo ln
ln có sự ảnh hưởng, liên kết, cùng nhau bổ trợ song song phát triển, một vị
vua anh minh, một xã hội thịnh trị thì cần phải có sự dung hợp giữa hai đạo
phái này, dùng Nho giáo để trị nước, dùng Phật giáo để yên dân.
1.4. Nghệ thuật chạm khắc dân gian Việt Nam.
Nghệ thuật chạm khắc dân gian của người Việt rất đa dạng, độc đáo và
luôn song hành với chạm khắc chính thống (hay chạm khắc bác học), tức
nghệ thuật chạm khắc phục vụ cho cung đình, cho tầng lớp quý tộc. Nghệ
thuật chạm khắc dân gian và nghệ thuật chạm khắc chính thống khơng có sự
phân định rõ rệt, có chăng chỉ ở những chi tiết rất nhỏ như hình tượng con
rồng gắn với vua chúa thỡ cú 5 móng biểu hiện quyền hành của vua với 5
phương, còn con rồng trong dân gian gắn với vũ trụ, với những ước vọng của
9


Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

người dân nên chỉ có từ 4 móng trở xuống... Hệ tư tưởng phong kiến thống trị
có ảnh hưởng rất lớn đến nghệ thuật chạm khắc, nhưng khi ảnh hưởng của nó
đã suy giảm thì nghệ thuật dân gian lại nở rộ. Khác với các loại hình nghệ
thuật khác như dân ca, tục ngữ ca dao được thể hiện bằng lời nói, chạm khắc
dân gian khơng thể hiện qua lời nói mà được thể hiện ở những hình chạm hoa
văn về những biểu hiện của tự nhiên, của cuộc sống và những sinh hoạt
thường ngày của người dân được thể hiện một cách rõ nét. Ta có thể nhận

thấy nghệ thuật chạm khắc dân gian có một lịch sử phát triển khá phong phú
với những hình tượng độc đáo về thiên nhiên, về con người Việt Nam từng
thời kỳ dưới dạng thần linh hay con người thế tục. Từ thời sơ sử đến thời LýTrần, Mạc, Nguyễn... mỗi thời kỳ họa tiết chạm khắc lại mang một phong
cách đặc trưng riêng. Thời kỳ này người ta không đặt ra quan niệm rành mạch
thế nào là nghệ thuật dân gian. Vào thời tiền sử, các hoa văn được trang trí
trên đồ gốm rất đơn giản dưới dạng hoa văn dập, hoa văn dấu nan đan, hoa
văn khắc vạch hình đường thẳng, hỡnh súng, hoa văn ấn nép vỏ sò... Các hoa
văn này biểu tượng cho sức mạnh, quyền lực và thể hiện những khao khát ước
mơ của người dân thời ấy. Đến thời Đông Sơn, người Việt cổ tập trung vào
trang trí hoa văn trên đồ đồng mà tiêu biểu là trên trống đồng. Với những họa
tiết hoa văn phong phú và đa dạng hơn rất nhiều so với thời tiền sử. Hoa văn
trong thời kỳ này được chia thành hoa văn hiện thực và hoa văn hình học.
Hoa văn hiện thực có thể kể đến như hoa văn tả người, động vật hay thực vật
là mảng hoa văn chủ đề mà người xưa muốn gửi gắm vào đó những suy nghĩ,
tâm tư, ước nguyện của mình về cuộc sống ấm no hạnh phúc. Cịn hoa văn
hình học chỉ mang tính chất trang trí, làm nền cho hoa văn hiện thực. Nhưng
chính nhờ đó mà khối hoa văn hiện thực trở nên nổi nét hơn, đặc sắc hơn.
Cùng với thời gian, nhiều biểu tượng hoa văn đã mất đi, nhưng cũng
nhiều biểu tượng vẫn còn được lưu lại trong nền mỹ thuật tạo hình thời đại
sau. Sang đến thời Lý-Trần từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14 là thời kỳ Phật giáo,

10


Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

Đạo giáo và tín ngưỡng bản địa thịnh hành, nên nghệ thuật chạm khắc dân

gian đa phần là những đề tài phục vụ cho tôn giáo và thờ thần nông nghiệp
như: rồng chầu lá đề, một biểu tượng của nhà Phật, tiên nữ dâng hương, hoa
cúc, hoa sen tượng trưng cho ý nghĩa nhân quả của Phật-Phỏp... ở thời kỳ này,
những họa tiết hoa văn xuất hiện trên rất nhiều chất liệu như gốm, đá, gỗ
nhưng tiêu biểu cho thời kỳ này là tác phẩm chạm khắc trên bệ đá hoa sen
hình hộp thời Trần ở chùa Thầy, chựa Bỏ Khờ, chựa Dương Liễu. Chạm khắc
theo những đề tài khác nhau như: rồng chầu lá đề, hoa sen, chim thần, con dê,
hoa cúc, cây cỏ, hình sóng nước... người nghệ sỹ xưa đã biết tìm tòi, sáng tạo,
những đường nét tuy đơn giản nhưng sống động, hấp dẫn. Họ đã gửi gắm vào
trong đó bao tâm huyết, ước nguyện từ cuộc sống hàng ngày, về cách sống và
đạo lý làm người. Mỹ thuật thời Lý - Trần có mối quan hệ chặt chẽ với dân
tộc, gần gũi với dân gian, đường nét dứt khốt, hình khối mạnh chắc thể hiện
phong cách chạm khắc độc đáo, riêng biệt mà không thể nhầm lẫn với bất kỳ
phong cách chạm khắc của thời kỳ nào. Nhà Mạc thay nhà Lê, chấm dứt thời
hoàng kim của ý thức hệ Nho giáo. Con người được tự do hơn, mọi xu hướng
mỹ thuật dân gian trước kia được phát triển mạnh mẽ. Những nét kế thừa mỹ
thuật thời Trần còn in đậm trờn cỏc trang trí kiến trúc chựa Cúi, đỡnh Tõy
Đằng... với những hình rồng, hoa lá, hỡnh súng, hỡnh bông hoa sen được
chạm điêu luyện, và điều đáng chú ý là những vân ốc lớn như đứng trung tâm
cả mảng trang trí. Vào thời kỳ này, trên kiến trúc đình làng, chùa làng xuất
hiện nhiều chạm khắc dân gian rất đặc sắc. Tiêu biểu cho trang trí trên kiến
trúc là đỡnh Tõy Đằng thuộc huyện Ba Vì, Hà Tõy. Nột độc đáo ở đỡnh Tõy
Đằng là những bức chạm khắc trong các cấu kiện kiến trúc với những đề tài
về thiên nhiên, hoa cỏ và đặc biệt là mảng đề tài thiên về hoạt động của con
người ở làng xã Việt Nam thế kỷ 16 như: cảnh thầy đồ dạy học, mẹ gánh con,
lễ hội, bơi thuyền, uống rượu... tất cả đều tự nhiên, mộc mạc bộc lộ cá tính
của tác giả và mang đậm tính chất dân tộc. Vào thế kỷ 16, nghề buôn bán trên

11



Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

biển tương đối phát triển và tượng Phật Quan âm Nam Hải như một yêu cầu
của nghề sông nước để cầu cho các thương thuyền ở phương Nam được thuận
buồm xi gió. Tượng phật Quan âm Nam Hải ngồi trên đài sen được chạm
khắc tinh xảo, sống động. Đài sen gồm 4 tầng cánh sen xếp kên nhau, các
cánh sen đều múp phồng và được trang trí hoa văn. Dưới nữa là thân bệ gồm
3 tầng với những hoa văn chạm nổi hình rồng, hình hổ phù và hình hoa lá,
sóng nước với những nét chạm phóng khống, tự do mang cá tính, phong
cách cá nhân chìm lẫn trong các hình tượng thần Phật và được duy dưỡng bởi
cộng đồng làng xã Việt Nam. Có thể nói mỹ thuật dân gian thế kỷ VII đã trỗi
dậy mạnh, nhưng cho đến khoảng cuối thế kỷ 17 mới phát triển, thời kỳ này
đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng đã tan về làng xã và đây là giai đoạn điêu khắc
tượng tròn phát triển khá mạnh mẽ. Vào thế kỷ 17, 18 chạm khắc dân gian
phát triển khá mạnh và phổ biến với những chất liệu như gỗ, đá, đồng... Một
loại hoa văn hầu như không thể thiếu vắng trờn cỏc bia đá thời kỳ này là hình
hoa dây kiểu tay mướp leo. Ngoài ra cũn cú những hình hoa lá, cây cỏ, chim
mng... tạo nên khơng khí sinh động và vui nhộn. Bên cạnh chạm khắc trờn
đỏ, chạm khắc trên gỗ có phần đa dạng hơn. Hình trang trí trong thời kỳ này
rất vui nhộn với nhiều loại thú như hổ, voi, ngựa, rồng... chơi tung tăng, đùa
nghịch. Những hình tượng rồng, phượng, hoa lá, đặc biệt là chim thú, con
người được thẩm mỹ dân gian chấp nhận để trở thành mẫu mực trang trí.
Với sự phát triển mạnh mẽ thẩm mỹ dân gian, những hình chạm thế kỷ
17, 18 đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Khi mà phép
vua khơng hạn chế được lệ làng, giai cấp thống trị cũng cảm thấy bấp bênh và
tìm đến Phật giáo, Đạo giáo. Điều đó đã tạo điều kiện cho mỹ thuật phát triển

trên nhiều dạng di tích khác nhau như đỡnh, chựa, đền, miếu... Vào thế kỷ 19,
đầu thế kỷ 20, song hành giữa chạm khắc dân gian là chạm khắc chính thống.
Thời kỳ này, chạm khắc trang trí trên kiến trúc đình làng, chùa làng dường
như chững lại ở những hoa văn hình rồng, ngựa, rùa, hoa sen, hoa cúc... Khác

12


Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

với trang trí trên kiến trúc, ở thời Nguyễn, các phù điêu độc lập và đồ ứng
dụng được phát triển rộng rãi. Như phù điêu Quốc tổ Lạc Long Quân tại đỡnh
Bỡnh Đà, Thanh Oai, Hà Tây, với nội dung ca ngợi và ghi nhớ công đức của
Người. Hay bức phù điêu Thập điện Diêm Vương tại chùa Huyền Kỳ, Thanh
oai, Hà Tây, mang ý nghĩa dăn dạy người đời phải sống nhân hậu hơn và cư
xử với nhau tốt hơn. Cũng trong thời Nguyễn, chạm khắc trờn cỏc đồ ứng
dụng bày biện trong đỡnh, chựa, đền như hương án, bát bửu, hoành phi câu
đối, kiệu, ngai... phát tiển rất mạnh. Họa tiết hoa văn trang trí trờn cỏc đồ ứng
dụng chủ yếu là hình hoa lá, cây cỏ và đặc biệt trang trí với hình tượng con
vật được các nghệ nhân thực sự quan tâm. Nếu họa tiết hoa lá, cây cỏ chỉ bao
gồm hình sóng nước, hình hoa sen, hoa cúc thì hình tượng các con vật lại rất
đa dạng như: con rồng, nghê, phượng, voi... Mỗi hình tượng, đường nét chạm
khắc được thể hiện tinh xảo, sâu sắc mang đậm phong cách dân gian đặc
trưng của thời kỳ nhà Nguyễn.
Hoa văn cây cỏ là đề tài xuyên suốt trong nghệ thuật tạo hình của người
Việt. Sự hỗ trợ của cây cỏ đã làm cho ngôi đền, ngôi chùa, ngụi đỡnh cổ trở
nên ấm áp hơn, linh thiêng hơn. Cây cỏ trong tạo hình của thời nào cũng vậy,

nó phản ánh đúng tư tưởng, tình cảm của người đương thời, phản ánh những
mơ ước cháy bỏng về một cuộc sống yên bình, no đủ. Những con vật trong
chạm khắc dân gian chủ yếu là linh vật, còn được gọi là những con vật trong
vũ trụ như rồng, phượng, lõn, nghờ... Người đời đã gán cho chúng những khả
năng siêu phàm có thể chi phối đến cuộc sống nhân thế ở những mức độ khác
nhau. Linh vật khơng mang hình tượng nhân cách nhưng lại hội tụ những
chức năng cụ thể nhằm tất cả vì con người, vì mối quan hệ nhân sinh, vũ trụ.
Nối tiếp hình tượng con người từ thời kỳ đồ đồng, các thời kỳ tiếp theo đề tài
này luôn được người Việt quan tâm để có một vị trí xứng đáng. Trong trang
trí, tính chất dân dã thể hiện qua đề tài con người là sâu đậm nhất. Hầu như
trong bất kể hình thức nào tính chất đó cũng được bộc lộ rõ ràng. Và khi đi

13


Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

vào cuộc sống thường nhật như: cảnh đánh cờ, chèo thuyền, đấu vật, ôm gà...
tất cả đều nói lên một giá trị điêu khắc rõ rệt với các khối được diễn tả căng
no đủ trong một hình thức đơn giản,khỏi quỏt cao, thể hiện tinh thần vui chơi,
hồn hậu của truyền thống dân tộc. Bằng óc sáng tạo và đôi bàn tay tài hoa,
khéo léo của các nghệ nhân dân gian, hình tượng con người trong cuộc sống
thường nhật đã đi vào nghệ thuật chạm khắc thật sinh động, tươi mắt như
cảnh mẹ gánh con, đẽo gỗ, chèo truyền uống rượu, làm xiếc, đánh đàn... tất
thẩy đều nói lên một giá trị điêu khắc rõ rệt với các khối được diễn tả căng no
đủ, từ một hình thức đơn giản, mà vững chắc, mạnh bạo, mang một giá trị
nghệ thuật cao. Những hình ảnh của cuộc sống đã hoà nhập vào những bức

chạm, nhập tâm tới mức mà chỉ bằng vài khối đơn giản đã diễn tả được một
con người cả về hình thể, động tác và ý nghĩa. Tuy nhiên, hình ảnh con người
trong nghệ thuật chạm khắc chỉ mang tích chất tượng trưng. Hình tượng con
người thế kỷ 16 được thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau đã khẳng định
một bước đi mới của nghệ thuật tạo hình dân tộc, nú cũn giữ lại được cốt lõi
của nhiều vấn đề xã hội và lịch sử, của ước mơ, đồng thời đề tài này cũng
mang những nét khởi đầu làm tiền đề cho sự phát triển nghệ thuật chạm khắc
dân gian cuối thế kỷ 17.
Cả mảng chạm mang tư cách gần gũi với đồ khảm như biểu hiện một
sự thoa diễn kỹ thuật hết sức tinh khéo, điêu luyện. Một trong những yếu tố
chi phối trực tiếp đến sự phát triển của nghệ thuật chạm khắc dân gian thời kỳ
này chính là khơng gian kiến trúc mở của những ngụi đỡnh làng. Với khơng
gian kiến trúc như vậy, ánh sáng thiên nhiên có thể chiếu rọi khắp nơi ở
những cung bậc khác nhau, đã nảy sinh bao hình thức chạm khắc trờn cỏc
phần kiến trúc như đầu kèo, chắn gió... mà tiêu biểu như chạm khắc đỡnh Tõy
Đằng, đình Liên Hiệp... đã mang đến một luồng sinh khí với nét chạm tự do,
cấu trúc đồ sộ. Cá tính và phong cách cá nhân chìm lẫn trong các hình tượng

14


Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

và được dung dưỡng bởi cuộc sống làng xã vừa khép kín, vừa đa dạng như
những tế bào gộp nên nền văn hố nơng nghiệp Việt Nam.
Một điểm nổi bật ra trong nghệ thuật chạm khắc dân gian thế kỷ 17 là
70 năm đầu được coi là đỉnh cao của nghệ thuật tượng, chỉ đến cuối thế kỷ 17,

nghệ thuật trạm khắc dân gian mới phát triển và gắn với đình làng. Lúc đó
hình tượng con người được nổi lên mang tư cách trung tâm. Vào giữa thế kỷ,
dưới sự phát triển của Đạo phật và Đạo nho, hình tượng con người xuất hiện
nhiều hơn như ở bia mộ, ở Tháp Cửu phẩm Liên hoa - Chùa Bút Tháp. Nghệ
thuật tạo hình của giai đoạn này do chưa phải nhằm mục đích phục vụ yêu cầu
làng xã nên hình thức thể hiện cịn nghiêm chỉnh, thiếu nét dí dỏm, thiếu nụ
cười... Tháp quay Cửu phẩm Liên hoa gồm 9 tầng đài sen, biểu hiện cho 9 cấp
trong thế giới cực lạc của Đức phật A di đà. Những đài sen là nơi thường ngụ
của những linh hồn bất diệt, tự nhiên tự tại, không bị rằng buộc bởi quy luật
vơ thường. Thời kỳ này, hình tượng con người được thể hiện chủ yếu dưới
những tích chuyện với nhân vật chính như Đức Thánh Lạc Long Quân, Yết
Kiêu, Trần Hưng Đạo... với ý nghĩa hướng về cội nguồn, nhớ ơn những vị anh
hùng đã có cơng sáng lập đất nước. Hay bức phù điêu "Thập điện Diên
vương" với ý nghĩa răn dạy cho con người sống nhân hậu hơn. Bằng tạo hình
cỏc õm cảnh đầy hình tra khảo đau buồn, đồng thời còn phản ánh thực tế bất
công mà xã hội đương thời vẫn thực hiện với nhân dân. Mặt khác, sự khủng
hoảng tư tưởng và nghèo khó đã xơ đẩy bao người rơi vào chiếc nơi tội lỗi,
đói khổ, tiêu điều... con người bình dị bị rơi vào thế bấp bênh khơng cịn
phương hướng. Trong hồn cảnh đó, một trong rất nhiều hình thức để làm cân
bằng cuộc sống là sự răn đe thông qua tín ngưỡng. Và các diêm vương với
chức năng kiểm sốt cơng tội của mỗi con người được hiện hình trong nghệ
thuật để mong sao cho con người sống tốt hơn, cư xử với nhau hoà thuận hơn.
Hoa văn chạm khắc Việt Nam nói chung và hình tượng con người trong
chạm khắc nói riêng khơng chỉ đơn thuần để trang chí cho kiến trúc hoặc các

15


Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT


Trần Thị Phương

hiện vật nào đó, mà chúng là sự kết tinh muôn đời, muôn thuở của dân tộc
Việt Nam. Đã một thời rất dài, hình tượng con người gắn vào cuộc sống
thường ngày trước việc ứng xử với cái đẹp, để trở thành những mảng tâm hồn
nhân thế và cõng trên lưng biết bao vấn đề lịch sử, xã hội của dân tộc. Chỳng
luụn mang đậm nhiều khía cạnh về tiếng nói và chiếm địa vị vàng son của văn
hoá nghệ thuật đương thời. Chúng là những "chữ viết" chân thực, là lời nhắn
nhủ đầy tính triết mỹ của tổ tiên chúng ta để lại cho thế hệ mai sau

16


Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

CHƯƠNG 2: DẤU ÊN NHO GIÁO TRONG NGHỆ THUẬT CHẠM
KHẮC DÂN GIAN VIỆT NAM
2.1. Nghệ thuật chạm khắc đình làng:
Nói đến văn hóa cổ truyền Việt Nam, người ta khơng thể khơng nói đến
ngụi đỡnh làng. Ở mỗi vùng quê Việt Nam, làng nào cũng có những ngụi
đỡnh, ngơi chùa cổ là nơi sinh hoạt văn hoá, gắn kết các thành viên trong
cộng đồng làng xã với
nhau. Kiến trúc đình làng
vì vậy mang đậm dấu ấn
văn hóa, độc đáo và tiêu
biểu cho kiến trúc điêu

khắc Việt truyền thống.
Thế kỷ XVIII, Việt Nam
có khoảng 11.800 làng xã.
Mỗi làng có một cụm kiến
trúc nghệ thuật tơn giáo đình đền chùa với hàng trăm pho tượng và nhiều đồ
trang trí thờ cúng khác nhau. Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam vẫn
thường gọi chung đỡnh chựa, nhưng trên thực tế, đình và chùa khơng cùng
một ý thức văn hóa. Đình làng có kết cấu mặt bằng đơn giản hơn chùa rất
nhiều. Nếu không gian chùa là không gian khép kín, tâm linh con người
hướng về Đức Phật, hướng tới điểm trung tâm trong chựa thỡ ngược lại, đình
làng có khơng gian mở. Khơng gian đình mở rộng gắn liền với khơng gian
cảnh quan bên ngồi. Chớnh vỡ sự khác biệt trên, kiến trúc ở đình làng ở thời
kỳ đầu chỉ là một nếp nhà ngang bao gồm sú gian lẻ theo truyền thống dựng
nhà của người Việt. Gian giữa dành cho việc thờ Thành Hoàng Làng, đồng
thời cũng là là trung tâm để cân đối bố cục các gian bên. Cỏc ngụi đình của
thế kỷ XVI, XVII như đỡnh Tây Đằng, Chu Quyến có bố cục mặt bằng theo

17


Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

hình chữ Nhất (−). Một số đình sau này xây thêm phần hậu cung để tách riêng
nơi thờ thần. Vì vậy bố cục mặt bằng có thể theo hình chữ Đinh (J) như đình
Lỗ Hạnh, hình chữ Nhị (=) như đỡnh Phự Lóo (Bắc Giang). Ngồi ra sang thế
kỷ XVIII, đình có thể được xây theo kiểu nội công ngoại quốc (I). Các hạng
mục kiến trúc cơ bản của ngơi đình thường gồm tồ đại đỡnh, sân đình, hồ,

ao. Phía trước tồ đại đỡnh có toà nhà nhỏ và thấp hơn gọi là nhà tiền tế. Như
vậy theo tiến trình phát triển của kiến trúc đình làng, tính chất của ngơi đền
cũng có sự thay đổi. Càng về sau tính chất dân gian càng giảm sút. Thay vào
đú tình chất tơn giáo, tín ngưỡng ngày một tăng. Từ chỗ ban thờ Thành
Hoàng làng đặt ngay ở gian giữa, giữa con người và thần linh không có sự
tách biệt. Đến chỗ Thành Hồng làng được thờ trong hậu cung tách biệt, đúng
kín càng thêm vẻ thần bí, linh thiêng. Cùng với việc xây dựng nhà tiền tế, hai
dãy nhà bên tả hữu cũng được xây dựng dọc theo sân đình. Theo kiến trúc
truyền thống, ở đình không thể thiếu mặt nước của hồ, ao để ngôi đình soi
bóng, tạo vẻ đẹp hài hồ cho tồn bộ cảnh quan kiến trúc đình làng. Phần
quan trọng nhất trong tồn bộ kiến trúc đình làng là tồ đại đình với tàu mỏi
xoố rộng và có chiều cao chiếm khoảng 2 phần 3 chiều cao của đình. Tuy vậy
trơng tồn bộ vẫn nhẹ nhàng bởi các đầu đao cong cuộn lên thành từng dải
hoa văn với kiểu dáng phong phú, sinh động. Các thành phần kiến trúc nói
trên được bố cục trên một đường trục nằm chính giữa, cịn gọi là đường thần
đạo. Đại đình là ngơi kiến trúc trung tâm, tạo ra sự hoành tráng trang nghiêm,
các bộ phận kiến trúc khác liên kết với tồ đại đình để tạo một tồng thể kiến
trúc hoàn chỉnh, hợp khối.

18


Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

Nhìn lại cỏc đỡnh Tõy Đằng, Lỗ
Hạnh, Cao Thương (Hà Bắc), Phự
Lóo, Chu Nguyờn, đỡnh Hương Lộc,

Mơ hình kiến trúc đình làng
theo kiểu “Nội cơng ngoại quốc”

Phùng Thượng, đình Thổ Tang, Ngọc
Canh để thấy rằng, đình là một khối

điêu khắc trong khơng gian, đầy chi tiết tinh tế, nhưng cũng đầy tính khoa học
kiến trúc. Nói về đường nét, đình là nơi hội tụ những mụ tớp trang trí tuyệt
hảo, gồm nhiều xu hướng: hiện thực, cách điệu và đồ họa. Ví dụ như: ở đỡnh
Phự Lóo (Bắc Giang) có hình điêu khắc phụ nữ khỏa thân đùa với rồng, gối
đầu lờn mỡnh rồng; một hình trang trí đầy sáng tạo nữa là mây bay. Để đưa
mây vào trang trí cho đình, người thợ Việt Nam đã cố gắng diễn đạt được cái
nhẹ nhàng phù vân của mây vào các bẩy hiên cổn và mõy đó thành hình khối
di động, uyển chuyển, chỗ dày, chỗ mỏng như cú gỡ lay động. Hội làng
thường được tổ chức ở sõn đỡnh, trong hội làng. Nhìn chung, văn hoỏ đỡnh
Việt Nam rõ ràng có tính hồn tồn độc lập của một cộng đồng xã hội biết
tổng hợp dung hịa mọi nền văn hóa khác thành một nét văn hóa riêng nhằm
phục vụ an ninh cho dân tộc mình, trong ấy, yếu tố chủ yếu vẫn là thờ cúng
những người có cơng với xã, người anh hùng dựng lập nước và bảo vệ đất
nước.
2.1.1. Dấu ấn Nho giáo trong việc thiết lập kết cấu kiến trúc.
Một trong những yếu tố chi phối trực tiếp đến sự phát triển của nghệ
thuật chạm khắc dân gian thời kỳ này chính là không gian kiến trúc mở của
những ngụi đỡnh làng. Với khơng gian kiến trúc như vậy, ánh sáng thiên
nhiên có thể chiếu rọi khắp nơi ở
những cung bậc khác nhau, đã nảy
sinh bao hình thức chạm khắc trờn
cỏc phần kiến trúc như đầu kèo,
chắn gió... mà tiêu biểu như chạm
19



Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

khắc đỡnh Tõy Đằng, đình Liên Hiệp... đã mang đến một luồng sinh khí với
nét chạm tự do, cấu trúc đồ sộ. Cá tính và phong cách cá nhân chìm lẫn trong
các hình tượng và được dung dưỡng bởi cuộc sống làng xã vừa khép kín, vừa
đa dạng như những tế bào gộp nên nền văn hố nơng nghiệp Việt Nam.
Đình làng phát triển mạnh từ sau thế kỷ XV và thực sự nở rộ từ cuối
thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII – XVIII đã cho thấy Nho giáo bắt đầu xâm nhập
vào đời sống dân gian. Tuy nhiên Đình cũng chỉ phát triển khi Nho giáo Lê
Sơ đi vào con đường bế tắc. Lúc này cái hệ thức văn hóa truyền thống của
thiết chế làng xã cổ truyền Việt Nam với những tàn dư dân chủ nguyên thủy
đã chặn nhiều yếu tố Nho giáo chính thống lại ngồi lũy tre làng. Nó trở
thành một cái phin lọc chỉ để cho những gì thích hợp với tâm thức dân gian
được du nhập.
Và do vậy trên hình thức, thỡ Đỡnh làng là một biểu hiện chính thức
của Nho giáo trong dân gian, nờn cỏc cách thức bố cục trang trí đã thể hiện ra
tính chất thu nhỏ của một tiểu triều đình ở đó. Người Việt xưa vốn ưa thích
một thiết kế kiến trúc hợp với tự nhiên, thuận theo tự nhiên mà làm như Cổ
Loa thành là một thí dụ tiêu biểu. Hệ thức kiến trúc theo dạng đường thuần
đạo chỉ thực sự phát triển khi ý thức hệ Nho giáo ảnh hưởng mạnh mẽ vào
Việt Nam. Ban đầu là cung
điện sau này mới đến các hình
thức mộ táng. Mộ các vua nhà
Lý, chúng ta khơng hề có dấu
tích, nhưng mộ của Trần Thủ

Độ, một viên quan lại đầu thời
Trần vẫn được kiến thiết theo

Một phần khung cảnh mộ của Trần Thủ Độ

lối quy tụ vào trung tâm,
Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ chấn bốn bề xung quanh. Chỉ

20


Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

đến cuối triều nhà Trần Hiến Tông, Trần Anh Tông người ta mới bắt đầu nhìn
thấy kiểu kiến trúc lấy trục đường thần đạo làm trung tâm.
Trở lại với kiến trúc đình làng, ta thấy rằng có hai tuyến tổ chức trong
đình. Đó là tuyến ngang và tuyến dọc. Tiêu biểu là đình Đình Bảng (Bắc Ninh).
Tuyến dọc thuộc gian trung tâm và chạy suốt đến tận hậu cung, mà sau thế kỷ
XVII nó càng ngày càng phát triển mở rộng để trở nên độc lập. Còn tuyến
ngang là tuyến chạy ngang sang hai bên cánh của ngụi đỡnh, cũng là nơi các
quan viên, chức sắc tụ họp bàn việc làng xã. Và chạm khắc kiến trúc cũng được
tuân thủ theo chức năng sử dụng gian này. Gian giữa luôn là gian thờ, cũng
được xem như là đường thần đạo của ngụi đỡnh. Cỏc mảng chạm khắc mà theo
đó cũng lựa chọn các chủ đề làm sao cho thích hợp với tâm thức chầu hầu vào
gian giữa theo trục thần đạo, nơi có Thành Hồng làng ngự trị. Thần Hồng
làng cũng chính là thần linh tối cao ảnh hưởng đến vận mệnh của làng xã.
Do vậy trờn cỏc đầu dư là các đầu rồng, khuôn mặt uy vũ giữ tợn, luụn

chầu vào phớa trong. Thậm chí đình làng Tây Đằng – một ngụi đỡnh cú niên
đại từ khá sớm ở thế kỷ XVI, người ta cịn chạm con rồng ở hai cột cái phía
trong gần với hương án thờ Thành Hoàng làng quay mặt vào diện thờ. Như
vậy tính chất hầu chầu đã được chú trọng. Các mảng chạm khắc khác cũng
vậy, các sinh hoạt dân gian thường được chạm khắc ở các gian hai bên cánh
của ngụi đỡnh, cũn ở gian giữa luôn là các mảng chạm rồng mây, rồng ổ, hay
vinh quy bái tổ, cỏ húa long hay lão long huấn tử...
Những mảng chạm khắc này còn được phụ trợ thêm bởi yếu tố bài trí
sắp đặt ở cỏc đỡnh làng. Các bộ bát bửu, lỗ bộ thường đặt hai bên của nhang
án thờ thần cùng với ngựa, lọng hoặc kiệu, những đồ dùng trong các lễ rước
hoặc các ngày lễ hội của làng. Rùa đội hạc hay phỗng chầu hai bên cũng góp
phần vào tạo thêm tính chất thiêng liêng cho gian thờ. Ngoài ra những đơn
nguyên kiến trúc khác được hoàn thiện dần tử thế kỷ XVI, khi đình chỉ có
dạng chữ nhất đến dạng thức nội công ngoại quốc của đình thế kỷ XVIII đã ít

21


Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

nhiều củng cố cho quan niệm về trục đường thần đạo này. Từ cột biểu tường
bao, qua một khoẳng sân rộng, đến gian Tiền bái và tịa Đại đỡnh, đó tạo ra
cho đình làng càng những thế kỷ sau dáng vẻ một tiểu triều đình cho ngôi nhà
chung của cộng đồng làng xã.
Như vậy trên một phương diện nào đó, đây khơng phải là lý thuyết của
Nho gia, nhưng cái ảnh hưởng của nó là hồn tồn có thể. Nho giáo đã ngấm
sâu vào quan niệm dân gian để sản sinh ra các quy định và cách thức riêng

cho kiến trúc mỹ thuật.
2.1.2. Các biểu tượng Nho giáo trong nghệ thuật chạm khắc.
Chạm khắc trên kiến trúc là một yêu cầu cần thiết để tránh đi những nột
thụ của cấu kiện, đồng thời cũng nhằm phản ánh những ước vọng của con
người trong những mối quan hệ mang tính tâm linh và xã hội. Suốt cả một
thời dài nhiều thế kỷ, dưới thời Lý, thời Trần, thời Lê Sơ, chủ yếu người ta
chỉ thấy các mảng chạm khắc nằm trên chất liệu đá. Đôi khi cũng tìm thấy
một vài mảng chạm gắn với chất liệu gỗ trên kiến trúc, như ở cỏc vỏn lỏ giú
thuộc Cồn Chè (Nam Định), Thái Lạc (Hưng Yên) và Bối Khê (Hà Tây).Vào
những thời từ thế kỷ XIV trở về sau đã tìm được nhiều hình chạm khắc trờn
cỏc ngụi thỏp, lăng mộ bằng đá, tới thời Nguyễn tìm thấy cả kiến trúc cú mỏi
với kết cấu bằng đá. Thực ra nghệ thuật tạo hình ở nước ta, về cơ bản được
nuôi dưỡng chủ yếu bởi kinh tế tập thể. Người nghệ nhân thường không mấy
khi được ghi tên vào sản phẩm của mình. Họ khơng đủ thời gian để tạo nên
những tác phẩm cực kỳ tinh tế, dù cho nghệ thuật tạo hình trên kiến trúc phần
nhiều có giá trị biểu tượng và là sản phẩm chung của cả cộng đồng, cá tính
của nghệ nhân thường chỉ được ẩn vào các giá trị kỹ thuật chứ không phải
nằm trong sự sáng tạo riêng cho đề tài. Khi có bối cảnh thì bối cảnh cũng
được tạo cho ăn nhịp với người, vật để tăng thêm sinh động cho bố cục. Hình
tượng thờ phần lớn là no, trịn, vng vức, mộc mạc. Cách điệu hóa sự vật thì
chân thật, đơi khi thần tình, chứng tỏ một sự thâm nhập, sự hiểu biết khá tinh
22


Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

tế. Ở đó, các tác giả như lướt qua những chi tiết có tính tả cảnh để tập trung

vào đặc trưng và nhất là cái “thần” của sự vật. Tình hình như nêu trên cho
thấy trên đồ đá chỉ là sự nối tiếp kỹ thuật chạm khắc của thời gian trước, cũn
trờn cỏc đồ gỗ dễ đục chạm hơn đã cho phép phát triển kỹ thuật chạm khắc từ
nổi, chìm sang kết hợp với bong kênh, thậm chí cả chạm lộng.
Thời Lê Sơ là giai đoạn Nho giáo được đề cao, thậm chí có vị trớ khỏ
độc tôn trong xã hội. Việc thi cử để ra làm quan khơng cịn là đặc quyền của
các con cái của tầng lớp quan lại, quý tộc, mà trở thành chí hướng phấn đấu
của đa phần các Nho sinh trong cả nước. Một biểu tượng đặc trưng xuất hiện
trong giai đoạn này là “cỏ vượt vũ mụn húa rồng”. Ta có thể tìm hiểu, so sánh
hai bức chạm khắc cùng nói về một đề tài là “cỏ hố rồng” nhưng ở chân
thềm đá Nam Giao (Thái Hà ấp – Hà Nội) thời Lê Sơ sẽ cú cỏch chạm khác
với hỡnh “cỏ hoỏ rồng” tại đình Lỗ Hạnh (Đơng Lỗ - Hiệp Hoà - Bắc Giang)
như thế nào : cách thức bố cục, chất liệu, và đặc biệt là chất cảm của người
nghệ nhân trên từng hiện vật.
Theo phong cách chạm khắc thì mảng chạm này có niên đại sớm nhất
là thời Lê Sơ. Cỏc hoỏ rồng là đề tài mang tinh huyền thoại, có lâu đời trong
văn học dân gian
Việt Nam. Đó là
cõu chuyờn kể về
lồi cá kéo nhau
về tụ hội tại thác
vũ môn để thi tài.
Nếu con nào vượt
Hình “Cá hố rồng” chân điện Nam Giao (Hà Nội)

qua được thác sẽ

hóa thành rồng. Phải chăng có sự trùng hợp với quan điểm của Nho giáo, có
sự so sánh giữa lồi cá vượt vũ mơn sẽ hóa thành rồng với các sĩ tử vượt qua
kỳ thi thì sẽ có cuộc sống mới, như loài rồng kia ở địa vị thanh cao, tôn quý.


23


Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

Ở chân thềm đá Nam Giao (Thái Hà ấp – Hà Nội). Điểm thú vị nhất ở
các mảng chạm cỏ húa long của giai đoạn thời Lê Sơ chính là hình thức nhìn
thấy chỉ là đầu rồng nhưng đuôi cá. Và người ta cũng nhận ra cỏi khộo của
người nghệ nhân chạm khắc ở chỗ từ việc đưa ra khái niệm đến hình ảnh là
khơng đơn giản. Cái phần mỡnh cỏ sẽ phải xử lý như thế nào cho hợp lý dưới
sự hoán đổi thân phận. Các nghệ nhân đã rất khôn ngoan thế vào đó hình
tượng sóng nước khiến cho họ khơng phải mơ tả chiều dài của con rồng, cũng
như không cần thiết tả thực cỏch húa hỡnh của con cá. Hỡnh cỏ hoỏ rồng ở
đõy mang tính cách điệu cao, là một đề tài khơng có thực, chỉ là hư cấu, biểu
trưng một sự vật, hiện tượng. Với chất liệu là đá và kỹ thuật chạm nơng,
nhưng ý đồ chạm hình ngọn sóng cao, nhịp điệu của ngọn sóng đều, chắc
khoẻ, đặc biệt là mô tả chi tiết đầu con rồng đã làm cho tồn bộ hình khối của
bức chạm khắc rõ ràng, hình tượng sống động. So với thời Lý, con rồng có
khn mặt hiền lành, từ thời Trần trở về sau rồng mang một hình thức dữ
tợn, khơng cịn những con rồng bay lên nhẹ nhàng thanh thốt, hiền hồ mà là
những con rồng cuốn mây, lượn sóng khoẻ mạnh, dữ dội. Người nghệ nhân
mô tả một hồ sen rộng lớn với nhiều sóng nước xáo động, và đùa giỡn trên
sóng nước là một đơi chim un ương và hai con cá đang hóa rồng. Cả hai
con cá đầu đã hóa thành rồng, đuụi cũn đang là đi cá. Đầu có chất rồng ở
đây rõ ràng nhất là chiếc sừng 2 nhánh, hai dải đuôi bờm bay dài ra sau gáy,
một chựm rõu bay ngược từ dưới cằm lên, đôi mắt lồi to cùng với chiếc mũi

sư tử và cái tai dài hỡnh lỏ giống tai trâu. Đặc biệt là giữa sự chao động của
sóng, nhịp của ngọn sóng chưa kết thúc, bố cục của bức chạm là lối bố cục
mở, cá vượt qua sóng to, vượt qua khó khăn trở ngại để hoá thành rồng. Hỡnh
cỏ húa rồng vẫn rõ nét, vẫn ăn khớp với nhau hợp lý và sinh động. Sang thế
kỷ sau, đề tài cỏ húa rồng vẫn được tiếp tục phát triển trờn cỏc điờu đỡnh làng
thế kỷ XVI tiếp sau. Nếu hình tượng “cỏ húa rồng” thời Lê chỉ xuất hiện lác
đác trên một vài di tích thì nay trở nên phổ biến hơn và cũng ít nhiều khơn

24


Dấu ấn Nho giáo trong chạm khắc dân gian Việt Nam
Thảo - K55A SPMT

Trần Thị Phương

ngoan hơn. Các hình ảnh “cá – rồng” được vận dụng linh hoạt trong các chạm
khắc đình làng. Đặc biệt là các chạm khắc ở các đầu dư của kiến trúc giữa
một bộ vì kèo. Hình ảnh “cỏ hóa long chầu mặt trời” ở đình Lỗ Hạnh, được
nhận thấy như “sự chui cột” của con cá mà biến thành rồng. Với thủ pháp
biểu tượng hoỏ, cá - rồng là sự hoỏ thõn đơn giản nhất, khơng cịn mây che,
sóng phủ như hỡnh cỏ hoỏ rồng thời Lê Sơ ở điện Nam Giao nữa mà là sự
hoỏ thõn chuyển đổi trực tiếp, chỉ còn những vây che cho thõn cỏ trong lúc
hoá rồng. Các chạm khắc này còn độc đáo hơn cả việc cá lẩn trong mây, trong
sóng nước để hóa thành rồng điều này thể hiện rất rõ bằng kỹ thuật chạm
lộng, công phu tỷ mỷ của người thợ. Đõy là kỹ thuật chạm khắc đầy tính biểu
cảm, có hiệu quả khơng gian và hiệu quả khối cao nhất. Việc đặc tả chi tiết
đầu con rồng, và thõn cỏ, sự khái quát cao trong biểu hiện, nột thụ mộc, đơn
giản đã làm “cỏ hoỏ rồng” gần gũi, sống động. Đạt được giá trị thẩm mỹ cao
trong


nghệ

thuật tạo hình
dân gian.Thơng
thường tất cả
các đầu rồng
này đều được
chầu vào gian
Hình “cá hố rồng chầu mặt trời (trên), mây đao lửa (dưới)
Chạm gỗ đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hồ - Bắc giang)

giữa.



xu

hướng của cỏ

hoỏ long thời kỳ nhà Mạc thường chạm khắc một cặp, đối xứng qua trục quay
đầu vào hình mặt trời, mây đao lửa. Một ý nghĩa mang tính vẹn tồn, song hợp.
Rồng chầu vào mặt trời phải chăng đó là báo hiệu sự xuất hiện của người tài, anh
minh luôn được soi sáng bởi ánh sáng của vầng hoà quang. Người tài là hiền
tài.

25



×