Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀNH ĐỘNG NHỜ TRONG TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.78 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THÁI HƯƠNG
HÀNH ĐỘNG “NHỜ” TRONG
TIẾNG VIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội – 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THÁI HƯƠNG
HÀNH ĐỘNG “NHỜ” TRONG
TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PSG.TS Đào Thanh Lan
Hà Nội – 2013
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ trước đến nay, những hành động mà ta thực hiện bằng lời nói
vô cùng phong phú và đa dạng, điển hình là hành động cầu khiến hay
còn gọi là lời cầu khiến được thể hiện thông qua phát ngôn cầu khiến
hoặc câu cầu khiến.
Nghiên cứu hành động cầu khiến là góp phần vào việc tìm hiểu
con người sử dụng ngôn ngữ như thế nào trong các cảnh huống giao
tiếp khác nhau nhằm đạt được những mục đích giao tiếp khác nhau.
Chính vì vậy, ở luận văn này, chúng tôi mạnh dạn khảo cứu chuyên
biệt về một vấn đề cụ thể của hành động cầu khiến tiếng Việt: Nghiên
cứu hành động nhờ trong tiếng Việt.


2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích: Khảo sát hành động nhờ Tiếng Việt trong các mối
quan hệ của nó.
2.2. Nhiệm vụ:
- Làm rõ hành động nhờ tiếng Việt trong phân khúc hoạt động
cầu khiến ở tiếng Việt.
- Miêu tả, định dạng, phân tích hành động nhờ trong tiếng Việt.
- Chỉ ra mức độ giá trị của hành động nhờ, trên cơ sở biểu hiện
của lực ngôn trung.
- Làm rõ tính lịch sự của hành động nhờ trong tiếng Việt liên
quan đến sự biểu đạt của người nói.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp miêu tả
- Thủ pháp phân tích, thủ pháp thống kê, thủ pháp so sánh
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN
1
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1. Khái niệm lời
Lời có thể hiểu một cách ngắn gọn nhất như sau “Lời là hiện
dạng của câu trong một ngôn cảnh giao tiếp”
1.1.2. Tình thái
Tình thái trách nhiệm là loại tình thái liên quan đến ý nguyện,
mong muốn của người nói thể hiện qua phát ngôn nhằm đạt đến một
hiệu quả giao tiếp nhất định. Nghĩa tình thái liên quan đến hành động
nhờ là tình thái trách nhiệm
1.1.3. Hành động ngôn từ
1.1.3.1. Sơ lược về hành động ngôn từ
Hành động ngôn từ - Speech acts là khái niệm gắn liền với triết
gia người Anh J.L Austin thông qua cuốn sách nổi tiếng “ How to do

thing with words”. Austin quan niệm một cách đơn giản là để diễn tả
một hành động ngôn từ thì cần phải nói ra điều đó và làm, nghĩa là khi
ta nói xong có nghĩa là ta đã thực hiện xong hành động đó
1.1.3.2. Phân loại hành động ngôn từ
a. Phân loại theo J.R Searle
Searle phân hành động ngôn từ ra thành 05 loại: biểu hiện, chi
phối, cam kết, biểu cảm, tuyên bố.
b. Phân loại theo J.Austin
Khoảng những năm 60 của thế kỷ XX, Austin đã phân loại các
hành động ngôn trung cụ thể như sau: phán xét, hành xử, cam kết, ứng
xử, bày tỏ.
1.1.4. Hành động cầu khiến trong tiếng Việt
1.1.4.1. Ý nghĩa hành động cầu khiến
2
Thông thường, các hành động ngôn trung có ý nghĩa cầu là các
hành động cầu, nhờ, mời, chúc, xin … còn các hành động ngôn trung
có ý nghĩa khiến là các hành động yêu cầu, ra lệnh, cấm, cho phép
Nếu cầu kêu gọi sự tự nguyện của người nghe thì khiến lại áp đặt
người nghe phải hành động .
1.1.4.2. Phân loại hành động cầu khiến
Các yếu tố thường được xem xét khi phân loại hành động cầu
khiến như sau:
a/ Vai giao tiếp giữa chủ ngôn và tiếp ngôn
b/ Quyền lợi của người tiếp nhận hành động được nêu ra trong
phát ngôn
c/ Cường độ, mức độ cầu khiến của chủ ngôn
Dưới đây là bảng phân loại theo tác giả Đào Thanh Lan [10,42]
TT
Hành động
cầu khiến

Mức độ cầu
khiến
Nội
dung
lệnh
Hình thức biểu đạt
điển hình
1 Ra lệnh Khiến cao nhất Làm
Vnh = ra lệnh; hãy,
đi
2 Cấm Khiến cao nhất
Không
làm
Vnh = cấm; không
được
3
Cho / cho
phép
Khiến cao Làm
Vnh = cho / cho
phép; hãy, đi
4 Yêu cầu Khiến cao Làm
Vnh = yêu cầu; hãy,
đi
5 Đề nghị
Khiến trung
bình, cầu thấp
Làm
Vnh = đề nghị; hãy,
nào / nhé

3
6 Dặn
Khiến thấp,
cầu thấp
Làm nhé
7 Khuyên Khiến thấp
Làm /
không
làm
Vnh = khuyến; nên /
Vnh + không nên
8 Rủ Cầu thấp Làm Nhé, có…không
9 Mời Cầu trung bình Làm
Vnh = mời; nhé,
có…không
10 nhờ Cầu cao Làm Vnh = nhờ; với
11 Chúc Cầu cao Làm Vnh = chúc, nhé
12
Xin, xin
phép
Cầu cao Làm
Vnh = xin/xin phép;
nhé
13 Cầu Cầu rất cao Làm Vnh = cầu; với
14 Nài Cầu rất cao Làm
Vnh = xin, van, lạy;
với
15 Van Cầu rất cao Làm Vnh = van; với
16 Lạy Cầu cao nhất Làm Vnh = lạy; với
(Ghi chú: Vhn = vị từ ngôn hành; hãy, đi, nhé, với… = từ có vai trò

làm phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung cầu khiến)
1.1.5. Hành động hiển ngôn / trực tiếp và hành động hàm
ngôn / gián tiếp
Hành động trực tiếp / hiển ngôn là hành động tạo ra đích ngôn
trung hiển ngôn được biểu hiện trực tiếp bởi các dấu hiệu hình thức
ngôn từ đặc trưng cho nó.
Hành động gián tiếp / hàm ngôn là hành động được biểu hiện
gián tiếp thông qua dấu hiệu hình thức của hành động khác (hành
động dẫn nhập) tạo ra hàm ý của lời được người nghe nhận diện
bằng thao tác suy ý trên cơ sở ngữ nghĩa và ngữ cảnh.
4
1.1.6. Lời ngôn hành tường minh và lời ngôn hành nguyên cấp
Lời ngôn hành tường minh thì gọi tên hành động ngôn trung một
cách rõ ràng, cụ thể, xác định còn lời ngôn hành nguyên cấp thì chỉ
nêu ra hành động ngôn trung khái quát, không chỉ ra hành động ngôn
trung cụ thể và nó tương đương với một số hành động ngôn trung cụ
thể.
Mô hình đầy đủ khái quát của lời cầu khiến tường minh K1
K1 = D1 + Vnhck + D2 + V(p)
Mô hình đầy đủ của lời cầu khiến nguyên cấp K2 chứa hãy,
đừng, chớ là:
K2 = D2 + Vtck + V(p)
1.1.7. Phân biệt lời cầu khiến bán tường minh và lời cầu khiến
bán nguyên cấp
K1’ = D1 + mong/muốn + D2 + V(p)
K2’ = D2 + Vck + V(p) + Tck

1.2. HÀNH ĐỘNG NHỜ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI
HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN
1.2.1. Hành động nhờ trong tiếng Việt

Ý nghĩa chính của nhờ là “yêu cầu người khác làm giúp cho
việc gì”, được sử dụng nhiều và rất phổ biến trong giao tiếp.
1.2.2. Hành động nhờ trong mối quan hệ với các hành động
cầu khiến khác trong tiếng Việt
Theo bảng phân loại [10,42] trong 16 hành động cầu khiến, hành
động nhờ được đánh giá là hành động có tính chất cầu cao, được xếp
ở vị trí thứ 10. Nội dung lệnh của hành động nhờ là “làm”. Hành
5
động nhờ thường chứa vị từ ngôn hành tường minh nhờ và các vị từ
hành động giúp, giùm, hộ.
CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN HÀNH ĐỘNG NHỜ TRONG
TIẾNG VIỆT
2.1. TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN HÀNH ĐỘNG NHỜ TRONG
TIẾNG VIỆT
2.1.1. Tiêu chí ngữ cảnh tình huống
Ngữ cảnh (context) hay còn được gọi là ngữ cảnh tình huống là
môi trường vật lý chứa tình huống hiện thực để lời nói xuất hiện và
hiểu được.
Ngữ cảnh cầu khiến bao gồm những thành phần cơ bản là: chủ thể
cầu khiến, chủ thể tiếp nhận lừoi cầu khiến, hành động cầu khiến,
hướng cầu khiến.
2.1.2. Tiêu chí về mối quan hệ giữa người nói và người nghe
trong lời nhờ.
2.1.3. Tiêu chí hồi đáp của hành động nhờ: tiếp ngôn đáp lại
bằng hành động ngôn từ và bằng hành động vật lý.
2.1.4. Những dấu hiệu hình thức để nhận diện phát ngôn nhờ:
Vị từ ngôn hành nhờ, vị từ hành động giúp, giùm, hộ là chủ yếu.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NHẬN DIỆN HÀNH ĐỘNG NHỜ
TRONG TIẾNG VIỆT
Về mặt tiêu chí, luận văn tập trung làm rõ sự khác biệt giữa hành

động nhờ và các hành động tương đồng dựa theo tiêu chí nổi trội.
- Tiêu chí về dấu hiệu ngôn hành.
- Tiêu chí về các điều kiện hành động, bao gồm:Vị thế giao tiếp
giữa chủ ngôn và tiếp ngôn, về người hưởng lợi, về quyền từ chối của
6
tiếp ngôn, về hướng thực hiện hành động, về chiến lược hành động,
về thời gian hiện thực hóa hành động.
Chúng ta có thể tổng kết nét khác biệt của hành động nhờ và các hành
động cầu khiến khác theo bảng sau:
Tiêu
chí
Hành
động
Vị thế
giao
tiếp
Người
hưởng
lợi
Quyền từ
chối của
T
Hướng
thực
hiện
hành
động
Chiến
lược
hành

động
Thời gian
hiện thực
hóa hành
động
Dấu
hiệu
hình
thức
Yêu
cầu
C > T
C (cá
nhân
hoặc
tập thể)
Hầu như
không
T Lí trí Ngắn
Vnh,
hãy,
đi
Đề
nghị
C = T
C > T
C < T
C (cá
nhân
hoặc

tập thể)

C
hoặc T
Lí trí Ngắn
Vnh,
nhé,
nào,
hãy,
đã
Dặn dò
C = T
C > T
C < T
C hoặc
T
Có T
Tình
cảm và
lí trí
Không
câu thúc
Nhớ,
nhé
Mời
C = T
C < T
T Có (ít) T
Tình
cảm

Không
câu thúc
Vnh
7
Rủ rê C = T C&T Có C&T
Tình
cảm
Ngắn
Nhé,
xem,
đã
Nhờ
vả
C < T
C (cá
nhân)
Có (ít) T
Tình
cảm
Không
câu thúc
Vnh,
với,
giúp,
hộ,
giùm
Chú giải: C = chủ ngôn, T = tiếp ngôn
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH ĐỘNG NHỜ
TRONG TIẾNG VIỆT
3.1. PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH ĐỘNG NHỜ

TRỰC TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT
3.1.1. Phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung tường minh - lời nhờ
tường minh
Mô hình đầy đủ khái quát của lời nhờ chứa vị từ ngôn hành nhờ như
sau:
K1 = D1 + VnhN + D2 + V(p)
Ví dụ: Tôi nhờ chị cho đi cùng xe về hướng bắc.
Mô hình biến thể thứ nhất rút gọn D1 (Quy ước K1a).
K1a = VnhN + D2 + V(p).
Ví dụ: Xuyến làm mặt tỉnh
8
- Thử gì đâu ! Tụi này làm không ra, nhờ anh giải giùm vậy
thôi.
(Nữ sinh, Nguyễn Nhật Ánh)
Mô hình biến thể thứ hai,dạng rút gọn D2 (Quy ước K1b)
K1b = D1 + VnhN + V(p)
Ví dụ: Cô lớn tuổi nghiêng tai nghe tiếng gọi rồi bảo
- Qua chị nhờ chút việc
(Cocktail cho tình yêu, Trần Thu Trang)
Hành động nhờ còn có dạng rút gọn cả D1 và D2, quy ước là K1c:
K1c = VnhN + V(p)
Ví dụ: Hội thoại – Chú nói với cháu :
- Này, nhờ cái !
- Dạ
- Mày mang cho tao cái búa trong tủ ra đây không cái cột này
đổ mất.
Mô hình biến thể thứ 4 (Quy ước K1d) là mô hình chứa cả vị từ ngôn
hành nhờ và vị từ ngôn hành cầu khiến
K1d = Vnhck + VnhN + (D2) + V(p)
Ví dụ: Hội thoại

- Xin nhờ chị ưu tiên cho cháu, cháu nó sốt quá !
- Mời chị qua phòng khám nhi số 8.
Một số phát ngôn còn xuất hiện từ kính trước vị từ ngôn hành nhờ để
tăng sự khiêm nhường và tôn trọng tiếp ngôn:
Ví dụ:…, nay chúng tôi xin kính nhờ Mặt trận Tổ quốc phường Hàng
Buồm xem xét cho trường hợp của chúng tôi.
9
Ngoài các trường hợp trên, hành động nhờ trong tiếng Việt còn
có một mô hình phổ biến, trong đó động từ chỉ nội dung sẽ đi trước vị
từ ngôn hành nhờ, quy ước KĐB
KĐB = V + VnhN
Ví dụ: Hình như cô đã thấy anh. Cô tấp xe vào gần xe anh, nét mặt
dường như càng lúc càng mệt mỏi.
- Anh có điện thoại không ? Cho tôi gọi nhờ một cuộc.
(Cocktail cho tình yêu, Trần Thu Trang)
3.1.2. Lời nhờ tường minh chứa cụm từ cho tôi nhờ ở cuối câu
Ví dụ: Cánh cửa vừa sập lại đã mở ra, Minh Anh bước vào ngó
nghiêng với vẻ dò xét. Kim Dung phẩy tay :
- Cô đi ra cho tôi nhờ! Sao tự tiện vào đây.
(Cocktail cho tình yêu, Trần Thu Trang)
Cụm từ cho tôi nhờ có thể xét như một quán ngữ trong tiếng Việt,
có thể biến đổi tùy theo địa vị xã hội của chủ ngôn hoặc tùy theo cách
chủ ngôn muốn truyền đạt thông tin: cho em nhờ, cho chị nhờ, cho
anh nhờ, cho thiên hạ nhờ.
3.1.3. Phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung bán nguyên cấp -
phát ngôn nhờ bán nguyên cấp
3.1.3.1. Vị từ giúp / giùm
Mô hình lời nhờ chứa giúp:
K2’ = D2 + Vgiúp + D1 + Tck
Tuy nhiên, vị từ giúp hoạt động trong mô hình này rất hạn chế vì vị từ

giúp chỉ mang nghĩa làm giúp chứ chưa nêu tên gọi cụ thể của hành
động như : nói, viết, buộc, khiêng
10
Ví dụ: - Giúp chị một tay với !
Vì thế, giúp thường kết hợp với vị từ nêu hành động cụ thể ở phía
sau nó, mô hình hóa cũng thuộc kiểu mô hình K2’.
D2 + Vgiúp + D1 + V(p) + Tck
Ví dụ: Hôm nay chị giúp em nấu cơm nhé!
Giúp có biến âm là giùm hay gặp trong phương ngữ Nam bộ.
Ví dụ: Sáng sớm hôm sau, tôi đang đứng súc miệng bên cạnh lu nước
đằng sau nhà bếp, anh Điền tò tò ra theo. Anh nhìn tôi, cười cầu tài :
- Trường đưa cái đó giùm anh chưa ?
- Chưa ! - Tôi lấy bàn chải ra khỏi ra khỏi miệng.
(Đi qua hoa cúc, Nguyễn Nhật Ánh)
Kết cấu: V+ giúp / giùm
Ví dụ: Nó “vung gươm lên”
- Hôm qua học đại số, Hiền chưa hiểu lắm phương pháp dùng
hằng đẳng thức, Huy giảng lại giùm Hiền nghen !
(Bàn có năm chỗ ngồi, Nguyễn Nhật Ánh)
3.1.3.2. Vị từ hộ
Mô hình cấu trúc của vị từ hộ, cũng thuộc kiểu mô hình K2’ :
K2’= D2 + Vhộ + D1 + Tck
Ví dụ: - Bác hộ em một lúc.
Vị từ hộ cũng thường kết hợp với vị từ hành động khác, mô hình hóa
cũng thuộc mô hình K2’:
D2 + Vhộ + D1 + V(p) + Tck
Ví dụ: - Chị hộ em một tay đẩy cái ghế ra góc nhà.
11
Ngoài ra, vị từ hộ cũng có cách dùng phổ biến trong kết cấu V + hộ
với tư cách là vị từ phụ chuyên biểu thị ý nghĩa cầu khiến

Ví dụ: - Hôm nay, anh nhổ cỏ vườn hộ em nhé, em phải đi chợ
phiên đến cuối chiều.
3.1.3.3. Kết cấu: Vị từ + Vị từ phụ có ý nghĩa nhờ : giúp, giùm,
hộ
Mô hình kết cấu :
V + Vpck ( giúp, giùm, hộ)
Ví dụ: Thằng Tùng hí hửng đưa lá thư của Hưng Sún cho ba nó .
- Ba ơi, ba gửi giúp bạn con lá thư.
(Quà tặng ba lần, Nguyễn Nhật Ánh)
3.1.4. Phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung bán tường minh- lời
nhờ bán tường minh
3.1.4.1/ Vị từ cầu khiến mong
Mô hình K1’ của phát ngôn nhờ chứa vị từ mong là:
D1 + V(mong) + D2 + V(p)
- Ví dụ: Bác mong cháu giúp đỡ thêm cho chị và toàn gia đình
bác.
3.1.4.2. Vị từ cầu khiến muốn
Mô hình K1’ của lời nhờ chứa muốn:
D1 + V(muốn) + D2 + V(p)
- Ví dụ: Em muốn anh rửa bát hộ em ngay bây giờ
3.1.5. Các tiểu từ tình thái cuối lời gia tăng nghĩa tình thái cho
lời nhờ
3.1.5.1. Nhóm một: đi, với, xem
12
a/ Tiểu từ: đi
V + V(giúp/ hộ/ cho) + đi
b/ Tiểu từ: với
D2 + V(p) + giúp / giùm / hộ + D1 + với
c/ Tiểu từ: xem
VnhN + D2 + V(p)+ xem

VnhN + D2 + V(p)- giúp, giùm, hộ + xem
3.1.5.2. Nhóm 2: đã
D2 + V(p) + giúp / giùm/ hộ + đã
3.1.5.3. Nhóm 3: nào, nhé
a/ Tiểu từ cầu khiến: nào
D1 + VnhN + nào
D2 + V(p) + giúp, giùm, hộ + nào
b/ Tiểu từ tình thái: nhé
* Mô hình 1 :
D1 + V/ VnhN + D2 + nhé
Mô hình trên nếu chứa V thì tương ứng với đích ngôn trung đề
nghị, xin phép (ví dụ: Tôi làm bài nhé) Nhưng nếu chứa VnhN- vị từ
ngôn hành nhờ, thì nó là lời nhờ chính danh chứa nhé.
Ví dụ: Tôi nhờ anh một lát nhé.
* Mô hình 2:
D2 + V + (giúp, giùm, hộ) + D1 + nhé
D2+ giúp, giùm, hộ + V + D1 + nhé
Ví dụ: - Lan giúp cô cắm hoa nhé
Hoàng đi mua quạt hộ anh nhé !
13
Tiểu từ nhé góp phần gia tăng tính lịch sự và tính thuyết phục cho
lời nhờ.
3.1.6. Khả năng kết hợp của phương tiện chỉ dẫn lực ngôn
trung nhờ tường minh và nguyên cấp
a/ Vị từ ngôn hành tường minh nhờ kết hợp với các vị từ hành
động bán nguyên cấp
• nhờ + giúp / giùm
Em nhờ anh ngày mai mang quyển sách sang nhà giúp em.
• nhờ + hộ.
Em nhờ anh ngày mai mang quyển sách sang nhà hộ em.

• nhờ + V + giúp / giùm / hộ.
Em nhờ anh nấu giúp em nồi cơm.
b/ Vị từ cầu khiến bán tường minh mong, muốn đều có khả
năng kết hợp với vị từ ngôn hành nhờ (tường minh) và các vị từ hành
động giúp, giùm, hộ (bán nguyên cấp)
• Muốn + nhờ / giúp, giùm, hộ
- Em muốn anh mang quyển sách sang nhà hộ em ngay bây
giờ.
• Mong + giúp, giùm, hộ
- Em mong anh giúp đỡ cho em.
c/ Các vị từ cầu khiến bán nguyên cấp cũng có khả năng kết hợp
linh hoạt với các tiểu từ tình thái cầu khiến cuối lời là phương tiện chỉ
dẫn lực ngôn trung cầu khiến nguyên cấp.
• Giúp / hộ + nhóm 1 đi / với / xem
- Giúp (hộ) anh đi (với / xem)
14
• Giúp / hộ + nhóm 2 đã .
- Giúp (hộ) anh đã.
• Giúp / hộ + nhóm 3 nào, nhé.
- Giúp (hộ) anh nào (nhé)
• V + giúp / giùm / hộ + nhóm 1 đi,với, xem
- Làm giúp (hộ/ giùm) anh đi.
- Làm giúp (hộ/ giùm) anh với.
- Làm giúp (hộ/ giùm) anh xem.
• V + giúp / giùm / hộ + nhóm 2 đã
- Làm giúp (hộ/ giùm) anh đã.
• V + giúp / giùm / hộ + nhóm 3 nào,nhé
- Làm giúp (hộ/ giùm) anh nào.
- Làm giúp (hộ/ giùm) anh nhé.
d/ Vị từ ngôn hành tường minh nhờ có thể cùng kết hợp với

phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung cầu khiến nguyên cấp - các tiểu
từ cầu khiến cuối lời và phương tiện chỉ dẫn lực nguyên trung cầu
khiến bán nguyên cấp - vị từ giúp, giùm, hộ.
Mô hình lý tưởng :
Nhờ + V + giúp, giùm, hộ + Tck
Ví dụ: Nhờ anh làm giúp hộ / giùm em nó đi đã nhé !
3.1.7. Bảng thống kê các phương thức biểu hiện điển hình của
hành động nhờ trong tiếng Việt (dựa trên cơ sở ngữ liệu trong
luận văn)
Phương thức biểu hiện Số lần
xuất
Tỉ lệ
phần
Tổng số
phát
15
hiện trăm ngôn (Ví
dụ)
Tường
minh
Vị từ ngôn
hành nhờ
35 16,1%
Kết cấu
V+nhờ
19 8,7%
Quán ngữ
cho tôi
nhờ
10 4,6%

Bán
tường
minh
Vị từ cầu
khiến
mong,
muốn
9 4,1%
Bán
nguyên
cấp
Vị từ giúp,
giùm 33 15,2%
Vị từ hộ 14 6,4%
Kết cấu
V+giúp,
giùm, hộ
97 44,9%

3.2. PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH ĐỘNG NHỜ GIÁN
TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT
3.2.1. Phát ngôn hỏi có mục đích nhờ
* Lời hỏi có mục đích nhờ đồng hướng
a/ Biểu thức dạng: Hay (là) + P
Ví dụ: Hay (là) anh giúp em mang cái bể cá ra sân ?
16
Cách hỏi này chỉ yêu cầu tiếp ngôn trả lời “vâng/ ừ” khi chấp
nhận hoặc “không” khi từ chối. Đây là kiểu lời hỏi có sẵn định hướng
trả lời
b/ Biểu thức dạng: P + chứ ?

Ví dụ: - Anh nấu cơm hộ em chứ ?
c/ Biểu thức dạng: Có + P + hay + không?
Có + P + không?
Ví dụ: (Hội thoại)
A : 11 giờ trưa rồi đấy. Con có giúp mẹ nấu cơm không nào ?
B : Vâng, con xuống bếp ngay đây.
d/ Biểu thức dạng: D2 + có thể + P + không / được không?
D2 + P + được không?
Ví dụ: Anh có thể giúp em một chút được không ?
*Lời hỏi có mục đích nhờ ngược hướng
Lời hỏi mang ý nghĩa phủ định nhằm mục đích cầu khiến ngăn
cấm hành động đã nêu trong lời hỏi hoặc yêu cầu thực hiện hành động
ngược lại hành đông đã nếu trong lời hỏi với dạng thức.
Sao / tại sao / vì sao + P?
Ví dụ: Hội thoại
A: Còn ngồi đấy à, sao không giúp chị rửa bát đi ?
3.2.2. Các kiểu lời nhờ gián tiếp khác
a. Lời trần thuật có mục đích nhờ
Lời trần thuật có mục đích nhờ là lời thỏa mãn mô hình cấu trúc
của lời trần thuật nhưng lại có đích ngôn trung nhờ. Theo [10], các
phát ngôn có mô hình từ loại:
17
D1/D3 + mong, muốn + V(p)
là các phát ngôn có hình thức trần thuật. Qua khảo sát ví dụ chúng tôi
thấy, cũng thuộc mô hình trên, nhưng các phát ngôn chứa đề ngữ ở
ngôi thứ nhất D1 là những phát ngôn trần thuật có mục đích nhờ:
D1 + mong, muốn + V(p)
Ví dụ: Em muốn nhờ anh trông nhà mấy hôm anh ạ.
b. Lời cảm thán có mục đích nhờ
Mô hình

D1 + Vt + Tct
Ví dụ 1:
Rồi nàng rùng mình:- Lạnh quá !
Liên chạy ra đóng cửa phòng, quay trở vào
(Gió lạnh đầu mùa ,Thạch Lam)
3.3. CÁC HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN CÓ NHIỀU NÉT
TƯƠNG ĐỒNG HOẶC LIÊN QUAN MẬT THIẾT ĐẾN HÀNH
ĐỘNG NHỜ TRONG TIẾNG VIỆT
-Hành động nài là hành động mà chủ ngôn có vị thế giao tiếp ngang
bằng hoặc thấp hơn tiếp ngôn, thường có mặt trong đoạn thoại tối
thiểu phải gồm hai lượt lời (một lượt là gồm lời trao của người nói và
lời đáp của người nghe), tạo ra cặp nhờ - nài.
Ví dụ 1:
Hội thoại
A: Chị ơi, lấy hộ em quyển sách trên gác hai xuống dưới với.
B: Chịu! Kệ mày, tao đang rửa bát, mày nhờ bố ấy.
18
A: Chịu khó lấy hộ em đi mà, em đá bóng sưng khớp hai ngày
rồi, leo lên đau lắm, bố đi tập thể dục rồi.
-Hành động mời: Nhà em tổ chức thành hôn cho cháu thứ bảy, chủ
nhật tuần này. Xin bác thu xếp sang làm giúp nhà em nhé!
-Hành động dặn: Em nhớ nhắc Hoa ngày mai đi học thêm Văn hộ
chị nhé. Chị không gọi điện được cho nó.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu hành động nhờ là hướng đi nhằm khảo sát một vấn đề
có tính thực tiễn của ngành ngôn ngữ học hiện nay. Luận văn đã tập
trung khai thác lời nhờ tiếng Việt dựa trên quan điểm ngữ pháp chức
năng theo cách thức từ nội dung đến hình thức biểu đạt, nhằm tìm
hiểu các phát ngôn trong mối quan hệ giữa ngữ cảnh giao tiếp và mục
đích nói. Từ đó lí giải mô hình cấu trúc, các đặc điểm ngữ pháp, ngữ

nghĩa, ngữ dụng của lời nhờ.
Sau đây là một số kết quả nghiên cứu hành động nhờ trong tiếng
Việt của luận văn:
1/ Tiếng Việt có 16 loại hành động cầu khiến, trong đó hành
động nhờ là hành động có tính cầu cao. Để nhận diện được hành
động nhờ cần căn cứ vào ngữ cảnh tình huống, ngữ cảnh cầu khiến,
quan hệ giữa người nói và người nghe, khả năng hiện thực hóa của
hành động và các dấu hiệu hình thức đánh dấu. Một số hành động như
hành động đề nghị, hành động yêu cầu, hành động dặn, hành động
nài, hành động mời có nhiều nét tương đồng và mối quan hệ mật thiết
với hành động nhờ, cần phải chỉ ra nét khác biệt và mối quan hệ giữa
chúng để tránh nhầm lẫn.
19
2/ Hành động nhờ trong tiếng Việt được biểu hiện theo hai
phương thức: phương thức trực tiếp và phương thức gián tiếp.
Phương thức trực tiếp tạo ra phát ngôn nhờ trực tiếp. Thứ nhất, dấu
hiệu điển hình của phát ngôn nhờ trực tiếp là biểu thức ngôn hành
nhờ tường minh K1 với phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung là vị từ
ngôn hành tường minh nhờ. Thứ hai, phát ngôn nhờ trực tiếp còn bao
gồm biểu thức ngôn hành cầu khiến nguyên bán cấp K2’ với các vị từ
hành động: giúp, giùm, hộ và biểu thức ngôn hành cầu khiến bán
tường minh với vị từ cầu khiến mong, muốn. Các tiểu từ cầu khiến
cuối lời như nhé, với, đi, nào, xem… góp phần gia tăng ý nghĩa tình
thái cho lời nhờ tùy theo ngữ cảnh phát ngôn. Ví dụ để thúc giục hành
động chủ ngôn dùng tiểu từ đi, để khuyến khích dùng tiểu từ nào, để
lịch sự dùng tiểu từ nhé, để đánh giá dùng tiểu từ xem, để năn nỉ dùng
tiểu từ với…
Phương thức nhờ gián tiếp được bộc lộ chủ yếu qua phát ngôn
có hình thức hỏi, bao gồm phát ngôn hỏi có mục đích nhờ đồng
hướng và phát ngôn hỏi có mục đích nhờ ngược hướng. Việc xác định

mục đích nhờ thông qua hình thức hỏi phục thuộc vào ngữ cảnh và
ngôn cảnh. Ngoài ra, phương thức nhờ gián tiếp còn được biểu hiện
qua phát ngôn có hình thức trần thuật, đặc biệt hơn nữa là biểu hiện
qua phát ngôn có hình thức cảm thán.
Như vậy, khảo sát hành động nhờ trong tiếng Việt là một nghiên
cứu sơ bộ nằm trong chuỗi khảo cứu các kiểu loại hành động cầu
20
khiến. Hành động nhờ vừa mang đặc tính chung của loại hành động
cầu khiến vừa có những đặc trưng riêng biệt. Về cơ bản, đây là hành
động có tần số xuất hiện lớn trong giao tiếp hàng ngày, với cách thức
sử dụng linh hoạt và nhiều hình thức biểu hiện phù hợp với đích ngôn
trung của lời.
21

×