Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Luận văn Thạc sĩ Hành động ngôn từ gây cười trong tiểu thuyết "Số đỏ" của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.47 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHONG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHỊNG
__________________________

NGUYỄN THỊ THU TRANG

HÀNH ĐỘNG NGƠN TỪ GÂY CƯỜI TRONG TIỂU
THUYẾT “SỐ ĐỎ” CỦA NHÀ VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

HẢI PHÒNG – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHONG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHỊNG
__________________________

NGUYỄN THỊ THU TRANG

HÀNH ĐỘNG NGƠN TỪ GÂY CƯỜI TRONG TIỂU
THUYẾT “SỐ ĐỎ” CỦA NHÀ VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8 22 01 02

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Văn Hiệp

HẢI PHÒNG – 2020




i
LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Thu Trang
Lớp cao học: K9
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Tên đề tài luận văn: Hành động ngôn từ trong tiểu thuyết “Số đỏ”
của nhà văn Vũ Trọng Phụng
Học viên xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân
học viên. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung
thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức
nào. Trong q trình làm luận văn, học viên có tham khảo các tài liệu liên
quan nhằm khẳng định thêm sự tin cậy và cấp thiết của đề tài. Việc tham
khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu
tham khảo đúng quy định.
Hải Phòng, ngày 05 tháng 10 năm 2020
Học viên

Nguyễn Thị Thu Trang


ii
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh,
bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân cịn có sự hướng dẫn nhiệt tình
của q Thầy Cơ, sự động viên ủng hộ của gia đình và đồng nghiệp trong
suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn đến thầy giáo hướng dẫn tôi GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tơi hồn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn tồn thể q Thầy

Cơ của trường Đại học Hải Phịng đã tận tình truyền đạt những kiến thức
q báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong suốt q
trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn. Sau cùng tôi xin
được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng
nghiệp đã hỗ trợ cho tơi rất nhiều trong suốt q trình học tập, nghiên cứu
và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hồn chỉnh.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phịng, tháng 10 năm 2020
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu Trang


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU........................................................................................................... 6
1.1. Hành động ngôn từ .............................................................................. 6
1.1.1. Khái niệm hành động ngôn từ ........................................................... 7
1.1.2. Mục đích của việc nghiên cứu hành động ngôn từ ............................ 7
1.1.3. Những cách thực hiện hành động ngôn từ thường gặp ...................... 8
1.1.4. Ba loại hành động trong một phát ngôn .......................................... 10
1.1.5. Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ ............................................ 14
1.1.6. Phân loại hành động ngôn từ .......................................................... 15
1.1.7. Phát ngôn ngôn hành ...................................................................... 16

1.1.8. Hành động ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn từ gián tiếp .......... 17
1.2. Hoạt động giao tiếp ........................................................................... 18
1.2.1. Khái niệm giao tiếp ........................................................................ 18
1.2.2. Phương châm hội thoại ................................................................... 20
1.2.3. Lập luận.......................................................................................... 23
1.3. Nhà văn Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết “Số đỏ” nhìn từ góc độ ngôn
ngữ ........................................................................................................... 28
1.3.1. Đôi nét về nhà văn Vũ Trọng Phụng .............................................. 28
1.3.2. Đôi nét về tiểu thuyết “Số đỏ” nhìn từ góc độ ngơn ngữ ................. 29
1.3.3. Tính hài hước, gây cười trong tiểu thuyết “Số đỏ” của nhà văn Vũ
Trọng Phụng............................................................................................. 31
Tiểu kết chương 1 .................................................................................... 34


iv
CHƯƠNG 2: HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ GÂY CƯỜI TRONG TIỂU
THUYẾT “SỐ ĐỎ” CỦA NHÀ VĂN VŨ TRỌNG PHỤNG .................. 36
2.1. Phân loại các hành động gây cười trong tiểu thuyết “Số đỏ”của Vũ
Trọng Phụng............................................................................................ 37
2.2. Lý giải tính gây cười của các hành động ngôn từ gây cười ................ 55
2.2.1. Vi phạm các quy tắc lập luận .......................................................... 55
2.2.2. Vi phạm các phương châm hội thoại............................................... 62
Tiểu kết chương 2 .................................................................................... 66
CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ BIỂU ĐẠT CỦA HÀNH ĐỘNG NGƠN TỪ
GÂY CƯỜI .............................................................................................. 75
3.1. Tạo ra những tình huống trào phúng ................................................. 75
3.2. Xây dựng thành công thủ pháp tương phản........................................ 78
3.3. Xây dựng thành cơng thủ pháp phóng đại nhằm tạo ra những tình
huống trào phúng bất ngờ ......................................................................... 80
3.4. Xây dựng ngôn ngữ trào phúng ......................................................... 81

Tiểu kết chương 3 .................................................................................... 84
KẾT LUẬN .............................................................................................. 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 88


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Nhà văn Vũ Trọng Phụng mất khi tuổi đời còn rất trẻ, 27 năm tuổi
đời và 10 năm tuổi nghề nhưng nhà văn đã kịp để lại cho nền văn học Việt
Nam một khối lượng tác phẩm văn học đồ sộ đa dạng các thể loại: Phóng
sự (Vũ Trọng Phụng được xem là vua viết phóng sự), tiểu thuyết, kịch,
truyện ngắn… Về mức độ điển hình có thể nói những nhân vật trong các
sáng tác của ông không chỉ hiện hữu trên các trang sách mà cịn hiện hữu
ngay trong chính cuộc sống thật, hay có thể nói các nhân vật đã từ cuộc
sống thật mà bước vào tác phẩm. Đó là Xn tóc đỏ, bà Phó Đoan, cơ
Tuyết, Nghị Hách, Thị Mịch…Những nhân vật đó đã giúp khẳng định tên
tuổi của ông trở thành một trong những nhà văn xuất sắc của văn học Việt
Nam thế kỷ XX và ông là người đưa phóng sự Việt Nam giai đoạn 19301945 lên đến đỉnh cao. Đúng như nhà văn Ngô Tất Tố trên tạp chí Tao Đàn
năm 1939 đã từng nhận định: “ Ông Phụng tuy chết, mười mấy tác phẩm
của ông vẫn còn sống với mai sau. Thế cũng là thọ.”Sáng tác của Vũ Trọng
Phụng toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt xã hội đen tối và thối nát đương
thời.
Tiểu thuyết “Số đỏ” được in lần đầu thành sách năm 1938. Nhân vật
chính của tiểu thuyết là Xn tóc đỏ - một đứa bé mồ côi sống lay lắt ở Hà
Nội bằng nghề trèo me, trèo sấu, thổi kèn quảng cáo thuốc lậu…Bằng ngịi
bút trào phúng độc đáo của mình, Vũ Trọng Phụng đã đặt tên cho tác phẩm
của mình là “Số đỏ”, nhan đề gây tiếng cười thâm thúy " số" số phận, cuộc
sống, "đỏ" sự may mắn hay sự may mắn đầy bi kịch một nghĩa ẩn ý sâu sắc
trong nhan đề tác phẩm làm nên nét kịch tính tạo sự tị mị, chú ý cho người

đọc.
Thơng qua tiểu thuyết "Số đỏ"tác giả đã đả kích, châm biếm gay gắt
cái xã hội tư sản thành thị Việt Nam đang chạy theo lối sống “Âu hoá” hết
sức lố lăng đồi bại đương thời. Đồng thời nó cịn gợi lên một số phận của


2
những con người học đòi trưởng giả mà "lai căng" cái văn hóa rởm gợi lên
cái" đỏ" may mắn đáng thương. Như nút thắt mở đầu tác phẩm chỉ rõ cho
người đọc tính phi lí, nực cười của xã hội đương thời đang làm băng hoại
giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
Vũ Trọng Phụng là một nhà văn lớn đầy tài năng. Ơng đã có những
đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền văn học Việt Nam theo
hướng hiện đại hóa, trước hết là ở lĩnh vực tiểu thuyết. Nhưng có lẽ đặc
sắc và quan trọng hơncả, cái làm nên phần hồn của tiểu thuyết “Số đỏ” đó
là ngơn từ. Với lối dùng từ sắc sảo, với giọng điệu đầy tính hài hước, đùa
bỡn, tác giả đã phơi bày mặt trái của xã hội đương thời. Và cũng thông qua
cách xây dựng nhân vật, cách dùng từ độc đáo, tác giả đã thể hiện niềm
khát vọng vơ biên của mình về cuộc sống.
Ngữ dụng học( Linguistic Pragmatics) là một bộ môn ngôn ngữ học
nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức là sử dụng ngôn ngữ
trong những ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục đích giao tiếp cụ thể.
Đây là một bộ mơn mới, có cách tiếp cận ngơn ngữ một cách tồn diện nên
việc tìm hiểu bộ mơn này trở thành nhu cầu cần thiết đối với những ai quan
tâm đến tiếng Việt. Một trong những nội dung chính của Ngữ dụng học là lí
thuyết hành động ngơn từ(speech acts), được Austin (1962) và các môn đệ
về sau phát triển.
Cách tiếp cận tác phẩm kiệt xuất “Số đỏ” từ góc nhìn hành động
ngơn từ sẽ giúp ta hiểu hơn về giá trị của tác phẩm, đặc biệt là nghệ thuật
trào lộng, gây cười được thể hiện trong “Số đỏ”. Và đây cũng là lí do mà

bản thân người viết muốn chọn đề tài “Hành động ngôn từ gây cười
trong tiểu thuyết “Số đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng để trình bày thể
hiện niềm say mê đối với Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.


3
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu về tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng có các cơng trình:
Nhà văn tư tưởng và phong cách (1976) của Nguyễn Đăng Mạnh, Số đỏ
(2000) của Trần Đăng Suyền hay Những lớp sóng ngơn từ trong Số đỏ của
Vũ Trọng Phụng của Đỗ Đức Hiểu. Cuốn Nhà văn Vũ Trọng Phụng với
chúng ta (Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1999) do Trần Hữu Tá sưu tầm - biên soạn
- giới thiệu ra mắt nhân dịp 60 năm ngày Vũ Trọng Phụng qua đời là một
cơng trình nghiên cứu nghiêm túc, cơng phu nhằm “xem xét sơ lược vấn đề
Vũ Trọng Phụng trong non 70 năm qua” với hướng thể hiện “sự trân trọng
đúng mức của chúng ta hôm nay đối với thành quả sáng tạo của ông cho
nền văn học Việt Nam hiện đại”. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy vấn đề
tiếp nhận tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng dưới góc độ nghiên cứu
hành động ngơn từ gây cười chưa được nghiên cứu. Đó là lí do, chúng tơi
chọn vấn đề này để nghiên cứu trên cơ sở hành động ngôn từ hệ thống các
phát ngôn gây cười được rút ra từ tiểu thuyết trào lộng nổi tiếng này.
Có thể nói, thực tế thiếu vắng các cơng trình nghiên cứu tiểu thuyết
theo đường hướng hành động ngôn từ đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài
“Hành động ngôn từ gây cười trong tiểu thuyết “Số đỏ” của nhà văn
Vũ Trọng Phụng” làm đề tài nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Với xu hướng nghiên cứu tiểu thuyết “Số đỏ” như trên, luận văn
nhằm hướng đến mục đích nghiên cứu tiểu thuyết “Số đỏ” dưới góc độ ngữ
dụng học nhằm tìm ra và phân tích những hành động ngơn từ gây cười
trong tiểu thuyết. Đồng thời qua luận văn, người viết cũng muốn cung cấp

cho người tiếp nhận cách thức vận dụng những kiến thức ngơn ngữ học để
có thể hiểu sâu hơn về tiểu thuyết “Số đỏ” cũng như tài năng sử dụng nghệ
thuật trào phúng bậc thầy của nhà văn Vũ Trọng Phụng.


4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là việc tiếp cận tiểu thuyết
“Số đỏ” dưới góc độ ngơn ngữ học, cụ thể phân tích các “Hành động ngơn
từ gây cười trong tiểu thuyết “Số đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng”.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Có thể nghiên cứu tiểu thuyết từ nhiều khía cạnh khác tuy nhiên
trong phạm vi luận văn này chúng tôi chỉ tập trung vào những hành động
ngôn từ gây cười mà cụ thể là:
- Các điều kiện thực hiện hành động ngôn từ gây cười.
- Những kiểu hành động ngôn từ gây cười.
- Cách thức thực hiện hành động ngôn từ gây cười -Hành động ngơn từ
gây cười nhìn từ góc độ lập luận.
-Hiệu quả của hành động gây cười và nghệ thuật dùng hành động gây
cười như một đặc trưng phong cách của Vũ Trọng Phụng
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn cứ liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này chúng tơi sử dụng tích hợp một số phương
pháp sau:
Phương pháp miêu tả: Phương pháp này dùng để miêu tả các ngữ liệu
được thể hiệndưới dạng hội thoại, qua đó tìm ra những đặc điểm cụ thể của
vấn đề cần trình bày.
Phương pháp thống kê – phân loại: Phương pháp này nhằm tiến hành

thống kê cácngữ liệu và từ đó phân loại theo các tiêu chí đã đề ra.
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Trên cơ sở nguồn ngữ liệu đã
thống kê, phươngpháp này được sử dụng để phân tích ngữ liệu theo từng
nội dung cụ thể và sau đó tổng hợp lại các kết quả đã phân tích.


5
Phương pháp phân tích ngữ nghĩa – ngữ dụng: Trong q trình miêu
tả, phân tíchngữ liệu, chúng tơi tiến hành xem xét chúng một cách toàn
diện, đặt trong ngữ cảnh cụ thể.
5.2. Nguồn cứ liệu
- Tiểu thuyết “Số đỏ” – Vũ Trọng Phụng – NXB Văn học, Hà Nội
Ngoài ra, chúng tơi cịn tham khảo ngữ liệu từ các cơng trình nghiên
cứu sau đây:
-Thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của Nguyễn Thành– NXB Văn
học, Hà Nội (2013)
- Cao Việt Dũng (2013), “Vũ Trọng Phụng trong lịch sử văn chương
Việt Nam: một số nhìn nhận mới”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 102013, tr.77-86.
- Nghệ Thuật Tiểu Thuyết Vũ Trọng Phụng-TS. Đinh Lựu - Nxb
Thông tin và truyền thông.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
Chương 2: Hành động ngôn từ gây cười trong tiểu thuyết “Số đỏ” của
nhà văn Vũ Trọng Phụng.
Chương 3: Hiệu quả biểu đạt của hành động ngôn từ gây cười


6

CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Hành động ngôn từ
1.1.1. Khái niệm hành động ngơn từ
Hành động nói là một thuật ngữ nằm trong hệ thống lý thuyết tương
ứng có tên là “Lý thuyết hành động nói” (The theory of Speech Acts) do
L.Austin, nhà triết học ngôn ngữ người Anh đề xướng. Theo Austin, nói
năng cũng là một loại hành động và nó tác động đến người nghe. Hành
động nói xuất hiện rõ nhất trong hội thoại, khi người này giao tiếp với
người kia. Trong cuốn sách “How to do things with words”(dịch theo nghĩa
đen “Người ta hành động như thế nào bằng lời nói”, cịn dịch theo nghĩa
bóng là “Những hành động lời nói” ) xuất bản năm 1962, Austin đã phát
biểu “khi tơi nói tức là tơi hành động” nghĩa là khi chúng ta nói năng là
chúng ta hành động, đây là loại hành động đặc biệt mà phương tiện là ngơn
ngữ.
Trong hội thoại, mỗi phát ngơn nói ra là một “lượt lời” và theo các
nhà nghiên cứu về Ngữ dụng học thì chính hành động nói là đơn vị cơ sở
của lượt lời.
Hành động nói được các nhà nghiên cứu Ngữ dụng học định nghĩa là
“một hành động được thực hiện trong việc nói ra một cái gì đó như tạo một
lời hứa, nêu một câu hỏi, đặt một cái tên”. Chẳng hạn như một người nói:
“Ngày mai chúng ta sẽ đi Hải Phịng” thì lời nói này có thể xem như một
“hành động hứa” hoặc ai đó nói “ Mời các bạn uống nước” thì lời nói này
sẽ là một “hành động mời”, hay trong giờ học, cô giáo nêu câu hỏi cho học
sinh suy nghĩ để trả lời thì đó sẽ là một hành động “đặt câu hỏi”, học sinh
trả lời lại câu hỏi của cô giáo thì câu trả lời của học sinh được coi là một
“hành động trả lời”… Bên cạnh những hành động “hứa, mời, đặt câu hỏi”
như trong các ví dụ trên thì trong giao tiếp hàng ngày chúng ta sẽ gặp nhiều
dạng khác nhau của hành động nói chẳng hạn như: hành động cảm ơn,



7
hành động xin lỗi, hành động chào, hành động đề nghị, hành động
mắng…Ví dụ:
Em chào Thầy ạ! (Hành động chào)
Mình cảm ơn nhé! (Hành động cảm ơn)
Xin lỗi đã làm phiền bạn. (Hành động xin lỗi)
Cơ phê bình bạn Nam đã tự ý chuyển chỗ tự do trong lớp. (Hành động
mắng, hành động phê bình)
Đề nghị anh chị xuất trình chứng minh thư để chúng tôi kiểm tra. (Hành
động đề nghị)
Như vậy có thể thấy rằng nghiên cứu ngơn ngữ trong mối quan hệ chặt
chẽ với người sử dụng là một hướng nghiên cứu mới mẻ của ngôn ngữ học
hiện đại, trong đó chủ yếu ngữ dụng học đi sâu vào lý giải chức năng giao
tiếp của ngôn ngữ và vấn đề cốt lõi ở đây chính là việc tiếp cận để nghiên
cứu ngơn ngữ ở góc độ hành vi ngơn ngữ.
1.1.2. Mục đích của việc nghiên cứu hành động ngôn từ
Việc phát hiện ra và nghiên cứu bản chất hành vi nói năng của con
người đã giúp các nhà nghiên cứu Ngữ dụng học trả lời được các câu hỏi
như: Tại sao chúng ta nói? Mục đích thật sự của con người khi nói là gì?
Con người hành động gì khi nói? Con người muốn nói gì?
Thực ra từ năm 1969 vấn đề nghiên cứu bản chất hành vi nói năng của
con người đã được J.Searle nhắc đến dưới hình thức một câu hỏi: “ Vì sao
phải nghiên cứu hành động nói?”. Theo J, Searle thì “tồn bộ sự giao tiếp
bao gồm trong các hành động bằng ngôn ngữ. Mà đơn vị giao tiếp không
phải là các biểu trưng từ và câu, mà là sự sản xuất và ban bố cái biểu trưng
hay từ hay câu đó trong việc thực hiện cái hành động nói ấy” (theo Diệp
Quang Ban, Sđd, tr.90). Như vậy có thể nhận thấy rằng trong cuộc sống
hàng ngày con người thường xuyên thể hiện nhu cầu giao tiếp bằng ngôn
ngữ, mà khi con người giao tiếp thơng qua phương tiện ngơn ngữ thì cách

thức giao tiếp chủ yếu vẫn là hội thoại tức là sự trao đổi “lượt lời” giữa các


8
cá nhân với nhau. Khi giao tiếp hay nói cách khác khi thực hiện hành động
trao đổi “lượt lời”, “đổi vai người nói, người nghe” cho nhau thì câu hội
thoại của mỗi cá nhân đã hàm chứa một hành động cụ thể và hành động
trong câu nói của mỗi cá nhân đó chính là một hành vi ngơn ngữ (hành
động ngôn từ). Việc nghiên cứu hành vi ngôn ngữ của mỗi cá nhân trong
hội thoại giao tiếp giúp cho chúng ta hiểu được mục đích và kết quả giao
tiếp của cá nhân và là cơ sở để đánh giá cuộc giao tiếp ấy có nội dung, mục
đích, kết quả giao tiếp thế nào? Cuộc giao tiếp đó thành cơng hay thất bại.
1.1.3. Những cách thực hiện hành động ngôn từ thường gặp
Như trên đã xác định thì khi ta nói chính là ta đang hành động, khi ta
giao tiếp với mọi người cũng là ta đang thực hiện các hành động trong khi
“nói”. Giao tiếp bằng cách thức “nói” của con người khá đa dạng. Đó có
thể là giao tiếp bằng yếu tố ngơn ngữ nhưng đó cũng có thể là hình thức
giao tiếp khơng phải bằng ngơn ngữ mà có thể bằng những phương tiện
kèm ngơn ngữ như cử chỉ, nét mặt, ánh mắt và điệu bộ của con người. Như
vậy thông qua các cách thức thực hiện hành động “nói” có thể xác định
được ba cách thực hiện hành động ngôn từ thường gặp như sau:
1.1.3.1.Thực hiện hành động nói bằng phương tiện ngơn ngữ tường minh
Nghĩa tường minh hay cịn gọi là nghĩa đen hoặc hiển ngơn là nghĩa
hiển hiện rõ ràng trên câu văn, toát lên từ câu chữ mà ai nghe đều có thể
hiểu được ngay không phải suy nghĩ hoặc suy diễn theo kiểu mỗi người
một ý hiểu. Nghĩa tường minh chính là phần thông báo được diễn đạt trực
tiếp bằng từ ngữ trong câu.
Ví dụ: SP1 nói với SP2:
- Tơi hứa sẽ vào Nghệ An thăm anh vào tuần sau nhé!
SP2 trả lời SP1:

- Cảm ơn anh, tôi rất vui. Anh cố gắng vào chơi với tơi nhé!
Trong ví dụ trên, cuộc giao tiếp giữa SP1 với SP2 hàm chứa các hành
động nói là “hành động hứa hẹn” và “hành động cảm ơn”, “hành động mời


9
chào” do chính SP1 và SP2 phát ra và cũng chính là người thực hiện các
hành động “hứa hẹn, cảm ơn và mời chào” đó. Trong cuộc giao tiếp giữa
SP1 với SP2 ý nghĩa câu thoại của hai nhân vật hoàn toàn được hiển thị
trực tiếp trên câu chữ, ai nghe cũng có thể hiểu được. Đây chính là hành
động nói được thực hiện bằng phương tiện ngơn ngữ tường minh.
1.1.3.2. Thực hiện hành động nói bằng phương tiện phi ngôn ngữ
Trong giao tiếp hàng ngày, đôi khi chúng ta có thể giao tiếp bằng các yếu
tố ngơn ngữ như trong trường hợp trên nhưng cũng có lúc chúng ta thực
hiện cuộc giao tiếp không phải bằng các yếu tố ngôn ngữ mà bằng các
phương tiện kèm ngôn ngữ khác, hay cịn được gọi là ngơn ngữ cử chỉ
(body language), chẳng hạn như cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, điệu bộ…
Ví dụ 1:
SP1 hỏi SP2:
- Tối nay mẹ cho con sang nhà bạn Lan học bài mẹ nhé!
SP2 trả lờì bằng cách “gật đầu” hoặc “lắc đầu”
SP2 “gật đầu” có nghĩa là đồng ý và ngược lại SP2 “lắc đầu” là khơng
đồng ý (ý nghĩa này hồn tồn do quy ước, lưu ý rằng ở Bun-ga-ri, “lắc
đầu” có nghĩa đồng ý, cịn “gật đầu” có nghĩa khơng đồng ý). Do đó SP2
tuy khơng “nói” nhưng vẫn đáp lại câu hỏi của SP1 cho nên trong trường
hợp này vẫn được coi là một cuộc giao tiếp và hai nhân vật SP1 và SP2
vẫn thực hiện “hành động nói” của mình, chỉ khác nhau về cách thực hiện
“hành động nói” của mình.
Ví dụ 2:
SP1 khen SP2:

- Bạn dạo này hơi mập thì phải.
SP2 đáp lại bằng cách khơng nói gì mà chỉ “cau mày” thì trong trường
hợp này SP2 dù khơng nói nhưng SP1 vẫn có thể hiểu được SP2 cảm thấy
khó chịu trước lời khen của mình. Như vậy là vẫn tồn tại sự tương tác trong
giao tiếp giữa SP1 với SP2 nên có thể khẳng định cả SP1 và SP2 đều đã


10
thực hiện “hành động nói” của mình, chỉ khác nhau về cách thực hiện
“hành động nói” mà thơi.
1.1.3.3. Thực hiện hành động nói bằng “qng im lặng”
Về cơ bản thì “quãng im lặng” cũng giống như cách sử dụng các
“phương tiện ngôn ngữ” không sử dụng “yếu tố ngôn ngữ” để hiện thị sự
giao tiếp của một người, khác nhau ở chỗ là “quãng im lặng” không thực
hiện hành động cụ thể của một cá nhân. Tuy “im lặng” nhưng đối phương
vẫn ngầm hiểu được câu trả lời và cảm xúc của người được giao tiếp.
Ví dụ:
SP1 nói với SP2:
- Anh thực sự xin lỗi vì đã lỡ hẹn với em chiều nay.
SP2 đáp lại câu thoại của SP1 bằng cách “im lặng”. Trong trường hợp
này, SP2 khơng nói gì, không gật đầu hay lắc đầu, không thể hiện cử chỉ,
nét mặt, ánh mắt hay điệu bộ của mình mà chỉ sử dụng “quãng im lặng”
khiến cho SP1 hiểu được SP2 đang giận hoặc đang dỗi vì mình lỡ hẹn. Như
vậy là vẫn tồn tại sự tương tác trong giao tiếp giữa SP1 với SP2 nên có thể
khẳng định cả SP1 và SP2 đều đã thực hiện “hành động nói” của mình, chỉ
khác nhau về cách thực hiện “hành động nói”.
Như vậy để thực hiện “hành động nói” của mình trong giao tiếp con
người có thể thực hiện bằng “phương tiện ngơn ngữ tường minh”, có thể
thực hiện bằng các “phương tiện phi ngôn ngữ” hoặc sử dụng “quãng im
lặng”.

1.1.4. Ba loại hành động trong một phát ngôn
Austin là người phát hiện ra bản chất của hành động nói và chính ơng
cũng là người nhận thấy được sự tồn tại của ba thứ hành động trong một
phát ngơn, đó là: Hành động tạo ngôn (locutionary act) hay hành động tạo
lời, hành động ngôn trung (illocutionary) hay hành động tại lời và hành
động dụng ngôn (perlocutionary) hay hành động mượn lời.
1.1.4.1. Hành động tạo ngôn (locutionary act) hay hành vi tạo lời


11
Theo Diệp Quang Ban, “hành động tạo ngôn” (locutionary act) hay
hành động tạo lời (một số tác giả dùng “hành vi tạo lời” thay cho “hành
động tạo lời”) được hiểu là “việc sản xuất ra một biểu thức có đủ nghĩa
bằng từ ngữ, đây là hành động cơ sở chung cho mọi hành động nói. Nếu
khơng nói được một câu bằng ngoại ngữ hoặc nói ra những âm thanh vơ
nghĩa đối với một ngơn ngữ nào đó, thì là thất bại trong hành động tạo
ngơn”.
Cịn theo [2] thì “hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố của ngôn
ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu…để tạo ra một phát
ngơn về hình thức và nội dung”. Điều đó có nghĩa là người phát ngôn sử
dụng các yếu tố ngôn ngữ để thể hiện dụng ý của mình.
Khi nói năng người nói có thể tạo ra các phát ngôn khác nhau để diễn
đạt tư tưởng của mình theo quy tắc ngữ pháp của từng ngôn ngữ. Trong văn
bản văn học, người tạo lời thường quan tâm đến việc sử dụng những quy
tắc tạo lời bất thường nhằm thu hút sự chú ý của độc giả, ví dụ như việc sử
dụng các biện pháp tu từ trong một phát ngơn. Ví dụ như:
Từ ấy trong tơi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
(Từ ấy – Tố Hữu)
Trong hai câu thơ mở đầu bài thơ “Từ ấy” tác giả Tố Hữu đã sử dụng

biện pháp tu từ ẩn dụ “mặt trời chân lý”. Mặt trời trong tự nhiên chiếu
những tia nắng toả sáng cho mn lồi cũng giống như ánh sáng của Đảng,
chân lý của Đảng đã giúp Tố Hữu giác ngộ và nhận ra niềm vui lớn, tình
cảm lớn và lẽ sống lớn của đời mình.
Hay ví dụ trong văn học dân gian:
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
(Ca dao)


12
Trong câu ca dao này, người phụ nữ trong xã hội phong kiến đã tự ý
thức được vẻ đẹp và giá trị của mình ( thơng qua hình ảnh tấm lụa đào)
cũng như tự ý thức được số phận hẩm hiu, đầy bất hạnh mà mình phải cam
chịu. Người phụ nữ ấy đau đớn chấp nhận hồn cảnh, bng xi mình cho
số phận. Qua đó câu ca dao đã nói lên được hiện thực số phận của những
người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Biện pháp tu từ so sánh đã được tác
giả văn học dân gian sử dụng trong câu ca dao trên để thể hiện dụng ý trong
phát ngơn của mình.
1.1.4.2. Hành động ngơn trung (illocutionary) hay hành động tại lời
Khái niệm này được Searle giải thích là cái đích hay mục đích trong ý
nghĩa của người nói được thực hiện trong phát ngơn mà người nói đưa ra
với người nghe. Điều đó có nghĩa là hành vi tại lời được thực hiện ngay khi
chúng ta nói năng để thực hiện mục đích nào đó, có thể gọi là thực hiện
“đích ngơn trung”. Chẳng hạn người nói có thể nói ra một câu nhằm mục
đích hỏi, chào, cảm ơn, hay sai khiến, đề nghị.
Ví dụ:
- Chào bạn.
- Anh có khoẻ khơng?
- Con ra mở cửa giúp mẹ.

- Cảm ơn cháu!
- Chiều nay 14h họp phòng nhé!
Câu hỏi, lời chào, lời thông báo, lời cảm ơn, lời sai khiến là mục đích
trong phát ngơn của người nói trong các ví dụ trên đây.
1.1.4.3. Hành động dụng ngơn (perlocutionary)
Hành động dụng ngơn là thuật ngữ được Hồng Phê và Diệp Quang
Ban sử dụng còn tác giả Đỗ Hữu Châu dịch là hành vi mượn lời. Hành
động dụng ngôn hay hành vi mượn lời được hiểu là cái hiệu quả tâm lí (và
từ đó kéo theo những hành động phản hồi khác) của đích ngơn trung mà
người nói đưa ra trong phát ngơn của mình đối với người nghe. Nói cách


13
khác thì hành động dụng ngơn chính là hiệu quả mong muốn của người nói
trong phát ngơn gửi đến người nhận.Người nhận phản hồi lại phát ngơn của
người nói thế nào thì tuỳ vào người nhận, người nhận có thể đồng ý hoặc từ
chối, có thể đáp lại hoặc khơng cần đáp lại. Qua cách đáp lại của người
nhận mà người nói có thể biết được hiệu quả mình mong muốn thơng qua
phát ngơn mình vừa đưa ra có đạt được hay khơng.
Ví dụ:
SP1 nói với SP2:
- Tối nay đi xem phim với mình nhé!
SP2 đáp lại SP1:
- Tối nay mình bận rồi, để khi khác mình đi với cậu.
Trong trường hợp này SP1 phát ngôn với dụng ý là mời và mong
muốn SP2 nhận lời đi xem phim với mình nhưng SP2 lại từ chối. Như vậy
là hiệu quả giao tiếp mà SP1 mong muốn từ SP2 là không đạt được. Lý do
có thể là SP2 bận thật nhưng cũng có thể là cách SP1 mời SP2 chưa thuyết
phục.
Có thể nói hành động dụng ngơn tuy được nhận biết qua cách hồi đáp

của người nhận lời nhưng nó vẫn thuộc về người tạo lời. Nghĩa là để đạt
được mục đích giao tiếp thì bản thân người bản thân người tạo lời cần phải
biết cách tạo lời nhằm tác động tích cực đến người nhận lời. Đúc kết về
tầm quan trọng của cách thức tạo lời, trong văn học dân gian Việt Nam đã
có nhiều câu ca dao, tục ngữ đề cập đến chẳng hạn như:
- Nói ngọt lọt đến xương
- Nói phải củ cải cũng phải nghe
- Chim khơn kêu tiếng rảnh rang
Người khơn nói tiếng dịu dàng, dễ nghe
- Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau
- Ăn có nhai, nói có nghĩ


14
Trong 3 loại hành động này thì hành động ngơn trung (illocutinary) hay
hành động tại lời (theo cách dịch của tác giả Đỗ Hữu Châu) được coi là đối
tượng nghiên cứu của Ngữ dụng học.
1.1.5. Điều kiện sử dụng hành động ngôn từ
Sau Austin đến R.Searle, nhà triết học ngôn ngữ người Mĩ, đã tiếp tục
phát triển lý thuyết hành vi ngơn ngữ với tác phẩm “Speech Acts” (1969).
Ơng cho rằng ‘Nói là hành vi tuân theo điều kiện”. Mỗi hành vi ngôn ngữ
cần phải tuân theo những điều kiện nhất định. Searle đưa ra 4 điều kiện
cũng gọi là 4 kiểu quy tắc để có thể thực hiện thành cơng hành động nói.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu thì: “Điều kiện sử dụng các hành động nói là
điều kiện mà một hành động nói phải đáp ứng để nó có thể diễn ra thích
hợp với ngữ cảnh của sự phát ngơn ra nó”.
Các điều kiện sử dụng hành động ngôn từ bao gồm: Điều kiện nội dung
mệnh đề, điều kiện chuẩn bị, điều kiện chân thành, điều kiện căn bản.
1.1.5.1. Điều kiện nội dung mệnh đề

Điều kiện nội dung mệnh đề là điều kiện dùng để “cô lập mệnh đề ra
khỏi phần cịn lại của hành động nói”. Điều kiện nội dung mệnh đề khơng
phải là cần cho chính mệnh đề mà cần để tách mệnh đề ra khỏi phần cịn lại
để có thể nhận diện được hành động nói. Điều kiện nội dung mệnh đề nhằm
chỉ ra bản chất nội dung của hành vi. Nội dung mệnh đề chính là nội dung,
ý nghĩa của một phát ngơn. Nội dung, ý nghĩa đó có thể đúng hoặc có thể
sai.
1.1.5.2. Điều kiện chuẩn bị
Theo [1] thì điều kiện chuẩn bị là “điều kiện về việc người nói có được
quyền tham dự vào hành động nói đang bàn, người nói ngụ ý (imply – ít ra
là ngụ ý một phần nào đó) về việc anh ta thực hiện hành động đó, nó cho
chúng ta biết người nói cần phải tiếp xúc với người nghe”. Điều kiện chuẩn
bị bao gồm những hiểu biết của người nói về năng lực, lợi ích, ý định của
người nghe và quan hệ giữa người nói với người nghe.


15
1.1.5.3. Điều kiện chân thành
Cũng theo [1] thì điều kiện chân thành là “ở đâu mà một trạng thái tâm
lý được định rõ trong điều kiện chân thành thì việc thực hiện hành động đó
xem như là một biểu hiện của trạng thái tâm lý ấy. Quy luật này có giá trị
cả khi hành động đó là chân thành lẫn khi nó là khơng chân thành, có nghĩa
là dù cho người nói thực sự có trạng thái tâm lý đã được định rõ hay là
khơng có nó cũng thế”. Đến năm 1975 Searle đã đổi tên điều kiện này
thành “Những khác biệt trong các trạng thái tâm lý được biểu hiện”.
1.1.5.4. Điều kiện căn bản
Theo [2] thì điều kiện căn bản là “điều kiện đưa ra kiểu trách nhiệm mà
người nói hoặc người nghe bị ràng buộc khi hành vi ở lời đó được phát ra.
Trách nhiệm có thể rơi vào hành động sẽ được thực hiện (lệnh, hứa hẹn)
hoặc đối với tính chân thực của nội dung (một lời xác tín buộc người nói

phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của điều nói ra).
Ví dụ: Học sinh hứa với cô giáo sẽ đi học đầy đủ, đúng giờ để không
ảnh hưởng đến kết quả thi đua của lớp. Trong trường hợp này lời học sinh
hứa hẹn với cô giáo được coi là ghi nhận trách nhiệm và khi đã ghi nhận
trách nhiệm thì học sinh đó phải có ý thức thực hiện lời đã hứa hẹn, nếu
không thực hiện sẽ dễ mất long tin của cô giáo và các bạn trong lớp.
Năm 1975 Searle đưa ra 12 chiều đo (dimentions) trong đó có 4 chiều
đo được Searle dùng làm căn cứ để xây dựng bảng phân loại các hành động
ngơn trung là: Đích ở lời, hướng khớp ghép với lời hiện thực mà lời đề cập
đến, trạng thái tâm lý được thể hiện, nội dung mệnh đề.
1.1.6. Phân loại hành động ngôn từ
Austin - người đầu tiên sáng lập lý thuyết hành động nói đã nêu danh
sách gồm 5 loại hành động nói gồm: Phán xử, hành xử cam kết, trình bày
và ứng xử. Cách phân loại của Austin về cơ bản là gắn với sự phân loại từ
vựng các động từ ngữ vi tiếng Anh. Bảng danh sách phân loại của Austin
về sau được học trò của ông là Searle xem xét và điều chỉnh lại và được


16
nhắc đến, được sử dụng rất phổ biến. Searle cho rằng hạn chế trong cách
phân loại của Austin là chưa định ra tiêu chuẩn phân loại, đồng thời ông
cũng đưa ra 12 chiều đo trong đó có 4 chiều đo được Searle dùng làm căn
cứ để xây dựng bảng phân loại các hành động ngơn trung là: Đích ở lời,
hướng khớp ghép với lời hiện thực mà lời đề cập đến, trạng thái tâm lý
được thể hiện, nội dung mệnh đề.
Với 4 tiêu chí trên Searle phân loại được 5 loại hành động nói sau đây:
Các hành động tái hiện (thường gặp kể chuyện, báo tin, trình bày…), các
hành động điều khiển (sai khiến, khuyên nhủ, bảo ban…), các hành động
kết ước (hứa, cam đoan, cam kết…), các hành động bộc lộ (chào, cảm ơn,
xin lỗi, than vãn, chúc tụng…), các hành động tuyên bố (đặt tên, tuyên án,

ra quyết định trọng tài).
1.1.7. Phát ngôn ngôn hành
Phát ngôn ngôn hành hay phát ngôn ngữ vi được chú ý đặc biệt trong lý
thuyết về hành động nói, bởi tên gọi này chứa đựng cốt lõi tinh thần của lí
thuyết hành động ngơn từ: Nói là hành động. Phát ngơn ngơn hành có hai
kiểu là phát ngơn ngơn hành tường minh và phát ngơn ngơn hành hàm ẩn
(cịn gọi là ngun cấp, do dịch từ “primary performative”).
1.1.7.1. Phát ngôn ngôn hành tường minh
Điều kiện đầu tiên là phải xác định được động từ ngôn hành, khi xác
định được thế nào là động từ ngơn hành thì kiểu thực hiện chức năng theo
lối trực tiếp sẽ lộ rõ.
Động từ ngôn hành là động từ mà trong nghĩa của nó có ý chỉ sự nói
năng và nó phải được sử dụng với các điều kiện cùng một lúc, cụ thể là 3
điều kiện sau đây:
- Động từ đó phải được dùng ở ngơi thứ nhất chỉ người nói
- Động từ đó được dùng trong thời hiện tại
- Nghĩa của động từ đó diễn đạt chức năng chung của hành động nói
đang được thực hiện.


17
Theo [2] thì: “ Động từ ngơn hành là những động từ mà khi phát âm
chúng ra cùng với biểu thức ngơn hành (có khi khơng cần có biểu thức
ngơn hành đi kèm) là người nói thực hiện ln cái hành vi ở lời do chúng
biểu thị”.
1.1.7.2. Phát ngôn ngôn hành hàm ẩn
Hàm ẩn là ẩn giấu cái phần tường minh, phần tường minh là phần
chứa động từ ngôn hành. Như vậy có thể nhận thấy rằng phát ngơn ngơn
hành hàm ẩn là phát ngôn ngôn hành tường minh cắt bỏ đi phần chứa đựng
động từ ngôn hành. Phát ngôn ngôn hành hàm ẩn không trùng khớp một

cách tuyệt đối với 4 kiểu câu phân loại theo mục đích nói.
1.1.8. Hành động ngôn từ trực tiếp và hành động ngôn từ gián tiêp
G. Yule năm 1996 đã nêu ra vấn đề như sau trong “Dụng học – Một số
dẫn luận nghiên cứu ngơn ngữ”:
“ Chừng nào có mối liên hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức
năng, thì ta có một hành động nói trực tiếp. Chừng nào có một mối liên hệ
gián tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng, thì ta có hành động nói gián
tiếp”.
1.1.8.1. Hành động nói trực tiếp
Trong ngơn ngữ học truyền thống có 4 kiểu câu phân loại theo mục
đích phát ngôn là: Câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm
thán. Bốn kiểu câu đó thường được dùng (theo lối điển hình) để thực hiện
4 lớp hành động nói thường gặp trong đời sống xã hội của một cộng đồng
ngôn ngữ: Kể việc, hỏi, điều khiển, bộc lộ cảm xúc. Các kiểu câu trên ứng
với các hành động nói trực tiếp như: Hành động (nói) kể hay trình bày;
Hành động (nói) hỏi; Hành động (nói) mệnh lệnh hay điều khiển, cầu
khiến; Hành động (nói) bộc lộ cảm xúc hay cảm thán.
1.1.8.2. Hành động nói gián tiếp
Xét ví dụ sau:
SP1: Mùi phở thơm quá!


18
SP2: Hay vào ăn phở đi.
SP1: Ừ!
Trong ví dụ trên, lời của SP1 hình thức là câu cảm thán khen mùi phở
ngon nhưng chức năng lại giống một lời đề nghị SP2 ăn phở và lời đề nghị
của SP1 đã được SP2 hiểu và đồng ý. Như vậy lời SP1 hình thức là câu
cảm thán nhưng chức năng của câu lại giống lời đề nghị vì thế đây chính là
hành động nói gián tiếp.

Điều kiện để sử dụng hành động ở lời gián tiếp đó là ngữ cảnh và biểu
thức ngữ vi. Hành động nói phụ thuộc rất nhiều vào ngữ cảnh, nếu khơng
đặt vào ngữ cảnh thì người đọc sẽ khơng thể hiểu được nội dung, mục đích
của phát ngơn trên. Hành động nói có một biểu thức ngữ vi đặc trưng cho
nó tuy nhiên suy cho cùng ngữ cảnh mới là nhân tố quyết định để sử dụng
hành động ở lời gián tiếp. Chẳng hạn, một bà mẹ giận con cái hư hỏng có
thể dùng biểu thức ngữ vi như một lời cầu khiến :“Mày chết đi cho khuất
mắt tao”, tuy nhiên, trong ngữ cảnh này, đây không phải là lời cầu khiến
(vì giận con đến mấy thì không bố mẹ nào lại muốn cho chết cả!) mà là một
lời ca thán, tức là đã có một hành động ở lời gián tiếp: hành động ca thán
được biểu đạt thông qua hành động cầu khiến.
1.2 Hoạt động giao tiếp
1.2.1. Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp là yếu tố cơ bản và cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển
của xã hội loài người, là sợi dây để gắn kết mối quan hệ giữa con người với
con người. Thơng qua giao tiếp, con người có thể trao đổi tâm tư, tình cảm,
nguyện vọng, hiểu biết, truyền đạt mọi kinh nghiệm trong cuộc sống và đó
là yếu tố quan trọng để duy trì sự tồn tại của xã hội lồi người.
Theo [1] thì “Giao tiếp được hiểu là q trình thơng tin diễn ra giữa ít
nhất là hai người giao tiếp trao đổi với nhau, gắn với một ngữ cảnh và một
tình huống nhất định”.


19
Như vậy theo cách định nghĩa này thì tác giả Diệp Quang Ban đã chỉ ra
mấy vấn đề cần lưu ý trong quá trình giao tiếp:
- Giao tiếp là quá trình trao đổi thơng tin ít nhất giữa hai người chấp
nhận trao đổi với nhau.
- Lời dùng trong giao tiếp có chứa nội dung cho nên bao giờ cũng gắn
với một tình huống và một ngữ cảnh.

- Trong cuộc giao tiếp những nhân vật giao tiếp luôn đảm nhận những
vai giao tiếp khác nhau. Ở đây có sự luân phiên, tác động qua lại giữa các
vai giao tiếp gồm vai trao lời và vai nhận lời, đáp lời.
Theo [5] định nghĩa: “Vai giao tiếp là một thuật ngữ để biểu thị vị thế
xã hội của các nhân vật tham gia hội thoại”. Vai giao tiếp được thể hiện
thông qua các phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, vẻ
mặt, tư thế cơ thể… và các phương tiện ngôn ngữ như yếu tố kèm lời, yếu
tố ngôn ngữ (từ xưng hô, hành động ngôn ngữ, các tiểu từ tình thái).
Theo [4] thì: “Giao tiếp ngơn ngữ hay cịn gọi là giao tiếp bằng ngơn
ngữ là việc thơng báo cho nhau, trao đổi với nhau những tin tức nào đó
hoặc bộc lộ với nhau những niềm vui nỗi buồn,.. nào đó bằng phương tiện
ngơn ngữ”. Do đó khi tìm hiểu giao tiếp bằng ngơn ngữ khơng thể khơng
tìm hiểu về phương tiện ngôn ngữ - phương tiện giao tiếp quan trọng nhất
của xã hội lồi người.
Nói đến giao tiếp bằng ngơn ngữ phải nói đến ngun tắc giao tiếp và
chiến lược giao tiếp. Nguyên tắc giao tiếp là một loạt những quy định mà
người nói khơng tn thủ sẽ làm cho hoạt động giao tiếp bị thất bại.
Nguyên tắc giao tiếp khác chiến lược giao tiếp.
Theo [3] thì “Chiến lược giao tiếp là phương châm và các biện pháp sử
dụng các hành vi ngôn ngữ trong giao tiếp nhằm giữ thể diện và tránh đe
doạ thể diện của người tham gia giao tiếp”.


×