Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thương mại quốc tế Một số vấn đề pháp lý phát sinh khi một quốc gia ban hành quy định về in bao bì đơn giản đối với thuốc lá, trong đó quy định cách ghi nhãn và in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.07 KB, 17 trang )

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ước khung của WHO về kiểm soát thuốc lá (FCTC).
2. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí
tuệ 1994 (TRIPs)
3. Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch 1994 (GATT)
4. Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012.
5. Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa của chính phủ.
6. Quyết định 02/2007/QĐ-BYT của Bộ Y Tế về việc ban hành quy định về
vệ sinh an toàn đối với sản phẩm thuốc lá.


A. MỞ ĐẦU
Theo các nhà nghiên cứu, khói thuốc lá chứa hơn 4.000 loại hóa chất, trong
đó có hơn 200 loại có hại cho sức khỏe, trên 40 chất gây ung thư. Hút thuốc lá là
nguyên nhân của 25 căn bệnh hiểm nghèo như ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, các
bệnh về hô hấp, đồng thời là nguyên nhân gia tăng đói nghèo. Ở Châu Âu, có
khoảng 79.000 người chết mỗi năm vì những căn bệnh có liên quan đến thuốc lá.
Ước tính hiện nay mỗi năm trên thế giới có khoảng 5 triệu người tử vong do các
bệnh liên quan đến thuốc lá. Nếu việc hút thuốc lá khơng giảm thì đến năm 2030
con số này sẽ là 10 triệu người và khoảng 70% số ca tử vong sẽ rơi vào các nước
đang phát triển trong đó có Việt Nam - một trong những quốc gia có tỷ lệ người hút
thuốc lá cao nhất thế giới. Hàng năm, tại Việt Nam có trên 40.000 người chết vì
thuốc lá, chi phí điều trị những căn bệnh như lao phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính, khí
phế thủng do thuốc lá gây ra hơn 1.160 tỉ đồng. Để hạn chế tình trạng hút thuốc lá
ngày càng gia tăng, một số quốc gia đã ban hành pháp luật về bao bì đơn giản đối
với mặt hàng thuốc lá, trong đó quy định cách ghi nhãn và in cảnh báo sức khỏe
trên bao bì thuốc lá. Tuy nhiên, quy định này đã nảy sinh một số vấn đề pháp lý.
Đặt trong cương vị là người tư vấn pháp lý của một công ty thuốc lá, có thể nhận
thấy quy định mới này đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và làm giảm giá trị thương
hiệu của họ. Đặc biệt bộ luật về thuốc lá được áp dụng trên tồn cầu có thể khiến
họ thiệt hại hàng tỷ đô la. Bài viết sau đây xin được đi vào phân tích một số vấn đề


phát sinh từ quy định trên, đồng thời xin đưa ra một số phương án giúp công ty lựa
chọn.


B. NỘI DUNG
I. Khái quát chung
1. Một số khái niệm liên quan
“Sản phẩm thuốc lá” có nghĩa là các sản phẩm được làm hoàn toàn hoặc
một phần từ thuốc lá lá làm nguyên liệu được sản xuất để sử dụng để hút thuốc,
hút, nhai hoặc hít.1
“Thuốc lá” là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu
thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc
các dạng khác.2
“Nhãn hàng hóa” là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ,
hình ảnh được án, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương
phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì
thương phẩm của hàng hóa. Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần
thiết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông
tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc
kiểm tra, kiểm soát. 3
“Bao bì” của sản phẩm thuốc lá là bao cứng hoặc bao mềm bọc kín, chứa
đựng và tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thuốc lá.4
“Cảnh báo sức khoẻ” là thơng tin bằng chữ và hình ảnh mơ tả hoặc giải
thích về ảnh hưởng có hại tới sức khỏe con người do việc sử dụng thuốc lá.5
Điểm f, điều 1, Phần I Cơng ước khung của WHO về kiểm sốt thuốc lá (FCTC).
2 Khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012.
3 Khoản 2, khoản 3 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa của chính phủ.
4 Khoản 3 Điều 2 Quyết định 02/2007/QĐ-BYT của Bộ Y Tế về việc ban hành quy định về vệ
sinh an toàn đối với sản phẩm thuốc lá.
5 Khoản 5 Điều 2 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012.

1


2. Một số ý nghĩa của việc ghi nhãn và in cảnh báo sức khỏe trên bao bì
thuốc lá
Việc ghi nhãn và in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá góp phần nâng
cao nhận thức về những hậu quả đối với sức khỏe, tính gây nghiện và nguy cơ chết
người từ việc sử dụng thuốc lá, giúp tăng các nỗ lực bỏ thuốc hoặc giảm hút. In
cảnh báo sức khỏe trên vỏ bao có tác dụng quan trọng trong việc ngăn ngừa hút
thuốc trong giới trẻ, do thích thể hiện mình là người trưởng thành mà khơng nhận
thức rõ ràng về các yếu tố bệnh tật của việc hút thuốc. Vì vậy, những hình ảnh cảnh
báo sức khỏe được in trên vỏ bao thuốc lá giúp giới trẻ hiểu rõ hơn tác hại của hút
thuốc, giúp ngăn ngừa việc hút thuốc. Bên cạnh đó, việc tiếp cận với thông tin về
tác hại của thuốc lá của người dân còn hạn chế nên việc in cảnh báo sức khỏe trên
vỏ bao thuốc có thể truyền tải thơng điệp tác hại thuốc trực tiếp đến từng người hút
thuốc. Biện pháp này sẽ tiết kiệm chi phí cho Nhà nước vì việc in ấn cũng chỉ
chiếm một phần rất nhỏ, không hề tốn kém nhiều về kinh phí.
Ngồi ra, việc in cảnh báo sức khoẻ trên các vỏ bao thuốc lá sẽ giúp chocác
cơ quan quản lý Nhà nước phân biệt được các sản phẩm thuốc lá lậu, vì thường các
sản phẩm thuốc lá lậu không in cảnh báo sức khỏe. Đây còn là một việc làm nhằm
đảm bảo quyền của người tiêu dùng là được biết các thơng tin chính xác về sản
phẩm mà họ sử dụng, những hậu quả đối với sức khoẻ, nguy cơ gây bệnh tật từ
việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá.
II. Quy định về việc ghi nhãn và in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc
lá của một số quốc gia trên thế giới
Điều 11 của FCTC quy định việc ghi nhãn hàng hóa đối với các sản phẩm
thuốc lá, đồng thời nhấn mạnh là trên bao bì thuốc lá khơng sử dụng các từ ngữ có
thể khiến cho người tiêu dùng hiểu sai về tác hại của thuốc lá.



1. Tại Việt Nam
Nhằm nội luật hóa quy định của FCTC, Điều 15 Luật phòng, chống tác hại
của thuốc lá 2012 quy định về việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì
thuốc lá. Cụ thể:
“1. Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải ghi
nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.
2. Việc ghi nhãn đối với thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại
Việt Nam phải được thực hiện bằng tiếng Việt, theo đúng quy định của pháp luật về
nhãn hàng hoá và bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) In cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh bảo đảm rõ ràng, dễ nhìn, dễ
hiểu;
b) Dán tem hoặc in mã số, mã vạch; ghi ngày sản xuất, ngày hết hạn sử
dụng;
c) Ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối
với các loại thuốc lá khác;
d) Không được sử dụng từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc
lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức
khoẻ con người.
3. Nội dung cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá phải mơ tả cụ thể tác hại
của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe và thơng điệp thích hợp khác, phải
được thay đổi theo định kỳ 02 năm một lần.
4. Cảnh báo sức khỏe quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải chiếm ít
nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút, hộp
thuốc lá.


5. Việc ghi nhãn trên bao bì thuốc lá xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu
của nước nhập khẩu.
6. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Công thương quy
định cụ thể về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe đối với thuốc lá quy định tại các

khoản 2, 3 và 4 Điều này.
7. Chính phủ quy định cụ thể mức tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe phù
hợp với từng thời kỳ”.
Ngày 08 tháng 02 năm 2013, Liên Bộ Y tế - Công Thương đã ban
hành Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BYT-BCT hướng dẫn việc ghi nhãn, in
cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá. Điều 3 Thơng tư quy định về yêu cầu ghi
nhãn trên bao bì thuốc lá như sau:
“1. Việc ghi nhãn trên bao bì thuốc lá phải được thực hiện theo đúng quy
định tại Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, các quy định của pháp luật về
nhãn hàng hóa và các quy định của Thơng tư liên tịch này.
2. Nhãn thuốc lá phải thể hiện các nội dung sau:
a) Tên hàng hoá;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;
c) Xuất xứ hàng hoá (đối với thuốc lá nhập khẩu);
d) Định lượng của hàng hóa;
đ) Cảnh báo sức khỏe;
e) Dán tem hoặc in mã số, mã vạch.
g) Ngày sản xuất; ngày hết hạn sử dụng.


3. Nhãn thuốc lá phải được ghi bằng tiếng Việt, khơng được sử dụng các
hình thức hoặc từ ngữ tạo cho người tiêu dùng hiểu sai về tính chất, tác động của
thuốc lá đối với sức khỏe như: ít hắc ín (low tar), nhẹ (light), siêu nhẹ (ultra light),
dịu êm (mild) hoặc các từ, cụm từ khác có nghĩa hoặc cách hiểu tương tự làm cho
người tiêu dùng hiểu sản phẩm thuốc lá này ít có ảnh hưởng tới sức khỏe hơn sản
phẩm thuốc lá khác, trừ trường hợp các từ, cụm từ trên là một phần của nhãn hiệu
thuốc lá đã được đăng ký và bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam trước ngày Luật
Phịng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực”.
Điều 4 Thơng tư quy định về yêu cầu cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá
như sau:

“1. Mẫu cảnh báo sức khoẻ: Thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ
tại Việt Nam phải in cảnh báo sức khoẻ trên bao bì theo mẫu quy định tại Phụ lục
ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này. Cảnh báo sức khỏe phải bảo đảm được
in rõ nét và dễ nhìn.
2. Vị trí in cảnh báo sức khỏe:
a) Cảnh báo sức khỏe phải được in trên mặt chính trước và mặt chính sau
của bao bì thuốc lá và phải bảo đảm khơng bị che lấp hoặc che mờ bởi bất kỳ vật
liệu, hình ảnh, thơng tin nào khác, trừ việc dán tem thuốc lá theo quy định của
pháp luật. Trường hợp thuốc lá có nhiều bao bì thì cảnh báo sức khỏe phải được
in trên tất cả bao bì theo quy định tại Thơng tư liên tịch này. Trường hợp bao bì
thuốc lá có sử dụng bao bọc ngồi thì bao bọc ngồi phải trong suốt, khơng màu
và khơng làm che lấp cảnh báo sức khỏe, trừ trường hợp bao bọc ngoài có in logo
chống hàng giả, hàng nhái của doanh nghiệp đã được đăng ký và bảo hộ sở hữu
trí tuệ tại Việt Nam trước ngày Thông tư liên tịch này được ban hành.


b) Cảnh báo sức khoẻ phải được in song song sát với rìa trên của bao bì
thuốc lá.
3. Diện tích in cảnh báo sức khỏe: Diện tích in cảnh báo sức khỏe phải
chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao bì
thuốc lá.
4. Màu sắc của cảnh báo sức khỏe: Cảnh báo sức khỏe phải được in từ 4
màu cơ bản trở lên, độ phân giải khi in không được dưới 300DPI (dot per inch).
5. Sử dụng luân phiên các mẫu cảnh báo sức khỏe:
a) Mỗi loại sản phẩm thuốc lá của một nhãn hiệu thuốc lá phải in trên bao
bì thuốc lá một trong 06 mẫu cảnh báo sức khỏe quy định tại Phụ lục ban hành
kèm theo Thông tư liên tịch này. Các loại sản phẩm thuốc lá của một nhãn hiệu
thuốc lá, các nhãn hiệu thuốc lá khác nhau của một nhà sản xuất phải in các mẫu
cảnh báo sức khỏe khác nhau. Trường hợp một nhãn hiệu thuốc lá có trên 06 loại
sản phẩm, một nhà sản xuất có trên 06 nhãn hiệu thuốc lá thì phải in đồng thời đủ

06 mẫu cảnh báo sức khỏe.
b) Mẫu cảnh báo sức khỏe của mỗi loại sản phẩm thuốc lá phải được thay
đổi định kỳ 02 năm một lần”.
2. Tại Australia
Australia chính thức ban hành Đạo luật bao bì thuốc lá đơn giản TOBACCO
PLAIN PACKAGING ACT 2011 (Số 148, 2011), quy định cấm các hãng bán thuốc
lá ở Australia in logo hay để vỏ bao thuốc lá có màu sắc bắt mắt riêng biệt, mà phải
nghiêng về màu ô-liu xanh xám để vỏ bao trơng có vẻ mang vấn đề tù tội hay quân
sự hơn. Bên cạnh đó, phần lớn diện tích trên vỏ bao phải có hình ảnh chân thực nhất
(gây tác động mạnh) mô tả cận cảnh những bệnh do thuốc lá hay khói thuốc lá gây ra
kèm lời cảnh báo chữ to về tác hại của hút thuốc lá, trong khi tên nhãn hiệu chỉ được


in cỡ chữ nhỏ bên dưới. Luật đưa ảnh chân thực cảnh báo sức khỏe trên vỏ bao thuốc
lá của Australia được xem là động thái có tác động mạnh hơn nhiều so với việc cấm
quảng cáo hay có những cảnh báo sức khỏe bằng đồ họa mà những nước khác áp
dụng. Các cơng trình nghiên cứu đến nay cho thấy luật này là một biện pháp hữu hiệu
giúp giảm lượng tiêu thụ cũng như số người hút thuốc lá ở Australia. Tổ chức y tế
WHO đã hoan nghênh chiến thắng này của Australia, cho rằng động thái này sẽ thúc
đẩy thực thi trên toàn cầu luật đưa ảnh cảnh báo sức khỏe chân thực trên vỏ bao
thuốc lá. Ngoài Australia, có 6 nước khác đã áp dụng luật này, gồm Hungary, Ireland,
Pháp, New Zealand, Na Uy và Anh. Ngoài ra, 6 nước cũng đã thông qua luật tương
tự nhưng chưa thực thi là Burkina Faso, Canada, Gruzia, Romania, Slovenia và Thái
Lan. Ngồi ra tính đến tháng 10/2010, trên thế giới có 39 quốc gia đã quy định bắt
buộc phải in cảnh báo tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe trên vỏ bao thuốc lá, như:
Thailand, Singapore, Malaysia,... Có quốc gia cịn quy định diện tích cảnh báo sức
khỏe bằng hình ảnh trên bao bì thuốc lá rất cao như: Uruguay (80% cả hai mặt trước
và sau); Philippines (60% cả hai mặt trước và sau); Thailand (50% cả hai mặt trước
và sau);...
III. Một số vấn đề pháp lý phát sinh khi một quốc gia ban hành quy

định về in bao bì đơn giản đối với thuốc lá, trong đó quy định cách ghi nhãn
và in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá
1. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở
hữu trí tuệ 1994 (TRIPs)
Quy định của FCTC và một số quốc gia khác về cách ghi nhãn và in cảnh
báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá đã dẫn đến mâu thuẫn với một số quy định của
TRIPs (cụ thể là các Điều 1.1, 16, 17 và 20 của hiệp định TRIPs).


Thứ nhất, việc cấm sử dụng nhãn hiệu, biểu trưng và các dấu hiệu phân biệt,
mô tả, thương hiệu, từ ngữ bóng bẩy hoặc bất cứ dấu hiệu gì trực tiếp hoặc gián
tiếp nhằm quảng cáo thuốc lá của FCTC đã xâm phạm các quyền sở hữu trí tuệ ở
điều 16 Hiệp định TRIPs và từ đó có thể khiến cho người dùng không tiếp cận
được với các thông tin cần thiết khi mua sản phẩm mà đáng lẽ được in trên bao bì
thuốc lá. Chính u cầu này của FCTC đã làm ảnh hưởng đến chức năng của nhãn
hiệu đó là chức năng phân biệt, nó khiến cho bao thuốc lá trở nên đồng nhất.
Thứ hai, yêu cầu của FCTC là phải sử dụng tên thương hiệu theo định dạng
chuẩn về kích thước,màu sắc, phơng chữ, và được in dưới các hình ảnh có tính
cảnh báo về tác hại của thuốc lá. Yêu cầu này đã vi phạm vào quy định của Điều
20 Hiệp định TRIPs: không được đưa ra các yêu cầu đặc biệt gây cản trở một cách
bất hợp lý đến việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá trong hoạt động thương mại,
chẳng hạn như yêu cầu sử dụng kết hợp với một nhãn hiệu hàng hoá khác, sử dụng
dưới hình thức đặc biệt hoặc sử dụng theo một cách nào đó làm hại đến khả năng
phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ
của các doanh nghiệp khác.
Thứ ba, đồng thời việc FCTC đặt ra yêu cầu này cũng đã làm ảnh hưởng đến
lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu theo quy đinh Điều 17 Hiệp định
TRIPs. Quy định này sẽ khiến cho việc sử dụng tên thương hiệu gây nhầm lẫn có
thể khiến các sản phẩm thuốc lá lậu sẽ diễn ra tràn lan từ đó làm giảm uy tín cũng
như lợi nhuận thu được của chủ sở hữu.

2. Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch 1994 (GATT)
Quy định của FCTC và một số quốc gia khác về cách ghi nhãn và in cảnh
báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá đã dẫn đến mâu thuẫn với một số quy định của
GATT (cụ thể là quy định tại Khoản 2, Điều IX của GATT: “Các bên ký kết thừa


nhận rằng, khi vận dụng và thực thi luật và các quy tắc về nhãn xuất xứ, các biện
pháp áp dụng có thể gây khó khăn và bất tiện cho thương mại và công nghiệp của
nước xuất khẩu cần được giảm thiểu hết mức, đồng thời quan tâm đúng mức tới
quyền lợi của người tiêu dùng chống lại các ký hiệu man trá và gây hiểu lầm”.)
Thứ nhất, việc một số quốc gia đã ban hành pháp luật về bao bì đơn giản đối
với mặt hàng thuốc lá, trong đó quy định cách ghi nhãn và in cảnh báo sức khỏe
trên bao bì thuốc lá. Cụ thể hơn thì bao bì thuốc là khơng chỉ có cá nhãn hiệu của
thuốc lá mà bây giờ con phải in các cảnh báo về sức khoẻ trên bao bì như là thơng
điệp hút thuốc có hại cho sức khoẻ hoặc in các hình ảnh minh hoạ về tác hại của
thuốc lá. Từ đó thì ta có thể thấy việc áp dụng biện pháp nãy sẽ gây những bất tiện
và khó khăn như việc in hình ảnh trên bao bì thuốc lá hạn chế phần nào khả năng
cạnh tranh của các mặt hàng thuốc lá vì nhãn hiêu phải in nhỏ đi nhường chỗ cho
in cảnh báo sức khoẻ. Việc in cảnh báo về sức khoẻ trên bao bì thuốc lá sẽ phần
nào gây ấn tượng không tốt của những người hút thuốc lá, từ đó thì có thể ảnh
hưởng tới việc thương mại. Hơn thế nữa, các nước không in cảnh báo về sức khoẻ
trên bao bì thuốc lá sẽ được nâng cao cơ hội xuất khẩu thuốc lá hơn là những quốc
gia có in cảnh báo sức khoẻ trên bao bì thuốc lá.
Thứ hai, việc in cảnh báo sức khoẻ trên bao bì thuốc lá sẽ dẫn đến việc nhãn
hiệu truyền thống, đặc trưng về màu sắc của từng loại thuốc lá sẽ giảm đi hoặc mất
đi nhường chỗ cho việc in cảnh báo sức khoẻ. Hơn thế, việc in cảnh báo sức khoẻ
này cịn làm cho hang giả, hang nhái có cơ hội dễ dàng hơn để lọt vào thị trường,
ảnh hưởng tới chất lượng và uy tín của mặt hàng thật. Từ đó sẽ hạn chế phần nào
mức độ cạnh tranh giữa các mặt hàng thuốc lá, quyền lợi của người tiêu dùng bị
ảnh hưởng do khó phân biệt được các mặt hàng thuốc lá, các ký hiệu man trá và

gây hiểu nhầm.


IV. Một số phương án có thể lựa chọn để chống lại quy định trên
1. Giải quyết bằng Tòa trọng tài thường trực (Permanent Court of
Arbitration Court of Arbitration - PCA)
Chính thức thành lập năm 1900 và đi vào hoạt động năm 1902, có trụ ở La
Hay (The Hague), Hà Lan. Hiện nay PCA giải quyết các tranh chấp giữa các chủ
thể quốc tế, bao gồm: Tranh chấp giữa hai hay nhiều quốc gia; Tranh chấp giữa
một quốc gia với một tổ chức quốc tế; Tranh chấp giữa hai hay nhiều tổ chức quốc
tế; Tranh chấp giữa một quốc gia với thể nhân; Tranh chấp giữa một tổ chức quốc
tế với một thể nhân. Thẩm quyền của PCA: Nguyên tắc cơ bản cho việc trao thẩm
quyền giải quyết tranh chấp cho Hội đồng trọng tài (sau đây gọi là Tòa Trọng tài)
được thành lập theo quy chế thích hợp cho từng vụ kiện do các bên liên quan thỏa
thuận gửi lên PCA hay còn gọi là thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận này có thể tồn
tại dưới dạng tuyên bố riêng biệt của mỗi bên, hoặc có thể là một điều khoản được
quy định trong một điều ước quốc tế, hoặc dưới dạng các cam kết pháp lý khác,
trong đó nêu rằng, mọi tranh chấp nảy sinh giữa các bên sẽ được giải quyết tại
PCA. PCA sẽ trao quyền phán xử cho một Hội đồng trọng tài với các tranh chấp
nằm trong thẩm quyền giải quyết của PCA. Để xác định rõ thẩm quyền của PCA
đối với các tranh chấp, thỏa thuận trọng tài được tách biệt ra khỏi các tuyên bố
pháp lý mà nó chứa đựng thỏa thuận trọng tài trong đó.
Khi các bên trong tranh chấp nhất trí thỏa thuận lựa chọn giải quyết tranh
chấp theo trọng tài thương mại và lựa chọn đưa vụ việc ra một cơ quan trọng tài
nào đó. Khi đó khi các cơng ty thuốc lá có thể yêu cầu trong tài thương mại quốc tế
giải quyết việc quy định in bao bì trơn có mâu thuẫn với các quy định mà các quốc
gia này ban hành hay không? Hay quy định về nhãn hiệu trong Hiệp định TRIPs.
Ngồi ra, các cơng ty thuốc lá có thể kiện lên Tịa trọng tài nhằm yêu cầu bãi
bỏ hoặc thay đổi các đạo luật liên quan tới vấn đề này để bảo đảm quyền lợi của



mình. Đa số các tranh chấp về nhãn hiệu, bao bì đều có các đặc điểm: Thứ nhất,
tranh chấp phát sinh từ lĩnh vực ghi nhãn và bao bì thuốc lá phần lớn đều phức tạp.
Nó thường gắn liền với các yếu tố kỹ thuật chuyên sâu của từng lĩnh vực, do vậy,
khơng phải dễ dàng có thể nhận thức và đánh giá chính xác bản chất và tình huống
của các tranh chấp loại này ngay cả đối với các bên trong tranh chấp. Thứ hai,
tranh chấp về ghi nhãn và bao bì thuốc lá này có tính “đa quốc gia”. Các tranh chấp
loại này có thể phát sinh từ các mối quan hệ trải rộng trên nhiều quốc gia khác
nhau, do các chủ thể có quốc tịch khác nhau, địa điểm xảy ra tranh chấp có thể
cùng một lúc tại nhiều vùng trên thế giới. Thứ ba, tranh chấp về ghi nhãn và bao bì
thường địi hỏi tính bảo mật rất cao: tính bảo mật là một trong những yêu cầu tối
quan trọng của các giao dịch , và trong rất nhiều trường hợp, các tranh chấp xảy ra
một phần là để cho tính bảo mật khơng bị vi phạm, đặc biệt trong các vụ liên quan
đến phát minh sáng chế, bí mật thương mại v.v… Do đó đa số các tranh chấp liên
quan đến nhãn hiệu và bao bì thuốc là đều là những tranh chấp lớn giữa các quốc
gia như tranh chấp về việc đăng kí quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu giữa
Vinataba (Việt Nam) và Sumatra (Indonesia).
Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có những mặt ưu điểm và
hạn chế. Về ưu điểm, thứ nhất, quyết định của trọng tài là chung thẩm vì vậy nó có
giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên, các bên không thể chống án hay kháng
cáo. Việc xét xử ở trọng tài chỉ diễn ra ở một cấp xét xử. Hội đồng trọng tài sau khi
tuyên phán quyết xong là đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và chấm dứt sự tồn tại.
Thứ hai, hoạt động trọng tài diễn ra liên tục vì Hội đồng trọng tài xét xử vụ việc là
do các bên thỏa thuận lựa chọn, hoặc được chỉ định để giải quyết vụ kiện, do đó
các trọng tài viên là người theo từ đầu tới cuối. Vì vậy họ có điều kiện để nắm bắt
và tìm hiểu thấu đáo vụ việc, chính điều này có lợi cho các bên ngay cả khi hòa
giải hoặc giải quyết qua thương lượng, trọng tài có thể hỗ trợ các bên đạt tới một
thỏa thuận. Thứ ba, trọng tài xét xử bí mật bởi tiến trình giải quyết trọng tài có tính



riêng biệt, hầu hết các quy định của pháp luật về trọng tài đều thừa nhận nguyên
tắc Trọng tài xét xử kín nếu các bên khơng có thỏa thuận khác. Đây là một ưu điểm
quan trọng bởi các doanh nghiệp không muốn các chi tiết của vụ tranh chấp bị đưa
ra công khai. Thứ tư, trọng tài cho phép các bên được sử dụng kinh nghiệm của
các chuyên gia, việc này thể hiện ở việc lựa chọn trọng tài của các bên. Các bên có
quyền chọn một trọng tài dựa trên trình độ, năng lực, sự hiểu biết vững vàng của
họ về thương mại quốc tế, về các lĩnh vực chuyên biệt. Thứ năm, hoạt động trọng
tài xét xử liên tục do đó tiết kiệm thời gian, chi phí, tiền bạc cho doanh nghiệp. Thứ
sáu, giải quyết bằng trọng tài thể hiện tính năng động, linh hoạt, mễm dẻo. Thứ
bảy,việc xét xử bằng trọng tài đảm bảo được bí mật cao, tránh cho các bên nguy cơ
làm tổn thương các mối quan hệ hợp tác làm ăn vốn có.
Bên cạnh những ưu điểm, phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
thương mại cũng có những khó khăn, trở ngại khó tránh khỏi. Thứ nhất, sự thành
cơng của q trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài chủ yếu phụ thuộc vào thái
độ, thiện chí của các bên tranh chấp, mà doanh nghiệp ở nước ta hiện nay chưa
thực sự quan tâm đến việc lường trước các tranh chấp phát sinh nên vẫn mơ hồ về
các hình thức trọng tài. Thứ hai, việc thực thi các kết quả đạt được trong quá trình
giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài phần lớn phụ thuộc vào phụ thuộc
vào sự tự nguyện thi hành vào bên có nghĩa vụ thi hành mà khơng có cơ chế pháp
lý vững chắc để đảm bảo thi hành và nếu có thì việc thi hành đó thường phức tạp
tốn kém. Thứ ba, trọng tài có thể gặp khó khăn trong q trình giải quyết tranh
chấp, đặc biệt là những tranh chấp phức tạp, về những vấn đề như: xác minh thu
thập chứng cứ, triệu tập nhân chứng…
2. Giải quyết tranh chấp tại WTO
Nhằm đạt được một giải pháp tích cực cho các bên trong việc giải quyết các
tranh chấp phát sinh từ việc áp dụng các Hiệp định của WTO, WTO xây dựng cơ


sở pháp lý cho cơ chế giải quyết tranh chấp cho các thành viên của mình thơng qua
Hiệp định về các Qui tắc và Thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU). Q trình giải

quyết tranh chấp của WTO có thể chia làm 3 giai đoạn như sau: tham vấn, xét xử
và thực thi phán quyết. Tất cả các tranh chấp tại WTO đều bắt đầu bằng yêu cầu
tham vấn của các bên, trong giai đoạn này, nếu các bên tìm ra được một giải pháp
thỏa đáng và phù hợp với các hiệp định liên quan là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu tranh
chấp không thể giải quyết bằng tham vấn, các bên có thể gửi yêu cầu thành lập Ban
Hội thẩm lên Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB). Cơ quan này sẽ tiến
hành biểu quyết quyết định việc thành lập Ban Hội thẩm. Sau khi được thành lập,
Ban Hội thẩm có trách nhiệm tiến hành các thủ tục cần thiết để xét xử vụ việc và ra
Báo cáo cuối cùng về vụ việc gửi cho DSB thông qua. Các bên có thể kháng cáo
các vấn đề pháp lý trong Báo cáo của Ban Hội thẩm (yêu cầu phúc thẩm) lên Cơ
quan phúc thẩm của WTO (AB) bằng văn bản. Báo cáo cuối cùng của Cơ quan
Phúc thẩm có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc loại bỏ các vấn đề và kết luận pháp lý
của Ban Hội thẩm, và sẽ được gửi tới DSB để thông qua. Trong giai đoạn thực thi,
khuyến nghị và phán quyết của DSB là ràng buộc, mang tính bắt buộc thi hành.
Trong tất cả các giai đoạn trên, các quyết định của DSB được thơng qua theo
ngun tắc đồng thuận phủ quyết, theo đó một quyết định chỉ không được thông
qua khi tất cả thành viên DSB bỏ phiếu không thông qua. Các bên của một vụ việc
giải quyết tranh chấp tại WTO bao gồm:
- Bên khiếu nại;
- Bên bị khiếu nại;
- Bên thứ ba: bao gồm các Thành viên khác có thể đề nghị được tham gia
vào vụ việc nếu các quốc gia này có “quyền lợi thương mại thực chất” liên quan
đến vụ việc.


Phương thức này có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Về ưu điểm, mức
độ thành công của hệ thống giải quyết tranh chấp dựa trên các tiêu chí đánh giá của
mỗi người. Nếu so sánh hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO với hệ thống giải
quyết tranh chấp của GATT 1947 trước đây, thì hệ thống hiện hành hiệu quả hơn
nhiều. Hơn nữa, tính chất “bán tư pháp” và “bán tự động” tạo điều kiện cho cơ chế

này giải quyết được nhiều vụ kiện phức tạp. Các đặc điểm này cũng bảo đảm hơn
cho các thành viên muốn được bảo vệ quyền lợi. So sánh với các hệ thống giải
quyết tranh chấp theo luật quốc tế khác, bản chất cưỡng chế và cơ chế thực thì của
hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO thực sự là ưu việt hơn.
Tuy nhiên, phương thức này cũng có những mặt hạn chế nhất định. Bất chấp
thời hạn, một quy trình giải quyết tranh chấp đầy dù vẫn chiếm một khoảng thời
gian đáng kể, trong suốt khoảng thời gian đó bên khởi kiện phải liên tục chịu các
tổn hại về kinh tế nếu giải pháp đang cân nhắc thực sự trái với WTO. Ngay cả
trong trường hợp nguyên đơn thắng kiện, khơng một biện pháp tạm thời nào có thể
bảo vệ được lợi ích kinh tế và thương mại của họ trong suốt quá trình tranh chấp
đang được giải quyết. Hơn nữa, thậm chí sau khi thắng kiện, ngun đơn cũng
khơng nhận được bất kỳ khoản bồi thường nào cho những thiệt hại mà họ phải
gánh chịu trong suốt thời gian bị đơn thực hiện phán quyết của tồ. Khơng một bên
“thắng kiện” nào được nhận bồi thường từ phía bên kia cho những chi phí tư pháp
mà họ phải trả. Trong trường hợp không thi hành phán quyết, không phải tất cả các
thành viên đều có khả năng thực tiền để viện dẫn đến quyền được tạm dùng thực
hiện nghĩa vụ. Cuối cùng, trong một số trường hợp, kể cả việc tạm dừng thực hiện
nghĩa vụ cũng không mang lại hiệu quả buộc bên thua phải thi hành nghĩa vụ.


C. KẾT LUẬN
Nếu người hút thuốc lá ý thức được tác hại của việc hút thuốc lá đối với sức
khỏe của bản thân mình và những người xung quanh, nếu người bán thuốc lá ý
thức được hành vi bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi là đầu độc thế hệ trẻ tương
lai thì có lẽ Nhà nước ở các quốc gia không cần mất nhiều thời gian, giấy mực để
ban hành quy định về việc ghi nhãn và cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá. Việc
các quốc gia trên thế giới ban hành quy định về in bao bì đơn giản đối với thuốc lá,
trong đó quy định cách ghi nhãn và in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá mang
đến những hiệu quả tích cực, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những mặt tiêu cực
ảnh hưởng đến một số mặt của quốc gia có liên quan. Đối với mỗi quốc gia khi ban

hành ra quy định về cách ghi nhãn và in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá cần
chú ý đến những hiệp định, điều ước quốc tế đã kí kết. Đối với mỗi cơng ty, quốc
gia nên có những quy định cụ thể về vấn đề này để bảo vệ quyền và lợi ích pháp lý
cho cơng ty cũng như cho quốc gia đó. Do kiến thức và khả năng tìm kiếm tài liệu
của em cịn nhiều hạn chế, nên trong bài làm khơng tránh khỏi sai sót. Mong thầy
cơ góp ý để bài làm của em được hồn thiện. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô!



×