Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Thực trạng tảo hôn tại xã tân lập, huyện mộc châu, tỉnh sơn la (khóa luận kinh tế và quản trị kinh doanh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 58 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỰC TRẠNG TẢO HƠN TẠI XÃ TÂN LẬP, HUYỆN MỘC CHÂU,
TỈNH SƠ LA

NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI
MÃ SỐ: 7760101
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thu Trang
Sinh viên thực hiện

: Thao A Sang

Mã sinh viên

: 165406

Lớp

: K61-CTXH

Khóa

: 2016 - 2020

Hà Nội, 2020

i



LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp, em đã đƣợc các
thầy cô giáo giảng dạy tận tình, truyền đạt cho em những kiến thức rất bổ ích để
cho em có những kiến thức rất quan trọng cho chuyên ngành của em.
Em xin trân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trƣờng cùng quý thầy cơ đã
tận tâm giảng dạy cho em để em hồn thành tốt khóa học. Em xin kính chúc q
thầy cơ ngày càng khỏe mạnh để phấn đấu đạt thành tích cao trong công tác
giảng dạy. Chúc trƣờng Đại học Lâm nghiệp sẽ mãi là niềm tin, nền tảng vững
chắc cho nhiều thế hệ sinh viên với bƣớc đƣờng học tập.
Trong thời gian học tập, em đã đi thực tập tại xã Tân Lập, huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La. Trong quá trình thực tập tại đây, em đã có cơ hội tìm hiểu
thêm những gì đã đƣợc học. Bên cạnh đó có sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các cán
bộ ở trong xã đã giúp em học hỏi đƣợc nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Ths Nguyễn Thu Trang - ngƣời đã
tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong suốt q trình thực tập, để em hồn thành
tốt khóa học.
Em xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25/05/2020
Sinh viên

Thào A Sang

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
MỤC LỤC ......................................................................................................... ii
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT............................................................................ iv

DANH MỤC BẢNG .......................................................................................... v
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẢO HÔN ................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề tảo hôn ................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm kết hôn .................................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm tảo hơn .................................................................................... 5
1.1.3. Ngun nhân dẫn đến tình trạng tảo hôn ................................................... 5
1.1.4. Hậu quả của tảo hôn ................................................................................. 8
1.1.5. Các lý thuyết nghiên cứu .......................................................................... 9
1.2. Cơ sở thực tiễn của tảo hôn ....................................................................... 14
1.2.1. Các luật pháp, chính sách của nhà nƣớc có liên quan đến vấn đề tảo hơn 14
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: ............................................................ 16
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TẢO HÔN CỦA NGƢỜI DÂN TỘC MÔNG
TẠI XÃ TÂN LẬP, HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA ........................... 17
2.1. Một số nét khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa
bàn nghiên cứu ................................................................................................. 17
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................. 17
2.1.2. Đặc điểm kinh tế..................................................................................... 18
2.1.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội ....................................................................... 19
2.2. Thực trạng tảo hôn của dân tộc ngƣời Mông ở xã Tân Lập, huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La............................................................................................. 21
2.3. Thực trạng đời sống kinh tế, văn hố, xã hội, y tế, giáo dục của những ngƣời
Mơng kết hôn sớm trên địa bàn xã .................................................................... 23
2.3.1. Về kinh tế: .............................................................................................. 23
2.3.2. Về chăm sóc sức khoẻ/KHHGĐ: ............................................................ 25
2.3.3. Về giáo dục, văn hoá, xã hội: .................................................................. 27
2.4. Các nguyên nhân và hậu quả của thực trạng tảo hôn của ngƣời dân tộc
Mông tại xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La ....................................... 28
ii



2.4.1. Các ngun nhân dẫn đến tình trạng kết hơn sớm tại địa bàn nghiên cứu.29
2.5. Một số hậu quả của tình trạng kết hơn sớm tại địa bàn nghiên cứu. ........... 39
2.5.1. Ảnh hƣởng đến sức khoẻ thể chất và việc chăm sóc sức khỏe: ............... 39
2.5.2. Ảnh hƣởng đến cơ hội học tập, phát triển cá nhân .................................. 41
2.5.3. Ảnh hƣởng đến sự ổn định và phát triển của gia đình ............................. 42
2.6. Một số giải pháp và kiến nghị đƣa ra nhằm góp phần giảm tình trạng tảo
hôn trên địa bàn xã Tân Lập, Mộc Châu, Sơn La .............................................. 43
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 48
PHỤ LỤC

iii


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

GDTX

Giáo dục thƣờng xuyên

UBND


Ủy ban nhân dân

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

ANCT

An ninh chính trị

BCH

Ban chấp hành

DTTS

Dân tộc thiểu số

PVS

Phỏng vấn sâu

DS

Dân số




Gia đình

TE

Trẻ em

TLN

Thảo luận nhóm

NXB

Nhà xuất bản

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số ngƣời Mông tảo hôn phát sinh hàng năm trên địa bàn xã Tân Lập,
Mộc Châu, Sơn La. .......................................................................................... 22
Bảng 2.2: Tƣơng quan giữa giới tính và tuổi kết hôn lần đầu (%)..................... 23
Bảng 2.3: Tƣơng quan mức sống và tuổi kết hôn lần đầu theo nhóm nam(%) .. 24
Bảng 2.4: Tƣơng quan số con và tuổi kết hơn lần đầu theo nhóm nữ (%) ......... 27
Bảng 2.5: Khảo sát lý do kết hôn sớm của những ngƣời tảo hôn (%) ............... 30
Bảng 2.6: Mối liên quan về giới tính và đã nghe nói đến Luật Hơn nhân và gia
đình của ngƣời đƣợc phỏng vấn(%) .................................................................. 34
Bảng 2.7: Tƣơng quan trình độ học vấn và nghe nói đến Luật Hơn nhân.......... 36
và gia đình (%) ................................................................................................. 36


v


1. Đặt vấn đề
Đảng và Nhà nƣớc ta luôn đánh giá cao vị trí, vai trị quan trọng của
ngƣời các dân tộc thiểu số ở miền núi, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Hầu hết, các dân tộc thiểu số đều cƣ trú ở những vùng núi cao, biên giới
có vị trí chiến lƣợc quan trọng về phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh; khai
thác tài ngun khống sản, thuỷ điện, giữ mơi trƣờng sinh thái, bảo vệ
rừng,… Đảng, ngƣời dân các dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Mơng nói
riêng đều nhận thức đƣợc rằng vận mệnh và tƣơng lai của họ luôn gắn liền với
vận mệnh và tƣơng lai của quốc gia và của cả cộng đồng các dân tộc Việt
Nam.
Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán, bản sắc văn hoá riêng.
Bản sắc văn hoá của các dân tộc anh em đã làm nên bản sắc văn hoá Việt
Nam đa sắc màu. Tuy nhiên, trong những phong tục tập quán ấy cũng có
những vấn đề là hậu quả của chế độ cũ, cịn nhiều hủ tục lạc hậu. Nó đã ăn
sâu vào tâm lý, tập quán và trở thành những hủ tục mang tính truyền thống
của các dân tộc thiểu số nhƣ: Tảo hôn, phá rừng làm nƣơng rẫy, du canh du
cƣ, ngƣời ốm thì làm cúng chứ khơng đƣa đến các cơ sở y tế,…
Nhận thấy Tảo hôn làm một hủ tục lạc hậu nó đã ăn sâu vào tâm lý, tập
quán của ngƣời đồng bào Mông tại xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn
La những hủ tục này hiện nay khơng những khơng phù hợp với tình hình mới
mà nó ảnh hƣởng rất lớn đến nịi giống, chất lƣợng cuộc sống và tƣơng lai sau
này của họ, ảnh hƣớng đến kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và tƣơng lai đất
nƣớc . Nạn tảo hôn hiện nay chính là một trong những hủ tục nguy hại, hủ
tục này đã, đang đặt ra nhiều vấn đề cần có sự quan tâm đúng mức, đúng
hƣớng của các cấp uỷ chính quyền cũng nhƣ sự nhận thức đúng đắn của
ngƣời ngƣời Mơng nơi đây. Chính vì thế, nghiên cứu và tìm ra các giải pháp

nhằm hạn chế, ngăn chặn hủ tục này đang là đòi hỏi cấp thiết. Hơn nữa, bản
thân là một ngƣời con của dân tộc Mông đang học chuyên ngành công tác xã
hội tại Trƣờng đại học Lâm Nghiệp em nhận thấy trách nhiệm không chỉ
thuộc về các cấp uỷ chính quyền địa phƣơng mà cịn thuộc về bản thân nhận
1


thức của dân tộc mình, nhất là con em dân tộc Mơng đƣợc đi học. Em nhận
thấy bản thân mình phải làm điều gì đó để góp phần vào việc giúp bà con
mình nhận thức đƣợc hậu quả của nạn tảo hôn .
Với các lý do trên đây, em chọn “Thực trạng tảo hôn của ngƣời dân
tộc Mông tại xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La” làm đề tài khố
luận tốt nghiệp của mình.
2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
2.2. Ý nghĩa lý luận của nghiên cứu
- Đóng góp thêm những quan điểm vê tảo hơn của ngƣời dân tộc cho
kho tàng lý luận chung của nhà nghiên cứu.
- Tìm ra những giải pháp trƣớc mắt và lâu dài để hạn chế và tiến tới xóa
bỏ tập tục lạc hậu này
2.2. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
- Trong nghiên cứu của khóa luận sẽ chỉ ra những ảnh hƣởng xấu và
những hậu quả để lại của việc tảo hôn . Cũng qua nghiên cứu này, hi vọng có
thể góp thêm cơ sở khoa học cho các cấp ủy, Đảng, chính quyền địa phƣơng
và các ban ngành chức năng triển khai các chủ trƣơng, chính sách phù hợp để
hạn chế và loại bỏ nạn tảo hôn .
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng của nạn tảo hôn, các nguyên nhân dẫn đến nạn tảo
hôn của ngƣời dân tộc Mông tại xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La,

từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục nạn tảo hôn.
3.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống đƣợc cơ sở lý luận về vấn đề tảo hơn
- Tìm hiểu và đánh giá đƣợc thực trạng tảo hôn của dân tộc Mông trên
địa bàn xã Tân Lập, Mộc Châu, Sơn La

2


- Đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm giảm nạn tảo hôn của ngƣời dân
tộc Mông trên địa bàn nghiên cứu
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề tảo hôn
- Thực trạng tảo hôn của ngƣời dân Mông tại xã Tân Lập, huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La.
- Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng tảo hơn của ngƣời dân tộc
Mơng tại xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La .
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1:Đối tượng nghiện cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu là việc tảo hôn của ngƣời dân Mông tại xã Tân
Lập, Mộc Châu, Sơn La
5.2: Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian : Địa bàn nghiên cứu là xã Tân Lập, huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La
- Về thời gian: Số liệu thu thập trong vòng thời gian điều tra nghiên cứu
làm khóa luận từ ngày 10/ 02/ 2020 đến 05/ 05/ 2020
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập, kế thừa có chọn lọc các tài liệu có liên quan đến nạn tảo hôn
đã đƣợc nghiên cứu và xác định trƣớc đó.

6.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng bảng hỏi điều tra soạn sẵn với các
chỉ tiêu đƣợc cụ thể hóa thành các câu hỏi để thu thập ý kiến của ngƣời trả lời
làm sáng tỏ những nội dung nghiên cứu của đề tài. Số lƣợng phiếu khảo sát là
132 ngƣời bao gồm cả ngƣời tảo hơn, phụ huynh có con em tảo hơn, nam nữ
đã lập gia đình, các cán bộ xã đƣợc chọn ngẫu nhiên trên hai thôn là Tà
Phểnh và Phiên Cành là hai thơn có số lƣợng ngƣời Mông sinh sống đông
nhất trên địa bàn xã Tân Lập.
3


- Phỏng vấn sâu
Nghiên cứu chọn đối tƣợng thực hiện phỏng vấn sâu gồm 5 cặp đã tảo
hôn và phụ huynh của 5 cặp đôi và 5 cán bộ xã Tân Lập nhằm thăm dò những
ý kiến của các cặp tảo hơn, phụ huynh và cán bộ về tình trạng cuộc sống sau
khi tảo hơn .
6.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê toán học.
Tác giả đề tài đã phân tích kết quả khảo sát bằng các phƣơng pháp thống
kê toán học để xử lý số liệu thu thập đƣợc từ các phiếu điều tra.
Tác giả đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích định tính để khái quát tài
liệu giúp ngƣời nghiên cứu hiểu rõ những ảnh hƣởng khách quan của các yếu
tố liên quan đến hủ tục tảo hôn của ngƣời Mông.
- Phương pháp xử lý số liệu: Ngƣời nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp
phân tích định lƣợng (Excel) để xử lý kết quả của những câu hỏi thu thập
đƣợc từ phiếu khảo sát.

4



CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TẢO HÔN
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề tảo hôn
1.1.1. Khái niệm kết hôn
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi thỏa mãn các
điều kiện kết hôn và thực hiện đăng ký kết hơn tại cơ quan có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật. Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ
hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết
hơn đƣợc Luật hơn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ
quan đăng ký kết hơn có thẩm quyền thì việc kết hơn đó mới đƣợc công nhận
là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trƣớc
pháp luật.
1.1.2. Khái niệm tảo hôn
Tảo hôn là hai nam nữ kết hôn trƣớc tuổi kết hôn theo quy định của
pháp luật tức là lấy vợ trƣớc 20 tuổi, lấy chồng trƣớc 18 tuổi. Ngƣời nào có
hành vi tảo hơn, tổ chức tảo hôn sẽ bị xử lý theo Điều 145 bộ luật hình sự.
Theo quy định pháp luật ngƣời nào có hành vi tảo hơn, tổ chức tảo hơn, tùy
theo mức độ vi phạm đối với từng trƣờng hợp cụ thể có thể bị xử phạt vi
phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tảo hơn
Chúng tơi có đi tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này,
nhìn từ góc độ nhận thức, quan niệm và cơng tác tun truyền…
- Trong những năm gần đây, tỷ lệ học sinh ở các trƣờng học vùng cao
bỏ học ngày càng cao. Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này nhƣ do
hồn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, điều kiện đi lại, nhận thức của phụ
huynh học sinh, nhu cầu làm kinh tế của học sinh…
+ Trên thực tế, những nguyên nhân này đều đƣợc các nhà trƣờng, các
địa phƣơng quan tâm khắc phục nhằm tạo điều kiện cho học sinh yên tâm đến
trƣờng học chữ.
5



+ Bằng chứng là các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, phong trào
khuyến học, sự chung tay của xã hội, các mơ hình trƣờng học bán trú những
năm qua đã thổi một luồng gió ấm cho các trƣờng học ở vùng cao. Học sinh
vùng sâu vùng xa hoàn toàn có đủ điều kiện để đến trƣờng rèn luyện và học
tập.
+ Trong số những nguyên nhân trên thì một nguyên nhân khiến cho sĩ
số học sinh ở nhiều trƣờng học có nguy cơ giảm với tỷ lệ cao. Đó chính là nạn
tảo hôn, học sinh bỏ học giữa chừng về nhà để xây dựng gia đình, lấy vợ, lấy
chồng khi còn đang ngồi trên ghế nhà trƣờng, khi chƣa đủ lo đủ nghĩ, khi thể
chất chƣa hoàn thiện và đặc biệt, chƣa thể có điều kiện kinh tế để tạo dựng
cuộc sống gia đình.
+ Nhiều học sinh chỉ ở độ tuổi 14, 15, khi chƣa học hết bậc THCS hoặc
mới bƣớc vào trƣờng THPT thì đã bỏ học về lập gia đình. Ở vùng cao, lời ru
buồn của những bà mẹ trẻ cất lên nhƣ cứa vào rừng núi một nỗi lo đến vơ
vọng.
+ Tình trạng này diễn ra chủ yếu ở trƣờng THCS, THPT, trung tâm
GDTX tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, ở cả hai giới nam và nữ. Vậy nguyên
nhân nào đã khiến cho nạn tảo hôn diễn ra phức tạp ở các trƣờng học vùng
cao? Giải pháp nào cải thiện tình trạng này?
- Khi nói đến nguyên nhân của nạn tảo hôn đối với tuổi học đƣờng
trƣớc hết phải kể đến quan niệm từ gia đình. Ở vùng cao từ xa xƣa cho đến
nay thƣờng quan niệm phải đẻ nhiều để có nhiều lao động làm nƣơng rẫy,
mặc dù điều kiện kinh tế cịn khá khó khăn.
+ Đặc biệt, nếu nhà nào đẻ con “độc đinh” thì nỗi lo về sự mất nịi
giống ln thƣờng trực trong mỗi gia đình ngƣời dân tộc thiểu số. Quan niệm
này luôn đi liền với những nhận thức lạc hậu. Gia đình, dịng họ sẽ bị mai một
giống nịi, khơng có ngƣời nối dõi.
+ Vì thế, những gia đình chỉ sinh đƣợc một ngƣời con trai thì dù ngày
xƣa hay ngày nay, họ đều định hƣớng cho con mình lấy vợ ngay từ khi còn

học THCS hay THPT. Theo họ, nhƣ thế mới có cơ hội để duy trì nịi giống.
6


+ Trên thực tế ở các trƣờng học vùng cao, nhất là bậc THPT, sẽ khơng
khó tìm những nam sinh ngƣời Mông, ngƣời Tày, ngƣời Dao… đã lấy vợ
ngay từ lớp 9 rồi tiếp tục theo học, còn vợ ở nhà làm nƣơng rẫy, sinh con đẻ
cái.
+ Đồng thời, có nhiều học sinh nam đang học cũng bị gia đình bắt
dừng học để về nhà lấy vợ. Khi học sinh nam lấy vợ, tất yếu sẽ nhiều trƣờng
hợp lấy học sinh nữ cùng trƣờng. Nhƣ thế, việc bỏ học giữa chừng để lập gia
đình đối với học sinh vùng cao khơng cịn là chuyện lạ.
- Việc quản lý con em của phụ huynh ở vùng cao có “thống” hơn nhiều so
với miền xuôi. Trên thực tế, bên cạnh những gia đình ngƣời dân tộc nề nếp, quản
lý, giáo dục con em khá chặt chẽ thì nhiều gia đình có sự buông lỏng con cái.
+ Điều này đƣợc thể hiện ở việc nhiều phụ huynh đã tạo ra một sự tự
do để con cái đƣợc vui chơi thoải mái, đƣợc kết bạn, đƣợc tìm hiểu và đƣợc
tham gia vào các trị tiêu khiển nhƣ uống rƣợu khi tuổi còn nhỏ, đi chơi tối trong
bản và các bản khác…Chính điều này đã khơng ít trƣờng hợp vị thành niên có xu
hƣớng quan hệ tình dục trƣớc hơn nhân, mải mê chơi bời hơn là chỉn chu học tập.
+ Sẽ không là chuyện lạ khi hỏi một vài em học sinh THPT (cả nam và
nữ) rằng “Em đã quan hệ tình dục chƣa?” và nhận đƣợc câu trả lời rất thật:
“Em đã quan hệ tình dục từ lớp 9 rồi”. Và một hệ quả mà khơng ít các gia
đình ở vùng cao gặp phải đó là việc con gái mang bầu khi đang là học sinh.
Một giải pháp để khắc phục của đồng bào vùng cao là cho con mình nghỉ học
để cƣới chồng, để giải quyết nhanh chóng hậu quả mà con mình mắc phải.
+ Nạn tảo hơn đối với tuổi học đƣờng cũng có nguồn cơn từ nhà trƣờng.
Nhiều nhà trƣờng ở vùng cao đã không chú trọng đến công tác tuyên truyền,
phổ biến kiến thức và giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh
một cách thƣờng xun.

+ Điều đó đã khơng tác động tích cực vào nhận thức của học sinh về
hơn nhân, gia đình và sức khỏe sinh sản. Đồng thời, hoạt động giáo dục kỹ
năng sống ở nhiều nhà trƣờng còn đơn điệu, chƣa khéo léo lồng ghép kiến
thức về hơn nhân gia đình trong các hoạt động ngoại khóa.
7


+ Nhiều nhà trƣờng quan niệm rằng, nếu nói nhiều, khun bảo nhiều,
dạy cách phịng tránh nhiều thì khơng khác gì “vẽ đƣờng cho hƣơu chạy”.
Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao và các phong trào để tạo
sân chơi bổ ích, mang tính giáo dục cao cho học sinh ở nhiều nhà trƣờng còn
thiếu hoặc chƣa sơi nổi.
+ Để nạn tảo hơn khơng cịn là ngun nhân dẫn đến giảm sĩ số học
sinh, khơng cịn là nguy cơ làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục, các
trƣờng học ở vùng sâu, vùng xa cần có những giải pháp hữu hiệu.
Cụ thể, hằng năm, công tuyên truyền, giáo dục kỹ năng sống, sức khỏe
sinh sản vị thành niên, các hoạt động ngoại khóa cần đƣợc tổ chức thƣờng
xuyên nhằm tác động vào nhận thức của học sinh về giới, về hơn nhân và gia
đình, về những điều kiện để có đƣợc cuộc sống gia đình hạnh phúc.
+ Cần tổ chức các sân chơi lành mạnh, thân thiện, mang tính giáo dục
cao để thu hút học sinh, giúp các em gắn bó với trƣờng lớp, có động cơ học
tập đúng đắn và có định hƣớng tốt đẹp cho tƣơng lai. Các nhà trƣờng cần kết
hợp chặt chẽ với gia đình để giáo dục, rèn luyện học sinh, cần tác động vào
nhận thức của phụ huynh học sinh để mỗi gia đình nhận thức đƣợc tác hại của
tảo hơn đối với con em mình.
Cơng tác phối hợp giữa nhà trƣờng với địa phƣơng, các ban ngành đoàn thể
cần đƣợc đẩy mạnh nhằm chung tay đẩy lùi nạn tảo hôn đối với học sinh nhà
trƣờng.
1.1.4. Hậu quả của tảo hơn
Tình trạng tảo hôn diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi và tập trung chủ yếu là ở

các làng quê, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo nơi có nhiều đồng
bào dân tộc thiểu số sinh sống. Tảo hôn đã mang đến sự nghèo đói, thất học,
ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe và các mối quan hệ xã hội nhƣ:
- Về sức khỏe: Tảo hôn sẽ làm cho sức khỏe của trẻ em bị ảnh hƣởng
đặc biệt là trẻ em gái dƣới độ tuổi 15 mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang
thai và sinh đẻ cao so với phụ nữ trên 20 tuổi. Những đứa trẻ có mẹ dƣới 18
tuổi có nhiều khả năng nhẹ cân hoặc chết non hơn những đứa trẻ khác. Đây
8


chính là sự cảnh báo thầm lặng về sức khỏe, bởi các nguyên nhân cốt lõi của
tử vong và bệnh tật của ngƣời mẹ không đƣợc quan tâm đúng mức.
- Về môi trƣờng giáo dục: Trẻ em buộc phải kết hơn sớm ít khi đƣợc
tiếp tục việc học hành, cản trở họ có hy vọng về sự độc lập, cản trở họ đƣợc
tiếp thu những nền giáo dục tiên tiến, hiện đại nhằm phát triển tối đa nhân
cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể chất của trẻ em;
- Về kinh tế: Tảo hôn khiến khả năng kiếm sống hoặc đóng góp về kinh
tế cho gia đình là rất thấp dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao.
- Về tinh thần: Khi kết hôn sớm trẻ em sẽ không đƣợc nghỉ ngơi và
thƣ giãn, không đƣợc tham gia vui chơi, tham gia những hoạt động giải trí và
đƣợc tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa
tuổi….
- Về mặt xã hội: Tảo hơn có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng cho sự
phát triển xã hội do ảnh hƣởng của chất lƣợng dân số, một xã hội mà tỷ lệ
ngƣời thiểu năng về thể chất, thiểu năng về trí tuệ, ngƣời tàn tật, khuyết tật
lớn sẽ là gánh nặng cho xã hội. Mặt khác, phần lớn các cặp vợ chồng tảo hơn
khi tuổi đời cịn ít, phải nghỉ học, mất cơ hội học tập, thiếu kiến thức xã hội,
thƣờng rơi vào cảnh nghèo túng, nhiều cặp đi đến phá vỡ hạnh phúc gia đình,
ảnh hƣởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em.
1.1.5. Các lý thuyết nghiên cứu

1.1.5.1. Lý thuyết về giới
Trong nghiên cứu gia đình, lý thuyết về giới có vai trị đặc biệt quan
trong, nó cho phép xem xét, đánh giá, phân tích các sự vật hiện tƣợng trên
một góc độ hồn tồn khác biệt so với các lý thuyết khác. Đó là sự xem xét sự
vật hiện tƣợng dựa trên sự khác biệt về vai trò xã hội xuất phát từ sự khác biệt
về giới tính.
Lý thuyết về giới, lý thuyết nữ quyền xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX ở
Phƣơng Tây, đƣợc chia thành ba giai đoạn gọi là ba làn sóng nữ quyền. Làn
sóng nữ quyền thứ nhất (1848 - 1918) với mục tiêu đạt đƣợc các quyền phụ
nữ trong phạm vi công cộng, đặc biệt là quyền bầu cử, giáo dục, nghề nghiệp.
9


Quan điểm của các nhà nữ quyền thời kỳ này là nhanh chóng đƣa phụ nữ
tham gia vào lĩnh vực cơng cộng, nơi có sự nghiêm khắc về đạo đức giới tính
và ứng xử. Đại biểu cho thuyết nữ quyền thời kỳ này là Mary Wollstonecraft.
Làn sóng thứ hai (1918 - 1968) có liên quan đến các cải cách xã hội và cuộc
“cách mạng” trong lĩnh vực riêng tƣ nhƣ quyền tránh thai, chấm dứt áp bức
tình dục. Trong thời kỳ này có hai xu hƣớng lớn: phong trào nữ quyền mác –
xít và phong trào nữ quyền tự do, cấp tiến và cách mạng. Đại biểu của giai
đoạn này là Betty Friedan. Làn sóng thứ ba (từ 1968 đến nay) lại chủ yếu liên
quan đến các vân đề công cộng (vấn đề bình đẳng về lƣơng, chấm dứt phân
biệt giới tính trong nghề nghiệp, lƣơng hƣu, thế chấp tài sản...) và các vấn đề
riêng tƣ (sự hãm hiếp và bạo lực gia đình). Trong giai đoạn này, lý thuyết nữ
quyền đƣợc phân chia theo các lĩnh vực: địa lý, lịch sử, khoa hoạc chính trị,
tâm lý, xã hội học...
Theo lý thuyết này, vai trò giới, tƣơng quan giới là kết quả của q
trình xã hội hóa cá nhân. Cấu trúc hành vi, tình cảm, thái độ đặc thù cho mỗi
giới đã có sẵn trong xã hội trƣớc khi đứa trẻ chào đời. Kể từ khi lọt lòng đến
khi mất đi, con ngƣời không ngừng tiếp thu và làm theo các cấu trúc giới

đang tồn tại một cách khách quan. Trẻ em nam, trẻ em nữ bắt chƣớc, học tập
theo các cách ứng xử theo khuôn mẫu quy định một cách tƣơng ứng đối với
nam hay nữ. Điều này đã dẫn đến một thực tế là phụ nữ bị phân biệt đối xử ở
cả gia đình và cộng đồng, theo các nhà nữ quyền thì phụ nữ bị đẩy xuống “địa
vị hạng hai”, khơng có quyền lực gì và chịu sự phân cơng lao động bất bình
đẳng ngay trong gia đình của mình.
Cho đến nay, thuyết nữ quyền và các thành tựu khoa học về giới đã tạo
cơ sở cho việc xem xét vấn đề giới một cách toàn diện và khách quan hơn. Có
thể khẳng định rằng: sự phân biệt nam nữ hồn tồn là xuất phát từ chính xã
hội loài ngƣời. C. Mác và Ph. Ăngghen đã phân tích điều này rất rõ trong các
tác phẩm của mình. ở Việt Nam, trong những năm vừa qua, việc tiếp cận quan
điểm giới đã giúp cho các nhà nghiên cứu nhìn ra những điều mà trƣớc đó
ngƣời ta coi là chuyện đƣơng nhiên. Nói tóm lại, lý thuyết về giới đã tạo ra
10


một cuộc cách mạng, đem đến một luồng gió mới cho các nghiên cứu về gia
đình và phụ nữ.
Trong luận văn này, tôi luôn vận dụng, xem xét, đánh giá, tìm hiểu bản
chất của sự vật hiện tƣợng trên quan điểm giới, lý thuyết về giới. Tìm hiểu sự
khác biệt về suy nghĩ, hành vi, quan niệm của cộng đồng xã hội về vai trò của
các cá nhân trong cộng đồng đó có xuất phát từ các quan niệm mang tính chất
giới khơng, đặc biệt lƣu ý tới những quan niệm mang tính chất thiên lệch,
nhạy cảm giới. Chẳng hạn nhƣ, mục đích của việc kết hơn sớm có phải là
nhằm biến ngƣời phụ nữ trở thành ngƣời có trách nhiệm chính với cơng việc
đồng áng, giặt giũ, nấu ăn, phục vụ nhà chồng và sinh con sớm để nối dõi cho
nhà chồng hay khơng? Vị trí và vai trị giới của phụ nữ tảo hơn có khác gì so
với những phụ nữ kết hơn bình thƣờng, đúng độ tuổi khơng? Phải chăng tảo
hơn đã góp phần làm ngắn đi quãng đời thanh xuân của phụ nữ và đƣa họ sớm
phụ thuộc vào ngƣời chồng và gia đình anh ta?

1.1.5.2. Lý thuyết cấu trúc - chức năng:
Hai đại biểu lớn nhất của thuyết cấu trúc chức năng là Emile Durkheim
và Talcott Parsons. Nhìn chung, thuyết cấu trúc chức năng giải thích sự tồn tại
và phát triển của các thể chế xã hội là do chức năng duy trì trật tự xã hội của
chúng. Các nhà nghiên cứu theo thuyết cấu trúc chức năng quan niệm xã hội
bình thƣờng nhƣ một cơ thể lành mạnh, trong đó, các thể chế có chức năng
riêng và quan hệ hữu cơ với nhau; cùng hƣớng vào việc duy trì tính hợp lý xã
hội. Các chức năng có vị trí, vai trị bình đẳng với nhau. Xã hội là một hệ
thống các thiết chế phụ thuộc lẫn nhau và tham gia tạo nên sự ổn định bền
vững của chỉnh thể xã hội. Để giải thích các thiết chế xã hội, phải tìm hiểu hệ
thống xã hội nhƣ một tổng thể, đòi hỏi phải thoả mãn các nhu cầu của nó
Emile Durkheim cho rằng: mỗi yếu tố, mỗi thành phần, một bộ phận
cấu thành của xã hội đều thực hiện những chức năng nhất định, thoả mãn
những nhu cầu nhất định của hệ thống xã hội. E. Durkheim chỉ ra hai đặc
trƣng quan trọng nhất của sự kiện xã hội: một là, tính khách quan của sự kiện
xã hội thể hiện ở chỗ các sự kiện xã hội tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào
11


ý thức cá nhân; hai là, sự kiện xã hội có khả năng cƣỡng chế, kiểm sốt, bắt
buộc đối với hành vi, hoạt động của cá nhân. Sự thay đổi một yếu tố, một bộ
phận nào đó sẽ kéo theo sự thay đổi ở các bộ phận, yếu tố khác và làm biến
đổi cả hệ thống.
Theo E. Durkhiem, đặc trƣng nổi bật của sự kiện xó hội là sự cƣỡng
bức của nó đối với hành vi của cá nhân. Sự cƣỡng bức của các sự kiện xó hội
khụng phải là do ý chớ cỏ nhõn mà là do hiện thực xó hội quy định, là sản
phẩm của nguyên nhân nhất định.
Sự cƣỡng bức của xó hội đối với cá nhân không đơn giản là sự cƣỡng
bức vật chất mà cả trí tuệ và đạo đức. í thức tập thể, tỡnh cảm gắn bú với cộng
đồng xó hội và sự tụn trọng tập quỏn xó hội của cỏ nhõn chỉ cú thể hỡnh

thành và củng cố khi họ đặt sự tồn tại của họ trong sự tồn tại phong phú, phức
tạp và lâu bền của xó hội.
Nhìn chung, trong các tác phẩm của mình, những nhà xã hội học theo
chủ thuyết chức năng đều nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ của các bộ phận
cấu thành nên một chỉnh thể mà mỗi bộ phận đều các chức năng nhất định
góp phần đảm bảo sự tồn tại của chỉnh thể đó với tƣ cách là một cấu trúc
tƣơng đối ổn định và bền vững.
Talcott Parsons phân biệt ít nhất bốn cấp độ hệ thống và cho rằng thơng
qua q trình xã hội hóa cá nhân, hành động của con ngƣời hình thành và biểu
hiện trên các cấp độ hệ thống từ cấp hành vi đến cấp nhân cách, cấp xã hội và
cấp văn hóa. Một số đặc điểm cần lƣu ý là: Thơng qua cơ chế xã hội hóa cá
nhân, các hệ thống văn hóa có khả năng biến các giá trị chung của xã hội
thành hệ những giá trị riêng của mỗi ngƣời, nhờ vậy thực hiện chức năng
kiểm soát xã hội, bảo tồn các khuôn mẫu hành động của các cá nhân.
Mặc dù không phủ nhận sự khác biệt về mặt giá trị giữa các nhóm xã
hội cũng nhƣ tính linh hoạt, chủ động của các cá nhân, những ngƣời theo
trƣờng phái chức năng luôn nhấn mạnh việc con ngƣời có xu hƣớng hành
động theo những vai trị mà xã hội định trƣớc, đồng thời nhấn mạnh đến tính
12


vững chắc của các thiết chế và cấu trúc xã hội và việc phục tùng của các cá
nhân đối với các chuẩn mực và nhu cầu của hệ thống xã hội.
Trong luận văn này, tôi luôn xem xét, đánh giá sự vật hiện tƣợng trên
cơ sở liên hệ quan điểm cấu trúc – chức năng, tìm hiểu các nguyên nhân của
hiện tƣợng kết hơn sớm có phải xuất phát từ nhu cầu thực tế hoặc chịu ảnh
hƣởng từ các quan niệm xã hội hay không? Phải chăng việc kết hôn sớm là
một biểu hiện trong đó cá nhân thực hiện vai trị xã hội của mình? Đó là lựa
chọn mang tính chất cá nhân hay là sự phục tùng theo khuôn mẫu hành động
do xã hội quy định?

1.1.5.3. Lý thuyết hành vi lựa chọn hợp lý:
Thuyết hành vi lựa chọn hợp lý dựa vào tiền đề cho rằng con ngƣời
luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các
nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt đƣợc kết quả tối đa với chi phí tối thiểu.
Định đề cơ bản của lý thuyết này đƣợc nhà xã hội học ngƣời Mỹ
Homans diễn đạt theo kiểu định lý toán học nhƣ sau: khi lựa chọn trong số
các hành động có thể có, cá nhân sẽ chọn cách nào mà họ cho là tích của xác
suất thành cơng của hành động đó với giá trị mà lợi ích của hành động đó là
lớn nhất. Cũng tƣơng tự nhƣ Homans, John Elster tóm lƣợc nội dung cơ bản
của thuyết lựa chọn duy lý: “Khi đối diện với một số cách hành động, mọi
ngƣời thƣờng làm cái mà họ tin là có khả năng đạt đƣợc kết quả cuối cùng tốt
nhất”.
Thuyết hành vi lựa chọn hợp lý địi hỏi phải phân tích hành động lựa
chọn của các cá nhân trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội của nó bao gồm
các cá nhân khác với những nhu cầu và sự mong đợi của họ, các khả năng lựa
chọn và các sản phẩm đầu ra của từng lựa chọn cùng các đặc điểm khác.
Georg Simmel nêu ra nguyên tắc “cùng có lợi” của mối tƣơng tác xã
hội giữa các cá nhân và cho rằng mỗi cá nhân ln phải cân nhắc, toan tính để
theo đuổi mục đích cá nhân, để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân.
Khi phân tích các vấn đề trong luận văn này, tơi ln cố gắng tìm hiểu
bản chất của sự vật hiện tƣợng, vận dụng và lý giải các hiện tƣợng trên cơ sở
13


thuyết hành vi lựa chọn hợp lý. Phải chăng phong tục tập quán kết hôn sớm
trong cộng đồng các dân tộc thiểu số là một lựa chọn phù hợp với truyền
thống của họ nhằm đảm bảo sự phát triển gia đình trong điều kiện “đất rộng,
ngƣời thƣa”? Vấn đề cá nhân có đƣợc lựa chọn khơng? Và sự lựa chọn của họ
có phù hợp với lợi ích của gia đình và cộng đồng không?
1.2. Cơ sở thực tiễn của tảo hơn


1.2.1. Các luật pháp, chính sách của nhà nước có liên quan đến vấn đề tảo
hơn
Hơn nhân và gia đình mang những nét tiêu biểu cho văn hóa của mỗi
dân tộc và mang đặc trƣng của một xã hội truyền thống. Vì vậy, Luật pháp về
hơn nhân và gia đình một mặt cần chú trọng tới tính nhất quán của các quy
định pháp luật nhƣng mặt khác cũng cần quan tâm tới việc giữ gìn và phát
huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp và tích cực các dân tộc.
Tảo hôn/ kết hôn sớm là một trong số các phong tục tập quán của xã
hội Việt nam trƣớc đây. Tuy nhiên, do nhận thức đƣợc các tính chất tiêu cực
của hiện tƣợng này nên Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam đã có những
quy định cụ thể về việc cấm tảo hôn. Tại khoản 2, Điều 4 của Luật quy định:
“cấm tảo hôn, cƣỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cấm kết
hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cƣỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo,
cấm yêu sách của cải trong việc cƣới hỏi”.
Bộ luật Hình sự năm 1999 có một chƣơng riêng (Chƣơng XV) quy định
về các tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình. Theo quy định của Bộ luật
Hình sự thì các hành vi xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình, tuỳ theo mức
độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà có thể bị xử lý về hình sự với các khung
hình phạt khác nhau, nhƣ tội tổ chức tảo hơn, tội tảo hơn. Điều 148 Bộ luật
Hình sự quy định: “Ngƣời nào có một trong những hành vi sau đây, đã bị xử
phạt hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
khơng giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm:
Tổ chức việc kết hôn cho những ngƣời chƣa đến tuổi kết hôn;
14


Có ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với ngƣời chƣa đến tuổi
kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tịa án buộc chấm dứt quan hệ đó”.
Nhìn chung, các tội danh này đƣợc xử lý ở mức hình phạt cao hơn so

với mức hình phạt quy định đối với các tội danh này trong Bộ luật Hình sự
năm 1985, điều này cũng cho thấy Nhà nƣớc ta luôn coi trọng việc áp dụng
các biện pháp cần thiết, kể cả việc áp dụng các hình phạt nghiêm khắc để xử
lý các cá nhân có hành vi vi phạm chế độ hơn nhân và gia đình, bảo đảm cho
các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia định đƣợc thực thi nghiêm
chỉnh trong cuộc sống.
Luật Bình đẳng giới đƣợc Quốc hội khố XI thơng qua ngày
29/11/2006 đã có một số các điều khoản quy định rõ ràng nhằm hạn chế, tiến
tới xố bỏ bất bình đẳng giới. Điều 10 của Luật có ghi rõ các hành vi nghiêm
cấm, đó là: “Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới” (khoản 1) và “Phân
biệt đối xử về giới dƣới mọi hình thức” (khoản 2). Các chính sách của Nhà
nƣớc đều phải đƣợc cân nhắc, xem xét và thực hiện có tính đến mục tiêu bình
đẳng giới: “Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị - kinh tế văn hoá – xã hội và gia đình...” (khoản 1, điều 7); và cần đặc biệt lƣu ý đến
việc thực hiện bình đẳng giới ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số “áp dụng những biện pháp thích hợp để xố bỏ phong tục tập quán
lạc hậu, cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới” (khoản 3, điều 7) và “hỗ
trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...” (khoản 5,
điều 7).
Nƣớc ta là một nƣớc có nhiều dân tộc sinh sống. Việc kết hơn sớm vì
mục đích có nhiều lao động, đƣợc chia thêm ruộng đất hay do phong tục tập
quán lạc hậu vẫn còn diễn ra. Để nhân dân các dân tộc thiểu số thực hiện tốt Luật
hôn nhân và gia đình, sau khi Quốc hội ban hành Luật hơn nhân và gia đình năm
2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định 32/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm
2002 quy định việc áp dụng Luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc
thiểu số.
15


Bên cạnh các chế tài về hình sự, sau khi Luật hơn nhân và gia đình năm

2015 đƣợc ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/2001/NĐ-CP
ngày 01/01/2015 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hơn nhân và
gia đình. Nghị định này quy định cụ thể về các hành vi vi phạm, hình thức và
mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hơn
nhân và gia đình. Nghị định này có quy định việc xử phạt hành chính đối với
các hành vi vi phạm nhƣ: hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hơn.
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Nghiên cứu về gia đình nói chung, về gia đình các dân tộc thiểu số, các
phong tục tập quán, giá trị, chuẩn mực, định hƣớng giá trị nói riêng đã và
đang là mảng đề tài đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu dƣới những góc
độ khác nhau. Một số hiện tƣợng xã hội lệch chuẩn nhƣ bạo lực gia đình, kết
hơn sớm… cũng đƣợc nhiều tác giả đề cập trong một số cơng trình nghiên
cứu, trên một số phƣơng tiện thơng tin đại chúng.
Theo thống kê của Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Sơn
La, từ năm 2016 đến nay, tồn tỉnh có gần 500 cặp tảo hơn. Một số xã nhƣ
Lóng Lng, Mộc Châu tình trạng tảo hôn lên đến 52%; xã Vân Hồ, huyện
Vân Hồ, tỷ lệ tảo hôn là 68%... tất cả những con số này đều tăng lên so với
các năm trƣớc.[2]
Các nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến những vấn đề chung của hơn
nhân và gia đình, chƣa tập trung đánh giá một cách toàn diện thực trạng và
các nguyên nhân chủ yếu của hiện tƣợng kết hôn sớm trƣớc tuổi quy định một hiện tƣợng tuy khơng phổ biến nhƣng cịn tồn tại trong khơng ít các
nhóm cộng đồng dân cƣ, có ảnh hƣởng trực tiếp đến hạnh phúc cuộc sống gia
đình và những vấn đề liên quan nhƣ sức khoẻ sinh sản, mức sinh, chất lƣợng
sống... Việc tìm kiếm các giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu tỷ lệ tảo hơn
cũng chƣa đƣợc quan tâm một cách thích đáng. Do vậy, em lựa chọn đề tài
nghiên cứu "Thực trạng tảo hôn của ngƣời dân tộc Mông tại xã Tân Lập,
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La" với hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé vào
các nghiên cứu về vấn đề hơn nhân và gia đình nói chung, làm phong phú
thêm phần nào các mảng nghiên cứu về vấn đề gia đình hiện nay.
16



CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TẢO HÔN CỦA NGƢỜI DÂN TỘC
MÔNG TẠI XÃ TÂN LẬP, HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA
2.1. Một số nét khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội
của địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Đặc điểm tình hình:
Xã Tân Lập ở phía Tây Bắc của huyện Mộc Châu có Độ cao trung bình
so với mực nƣớc biển từ 800 - 900m
 Phía Đơng giáp xã Tân Hợp và xã Tà Lại, huyện Mộc Châu
 Tây giáp xã Chiềng Hắc và xã Mƣờng Sang, huyện Mộc Châu
 Nam giáp TTNT Mộc Châu
 Bắc giáp huyện Bắc Yên
 Từ trụ sở UBND xã đến thị trấn huyện l 35 km theo đƣờng tỉnh lộ
104; hƣớng đi tiểu khu Pa khen đến thị trấn nông trƣờng đến thị trấn
Mộc Châu đến TP. Sơn La 135 km theo đƣờng Quốc lộ 6
- Điều kiện tự nhiên
Diện tích tự nhiên 9.385,8 h, gồm 12 bản, 4 tiểu khu, có 7 dân tộc anh
em sinh sống. Dân số tồn xã có 2.453 hộ, có 10.824 nhân khẩu. Năm 2019
tình hình phát triển kinh tế - xã hội có nhiều diễn biến phức tạp. Dịch tả lợn
Châu phi diễn ra phức tạp làm ảnh hƣởng đến thị trƣờng và thu nhập của ngƣời
chăn nuôi. Giá một số sản phẩm nông nghiệp thấp, một số loại cây ăn quả bị mất
mùa do diễn biến thời tiết phức tạp nhƣ mƣa đá đã gây nhiều khó khăn cho
ngƣời nơng dân.
- Thuận Lợi:
Đƣợc sự quan tâm tạo mọi điều kiện giúp đỡ của các cấp các ngành từ
huyện đến xã, sự cố gắng của bộ phận Lao động TB&XH. Sự quan tâm chỉ
đạo sát sao của TT Đảng ủy, HĐND. Sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn


17


thể từ xã đến bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thống kê, cấp phát
thẻ BHYT, BHXH tự nguyện trên địa bàn xã.
- Khó khăn:
+ Địa bàn rộng, dân cƣ đông, nhiều thành phần dân tộc cùng chung sống.
+ Trình độ dân trí khơng đồng đều. Một số bản,Tiểu khu chƣa quan tâm
đến việc kê khai cấp phát thẻ BHYT cho ngƣời dân.
+ Từ đầu năm 2017 thiếu cán bộ cơng chức LĐTB&XH.
+ Nguồn kinh phí thực hiện khơng đƣợc bố trí.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế
Đến Tân Lập, khơng khó để có thể nhận thấy bức tranh nông nghiệp đa
dạng với những loại cây trồng chủ lực nhƣ chè, mận hậu, chanh leo. Đây cũng
chính là thành quả bƣớc đầu của việc hiện thực hóa các chủ trƣơng, chính
sách của tỉnh Sơn La và huyện Mộc Châu về phát triển kinh tế. Hiện xã Tân
Lập có 283,5 ha trồng chè, sản lƣợng chè búp tƣơi đạt khoảng 3.000 tấn.
Thƣơng hiệu chè xanh Tân Lập luôn đứng vững trên thị trƣờng trong nƣớc và
xuất khẩu sang trị trƣờng Đài Loan và một số nƣớc Đông Âu. Giá trị sản xuất
bình quân đạt 100 triệu đồng/ha trồng chè. Ngƣời dân ở trong bản Dọi 2, xã
Tân Lập cho hay, bà con trong bản trồng cây chè hơn đƣợc hơn 10 năm. Chè
là loại cây dễ trồng, quá trình chăm sóc và thu hoạch chè khơng vất vả nhƣ
các loại cây trồng khác. Búp chè sau khi thu hái đều đƣợc nhà máy thu mua
với giá cả ổn định. So với cây ngô, cây lúa, thu nhập từ cây chè ổn định hơn.
Nhờ phát huy tốt vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong xây dựng hệ
thống chính trị và thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đời sống của ngƣời ở
Tân Lập đã có nhiều thay đổi. Cùng với cây chè, năm 2018, xã Tân Lập đã
thực hiện chuyển đổi cây trồng trên đất dốc đƣợc 284 ha; các loại cây ăn quả
nhƣ mận hậu, nhãn, bơ và cây ăn quả có múi cũng đƣợc trồng mới trên 170
ha. Giá trị kinh tế trên một đơn vị sản xuất đạt 45 triệu đồng/ha. Thu nhập

bình quân đầu ngƣời đạt gần 30 triệu đồng/năm.
Xã Tân Lập là xã vùng cao của huyện Mộc Châu, xã Tân Lập cách
trung tâm huyện 35km trong những năm qua, các cấp chính quyền xã, huyện
18


và tỉnh Sơn La luôn quan tâm, chăm lo cho đời sống cho đồng bào các dân
tộc, nhờ thế mà cuộc sống ngƣời dân nơi đây không ngừng đƣợc nâng cao, bộ
mặt nơng thơn ngày càng đổi mới. Tồn xã tổ chức triển khai và làm đƣợc
37,2 km đƣờng nông thơn mới; xây dựng nhà văn hóa tại bản Phiêng Cành,
bản Dọi 2, bản Nậm Tôm, bản Hoa 1; xây dựng cơng trình trạm y tế xã. Đồng
thời, chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt tổ chức rà soát, đánh giá tiêu chí; phân cơng
cán bộ, cơng chức xuống các bản, tiểu khu để thực hiện về tiêu chí mơi
trƣờng.
Xã Tân Lập gồm 12 bản, 4 tiểu khu, trong đó đa số bà con là ngƣời dân
tộc Mông và ngƣời Thái. Cũng nhƣ bao thôn bản khác trên vùng cao, từ xƣa
đến nay cuộc sống của bà con chỉ dựa vào cây ngô, cây lúa phải trồng cấy vất
vả trên rừng núi mù mịt “Sống và chết ở trên những vùng đất đá mù mịt ” là
hình ảnh mà mọi ngƣời thƣờng dùng để nói về cuộc sống khó khăn nhƣng
cũng hết sức “phi thƣờng” của bà con dân tộc ở đây
2.1.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội
2.1.3.1. Lĩnh vực giáo dục & đào tạo
Thực hiện chỉ thị số 11- CT/TW của bộ chính trị về tăng cƣờng lãnh
đạo của đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học
tập; đã phát động phong trào khuyến học, khuyến tài, các bản tiểu khu đã
thành lập quỹ khuyến học, hàng năm đã tổ chức tặng quà cho các cháu có
thành tích cao trong học tập, nhằm khuyến khích động viên phong trào thi đua
học tập.
Phối hợp với ngành giáo dục chỉ đạo tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT
năm học 2018 – 2019, đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Trên địa

bàn xã Tân Lập có 4 trƣờng từ mần non đến THPT, giảm 2 trƣờng do sáp
nhập. Cơ sở vật chất các nhà trƣờng đƣợc cải thiện, đội ngũ cán bộ, giáo viên
đáp ứng đủ nhu cầu, có trình độ chun mơn.
2.1.3.2. Cơng tác Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân:
Cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân đƣợc tăng
cƣờng, các chƣơng trình y tế Quốc gia đƣợc cải thiện nghiêm túc. Mạng lƣới
19


×