Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.45 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>Tuần : 04 NS : 16/09/2012</b>
<b>Tiết : 07 ND: 18/09/2012</b>
<b>I. Mục Tiêu: </b>
<i><b>1. Kiến thức :</b></i> HS Nắm được
- Sự ra đời của giai cấp công nhân gắn liền với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Tình cảnh của
giai cấp cơng nhân.
- Những cuộc đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân trong những năm 30 – 40 của thế kỉ
XIX.
<i><b>2. Tư tưởng :</b></i> Bồi dưỡng cho HS
- Lòng biết ơn các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế, tinh thần đồn kết đấu tranh của giai cấp cơng nhân .
<i><b>3. Kỹ năng : </b></i>Rèn kĩ năng
- Biết phân tích nhận định về q trình phát triển của phong trào cơng nhân thế kỷ XIX .
- Làm quen với văn kiện lịch sử<i>.</i>
<b>II. Chuẩn bị</b>
<i><b>1/ Giáo viên:</b></i>
<i> - Soạn bài thật kĩ, tham khảo SGV</i>
- Phóng to H25,26 / SGK/ 28,30.
<i><b>2/ Học sinh:</b></i>
- Sách giáo khoa.
- Vở bài soạn, vở bài học.
<b>III. Tiến trình dạy và học</b>
<i><b>1. Kiểm tra bài cũ </b></i>
- Những sự kiện nào chứng tỏ đến giữa thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế
giới?
<i><b>2. Giới thiệu bài mới</b><b> </b>: Giai cấp vô sản ra đời cùng với giai cấp tư sản nhưng họ bị bóc lột nặng</i>
<i>nề</i><i> đấu tranh chống lại giai cấp tư sản .Vậy trong buổi đầu họ đã đấu tranh dưới những hình</i>
<i>thức nào? Kết quả của của các cuộc đấu tranh đó ?</i> Bài4.
<i><b>3. Bài mới</b></i>
<b>I. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX</b>
<b>1. Phong trào đập phá máy móc và bãi cơng.</b>
<b>Hoạt động của GV và HS</b> <b>Nội dung cần đạt</b>
<b>Hoạt động 1:</b><i><b>Tìm hiểu về phong trào đập phá</b></i>
<i><b>máy móc.</b></i>
<b>HS: </b>nhắc lại hệ quả của cách mạng công
nghiệp.
<b>GV cung cấp thông tin: </b>Cùng với sự phát triển
của công nghiệp, giai cấp công nhân sớm ra
<b>? </b>Vì sao giai cấp cơng nhân đấu tranh ?
<i><b>a. Nguyên nhân </b></i>
- Bị bóc lột nặng nề, thời gian làm việc nhiều,
tiền lương thấp
- Điều kiện lao động vất vả .
<b>HS:</b> đọc đoạn chữ nhỏ SGK /24 . Xem tranh
H24 -> Nhận xét về lao động trẻ em trong hầm
mỏ.
<b>GV:</b> Phân tích.
<b>?</b> Vì sao giới chủ lại thích sử dụng lao động là
trẻ em ?
<b>?</b> Giai cấp công nhân đã đấu tranh dưới những
hình thức nào ?
<b>? </b>Vì sao cơng nhân lại đập phá máy móc ?
<b>HS thảo luận cặp 2’:</b> Việc đập phá máy móc
<b>GV:</b> Phân tích.
<i><b>b. Hình thức đấu tranh </b></i>
- Đập phá máy móc, đốt cơng xưởng .
- Bãi cơng địi tăng lương giảm giờ làm .
- Lập các cơng đồn để đồn kết đấu tranh .
<b>2. Phong trào cơng nhân trong những năm 1830-1840</b>
<b>Hoạt động 2:</b><i><b>Tìm hiểu về Phong trào công </b></i>
<i><b>nhân trong những năm 1830-1840</b></i>
<b>?</b> Trong những năm 1830-1840 công nhân đã
đấu tranh dưới những hình thức nào ?
<b>? </b>Em hiểu như thế nào về khẩu hiệu :” Sống
trong lao động, chết trong chiến đấu” ?
<b>GV nhấn mạnh: (</b> Quyền được lao động không
bị bóc lột và quyết tâm chiến đấu để bảo vệ
quyền này )
<b>HS:</b> quan sát H25
<b>?</b> Nhận xét về khí thế của phong trào Hiến
Chương .
<b>GV:</b> mô tả thêm về hình ảnh 20 công nhân
khiêng hòm đưa bản kiến nghị đến Quốc hội .
<b>? </b>Các hình thức đấu tranh giai đoạn này có gì
khác với giai đoạn trước ? vì sao ?
<b>GV:</b> ( Nhận rõ kẻ thù, đấu tranh có tổ chức có
mục tiêu )
<b>?</b> Kết quả của phong trào đấu tranh giai đoạn
này?
<b>HS thảo luận nhóm 3’:</b> Vì sao phong trào thất
bại ?
<i><b>* Diễn biến</b></i>
+ 1831 công nhân dệt ở Ly-ơng ( Pháp ) Khởi
nghĩa địi tăng lương giảm giờ làm và thiết lập
chế độ cộng hoà.
1834 khởi nghĩa lại tiếp tục trong 4 ngày .
+ 1844 Công nhân dệt ở Sơ-lê –din ( Đức )
khởi nghĩa .
+ 1836-1847 phong trào Hiến Chương nổ ra
ở Anh: có quy mơ, tổ chức và mang tính chất
chính trị rõ rệt .
<i><b>* Kết quả </b></i>
Các cuộc đấu tranh này đều thất bại do thiếu
tổ chức lãnh đạo vững vàng và đường lối chính
trị đúng đắn.
<i><b>* Ý nghĩa:</b></i> Đánh dấu sự trưởng thành của
phong trào công nhân quốc tế, tạo điều kiện cho
sự ra đời của lí luận cách mạng sau này
<b>* Hoạt Động 3: II. SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC</b>
<b> </b><i>(Hướng dẫn đọc thêm</i><b>)</b>
<i><b>4. Củng cố: </b></i>
Câu hỏi và bài tập
- So sánh sự khác nhau của phong trào công nhân trước 1830 và sau 1830 ?
- Khoanh tròn vào1 chữ in hoa đứng trước câu trả lời đúng : nguyên nhân thất bại
của các cuộc đấu tranh của công nhân Pháp –Đức –Anh nửa đầu thế kỷ XIX :
A. Phong trào đấu tranh chưa mạnh mẽ.
B. Các cuộc đấu tranh nổ ra lẻ tẻ ở nhiều nơi .
C. Phong trào đấu tranh chưa có sự lãnh đạo chặt chẽ và thiếu đường lối
chính trị đúng đắn.
D. Tất cả các lý do trên .
- Vai trò của quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế ?
- Nêu ý nghĩa của câu khẩu hiệu “ Vơ sản tất cả các nước đồn kết lại”
<i><b>5. Hướng dẫn học tập ở nhà:</b></i>
- Chuẩn bị bài 5
- Vẽ sơ đồ H30 / SGK / 37. Tìm hiểu vì sao nói Cơng xã Paris là nhà nước kiểu
mới?