Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 làm tốt bài văn miêu tả cây cối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.23 KB, 20 trang )

1

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong hệ thống các môn học ở Tiểu học, môn Tiếng Việt là mơn học
chiếm vị trí rất quan trọng, được coi là môn học công cụ để học tốt các môn học
khác. Ngồi ra cịn cung cấp các kiến thức cơ bản về tiếng mẹ đẻ nhằm trang bị
cho học sinh một hệ thống kĩ năng hoạt động giao tiếp bằng Tiếng Việt. Đồng
thời mơn học này cịn bồi dưỡng năng lực tư duy cũng như lịng u Tiếng Việt
Phân mơn Tập làm văn có vị trí hết sức quan trọng trong chương trình
Tiểu học. Thơng qua phân mơn Tập làm văn nhằm rèn luyện cho học sinh các kỹ
năng: nghe, nói, đọc, viết để phục vụ cho việc học tập và giao tiếp. Cũng từ đó
có thể trau dồi thái độ ứng xử có văn hố, tinh thần trách nhiệm trong cơng việc,
bồi dưỡng tình cảm lành mạnh, tình u Tiếng Việt, tình u q hương đất
nước, góp phần đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện và nâng cao các kỹ
năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học. Nhiều năm qua, việc bồi dưỡng
kỹ năng làm bài Tập làm văn cho học sinh Tiểu học trong các nhà trường đang
là mối quan tâm của nhiều giáo viên bởi Tập làm văn là phân môn thực hành
tổng hợp, được vận dụng các tri thức, kỹ năng của nhiều phân môn khác.
Đổi mới phương pháp dạy học là việc làm thường xuyên của nhà trường,
của mỗi giáo viên. Nhiều năm làm công tác giảng dạy lớp 4, tôi nhận thấy môn
Tiếng Việt mà nhất là phân môn Tập làm văn được nhiều giáo viên cho rằng rất
khó dạy. Kiến thức Tập làm văn ở Tiểu học tập trung nhiều trong chương trình
Tiếng Việt lớp 4 với các kiểu bài như: viết thư, trao đổi ý kiến, giới thiệu hoạt
động, tóm tắt tin tức, kể chuyện, miêu tả,… Đặc biệt là bài văn miêu tả cây cối.
Các bài viết thường rơi vào tình trạng liệt kê, kể lể, khơ cứng. Khơng những thế,
chất lượng làm bài văn chưa cao. Bài viết của các em hầu như chỉ diễn đạt nội
dung, câu văn chỉ mang tính chất thơng báo chứ chưa có hình ảnh, chưa có cảm
xúc, bài văn chưa sinh động, câu văn chưa giàu hình ảnh, thiếu gợi tả, gợi cảm,
hạn chế phần dùng các biện pháp nghệ thuật tu từ. Điều này đã làm giảm đi
điểm nổi bật của một loại cây được tả. Đối với học sinh Tiểu học, biết nói cho


đúng, cho đủ, cho rõ nghĩa là khó, để nói hay, nói có cảm xúc và cảm nhận được
cái đẹp trong cuộc sống để viết thành những bài văn thì lại khó hơn nhiều. Đây
là điều tất nhiên, vì ở lứa tuổi này vốn sống và vốn kiến thức của các em còn hạn
hẹp.
Đứng trước thực tế đó, tơi ln băn khoăn và trăn trở hàng nhiều năm nay:
“Làm thế nào để giúp các em yêu thích mơn Tập làm văn? Để giúp các em có
điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, của cảnh vật, thiên nhiên đất nước?


2

Giúp các em có cơ hội bộc lộ cảm xúc của cá nhân, mở rộng tâm hồn và phát
triển nhân cách cho các em?”.
Với mong muốn phần nào giúp học sinh biết cách làm tốt bài văn miêu tả
cây cối. Tơi xin trình bày: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 làm tốt bài
văn miêu tả cây cối.”
1.2.Mục đích nghiên cứu.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, nhằm khắc phục những tình trạng đã nêu ở
trên. Tơi đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu qua đó tìm ra những phương hướng
giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả, kích thích hứng thú học tập của học sinh đối
với bộ môn Tập làm văn. Giúp các em nắm rõ được kết cấu, cách thức làm một
bài văn miêu tả cây cối … Hình thành ở các em kỹ năng quan sát, phân tích, đưa
ra nhận xét, chính kiến của bản thân .
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Do thời gian có hạn nên tôi chỉ tập trung khảo sát, nghiên cứu và tìm
hiểu “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 làm tốt bài văn miêu tả cây cối.”
- HS lớp 4B Trường Tiểu học nơi tôi công tác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tham khảo tài liệu.
- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
- Phương pháp thực nghiệm giáo dục, so sánh đối chiếu, thống kê.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm.


3

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
Phân mơn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong q trình dạy
học tiếng mẹ đẻ vì Tập làm văn nhằm thực hiện mục tiêu cuối
cùng, quan trọng là dạy học sinh sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt để
giao tiếp, tư duy, học tập. Thông qua môn Tập làm văn, học sinh
vận dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp những kiến thức, kĩ
năng Tiếng Việt đã được học vào việc tạo nên những bài văn hay,
giàu tính nghệ thuật .

Để hiểu về văn miêu tả trước hết tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu rõ thế
nào là văn miêu tả? Văn miêu tả vẽ ra các sự vật, sự việc, hiện tượng, con người
bằng ngôn ngữ một cách sinh động, cụ thể giúp người đọc cảm tưởng như đang
xem tận mắt, bắt tận tay. Tuy nhiên, hình ảnh, đối tượng do văn miêu tả tạo nên
không phải là bức ảnh chụp lại, sao chép lại một cách vụng về mà nó là sự kết
tinh của những nhận xét tinh tế, những dung động sâu sắc mà người viết đã thu
lượm được khi quan sát cuộc sống. Văn miêu tả mang tính thơng báo thẫm mĩ,
chứa đựng tình cảm của người viết. Đồng thời văn miêu tả cịn có tác dụng
rất lớn trong việc tái hiện đời sống, nó giúp học sinh hình thành
và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng đánh giá,
nhận xét. Văn miêu tả có tính rung động, tính hình tượng. Vì vậy nó phải tn
theo những quy định để làm ra một tác phẩm nghệ thuật.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Năm học 2020-2021, tôi được nhà trường phân cơng dạy lớp 4B. Qua q
trình giảng dạy, tơi nhận thấy phần làm văn miêu tả cây cối ở lớp 4 cịn gặp một
số khó khăn.
2.2.1.Về phía giáo viên .
- Chưa thực sự khai thác hết thế mạnh của các phương pháp dạy học tích
cực và những kĩ thuật dạy học mới vào bài dạy trong từng bài học.
2. 2.2.Về phía học sinh.
- Lớp tơi giảng dạy có tổng số học sinh là 32 em. Bước đầu nhận lớp, tôi
đã tìm hiểu về điều kiện, hồn cảnh của các em. Đa số các em sống chủ yếu ở
vùng nông thôn là con em trong những gia đình có bố mẹ làm nghề nơng thuần
túy nên số phụ huynh có điều kiện và có ý thức mua sách báo, tài liệu tham
khảo, tìm kiếm kiến thức qua internet cho con em mình đọc cịn rất ít . Hơn nữa
khơng ít em chưa có thói quen đọc sách, ham đọc sách vì thế các em ít có sự say
mê với các tác phẩm văn học. Chính vì vậy, nên vốn sống và vốn kiến thức văn
của các em còn hạn chế.
- Do khả năng tư duy của học sinh Tiểu học còn dừng lại ở mức độ tư duy
đơn giản trực quan nên việc làm văn của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Chất


4

lượng cảm thụ văn học của học sinh chưa đồng đều dẫn đến chất lượng làm văn
chưa cao.
- Học sinh chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ vào trong bài
văn miêu tả cây cối.
- Chính vì những khó khăn và hạn chế nêu trên nên chất lượng làm văn
của học sinh lớp tôi chưa đạt kết quả như mong muốn.
Với thực trạng trên, tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát chất lượng
Đề bài yêu cầu “Em hãy tả một cây ăn quả mà em thích”.
Kết quả đạt được như sau:

Hoàn thành tốt
Lớp
Sĩ số HS
SL
TL
4B
32
5
15.6%

Hoàn thành
SL
TL
16
50%

Chưa hồn thành
SL
TL
11
34.4%

Trước thực trạng của vấn đề đã nêu, tơi ln băn khoăn, trăn trở suy nghĩ
tìm tịi: Làm thế nào để nâng cao được chất lượng làm văn cho học sinh lớp 4?
Cuối cùng tơi cũng tìm được một số biện pháp để nâng cao chất lượng làm văn
miêu tả cây cối cho học sinh. Tôi đã áp dụng những biện pháp này vào việc dạy
làm văn miêu tả cây cối cho học sinh lớp 4B trường Tiểu học nơi tôi công tác
trong năm học 2020- 2021. Qua một năm áp dụng, chất lượng làm văn của học
sinh lớp tôi đã được nâng lên một cách rõ rệt. Tôi xin mạnh dạn chia sẻ cùng các
bạn đồng nghiệp.

2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Để giúp học sinh viết được một bài văn miêu tả cây cối hay, có tính sáng
tạo, giàu hình ảnh thì trước hết cần giúp các em hiểu rằng: tả cây cối là dùng lời
văn của mình giúp người đọc như thấy cụ thể trước mắt cái cây đó hình dạng
như thế nào? Gốc, rể, thân, cành, lá ra sao? Hoa và quả có màu sắc và hương vị gì?
Vì vậy, ngay sau khi học xong bài: “Thế nào là văn miêu tả?” tôi đã khắc
sâu cho học sinh: Khi miêu tả các em không được đưa lời nhận xét chung chung
như cây này rất cao, lá của nó nhỏ, thân của nó to … mà phải làm cho người đọc
thấy được cái cây em tả có đặc điểm gì riêng biệt, giúp người đọc phân biệt cây
đó với cây khác cùng loại. Để giúp học sinh làm được việc này, tôi đã nghiên
cứu các biện pháp như sau:
2.3.1. Biện pháp 1: Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của đề bài.
Đây là biện pháp được coi là cơ bản nhất và cũng là một trong các biện
pháp quan trọng của bài văn. Bởi nó giúp học sinh định hướng được cơng việc
mình sẽ làm và là khâu chuẩn bị rất quan trọng đối với học sinh không thể thiếu
trong mỗi bài văn. Nó giúp các em xác định được yêu cầu trọng tâm và giới hạn
đề. Đó là xác định bài văn thuộc thể loại bài văn gì? Kiểu bài gì? Đối tượng
miêu tả là gì?... Để từ đó, giúp các em nắm vững yêu cầu của đề bài.
Ví dụ : Em hãy tả một cây bóng mát mà em yêu thích.


5

Tôi ghi đề bài lên bảng. Sau khi ghi lên bảng xong, tôi yêu cầu học sinh đọc
lại. ( 2-3 HS). Tôi hướng dẫn các em như sau:
- Đề bài thuộc thể loại văn gì? (miêu tả)
- Kiểu bài nào? (tả cây cối)
- Đối tượng miêu tả là gì? (cây cho bóng mát)
+ Tơi u cầu học sinh thảo luận nhóm đơi trả lời câu hỏi:
- Kể tên các loại cây cho bóng mát? (bàng, xà cừ, phượng vĩ,…)

+ Gọi 2 học sinh trình bày kết quả thảo luận.
+ Cả lớp nhận xét.
Sau khi trả lời xong, tôi chốt lại yêu cầu và dùng phấn màu gạch chân
các từ quan trọng. (tả cây bóng mát)
Tóm lại: Theo tơi, nếu giáo viên làm được như vậy thì chắc chắn học
sinh nào cũng hiểu, nắm rõ yêu cầu của đề bài và khơng có một bài văn nào bị
lạc đề.
2.3.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh quan sát loại cây cần miêu tả
một cách tỉ mỉ.
Sau khi giúp học sinh nắm vững yêu cầu của đề bài, tôi hướng dẫn học sinh
quan sát loại cây cần miêu tả. Đây là biện pháp được coi là cơ bản nhất và cũng
là một trong các biện pháp quan trọng của bài văn. Bởi các em quan sát tốt loại
cây cần miêu tả thì các em sẽ nhận ra được những nét riêng biệt, đặc sắc của lồi
cây mình định tả để thể hiện trong bài viết. Chính vì vậy, cần quan sát kỹ, quan
sát nhiều lần để xác định rõ vị trí, thời điểm, thời gian, trình tự quan sát cây đó
theo trình tự từng thời kì phát triển của cây, từng bộ phận của cây. Quan sát cây
bằng nhiều giác quan để phối hợp nhịp nhàng các bộ phận, những cảnh vật như:
Quan sát bằng mắt để nhận ra màu sắc, hình khối, sự vật. Quan sát bằng tai từ đó
cảm nhận được âm thanh, nhịp điệu, gợi cảm xúc. Quan sát bằng mũi để
thấy những mùi vị tác động đến tình cảm. Quan sát bằng vị giác và xúc giác để
cảm nhận được hương vị và cảm giác của cây. Nhờ cách quan sát này mà các em
ghi nhận được nhiều ý làm cho bài văn đa dạng, phong phú. Vì vậy, tôi hướng
dẫn học sinh quan sát tỉ mỉ, quan sát nhiều lần cây mình định tả một cách tỉ mỉ
theo định hướng và ghi những gì quan sát được vào vở nháp.
Để giúp các em tìm ra được những nét riêng biệt, tiêu biểu cho từng loại
cây, tôi đã hướng dẫn cho học sinh thực hiện các thao tác sau:
a. Hướng dẫn học sinh quan sát các bộ phận của cây cần miêu tả một
cách tỉ mỉ theo một trình tự hợp lý.
Ví dụ: Quan sát cây phượng. Tơi hướng dẫn các em quan sát từ xa về hình
dáng của cây. Quan sát khi đến gần về các bộ phận của cây như: rễ, thân, cành,

lá, hoa, quả và những cảnh vật xung quanh tác động đến cây như chim chóc,
ong, bướm,… để tìm ra nét riêng của cây.


6

Mỗi loại cây có một hình dáng, đặc điểm, lợi ích nhất định. Vì vậy, khi
miêu tả học sinh phải làm nổi bật những đặc điểm này. Tả cây ăn quả cần tập
trung miêu tả hình dáng của cây, mùi vị của quả. Tả cây lấy hoa cần tập trung
miêu tả hương sắc của hoa. Tả cây cho bóng mát phải làm rõ dáng cây, tán lá,…
Cây cối luôn sống trong thiên nhiên. Khi miêu tả, cần gắn chúng với miêu tả sơ
lược khung cảnh thiên nhiên xung quanh và cần chú ý tới lợi ích của chúng, tình
cảm u mến gắn bó của người tả đối với cây.
Các em có thể quan sát theo các trình tự sau:
- Quan sát theo trình tự từng thời kỳ phát triển của cây.
- Quan sát theo trình tự từng bộ phận của cây.
- Quan sát theo trình tự từng thời kỳ phát triển của một bộ phận trên
cây (Ví dụ: hoa, quả…)
Khi quan sát theo trình tự nào thì các em cũng phải dừng lại ở bộ phận
chủ yếu, trọng tâm để quan sát một cách kỹ hơn.
Ví dụụ̣: Quan sát cây bàng. Tơi hướng dẫn các em quan sát theo trình tự:
+ Quan sát từ xa:
-Hình dáng của cây khi nhìn từ xa như thế nào?
+ Quan sát khi đến gần:
- Gốc cây như thế nào? (Gồm nhiều rễ dài như những con rắn khổng lồ
trườn trên mặt đất )
- Thân cây như thế nào? Có màu gi? ( Thân cây khoảng một vịng tay
người lớn ơm khơng xuể, thân cây màu nâu sẫm …)
- Cành, lá, cây bàng có đặc điểm gì? ( Cây bàng có nhiều cành, tỏa ra giống
như một chiếc ô xanh che mát cho các em vui chơi, lá giống chiếc quạt mo..)

- Hoa bàng như thế nào? ( Hoa bàng màu trắng, nhỏ li ty, mọc theo từng
chùm.)
- Quả bàng có hình gì? ( Quả bàng non màu xanh có hình bầu dục, nhưng
chín nó ngả sang màu vàng..)
- Cảnh vật xung quanh tác động đến cây (nắng, gió, khí hậu, chim chóc,
ong bướm, con người…)
Đó chính là quan sát bao qt rồi quan sát từng bộ phận của cây bàng.
b. Hướng dẫn học sinh quan sát cây cối bằng nhiều giác quan.
Đây là thao tác quan trọng nhất và có tính chất quyết định nhiều mặt.
Thông thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát. Do đó, kết quả thu được
thường chỉ là các nhận xét và cảm xúc gắn liền với thị giác. Xong tôi đã hướng
dẫn các em biết cách phối hợp nhịp nhàng các giác quan để quan sát.
Ví dụụ̣: Quan sát cây bàng: Tôi hướng dẫn như sau:
Các em dùng mắt để quan sát từ xa xem hình dáng của nó như thế nào?
trơng nó giống cái gì ? (cái ô khổng lồ, chiếc dù to…)
Khi quan sát các em có thể dùng tay để sờ xem vỏỏ̉ cây của cây bàng như thế
nào? (sần sùi, hơi nham nháp….)


7

Em hãy dùng mắt và tai để quan sát và lắng nghe xem trên cây có những
lồi vật nào? Chúng làm gỉ? …(Có chim hót líu lo..)
Với mỗi bộ phận của cây, tơi đều có một câu hỏỏ̉i gợi ý và giúp các em sử
dụng từ ngữ để ghi lại những gì quan sát được. Tơi nghĩ rằng, nếu giáo viên làm
tốt thao tác này là đã góp phần vào sự thành công của việc rèn kỹ năng quan sát
cây cối cho học sinh.
c. Hướng dẫn học sinh quan sát cây cối để phát hiện, tìm ra những điểm
riêng của cây.
Để giúp học sinh phân biệt được loài cây này với loài cây khác và nhất là

với hai cây cùng một lồi, tơi đã định hướng cho các em tránh lối liệt kê tất cả
các bộ phận như một người thợ lắp ráp một đồ vật nào đó, mà cần phải nhằm
vào những chi tiết, bộ phận có thể khắc họa hình ảnh cây ấy một cách rõ rệt, gợi
cho em nhiều ấn tượng nhất. Tập trung miêu tả những nét độc đáo và làm hiện
lên những nét riêng của lồi cây đó khiến nó khơng lẫn với các lồi cây khác.
Ví dụ: Quan sát cây phượng, học sinh cần quan sát tư thế, vị trí đứng của
nó; gốc, rễ, thân, tán lá, hoa, quả,… để tìm ra các nét riêng của cây.
2.3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh lập dàn bài chi tiết, liên kết
các câu văn trong đoạn văn và viết bài văn miêu tả cây cối.
Trong chương trình dạy Tập làm văn lớp 4 hiện nay khơng có tiết để dạy
học sinh lập dàn bài từng đề riêng, do đó trong khi tìm hiểu đặc điểm, dạng bài
giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc phương pháp làm bài chung và dàn bài
chung của một bài văn để có thể làm được một bài văn hồn chỉnh, đảm bảo bố
cục. Để viết được một bài văn hay, thì học sinh cần phải có thói quen lập dàn bài
chi tiết. Vì vậy sau khi hướng dẫn học sinh kỹ năng quan sát, tơi giúp các em có
thói quen chọn lọc các chi tiết quan sát được và sắp xếp chúng thành một dàn
bài chi tiết. Để giúp các em lập dàn bài chi tiết cho bài văn miêu tả cây cối, tôi
hướng dẫn theo hai bước sau:
a. Hướng dẫn học sinh chọn lọc chi tiết.
Để giúp các em chọn lọc chi tiết đã quan sát, tôi yêu cầu các em xác định
rõ yêu cầu của đề bài và đặc điểm đối tượng miêu tả để lược bỏ chi tiết không
cần thiết.
+ Khi tả bao quát cây bàng: (Tả theo trình tự từng bộ phận của cây.)
+ Khi tả chi tiết cây bàng: (Tả từng bộ phận của cây bàng.)
- Tả rễ cây bàng.
- Tả thân cây bàng.
- Tả lá bàng.
b. Hướng dẫn học sinh sắp xếp ý.



8

Sau khi chọn lọc được các chi tiết, nếu các em khơng biết cách sắp xếp ý
thì bài văn của các em sẽ lủng củng, lộn xộn. Để giúp các em biết cách sắp xếp
ý, tôi luôn lưu ý học sinh: một bài văn cho dù dài hay ngắn thì luôn đủ ba phần:
+ Mở bài: Giới thiệu cây định tả. (bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp)
+ Thân bài: Miêu tả cây.
- Tả bao quát: (từ xa đến gần)
- Tả chi tiết: (từng bộ phận của cây)
- Ích lợi của cây: (cho bóng mát, cho ta quả, bảo vệ bầu khơng khí trong
lành.)
+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cây (theo cách mở rộng hoặc khơng mở rộng.)
Tóm lại: Cho dù làm bài tại lớp hay về nhà, tôi ln nhắc nhở các em
phải lập nhanh một dàn bài.
Ví dụ: Làm dàn ý tả cây bàng.
+ Mở bài: Giới thiệu cây bàng.
Cây bàng có ở sân trường em; có lúc nào em khơng biết vì khi em tới
trường đã thấy nó.
+ Thân bài:
- Tả bao qt: hình dáng: cây cao đến tầng hai, như một chiếc ô.
- Tả chi tiết:
+ Rễ cây: nhô lên khỏỏ̉i mặt đất.
+ Thân cây: trịn, màu nâu, xù xì
+ Tán lá: xanh um, mát rượi, che kín một khoảng sân trường.
+ Hoa: những chùm hoa li ti màu trắng xen giữa đám lá xanh.
+ Quả: quả bàng lấp ló chín vàng trong kẽẽ̃ lá…
+ Kết bài: Tình cảm của em đối với cây bàng.
- Cây bàng như một gian nhà nhỏ che mưa, che nắng.
- Chăm sóc cây bàng để nó ngày một xanh tốt.
Tôi yêu cầu các em làm đi làm lại nhiều lần như vậy, và cứ làm như vậy là

tôi đã giúp các em xác định cho các em sắp xếp ý theo một thói quen tốt.
c. Hướng dẫn học sinh dựng đoạn và viết bài văn miêu tả cây cối.
Đây là bước cuối cùng để hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn. Từ các ý đã lập,
các em sử dụng ngôn ngữ, phát triển ý để dựng thành đoạn và bài. Tôi hướng
dẫn các em viết bài văn thành nhiều đoạn, như vậy mỗi đoạn văn miêu tả có một
nét nhất định.
Ví dụụ̣: Khi tả cây phượng.
Đoạn 1: Giới thiệu cây phượng.
Đoạn 2: Tả bao quát cây phượng (nhìn từ xa, khi đến gần)


9

Đoạn 3: Tả từng bộ phận (gốc, rễ, thân, cành, lá, hoa, quả)
Đoạn 4: Tình cảm của em đối với cây phượng.
Đối với bước này, tôi lưu ý các em: Viết đoạn văn phải đảm bảo sự liên
kết giữa các câu trong đoạn để cùng tả một bộ phận. Các ý trong đoạn được diễn
tả theo một trinh tự nhất định nhằm minh họa, cụ thể hóa ý chính.
Về mặt hình thức trình bày, khi viết hết mỗi đoạn văn các em cần chấm
xuống dòng. Các đoạn văn trong một bài cũng phải có một sự liên kết, được bố
cục chặt chẽẽ̃ theo ba phần (mở bài – thân bài – kết bài). Kỹ năng viết của học
sinh được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước khi viết một bài
văn hoàn chỉnh.
2.3.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh đưa cảm xúc vào bài văn.
Để có một bài văn hay, gây ấn tượng với người đọc không thể thiếu “cảm
xúc” của người viết. Cảm xúc khơng chỉ có ở phần kết luận. Nó phải được thấm
đậm trong từng câu, từng lời của bài văn. Đối với học sinh nhỏỏ̉ thì điều này thật
là trừu tượng. Chính vì vậy, chúng ta khơng nên địi hỏỏ̉i các em một cách chung
chung. Các em lồng được tình cảm của mình vào từng ý văn, giáo viên nên gợi ý
cụ thể như sau:

- Hoa cúc đẹp đến khó tả được. Khi ngắm nhìn hoa em cảm thấy như thế
nào? (Hoa đẹp lộng lẫy làm say đắm lòng người).
- Hương chuối chín thơm lừng gợi cho em cảm giác như thế nào? (Thèm
được ăn ghê lắm).
- Được ăn trái ngon em có suy nghĩ gì về người trồng? (lịng biết ơn người
trồng cây).
Cứ như vậy, tôi hướng dẫn học sinh đưa ra những suy nghĩ, nhận xét cảm
xúc của mình trước một vật, sự việc. Bài văn sẽ không đơn giản là sự liệt kê. Nó
thấm đẫm các suy nghĩ, cảm xúc của người viết.
Kết hợp được các yếu tố: Nội dung, nghệ thuật, cảm xúc thì bài văn của
học sinh sẽ đạt tới một thành cơng lớn. Nó sẽ là mảnh đất màu mỡ cho ta vun
trồng những năm học tới.
2.3.5. Biện pháp 5: Giúp học sinh biết dùng từ ngữ, hình ảnh giàu cảm
xúc qua sử dụng các biện pháp tu từ.
Đây cũng là một trong các biện pháp vô cùng quan trọng dẫn đến sự thành
công của biện pháp mà tôi đưa ra. Như chúng ta đã biết, cây cối là một sự vật vô
tri, vô giác. Vì vậy ngơn ngữ góp phần làm cho bài văn miêt tả sinh động, tạo
hình. Để đạt được điều đó thì buộc người viết phải sử dụng biện pháp nghệ thuật
như so sánh, nhân hóa, sử dụng các điệp từ, điệp ngữ, từ láy,…
a. Hướng dẫn học sinh lựa chọn những chi tiết cụ thể để sử dụng biện
pháp tu từ.
Đây là bước lắp ghép giữa quan sát với diễn đạt bằng ngơn từ. Nghĩa là khi
học sinh có cái nhìn từ tổng thể đến chi tiết về loại cây mình định tả thì tơi sẽ
hướng cho các em có suy nghĩ và tìm những sự vật, hình ảnh để so sánh với


10

những chi tiết mà các em đã quan sát được. Ở bước này, tôi gợi ý cho học sinh
bằng các câu hỏi: Mỗi chi tiết các em quan sát được (tán lá, thân, cành, rễ,

hoa...) giống với sự vật nào mà em biết? Chúng giống nhau ở đặc điểm nào?
Ví dụ: Khi tả cây bàng, tôi hướng dẫn học sinh lựa chọn các chi tiết sau
để viết hình ảnh so sánh:
- Nhìn từ xa cây bàng có thể được so sánh với sự vật nào? (Nhìn từ xa cây
bàng như một chiếc ơ lớn khổng lồ. Có học sinh lại nói: Nhìn từ xa cây bàng
như lâu đài nấm…); Chúng giống nhau về mặt nào ? ( giống nhau về hình
dáng) .
- Nhìn rễ cây giống con gì? ( như con trăn lớn)
- Thân cây bàng như thế nào? To bằng gì? (thân cây to hơn cột đình, bằng
hai vịng tay người ơm khơng hết …)
- Lá cây bàng nhìn giống cái gì? ( giống tai trâu, to hơn bàn tay...)
Mỗi một ý, một hình ảnh, chi tiết tơi đều cho nhiều học sinh phát biểu rồi
cho các em trong lớp nhận xét, bổ sung, giúp các em chỉnh sửa để có hình ảnh so
sánh phù hợp, câu văn hay hơn.
Chẳng hạn, khi học sinh miêu tả "Lá bàng to như những chiếc tai trâu", tôi
gợi ý cho học sinh nói thêm những kỉ niệm của em về lá bàng cho câu văn giàu
cảm xúc hơn (Lá bàng to như những tai trâu, khi chúng rụng trên mặt đất,
chúng em nhặt làm thành những chiếc thuyền nan trông rất đáng yêu...)
Hay khi học sinh viết " Rễ bàng như những con trăn lớn", tôi hướng dẫn
học sinh phát triển câu thành " Rễ bàng ăn nổi trên mặt đất ngoằn ngoèo như
những con trăn lớn" ...
Sau khi học sinh tìm được các sự vật so sánh, hiểu được phương diện so
sánh, tôi lưu ý các em rằng không phải tất cả những chi tiết quan sát được đều
phải diễn đạt bằng cách so sánh. Các em chỉ nên lựa chọn một số chi tiết tiêu
biểu để làm rõ đặc điểm chung của loài cây và sự riêng biệt của cây mà mình tả.
Trong các tiết Luyện tập miêu tả cây cối hoặc trong các tiết sinh hoạt
câu lạc bộ tôi tiếp tục đọc cho học sinh nghe một số đoạn văn hay về tả cành, tả
quả, tả thân của các loại cây, đoạn văn về tả bao quát cho học sinh nghe để các
em mượn từ, sử dụng nó vào trong bài văn của mình như vậy để tạo cho các em
có những cụm từ hay. Ví dụ: Sau khi đọc xong mỗi đoạn, cho học sinh tìm

những hình ảnh so sánh, nhân hóa có trong đoạn văn, đoạn văn hay ở chỗ nào?
Yêu cầu các em tìm ra câu văn có sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa để học
tập. Như vậy, sau khi được nghe những bài văn hay của các bạn, bài văn mẫu,
học sinh đã tích lũy được khá nhiều về cách so sánh, nhân hóa để cho các em
viết vào bài văn của mình.
Cho học sinh đọc bài của mình trước lớp để các bạn nhận xét, đánh giá,
tìm câu văn hay. Đồng thời tìm ra và chỉnh sửa từng câu chưa hay những hình
ảnh so sánh nhân hóa khơng hợp lí. Sau mỗi học sinh trình bày, tơi góp ý nhẹ
nhàng nhưng rất cụ thể với từng bài viết của từng em. Khen ngợi, động viên khi


11

các em viết được những câu hay, giàu cảm xúc, những câu văn có sử dụng biện
pháp nghệ thuật tu từ…Cịn những bài chưa hay thì khơng đọc trước lớp mà chỉ
góp ý cho các em và động viên cho các em khắc phục. Tôi cứ làm như vậy cho
đến khi các em hiểu rõ cách so sánh, nhân hóa trong bài văn. (Thời gian tôi
thường đan xen trong các tiết sinh hoạt ngồi giờ để các em có thời gian quan
sát cũng như suy ngẫm).
b. Hướng dẫn học sinh học Tập làm văn thông qua môn Tập đọc.
Mỗi môn học đều có mục tiêu riêng. Xong ngồi mục tiêu chính đó ra,
nếu người giáo viên biết khai thác để mở rộng kiến thức cho học sinh thì ta thấy
tất cả các môn học đều bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Nhất là trong mơn
Tiếng việt thì phân mơn Tập làm văn lại là sự “tích hợp” kiến thức của tất cả
phân mơn cịn lại. Các em học tốt các phân môn như: Tập đọc, Luyện từ và câu,
Chính tả… thì các em sẽẽ̃ học tốt phân mơn Tập làm văn. Vì thế thơng qua từng
phân mơn của môn Tiếng việt tôi đều chú ý giúp các em khai thác nội dung này.
Trong văn miêu tả thì vốn từ ngữ miêu tả rất quan trọng. Việc giúp học
sinh tích lũy vốn từ ngữ miêu tả và sử dụng vốn từ ngữ đó một cách chính xác,
hợp lý là vấn đề quan trọng của mọi giáo viên. Trong các bài tập đọc thuộc thể

loại văn miêu tả thì số lượng từ miêu tả rất phong phú, cách sử dụng rất sáng
tạo. sách Tiếng việt 4, các loại bài tập đọc lại được biên soạn theo tuần, theo chủ
điểm. Thường thì ứng với mỗi chủ điểm là các dạng Tập làm văn mà các em
đang học. Vì vậy thơng qua các bài tập đọc tôi giúp các em chỉ ra các từ ngữ
miêu tả hay, đã được chọn lọc, gọt giũa. Cách sử dụng nghệ thuật của tác giả
chọn một vài trường hợp đặc sắc để phân tích kỹ giúp học sinh thấy được sự
sáng tạo của các nhà văn khi dùng chúng.
+ Ví dụụ̣ 1: Khi dạy bài: “Sầầ̀u riêng” Tiếng việt 4 – tập 2 trang 33:
Khi phân tích đoạn 1, tơi giúp các em hiểu rằng để tả hương vị đặc biệt
của quả sầu riêng tác giả đã sử dụng các điệp từ: “thơm mùi thơm”, “béo cái
béo”, “ngọt cái vị ngọt”.
Khi phân tích đoạn 3 tơi giúp các em nhận thấy tác giả sử dụng hàng loạt
các từ ngữ đã được chọn lọc, nghệ thuật: so sánh.
“Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột - Lá nhỏ xanh vàng,
hơi khép lại tưởng như lá héo.”
Qua đó, tơi giúp học sinh hiểu rằng người ta có thể mượn hình ảnh để ca
ngợi một hình ảnh khác (mượn cái không đẹp của cây sầu riêng để tăng thêm
hương vị của trái sầu riêng)
Ví dụụ̣ 2: Khi dạy đến bài “Hoa họọ̣c trò” Tiếng việt 4 - Tập 2/43. Trong
phần tìm hiểu bài tơi giúp các em cảm nhận được cái hay, cái độc đáo qua cách
dùng từ của Xuân Diệu.
Để giúp người đọc cảm nhận được số lượng hoa phượng ra nhiều và rất
đẹp, ông đã sử dụng một loạt các điệp từ, điệp ngữ để diễn tả điều đó:


12

“Phượng khơng phải là một đóa, khơng phải vài cành. Phượng đây là cả
một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của
cái xã hội thắm tươi, người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến

những tán hoa lớn xịe ra như mn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau”.
Để giúp học sinh hiểu khi quan sát cây cối người ta cần phải phối hợp
nhiều giác quan.
Tả lá phượng tác giả viết:
“Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.”
Chỉ bằng một câu nhưng tác giả đã sử dụng tới ba giác quan: mắt (xanh
um), khứu giác (mát rượi), vị giác (ngon lành).
Tóm lại: Ta thấy các từ ngữ miêu tả trong các bài tập đọc rất đa dạng và
phong phú, chúng được sử dụng rất hay, sinh động, gây ấn tượng. Cách sử dụng
các biện pháp nghệ thuật trong các bài Tập đọc cũng rất là sáng tạo.
Bằng cách này, tôi đã giúp học sinh tích lũy thêm vốn từ và học cách sử
dụng chúng, đồng thời thông qua các bài Tập đọc tôi cũng giúp các em hiểu
thêm rằng để một bài văn miêu tả hay thì cần phải sử dụng các biện pháp nghệ
thuật hợp lý.
c. Hướng dẫn học sinh học Tập làm văn thơng qua mơn Luyện từ và câu.
Mục tiêu chính của luyện từ và câu là giúp học sinh mở rộng vốn từ; cách
sử dụng từ chính xác, cách viết câu đủ ý. Khi dạy về các nội dung mở rộng vốn
từ theo từng chủ điểm, tôi giúp học sinh hiểu rõ nghĩa các từ ngữ, các thành ngữ,
các tục ngữ thuộc chủ điểm đó. Từ đó sẽẽ̃ giúp các em sử dụng các từ ngữ đó
chính xác, hợp lý.
- Để tích lũy vốn từ cho học sinh tơi cho học sinh tìm thêm các từ đồng
nghĩa, từ gần nghĩa, từ trái nghĩa.
Ví dụụ̣: Bên cạnh tính từ “đỏ” dùng để miêu tả hoa hồng (hoa phượng)
cịn có nhiều từ ngữ khác như: đỏỏ̉ rực, đỏỏ̉ tươi, đỏỏ̉ thẫm, đỏỏ̉ chót, đỏỏ̉ như son, đỏỏ̉
như lửa… tùy từng sự vật mà học sinh có thể lựa chọn nên dùng từ ngữ nào cho
phù hợp..
Trong các tiết Luyện từ và câu có nội dung về ngữ pháp, ngồi việc dạy
các em cách viết câu đúng, tơi ln tìm cách dạy các em cách viết câu văn có
hình ảnh. Trong tất cả các bài tập dùng từ đặt câu, tôi luôn đặt một câu văn đủ ý
bên cạnh một câu văn khác đủ ý nhưng có hình ảnh để các em so sánh.

Ví dụụ̣: Tả hình dáng của một cây bàng cổ thụ, tôi đưa ra hai câu:
- Câu 1: Thân cây to, cao.
- Câu 2: Thân cây to cao nhìn xa như một chiếc ô lớn khổng lồ.
Tôi cho học sinh nhận xét xem câu nào hay hơn (Chắc chắn học sinh trả
lời là câu 2 hay hơn vì nó tạo cho người đọc hình ảnh rất cụ thể nó to, cao đến
chừng nào…)


13

Tóm lại: Với bước này, tơi đã rèn cho học sinh kỹ năng viết câu văn có
hình ảnh và đủ ý.
d. Hướng dẫn học sinh học Tập làm văn thông qua mơn Chính tả.
Như ở phần thực trạng tơi đã trình bày, bài văn của các em bị sai lỗi chính
tả rất nhiều, điều đó gây khó chịu cho người đọc. vì vậy trong tất cả các tiết
chính tả, tơi ln chú ý rèn cho các em có ý thức viết đúng chính tả. Ngồi ra
thơng qua giờ chính tả, tơi cũng giúp các em tích lũy thêm vốn từ ngữ miêu tả và
cách sử dụng chúng.
+ Ví dụụ̣ 1: Khi dạy bài chính tả tuần 11 Tiếng việt 4 – Tập 1
Thông qua bài tập: “Điền vào chỗ… s/x”.
Sau khi học sinh thực hiện xong u cầu chính, tơi gọi học sinh đọc lại:
“Trái nhót như ngọn đèn tín hiệu
Trở lối sang mùa hè
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đơng ấm những đêm thâu
Quả ớt như ngọn lửa đèn dầu
Chạm đầu lưỡi – chạm vào sức nóng
Tơi hỏi học sinh: Bài thơ miêu tả những loại trái cây nào? (nhót, cà chua, ớt).
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả các loại trái cây đó? Lấy ví dụ.
(nghệ thuật so sánh: quả nhót – ngọn đèn, quả cà chua – đèn lồng, quả ớt – ngọn

lửa đèn dầu.)
Từ đó tơi chỉ cho học sinh cái hay, sáng tạo và tác dụng của biện pháp nghệ
thuật nêu trên.
+ Ví dụụ̣ 2: Khi dạy đến bài chính tả tuần 21 – Tiếng việt 4 tập 2.
Trong phần bài tập có bài: “Chọn những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn
để hồn chỉnh bài văn sau.”
Sau khi cho học sinh thực hiện theo yêu cầu của bài. Tơi gọi học sinh đọc
lại bài văn. Sau đó tôi đưa ra một số câu hỏỏ̉i mở rộng nhằm mục đích có thể vận
dụng nó vào việc học phân môn Tập làm văn.
- Bài văn thuộc thể loại văn gì? Kiểu bài gì? (Văn miêu tả, kiểu bài tả cây cối)
- Tác giả đã quan sát cây theo trình tự nào? (Từng bộ phận của cây)
- Trong bài văn này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Lấy ví
dụ minh họa. (nghệ thuật so sánh, ví dụ như: thân thẳng như thân trúc. Năm
cánh dài đỏỏ̉ tía như ức gà chọi, trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt
cườm…)
- Em học tập được gì khi học bài văn này? (học được cách miêu tả, cách
dùng từ, sử dụng các biện pháp nghệ thuật.)


14

Tóm lại: Thơng qua tất cả các mơn học này, người giáo viên có thể khéo
léo khai thác để làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh (từ ngữ miêu tả) và giúp học
sinh biết cách sử dụng chúng một cách hợp lý. Song do đặc trưng của môn học,
mỗi giờ học chỉ thiên về một mặt nào đó, nó chỉ bổ trợ để học sinh học tốt hơn
phân môn Tập làm văn. Vì thế người giáo viên khơng thể lạm dụng để biến nó
thành một giờ dạy Tập làm văn chính.
2.3.6. Biện pháp 6: Làm tốt việc kiểm tra, đánh giá bài văn miêu tả cây cối.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng
của q trình dạy học, nó khơng chỉ tạo ra động cơ học tập và định hướng phát

triển của học sinh mà cịn góp phần cải tiến chất lượng giảng dạy của giáo viên.
Chính vì vậy, tơi rất chú trọng và quan tâm đến việc chấm chữa bài và trả bài
cho học sinh.Chấm bài:
Khi chấm bài, tôi chú ý xem các em đã làm bài văn đúng yêu cầu chưa?
Bài văn làm đủ bố cục ba phần chưa?sử dụng hình ảnh so sánh, hình ảnh nhân
hóa có hợp lý khơng?... Nếu chưa hợp lý, có thể giúp học sinh chỉnh sửa. Đồng
thời giúp các em viết mở rộng ý dựa trên hình ảnh so sánh, nhân hóa mà các em
đã viết ( những câu mà học sinh mới chỉ nêu được sự vật A so sánh với sự vật B
nhưng chưa tạo ra được hình ảnh sinh động và hay).
VD. Học sinh viết "Nhìn từ xa cây bàng như một cái ơ." Nếu chỉ dừng lại
như thế thì chưa hay, câu văn chưa gợi tả, gợi cảm mặc dù các em đã có sử dụng
hình ảnh so sánh.Tơi giúp các em sửa bằng câu hỏi gợi mở như sau: Cây bàng
và cái ơ ngồi việc giống nhau về hình dáng, chúng cịn có cơng dụng gì? ( che
mát). Từ đó, học sinh có thể phát triển câu trên thành " Nhìn từ xa cây bàng như
một cái ơ khổng lồ che mát một khoảng sân trường."
Hay học sinh viết "Cây bàng to khỏe như một chàng trai". Tôi có thể giúp
các em sửa thành "Cây bàng giờ đã trở thành một chàng dũng sĩ khổng lồ, cường
tráng".
Tả về thân cây bàng, thông thường các em viết "Thân cây bàng cao, to",
tôi giúp các em phát triển dựa trên các đặc điểm của các yếu tố có trên thân cây
bàng (vỏ cây) như sau: Thân cây cao, to, màu nâu nhạt ,vỏ xù xì như da cóc…
Khi chấm chữa bài, tôi sửa trực tiếp các lỗi về dấu câu, chính tả... Cịn
những lỗi về diễn đạt, tơi thường dùng bút đỏ đánh dấu những câu cần sửa rồi
ghi vào vở hoặc nói với học sinh những câu hỏi gợi mở để các em viết lại chứ
không làm thay. Sau khi học sinh viết lại những câu đó, tơi kiểm tra một cách kĩ
càng đến khi học sinh viết câu đạt yêu cầu mới thôi.
* Trả bài:
Trong giờ trả bài viết, sau khi nhận xét và hướng dẫn học sinh chữa lỗi,
tôi chọn những bài văn hay để đọc trước lớp. Đọc xong mỗi bài, tôi yêu cầu học
sinh khác tìm câu văn hay, câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa hay để ghi lại.



15

Việc làm này giúp các em khơng ngừng tích lũy vốn từ mà còn giúp các em học
tốt hơn phân mơn Tập làm văn nói chung và kiểu bài miêu tả cây cối nói riêng
Ngồi ra, trong q trình dạy học, tơi tích lũy được những bài văn hay,
đọc cho các em nghe rồi cùng các em phân tích cái hay, cái cần học tập trong
từng bài văn đó. Đồng thời, khuyến khích các em lập sổ tay văn học và hướng
dẫn các em cách sử dụng sổ tay văn học để ghi những câu văn hay, giàu hình
ảnh; các câu văn sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc… mà các em đọc
được trong sách báo, sách tham khảo, trong cuộc sống hàng ngày và trên các
phương tiện thông tin đại chúng. Cứ như vậy vốn từ ngữ của các em sẽ ngày
càng thêm phong phú.
Tóm lại: Bước kiểm tra, đánh giá giúp cho học sinh vừa sửa, vừa hồn
thiện bài văn của mình và tìm ra cái hay từ bài của bạn, tìm ra cái hay trong bài
văn mẫu. Làm được việc này các em sẽ có một vốn từ tương đối tốt và biết được
cách làm từ của bạn, từ của bài văn mẫu và từ của chính mình.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau một thời gian nghiên cứu các biện pháp, tôi đã áp dụng trực tiếp vào
lớp 4B – Trường Tiểu học do tôi làm công tác giảng dạy. Các biện pháp nêu trên
đã giúp học sinh tự tin, chủ động hơn trong giờ học Tập làm văn miêu tả cây cối.
Tơi nhận thấy, các em có hứng thú và đam mê với phân môn Tập làm văn. Giờ
học diễn ra nhẹ nhàng và sinh động hơn. Các em đã chủ động, tự giác trong việc
hình thành kiến thức. Vốn từ ngữ miêu tả của các em ngày càng phong phú hơn
cả về số lượng lẫn chất lượng. Học sinh khơng cịn lúng túng trong việc viết một
đoạn văn hay bài văn. Cách sử dụng từ của các em chính xác hơn. Các em đã
biết sử dụng những từ ngữ sát nghĩa, có tác dụng gợi tả, gợi cảm. Đặc biệt trong
khi viết văn các em đã biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so sánh,

nhân hóa, các từ láy, các điệp từ . Nhờ vậy mà chất lượng làm văn miêu tả cây
cối đã nâng lên rõ rệt. Khơng những thế biện pháp cịn đáp ứng với yêu cầu đổi
mới dạy học và đặc biệt còn phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp tơi.
Đề bài: Em hãy tả một cây bóng mát mà em thích.( Đề kiểm tra giữa kì II).
Sau khi áp dụng biện pháp của lớp 4B tôi chủ nhiệm năm học 2020-2021.
Kết quả đạt được như sau.
Sĩ số Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Lớp
SL
TL
SL
TL
SL
TL
HS
4B
32
15
46.8%
17
53.2%
0
0
Sau khi áp dụng biện pháp trên trong dạy học bài tập làm văn miêu tả cây
cối cho học sinh lớp 4B do tôi chủ nhiệm. Ở bài kiểm tra khảo nghiệm cho thấy


16


số lượng bài đạt điểm hoàn thành tốt và hoàn thành tăng lên cao chất lượng bài
làm đạt điểm 9- 10 được tăng lên, khơng cịn bài làm dưới điểm 5. So với trước
khi chưa áp dụng biện pháp cho thấy biện pháp áp dụng có tính khả thi. Học
sinh nắm vững cấu tạo bài văn tả cây cối biết sử dụng biện pháp tu từ để miêu tả
làm cho bài văn sinh động, giàu cảm xúc. Đó là niềm vui và động lực của tôi
trong công tác giảng dạy. Chính vì vậy, tơi đã mạnh dạn trình bày trong tổ
chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường và đã được đánh giá cao những biện
pháp tôi đã từng làm. Đồng thời cho tôi áp dụng đại trà các thể loại văn miêu tả
ở trong chương trình lớp 4. Ngồi ra, Ban giám hiệu nhà trường cịn khuyến
khích các khối lớp 4, 5 lấy đó làm biện pháp áp dụng tại lớp mình.


17

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
3.1.Kết luận.
Bài học rút ra từ thực tế giảng dạy là giáo viên phải định hướng để học
sinh có kiến thức thực tế về đối tượng miêu tả và mở rộng vốn từ cho học sinh.
Muốn học sinh viết được bài văn miêu tả hay, biết dùng biện pháp nghệ thuật tu
từ… trong văn miêu tả thì trước hết giáo viên cần phải có biện pháp tích cực, áp
dụng thường xun, liên tục, có như vậy mới bồi dưỡng được năng lực viết văn
cho các em. Bên cạnh đó, giáo viên cần quan tâm đến từng đối tượng học sinh
trong giờ học. Đối với học sinh chưa hồn thành thì chỉ u cầu các em viết
đúng, đủ (mở bài trực tiếp, kết bài không mở rộng). Với học sinh hoàn thành và
học sinh hoàn thành tốt thì khuyến khích và hướng các em viết câu văn hay, bài
văn sinh động (mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng.). Điều quan trọng là người
giáo viên phải thu hút được tất cả học sinh cùng tham gia hoạt động học tập.
Đồng thời giáo viên phải định hướng để học sinh có kiến thức thực tế về đối
tượng miêu tả và mở rộng vốn từ cho học sinh.

Đối với học sinh, để làm được một bài văn miêu tả cây cối hay, giàu hình
ảnh, cảm xúc, lơi cuốn người đọc bắt buộc các em phải có được kỹ năng làm
bài. (Từ quan sát, lựa chọn ý, sắp xếp ý, viết đoạn, viết bài và biết sử dụng biện
pháp nghệ thuật tu từ…) Và các yêu cầu bổ trợ cho q trình rèn luyện kỹ năng.
Vì vậy, ngồi giờ tập làm văn, học sinh cần có thói quen tích lũy vốn từ,
trau dồi cách sử dụng từ ngữ thông qua tất cả các giờ học. Ngoài ra, học sinh có
thể tìm thêm sách tham khảo, báo, truyện để đọc, điều đó cũng rất bổ ích cho
việc học văn của các em.
Một số biện pháp của tôi đã nêu không phải là một cơng trình nghiên cứu
hay một đề tài sáng tạo nào, mà nó chỉ là một vài sáng kiến được phát hiện dựa
trên kết quả học tập của học sinh, qua đó tơi đã phát triển lên thành một nội
dung. Trước hết là dùng để dạy các em làm bài văn miêu tả cây cối hay hơn,
sáng tạo hơn. Bên cạnh đó tơi lấy nội dung này làm đề tài tham gia thi. Kính
mong hội đồng khoa học góp ý cho tơi để biện pháp của tơi được hồn thiện
hơn.
3.2. Kiến nghị.
- Tổ chức có hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn (Tăng cường dự
giờ, trao đổi kinh nghiệm,....), bổ sung và tăng cường sử dụng các tài liệu tham
khảo về dạy văn ở Tiểu học.
- Tạo điều kiện để giáo viên tham gia hội thảo, dự giờ hội thi Giáo viên
giỏỏ̉i cấp huyện, cấp tỉnh.
- Đối với những sáng kiến của các đồng chí giáo viên trong ngành có giá
trị áp dụng trong giảng dạy Phịng Giáo dục cần in thành tập san để các trường
học tập những kinh nghiệm quý báu.


18

- Có sự khuyến khích động viên đối với những giáo viên có những sáng
kiến kinh nghiệm hay.

Trên đây là: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 làm tốt bài văn miêu
tả cây cối.”. Tôi đã mạnh dạn chuyển nó thành một sáng kiến kinh nghiệm.Vì
vậy chắc chắn sẽẽ̃ cịn nhiều hạn chế. Kính mong hội đồng khoa học các cấp xem
xét và đóng góp ý kiến để bản sáng kiến của tơi được hồn thiện hơn.
4. Cam kết.
Tôi xin cam đoan các biện pháp trên của tôi là do tôi nghiên cứu và áp
dụng thực tế tại đơn vị cơng tác. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
Xin chân thành cảm ơn!
Ngày 26 tháng 3 năm 2021
Xác nhận của Hiệu trưởng
Người viết sáng kiến


19

TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ VIẾT SÁNG KIẾN
- Sách Tiếng việt lớp 4 ( Tập 2)
- Sách thiết kế bài giảng lớp 4 ( Tập 2)
- 207 đề và bài văn tiểu học (Nhà xuất bản Đại học Sư phạm).
- Những bài văn mẫu lớp 4 (Nhà xuất bản văn hóa – thơng tin.)
- Cuốn: “Giải đáp 88 câu hỏỏ̉i về giảng dạy Tiếng việt ở bậc Tiểu học.
- Tạp chí giáo dục Tiểu học
- Thế giới trong ta các chuyên đề 77+78; 127;138;


20

MỤC LỤC
TT


Nội dung

1.

Mở đầu

1.2
1.3
1.4
2.1
2.2
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.3.4
2.3.5
2.3.6
2.3.7
2.3.8
2.3.9
2.3.1
0
2.4
2.
3.1
3.2

Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
1. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để
giải quyết vấn
Những gì em đã biết về Microsoft Windows Logo ở lớp 4
Thiết kế bài giảng điện tử để mơ phỏng các q trình, kiến thức
bài học
Chia nhóm thực hành phù hợp
Dùng các vịng lặp Repeat lồng nhau
Thủ tục trong logo
Thế giới hình học trong logo
Viết chữ và làm tính trong Logo
Làm quen với khai báo biến, lệnh rẽ nhánh, câu lệnh For dành
cho học sinh giỏi
Phân chia một bài toán thành nhiều bài toán nhỏ
Một số bài tập tham khảo dành cho học sinh giỏi

Kết luận, kiến nghị
Kết luận
Kiến nghị

Tra
ng
2
2
3
3

4
5
5
5
8
8
9
9
13
15
17
19
20



×