Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.09 MB, 23 trang )

ST

Nội dung

T

Tran
g

I

MỞ ĐẦU

1

1

Lí do chọn đề tài.

1

2

Mục đích nghiên cứu

2

3

Đối tượng nghiên cứu


2

4

Phương pháp nghiên cứu:

2

5

Thời gian nghiên cứu:

2

II

NỘI DUNG

2

1

Cơ sở lí luận.

2

2

Thực trạng vấn đề nghiên cứu


3

3

Phương pháp dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5.

4

4

Những công việc thực tế đã làm.

4

5

Phương pháp tiến hành:

5

5.1. Chuẩn bị

5

5.2. Tiến hành

5

5.2.
1


Rèn kĩ năng đọc của giáo viên.

6

Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5.

6

Biện pháp 1: Rèn kĩ năng đọc đúng.

6

Biện pháp 2: Rèn kĩ năng đọc lưu loát.

8

5.2.
2

6

Biện pháp 3: Rèn kĩ năng đọc hiểu.

10

Biện pháp 4: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm.

15


Kết quả:

17

III
1
2

KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
Kết luận

18
18

Những vấn đề cần đề xuất

19

0


MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Hiện nay cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã đạt được những thành
tựu rực rỡ, xu thế quốc tế hoá mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con
người được diễn ra hết sức nhanh chóng. Sự phát triển của xã hội và sự nghiệp
đổi mới đang đòi hỏi cấp bách phải nâng cao chất lượng giáo dục. Cơng cuộc
đổi mới này địi hỏi đội ngũ cán bộ giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học

để tạo nên những con người năng động sáng tạo làm chủ được mọi vấn đề trong
thời kì hội nhập. Chính vì lí do đó mà trong nghị quyết Đại hội lần thứ tư của
BCH TW ĐCSVN khoá VI đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo đổi mới sự nghiệp giáo
dục và đào tạo là phải: “Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người kiến thức văn hoá, khoa học kĩ
thuật … đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong những năn tiếp theo và chuẩn
bị cho tương lai”. Đảng ta khẳng định: “Giáo dục là quốc sách – Đầu tư cho giáo
dục là đầu tư cho sự phát triển”.
Bậc Tiểu học là bậc học đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách của
học sinh. Trên cơ sở cung cấp những tri thức ban đầu về tự nhiên và xã hội giúp
các em phát triển năng lực về nhận thức. Đồng thời đã trang bị cho các em kĩ
năng hoạt động trong cuộc sống. Mục tiêu nói trên được thực hiện thông qua
việc dạy – học các mơn học và thực hiện các hoạt động có định hướng theo yêu
cầu giáo dục. Trong các môn học ở Tiểu học, mơn Tiếng Việt có vị trí rất quan
trọng. Đó là cơng cụ để học sinh học tốt các môn học khác và nhận thức thế giới
xung quanh.
Môn Tiếng Việt là môn học hết sức quan trọng giúp các em có năng lực
nghe, nói, đọc, viết một cách tốt nhất. Nhờ năng lực này các em các em biết sử
dụng Tiếng việt làm công cụ tư duy, giao tiếp, học tập. Giúp các em bổ sung
kiến thức, rèn luyện tư duy và qua đó hình thành nhân cách cho các em. Trong
các phân mơn của mơn Tiếng việt thì phân mơn Tập đọc có vị trí đặc biệt quan
trọng trong chương trình Tiểu học. Nó đảm nhiệm việc hình thành phát triển kĩ
năng đọc, một kĩ năng quan trọng hàng đầu của học sinh Tiểu học đồng thời làm
cơ sở, nền móng cho mọi sự phát triển. Đọc trở thành nhiệm vụ cấp thiết của
mỗi người đi học. Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần,
từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên,
xã hội.

1



Nhờ đọc mà con người bày tỏ ý kiến của mình. Từ đó con người có điều
kiện tự học và hiểu biết các mơn học khác. Như vậy có thể khẳng định được đọc
là cầu nối của mọi tri thức, của mọi mơn học. Đọc chính là học, đọc để tự học,
học cả đời. Bởi vậy dạy cho học sinh biết đọc, đọc đúng, đọc hiểu và đọc diễn
cảm là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.
Trong thực tế hiện nay, ở trường Tiểu học việc dạy đọc, bên cạnh sự thành
cơng cịn nhiều hạn chế. Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn,
kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kĩ năng
đọc. Các giờ Tập đọc thì hầu như học sinh chỉ mới biết đọc đúng, đọc trơn, số
lượng học sinh biết đọc diễn cảm tốt còn rất hữu hạn. Giáo viên Tiểu học chưa
có những phương pháp cụ thể hướng dẫn rèn đọc diễn cảm cho học sinh.
Vậy để giúp học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm, hiểu và cảm thụ được bài
văn, bài thơ thì địi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo
định hướng mới đó là “Mọi học sinh đều phải tích cực tham gia vào hoạt động
học tập”.
Với mong muốn nâng chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 tôi đã
chọn “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5” để
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua đề tài này, tơi muốn được góp phần vào việc nâng cao chất
lượng dạy nói chung và chất lượng dạy – học mơn Tiếng Việt nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ trong chương trình mơn Tiếng Việt lớp 5.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp so sánh đối chứng.
- Phương pháp quan sát tinh thần, thái độ, ý thức.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.
5. Thời gian nghiên cứu:

Trong năm học 2020-2021.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận.
Ngơn ngữ học đã chỉ rõ những nội dung cụ thể về các vấn đề của ngơn ngữ
chữ viết, chính âm, chính tả, nghĩa của từ, câu, đoạn, văn bản, ngữ điệu, nhịp
điệu, tình cảm ngơn ngữ. Đó là những vấn đề gắn bó với việc dạy và học Tập
đọc của giáo viên và học sinh Tiểu học.
Văn học nghệ thuật là tinh hoa của ngơn ngữ, là tình cảm đạo đức lý
tưởng tình u, nó có được nhờ cảm xúc của tâm hồn, nó làm cho tâm hồn con
người thêm phong phú và sâu sắc.

2


Dạy Tập đọc cho học sinh Tiểu học là dạy cho học sinh biết đọc đúng
tiếng, từ, câu, hiểu nội dung rồi đọc đúng ngữ điệu, nhịp điệu, diễn cảm, cảm
nhận được ý nghĩa tình cảm, có cảm xúc, biết tư duy, tưởng tượng, hình thành ý
thức tốt đẹp trong tâm hồn và có hành động đẹp, nghĩa là học sinh biết chuẩn
ngôn ngữ và biết cảm thụ văn học. Đây là một nghệ thuật, nghệ thuật trong lao
động dạy học sáng tạo của người giáo viên Tiểu học. Dạy Tập đọc càng tinh tế,
càng sáng tạo, càng hiệu quả.
Tập đọc là phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng của nó là hình thành năng
lực đọc cho học sinh. Năng lực đó thể hiện ở 4 yêu cầu: Đọc đúng, đọc nhanh,
đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc hay (đọc diễn cảm). Cần phải hiểu kĩ năng lực
đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Qua quá trình giảng dạy nhiều năm ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy việc
rèn đọc diễn cảm cho học sinh trong giờ học chiếm một vị trí rất quan trọng đặc
biệt đối với học sinh lớp 5.
Tìm hiểu về những thuận lợi và khó khăn trong việc rèn đọc diễn cảm cho

học sinh lớp 5 qua giờ Tập đọc nói chung, tơi nhận thấy học sinh có nhiều điều
kiện thuận lợi giúp cho việc rèn đọc có kết quả. Những điều kiện đó là về
chương trình, trình độ học sinh, sự quan tâm của phụ huynh, thầy cơ và bạn bè.
Mặc dù có thuận lợi như vậy, thực tế tôi thấy khả năng đọc của học sinh khơng
đồng đều, một số em có khả năng đọc tốt chỉ là sau khi nghe giáo viên đọc mẫu
và hướng dẫn có thể các em đã có thể đọc khá đạt một đoạn của tác phẩm.
Ban giám hiệu quan tâm và tạo điều kiện một cách tốt nhất để mỗi giáo
viên phát huy hết khả năng vốn có phục vụ cho việc dạy học.
Mặt khác, học sinh ở địa phương có truyền thống hiếu học, phụ huynh
học sinh quan tâm đến việc học tập của con em. Vì vậy khi được giáo viên
hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ về nhà có sự nhắc nhở của phụ huynh học sinh sẽ có kết
quả học tập tốt hơn.
Qua thực tế giảng dạy ở lớp 5, tôi thấy việc dạy của giáo viên và việc học
của học sinh có một số vấn đề như sau:
Về phía giáo viên: Đối với đa số giáo viên, Tập đọc khơng phải là phân
mơn khó dạy. Hầu hết giáo viên đều có nhiều cố gắng trong việc tìm tịi phương
pháp, nghiên cứu nội dung, học hỏi kinh nghiệm, đặc biệt có đổi mới phương
pháp giảng dạy “lấy học sinh làm trung tâm” song kết quả cho thấy học sinh
chưa đọc được hay (đọc diễn cảm) bài đọc. Bởi trong khi dạy, giáo viên thường
mới chỉ coi trọng và sửa cho học sinh vấn đề đọc to, rõ ràng, lưu loát chứ chưa
quan tâm nhiều đến kỹ thuật đọc, giọng đọc, cách đọc diễn cảm của học sinh hay
việc đọc mẫu của giáo viên. Giáo viên dạy Tập đọc như dạy Văn trước đây.
Nhìn chung phương pháp cịn mang tính chất hưởng thụ và áp đặt (về cách hiểu
nội dung bài, cách đọc bài). Giáo viên giảng giải quá nhiều về các từ khó, về ý
nghĩa của bài mà xem nhẹ phần luyện đọc, đặc biệt là luyện đọc diễn cảm. Bên
cạnh đó, do khách quan, một số giáo viên khơng có chất giọng tốt để đọc hay

3



bài đọc. Giáo viên tiểu học lại dạy quá nhiều môn trong một buổi học nên việc
đầu tư thời gian để luyện đọc trước khi lên lớp cịn có phần hạn chế...
Về phía học sinh: Học sinh chưa biết quan tâm đến phương pháp đọc của
mình. Đa số học sinh chưa ham thích đọc sách, khi đọc chưa có ngữ điệu phù
hợp, ngắt nghỉ hơi chưa hợp lý, chưa thể hiện được nội dung và tình cảm bài đọc
bằng sắc thái giọng đọc vui, buồn, trầm, bổng, gợi cảm... Kĩ năng đọc lướt để
tìm hiểu nội dung bài chưa tốt ở đa số các em. Ảnh hưởng của phương ngữ: tình
trạng phát âm lẫn giữa thanh hỏi và thanh ngã,... còn nặng nề.
Khảo sát, chất lượng đọc của học sinh lớp 5A đầu năm học có số liệu cụ
thể như sau:

Học sinh đọc còn
Học sinh đọc rõ
Học sinh đọc diễn
lỗi phát âm, tốc độ
Sĩ số
ràng, lưu loát
cảm
chậm
(HS)
SL(HS)
TL(%)
SL(HS)
TL(%)
SL(HS)
TL(%)
27
9
33,3
15

55,6
3
11,1
Kết quả khảo sát cho thấy, chất lượng đọc diễn cảm của học sinh còn hạn
chế. Nguyên nhân:
Nhiều học sinh chưa phát âm chuẩn giọng phổ thơng, cịn sai do phương
ngữ, ngắt nghỉ hơi tùy tiện, chưa hiểu nội dung văn bản nên giọng đọc chưa thể
hiện được cảm xúc.
Một số giáo viên đọc mẫu chưa chuẩn, kĩ năng đọc diễn cảm của giáo
viên còn hạn chế.
3. Phương pháp dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5.
Trong thực tế mỗi bài tập đọc gồm có hai phần lớn: tìm hiểu nội dung và
luyện đọc. Hai phần này có thể cùng tiến hành một lúc đan xen vào nhau hoặc
cũng có thể dạy tách hai phần tuỳ theo từng bài mà giáo viên lựa chọn. Dù dạy
theo cách nào thì hai phần này cũng ln có mối quan hệ tương hỗ khăng khít với
nhau. Phần tìm hiểu bài giúp cho học sinh hiểu kĩ nội dung, nghệ thuật của bài, từ
đó các em đọc diễn cảm tốt hơn. Ngược lại, học sinh đọc hay, đọc diễn cảm để thể
hiện tốt nội dung của bài, thể hiện những điều hiểu biết xung quanh bài đọc.
Như vậy, việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm trong dạy Tập đọc rất quan trọng
góp phần giúp học sinh biết cách xác định ngữ điệu từng loại văn bản, làm giầu
vốn kiến thức ngôn ngữ và kiến thức văn học cho học sinh, từ đó góp phần hình
thành ở các em ý thức được cách đọc nhằm diễn tả nội dung một cách tốt nhất.
Để bài dạy đạt kết quả cao, cần quan tâm đến cách tổ chức và lơgíc các
nội dung bài trong giờ học không bị ngắt quãng, gián đoạn. Giáo viên phải lấy
học sinh làm trung tâm. Vai trò của giáo viên trong mỗi tiết học chỉ là người tổ
chức, dẫn dắt học sinh tự tìm ra tri thức. Ngồi ra, để phần tìm hiểu bài tiến
hành được tốt thì cần phải có yếu tố như: cơ sở vật chất đầy đủ, tranh ảnh minh
hoạ cho bài tập phải đẹp, phong phú và cuối cùng là trình độ giáo viên phải đáp
ứng được yêu cầu của môn học. Nếu phối hợp được các yếu tố nói trên sẽ
giúp học sinh hiểu bài nhanh và sâu, hiểu một cách có hệ thống và làm tăng


4


hiệu quả giờ học. Các em hứng thú học, thích học Tiếng Việt, biết yêu cuộc sống
qua từng bài học.
4. Những công việc thực tế đã làm.
Từ những hiểu biết của mình về phân mơn Tập đọc nói chung và rèn kĩ
năng đọc cho học sinh lớp 5 nói riêng, tơi đã suy nghĩ tự đặt ra cho mình phải
nhận thức được tầm quan trọng của phân môn. Đặc biệt quan tâm nhiều đến
việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh với những yêu cầu đề ra. Thực tế, tôi ln
ln tìm tịi nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp, để tìm
ra phương pháp giảng dạy, truyền thụ kiến thức và đặc biệt cách rèn đọc diễn
cảm cho học sinh.
Muốn rèn đọc diễn cảm tốt, trước hết trong các giờ Tập đọc, học sinh phải
nắm được nội dung, phong cách văn bản của bài đọc, mức độ đọc diễn cảm tỉ
lệ thuận với mức độ hiểu bài của học sinh. Qua hệ thống từ ngữ, kiểu câu, bố
cục, thể loại văn bản ... các em cảm thụ sâu sắc văn bản (bài văn, bài thơ) từ
đó giúp các em đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm văn bản nghệ thuật, đọc đúng
ngữ điệu các văn bản có mục đích thơng báo khác. Đọc diễn cảm (đọc hay) là
biết thể hiện kĩ thuật đọc phù hợp với từng bài như: ngắt nhịp đúng câu văn,
câu thơ, thể hiện được nội dung bài đọc bằng sắc thái giọng đọc vui, buồn,
trầm, bổng, gợi cảm, nhẹ nhàng, thiết tha hay mạnh mẽ, dứt khoát, tốc độ
chậm rãi, khoan thai hay dồn dập... Ngoài ra, cần biết thể hiện đúng các kiểu
câu như: câu hỏi, câu kể, câu cảm... Biết phân biệt giọng đọc của các nhân vật,
của người dẫn chuyện trong bài. Học sinh bước đầu làm chủ được giọng đọc
sao cho vừa đúng về ngữ điệu, về tốc độ, cao độ, trường độ và âm sắc; vừa
thể hiện cảm nhận riêng của từng cá nhân nhằm diễn tả đúng nội dung đọc.
5. Phương pháp tiến hành:
Tơi tìm hiểu từng đối tượng học sinh về lực học, về hoàn cảnh gia đình,

đặc biệt là về khả năng đọc, kĩ năng đọc và phân loại học sinh theo 3 đối tượng:
*Đối tượng 1: Học sinh đọc còn lỗi phát âm, tốc độ chậm.
*Đối tượng 2: Học sinh biết đọc rõ ràng, lưu loát.
*Đối tượng 3: Học sinh biết đọc diễn cảm.
Từ việc phân loại đối tượng học sinh, tôi áp dụng biện pháp rèn kĩ năng
đọc cho phù hợp, đồng thời bố trí để các em có thể giúp đỡ lẫn nhau trong rèn đọc.
Công việc tiếp theo, tôi giới thiệu với học sinh về cấu trúc chương trình
phân mơn để các em nắm được các chủ điểm chính trong từng học kỳ và trong
cả năm học. Đặc biệt tôi đã nêu tầm quan trọng, yêu cầu kỹ năng cơ bản về việc
rèn kĩ năng đọc diễn cảm. Hướng dẫn học sinh lưu lại những câu, đoạn văn,
đoạn thơ, bài văn, bài thơ hay trong sổ tay của mình, giao trách nhiệm cho một
số em đọc khá, đọc tốt thường xuyên kèm cặp giúp đỡ những em đọc còn hạn
chế ở mọi bài học, mọi môn học chứ không chỉ dừng lại ở phần đọc theo cặp
đôi hay đọc theo nhóm, đọc phân vai...
5.1. Chuẩn bị:
- Đối với giáo viên: Phải nghiên cứu tài liệu, nắm nội dung bài giảng, đọc
tài liệu tham khảo để soạn bài được chu đáo. Ở mỗi bài tập đọc, giáo viên phải
5


đọc kĩ bài, sau đó suy nghĩ xác định yêu cầu của bài, phân tích nội dung và hình
thức bài đọc để tìm ra cái hay, cái đẹp của tư tưởng tình cảm, của nghệ thuật
ngơn từ để tìm ra cách đọc diễn cảm.
- Đối với học sinh: Phải có sự chuẩn bị bài chu đáo, hồn thành tốt những
cơng việc cơ giáo giao trong phần dặn dị của tiết tập đọc trước như soạn bài,
sưu tầm tranh, ảnh có liên quan đến bài đọc, ...
5.2. Tiến hành:
Khi đã chuẩn bị chu đáo về nội dung, phương pháp của tiết dạy, tôi đã tiến
hành rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh qua từng bài tập đọc.
5.2.1 Rèn kĩ năng đọc của giáo viên.

Vấn đề đọc mẫu của giáo viên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rèn
đọc cho học sinh vì giọng đọc của cơ là trực quan sinh động nhất. Cô đọc mẫu
tốt sẽ giúp cho học sinh cảm nhận được ngay từ đầu cái hay của tác phẩm tạo
nên cảm xúc và hứng thú học tập cho các em. Nhận thức rõ điều đó, tơi thường
xuyên luyện giọng đọc của mình đúng theo chuẩn giọng phổ thông, đọc đi đọc
lại nhiều lần, ghi âm giọng đọc của mình và tự sửa sai. Bên cạnh đó tơi cịn sử
dụng yếu tố phi ngơn ngữ trong q trình tự luyện đọc: đọc trước gương để xem
cử chỉ, nét mặt, sắc thái đã phù hợp với nội dung của văn bản chưa. Tơi ln tìm
hiểu kĩ nội dung văn bản để xác định nội dung từng đoạn, từng bài, từng dạng
văn bản.
5.2.2. Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5.
Để hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, thì trước hết các em phải biết đọc
đúng, đọc lưu loát, đọc hiểu rồi mới đọc diễn cảm.
Biện pháp 1: Rèn kĩ năng đọc đúng.
Để rèn kĩ năng đọc đúng cho học sinh, tôi hướng dẫn học sinh chuẩn bị
bài thật kĩ càng trước khi đến lớp. Yêu cầu các em đọc bài nhiều lần, đúng âm,
đúng vần, đúng giọng điệu, đúng tốc độ.
Trong giờ dạy tôi chú ý khắc phục tình trạng đọc sai những tiếng, từ có
phụ âm đầu hay nhầm lẫn s/x; ch/tr; d/r/gi; … tiếng có ngun âm đơi hay nhầm
lẫn (iê/); tiếng có thanh hỏi/thanh ngã. Những tiếng, những từ này thường là
những từ khó đối với học sinh. Cho nên, trong bước rèn đọc đúng cho học
sinh, tôi cho các em đọc thầm toàn bài để tự phát hiện ra những tiếng, từ mà
học sinh cảm thấy khó có trong bài. Trong thực tế, nhiều khi giáo viên quá
phụ thuộc vào sách hướng dẫn mà ép học sinh phải chỉ ra những từ khó giống
như trong sách nêu ra là khơng nên bởi những từ đó với học sinh có thể chưa
phải là khó. Song từ, tiếng khó đọc mà tự các em phát hiện ra có thể là rất
nhiều. Do vậy, giáo viên cần kết hợp với việc quan sát theo dõi của mình
trong tất cả các giờ học để thấy học sinh lớp mình hay nhầm lẫn ở những cặp
phụ âm nào, vần nào để tập trung rèn cho các em những tiếng khó, từ khó ở
các loại đó.

Ví dụ: Ngay từ khi mới nhận lớp, qua theo dõi trong các tiết học và trong
khi giao tiếp với học sinh tơi thấy các em cịn hay nhầm lẫn khi phát âm:

6


Các lỗi

x/ s

ch/tr

Tiếng có
chứa ngun
âm đơi

Tỷ lệ mắc lỗi

29,6%

44,4%

66,7%

Thanh hỏi/
Thanh ngã
81,5%

Tôi thấy đây không chỉ là những lỗi của các em học sinh khi đọc, khi nói mà
cả nhân dân địa phương nơi đây cũng hay nhầm lẫn như vậy. Do vậy, trong một

giờ học, một tuần học, thậm chí cả một tháng ta cũng không thể sửa ngay cho
các em tất cả các loại lỗi. Những lỗi mà tỷ lệ học sinh mắc ít hơn và cũng dễ sửa
hơn tơi đặt ra cho mình kế hoạch sẽ tiến hành rèn cho các em liên tục trong 8
tuần đầu (Đó là những cặp phụ âm s/x, ch/ tr ). Còn những lỗi khó sửa hơn
(thanh hỏi/ thanh ngã) tỷ lệ học sinh mắc lỗi nhiều hơn, tôi đặt ra cho mình kế
hoạch rèn cho các em liên tục trong 3 tháng nhưng sau đó phải thường xuyên
rèn trong khi nói và khi đọc, khi viết, có như thế mới trở thành thói quen nói
đúng, viết đúng được.
- Cách tiến hành rèn đọc đúng cho học sinh của tôi như sau:
+ Mục đích phần rèn đọc của bài “Một chuyên gia máy xúc” ( TV 5, tập 1,
tr.45) tôi sẽ tập trung rèn học sinh đọc đúng những tiếng có chứa thanh
hỏi/thanh ngã.
+ Sau khi nghe học sinh có khả năng đọc tốt đọc mẫu lần 1, tôi yêu cầu cả lớp
đọc thầm toàn bài (kết hợp với việc dặn học sinh chuẩn bị bài ở nhà) tìm ra
những từ, tiếng khó đọc có trong bài. Sau đó cho học sinh nêu ra, tơi lần lượt ghi
lên bảng theo các dịng riêng biệt.
Ví dụ: học sinh tìm được các từ khó: lỗng, mảng nắng, nét giản dị, dầu mỡ,
mở đầu,… tơi sẽ ghi lên bảng như sau:
+ mảng nắng, mở đầu, nét giản dị, ...
+ loãng, dầu mỡ, ...
Giáo viên đọc mẫu, sau đó cho học sinh khá phát âm, gọi học sinh hay nhầm
lẫn về phụ âm này tập phát âm. Tôi yêu cầu các em phát âm cá nhân để dễ phát
hiện những em phát âm sai để sửa.
Để học sinh có được thói quen phát âm đúng, tơi yêu cầu học sinh phát âm
và đọc theo kiểu đối nhau: m ả n g n ắ n g / l o ã n g ; m ở đ ầ u / d ầ u m ỡ , … .
Đưa ra cách rèn như vậy là tôi muốn cho học sinh có phản ứng nhanh nhậy
để tìm ngay ra được cách đọc đúng những từ có chứa các cặp phụ âm hay nhầm
lẫn. Nếu chỉ rèn như vậy thì cũng chưa đủ mà việc luyện đọc từ khó cần phải
được đặt trong văn cảnh, trong mơi trường ngơn ngữ thì học sinh đọc những từ
đó mới đúng hơn. Bởi nhiều khi đọc riêng từ học sinh, có thể đọc đúng nhưng

khi đặt từ đó vào trong câu văn, đoạn văn thì chưa chắc học sinh đã đọc đúng.
Chính vì thế, sau khi rèn phát âm luyện đọc từ khó có chứa âm khó, tơi lại
phải u cầu học sinh tìm những câu văn, câu thơ thậm chí đoạn văn, đoạn
thơ có chứa từ khó đó cho học sinh đọc vì mục đích của rèn đọc đúng là rèn
phát âm đúng để đọc đúng văn bản.

7


Phát âm chưa chính xác tiếng có chứa thanh hỏi/thanh ngã nó đã trở thành
cố tật khơng chỉ ở học sinh mà cả nhân dân địa phương. Nếu trong một tiết tập
đọc có chủ định rèn cho học sinh phát âm chính xác các từ đó mà khơng thực
hiện kĩ càng như vậy thì khơng thể đạt được cái đích đã đặt ra. Cịn những từ
khó khác ta có thể hướng dẫn các em đọc từ đó theo trình tự: giáo viên hoặc học
sinh khá đọc mẫu sau đó gọi học sinh phát âm chưa đúng đọc lại.
Rèn cho học thói quen đọc đúng những từ có chứa thanh hỏi/thanh ngã và
những phụ âm mà học sinh hay nhầm lẫn là một việc làm khơng đơn giản. Bản
thân một mình phân mơn Tập đọc cũng khó có thể giải quyết được. Do vậy, theo
tôi trong tất cả các giờ học và trong bất kỳ hồn cảnh giao tiếp nào tơi và lực
lượng nịng cốt của tơi gồm số học sinh khơng mắc lỗi sẽ giúp các em sửa ngay.
Có như thế mới giải quyết được vấn đề. Với những cặp phụ âm cịn lại, tơi cũng
tiến hành rèn cho học sinh lần lượt theo từng bước như vậy. Sau 2 tháng, mức
độ sai những từ có phụ âm, dấu thanh hay nhầm lẫn như đã nêu ra ở trên đã
giảm rõ rệt.
Các lỗi
Tỷ lệ mắc lỗi

x/ s
7,4%


ch/tr
3,7 %

Tiếng có chứa
nguyên âm đôi

Thanh ngã/
Thanh ngã

3,7 %

7,4%

Trong giờ tập đọc, tôi hướng dẫn học sinh đọc đúng những tiếng có vần
khó, những tiếng có dấu thanh học sinh hay nhầm lẫn, hướng dẫn học sinh biết
đọc ngắt theo cụm từ, đọc đúng các kiểu câu.
Đối với những học sinh còn đọc sai, phát âm chưa đúng thì tơi sửa sai cho
các em bằng cách đọc mẫu (Giáo viên hoặc học sinh đọc tốt) cho học sinh nghe,
khi cần thiết có thể phân tích cách đọc. Yêu cầu học sinh luyện đọc lại nhiều lần,
chú ý theo dõi, đọc thầm khi cô và các bạn đọc bài.
Thường xuyên kiểm tra sự tiến bộ của các em để động viên khuyến khích
kịp thời.
Biện pháp 2: Rèn kĩ năng đọc lưu loát.
Đối với những bài văn xuôi, tôi hướng dẫn học sinh ngắt hơi ở dấu phẩy,
nghỉ hơi dấu chấm. Ở các câu dài có cấu trúc ngữ pháp phức tạp, tôi giúp các
em nắm được quan hệ ngữ pháp giữa các từ để các em có cách diễn đạt phù hợp.
Như chúng ta đã biết, chữ Tiếng Việt của chúng ta viết rời ra từng âm tiết
chứ không phải viết liền từng từ như chữ một số nước khác (Anh, Nga, Pháp..)
nhưng khi đọc ta lại không đọc rời rạc từng âm tiết một mà phải đọc theo từng
cụm từ.

Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh đọc câu: “Trong vườn, lắc lư những chùm
quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề
treo lơ lửng.”
Nếu tính về mặt âm tiết thì câu văn trên có 24 âm tiết, 19 từ, 7 cụm từ. Khi
học sinh tập đọc không để các em đọc rời rạc từng âm tiết như kiểu đọc nhát
gừng. Nếu để học sinh đọc theo từng từ thì vẫn chưa diễn đạt được ý của câu

8


văn nên tôi phải hướng dẫn học sinh đọc theo cụm từ. “Trong vườn,/ lắc lư /
những chùm quả xoan / vàng lịm/ không trông thấy cuống, / như những chuỗi
tràng hạt bồ đề /treo lơ lửng.”
Cách hướng dẫn học sinh đọc theo cụm từ của tôi như sau: Tôi viết câu văn
đó ra bảng phụ (đã chuẩn bị từ trước). Tôi đọc mẫu theo cách nghỉ như trên sao
cho thật chuẩn. Sau đó tơi cho học sinh phát hiện những chỗ ngắt nghỉ của cô,
nếu đúng tôi sẽ dùng phấn màu gạch chéo sau những từ cần ngắt. Nếu học sinh
chưa phát hiện ra tơi có thể đọc mẫu lần thứ 2 những câu đó để học sinh có thể
nhận ra. Đồng thời tôi luôn củng cố kỹ năng đọc khi gặp dấu chấm (phải nghỉ
hơi), gặp dấu phẩy phải ngắt hơi. Khi đã nhận ra cách ngắt nghỉ sau cụm từ, sau
dấu phẩy, sau dấu chấm tôi gọi một số học sinh khá đọc, sau đó mới gọi những
em đọc cịn ngắc ngứ lên đọc. Có thể là một lần, cũng có thể là hai lần và tiến
hành trong một thời gian. Hiện tượng đọc ngắc ngứ ở các em sẽ khơng cịn xảy
ra nữa.
Nhưng lưu ý khi cịn những em đọc ê a ngắc ngứ thì phải sửa một cách triệt
để, có thể phải hướng dẫn từng cụm từ; giáo viên hoặc học sinh khá đọc mẫu
cụm từ thứ nhất sau đó cho học sinh đọc lại cụm từ đó rồi mới chuyển sang cụm
từ khác và cũng theo trình tự đúng như vậy, cuối cùng cho học sinh đọc lại cả
đoạn văn đó.
Khi học sinh đọc những câu văn dài, học sinh đã biết ngắt hơi sau cụm

nhưng ngắt hơi trong thời gian bao lâu thì cũng là điều cần phải hướng dẫn các
em. Thông thường, tôi hướng dẫn các em ngắt hơi sau cụm từ bằng thời gian
ngắt nghỉ khi gặp dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy và đương nhiên thời gian đó
phải ít hơn thời gian nghỉ khi đọc gặp dấu chấm. Tránh tình trạng học sinh ngắt
nghỉ quá lâu làm cho người nghe cảm thấy rời rạc.
Ví dụ: Trong bài “Một chuyên gia máy xúc” (Tiếng Việt 5- tập 1) tôi
hướng dẫn học sinh đọc câu:
Ánh nắng ban mai nhạt loãng/rải trên vùng đất đỏ cơng trường/ tạo nên
một hịa sắc êm dịu.
Khi dạy học sinh đọc thơ, tôi hướng dẫn các em ngắt nhịp ở sau sau dấu
phẩy, cuối dòng thơ, nghỉ ở sau dấu chấm và nghỉ lâu hơn khi đọc hết một khổ
thơ, ngắt nhịp cho phù hợp với ý thơ.
Ví dụ: Khi dạy bài "Hành trình của bầy ong "(Tiếng Việt 5- tập 1), tôi
hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng và ngắt nhịp khổ thơ như sau:
Chắt trong vị ngọt / mùi hương
Lặng thầm thay / những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất / đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày.
Ví dụ: Trong bài "Cao Bằng", cần hướng dẫn học sinh đọc chú ý ngắt giọng,
nhấn giọng tự nhiên giữa các dòng thơ.

9


Cao Bằng rõ thật cao!
Rồi dần / bằng bằng xuống
Đầu tiên là mận ngọt
Đón mơi ta dịu dàng.

Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành / như hạt gạo
Bà hiền / như suối trong.
Do vậy, tơi muốn nói khi hướng dẫn học sinh ngắt nhịp thơ thì giáo viên cần
phải cho học sinh nhận biết bài thơ đó được viết ở thể thơ nào? Cách ngắt nhịp
chung của toàn bài ra sao? Song cũng cần phải phát hiện những câu, những đoạn
có cách ngắt nhịp khác biệt trong bài để hướng dẫn học sinh. Thực chất ngắt
nhịp thơ cũng được dựa trên cơ sở ngắt nhịp theo cụm từ. Do vậy, ngắt nhịp thơ
không đúng câu thơ sẽ trở nên tối nghĩa, mất hết ý vị còn đâu có thể cảm nhận
được nội dung của bài.
Khi đọc văn bản văn xuôi cũng cần chú ý tới ngắt giọng. Đọc bài Mùa thảo
quả (TV5, tập 1), chú ý nghỉ hơi ngắn ở những câu ngắn (Gió thơm. Cây cỏ
thơm. Đất trời thơm.) nhằm thể hiện nhịp thở của người đang hít vào để cảm
nhận mùi thơm của thảo quả lan trong không gian.
Không chỉ quan tâm đến việc ngắt giọng trong khi đọc mà còn thể hiện nhịp
độ đọc. Đọc nhanh hay chậm, vừa phải là do nội dung bài văn, bài thơ quyết
định. Trong một bài có thể đọc nhanh, chậm, vừa phải tuỳ thuộc theo nội dung
từng đoạn như khi dạy bài: “Kì diệu rừng xanh”(TV5- tập 1). Cần hướng dẫn
học sinh đọc giọng khoan thai, thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ cảnh vật
ở đoạn 1; đọc nhanh hơn ở những câu miêu tả hình ảnh thoắt ẩn, thoắt hiện của
muông thú ở đoạn 2; đọc thong thả ở những câu cuối miêu tả vẻ thơ mộng của
cánh rừng trong sắc vàng mênh mông ở đoạn 3. Học sinh phải biết thay đổi tốc
độ đọc như vậy tức là đã cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng xanh. Với câu
văn dài, tốc độ đọc giãn ra, làm cho người đọc, người nghe có thời gian suy
nghĩ: “Cô bé ngây thơ tin vào truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con
sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Nhưng Xa- da- cô chết khi
em mới gấp được 644 con” (Những con sếu bằng giấy- TV5- tập1).
Khi gặp những câu văn có dấu chấm lửng cần hướng dẫn học sinh nghỉ
hơi dài: “ Để có một ngơi làng như mọi ngơi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ,

có trường học, có nghĩa trang... /” (Lập làng giữ biển - TV5, tập 2).
Làm tốt khâu rèn đọc đúng tức là ta đã tạo ra cơ sở ban đầu để giúp học sinh
hiểu đúng nội dung bài tập đọc và như vậy mới có thể hướng dẫn học sinh đọc
diễm cảm được.
Biện pháp 3: Rèn kĩ năng đọc hiểu.
Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng đọc diễn cảm của học
sinh là học sinh phải hiểu được nội dung văn bản. Rèn kĩ năng đọc hiểu thường

10


được tiến hành ở bước tìm hiểu bài trong giờ tập đọc. Tơi u cầu học sinh đọc
thầm có định hướng tức là đọc để trả lời câu hỏi, tìm ý, tìm nội dung của đoạn,
của bài. Từ đó học sinh nắm được nội dung văn bản, biết cách thể hiện những
sắc thái tình cảm khi đọc đoạn văn, đoạn thơ đó. Đồng thời qua đọc thầm các em
được rèn kỹ năng đọc đúng và điều chỉnh tốc độ đọc.
a. Bám sát yêu cầu của bài tập đọc
Yêu cầu của bài tập đọc phải được xác định từ khi soạn bài ở nhà.
VD: Trong bài “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà” cần hướng dẫn học
sinh đọc trơi chảy, lưu lốt bài thơ, đúng nhịp của thể thơ tự do. Biết đọc diễn
cảm bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi nghe tiếng đàn trong đêm
trăng, ngắm sự kì vĩ của cơng trình thuỷ điện sơng Đà, mơ tưởng về một tương
lai tốt đẹp khi cơng trình hồn thành.
+ Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi vẻ kì vĩ của cơng trình, sức mạnh của những
người đang chinh phục dịng sơng và sự gắn bó, hồ quyện giữa con người với
thiên nhiên.
+ Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên, trân trọng những người đã chinh phục
được thiên nhiên.
- Bám sát yêu cầu của bài tập đọc, trong 3 yêu cầu ấy phải được toát ra từ bản
thân bài tập đọc và giáo viên phải vận dụng vào thực tế lớp mình giảng dạy thì

việc bám sát yêu cầu của bài tập đọc mới thực sự hiệu quả.
b. Giảng từ và khai thác nghệ thuật.
- Giảng từ: trong bài tập đọc thường có nhiều từ. Vậy ta cần phải giảng
những từ nào? Qua kinh nghiệm về giảng dạy phân mơn Tập đọc tơi thấy có thể
chia những từ để giảng làm 3 loại: loại từ khó, loại từ gắn với chủ đề đang học
và loại từ chìa khố (từ trung tâm). Làm tốt khâu rèn đọc đúng tức là ta đã tạo ra
cơ sở ban đầu để giúp học sinh hiểu đúng nội dung bài tập đọc và như vậy mới
có thể hướng dẫn học sinh đọc diễm cảm được. Từ khó có thể là từ địa phương
được tác giả đưa vào bài, là loại từ Hán Việt, là danh từ riêng. Loại từ này
thường có trong phần chú giải cho nên sau khi đọc mẫu xong tôi cho học sinh
đọc phần chú giải để học sinh hiểu ngay được những từ này khi bắt đầu tiếp xúc
với bài tập đọc. Từ chủ đề: Trong mỗi chủ đề tập đọc có một số từ ngữ mà giáo
viên cần lưu ý bởi đó là những từ làm tốt lên chủ đề. Từ chủ đề cũng có khi là
từ khó. Giáo viên có thể kết hợp giảng các từ chủ đề với các từ khó hoặc với các
từ trung tâm trong quá trình khai thác. Từ trung tâm: Đây là những từ có sức
nặng, giáo viên cần khai thác để làm toát lên nội dung bài học.
Ta chia những từ cần giảng làm 3 loại như vậy để dễ phân biệt cịn trong
thực tế nhiều khi từ khó cũng là từ chủ đề hoặc từ trung tâm.
Vậy khi giảng từ ta có thể dùng những phương pháp nào? Những phương
pháp phổ biến là phương pháp trực quan, liên hệ, so sánh, phương pháp định
nghĩa, giảng giải.

11


Khi dùng phương pháp trực quan, tôi áp dụng bằng nhiều hình thức: Trực
quan bằng giọng nói, giọng đọc, nét mặt, ánh mắt, dáng điệu, động tác, hình
mẫu, tranh ảnh vật thực.
VD: Trong bài “Người ăn xin”, khi giảng về từ nhìn chằm chằm tơi có
thể dùng ánh mắt của mình nhìn một cách chăm chú, lâu khơng chớp mắt và có

ý dị hỏi?
Trong bài tập đọc khác tơi có thể dùng môi để giảng từ mấp máy, dùng
cách đi để giảng từ rón rén, dùng tư thế để giảng từ lom khom, dùng giọng nói
để giảng từ sang sảng, oang oang, dùng chỉ màu để giảng từ sặc sỡ, dùng hình
mẫu để giảng từ nhà sàn, nhà trệt.
Phương pháp trực quan là phương pháp rất tốt để học sinh có thể hiểu và
nhớ lâu nghĩa của từ nhưng phương pháp này chỉ dùng để giảng từ cụ thể. Khi
gặp những từ trừu tượng như sắc lệnh, tổng tuyển cử, hữu nghị, khiêm tốn thì rất
khó dùng phương pháp này. Do vậy, ngồi phương pháp này tơi cịn sử dụng
nhiều phương pháp khác.
Phương pháp định nghĩa, giảng giải.
Ở lớp 5 nhận thức lý tính tổng quát của học sinh đã phát triển nên trong
khi giảng từ cho học sinh hiểu tôi vẫn thường dùng phương pháp định nghĩa hay
giảng giải xen lẫn các phương pháp khác.
Ví dụ: Khi giảng từ quyến rũ tơi dùng phương pháp giảng giải:
Quyến rũ có nghĩa là có một sức lơi cuốn mạnh mẽ làm cho quyến luyến
không muốn rời xa.
- Mãnh liệt, day dứt ý nói thơi thúc, day dứt, dai dẳng và mạnh mẽ. Khi
giảng giải về từ truyền thống tôi dùng phương pháp định nghĩa. Truyền thống là
những phẩm chất tốt đẹp được giữ gìn, phát triển và truyền từ đời này sang đời
khác.
Ví dụ: Dân tộc ta có truyền thống u nước nồng nàn.
Phương pháp so sánh:
Khi giảng về từ lạnh tê tái, tôi nêu lên một loạt các khái niệm lạnh lẽo,
lạnh buốt, lạnh giá để học sinh thấy được lạn tê tái ở mức độ cao hơn. Mặt khác,
tôi cho học sinh tìm từ trái nghĩa với từ lạnh tê tái là nóng hầm hập để học sinh
càng hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từ này.
Khai thác nghệ thuật:
Theo tôi bài tập đọc là một thể thống nhất giữa hai mặt nội dung và nghệ
thuật, do vậy, tôi nghĩ chúng ta phải thông qua việc khai thác nghệ thuật để làm

tốt lên nội dung tư tưởng. Tơi thấy trong khi dạy tập đọc vốn kiến thức văn học
mà học sinh tích luỹ được chưa nhiều.
“Khai thác nghệ thuật của một bài tập đọc là khai thác những gì?”
Theo tôi tuỳ từng bài mà chúng ta phải xem bài tập đọc ấy có những nét
gì nổi bật về nghệ thuật cần khai thác.

12


Ví dụ : Trong bài Đất nước, cần giúp học sinh hiểu tác giả đã sử dụng
biện pháp nhân hoá (Trời thu thay áo mới- Trong biếc nói cười thiết tha), lặp từ
ngữ (đây, của chúng ta), liệt kê các hình ảnh (Những cánh đồng thơm mátNhững ngả đường bát ngát- Những dịng sơng đỏ nặng phù sa)... nhằm tả vẻ
đẹp của mùa thu thắng lợi, đồng thời thể hiện niềm tự hào về đất nước tự do.
Hoặc trong bài Mùa thảo quả tôi tập trung khai thác điệp từ thơm và việc
sử dụng một loạt câu văn ngắn xen lẫn với câu văn dài để làm nổi bật mùi thơm
đặc biệt của thảo quả.
Ví dụ: Gió tây lướt thướt bay, qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải
theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào các thơn xóm
Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về,
hương thơm đậm, ủ ấp trong từng nếp áo nếp khăn.
Tuy nhiên vẫn phải kết hợp xen kẽ các hình thức nghệ thuật khác nhau
như: Khai thác nghệ thuật dùng từ, khai thác nghệ thuật viết câu văn, khai thác
nghệ thuật xây dựng bố cục bài văn… Có như thế, phần khai thác nội dung bài
mới đầy đủ. Song, nói như vậy cũng chưa thật đầy đủ nếu ta không nhắc đến
biện pháp khai thác biện pháp nghệ thuật tu từ. Qua thực tế nhiều năm giảng
dạy tôi thấy các biện pháp tu từ ở tiểu học cần tập trung khai thác là: Biện pháp
so sánh, điệp từ, nhân hoá….nếu khai thác tốt các biện pháp tu từ này thì giúp
ích rất nhiều trong việc hướng dẫn học sinh cảm thụ bài văn.
Ví dụ: Trong bài Cửa sơng, tơi giúp học sinh hiểu phép nhân hoá trong
khổ thơ cuối (giáp mặt, chẳng dứt, nhớ) giúp tác giả nói được "tấm lịng" của

cửa sơng khơng qn cội nguồn, đồng thời nói lên tình cảm thuỷ chung của con
người Việt Nam.
c. Giảng ý và liên hệ thực tế
* Giảng ý: Qua kinh nghiệm giảng dạy tôi khẳng định một điều: giảng từ
và giảng ý thường phải gắn chặt với nhau. Ta phải giảng từ, khai thác hình ảnh
để làm tốt lên ý của bài hay nói cách khác ta phải khai thác nghệ thuật để làm
tốt lên nội dung.
Ví dụ: Trong bài “ Hạt gạo làng ta” tác giả có viết:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sơng Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi hơm nay.
Hỏi: Trong khổ thơ trên tác giả nêu lên hạt gạo quê thơm ngon là nhờ
đâu? (câu hỏi về nội dung) ( nhờ có vị phù sa, có hương sen thơm, có lời mẹ
hát)
Hỏi: Trong khổ thơ đó từ nào được lặp lại nhiều lần? Lặp lại nhưvậy để
nhằm mục đích gì?( Từ có được lặp lại nhiều lần, để nhấn mạnh hương vị thơm
ngon của hạt gạo quê hương)
13


Ví dụ: Cho học sinh đọc khổ thơ thứ 3 của bài “Hạt gạo làng ta”
“Hạt gạo làng ta … mẹ em xuống cấy”
Hỏi: Hạt gạo làng ta cịn có gì đáng nhớ?
(Có bão tháng 7, có mưa tháng 3khó khăn do thiên nhiên gây ra).
Có giọt mồ hơi của mẹ rơi trong những ngày nắng nóng cơng sức vất vả
của mẹ đây là câu hỏi về nội dung.

Tác giả dùng hình ảnh gì để diễn tả nỗi vất vả khó nhọc của người mẹ?
đây là câu hỏi về nghệ thuật.
( Đó là: Cua ngoi lên bờ – mẹ em xuống cấy). Sự đối lập giữa hoạt động
của con cua với hoạt động của mẹ được rõ thêm qua cặp từ trái nghĩa lên –
xuống để càng giúp ta thấy rõ nỗi vất vả gian truân của mẹ cùng các bác xã viên
khi làm ra hạt gạo.
Ví dụ: Cho học sinh đọc khổ thơ cuối, hỏi câu cuối “ Hạt vàng làng ta” ý
nói gì?
Câu hỏi nặng về giảng ý để tốt lên nội dung bài.
(Hạt gạo rất q vì được làm ra bởi công sức của biết bao người với bao
thử thách gay go quyết liệt. Hạt gạo xứng đáng được ví như hạt vàng.)
Tóm lại trong q trình giảng dạy những câu hỏi giảng ý thường gắn với
những câu hỏi giảng từ và câu hỏi khai thác hình ảnh thành một hệ thống câu
hỏi dẫn dắt học sinh thâm nhập vào nội dung của bài để cảm nhận được cái hay,
cái đẹp của bài văn. Từ đó học trị mới có cảm xúc thực sự và mới đọc hay bài
tập đọc được.
* Liên hệ thực tế.
Các bài tập đọc cung cấp cho học sinh những kiến thức phong phú về
cuộc sống muôn màu muôn vẻ của nhân dân ta. Những kiến thức đó muốn được
cụ thể, sinh động thì tuỳ từng bài mà giáo viên cần có sự liên hệ với thực tế cho
phù hợp
Ví dụ: Trong bài tập đọc “Hạt gạo làng ta” có thể học sinh liên hệ nêu ra
những khó khăn mà cha mẹ và các bác xã viên phải trải qua để làm ra hạt gạo
(Khó khăn do thời tiết, khó khăn do sâu bệnh gây ra, chứ khơng cịn khó khăn
do bom đạn kẻ thù nữa).
Qua đó mà ta giáo dục cho học sinh tình cảm trân trọng, nâng niu từng hạt
lúa và cũng muốn đóng góp cơng sức nhỏ bé của mình để làm ra hạt lúa.
Rõ ràng chỉ sau khi giáo viên đã giảng thật kĩ nội dung bài, học sinh hiểu
đợc bài, thâm nhập vào nội dung của bài thì lúc đó các em mới có thể truyền tải
tới người nghe những ý nghĩ, tình cảm của tác giả (Tức là lúc đó các em mới

đọc diễn cảm được).
Phần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm được tiến hành ngay sau khi tìm
hiểu nội dung của tồn bài.
+ Cách tiến hành hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm:

14


Tôi chép từng đoạn thơ lên bảng phụ. Sau khi hỏi học sinh về nội dung
của từng đoạn, tôi hỏi về cách đọc hay của từng đoạn sau đó cho học sinh khá
hoặc cô giáo đọc mẫu để thể hiện cách đọc hay của từng đoạn đó; cho học sinh
khác phát hiện ra những điểm nhấn, giáo viên gạch chân những từ cần nhấn và
gọi học sinh khác luyện đọc lại.
Nghệ thuật đọc diễn cảm thể hiện ở việc nhấn giọng, cao giọng hay hạ
giọng trong một bài, một đoạn, bài không phải đọc với giọng đều đều như nhau
mà có từ ngữ đọc nhấn giọng hơn. Việc nhấn gọng hay hạ giọng phải đúng,
chính xác, nhằm vào những từ mấu chốt, những từ có ý nổi bật, bộc lộ rõ nội
dung câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ, bài văn, bài thơ.
Cái gốc để giúp cho học sinh có thể đọc diễn cảm tốt là phải giúp học sinh
cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc. Cách thức giúp học sinh cảm thụ tốt nội dung
bài tập đọc chính là các bước tiến hành mà tơi đã nêu ra ở trên. Song, học sinh
có thể đọc diễn cảm tốt hơn nếu như học sinh được nghe cô giáo mình đọc hay,
đọc tốt. Cách đọc của cơ chính là một thứ phương tiện trực quan có hiệu quả
nhất góp phần minh chứng cho những gì mà cơ và trị cùng thống nhất ở trên. Để
rèn cho mình khả năng đọc diễn cảm tôi thường soạn bài thật kỹ (bài soạn của
tôi dựa trên những gợi ý của sách giáo viên song cũng phải căn cứ vào tình hình
thực tế của lớp mình về trình độ nhận thức cũng như khả năng đọc của học sinh
để có một bài soạn phù hợp nhất, cân đối nhất giữa hai phần rèn đọc và cảm
thụ). Xem lại toàn bộ nội dung bài soạn trước khi lên lớp để nắm chắc nội dung
bài, thẩm thấu toàn bộ nội dung của bài và nắm được suy nghĩ, tình cảm của tác

giả được gửi gắm trong bài văn và đặt mình vào hồn cảnh của tác giả để nhằm
truyền tới người nghe hiểu biết của mình và tình cảm của tác giả. Với các bước
tiến hành rèn luyện như vậy cùng với sự kiên trì tập luyện mà mỗi lần tôi đọc
mẫu đã thực sự cuốn hút các em chú ý vào nội dung của bài.
Trước những việc làm nêu trên, ngoài ra trong giờ tập đọc, tôi thường
xuyên quan tâm đến những em rụt rè, nhút nhát, kịp thời khuyến khích động
viên để các em có hứng thú đọc tốt hơn. Đối với những em đọc nhỏ, chậm,
ngoài việc hướng dẫn chung đọc diễn cảm cho cả lớp, tơi đã có kế hoạch bồi
dưỡng ngay từ đầu như: thường xuyên uốn nắn việc phát âm tiếng có vần khó,
hướng dẫn đọc dứt khốt từng từ, từng ngữ. Với những câu văn dài tôi cho học
sinh này dùng bút chì vạch sẵn những chỗ ngắt nhịp vào sách giáo khoa, giúp
các em ngắt nhịp đúng chỗ, cứ như vậy uốn nắn dần để các em đọc tốt dần lên.
Đặc biệt trong giờ Tập đọc, tôi ln tạo cho lớp học một khơng khí thoải mái để
các em phấn khởi học tập. Trong việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh tôi
không sử dụng sự gò ép, áp đặt, mà thường xuyên sử dụng phương pháp gợi mở
để phát huy tính chủ động, tích cực và sự sáng tạo ở mỗi học sinh, từ đó các em
có điều kiện để thể hiện mình.
Biện pháp 4: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm
Để rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh đạt hiệu quả, trước hết tôi
hướng dẫn học sinh xác định giọng đọc của từng đoạn, từng bài. Mỗi mỗi văn
bản nghệ thuật có một cách đọc riêng: các văn bản nghệ thuật các em đọc với

15


giọng phù hợp với nội dung, ý nghĩa của từng văn cảnh trong văn bản đó; văn
bản phi nghệ thuật cần đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khốt.
Ví dụ: “Một vụ đắm tàu” - Tiếng Việt 5- Tập 2.
Nếu chỉ đọc với giọng đều đều lưu lốt, thì học sinh nghe và khơng thấy
được tình cảm hết sức sâu sắc của Giu-li-ét-ta và Ma-ri-ô, học sinh cũng không

thấy hết được sự tàn phá khủng khiếp của một cơn bão biển…
Đoạn 1: đọc với giọng thong thả, tâm tình.
Đoạn 2: đọc nhanh hơn, căng thẳng ở những câu kể, câu tả: “Một con
sóng lớn ập tới, Ma-ri-ơ bị thương, Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại …”
Đoạn 3: đọc gấp gáp căng thẳng hơn để miêu tả một cơn bão biển dữ dội,
khủng khiếp, lắng xuống ở câu: “ Hai tiếng đồng hồ trơi qua … Con tàu chìm
dần … ”.
Đoạn 4: đọc với giọng hồi hộp.
Đoạn 5: Lời Ma-ri-ô hét to, giục giã thốt lên từ đáy lòng: “ Giu-li-ét-ta,
xuống đi! bạn còn bố mẹ …” hai câu kết đọc với giọng trầm lắng, bi tráng: Lời
Giu-li-ét-ta vĩnh biệt bạn nức nở, nghẹn ngào.
Trong quá trình rèn đọc diễn cảm, rèn cho các em biết ngắt giọng và nhấn
giọng những từ cần thiết, nhất là những bài thơ hay câu hỏi, câu cảm, câu cầu
khiến thể hiện được cảm xúc của mình khi đọc để người nghe cảm thụ được cái
hay cái đẹp của văn, thơ.
Ví dụ: Khi dạy bài: “ Đất nước ” Tiếng Việt lớp 5 tập 2.
Để thể hiện được niềm tự hào, hạnh phúc về đất nước giờ đây đã được tự
do, đã thuộc về chúng ta, tôi hướng dẫn học sinh cần nhấn giọng ở những từ ngữ
được lặp lại “đây”, “của chúng ta’’ và nhấn giọng những từ ngữ gợi tả “thơm
mát”, “bát ngát” “đỏ nặng”
“ Trời xanh đây / là của chúng ta
Núi rừng đây / là của chúng ta
Những cánh đồng / thơm mát
Những ngả đường / bát ngát
Những dịng sơng /đỏ nặng phù sa.” …
Khi học sinh đã nắm được cách ngắt nghỉ đúng, xác định được các từ
ngữ cần nhấn giọng, tôi hướng dẫn học sinh thể hiện sắc thái giọng đọc phù hợp
với từng đoạn, từng bài, từng nhân vật, từng văn bản.
Bên cạnh đó, tơi thường xun ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động dạy học để mang lại hiệu quả cao nhất. Ln động viên, khích lệ những

em có kĩ năng đọc diễn cảm tốt để các em ngày càng đọc tốt hơn. Động viên
các em chép những câu văn, câu thơ, bài văn, bài thơ hay vào sổ tay của mình;

16


khuyến khích các em nói, đọc trước đám đơng. Tổ chức cho các em thi kể
chuyện, đọc diễn cảm trong lớp vào những giờ ngoại khố.
Để tạo khơng khí sinh động trong các giờ học tôi thường tổ chức cho học
sinh thi đọc diễn cảm trước lớp. Những hoạt động này tuy chỉ tiến hành trong
khoảng thời gian từ 3- 4 phút nhưng rất hấp dẫn đối với học sinh và mang lại kết
quả tốt cho bài dạy.

Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp
6. Kết quả:
Qua quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng biện pháp trên cho học sinh lớp
tôi đang dạy. Và kết quả khảo sát từng giai đoạn như sau:
Giai
đoạn
Đầu
năm
Cuối
học kì 1
Cuối
năm học

Học sinh đọc
cịn lỗi phát âm,

tốc độ chậm

số
(HS) SL(HS) TL(%)

Học sinh đọc rõ
ràng, lưu lốt

Học sinh đọc diễn
cảm

SL(HS)

TL(%)

SL(HS)

TL(%)

27

9

33,3

15

55,6

3

11,1


27

5

18,5

10

37,1

12

44,4

27

0

0

9

33,3

18

66,7

Đạt được kết quả như trên, tơi rất phấn khởi vì thấy trong giờ Tập đọc,

học sinh không những đã say mê học tập, lớp học rất sôi nổi mà kĩ năng đọc
diễn cảm của học sinh đã được nâng lên rõ rệt qua từng giai đoạn khảo sát. Đặc
biệt tỉ lệ học sinh có kĩ năng đọc diễn cảm đã được nâng cao. Đa số học sinh

17


trong lớp tự tin khi đọc bài và khi giao tiếp, học sinh tham gia thi các kì thi do
nhà trường tổ chức đạt kết quả cao.

Học sinh tham gia các hội thi cấp trường
Kết quả trên đã đánh dấu sự thành cơng của tơi trong q trình giảng dạy để
nghiên cứu, tìm tịi ra những biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh của mình.
III. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
Để đạt được hiệu quả như trên, tôi đã làm tốt các việc sau:
- Phân loại đối tượng học sinh theo các mức độ đọc.
- Giáo viên nắm chắc nội dung, yêu cầu cần đạt của bài học.
- Vận dụng các phương pháp phù hợp với từng bài dạy, bài học.
Nếu làm tốt những việc làm này thì hiệu quả không dừng lại ở việc học
sinh sẽ đọc diễn cảm tốt mà các em cịn có khả năng học giỏi văn học ở các lớp
trên. Như vậy, vai trị của người thầy vơ cùng quan trọng. Bởi thầy là người
hướng dẫn các em cách đọc đúng, đọc hay. Vì vậy thầy phải hướng dẫn thật
cụ thể chu đáo từng từ, từng ngữ ... với từng đối tượng học sinh. Đặc biệt là đọc
mẫu bởi thầy có tác động rất lớn trong việc đọc diễn cảm của trò; đòi hỏi thầy
phải là người có tâm thực sự, quan tâm đến trị, nhiệt tình trong phương pháp
soạn giảng, khơng ngừng học tập để nâng cao trình độ nhận thức bản thân, trau
dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm, kiên trì luyện cho mình kỹ năng đọc tốt để
nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học, đặc biệt là phân môn Tập đọc.


18


Tập đọc là một phân mơn khơng khó nhưng cũng khơng dễ dạy. Cái khó đó
do chủ quan người dạy và cũng do khách quan của bộ môn tạo nên. Phía chủ
quan người dạy phải có kiến thức rộng về ngữ văn, phải có trình độ nhất định về
tư tưởng, tình cảm và phải nắm chắc phương pháp bộ mơn. Phía khách quan,
Tập đọc là một phân mơn khó dạy vì tính chất phong phú của nó. Nếu chỉ chú ý
tính khoa học của bài như phân tích ngữ âm, câu, từ thì bài dạy sẽ khơ khan.
Nếu khai thác tính nghệ thuật mà khơng dựa cơ sở ngơn ngữ thì cũng dễ tràn
lan. Do vậy, muốn dạy tốt phân môn tập đọc chúng ta cần phải không ngừng học
tập để nâng cao trình độ nhận thức của bản thân, nắm vững phương pháp giảng
dạy bộ mơn, kiên trì luyện cho mình kỹ năng đọc tốt cùng với tâm huyết của
mình dành cho nghề tơi nghĩ chúng ta sẽ có những giờ dạy thành công.
2. Những vấn đề cần đề xuất:
Để có kết quả rèn đọc diễn cảm cho học sinh cao hơn, tôi mạn phép đề
xuất một vài ý kiến với các cấp chỉ đạo như sau:
- Thường xuyên dự giờ của giáo viên để nắm vững phương pháp giảng
dạy, từ đó khắc phục kịp thời những tồn tại để thống nhất phương pháp giảng
dạy đặc biệt là việc rèn đọc diễn cảm.
- Khơi dậy phong trào thi ngâm thơ, kể chuyện, đọc diễn cảm cho học
sinh, giáo viên trong khối, trong trường.
- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ở các
môn học nhất là phân mơn Tập đọc. Có đầy đủ đồ dùng dạy học cho giáo viên
nhất là đồ dùng dạy phân môn Tập đọc.
- Đề nghị cấp phòng sau khi chấm sáng kiến kinh nghiệm nên phổ biến
những kinh nghiệm giảng dạy có chất lượng để giáo viên học tập kinh nghiệm
giảng dạy của đồng nghiệp.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc rèn đọc diễn cảm
cho học sinh lớp 5 trong giờ Tập đọc. Rất mong được sự góp ý của Hội đồng

khoa học ngành cũng như đồng nghiệp để SKKN hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thọ Xuân, Ngày 27 tháng 5 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.
Người viết SKKN

19


20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu
1.

Nội dung và chương trình Tiếng việt 5.

2.

Sách giáo khoa Tiếng việt 5.

3. Tài liệu phổ biến SKKN.
4.


Bồi dưỡng Tiếng việt lớp 5.

5.

Để học tốt Tiếng việt 5.

6. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 2003 -2007

21


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỌ XUÂN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
RÈN KỸ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 5

Người thực hiện: Đỗ Thị Thủy
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác: Trường Tiểu học Xn Hịa
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Tiếng Việt

THANH HỐ NĂM 2021
22




×