Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Học tập kinh nghiệm trong sản xuất xà lách tại trang trại toyohiro endo, làng nông nghiệp kawakami, tỉnh nagano, nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.12 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

NGUYỄN HỒNG TÙNG
Tên đề tài:
”HỌC TẬP KINH NGHIỆM TRONG SẢN XUẤT XÀ LÁCH TẠI
TRANG TRẠI TOYOHIRO ENDO, LÀNG NÔNG NGHIỆP
KAWAKAMI, TỈNH NAGANO, NHẬT BẢN.”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Đại học chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016-2020

THÁI NGUYÊN – 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

NGUYỄN HỒNG TÙNG
Tên đề tài:
” HỌC TẬP KINH NGHIỆM TRONG SẢN XUẤT XÀ LÁCH TẠI
TRANG TRẠI TOYOHIRO ENDO, LÀNG NÔNG NGHIỆP
KAWAKAMI, TỈNH NAGANO, NHẬT BẢN.”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Đại học chính quy

Ngành

: Khoa học cây trồng

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2016-2020

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thúy Hà
Khoa Nông Học – Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

THÁI NGUYÊN – 2020



i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ,
chính vì vậy em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người. Trước
tiên em xin cảm ơn ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
và các quý thầy cô Khoa Nông Học, các giảng viên, cán bộ Trung tâm đào tạo
và phát triển Quốc tế ITC, các tập thể, cá nhân, bạn bè đã tận tình giúp đỡ em
trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu.
Em xin trân trọng cảm ơn cô giáo: PGS.TS Nguyễn Thúy Hà giảng
viên Khoa Nông Học, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, gia đình
Toyohiro Endo, làng Kawakami, tỉnh Nagono Nhật Bản đã tạo mọi điều kiện
giúp đỡ, hướng dẫn em có hồn thành được đề tài thực tập này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình và bạn bè, đã luôn
quan tâm, ủng hộ và động viên giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập
và nghiên cứu đề tài.
Đây là đề tài đầu tiên mà em nghiên cứu nên mặc dù đã rất cố gắng
nhưng vẫn khơng thể tránh khỏi những sai sót. Chính vì vậy em mong sẽ nhận
được những sự đóng góp và bổ sung của quý thầy cô và mọi người để đề tài
của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên ngày , tháng , năm 2020
Sinh viên

Nguyễn Hoàng Tùng


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất rau xà lách trên thế giới năm 2018....................................7
Bảng 2.2 Tình hình sản xuất rau xà lách của một số nước trên trên thế giới...............8
Bảng 2.3. Các tỉnh có sản lượng xà lách lớn tai Nhật Bản năm 2018 ............................9
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của làng Kawakami năm 2015.................................16
Bảng 4.2. Mức thu nhập của các hộ nông dân tại làng Kawakami năm 2016 .........19
Bảng 4.3. Cơ cấu diện tích đất canh tác của làng Kawakami năm 2018 .....................20
Bảng 4.4. Sản lượng rau xuất khẩu của làng Kawakami năm 2018.............................21
Bảng 4.5. Giá trị kinh tế thu được từ sản xuất nông nghiệp của làng Kawakami năm 2018........21
Bảng 4.6 Tình hình sản xuất xà lách tại trang trại Toyohiro Endo ...............................39
Bảng 4.7 Cơ cấu giống xà lách tại trang trại Toyohiro Endo (2019)............................39
Bảng 4.8 Số lượng máy móc nơng nghiệp của trang trại...............................................40
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế từ xà lách tại trại Toyohiro Endo cho 1ha/năm.................40


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Rau xà lách cuộn tại trang trại Toyohiro Endo .................................. 4
Hình 4.1. Luống rau được phủ Maruchi ......................................................... 25
Hình 4.2. Khay giống xà lách đã được gieo xong........................................... 27
Hình 4.3. Bón thúc phân cho rau xà lách cuộn ............................................... 30
Hình 4.4. Nhà kho bảo quản các loại nơng sản............................................... 36
Hình 4.5. Máy phân tích thành phần dinh dưỡng trong đất ............................ 38


iv


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

HTX

: Hợp tác xã

DN

: Doanh nghiệp

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

NN

: Nông nghiệp

UBND

: Ủy ban nhân dân

ĐVT

: Đơn vị tính

JA

: Hiệp hội nơng nghiệp Nhật Bản


BVTV

: Bảo vệ thực vật


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1.Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu ................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
2.1. Nguồn gốc và phân loại cây xà lách .......................................................... 3
2.1.1. Nguồn gốc cây xà lách ............................................................................ 3
2.1.3. Phân loại xà lách, các loại giống xà lách ................................................ 3
2.2. Đặc điểm và yêu cầu sinh thái, dinh dưỡng của cây xà lách ..................... 4
2.2.1. Đặc điểm của cây xà lách ........................................................................ 4
2.2.2. Yêu cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây xà lách ................................... 5
2.3. Giá trị kinh tế và sử dụng của cây xà lách ................................................. 5
2.4. Kỹ thuật trồng xà lách theo yêu cầu Nhật Bản .......................................... 6
2.5. Tình hình sản xuất xà lách trên thế giới, Nhật Bản và ở Việt Nam ........... 7
2.5.1. Tình hình sản xuất xà lách trên thế giới .................................................. 7
2.5.2. Tình hình sản xuất rau xà lách ở Nhật Bản ............................................. 9

2.5.2.1. Tình hình sản xuất rau xà lách tại Nhật Bản ........................................ 9
2.5.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất xà lách tại Nhật Bản ..... 9
Thuận lợi : ....................................................................................................... 10
2.5.3. Tình hình sản xuất rau xà lách tại Việt Nam ........................................ 12


vi

PHẦN 3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................... 13
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 13
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 13
3.2. Nội dung thực hiện ................................................................................... 13
3.3. Phương pháp thực hiện............................................................................. 13
3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp .................................................................... 13
3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp ...................................................................... 13
3.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 14
3.3.4. Phương pháp phân tích thơng tin .......................................................... 14
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 15
4.1. Sơ lược về vị trí địa lí, kinh tế - xã hội của làng Kawakami. .................. 15
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 15
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 17
4.1.3. Tình hình sản xuất Nơng nghiệp của làng Kawakami. ......................... 20
4.2. Quy trình sản xuất rau an tồn tại trang trại Toyohiro Endo, làng nơng
nghiệp Kawakmi. ............................................................................................ 22
4.2.1. Chuẩn bị mùa vụ mới ( Đầu tháng 4) .................................................... 23
4.2.2. Cải tạo đất trồng, tạo luống đất ( tháng 5 – cuối tháng 8) .................... 23
4.2.2.1. Vệ sinh đồng ruộng, cày xới, làm đất. ............................................... 23
4.2.2.2. Tạo luống đất và phủ bạt Maruchi ..................................................... 24
4.2.3. Ươm hạt giống. ( Trung tuần tháng 4 –trung tuần tháng 8).................. 26

4.2.3.1 Tiêu chuẩn về hạt giống ...................................................................... 26
4.2.3.2. Chuẩn bị đất gieo hạt. ........................................................................ 26
4.2.3.3. Tiến hành gieo hạt .............................................................................. 26
4.2.4. Trồng rau ............................................................................................... 28
4.2.4.1. Vận chuyển cây giống ........................................................................ 28


vii

4.2.4.2. Tiến hành trồng .................................................................................. 28
4.2.5. Chăm sóc rau giai đoạn sinh trưởng (tháng 6–trung tuần tháng 9) ...... 29
4.2.6. Thu hoạch và vận chuyển (Trung tuần tháng 7 - trung tuần tháng 10) ....... 31
4.2.6.1. Quá trình thu hoạch ............................................................................ 31
4.2.6.2. Quá trình vận chuyển ......................................................................... 34
4.2.7. Thu dọn sau mùa vụ ( Tháng 10 - trung tuần tháng 11 ) ...................... 36
4.2.8. Phân tích lại chất lượng đất cho mùa vụ tiếp theo ................................ 37
4.2.9. Kết quả đánh giá hiện trạng sản xuất và tiêu thụ xà lách tại trang trại
Toyohiro Endo.................................................................................................. 39
4.2.9.1. Hiện trạng sản xuất xà lách tại trang trại Toyohiro Endo .................. 39
4.2.9.2. Tình hình tiêu thụ xà lách tại trang Toyohiro Endo ........................... 40
4.2.9.3. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất xà lách tại trang trại
Toyohiro Endo................................................................................................. 41
4.3. Bài học kinh nghiệm trong quá trình thực tập tại trang trại Toyohiro Endo .....42
4.3.1. Điểm mạnh của bản thân ....................................................................... 44
4.3.2. Điểm yếu của bản thân .......................................................................... 44
4.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp/ trang
trại.................................................................................................................... 44
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................ 47
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 47
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Chương trình thực tập nghề tại Nhật Bản là một chương trình có sự hợp
tác, liên kết chặt chẽ giữa Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên với Trung
tâm Đào tạo và Phát triển Quốc tế về nhiều lĩnh vực giáo dục đào tạo, chuyển
giao khoa học cơng nghệ. Trong đó lĩnh vực về hợp tác phát triển nơng
nghiệp đang được chú trọng quan tâm vì đặc thù của Việt Nam vẫn đang là
một nước nông nghiệp. Nhật Bản là một nước dù chịu nhiều thiên tai điều
kiệm thời tiết khắc nghiệt nhưng nền nông nghiệp phát triển với công nghệ
cao, tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới. Đối với chương trình thực tập lần
này khơng chỉ học về kiến thức nơng nghiệp mà cịn được trải nghiệm văn
hóa, cuộc sống thường nhật của người bản địa. Nông nghiệp là một ngành sản
xuất tổng hợp cùng tồn tại với thiên nhiên. Ở đó sẽ có những trải nghiệm thực
tế và những bài học mà chắc hẳn trong sách vở sẽ khơng đề cập đến. Ví dụ,
mầm cây từ khi gieo trồng đến lúc ra ruộng phải qua rất nhiều công đoạn. Sản
xuất rau không chỉ cần cơng nghệ, kỹ thuật mà cịn phụ thuộc rất nhiều vào
yếu tố tự nhiên , sâu bệnh, nhiệt độ, lượng mưa….mưa đá, bão, ảnh hưởng
sau bão, cũng như những ảnh hưởng của gió bão khi vận chuyển cây trồng…
tất cả những ảnh hưởng từ tự nhiên cũng cần được xem xét một cách kỹ
lưỡng. Thông qua những trải nghiệm thực tế để khám phá thêm những kiến
thức mới biến nó thành kinh nghiệm cho bản thân.
Trong khi đó, Nhật Bản là quốc gia có nền nơng nghiệp phát triển khi
áp dụng các trang thiết bị hiện đại vào quá trình canh tác và sản xuất. Một
trong những ngơi làng nơng nghiệp nổi tiếng nhất Nhật Bản đó chính là làng

Kawakami, trong đó có nơng trại của gia đình ơng Toyohiro Endo, là người
có thâm niên lâu năm với gần 30 năm sản xuất rau an toàn. Tuy yêu cầu về


2

chất lượng rau không theo bất kỳ tiêu chuẩn quốc tế nào, mà theo tiêu chuẩn
riêng của HTX nông nghiệp Kawakami đặt ra, nhưng các sản phẩm rau ở đây
đều nổi tiếng khắp Nhật Bản, thậm chí cịn được xuất khẩu đi các nước như
Hàn Quốc, Hồng Kong, Đài Loan.
Việc nghiên cứu quy trình sản xuất rau an tồn tại trang trại ở Nhật Bản
sẽ là bài học kinh nghiệm cho tình hình sản xuất rau trong nước, từ đó áp
dụng những quy trình tiến bộ, những tiêu chuẩn về sản phẩm nông nghiệp tiên
tiến để áp dụng với thị trường nông sản Việt Nam.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1. Mục tiêu
- Đánh giá được thực trạng sản xuất rau xà lách tại trang trại Toyohiro
Endo, từ đó xác định được những thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển
sản xuất xà lách tại trang trại này.
- Học tập kỹ thuật sản xuất rau xà lách tại trang trại Toyohiro Endo từ
đó rút ra bài học kinh nghiệm cho sinh viên đi thực tập nước ngoài.
1.2.2. Yêu cầu
- Nắm được quy trình sản xuất rau an tồn của Nhật Bản.
- Định hướng khả năng phát triển sản xuất rau xà lách an toàn tại Việt Nam.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nguồn gốc và phân loại cây xà lách
2.1.1. Nguồn gốc cây xà lách
Xà lách, hay còn gọi là cải bèo ( danh pháp khoa học là Lactuca sativa)
là lồi thực vật có hoa thuộc họ Cúc được nhà thực vật Carl Linnaeus mô tả
lần đầu vào năm 1753. Nó thường được trồng làm rau ăn lá , đặc biệt là trong
món salat, bánh mì kẹp và nhiều ngón khác.
Ngồi ra nó cịn được gọi là Rau diếp, được biết đến từ thời xa xưa vì
đặc tính giải khát, tinh khiết và giúp an thần. Tên của nó bắt nguồn từ loại
nước đục trắng chảy rỉ ra từ thân cây rau sau khi cắt.
2.1.3. Phân loại xà lách, các loại giống xà lách
- Xà lách Mỹ ( Iceburg Lettuce hay Iceburg/Crisphead)
Lớp lá bên ngoài xanh non và lớp lá bên trong trắng hơn. Loại này phổ
biến nhất vì có kết cấu lá giịn, mùi vị nhẹ nhàng và có nhiều nước. Nó là một
nguồn chứa nhiều chất choline ( Một chất tự nhiên, C5H15NO2, thường được
xếp vào loại vitamin B complex, và là thành phần của nhiều phân tử sinh học
quan trọng khác, chẳng hạn như acetylcholime và lecithin).
- Xà lách Romaine ( Romaine Tettuce)
Có lá màu xanh đậm và dài. Nó có kết cấu lá giòn và hương vị đậm đà hơn
các loại khác. Là một nguồn chứa nhiều vitamin A, C. B1, B2 và axit folic.
- Xà lách mỡ ( Butterhead Lettuce)
Đây là loại xà lách có lá lớn và được sắp xếp lỏng lẻo, rất dễ dàng tách
ra từ thân của nó. Rau có kết cấu lá mềm hơn, với hương vị ngọt ngào so với
các loại xà lách khác.
- Xà lách lô lô ( Loose-leaf Lettuce)


4

Như tên gọi của nó, loại xà lách này có hai loại ( xà lách lô lô xanh và
xà lách lơ lơ tím), lá sắp xếp rời rạc, có tàng lá rộng và xoăn. Nó có hương vị

nhẹ và kết cấu lá hơi giòn.
2.2. Đặc điểm và yêu cầu sinh thái, dinh dưỡng của cây xà lách
2.2.1. Đặc điểm của cây xà lách

Hình 2.1 Rau xà lách cuộn tại trang trại Toyohiro Endo
+ Rễ xà lách: Hệ rễ cọc, ăn nông trên bề mặt đất, ăn rộng 20-30 cm, bởi
vậy cây không chịu được ngập úng, lớp đất mặt cần độ tơi xốp, giàu dinh
dưỡng để rễ rút thức ăn dễ dàng.
+ Thân xà lách: Thân có loại thân ngắn như xà lách cuộn, có loại thân
thẳng, dài như rau diếp.
+ Lá xà lách: Lá xà lách có nhiều lớp, có loại xanh đậm, có loại xanh
nhạt, loại cuộn có lá trong màu trắng ăn ngon hơn lá bên ngoài.
+ Hoa xà lách: Chùm hoa dạng cầu, chứa số lượng lớn các hoa nhỏ kết
chặt với nhau trên một đế hoa. Hoa có 5 đài, 5 nhị cái và 2 lá noãn, hoa tự thụ,


5

hạt phấn và lá nỗn có độ hữu thụ cao. Hoa nở từ lúc có ánh sáng mặt trời đến
trưa, thụ phấn tốt nhất từ 9-10 giờ sáng.
+ Quả xà lách: Loại quả bế, hạt khơng có nội nhũ.
2.2.2. u cầu sinh thái và dinh dưỡng của cây xà lách
- Yêu cầu về sinh thái của cây xà lách
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây xà lách là 15
– 18oC. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển là 20oC vào ban ngày và ban đêm
là 18oC. Nhiệt độ cao trên 22oC làm mầm hạt kéo dài và làm giảm chất lượng
của lá và bắp rau.
+ Ánh sáng: thường giai đoạn đầu của cây cần ánh sáng nhiều hơn giai
đoạn sau. Quang chu kỳ gây ảnh hưởng đến sự phát triển và phân hóa mầm
hoa của cây. Ánh sáng ngày dài ảnh hưởng đến diện tích lá, sinh trưởng của

cây và sự hình thành bắp, nhưng khơng ảnh hưởng đến hình thành lá.
+ Độ ẩm: Xà lách là cây ưa ẩm, độ ẩm đồng ruộng thích hợp nhất là 70
-80%, độ ẩm khơng khí là 65 -75%.
- Yêu cầu về đất và dinh dưỡng của cây xà lách: xà lách ưa đất cát pha
đến thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng và nhiều chất hữu cơ. Độ pH thích hợp cho xà
lách là 6 -6,5. Riêng với xà lách khí CO2 rất quan trọng cho cây sinh trưởng.
2.3. Giá trị kinh tế và sử dụng của cây xà lách
- Xà lách là một trong những loại rau quan trọng nhất của các nước ôn
đới. Ở những nước ơn đới, xà lách được trồng trong nhà có mái che bằng kính
hoặc bằng nhựa, tùy theo điều kiện thời tiết, xà lách cũng được trồng ngoài
đồng ruộng.
- Xà lách chiếm diện tích lớn trong các loại rau ăn sống.
- Xà lách là loại rau rất giàu chất khoáng như: Canxi, sắt, giàu protein,
vitamin C,...
- Xà lách có tác dụng như thuốc an thần, là lợi tiểu.


6

2.4. Kỹ thuật trồng xà lách theo yêu cầu Nhật Bản
* Yêu cầu sinh thái của xà lách
- Khí hậu:nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển từ 18 25ºC, độ ẩm khoảng 80 - 90%. Thích hợp với quang chu kỳ ngày dài.
- Thổ nhưỡng: Xà lách có thể phát triển tốt ở nhiều loại đất khác nhau
như: Sét nhẹ, bazan, feralit vàng đỏ... pH tối thích 5.5 - 6.5. Từ lúc gieo hạt
cho đến lúc cho thu hoạch trong khoảng từ 60 - 65 ngày.
- Thời vụ: Xà lách có thể trồng được quanh năm, nhưng thích hợp nhất
là từ tháng 4 đến hết tháng 11 khi thời tiết mát mẻ khơng cịn lạnh giá do
tuyết rơi.
- Làm đất: Rau xà lách có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng thích
hợp nhất vẫn là đất thịt nhẹ, nhiều mùn,bằng phẳng (làm đất gieo xà lách cần

phải băm nhỏ kỹ), đất dễ thoát nước, đất được cày, phơi ải từ 5-7 ngày trước
khi lên luống mới. Đất được cày xới và dọn sạch tàn dư thựcvật, bón vôi (để
nâng pH lên 5.5 - 6.6) cày trộn đều trong đất phơi ải 1- 2 tuần (có thể dùng
các hóa chất, chế phẩm xử lý đất như: Nokap, Mocap, Sincosin, ...) sau đó lên
luống rộng 20-30 m, chiều cao luống từ 20- 30cm (tùy theo mùa), rãnh
luống rộng 30 cm, chiều dài luống tuỳ theo kích thước thửa ruộng. Bón phân
lót, xới và trộn đều phân.
- Chuẩn bị đất kỹ tươi xốp, nhặt sạch cỏ dại tàn dư cây trồng vụ trước,
nếu có điều kiện phơi khơ khoảng một tuần và đảo lớp đất mặt xuống dưới để
thống khí cho cây trồng sinh trưởng tốt đồng thời hạn chế các sâu bệnh cư
trú trong đất.
* Mật độ, khoảng cách: Hàng x hàng: 15 cm. Cây x cây: 15 cm
- Đặt cây vào giữa hố, lấp đất, nén nhẹ. Tránh trồng quá sâu hoặc quá cạn.
- Sau khi trồng nên chú ý độ ẩm trong vòng 10 ngày để giúp cây bén rễ tốt.
* Xử lý hạt giống và cách trồng:


7

- Xử lý hạt giống trước khi trồng bằng Metalaxyl, Iprodion
- Gieo qua luống ươm rồi mới nhổ cẩy con đem trồng từ 20 - 23 ngày.
Hoặc gieo thưa trực tiếp trên luống thông qua luống ươm. Sau khi gieo xong
phủ qua một lớp rơm mỏng giữ ẩm cho đất.
2.5. Tình hình sản xuất xà lách trên thế giới, Nhật Bản và ở Việt Nam
2.5.1. Tình hình sản xuất xà lách trên thế giới
- Tình hình sản xuất xà lách trên thế giới
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất rau xà lách trên thế giới năm 2018
Diện tích

Nằng suất


Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

Thế giới

1.270.138

214,6

27.256.487

Châu Á

936.644

201,7

18.890.955

Châu Âu

123.483

241,4


2.979.445

Châu Mỹ

176.275

269,4

4.749.506

Châu Đại Dương

9.270

201,5

189.864

Châu phi

24.511

183,5

449.717
(Nguồn: FAO)

Năm 2018, cả thể giới có 1.270.138 ha trồng xà lách, sản lượng đạt
27.256.487 tấn. Trong đó châu Á là nơi trồng nhiều xà lách nhất với diện tích

là 936.644 ha, sản lượng đạt 18.890.955 tấn, tuy nhiên châu Mỹ là vùng có
năng suất cao nhất là 269,4 tạ/ha. Châu Đại Dương là nơi trồng ít xà lách nhất
với diện tích chỉ 9.270 ha, sản lượng hơn 189.864 tấn.


8

Bảng 2.2 Tình hình sản xuất rau xà lách của một số nước trên trên thế giới
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

2016

627.714

237,9

14.932.970

2017


638.279

238,7

15.239.692

2018

648.738

239,6

15.546.415

2016

128.161

365,3

4.682.031

2017

131.641

342,4

4.507.738


2018

117.032

314,2

3.677.323

2016

21.600

271,2

585.700

2017

21.800

267,5

283.200

2018

21.314

271,6


578.829

Chỉ tiêu
Quốc gia

Trung Quốc

Mỹ

Nhật Bản

(Nguồn: FAO)
Hiện nay trên thế giới, Trung Quốc là nước sản xuất rau xà lách lớn
nhất trên thê giới, với diện thích trồng trọt năm 2018 là 648.738 ha, sản lượng
đạt 15.546.415 tấn. Nước Mỹ có cơ cấu trồng xà lách chiếm hơn 66% tình
hình sản xuất xà lách của cả châu lục. Năm 2018, diện tích trồng xà lách ở Mỹ
là 117.032 ha, sản lượng đạt 3.677.323 tấn. Nhật Bản là nước có diện tích cà
sản lượng xà lách tuy thấp, nhưng lại có chất lượng ngon và nổi tiếng hơn.
- Tình hình tiêu thụ xà lách trên thế giới
Hiện nay, Châu Âu là khu vực nhập khẩu rau lớn nhất, đứng thứ 2 là
châu Mỹ.
Nhật Bản là một thị trường có tình hình tiêu thụ rau lớn. Nhật Bản là
quốc gia tiêu thu rau nhiều hơn bất cứ đất nước nào trên thế giới. Mỗi năm
Nhật Bản tiêu thụ 17 triệu tấn rau các loại, nhiều nhất vẫn là xà lách, bình
quân mỗi người Nhật tiêu thụ 100kg rau mỗi năm.


9

2.5.2. Tình hình sản xuất rau xà lách ở Nhật Bản

2.5.2.1. Tình hình sản xuất rau xà lách tại Nhật Bản
Xà lách là loại rau ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển
là 18-23 oC. Trong khi đó, Nhật Bản là một quốc gia ơn đới, nhiệt độ mùa hè
thường giao động từ 16-28 oC, rất lý tưởng để sản xuất rau xà lách.
Bảng 2.3. Các tỉnh có sản lượng xà lách lớn tai Nhật Bản năm 2018
STT

Tỉnh

Sản lượng (tấn)

1

Nagano

208.900

2

Ibaraki

89.800

3

Gunma

46.000

4


Nagasaki

33.800

5

Hyogo

28.900
(Nguồn: Bộ nông nghiệp Nhật Bản)

Tại tỉnh Nagano, nơi có sản lượng cao nhất với 208.900 tấn, rau xà lách
trồng chủ yếu ở đây tại các vùng Saku và Matsumoto. Đặc biệt, làng
Kawakami ở Minamisaku-gun nổi tiếng là một trong những vùng sản xuất rau
diếp hàng đầu Nhật Bản.
Đứng thứ hai về sản lượng rau xà lách là tỉnh Ibaraki với 89.900 tấn, và
xếp thứ ba đó là tỉnh Gunma với sản lượng 46.000 tấn.
Ngồi các tỉnh ở trên rau xà lách còn được sản xuất tại một số tỉnh khác
như Iwate, Chiba...v.v nhưng với sản lượng thấp chủ yếu chỉ để phục vụ nhu
cầu tại địa phương.
Hầu hết công nghệ sản xuất rau tại Nagano và các tỉnh khác ở Nhật Bản
là trồng rau trên đất ruộng, môi trường tự nhiên được phủ nilon. Tuy nhiên tất
cả các quy trình sản xuất rau đều được kiểm sốt chặt chẽ về độ an tồn, nên
chất lượng rau luôn được đảm bảo rất cao.
2.5.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất xà lách tại Nhật Bản


10


Thuận lợi :
Hiện nay nền nông nghiệp của Nhật Bản rất phát triển khi áp dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó nâng cao sản lượng nơng nghiệp lên vượt
bậc. Từ đó có những đặc điểm giúp tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc sản
xuất nông nghiệp nói chung cũng như xà lách nói riêng:
- Nền nơng nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, áp dụng nhanh
những tiến bộ khoa học – kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây
trồng, vật nuôi và chất lượng nơng sản
- Chi phí sản xuất cao và nền nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều thiên
tai nên giá nông phẩm của Nhật Bản thuộc loại cao nhất thế giới.
Chính phủ Nhật Bản rất quan tâm đến ngành nơng nghiệp nên có các
chính sách hỗ trợ phát triển nền nông nghiệp như:
- Phát triển khoa học-kỹ thuật nông nghiệp
+ Để phát triển khoa học-kỹ thuật nông nghiệp, Nhật Bản chủ yếu dựa
vào các viện nghiên cứu nông nghiệp của Nhà nước và chính quyền các địa
phương. Viện quốc gia về khoa học nông nghiệp được thành lập ở cấp Nhà
nước là cơ quan có trách nhiệm tổng hợp gắn kết toàn bộ các viện nghiên cứu
cấp ngành thành một khối.
+ Đưa vào sử dụng đại trà những giống kháng bệnh, sâu rầy và chịu rét;
nhanh chóng đưa sản xuất nông nghiệp sang kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất…
- Cải cách ruộng đất:
+ Để duy trì, bảo vệ những vùng đất tốt dùng cho mục đích nơng
nghiệp, năm 1969 Nhà nước đã ban hành Luật Cải tạo và phát triển những
vùng đất có khả năng mở rộng sản xuất nông nghiệp. Đến năm 1970, Luật Đất
đai nông nghiệp và Luật Hợp tác xã nông nghiệp được sửa đổi bổ sung đã nối
rộng quyền hạn cho thuê, phát canh đất sản xuất nông nghiệp cũng như quyền


11


quản lý cho các tập đoàn và các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp. Năm 1975,
Nhật Bản quyết định thực hiện chính sách phát triển nơng nghiệp tồn diện
- Phát triển sản xuất có chọn lọc, nâng cao chất lượng nơng sản:
+ Phát triển sản xuất có chọn lọc, cụ thể là đẩy mạnh sản xuất những
sản phẩm có nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng và giảm sản xuất những nơng
phẩm có sức tiêu thụ kém; Hồn thiện cơ cấu nông nghiệp, kể cả việc phát
triển những nông hộ và HTX có năng lực về quản lý kinh doanh và canh tác.
- Phát triển các HTX và các tổ chức kinh tế HTX dịch vụ:
+ Hợp tác xã có vị trí rất quan trọng trong phát triển nơng nghiệp ở Nhật
Bản. Hầu hết những người nông dân đều là xã viên của HTX nơng nghiệp.
Chính phủ rất coi trọng thể chế vận hành các HTX nông nghiệp và đã
ban hành, thực hiện nhiều chính sách giúp đỡ phát triển, không ngừng mở
rộng quy mô sản xuất nhằm giúp người nơng dân thốt khỏi cảnh đói nghèo
và cùng hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Có một thị trường tiêu thụ rất mạnh, người dân Nhật có nhu cầu dùng
các loại rau trong các bữa ăn rất cao, đặc biệt một loại rau có chất lượng cao
như rau xà lách thì sức tiêu thụ lại càng mạnh.
Khó khăn:
- Khó khăn về dân số già: Trong vòng 16 năm qua, số nơng dân Nhật
Bản đã giảm một nửa xuống cịn chưa đầy 2 triệu lao động trong khi 2/3 số
người nông dân còn lại cũng đã ở độ tuổi nghỉ hưu. Việc thiếu hụt nhân công
làm việc tại trang trại trong khi giới trẻ Nhật lại không hứng thú với ngành
này sẽ là cơ hội cho các lao động nước ngoài tại đây.
- Thường xuyên xảy ra bão, lũ. Nhật Bản thuộc vành đai lửa Thái Bình
Dương nên thường xảy ra núi lửa, động đất.
- Đất canh tác ít, thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa nên ảnh hưởng
rất lớn đến sản xuất nơng nghiệp nói chung cũng như xà lách nói riêng.


12


2.5.3. Tình hình sản xuất rau xà lách tại Việt Nam
- Ở Việt Nam, trong các loại rau thì xà lách có diện tích trồng tương đối
nhiều nên chiếm một vị trí khá quan trọng đáng kể trong cơ cấu các loại. Với
khoảng thời gian sinh trưởng ngắn, xà lách thường được trồng gối vụ, trồng
xen giữa các vụ cây lương thực như ngơ, khoai, sắn,...Nhờ vậy góp phần tăng
thu nhập cho nông dân, tạo thêm việc làm cho hàng trăm người lao động ở
khu vực nông thôn. Xà lách còn giúp đất được luân canh với các loại cây
trồng chính ở vụ tiếp theo.
Xà lách cịn là cây có ít sâu bệnh, do đó luân canh xà lách sẽ giúp sự
gián đoạn vòng đời của sâu bệnh, giảm thiểu được sự tồn tại của sâu bệnh đối
với vụ trồng chính tiếp theo sau. Thêm vào đó với bộ lá phát triển nhanh và
rộng, che phủ tồn bộ diện tích đất canh tác góp phần hạn chế cỏ dại cho vụ
sau. Xà lách cịn được trồng xen với ngơ, đậu, cao lương để tận dụng tối đa
diện tích, tăng thêm thu nhập cho nhà nông.
Hiện nay tiêu thụ rau chủ yếu cho tiêu dùng trong nước, sản phẩm rau
cho chế biến chiếm tỷ lệ không đáng kể
- Tiêu thụ trong nước không nhiều và giá cả thất thường phụ thuộc vào
lượng hàng nông sản cung cấp trong khi mức tiêu thụ hạn chế dẫn đến tình
trạng một mặt hàng nơng sản có năm rất đắt, có năm lại rất rẻ ảnh hưởng đến
tính bền vững trong sản xuất.
- Sản phẩm rau trở thành hàng hoá ngay sau khi thu hoạch và nó rất dễ
bị hư hỏng trong khi hầu hết các vùng sản xuất hàng hố lớn chưa có nơi sơ
chế và kho bảo quản tạm thời.
Ở Việt Nam hiện nay, các sản phẩm rau sạch ngày càng được phát triển
với các cơng nghệ như trồng rau sạch khí canh, trồng rau thủy canh, mơ hình
trồng rau sạch Aquaponics,...


13


PHẦN 3
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình sản xuất rau an toàn tại trang trại Toyohiro Endo, làng
Kawakami, quận Minamisaku, tỉnh Nagano, Nhật Bản
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên diện tích
sản xuất rau xà lách của trang trại Toyohiro Endo, làng Kawakami, quận
Minamisaku, tỉnh Nagano, Nhật Bản
- Phạm vi thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ 07/06/ 2019 13/11/2019
3.2. Nội dung thực hiện
- Sơ lược về vị trí địa lí, kinh tế - xã hội của làng Kawakami.
- Tìm hiểu về quy trình sản xuất rau an tồn tại trang trại Toyohiro
Endo, làng Kawakami.
- Bài học kinh nghiệm trong quá trình thực tập tại trang trại Toyohiro Endo,
làng Kawakami, tỉnh Nagano, Nhật Bản.
3.3. Phương pháp thực hiện
3.3.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Là những số liệu thu thập được trên sách, báo, các báo cáo có liên quan
đến vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế… Số liệu thống kê
của hiệp nông nghiệp làng kawakami.
3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Là những số liệu thu thập được từ các buổi đi học trực tiếp trao đổi với
các cán bộ nông nghiệp, cán bộ khuyến nông của hiệp hội nông nghiệp làng


14


3.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Sau khi thu thập được thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp
thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thơng
tin là số liệu thì lập bảng biểu.
3.3.4. Phương pháp phân tích thơng tin
- Thống kê mơ tả: Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế,
xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được
- Phương pháp so sánh: Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Dùng để so sánh các yếu tố định lượng
hoặc định tính, so sánh các chỉ số chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã
được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương tự nhau để xác định mức
độ biến động của các nội dung.


15

PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Sơ lược về vị trí địa lí, kinh tế - xã hội của làng Kawakami.
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý: Làng Kawakami là một ngôi làng nằm ở huyện
Minamisaku thuộc tỉnh Nagano nằm ở phía nam trung tâm, thuộc vùng Chubu
của Nhật Bản . Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2016 , ngơi làng có dân số ước
tính là 4664 và mật độ dân số 22,3 người trên mỗi km². Tổng diện tích của nó
là 209,61 km2. Văn phòng làng của họ nằm ở độ cao 1.185 mét, cao nhất
trong bất kỳ thành phố nào ở Nhật Bản. Kawakami nổi tiếng với các loại rau
như là xà lách, cải thảo, cải bắp. Làng Kawakami nằm ở phía đơng của tỉnh
Nagano, phía nam giáp tỉnh Yamanashi, phía bắc giáp tỉnh Gunma và phía
đơng tỉnh Saitama. Núi Kinpu (2499 mét) nằm một phần nằm trong làng này.
Mặc dù nó khơng được biết đến rộng rãi, nguồn gốc của dịng sơng Chikuma,

con sông dài nhất ở Nhật Bản, nằm ở Kawakami. Thực tế này là một điểm của
niềm tự hào địa phương, như nó xuất hiện trong các bài hát trường học khác
nhau. Phần lớn ngôi làng nằm trong ranh giới của Vườn Quốc gia Chichibu
Tama Kai.
b) Địa hình, địa thế: Làng Kawakami có địa hình cao hiểm trở bao
gồm nhiều ngọn núi cao hùng vĩ, trùng điệp bao vây quanh làng. Độ cao trung
bình so với mặt nước biển là 1185m, nơi cao nhất là 2595m, nơi thấp nhất là
1110m. Nhìn chung địa hình của làng thuận lợi cho phát triển các loại cây lâm
nghiệp và thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp như trồng rau.
c) Điều kiện khí hậu: Làng Kawakami có khí hậu mát mẻ. Nơi đây có
tuyết phủ suốt mùa đơng và đầu xn. Khí hậu của làng được phân chia thành
bốn mùa rõ rệt: Mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 5, mùa hè từ tháng 6 đến
tháng 8; mùa thu từ tháng 9 đến tháng 11 cịn lại mùa đơng từ tháng 12 năm


16

trước đến tháng 2 năm sau. Trong một năm nhiệt độ thường cao nhất là vào
tháng 8, có thể lên tới hơn 30°C và trong khoảng từ tháng 1 đến tháng 2 nhiệt
độ xuống thất nhất khoảng -18°C, nhiệt độ trung bình là 8,1° C, buổi tối rất
lạnh, lượng mưa trung bình là 83,4 mm, cao nhất vào tháng 9 là 260 mm, thấp
nhất vào tháng 11 là 20 mm, thời gian có thể sản xuất nơng nghiệp chỉ khoảng
4-5 tháng trong năm: từ tháng 5 đến tháng 10. Kawakami có khí hậu mát mẻ,
thích hợp để trồng các loại rau đặc trưng của vùng cao nguyên, trong đó đặc
biệt là cây xà lách.
d) Thủy văn: Làng Kawakami có sơng Chikumagawa chảy qua phía
đơng và phía tây làng Kawakami, nơi dòng chảy mỏng bắt đầu ngay dưới
đỉnh núi Kobu Nobugatake (Kawakami) cao 2,160 mét. Nên có đầy đủ nước
tưới cho sản xuất nơng nghiệp. Ngồi ra trên địa bàn cịn có hệ thống kênh,
mương, ao hồ, đập rất phát triển phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống

sinh hoạt của người nông dân.
e) Các nguồn tài nguyên:


Tài nguyên đất: Đất đai của làng Kawakami chủ yếu là đất pha

cát, sỏi, đá. Vào mùa xuân hè do băng tan nên đất bị rửa trôi rất nhiều. Hằng
năm để tăng độ màu mỡ cho đất người dân thường phải bón phân rất nhiều.
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất của làng Kawakami năm 2015
STT

Loại đất

1

Đất cao nguyên

328

1,56

2

Đất lâm nghiệp

11.846

56,60

3


Đất ở

155

0,74

4

Đất bằng

1.882

8,99

5

Đất khác

6.732

32,11

20.961

100

Tổng

Diện tích (ha)


Cơ cấu (%)

( Nguồn: Hiệp hội nơng nghiệp làng Kawakami)


×